Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Xây dựng công nghệ xử lý nước rác cho các bãi chôn lấp qui mô thị xã, thị trấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 216 trang )



BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

BTNMT
TCMT








BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC RÁC CHO CÁC
BÃI CHÔN LẤP QUI MÔ THỊ XÃ, THỊ TRẤN

Năm 2009-2010




Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Tiến Sỹ











8964



Hà Nội, 2010



BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG







BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC RÁC CHO CÁC
BÃI CHÔN LẤP QUI MÔ THỊ XÃ, THỊ TRẤN



Ngày … tháng……năm…… Ngày … tháng……năm……
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu) (Họ tên, chữ ký, đóng dấu)











ThS. Nguyễn Tiến Sỹ



Ngày … tháng……năm…… Ngày … tháng……năm……
CHỦ TỊCH HỘI ĐÔNG ĐÁNH GIÁ
NGHIỆM THU
TL. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
(Họ tên, chữ ký, đóng dấ
u) (Họ tên, chữ ký, đóng dấu)











ThS. Nguyễn Duy Hùng TS. Nguyễn Đắc Đồng



Hà Nội, 2010




i
MỤC LỤC

MỤC LỤC I
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT IV
DANH MỤC BẢNG V
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ VII
TÓM TẲT X
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH XV
MỞ ĐẦU 1
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7
6. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI 8
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM NƯỚC RÁC TỪ CÁC BÃI CHÔN LẤP QUI MÔ
THỊ XÃ, THỊ TRẤN Ở VIỆT NAM 10

1.1. BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN VÀ SỰ HÌNH THÀNH NƯỚC RÁC
TRONG BÃI CHÔN LẤP 10
1.1.1. Tổng quan về chôn lấp chất thải rắn 10
1.1.2. Sự hình thành nước rác trong bãi chôn lấp chất thải rắn 14
1.1.3. Cân bằng nước trong bãi chôn lấp - khối lượng nước rác 17
1.1.4. Đặc điểm thành phần nước rác từ các bãi chôn lấp chất thải rắn 25
1.2. KHẢO SÁT THÀNH PHẦN NƯỚC RÁC TẠI MỘT SỐ BÃI CHÔN LẤP
QUI MÔ VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM 34
1.2.1. Mục tiêu và nội dung công tác khảo sát 34
1.2.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát 35
1.2.3. Phương pháp khảo sát 35
1.2.4 Kết quả khảo sát 36
1.2.5 Kết luận chung về nội dung khảo sát diễn biến 42
1.3. DỰ BÁO ĐẶC ĐIỂM NƯỚC RÁC CỦA CÁC BÃI CHÔN LẤP QUI MÔ
THỊ XÃ, THỊ TRẤN Ở VIỆT NAM 44
1.3.1. Đặc điểm thị xã, thị trấn 44
1.3.2. Dự báo khối lượng nước rác của các bãi chôn lấp qui mô thị xã, thị trấn
ở Việt Nam 46

1.3.3. Dự báo thành phần nước rác của các bãi chôn lấp qui mô thị xã, thị trấn
48






ii
1.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT
NƯỚC RÁC TẠI CÁC BÃI CHÔN LẤP QUI MÔ THỊ XÃ, THỊ TRẤN Ở VIỆT
NAM 49
1.4.1. Mục tiêu của các giải pháp 49
1.4.2. Giải pháp ngoài bãi chôn lấp – các vấn đề quản lý tổng hợp chất thải
rắn 50

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC RÁC
TẠI VIỆT NAM 53

2.1. CÁC VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM KHI LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
NƯỚC RÁC 53
2.1.1. Xu hướng phát triển công nghệ xử lý nước rác 53
2.1.2. Mức độ xử lý 54
2.1.3. Biện pháp đối phó với diễn biến của nước rác 55
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC RÁC 55
2.2.1 Phương pháp vật lý, hoá - hóa lý 56
2.2.2. Phương pháp sinh học 64
2.2.3. Các quá trình làm sạch trong điều kiện tự nhiên 67
2.3. TÌNH HÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC RÁC TẠI VIỆT NAM 70
2.3.1. Hệ thống hoá các công nghệ, kỹ thuật chính trong các hệ thống xử lý
nước rác áp dụng tại Việt Nam 70

2.3.2 Đánh giá các hệ thống xử lý 72
2.4. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC RÁC CHO CÁC BÃI CHÔN LẤP
QUI MÔ THỊ XÃ, THỊ TRẤN TẠI VIỆT NAM 76
2.4.1. Căn cứ đề xuất 76
2.4.2. Đề xuất công nghệ 76

