Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía nam thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 190 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH




GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
CHO PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
CÁC HUYỆN PHÍA NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI


LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN







HÀ NỘI, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH



GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
CHO PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
CÁC HUYỆN PHÍA NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI




CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÃ SỐ : 62.31.01.05


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. PHẠM VĂN HÙNG
2. PGS.TS. ĐỖ VĂN VIỆN



HÀ NỘI - 2014

ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận án này đã

được cám ơn và trích dẫn trong Luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả



Nguyễn Thị Quỳnh Anh



iii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện đề tài "Giải pháp kinh tế và quản lý môi trường
cho phát triển nuôi trồng thủy sản các huyện phía Nam thành phố Hà Nội" tôi đã
nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo Khoa Kinh
tế và PTNT, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, một số cơ quan, ban ngành, các
cán bộ, đồng nghiệp và bè bạn, nhờ đó Luận án của tôi đã hoàn thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên hướng dẫn PGS TS Phạm Văn
Hùng và PGS TS Đỗ Văn Viện đã giúp đỡ tôi rất tận tình, chu đáo, kịp thời về
chuyên môn trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban ngành của thành phố Hà Nội,
các phòng, ban chức năng của các huyện Chương Mỹ, Thanh Trì, Phú Xuyên và
Thường Tín; UBND các xã Đông Mỹ, Tứ Hiệp, Tả Thanh Oai (Thanh Trì), Nghiêm
Xuyên, Hiền Giang, Tiền Phong (Thường Tín), Chuyên Mỹ, Hoàng Long, Vân Trì
(Phú Xuyên), Trung Hòa, Trường Yên và Quảng Bị (Chương Mỹ) và các hộ gia
đình đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu của đề tài
này. Lời cảm ơn chân thành cũng xin gửi đến Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản
1, Chi cục Thuỷ sản Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã cung cấp và

giúp tôi thu thập thông tin.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp đã đóng góp
nhiều ý kiến quý giá giúp tôi hoàn thiện Luận án.
Cuối cùng và không thể thiếu, xin cảm ơn gia đình, người thân, những người
luôn sát cánh và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, Ngày tháng năm 2014
Tác giả


Nguyễn Thị Quỳnh Anh

iv
MỤC LỤC

Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục từ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục sơ đồ và biểu đồ x
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Đóng góp mới của đề tài 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
1.1 Cơ sở lý luận về giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát
triển nuôi trồng thuỷ sản 5
1.1.1 Phát triển nuôi trồng thuỷ sản 5

1.1.2 Môi trường nuôi trồng thuỷ sản 9
1.1.3 Giải pháp kinh tế nhằm bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản 12
1.1.4 Quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 17
1.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi trồng thuỷ sản 23
1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện giải pháp kinh tế và
quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 25
1.2 Cơ sở thực tiễn 29
1.2.1 Giải pháp quản lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới 29
1.2.2 Giải pháp quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở
Việt Nam 32
1.2.3 Bài học kinh nghiệm 37
1.2.4 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 38
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 40
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

v
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 42
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 42
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 44
2.1.3 Thuận lợi và khó khăn 47
2.2 Phương pháp nghiên cứu 48
2.2.1 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 48
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin 51
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 53
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu, thông tin 54
2.2.5 Hàm sản xuất 55
2.2.6 Mô hình logit 57
2.2.7 Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức 59
2.2.8 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 60
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 61

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG CHO PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN CÁC
HUYỆN PHÍA NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI 63
3.1 Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía Nam Thành phố Hà Nội 63
3.1.1 Tổng quan tình hình phát triển nuôi trồng thuỷ sản của các huyện 63
3.1.2 Thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở các điểm nghiên cứu 65
3.1.3 Đánh giá chung ngành nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía Nam thành
phố Hà Nội 74
3.2 Ô nhiễm môi trường nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía Nam Hà Nội 76
3.2.1 Hiện trạng môi trường nước 76
3.2.2 Đánh giá môi trường nước ở cấp hộ 79
3.2.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến nuôi trồng thủy sản của các hộ 80
3.2.4 Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nuôi trồng thủy sản 85
3.3 Thực trạng giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi
trồng thuỷ sản vùng nghiên cứu 90
3.3.1 Các giải pháp kinh tế nhằm bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản 90
3.3.2 Các giải pháp quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thủy sản 92

vi
3.3.3 Đánh giá chung về thực hiện các giải pháp kinh tế và quản lý môi
trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 104
3.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho
phát triển nuôi trồng thuỷ sản 107
3.4.1 Chính sách về bảo vệ môi trường 107
3.4.2 Nhân lực tham gia quản lý môi trường 109
3.4.3 Hỗ trợ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý môi trường 110
3.4.4 Vốn đầu tư cho quản lý môi trường 112
3.4.5 Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý môi trường nuôi trồng
thủy sản 113
3.4.6 Các yếu tố liên quan đến hộ, trang trại nuôi trồng thuỷ sản 114

3.4.7 Quan hệ thị trường 115
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 117
CHƯƠNG 4 HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG CHO PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC
HUYỆN PHÍA NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI 119
4.1 Cơ sở khoa học đề xuất giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho
phát triển nuôi trồng thủy sản 119
4.1.1 Quan điểm, định hướng phát triển và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
nuôi trồng thuỷ sản 119
4.1.2 Mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản 122
4.1.3 Căn cứ đề xuất và hoàn thiện các giải pháp 122
4.2 Đề xuất và hoàn thiện giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho
phát triển nuôi trồng thủy sản các huyện phía Nam thành phố Hà Nội 124
4.2.1 Các giải pháp kinh tế nhằm bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản 124
4.2.2 Các giải pháp quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 131
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 142
KẾT LUẬN 144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
PHỤ LỤC 153

vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa
APEC Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BVMT Bảo vệ môi trường
BVTV Bảo vệ thực vật
CAC Mệnh lệnh và kiểm soát (Command and Control)

CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
CNH – HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
CSHT Cơ sở hạ tầng
DN Doanh nghiệp
GAP Thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (Good Aquaculture Practices)
GEP Quỹ môi trường toàn cầu (Global Environment Fund)
GO Giá trị sản xuất
HTX Hợp tác xã
KHCN Khoa học công nghệ
KHKT Khoa học kỹ thuật
KT - QL Kinh tế - quản lý
KT - XH Kinh tế - xã hội
KTTS Khai thác thủy sản
MT Môi trường
NTTS Nuôi trồng thuỷ sản
ÔNMT Ô nhiễm môi trường
PTBV Phát triển bền vững
QLMT Quản lý môi trường
QLNN Quản lý Nhà nước
SX Sản xuất
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
WTO Tổ chức thương mại Thế giới

viii
DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang


1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tuân thủ quy định quản lý môi
trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 28
2.1 Trình tự nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 50
2.2 Số lượng hộ, xã điều tra 53
3.1 Số hộ và lao động tham gia NTTS 63
3.2 Diện tích nuôi thuỷ sản giai đoạn 2005 - 2011 của vùng 64
3.3 Sản lượng cá các huyện qua các năm 65
3.4 Thông tin chung về hộ điều tra năm 2011 66
3.5 Chi phí đầu vào nuôi thuỷ sản của các hộ điều tra năm 2011 71
3.6 Diện tích, năng suất, và sản lượng cá thịt của các hộ điều tra 72
3.7 Kết quả và hiệu quả NTTS của các hộ phân theo quy mô nuôi 73
3.8 Ý kiến của các hộ về môi trường nước NTTS năm 2011 80
3.9 Mối quan hệ giữa kết quả NTTS và mức độ ô nhiễm 81
3.10 Kết quả ước lượng hàm sản xuất của các hộ NTTS các huyện phía
Nam thành phố Hà Nội 83
3.11 Kết quả ước lượng hàm Logit 84
3.12 Hàm lượng các yếu tố nhiễm bẩn trong nước ngầm tầng Qh theo mùa
tại vùng phía Nam sông Hồng 87
3.13 Chi phí đầu vào nuôi thuỷ sản của các hộ điều tra năm 2011 phân
theo môi trường nước 89
3.14 Đánh giá của hộ NTTS về nguồn cung cấp giống 93
3.15 Đánh giá về chất lượng giống của người NTTS 94
3.16 Tình trạng cho ăn và quản lý thức ăn 95
3.17 Tình trạng tuân thủ kỹ thuật môi trường NTTS 97
3.18 Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng biện pháp xử lý môi trường 99
3.19 Các dự án chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản của các huyện phía
Nam thành phố Hà Nội giai đoạn 2004 - 2009 100

i
x

3.20 Kết quả thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về MT NTTS 103
3.21 Nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý môi trườngcho phát triển nuôi
trồng thuỷ sản của các huyện phía Nam thành phố Hà Nội 110
3.22 Tình hình hỗ trợ kỹ thuật bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản 111
3.23 Công tác thanh tra môi trường của các huyện phía Nam thành phố Hà Nội 113
4.1 Ma trận phân tích SWOT đối với giải pháp kinh tế và quản lý môi
trường cho phát triển nuôi trồng thủy sản 123
4.2 Quy hoạch ruộng trũng nuôi thuỷ sản đến năm 2020 133


x
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

STT Tên sơ đồ Trang

2.1 Nội dung và khung phân tích của đề tài 49

STT Tên biểu đồ Trang

3.1 Tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn ôxy hòa tan trong nước (DO) theo tháng
trong năm 2011 78

3.2 Chỉ số chất lượng nước các sông chính của Hà Nội giai đoạn
2006 - 2010 86

3.3 Diễn biến thông số BOD5 tại các sông qua các năm 86

3.4 Tỉ lệ sử dụng nước của một số ngành 88












1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuỷ sản là một trong những ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn của
kinh tế Việt Nam (đứng vị trí thứ tư về kim ngạch xuất khẩu, sau dầu thô, da giầy
và dệt may); góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đảm bảo an sinh xã
hội, tham gia tích cực vào chương trình xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn. Ngành
thuỷ sản có đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước
và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã đáp ứng được các nhu cầu đa
dạng của người tiêu dùng thế giới, đặc biệt là các nước có thị trường lớn và yêu cầu
cao về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản đã đạt được tốc độ cao, đem lại nguồn thu ngoại tệ
không nhỏ cho quốc gia (Nguyễn Kim Phúc, 2010).
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế, phát triển nuôi trồng thuỷ sản
(NTTS) của Hà Nội đang ở mức thấp hơn so với mức chung, chưa tương xứng với
tiềm năng hiện có. Mặt khác, sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản một cách tự phát, ồ ạt
cũng đã dẫn đến nhiều vấn đề bất cập, làm cho không gian của hệ thống mặt nước
nuôi thuỷ sản bị chia cắt, manh mún, môi trường nuôi thuỷ sản đang bị ô nhiễm
nghiêm trọng, nguồn lợi thuỷ sản trong những năm gần đây bị giảm sút, một bộ

