Bài tập lớn Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Thị Hồng Ngọc QKT 51 – ĐH2
I. Lời mở đầu
Ngày nay, nước ta đã chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Trong giai đoạn này,
chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề để hoàn thiện hệ thống
quản lý kinh tế mới.
Trong nền kinh tế thị trường, có 3 yếu tố quan trọng, đó là
cung - cầu, cạnh tranh và giá cả thị trường. Các doanh nghiệp chấp
nhận cạnh tranh của kinh tế thị trường vì mục tiêu lợi nhuận, sức
lao động cũng được xem như một loại hàng hóa. Vì thế, xã hội vẫn
còn tồn tại nhiều bất cập, đặc biệt là vấn đề thu nhập và tiền lương
của người lao động. Nhà nước với quyền điều hành kinh tế của
mình sẽ điều chỉnh hợp lý các chính sách kinh tế - xã hội phù hợp
để nhằm hạn chế mức độ chênh lệch về thu nhập và sự bóc lột lao
động nhằm đảm bảo duy trì trong công bằng mọi loại lợi ích của 3
chủ thể : người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước.
Để nghiên cứu về vấn đề thu nhập, đã có rất nhiều tác giả như :
Ximing Wu và Jeffrey M.Perloff với “Phân phối thu nhập ở Trung
Quốc thời kỳ 1985 – 2001” ; Hafiz A.Pasha và T.Palanivel trong
chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc “Chính sách và tăng
trưởng vì người nghèo, kinh nghiệm châu Á” hay John Weeks,
Nguyễn Thắng, Rathin Roy Joseph Lim trong “Kinh tế vĩ mô của
giảm nghèo : Nghiên cứu trường hợp Việt Nam, tìm kiếm bình
đẳng trong tăng trưởng”.
Các tài liệu trên đều đưa ra vấn đề bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập và tiền lương của người lao động, các mối quan hệ
của tiền lương, giá cả và lạm phát. Đề tài “ Tìm hiểu việc thực hiện
chính sách thu nhập của Việt Nam thời kỳ 2003 -2008” ngoài việc
nghiên cứu lý luân cơ bản về thi nhập, tiền lương, mà còn chỉ ra
một số thực trạng, phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách
thu nhập ở Việt Nam thời kỳ 2003 – 2008.
Em rất mong sự giúp đỡ, hướng dẫn, nhận xét của thầy để bài
tập lớn của em được hoàn chỉnh hơn!
1
Bài tập lớn Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Thị Hồng Ngọc QKT 51 – ĐH2
II. Nội dung chính
CHƯƠNG I : Lý thuyết về chính sách thu nhập
I. Giới thiệu môn học, vị trí của môn học trong chương trình
học đại học.
1. Giới thiệu môn học.
1.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
- Kinh tế học vĩ mô (KTHVM) nghiên cứu sự vận động và những mối quan
hệ chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Nghĩa là KTHVM nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước những
vấn đề kinh tế xã hội cơ bản như : tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, xuất
nhập khẩu hàng hóa và tư bản, sự phân phối nguồn lực và phân phối thu
nhập giữa các thành viên trong xã hội.
- Phương pháp nghiên cứu của KTHVM :
+ Phương pháp phân tích cân bằng tổng hợp.
+ Tư duy trừu tượng.
+ Phân tích thống kê số lớn.
+ Mô hình hóa kinh tế.
1.2 Hệ thống kinh tế vĩ mô.
- Theo cách tiếp cận hệ thống, nền kinh tế được xem như một hệ thống kinh
tế vĩ mô. Hệ thống này được Samuelson mô tả đặc trưng bời 3 yếu tố :
2
Bài tập lớn Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Thị Hồng Ngọc QKT 51 – ĐH2
- Mục tiêu của kinh tế học vĩ mô :
* Mục tiêu cơ bản :
+ Đạt được sự ổn định trong ngắn hạn.
+ Tăng trưởng nhanh trong dài hạn.
+ Phân phối của cải một cách công bằng.
* Mục tiêu cụ thể :
+ Mục tiêu sản lượng : đạt được sản lượng thực tế cao, tương ứng với mức
sản lượng tiềm năng; tốc độ tăng trưởng cao và bền vững.
+ Mục tiêu việc làm : tạo được nhiều việc làm tốt; hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp.
+ Mục tiêu ổn định giá cả : hạ thấp và kiểm soát được lạm phát trong điều
kiện thị trường tự do.
+ Mục tiêu kinh tế đối ngoại : ổn định ty giá hối đoái; cân bằng cán cân
thanh toán quốc tế.
+ Phân phối công bằng : dựa vào thuế và trợ cấp. Đây là một trong những
mục tiêu quan trọng.
3
Đầu vào Hộp đen
ktvm
Đầu ra
Yếu
tố
bên
ngoài
Chính
sách
kinh
tế vĩ
mô
Tổng
cung
Tổng
cầu
Sản
lượng
Giá
cả
Việc
làm
Xuất
nhập
khẩu
Hình 1 : Đặc trưng của nền kinh tế
Bài tập lớn Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Thị Hồng Ngọc QKT 51 – ĐH2
Lưu ý:
- Những mục tiêu trên thể hiện trạng thái lý tưởng và các chính sách
kinh tế vĩ mô chỉ có thể tối thiểu hóa các sai lệch thực tế so với các trạng
thái lý tưởng.
- Các mục tiêu trên thường bổ sung cho nhau, trong chừng mực chúng
hướng vào đảm bảo tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế. Song, trong
từng trường hợp có thể xuất hiện những xung đột. mâu thuẫn cục bộ.
- Về mặt dài hạn thứ, thứ tự ưu tiên giải quyết các mục tiêu trên cũng
khác nhau giữa các nước. Ở các nước đang phát triển, tăng trưởng thường
có vị trí ưu tiên số 1.