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 78
3.1. PHƯƠNG ÁN THỰC NGHIỆM 78
3.1.1. Mục tiêu nghiên cứu thực nghiệm 78
3.1.2. Xác định phương án nghiên cứu thực nghiệm 78
3.1.3. Xác định đối tượng nghiên cứu 79
3.1.4. Nội dung nghiên cứu thực nghiệm 81
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 81
3.2.1. Nghiên cứu hệ tiền xử lý - lắng 81
3.2.2. Thí nghiêm hệ xử lý yếm khí UASB 90
3.2.3. Thí nghiệm mô hình hệ xử lý hiếu khí SBR - PACT 100
3.2.4. Thí nghiệm mô hình hệ xử lý tự nhiên 120
3.2.5. Thí nghiệm Jar-test 139
3.3. ĐÁNH GIÁ VỀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 148
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC RÁC XÂY DỰNG
MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM LÝ THUYẾT 150

4.1. ĐỀ XUẤT SƠ ĐỒ DÂY CHUYÊN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC RÁC CHO
CÁC BÃI CHÔN LẤP QUI MÔ THỊ XÃ, THỊ TRẤN Ở VIỆT NAM 150




iii
4.1.1. Sơ đồ 1 - Dây chuyền công nghệ đề xuất theo công nghệ nghiên cứu 150
4.1.2. Nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống 150
4.1.3. Qui trình khởi động toàn bộ dây chuyền công nghệ 153
4.1.4. Đánh giá một số đặc điểm và phạm vi áp dụng của sơ đồ dây chuyền
công nghệ đề xuất 154

4.1.5. Đề xuất một số sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước rác 156

4.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM LÝ THUYẾT - THIẾT KẾ ĐIỂN
HÌNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC RÁC 158
4.2.1. Khái niệm và mục tiêu xây dựng mô hình thử nghiệm lý thuyết 158
4.2.2. Các thông số công nghệ cơ bản của Mô hình thử nghiệm lý thuyết 159
4.2.3. Bản vẽ thiết kế công nghệ 161
4.2.4. Khái toán chi phí đầu tư, chi phí vận hành 168
4.2.5. Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật – đánh giá tính khả thi của hệ
thống 171

4.3. KẾT LUẬN CHUNG VỀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ VÀ MÔ HÌNH 173
4.3.1. Kết quả đạt được 173
4.3.2. Hạn chế 173
CHƯƠNG V: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 174
5.1. SẢN PHẨM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI VÀ YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG 174
5.2. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM VÀ THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 175
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 179
1. KẾT LUẬN 179
2. KIẾN NGHỊ 180
LỜI CẢM ƠN 182
TÀI LIỆU THAM KHẢO 183
PHẦN TIẾNG VIỆT 183
PHẦN TIẾNG NƯỚC NGOÀI 184
PHỤ LỤC 186
PHỤ LỤC 1. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHÒNG THÍ NGHIỆM 186
PHỤ LỤC 2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI 197




iv

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BCL
: Bãi chôn lấp
(Landfill)
BOD
: Nhu cầu ôxy sinh hoá
(Biochemical oxygen demand)
BHT
: Bùn hoạt tính
(Activated sludge)
COD
: Nhu cầu ôxi hoá học
(Chemical oxygen demand)
CTR
: Chất thải rắn
(Solid waste)
DO
: Ôxy hoà tan
(
Dissolved oxygen)
PAC
: Chất keo tụ
(Polyaluminium chloride)
PAC
: Than hoạt tính dạng bột
(Powder activated carbon)
PACT
: Kỹ thuật than hoạt tính dạng bột
(Powder activated carbon technology )

QCVN
: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia
(National Technical Regulation)
SBR
: Bể phản ứng theo mẻ
(Sequence batch reactor)
TSS
: Tổng chất rắn lơ lửng
(Total suspended solid)
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
(Vietnamese standard)
T-N
: Tổng Nitơ
(Total Nitrogen)
T-P
: Tổng Phốtpho
(Total phosphorous)
TP
: Thành phố
(City)
UASB
: Bể phản ứng dòng chảy ngược qua lớp bùn kỵ khí
(Upflow anaerobic sludge blanket )