phận không nhỏ dân cư có đời sống thấp và bấp bênh. Hầu hết các hộ NTTS sử
dụng trực tiếp nguồn nước tự nhiên cho nuôi trồng mà không qua kiểm tra chất
lượng đầu vào, nước thải không xử lý mà xả thải trực tiếp ra môi trường, việc sử
dụng hoá chất và chất kháng sinh một cách tuỳ tiện, việc quản lý chất thải rắn kém
hiệu quả, môi trường không khí đặc biệt vào thời điểm thu hoạch sản phẩm bị ô
nhiễm lớn. Đây là những vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường bức xúc cần giải
quyết và nó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
Mặc dù các cấp, các ngành, các địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc
thực hiện quản lý và bảo vệ môi trường (BVMT), nhưng tình trạng vi phạm các quy
định quản lý môi trường, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm
nước trong NTTS đang là một trong những vấn đề rất đáng lo ngại. Nhiều biện pháp

2
hành chính và kinh tế đã và đang được sử dụng để BVMT song thực sự chưa đạt
được hiệu quả. Trong quá trình triển khai, thực hiện đã nổi lên một số vấn đề nổi
cộm: tình hình qui hoạch phát triển NTTS chưa đồng bộ, còn hạn chếHệ thống văn
bản quy phạm pháp luật còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ; các chế tài xử phạt về vi
phạm về môi trường chưa được thực hiện; hầu hết các công cụ quản lý chỉ mới
dừng lại mức xử phạt hành chính chưa đưa ra xử lý theo Bộ Luật Hình sự; việc vi
phạm về ô nhiễm môi trường trong NTTS ngày càng gia tăng cả về số lượng và
ngày càng nghiêm trọng, hộ NTTS sản xuất manh mún và nhỏ lẻ cũng làm cho việc
quản lý khó khăn hơn,… Làm thế nào để tăng cường quản lý hữu hiệu đối với
NTTS để từ đó làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, góp phần đảm bảo phát
triển bền vững ngành NTTS nói riêng, kinh tế đất nước nói chung đang là vấn đề
cần được quan tâm của tất cả các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương và
của người dân trong toàn xã hội. Vì vậy, tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản các
huyện phía Nam thành phố Hà Nội”
.


2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển nuôi
trồng thuỷ sản và việc thực hiện các giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho
phát triển NTTS ở các huyện phía Nam thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất và hoàn
thiện các giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển NTTS trong thời
gian tới nhằm đảm bảo phát triển bền vững ngành NTTS vùng nghiên cứu.
Mục tiêu cụ thể
- Luận giải cơ sở khoa học về giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho
phát triển NTTS trong điều kiện hiện nay;
- Đánh giá thực trạng phát triển NTTS, ô nhiễm môi trường (ÔNMT) NTTS, thực
trạng mối quan hệ giữa NTTS và ÔNMT và tình hình thực hiện các giải pháp kinh tế và
quản lý môi trường cho phát triển NTTS tại các huyện phía Nam thành phố Hà Nội;
- Nghiên cứu đề xuất và hoàn thiện hệ thống các giải pháp kinh tế và quản lý
môi trường cho phát triển NTTS các huyện phía Nam Hà Nội thời gian tới.

3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp kinh tế và quản lý môi
trường (QLMT) cho phát triển NTTS; môi trường, sự ô nhiễm do quá trình phát
triển NTTS. Phạm vi được bao quát là kinh nghiệm, biện pháp kinh tế, vai trò quản
lý của Nhà nước, việc sử dụng chúng trong quá trình BVMT;
- Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề kinh tế, quản lý và một phần kỹ
thuật liên quan các giải pháp kinh tế và QLMT cho phát triển NTTS tại các huyện
phía Nam ngoại thành Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu 2 nhóm nội dung lớn (i) các
giải pháp kinh tế nhằm bảo vệ môi trường trong NTTS và (ii) Giải pháp QLMT cho
phát triển NTTS tại các huyện phía Nam ngoại thành Hà Nội và các vấn đề liên

quan đến 2 nội dung này.
- Địa bàn nghiên cứu: các huyện phía Nam ngoại thành Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: Tài liệu sử dụng nghiên cứu từ hệ thống số liệu chủ
yếu từ năm 2006 đến năm 2011, trong đó số liệu sơ cấp tập trung chủ yếu vào 2
năm, 2010 và 2011. Đề xuất định hướng và giải pháp kinh tế và QLMT cho phát
triển NTTS đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
4. Đóng góp mới của đề tài
1. Thông qua việc nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học liên quan
trong nước và quốc tế, đề tài luận giải các nội dung kinh tế và QLMT cho phát triển
NTTS; Bản chất các vấn đề về môi trường; phân tích ảnh hưởng của các yếu tố (quy
mô, cơ cấu NTTS) đến hiện trạng môi trường cũng như ảnh hưởng của môi trường
đến phát triển NTTS.
2. Đề tài tập trung phân tích, đánh giá kết quả phát triển NTTS giai đoạn
2009-2011, những ảnh hưởng của sự phát triển này đến các thành phần môi trường,
các kết quả đánh giá, phân tích dựa trên những nguồn số liệu khảo sát (sơ cấp và thứ
cấp); khẳng định mối quan hệ giữa phát triển NTTS với chất lượng môi trường nước.