- Các chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu :
* Chính sách tài khóa :
+ Công cụ tác động : Thuế (T) và Chi tiêu của Chính phủ (G).
+ Đối tượng tác động : Tổng cầu (AD), Chi tiêu hộ gia đình (C) và Chi tiêu
của Chính phủ (G).
+ Mục tiêu : Ngắn hạn : cân bằng ngân sách, chống suy thoái, chống lạm
phát.
Dài hạn : tăng sản lượng tiềm năng.
+ Cơ chế tác động :
Chống suy thoái : tăng G và giảm T => AD tăng => Q tăng, u giảm, P
tăng.
Chống lạm phát : giảm G và tăng T => AD giảm => Q giảm, u tăng, P
giảm.
Cân bằng ngân sách: Nền kinh tế suy thoái : Q giảm, u tăng, P giảm.
Nền kinh tế thịnh vượng : Q tăng, u giảm, P tăng.
4
Bài tập lớn Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Thị Hồng Ngọc QKT 51 – ĐH2
Mục tiêu dài hạn : tăng G và giảm T đối với những ngành sản xuất
phục vụ cho đầu tư mới; Và ngược lại đối với ngành sản xuất phục vụ
cho tiêu dùng => I tăng => Tổng tu bản của nền knih tế (K) tăng =>
Qp tăng.
* Chính sách tiền tệ :
+ Công cụ tác động : Lượng cung tiền (MS) và Lãi suất (r).
+ Đối tượng tác động : Đầu tư (I).
+ Mục tiêu: Ngắn hạn : chống suy thoái và lạm phát.
Dài hạn : tăng Qp.
+Cơ chế tác động :
Ngắn hạn : Chống suy thoái : tăng MS => r giảm => I tăng => AD
tăng => Q tăng, u giảm, P tăng.
Chống lạm phát : giảm MS => r tăng => I giảm => AD
giảm => Q giảm, u tăng, P giảm.
Dài hạn : tăng MS => r tăng => I giảm => AD giảm => Q giảm, u
tăng, P giảm.
* Chính sách thu nhập :
+ Công cụ tác động : Lương danh nghĩa (W).
+ Đối tượng tác động : Chi tiêu hộ gia đình (C) và Tổng cung ngắn hạn
(SAS).
+ Mục tiêu : Kiềm chế lạm phát.
+ Cơ chế tác động :
W tăng => TN tăng => C tăng => AD tăng => Q tăng, u giảm, P tăng.
W tăng => Chi phí sản xuất tăng => SAS giảm => Q giảm, u tăng. P tăng.
W tăng => P tăng => Quan hệ này làm tăng giá cả => Kiềm chế LF.
* Chính sách kinh tế đối ngoại :
5
Bài tập lớn Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Thị Hồng Ngọc QKT 51 – ĐH2
+ Công cụ tác động : Tỷ giá hối đoái (e) và Chính sách thương mại.
+ Đối tượng tác động : Xuất khẩu (Ex) và Nhập khẩu (Im).
+ Mục tiêu : ổn định e ; Ex = Im.
+ Cơ chế tác động :
Chống suy thoái : e giảm => Ex tăng, Im giảm => AD tăng
=> Q tăng, u giảm, P tăng.
Chống lạm phát : e tăng => Ex giảm, Im tăng => AD giảm
=> Q giảm, u tăng, P giảm.
1.3 Một số khái niệm và mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ
mô cơ bản.
- Tổng sản phẩm quốc dân : là giá trị của tòan bộ hàng hóa và dịch vụ mà
một quốc gia sản xuất ra trong một đợ vị thời gian, là thước đo cơ bản hoạt
động của nền kinh tế.
+ Tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa :
1
.
n
n i i
i
GNP Pt Qt
=
=
∑
+ Tổng sản phẩm quốc dân thực tế :
0
1
.
n
r i
i
GNP P Qt
=
=
∑
Trong đó : I - loại hàng hóa dịch vụ.
t – năm tính GNP
0 – năm gốc
Po – giá gốc so sánh, giá cố định
Qi – sản lượng của từng loại hàng hóa và dịch vụ
Pt – giá hiện hành (của năm tính GNP)
6
Bài tập lớn Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Thị Hồng Ngọc QKT 51 – ĐH2
- Chu kỳ kinh tế : là sự dao động của sản lượng thực tế xung quanh xu hướng
tăng lên của sản lượng tiềm năng.
- Sự thiếu hụt sản lượng : là độ lệch giữa sản lượng tiềm năng và sản lượng
thực tế.
- Mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô chủ yếu :
+ Tăng trưởng và thất nghiệp :
Qui luật OKUN : trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi sản lượng
thực tế của một năm cao hơn sản lượng tiềm năng của năm đó 2.5% thì tỷ lệ
thất nghiệp giảm 1% so với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
+ Tăng trưởng và lạm phát :
Trong ngắn hạn : tăng trưởng cao kéo theo LF và ngược lại.
Trong trung hạn : tăng trưởng cao thì LF có xu hướng giảm.
Trong dài hạn : tăng trưởng kinh tế là nói đến sự tăng lên của sản lượng tiềm
năng, song giữa tăng trưởng và LF có mối quan hệ thế nào, đâu là nguyên
nhân, đâu là két quả thì KTVM chưa có câu trả lời.
+ Lạm phát và thất nghiệp :
Trong ngắn hạn : LF càng cao thì TN có xu hướng giảm xuống.
Trong trung hạn : LF và TN có mối quan hệ tỷ lệ thuận.
Trong dài hạn : ta thấy giữa LF và TN không có mối quan hệ chặt chẽ nào,
tỷ lệ TN luôn ở mức tỷ lệ TN tự nhiên với mọi mức LF.
Trong điều kiện nước ta, quá trình chuyển đổi kinh tế chưa hoàn tất, các
yếu tố thị trường còn non yếu và chưa phát triển đồng bộ. Nhà nước đóng
vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều tiết nền kinh tế. Vì vậy, khi
nghiên cứu những mối quan hệ này trong điều kiện nước ta cần chú ý những
đặc điểm trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, tránh rập khuôn máy móc.
7
Bài tập lớn Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Thị Hồng Ngọc QKT 51 – ĐH2
2. Vị trí của môn học.
Kinh tế học vĩ mô là một trong hai bộ phận hợp thành kinh tế học. Trong
chương trình học đại học, kinh tế vĩ mô co vai trò quan trọng trong việc tiếp
tục bổ sung cho kinh tế vi mô, đồng thời trang bị cho sinh viên tầm nhìn
kinh sâu rộng hơn trên phạm vi kinh tế quốc gia với vai trò của một nhà
hoạch định kinh tế cho đất nước.
Vì vậy, việc học tập và nghiên cứu kinh tế vĩ mô là cần thiết với tất cả
sinh viên nói chung, đặc biệt hơn là sinh viên học kinh tế, để có một kiến
thức và tầm nhìn tổng quát về kinh tế trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện
nay.
II. Phân tích chính sách thu nhập dưới góc độ lý thuyết kinh tế
học.
1. Khái niệm chính sách thu nhập trong nền kinh tế thị trưởng.
Lý thuyết về thu nhập và phân phối thu nhập trong xã hội đã được nhiều
nhà kinh tế học khác nhau nghiên cứu và hoàn thiện trong hơn 250 năm qua,
từ Adam Smith (1723 – 1790) đến Karl Marx (1818 – 1883), John M.Keynes
và Samuelson (1915 – 2009). Nhưng xét một cách tổng quát lý luận về thu
nhập có liên quan chặt chẽ đến cơ chết vận động của các chủ thể tham gia thị
trường, đồng thời nó gắn chặt với quan điểm giải quyết vấn đề tiền lương,
giá cả và lạm phát.
Chính sách thu nhập có thể coi là một loạt những biện pháp, công cụ mà
Chính phủ sử dụng nhằm tác động trực tiếp đến tiền công, giá cả nhằm kiềm
chế lạm phát.
Chính sách này sử dụng nhiều công cụ khác nhau, từ công cụ có tính chất
cứng rắn như : giá, lương, chỉ dẫn ấn định và quy tắc pháp lý điều chỉnh sự
8
Bài tập lớn Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Thị Hồng Ngọc QKT 51 – ĐH2
thay đổi của tiền lương và giá cả đến các công cụ mềm dẻo hơn như việc
hướng dẫn khuyến khích bằng thuế thu nhập.
2. Mục tiêu và tác động của chính sách thu nhập với nền kinh tế.
Đối với mỗi quốc gia, việc thực hiện chính sách thu nhập có thể dựa trên
nhiều công cụ khác nhau. Nhưng dù thế nào đi nữa, chính sách thu nhập đều
nhằm mục tiêu duy nhất đó là ổn đinh nền kinh tế, kiềm chế lạm phát, nâng
cao mức lương và thực hiện công bằng xã hội.
Việc thực hiện phân phối thu nhập có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố
cung – cầu, giá cả và lao động. Nó tuân theo các nguyên tắc sau :
Thứ nhất, “Nguyên tắc sở hữu trong thu nhập”. Giống như các nhà kinh
doanh sở hữu tư liệu sản xuất về vốn, đất đai, người lao động và trí tuệ, được
biểu hiện giá trị bằng tiền lương. Tiền lương là thu nhập phụ thuộc vào năng
lực nghề nghiệp, học vấn và trình độ quyết định. Người có trình độ lao động
sẽ được trả mức lương cao hơn
Thứ hai, “Nguyên tắc năng suất cận biên”, khi có quá nhiều lao động
tham gia vào một doanh nghiệp thì tiền lương trả thêm sẽ ngày càng nhỏ.
Đến một mức nào đó thì tiền lương trả cho lao động sẽ không tăng lên nữa
và có xu hướng giảm sút. Nền kinh tế rơi vào tình trạng thừa lao động.
Thứ ba, “Nguyên tắc cân bằng giữa cung – cầu và giá cả thị trường”.
Cũng giống như các yếu tố sản xuất khác, hàng hóa sức lao động cũng tuân
theo quy luật cung – cầu. Tiền lương và giá cả sẽ thay đổi khi cung và cầu
có sự thay đổi.
Nếu Nhà nước thực hiện chính sách thu nhập tốt, chất lượng cuộc sống
của cư dân trong xã hội sẽ tăng lên. Công nhân sẽ được hưởng mức lương
đúng với năng lực của mình, hạn chế được bóc lột. Mặt khác. ổn định tiền
9
Bài tập lớn Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Thị Hồng Ngọc QKT 51 – ĐH2
lương sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, kích thích khả năng lao động và
sáng tạo của người công nhân. Việc giữ vững tiền lương và giá cả sẽ đảm
bảo sự cân bằng giữa giá cả đầu vào và giá cả đầu ra của thị trường. Do vậy,
khi trên thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ, giá cả hàng hóa tăng thì các
yếu tố sản xuất cũng tăng lên và ngược lại. Hơn thế nữa, sự ổn định trên thị
trường lao động sẽ tạo niềm tin kích thích các chủ thể kinh doanh nâng cao
cầu lao động, phối hợp tốt các yếu tối sản xuất nhằm lợi nhuận tối đa.