4
3. Đề tài phân tích các giải pháp kinh tế và QLMT hiện đang áp dụng đồng
thời chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu trong việc thực thi chính sách, pháp luật BVMT trong
hoạt động phát triển NTTS nhằm đáp ứng yêu cầu hiện nay.
4. Luận án đề xuất, hoàn thiện hệ thống các giải pháp về kinh tế và QLMT
nhằm thúc đẩy NTTS phát triển ổn định hơn nữa trong tương lai.
























5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận về giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi
trồng thuỷ sản
1.1.1. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản
1.1.1.1 Các quan điểm phát triển nuôi trồng thuỷ sản
a. Quan điểm về phát triển
Phát triển và phát triển kinh tế là một trong những quan tâm hàng đầu của
các quốc gia nhằm cải thiện mức sống của dân cư và gia tăng sản xuất. Phát triển
kinh tế luôn gắn liền với tăng trưởng nhưng tăng trưởng chỉ là một khía cạnh, trong
điều kiện nguồn lực có hạn, các tác động đối với xã hội và môi trường càng lớn, xã
hội cần phát triển theo hướng bền vững. Các quan điểm phát triển có thể tóm tắt

theo các trường phái: trường phái cơ cấu, trường phái phát triển qua nhiều giai
đoạn, trường phái của các nhà tân cổ điển, trường phái phát triển bền vững (PTBV).
Trường phái cơ cấu chủ trương muốn phát triển kinh tế thì phải chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng của khu vực sơ khai và tăng dần tỷ
trọng của khu vực chế tạo và khu vực dịch vụ. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu,
công nghệ là thiết yếu. Dựa trên lý thuyết này, chiến lược công nghiệp hoá thay thế
nhập khẩu đã được áp dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển từ thập niên 50 của
Thế kỷ 20 đến nay (Hoàng Thị Chỉnh, 2003).
Mô hình tăng trưởng nhiều giai đoạn cho rằng các nước đang phát triển có
thể đẩy mạnh phát triển kinh tế nếu họ nhận được nhiều vốn và được Nhà nước can
thiệp và hỗ trợ hợp lý. Trường phái này cho rằng để trở thành một nước công
nghiệp tiên tiến, cần phải trải quan 5 giai đoạn: (1) Xã hội truyền thống; (2) Chuẩn
bị các tiền đề để cất cánh; (3) Cất cánh; (4) Trưởng thành; (5) Xã hội dùng quy mô
lớn. Các nước đang phát triển ở vào các giai đoạn thứ nhất và thứ hai. Quan điểm
này nhấn mạnh tốc độ phát triển mà không đề cập đến thay đổi cơ cấu giữa các
ngành trong nền kinh tế, không nói tới các điều kiện cần thiết để chuyển qua các
giai đoạn của quá trình phát triển kinh tế.

6
Trường phái Tân cổ điển, vào thập niên 80 của Thế kỷ 20, cho rằng muốn
phát triển kinh tế các nước đang phát triển phải dựa vào thị trường chứ không phải
dựa vào sự can thiệp của nhà nước. Nói cách khác, họ đề cao phát triển kinh tế gắn
với thị trường với các biện pháp cần thực hiện là xoá bỏ những hạn chế thị trường,
tư nhân hoá, tự do hoá thương mại, hay giảm sự can thiệp của nhà nước vào nền
kinh tế (Hoàng Thị Chỉnh, 2003).
b. Nội dung phát triển nuôi trồng thuỷ sản
Phát triển NTTS là bộ phận của phát triển sản xuất nói chung, đó là sự sản
xuất ngày càng nhiều sản phẩm thủy sản, năng suất lao động NTTS cao hơn, ổn
định hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn. Cũng như phát triển sản xuất, phát triển
NTTS bao gồm cả phát triển theo chiều rộng và theo chiều sâu.

Phát triển NTTS theo chiều rộng là hướng phát triển mở rộng số lượng, qui
mô NTTS. Cụ thể phát triển nhằm tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng bằng cách mở
rộng diện tích đất đai, mặt nước, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ NTTS.
Trong giai đoạn đầu, NTTS thường phát triển theo hướng này và tận dụng tối đa các
điều kiện tự nhiên.
Phát triển NTTS theo chiều sâu là thay đổi cơ cấu, chất lượng NTTS nhằm
tăng hiệu quả của ngành. Cụ thể phát triển theo hướng này là tăng năng suất, sản
lượng thủy sản dựa trên cơ sở thâm canh, đầu tư thêm vốn (hoặc tiết kiệm vốn), ứng
dụng kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng NTTS phù hợp với mỗi hình
thức nuôi. Ngoài ra, thay đổi cơ cấu loại hình NTTS, cơ cấu giống cũng nhằm nâng
cao hiệu quả NTTS. Như vậy, phát triển theo chiều sâu là tăng hiệu quả NTTS trên
một đơn vị diện tích hay nguồn lực sản xuất.
Như vậy, phát triển NTTS bao gồm sự gia tăng về quy mô, diện tích, năng
suất và sản lượng nuôi trồng, đồng thời là sự thay đổi cơ cấu giá trị sản phẩm và
chủng loại thủy sản nuôi trồng theo hướng hiệu quả và bền vững. Vì vậy, phát triển
NTTS phải thực hiện đồng thời nhiều nội dung khác nhau, trong đó tập trung vào
các nội dung chủ yếu là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý NTTS,
phương thức khai thác và sử dụng các yếu tố nguồn lực, tổ chức các hoạt động dịch
vụ đầu vào, đầu ra cho NTTS và không ảnh hưởng đến tương lai. Do đó, khi đánh

7
giá sự phát triển NTTS cần tập trung vào các nội dung hiệu quả trên trên các mặt
kinh tế, xã hội và môi trường hay phát triển NTTS bền vững.
c. Các hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản
Quá trình phát triển NTTS thường hướng tới 4 nội dung của tính bền vững:
bền vững sinh thái, bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững thể chế
(Anthony Charles, 2001).
- Bền vững sinh thái: quan tâm dài hạn để đảm bảo rằng sản lượng thu hoạch
đạt mức bền vững, tránh làm cạn kiệt nguồn lợi; quan tâm đến việc duy trì cơ sở
nguồn lợi ở mức không gây tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu cho thế hệ tương

lai; duy trì hoặc tăng cường tính thích ứng và tính ổn định của hệ sinh thái.
- Bền vững kinh tế: tập trung ở tầm “vĩ mô”, nghĩa là duy trì hoặc gia tăng
lợi ích kinh tế tổng thể trong dài hạn. Lợi ích kinh tế tập trung chủ yếu vào việc tạo
ra các lợi ích ròng bền vững, phân phối hợp lý những lợi ích này giữa các thành
viên tham gia vào NTTS.
- Bền vững xã hội: tập trung ở tầm “vi mô” nghĩa là duy trì hoặc nâng cao
phúc lợi kinh tế, văn hoá – xã hội cho nhóm cộng đồng trong hệ thống NTTS.
- Bền vững thể chế: liên quan tới việc duy trì năng lực tài chính, hành chính
và tổ chức phù hợp trong dài hạn được xem là điều kiện tiên quyết cho sự thành
công của các nội dung bền vững trên. Tính bền vững về thể chế bao gồm hàng loạt
các quy định quản lý NTTS và các tổ chức để thực hiện những quy định đó. Yêu
cầu quan trọng để đạt tính bền vững thể chế là khả năng quản lý và thực thi các quy
định về sử dụng nguồn lợi.
Phát triển bền vững của hệ thống NTTS đòi hỏi đáp ứng đồng thời 4 thành tố
trên. Do đó một hoạt động đánh bắt hay biện pháp quản lý ngành NTTS sẽ không
được chấp nhận nếu nó gây ra các tác động tiêu cực lên một thành tố khác. Hay
PTBV của hệ thống NTTS sẽ giảm xuống nếu một chính sách chỉ nhằm làm tăng
một thành tố trong khi gây ảnh hưởng tiêu cực tới các thành tố khác.
1.1.1.2. Vai trò của phát triển nuôi trồng thủy sản
NTTS là một ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia. Do đó, phát triển
ngành này là cần thiết đối với nền kinh tế, bởi nó có một số vai trò sau:

8
* Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thuỷ sản và NTTS là ngành kinh tế giữ vị trí, vai trò quan trọng trong nền
kinh tế nước ta. Bình quân hàng năm thuỷ sản và NTTS của Việt Nam đáp ứng từ
39% - 43% tổng sản lượng thực phẩm, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an
ninh thực phẩm và dinh dưỡng quốc gia (Hà Xuân Thông, 2004).
Trong những năm qua, phát triển thuỷ sản góp phần quan trọng trong chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp trong

tổng GDP cả nước giảm dần từ 19,52% năm 2001 xuống còn 16,41% năm 2011,
nhưng trong nội bộ ngành nông nghiệp, tỷ trọng thuỷ sản tăng từ 19,06% lên 21,3%
(Bảng 1.1, phụ lục).
* Tăng nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu và phát triển thương mại quốc tế
Năm 2011 xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 6,11 tỷ đô la Mỹ (USD) tăng
245% so với năm 2001. Bình quân giai đoạn 2001 – 2011, sản lượng xuất khẩu tăng
15,03%/ năm, giá trị xuất khẩu tăng 13,16% (Bảng 1.2, phụ lục).
Quan hệ thương mại thuỷ sản được mở rộng đã dẫn đến phát triển các quan
hệ song phương và đa phương với các nước như Đan Mạch, Nhật Bản, Na Uy, Nga,
Mỹ, Hàn Quốc. Các quan hệ này đã phát huy hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế -
xã hội (KT-XH) của ngành NTTS nói riêng và của cả nước nói chung. Cũng trên cơ
sở này, tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập tốt hơn về kinh tế, pháp luật và thông
lệ quốc tế với khu vực và thế giới (Đặng Thanh Sơn, 2009).
* Phát triển NTTS góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tạo
việc làm, xoá đói giảm nghèo
Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp quan trọng đạm động vật cho
người dân. Cũng giống như một số nước Châu Á khác, thu nhập tăng đã khiến cho
người dân có xu hướng chuyển sang tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng thuỷ sản. Có thể
nói sự phát triển của TS và NTTS đã đóng góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo
an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia (Trần Đức Hạnh, 2005).
NTTS với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra cơ hội việc làm và thu hút
một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm
giảm sức ép thiếu việc làm. Số lao động thường xuyên của NTTS tăng bình quân
2,4%/ năm, cao hơn mức tăng bình quân lao động chung cả nước (2%/ năm).