Ngược lại, nếu Nhà nước quản lý không tốt chính sách thu nhập sẽ dẫn
đến những hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế. Điều đầu tiên dễ nhận thấy
khi điều chỉnh chính sách thi nhập đó là sự phân hóa giàu nghèo, bất bình
đẳng dẫn đến những xung đột làm thay đổi chế độ xã hội, đe dọa sự ổn định,
tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Theo thống kê, chỉ từ 1995 – 2000,
số tài sản của 200 người giàu nhất Thế giới đã tăng gấp đôi (lên hơn 1000 tỷ
USD). Trong khi đó vẫn còn 1,3 tỷ người sống dưới mức nghèo khổ (thu
nhập bình quân không quá 1USD/ngày). Sự tự do cạnh tranh kéo theo những
thay đổi về mức lương và giá cả. Khi mức lương tăng, thu nhập tăng làm
tăng nhu cầu tiêu dùng của người dân dẫn đến sự tăng nhanh về giá cả. Nếu
Nhà nước để vuột mất quyền kiểm soát của mình thì nền kinh tế sẽ nhanh
chíng rơi vài lạm phát. Sự trượt giá của đồng tiền là nguyên nhân khủng
hoảng nền kinh tế, trì trệ sản xuất và phá sản doanh nghiệp. Lao động làm ra
nhiều tiền nhưng không đủ sống. Nếu mức lương ấn định cao hơn so với
mức lương thực tế thì sẽ dẫn đến thất nghiệp do cầu lao động giảm. Ngược
lại, khi mức lương giảm, cầu lao động sẽ tăng lên nhưng công nhân lại
không được trả lương xứng đáng. Những lao động này không tìm được việc
phù hợp và cũng sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp. Mức lương quá thấp,
10
Bài tập lớn Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Thị Hồng Ngọc QKT 51 – ĐH2
không đủ sống sẽ khiến cho người lao động đấu tranh, có thể dẫn đến xung
đột.
Tóm lại, nhà nước sẽ dựa vào các công cụ của mình để điều chỉnh các
yếu tố trên một cách hợp lý sao cho luôn đảm bảo được công bằng xã hội và
bình ổn nền kinh tế.
III. Phân tích cơ chế xác định mức lương cân bằng trên thị
trường lao động, biến động của thị trường lao động khi chính phủ
điều chỉnh các qui định về tiền lương.
1. Mức lương cân bằng trên thị trưởng lao động.
1.1 Giá cả, tiền công và việc làm.
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu
tố này quy định vị trí, độ dốc của các đường tổng cung và tổng cầu.
Về phía cung, giá cả phụ thuộc nhiều vào tiền công, đặc biệt là trong
ngắn hạn, vì rằng ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, tiền công
có tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm. Đến lượt mình, tiền công lại phụ
thuộc vào trạng thái của thị trường lao động, tức là tình trạng thất nghiệp và
việc làm của nền kinh tế. Giá cả còn phụ thuộc vào quy mô của tài sản cố
định. Số lượng tái sản cố định tăng lên sẽ làm tăng sản lượng tiềm năng,
giảm giá cả của sản phẩm. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, sự thay đỏi của tiền
công là yếu tố chủ yếu quyết định sự thay đổi giá cả.
Xét vấn đề “Tiền công trong thị trường lao động thay đổi như thế nào?”
thì các nhà kinh tế học cổ điển và kinh tế học trường phái Keynes có những
qua điểm trái ngược nhau.
Các nhà kinh tế học cổ điểm thì cho rằng tiền công danh nghĩa và giá cả
hoàn toàn linh hoạt. Tiền công thực tế điều chỉnh để giữ cho thị trường lao
11
Bài tập lớn Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Thị Hồng Ngọc QKT 51 – ĐH2
động luôn cân bằng. Nền kinh tế luôn ở mức toàn dụng nhân công, không có
thất nghiệp không tự nguyện.
Trái lại thì các nhà kinh tế học theo trường phái Keynes cho rằng, giá cả
và tiền công danh nghĩa là không linh hoạt, thậm chí trong trường hợp cực
đoan, chúng không thay đổi. Tiền công thực tế do vậy cũng không thay đổi,
thị trường lao động luôn trong tình trạng có thất nghiệp.
Như vậy, giá cả, tiền công và việc làm chịu tác động qua lại lẫn nhau. Sự
thay đổi của yếu tố này sẽ dấn đến sự biến đổi của các yếu tố khác, từ đó
hình thành nên cơ chế xác định mức lương cân bằng.
1.2 Thị trường lao động và mức lương cân bằng.
Thị trường lao động được mô tả bằng các đường cung (S
n
) và đường cầu
(D
n
) về lao động.
12
N
o
N
W
thực tế
S
N
W
o
D
N
Lao động, việc làm
Hình 2 : Thị trường lao động
Bài tập lớn Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Thị Hồng Ngọc QKT 51 – ĐH2
Đường cầu về lao động (D
n
) cho biết các hang kinh doanh cần bao nhiêu
lao động tương ứng với mỗi mức tiền công thực tế trong khi các điều kiện về
vốn, tài nguyên không đổi.
Tiền công thực tế biểu thị cho khối lượng hang hóa và dịch vụ mà tiền
công danh nghĩa có thể mua được, tương ứng với mức giá đã cho. Tiền công
thực tế (W
r
) được xác định bằng cách lấy tiền công danh nghĩa (W
n
) chi cho
mức giá :
W
W
n
r
P
=
Đường cầu lao động có xu hướng dốc xuống hàm ý rằng khi tiền công
thực tế giảm, cầu về lao động có xu hướng tăng lên.
Đường cung về lao động (S
n
) có xu hướng đi lên thể hiện sự tăng lên của
cung lao động khi tiền công thực tế tăng lên. Tại mỗi mức tiền công xác định
sẽ có một lượng người nhất định sẵn sang cung ứng sức lao động của mình
tại mức tiền công đó.
Thị trường lao động sẽ cân bằng tại điểm mà cung và cầu lao động gặp
nhau. Ta có :
Sn Dn
=
Tại mức tiền công cân bằng W
o
, số lao động mà các doanh nghiệp muốn
thuê bằng số lao động mà các hộ gia đình muốn cung cấp và bằng N
o
. Như
vậy, khi thị trường lao động cân bằng, mọi người làm việc tại mức tiền công
cân bằng đều có việc làm. Nền kinh tế ở trong trạng thái toàn dụng nhân
công, tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
2. Biến động của thị trường lao động khi chính phủ điều chỉnh các
qui định về tiền lương.
13
Bài tập lớn Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Thị Hồng Ngọc QKT 51 – ĐH2
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà
nước phải hết sức chú trọng tới chính sách thu nhập nhằm đảm bảo công
bằng xã hội, không ngừng ổn định và nâng cao đời sống của người dân, tạo
đà tăng trưởng cho nền kinh tế.
Trên lý thuyết, việc thực hiện mục tiêu ổn định tiền lương có thể mâu
thuẫn với mục tiêu đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả và tăng
trưởng nhanh. Lý do cơ bản là việc thay đổi các chính sách tiền lương có thể
dẫn tới những biến động lớn về kinh tế hoặc xã hội. Việc áp dụng chung một
mức lương cho tầng lớp lao động sẽ tạo sự không công bằng trong lao động,
có người được trả lương không phù hợp với năng lực của mình. Việc theo
đuổi các chính sách thu nhập và tiền lương có thể làm giảm tính năng động
của thị trường lao động. Các chính sách thuế thu nhập, bảo hiểm sẽ khiến
cho những người có thu nhập cao không còn động lực lao động tích cực sang
tạo, gây tổn thất chung cho xã hội. Mặt khác, những người có thu nhập lại
trông chờ vào việc chính phủ tăng lương. Do vậy, Nhà nước phải cân nhắc
giữa những lợi ích thu được từ sự cân bằng thu nhập và những hạn chế mà
nền kinh tế phải gánh chịu khi thay đổi các quy định về tiền lương.
Thông thường, sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường được thực hiện
bằng quyền lực hành chính, thông qua các biện pháp hành chính. Nhưng
thực tiễn quản lý cho thấy, muốn điều tiết tiền lương một cách có hiệu quả
cần phải sử dụng và kết hợp hài hòa các biện pháp hành chính với biện pháp
kinh tế thông qua các công cụ quản lý là pháp luật, các chính sách kinh tế
như : chính sách thuế, chính sách giá cả, chsinh sách tiêu dung, mức lương
tối thiểu …
Khi một trong các chính sách trên được ban hành, nó sẽ tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp lên thị trường lao động, gây ra những biến động theo mong
14
Bài tập lớn Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Thị Hồng Ngọc QKT 51 – ĐH2
muốn của nhà quản lý. Thị trường lao động sẽ phản ứng tích cực hoặc tiêu
cực trước những động thái về lương.
Nếu Nhà nước nâng cao mức lương thực tế, đường cung lao động (S
n
) sẽ
có xu hướng đi lên do có nhiều người thích làm việc ở mức lương mới.
Nhưng về cầu lao động sẽ giảm xuống do các doanh nghiệp không chịu trả
mức lương quá cao để thuê thêm công nhân. Hình 3 cho thấy khi tiền lương
tăng từW
1
lên W
2
thì cung lao động sẽ tăng từ N
1
lên N
2
, ngược lại, cầu lao
động sẽ giảm từ N
3
xuống N
4
.
Mức lương càng tăng thì cung lao động càng tăng và cầu lao động càng
giảm. Nếu chỉ tăng trong khoảng nhỏ hơn mức lương cân bằng (W
o
) thì thị
trường lao động vẫn còn kiểm soát được. Khi tăng lương đến vị trí cân bằng
thì thị trường lao động đạt trạng thái toàn dụng lao động, tức là cung và cầu
lao động gặp nhau. Thế nhưng mức lương tăng lại khiến cho các nhà doanh
15
W
thực tế
NN
2
N
3
N
0
N
1
N
4
W
1
W
0
W
2
S
n
D
n
Hình 3 : Thay đổi của thị trường lao động khi tăng mức lương thực tế.
Bài tập lớn Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Thị Hồng Ngọc QKT 51 – ĐH2
nghiệp có những trạng thái thu hẹp quy mô sản xuất. Họ không muốn trả
mức lương cao cho công nhân vì như vật sẽ làm giảm lợi nhuận thu được.
Người lao động thì chuyển sang tâm lý thích làm việc, thị trường lao động
“nóng” lên, đặc biệt là đối với lao động có trình độ. Lương cao sẽ kích thích
năng suất của người lao động, cải thiện chất lượng làm việc của lao động
trên thị trường. Tuy nhiên, khi mức lương thực tế vượt quá so với mức lương
cân bằng, thị trường lao động sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp do yếu tố
ngoài thị trường.
Hậu quả của trường hợp này là sự dư thừa lao động do phản ứng tiêu cực
của các nhà doanh nghiệp. Việc các nhà doanh nghiệp không mở rộng quy
mô sản xuất do giá thuế lao động quá đắt kéo theo sự lắng xuống của nền
kinh tế. Ngoại trừ một bộ phận nhân công được hưởng lợi từ mức lương
mới, đa phần lao động sẽ không tìm được việc làm thích hợp và khó tìm việc
làm. Mức lương tăng kéo theo sự tăng nhanh về giá cả, nền kinh tế nhanh
chóng rơi vào tình trạng lạm phát. Công nhân mặc dù được tăng lương
nhưng không đủ sống. Khi thị trường lao động dư thừa thì sẽ dẫn tới sự
khủng hoảng của nền kinh tế.
Ngược lại, nếu như mức lương thực tế giảm từ W
2
xuống W
1
(Hình 4)
16
Bài tập lớn Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Thị Hồng Ngọc QKT 51 – ĐH2
Quan sát trên đồ thị cung - cầu của thị trường lao động ta thấy : cầu lao
động tăng từ N
1
lên N
2
nhưng cung lao động lại giảm từ N
2
xuống N
4
.