9
1.1.2. Môi trường nuôi trồng thuỷ sản
1.1.2.1. Khái niệm môi trường nuôi trồng thuỷ sản
Hiện nay chưa có một định nghĩa chi tiết về MT NTTS nhưng theo ý kiến
của tác giả, MT NTTS có thể như sau:

Các vấn đề MT trong NTTS phát sinh do NTTS phụ thuộc rất lớn vào “hàng
hoá” MT (như nước nguồn, nước thải, thành phần thức ăn, giống và “dịch vụ”.
Tác động qua lại giữa NTTS và MT bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố có mối quan hệ
tương hỗ như tính có sẵn, số lượng và chất lượng của các nguồn nước được sử
dụng, loài nuôi, quy mô trại nuôi, thiết kế và quản lý mô hình nuôi và đặc điểm MT
của vùng nuôi.
Sự tương tác giữa NTTS và MT là điều đã được biết và xem xét, đó là sự
tác động của sự thay đổi MT đối với NTTS; tác động của NTTS đến MT và sự tác
động của các loại hình NTTS với nhau. Phạm vi và mức độ của tác động qua lại của
NTTS với MT là rất khác nhau tuỳ thuộc vào mô hình nuôi, địa điểm, các yếu tố
KT-XH và các khuyến khích hoặc trở ngại khác. Mặc dù điều này khó có thể khái
quát hoá, nhưng đã xuất hiện các mô hình về quản lý tốt, các mô hình nuôi giảm
thiểu tác động MT (mô hình nuôi thủy sản an toàn) và có hiệu quả (Bộ Thuỷ sản và
Ngân hàng thế giới, 2006).
1.1.2.2. Ô nhiễm môi trường nuôi trồng thủy sản
Theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2005 “Ô nhiễm môi trường là sự
làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”. Chất gây ô
nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong MT thì làm cho MT bị ô nhiễm.
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Ô nhiễm trong NTTS chủ yếu được xét đến là ô nhiễm MT nước. Nó là sự
thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng được các mục đích sử dụng,
vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh
vật. Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất có thể gây hại cho
con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
Từ góc nhìn kinh tế, ô nhiễm gây nên những ảnh hưởng tiêu cực bởi chúng ta
sẽ mất một khoản kinh phí để xử lý MT khi ô nhiễm xảy ra. Người gây ô nhiễm

10
không muốn phải chịu các chi phí xử lý MT trong sản xuất, vì việc giảm thiểu ô

nhiễm không phải là yếu tố lựa chọn trong quá trình sản xuất của họ (Nguyễn Thị
Hường và cộng sự, 2005). Quan điểm này cho thấy vấn đề là người gây ô nhiễm cần
phải trả các khoản phí cơ bản để ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm. Trong tương lai,
điều này dẫn đến việc họ phải ưu tiên hơn trong việc giảm thiểu ô nhiễm (Colby,
1991; Fischhendler, 2007). Hướng tiếp cận này cũng phù hợp với các nhà quản lý
tại Việt Nam trong việc đưa ra các khoản phí gây ô nhiễm. Trong thực tế, với nhiều
nước đang phát triển như Việt Nam, năng lực quản lý còn hạn chế và những tiêu
cực đang trở thành rào cản trong việc thực hiện nguyên tắc này (Fritzen, 2006;
O

Rourke, 2004). Hơn nữa, việc xác định giá và áp dụng nguyên tắc giá phù hợp
vẫn còn chưa thống nhất, bởi các chi phí xã hội dành cho ô nhiễm chưa được rõ,
một số các chất gây ô nhiễm vẫn chưa có tiêu chuẩn an toàn và lợi ích cho thế hệ
tương lai vẫn chưa được xem xét đầy đủ (Glazyrina và cộng sự, 2006).
1.1.2.3. Môi trường nước trong nuôi trồng thuỷ sản
Môi trường nước nuôi trồng thủy sản là yếu tố quan trọng trong phát triển
NTTS. Nó thường bị ảnh hưởng do: nước nguồn, quá trình nuôi, nước thải từ các hồ
ao cá nuôi, hoá chất sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.
Nước nguồn tự nhiên cần được đánh giá trước khi xây dựng ao hồ nuôi tại vị
trí nào đó, nếu chất lượng nước không phù hợp thì cần phải xử lý. Nguồn nước nuôi
cũng có thể bị ô nhiễm bởi các do chất thải từ các nơi khác, ngành khác dồn vào các
sông, nước ngầm. Nếu những nguồn này bị ô nhiễm sẽ mang nhiều yếu tố gây bệnh.
Ngoài ra, nếu nước từ NTTS bị ô nhiễm từ cơ sở/hộ này có thể là nguồn nước cả hộ
nuôi khác. Một vùng nuôi được quản lý tốt là phải giảm thiểu được lượng nước tháo
ra từ các ao, hồ nuôi hay ngăn chặn từ các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm chảy vào.
Ô nhiễm nguồn nước NTTS còn do hoạt động sản xuất và NTTS. Trong quá
trình NTTS, nhất là nuôi thâm canh, một lượng rất lớn thức ăn, phân vô cơ, phân
hữu cơ được đưa vào ao, hồ nhằm tăng năng suất, nhưng do hiệu quả sử dụng thành
phần đó thấp nên lượng dư và các chất bài tiết từ cá, tôm là lớn. Nếu không có biện
pháp kiểm soát hữu hiệu sẽ dẫn đến mức độ ô nhiễm tăng. ÔNMT do yếu tố sản

xuất sẽ làm mất cân bằng sinh thái, thậm chí dẫn đến không thể nuôi tiếp vụ sau nếu
không áp dụng biện pháp xử lý triệt để (Bộ Thuỷ sản, 2006).