Ta sẽ nhận thấu khi mức lương cân bằng giảm, các nhà doanh nghiệp có
xu hướng thuê thêm công nhân để mở rộng sản xuất. Giá nhân công rẻ sẽ thu
hút nhà kinh doanh nhưng gây chán nản đối với người lao động. Nếu mức
lương thực tế giảm thấp hơn mức lương cân bằng, người lao động sẽ làm
việc tại đồng lương không xứng đáng với năng lực của họ. Mức lương quá
thấp khiến cho người lao động rơi vào trạng thái không thích làm việc, đặc
biệt đối với lao động có trình độ. Sự phụ thuộc vào đồng lương làm người
lao động dễ bị chủ doanh nghiệp ép lương, ép giá, làm việc ở những điều
kiện khắc nghiệt.
Thị trường lao động lúc này trở nên kém năng động hơn, nền kinh tế đi
vào thất nghiệp và suy thoái. Những người có việc làm cũng không đủ để
trang trải cuộc sống. Khi không tìm được việc làm phù hợp, người lao động
sẽ tìm đến những con đường khác để kiếm tiền trong đó có những biện pháp
17
W
thực tế
W
2
W
0
W
1
N
1
N
4
N
0
N
2
N
3
N
S
n
D
n
Hình 4 : Biến động thị trường lao động khi giảm mức lương thực tế.
Bài tập lớn Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Thị Hồng Ngọc QKT 51 – ĐH2
mang tính tiêu cực. Mặt trái của thất nghiệp chính là các tệ nạn xã hội. Gánh
nặng đời sống này thường dồn vào những người nghèo nhất ( lao động giản
đơn), bất công xã hội do vậy cũng tăng lên.
Trên thực tế, Nhà nước không thể nào giữ cho thị trường lao động luôn ở
mức cân bằng, cũng như không thể kết hợp hài hòa giữa giảm thất nghiệp và
lạm phát cùng một lúc mà chỉ có thể giữ cho nó không bị lệch quá xa khỏi
quỹ đạo của mình. Nhà nước phải lựa chọn giữa lợi ích của người lao động
hoặc doanh nghiệp vì mục tiêu chung của cả nền kinh tế. Tùy từng giai đoạn
cụ thể mà Chính phủ sẽ đưa ra các quy định về tiền lương khác nhau nhằm
đảm bảo cân bằng thị trường lao động.
CHƯƠNG II : Đánh giá việc thực hiện chính sách thu nhập của
Việt Nam thời kỳ 2003 – 2008
I. Nhận xét chung tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam.
1. Tình hình chung về kinh tế.
Có thể nhận xét ngắn gọn tình hình kinh tế Việt Nam bằng cụm từ “Phát
triển nhanh nhưng chưa bền vững”. Xét một cách tổng thể thì nhìn chung
nền kinh tế nước ta từ năm 2003 đến 2008 vẫn tăng trưởng với tốc độ khá
cao.
Nếu như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hang năm của nước
ta giai đoạn 1986 – 1990, giai đoạn đầu tiên của công cuộc đổi mới còn đạt
ở mức 4,4% do nền kinh tế vừa mới bước ra khỏi thời kỳ 10 năm khủng
hoảng (1975 – 1986), thì liên tục từ năm 1991 đến năm 2007, chúng ta đều
duy trì được sự tăng trưởng GDP lien tục với tốc độ khá cao và tương đối ổn
định. Cụ thể là : năm 2003 (7,34%); năm 2004 ( 7,79%); năm 2005 (8,44%);
năm 2006 (8,17%) và năm 2007 (8,48%).
18
Bài tập lớn Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Thị Hồng Ngọc QKT 51 – ĐH2
Bảng 1 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) từ năm 1997 - 2007 (%)
Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
GDP 8,15 5,76 4,77 6,79 6,89 7,08 7,34 7,79 8,44 8,17 8,48
N-L-N 4,33 3,53 5,53 4,63 2,89 4,17 3,62 4,36 4,02 3,3 3,0
CNXD 12,62 8,33 7,68 10,07 10,39 9,48 10,48 10,22 10,69 10,37 10,4
DV 7,14 5,08 2,25 5,32 6,10 6,54 6,45 7,26 8,48 8,29 8,5
Nguồn : Tổng cục thống kê, Niên giám Thống kê 2007
Chú thích : N-L-N : viết tắt của nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp - gọi
chung là thủy sản; CNXD : viét tắt của công nghiệp, xây dựng - gọi chung là công
nghiệp; DV : viết tắt của dịch vụ).
Riêng từ đầu năm 2008 đến nay, trong bối cảnh khó khăn, thách thức
chung của sự suy giảm kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam cũng đã lâm vào
tình trạng lạm phát, dẫn đến suy giảm tương đối về kinh tế như đã thấy.
Trong giai đoạn từ năm 2003 đến 2008, nền kinh tế Việt Nam đã có sự
chuyển mình rõ rệt với những con số đáng ghi nhận.
- Cho đến năm 2004, theo ông Wiener, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được 3
kỷ lục, đó là : kim ngạch xuất khẩu cao nhất, nguồn vốn đầu tư trực tiếp
(FDI) đạt mức kỷ lục kể từ sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và
chỉ số lạm phát giá tiêu dung cũng ở mức cao nhất trong vòng năm năm qua.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam một lần nữa được xếp vào hạng cao
nhất trong khu vực, cao hơn cả mức tăng trưởng của năm 2003. Kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam dự tính đạt được 25,8 tỷ USD trong năm 2004, tăng
27,9% so với năm trước, đánh dấu một bước ngoặt trong ngoại thương của
Việt Nam và chứng tỏ chính sách cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế của
Việt Nam đã mang lại những thành tựu đáng kể.
19
Bài tập lớn Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Thị Hồng Ngọc QKT 51 – ĐH2
- Năm 2005 là năm cuối của kế hoạch 5 năm (2001 – 2005), đồng thời mở ra
kế hoạch 2006 – 2010, đã đạt được những thành tựu lớn về nông – công
nghiệp. Mức tăng trưởng kinh tế đạt 8,44%, vốn đầu tư phát triển theo giá
thực tế sơ bộ đạt 325 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với kế hoạch năm, kim
nghạch xuất khẩu các ngành tăng mạnh. Việt Nam chuẩn bị cho hội nghị
AFTA, trước thềm gia nhậpWTO.
- Ngay đầu năm 2006, giá dầu thô tăng mạnh. Bên cạnh sự tăng nhanh của
giá cả, Việt Nam chính thức đặt chân vào tổ chức Thương mại thế giới WTO
(2006). Các doanh nghiệp phải đối mặt với môi trường làm việc và cạnh
tranh quốc tế. Vốn đầu tư năm 2006 tiếp tục tăng với 398,9 nghìn tỷ đồng,
trong đó vốn đầu tư nước ngoài đạt 7.57 tỷ USD. Giá bình quân năm 2006
tăng 7,5% so với năm trước, thấp hơn mức 8,3% của năm 2005 (so với
2004).
- Trong giai đoạn hội nhập và phát triển 2006 – 2008, Việt Nam đã đạt được
thành công lớn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và cao nhất từ trước
đến nay. Mặc dù phải đối mặt với khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng
tăng trưởng năm 2008 vẫn giữ ở mức 6,5% - 6,7%.
Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2008, tổng sản phẩm trong nước (GDP)
đạt 6,52% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập siêu giảm còn 500
triệu USD. Chỉ số giá tiêu dùng của tháng 9 năm 2008 chỉ tăng 0,18% so với
tháng 8, và là mức tăng trưởng thấp nhất so với cùng kỳ từ năm 2003 trở lại
đây. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng, đưa Việt Nam trở
thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế Việt Nam còn gặp rất
nhiều khó khăn do phải thường xuyên hứng chịu thiên tại, mất mùa, dịch
bệnh, đặc biệt là trong nông nghiệp. Chăn nuôi gia cầm chịu ảnh hưởng nặng
20
Bài tập lớn Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Thị Hồng Ngọc QKT 51 – ĐH2
nề của dịch cúm tái phát. Tính đến tháng 10 năm 2005, số gia cầm bị thiêu
hủy là 3,58 triệu con. Cơn bão số 6 và số 9 của năm 2006 đã cuốn trôi và
làm ngập trên 10 vạn ha hoa màu và hơn 2 vạn ha nuôi trồng thủy sản. Bên
cạnh đó, đợt rét đậm cuối năm 2007, đầu 2008 đã ảnh hưởng toàn bộ đến
diện tích lúa đã cấy, mạ đã gieo, hoa màu và gia súc. Có 200 nghìn ha lúa bị
hư hỏng, 122 nghìn con trâu bò, 1 nghìn con lợn và 290 nghìn gia cầm bị
chết. Ước tính thiệt hại đến hơn 700 tỷ đồng. Còn trận mưa lớn kéo dài hơn
một tuần đã làm ngập toàn bộ vụ lúa hè chiêm ở Bắc Ninh, gây thiệt hại lớn
cho bà con nông dân.
2. Tình hình xã hội Việt Nam.
2.1 Dân số và lao động.
So sánh các nước trong khu vực, Việt Nam là một nước có dân số đông
với khoảng 85 triệu người sinh sống. Nếu phân theo giới tính, ta có bảng số
liệu qua các năm từ 2003 đến 2008 như sau:
Bảng 2 : Dân số Việt Nam phân theo giới tính ( nghìn người)
Năm Tổng Nam Nữ
2003 80467,4 39535,0 40932,4
2004 81436,4 40042,0 41394,4
2005 83106.3 40846.2 42260.1
2006 84136.8 41354.9 42781.9
2007 85154.9 41855.3 43299.6
2008 85118,7 41956,1 43162,6
Dân số Việt Nam có cơ cấu tương đối đồng đều giữa nam và nữ, dân số
trẻ và năng động, là nguồn lao động dồi dào trong tương lai. Tốc độ tăng
trưởng khá ổn điịnh vào khoảng mức 1,2% - 1,3%.
Sự phân bố dân số ở Việt Nam không đồng đều, phần lớn cư dân tập
trung ở hai đồng bằng lớn là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông
21
Bài tập lớn Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Thị Hồng Ngọc QKT 51 – ĐH2
Hồng, cộng với một bộ phận ở Bắc Trung bộ, tạo ra những khu vực kinh tế
trọng điểm với nhiều ngành nghề mũi nhọn.
Dân số nước ta đông và chủ yếu tập trung ở nông thôn (trên 70%), thêm
vào đó là mật độ không đồng đều khiến cho xã hội có sự phát triển khá
chênh lệch giữa các vùng.
Về lao động, Việt Nam là một nước nông – công nghiệp nên có một lực
lượng rất đông, tập trung chủ yếu vào nghề nông. Lao động Việt Nam phần
lớn là không có tay nghề, trình độ chuyên môn thấp, giá công nhân tương
đối rẻ mạt. Nhưng bù lại, thị trường lao động Việt Nam rất năng động với
đội ngũ tri thức ham học hỏi, người lao động Việt Nam rất cần cù và khéo
léo, đặc biệt là trong các ngành thủ công.
2.2 Đời sống xã hội.
So với các nước phát triển, Việt Nam là một nước có thu nhập thấp, số
lượt hộ nghèo và đói vẫn còn cao. Tính đến tháng 6 năm 2008, cả nước có
102,3 nghìn lượt hộ nghèo với 452,5 nghìn lượt nhân khẩu bị thiếu đói.
Trong những năm gần đây, giá tiêu dung lien tục tăng nên đời sống của
người dân gặp rất nhiều khó khăn. Vấn đềgiáo dục và y tế đang được đặt lên
hang đầu. Về công tác giáo dục, Nhà nước thực hiện nghiêm túc các kỳ thi,
khoa học và hiệu quả. Chơng trình giáo dục phổ cập được nhân rộng trên cả
nước. Trong đó, phổ cập tiểu học có 42 tỉnh đạt chuẩn.