11
Nguồn nước thải từ các ao hồ nuôi bị ô nhiễm cần hạn chế thải ra các vùng
xung quanh hoặc trước khi thải cần được xử lý để đảm bảo an toàn cho khu vực
NTTS khác. Do lượng nước thải từ ao hồ nuôi lớn và kinh phí xử lý khá cao nên
việc chọn lựa giải pháp thích hợp là tiêu chí quan trọng để có thể áp dụng trong thực
tiễn (Lê Văn Cát và cộng sự, 2009). Chất lượng nước NTTS có vai trò quan trọng
nên các cơ sở NTTS cần quan tâm. Nếu chất lượng nước NTTS kém, sẽ dẫn đến
chất lượng sản phẩm thủy sản không cao, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của
người NTTS. Tuy nhiên, trên thực tế các giải pháp cải thiện chất lượng nước NTTS
đang được áp dụng không nhiều.
1.1.2.4. Những tổn thất do vấn đề môi trường nước đến nuôi trồng thủy sản
Những tổn thất do tác động tiêu cực của MT nước đến NTTS và tác động
tiêu cực của NTTS đến MT là khá lớn. Trung bình ở Việt Nam hàng năm có khoảng
25 - 30% người nuôi cá bị thua lỗ. Ô nhiễm nguồn nước do nuôi cá dẫn đến tự gây ô
nhiễm của các ao nuôi và có thể xuất hiện bệnh dịch (Lê Văn Thăng, 2007). Ước
tính mỗi năm, việc NTTS đã thải ra MT nước xấp xỉ 3 triệu tấn bùn ở dạng chất thải
hữu cơ chưa được xử lý. Mầm bệnh từ các ao nuôi cũng đã đi theo nguồn thải này
ra hệ thống sông làm chất lượng nhiều vùng nước suy giảm nặng.
Những năm gần đây, diện tích NTTS tăng chưa phù hợp với quy hoạch sử
dụng nguồn nước đang là một nguy cơ gây suy thoái chất lượng nước NTTS. Thực
tế cho thấy, hầu hết những kênh mương nhỏ trong khu vực NTTS đang bị ô nhiễm ở
mức độ khác nhau. Các mương, sông nhỏ bị ô nhiễm đã và đang ảnh hưởng đến khả
năng tự làm sạch của nguồn nước và đe dọa tính bền vững của NTTS. Bởi các kênh
mương này chủ yếu được quy hoạch cho mục đích cung cấp nước cho trồng lúa.
Việc xem xét nhu cầu nước cho NTTS ít được lưu ý.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy: Chỉ có 17% trọng lượng khô của thức
ăn cung cấp cho ao nuôi được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải ra MT

dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa vào môi trường. Đối với các ao
nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa đến trên 45% nitrogen và 22% là
các chất hữu cơ khác. Các loại chất thải chứa nitơ và phốtpho ở hàm lượng cao gây
nên hiện tượng phú dưỡng MT nước và phát sinh tảo độc trong MT NTTS. Đặc

12
biệt, nguồn chất thải này lan truyền rất nhanh gây ÔNMT và dịch bệnh thủy sản
phát sinh (Nguyễn Thị Trâm Anh, 2009).
Những năm gần đây, dịch bệnh đã xảy ra trên diện rộng gây nhiều thiệt hại
đối với người NTTS. Nuôi cá nước ngọt trên sông bị ô nhiễm làm cá chết hàng loạt;
dịch bệnh phát sinh trên các ao hồ và cá nuôi ở ruộng, MT nước NTTS đang bị ô nhiễm.
1.1.3. Giải pháp kinh tế nhằm bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản
1.1.3.1. Giải pháp và công cụ kinh tế nhằm bảo vệ môi trường
* Giải pháp kinh tế
Giải pháp kinh tế là những biện pháp nhằm thay đổi chi phí và lợi ích của
những cơ sở kinh tế thường xuyên tác động tới MT, tăng cường ý thức trách nhiệm
trước việc gây ra huỷ hoại MT (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Cục Môi
trường, 2000). Giải pháp kinh tế bao gồm các loại thuế, phí… đánh vào thu nhập
bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Giải pháp kinh tế chỉ có thể áp dụng
có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường và nó được dựa trên các công cụ kinh tế
(Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, 2000).
Giải pháp kinh tế (còn gọi là giải pháp thị trường) đang ngày càng được
nhiều nước sử dụng, là một nhóm các biện pháp trong số nhiều công cụ QLMT.
Chúng có thể được sử dụng thay thế hoặc bổ sung các công cụ khác của QLMT.
Đây chính là sử dụng sức mạnh của thị trường để BVMT, đảm bảo cân bằng sinh
thái. Tuy nhiên, khi áp dụng giải pháp này cần phối hợp với hệ thống tài chính, hệ
thống thể chế của từng nước.
* Công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế là các biện pháp khuyến khích hay kìm hãm về kinh tế, được
xây dựng trên cơ sở các quy luật thị trường và cơ chế giá, được sử dụng để gây ảnh

hưởng đối với hành vi của người gây ô nhiễm ngay từ giai đoạn chuẩn bị cho đến
khi thực hiện quyết định. Công cụ kinh tế là các khuyến khích về tài chính để cho
người gây ô nhiễm tự nguyện thực hiện các hoạt động có lợi hơn cho MT. Các công
cụ kinh tế được sử dụng đúng mục đích sẽ giúp cho bản thân những người gây ô
nhiễm giảm thiểu những tác hại này, vì quyền lợi của chính họ.
Các công cụ kinh tế bao gồm các nhóm:
+ Ngân sách BVMT: bao gồm chi phí của nhà nước và các giới kinh doanh;