Tính đến tháng 6 năm 2008, cả nước có 15,3 nghìn người mắc bệnh sốt
xuất huyết; 2,7 nhìn trường hợp mắc bệnh gan vius và 3,7 nghìn trường hợp
tiêu chảy cấp, trong đó phát hiện 582 ca dương tính với phẩy khuẩn tả. Tổng
số người nhiễm HIV trong cả nước là khoảng 168,6 nghìn người.
22
Bài tập lớn Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Thị Hồng Ngọc QKT 51 – ĐH2
Về đời sống của người lao động, ở Việt Nam thu nhập bình quân một
tháng của người lao động tính theo giá thực tế của năm 2006 là khoảng 636
nhìn đồng. Trong đó, mức chi tiêu bình quân một tháng tính thao đầu người
còn rất thấp.
Bảng 3 : Chi tiêu bình quân theo đầu người hàng tháng tính theo khu
vực (nghìn đồng) .
Năm 1999 2002 2004 2006
Cả nước 221 269 360 460
Thành thị 373 461 595 738
Nông thôn 175 211 284 359
Đồng bằng sông Hồng 227 271 374 485
Đông Bắc 176 220 294 373
Tây Bắc 179 233 296
Bắc Trung Bộ 162 193 253 314
Duyên hải Nam Trung Bộ 198 248 331 415
Tây Nguyên 251 202 295 391
Đông Nam Bộ 385 448 577 741
Đồng bằng sông Cửu Long 246 258 335 435
Người lao động, đặc biệt là lao động có thu nhập thấp, có cuộc sống rất
bấp bênh. Các chính sách đảm bảo công bằng xã hội vẫn chưa được chú
trọng đúng mức. Tuy vậy, ta vẫn phải nhìn nhận những chính sách tích cực
của Chính phủ : thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sĩ, các hộ nghèo, xây
dựng các nhà tình nghĩa, hỗ trợ 50% giá một bảo hiểm y tế đối với các hộ
cận nghèo tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế. Trong 6 tháng đầu năm 2008,
23
Bài tập lớn Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Thị Hồng Ngọc QKT 51 – ĐH2
Nhà nước đã dùng 26,6 nghìn tấn lương thực và hơn 10 tỷ đồng để cứu đói.
Nhờ vậy mà số nhân khẩu thiếu đói đã giảm đáng kể.
Nhìn chung, Việt Nam là nước có chế độ chính trị tương đối ổn địng.
Nhà nước luôn chú trọng đến các chính sách bảo vệ quyền lợi cho người
dân, giúp công dân Việt Nam phát triển toàn diện. Vấn đề trật tự an toàn xã
hội thường xuyên được đảm bảo và duy trì. Các tệ nạn xã hội và tai nạn giao
thông này một giảm, tuy vẫn còn cao. Đối với Thế giới, Việt Nam là một thị
trường hấp dẫn và tương đối “an toàn” theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
II. Trình bày mục tiêu của chính sách thu nhập thời kỳ 2003 –
2008.
Kì họp thứ 8 của BCH Trung ương khóa IX đã bàn về chính sách tiền
lương trong hệ thống chính trị và đi đến kết luận : “Coi việc trả lương đíng
cho người lao động là thực hiên đầu tư cho phát triển, tạo động lực để kinh
tế phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần làm trong sạch vào
nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước” (Kết luận số
21 – KL/ TW ngày 7/8/2003). Việc xây dựng đề án tiền lương đối với người
lao động nói chung và chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng chế
độ tiền lương đối với cán bộ Nhà nước nói riêng đáp ứng được yêu cầu đặt
ra là một bài toán khó. Trên tinh thần thực hiện theo nghị quyết của Đảng,
giai đoạn 2003 – 2008, Chính phủ đã đề ra những mục tiêu về tiền lương
theo các điểm sau :
1. Về tiền lương tối thiểu.
- Tiếp tục thực hiện cơ chế mức lương tối thiểu chung là mức sàn thấp nhất
để làm căn cứ điều chỉnh các quan hệ xã hội theo Bộ luật Lao động và căn
cứ quy định đóng - hưởng bảo hiểm xã hội.
24
Bài tập lớn Kinh tế Vĩ mô
Nguyễn Thị Hồng Ngọc QKT 51 – ĐH2
- Trong từng khu vực, cho phéo áp dụng mức lương tối thiểu khác nhau,
bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu chung. Đối với khu vực hành chính
nhà nước, căn cứ vào khả năng ngân sách, từng bước điều chỉnh mức lương
tối thiểu cao hơn mức lương thiểu sàn để đảm bảo cho cán bộ, công chức có
thu nhập ở mức trung bình khá trong xã hội.
- Đối với doanh nghiệp nhà nước, tùy thuộc vào mức tăng năng suất lao
động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, tùy kết quả hoạt động dịch vụ và
khả năng tự bảo đảm kinh phí mà quyết định mức lương tối thiểu áp dụng
trong đơn vị.
- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mức lương tối thiểu được
quy định riêng sao cho đảm bảo quyền lợi và cuộc sống của người lao động
Việt Nam.
2. Về quan hệ tiền lương (tối thiểu – trung bình - tối đa).
Từ tháng 10 năm 2004, điều chỉnh quan hệ tiền lương tối thiểu - trung
bình - tối đa từ 1 - 1,78 – 8,5 đến 1 – 2,34 – 10 (áp dụng cho chuyên gia cao
cấp bậc 3).
Theo đó, mức lương trung bình của một người tốt nghiệp đại học hết tập
sự (kỹ sư bậc một) tăng thêm 31,5% (từ 1,78 lên 2,34), mức lương tối đa của
chuyên gia cao cấp bậc 3 tăng 17,6% (từ 8,5 lên 10).
3. Về hệ thống thang lương, bảng lương.
- Đối với cán bộ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) : thực hiên nguyên tắc lương
chuyên môn cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo. Giao ban cán sự Đảng
25