13
Quỹ BVMT; Thuế, phí, lệ phí môi trường, tài nguyên;
+ Chương trình thương mại - môi trường: Giấy phép phát thải/ xả thải; Tín
hiệu giảm phát thải; Tiền trợ cấp tiêu thụ hoặc sản xuất;
+ Tài chính: Chuyển nhượng; Kỳ phiếu vay và cho vay; Trợ cấp tỷ lệ lãi
suất; giảm thuế/ phí;
+ Hệ thống đặt cọc - hoàn trả;
+ Trợ cấp tài chính để nghiên cứu khoa học, áp dụng kỹ thuật, phục hồi rừng,
bảo vệ động vật hoang dã, các khu bảo tồn thiên nhiên…
+ Đầu tư cho BVMT: Từ ngân sách nhà nước; Đầu tư của nước ngoài như
vốn ODA, FDI…
+ Thưởng, phạt về môi trường;
+ Công cụ thị trường khác.
*Công cụ kinh tế áp dụng nhằm bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản
a. Thuế môi trường
Thuế MT là khoản thu của ngân sách nhà nước, nhằm điều tiết các hoạt động
BVMT quốc gia, bù đắp chi phí mà xã hội bỏ ra. Nguyên tắc tính thuế MT là thuế
phải lớn hơn chi phí để giải quyết phế thải và khắc phục ÔNMT. Thuế MT là công
cụ kinh tế nhằm đưa chi phí MT vào giá thành sản phẩm theo nguyên tắc “người
gây ô nhiễm phải trả tiền”. Thuế MT nhằm khuyến khích người gây ô nhiễm giảm
lượng chất ô nhiễm thải ra MT và tăng nguồn thu cho ngân sách. Thuế MT buộc các
nhà sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên, nhiên liệu

hoặc thay thế nguyên, nhiên liệu ít gây ô nhiễm hơn (Đặng Như Toàn, 1996).
Có hai loại thuế MT là thuế trực thu và thuế gián thu.Thuế trực thu đánh vào
lượng chất thải độc hại đối với MT do cơ sở gây ra.Thuế gián thu đánh vào giá trị
sản phẩm hàng hóa được sản xuất có ÔNMT. Ở lĩnh vực mà thiệt hại MT rất khó đo
đếm thì thuế MT có thể được tính trên tổng doanh thu về sản phẩm.
b. Các loại phí và lệ phí môi trường
Các loại phí và lệ phí MT có thể coi là “cái giá” phải trả cho sự gây ô nhiễm.
Những người gây ÔNMT phải trả giá cho xử lý ô nhiễm, phục hồi MT. Phí gây ô
nhiễm được sử dụng một phần để bù đắp chi phí cho các hoạt động như: Nghiên

14
cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ xử lý ÔNMT, ngăn ngừa ÔNMT.
Lệ phí MT được áp dụng cho các trường hợp như: lệ phí thẩm định báo cáo
đánh giá tác động MT, lệ phí cấp giấy phép MT. Những loại lệ phí này được thu khi
cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) về MT giải quyết và công việc quản lý hành
chính Nhà nước về BVMT đã được Luật BVMT quy định (Nguyễn Thế Chinh,
2003). Tuy còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết, song dù sao phí và lệ phí ÔNMT
vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước.
Phạm vi áp dụng của các loại phí MT như sau:
* Phí đánh vào nguồn ô nhiễm: Là loại phí đánh vào các tác nhân gây ô
nhiễm được thải ra MT nước, ảnh hưởng tới MT xung quanh khu vực NTTS. Biện
pháp này có tác dụng khuyến khích các tác nhân hạn chế gây ÔNMT và tăng thêm
nguồn thu cho chính phủ để sử dụng vào việc cải thiện chất lượng môi trường, nhất
là môi trường nước.
* Phí sử dụng: Là tiền phải trả do được sử dụng các hệ thống công cộng xử
lý và cải thiện chất lượng MT như hệ thống thoát nước, cung cấp nước,… Các
khoản thu từ phí này được dùng để góp phần bù đắp chi phí, bảo đảm cho hệ thống
này hoạt động. Mục đích của phí này là nhằm tăng nguồn thu và đối tượng thu là
những cá nhân hay đơn vị trực tiếp sử dụng hệ thống dịch vụ (cụ thể là người NTTS).
* Phí đánh vào sản phẩm: Là loại phí được dùng đối với những loại sản

phẩm gây tác hại tới MT, khi chúng được sử dụng trong quá trình sản xuất và tiêu
dùng. Phí đánh vào sản phẩm nhằm hai mục đích là giảm sử dụng hay tiêu thụ các
sản phẩm bị thu phí và tăng nguồn thu. Phí đánh vào sản phẩm có thể được sử dụng
thay cho phí gây ô nhiễm, nếu không thể trực tiếp tính được phí đối với các chất gây
ô nhiễm. Loại phí này có thể đánh vào sản phẩm nguyên liệu đầu vào, các sản phẩm
trung gian hay thành phẩm. Trường hợp cụ thể nếu thức ăn dùng trong NTTS có
nhiều dư lượng, khó phân hủy thì có thể sử dụng phí này.
c. Quỹ môi trường
Quỹ MT được hình thành từ các nguồn vốn hỗ trợ bởi nhiều nguồn khác
nhau. Quỹ là nguồn kinh phí cho hoạt động BVMT, hỗ trợ cho quá trình thực hiện
các hoạt động cải thiện chất lượng MT. Nguồn hình thành quỹ từ phí và lệ phí MT,

×