v
DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1. Hệ số thoát nước bề mặt với các loại đất phủ [10] 19
Bảng 1.2. Thành phần hóa học của các thành phần cháy được trong CTR [10] 22
Bảng 1.3. Thành phần phân loại chất thải rắn đô thị [10] 22
Bảng 1.4. Thành phần nước rác từ các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt (Ehrig, 1990;
Kruse, 1994) 30
Bảng 1.5. Sự biến thiên nồng độ chất ô nhiễm trong nước rỉ rác theo tuổi (Chian and
DeWalle,1976, 1977a) 31
Bả
ng 1.6. Thành phần nước rác bãi chôn lấp Đông Thạnh (CENTENMA, 2002) 32
Bảng 1.7. Thành phần nước rác tại bãi chôn lấp Nam Sơn – Hà Nội (Viện Công
nghệ Môi trường, 2002-2005) 33
Bảng 1.8. Thành phần nước rác tại Khu xử lý chất thải thị trấn Quất Lâm 38
Bảng 1.9. Thành phần nước rác tại Khu chứa và xử lý rác thải TP Thái Nguyên 41
Bảng 1.10. Lượng chất thải rắn phát sinh và tỷ lệ thu gom (QCVN 01: 2008/BXD)
45
Bảng 1.11. Qui mô bãi chôn lấp ch
ất thải rắn đô thị (QCVN 07: 2010/BXD) 45
Bảng 1.12. Dự báo thành phần nước rác qua các giai đoạn vận hành BCL 49
Bảng 2.1. Các cơ chế xử lý ô nhiễm trong bãi lọc ngập nước 70
Bảng 2.2. Các công nghệ, kỹ thuật xử lý nước rác tại Việt Nam 71
Bảng 3.1. Kết quả xử lý mẫu nước rácNR2 bằng kĩ thuật SBR – PACT. Ảnh hưởng
của liều lượng PAC 112
Bảng 3.2. Kết quả
xử lý mẫu nước rác NR3 bằng kĩ thuật SBR – PACT. Ảnh hưởng
của liều lượng PAC 114
Bảng 3.3. Kết quả xử lý mẫu nước rác NR4 bằng kĩ thuật SBR – PACT, ảnh hưởng
của liều lượng PAC 114
Bảng 3.4. Kết quả xử lý xây dựng hằng số vận tốc 117
Bảng 3.5. Cơ chế xử lí các thành phần ô nhiễm 121

Bảng 3.7. K
ết quả tăng trưởng của cây (khối lượng ướt) 125
Bảng 3.8. Đặc trưng nước rác sau SBR 141
Bảng 3.9. Kết quả keo tụ bằng phèn nhôm Al2(SO4)3.18H2O 142
Bảng 3.10. Kết quả keo tụ bằng PAC (TQ) 144




vi
Bảng 3.11. Kết quả keo tụ bằng PAC + A101 (2g/L) 146
Bảng 4.1. Thành phần nước rác đầu vào 160
Bảng 4.2. Thành phần nước rác đầu ra 160
Bảng 4.3. Tổng hợp chi phí xây dựng Mô hình thử nghiệm lý thuyết hệ thống xử lý
nước rác 30m
3
/ngày 168
Bảng 4.4. Tổng hợp chi phí thiết bị Mô hình thử nghiệm lý thuyết hệ thống xử lý
nước rác 30m
3
/ngày 169
Bảng 4.5. Tổng hợp dự toán chi phí đầu tư Mô hình thử nghiệm lý thuyết hệ thống
xử lý nước rác 30m
3
/ngày 170
Bảng 4.6. Tổng hợp chi phí xử lý một nămMô hình thử nghiệm lý thuyết hệ thống
xử lý nước rác 30m
3
/ngày 171
Bảng 4.7. Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế kỹ thuât 172

Bảng 5.1 Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm 174





vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Sơ đồ thành phần cấu tạo của một bãi chôn lấp hợp vệ sinh 11
Hình 1.2. Quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm của nước rác 15

Hình 1.3. Sơ đồ cân bằng nước rác trong bãi chôn lấp 18
KXĐ 22
Hình 1.4. Các giai đoạn phát triển của vi sinh vật theo nhiệt độ [10] 25
Hình 1.5. Các giai đoạn (pha) và diễn biến thành phần nước rác và khí bãi rác theo
thời gian (Christensen, T.H., Kjeldsen, 1989)
26
Hình 1.6. Sơ đồ công nghệ Khu xử lý chất thải thị trấn Quất Lâm 37
Hình 1.7. Đồ thị diễn biến thành phần nước rác theo thời gian tại Khu xử lý chất
thải thị trấn Quất Lâm
39
Hình 1.7. Đồ thị diễn biến thành phần nước rác theo thời gian tại Khu chứa và xử lý
rác thải thành phố Thái Nguyên
42
Hình 2.1. Bể tuyển nổi kết hợp cô đặc bùn 58
Hình 2.2. Bể điều hoà 59
Hình 2.3. Các bước hình thành bông cặn 62
Hình 2.4. Cỏ Vetivercó thể xử lý nước rác (Ngô Hoàng Văn,2009) 67
Hình 3.1. Mô hình tiền xử lý 83

Hình 3.2 Hiệu quả loại bỏ SS đợt thí nghiệm lần 1 trong đợt lấy mẫu lần 1 85
Hình 3.3. Hiệu quả loại bỏ SS đợt thí nghiệm lần 2 với mẫu lấy lần 1 85
Hình 3.4 Hiệu suất loại bỏ SS trong đợt lấy mẫu lần 2 86
Hình 3.5 Hiệu suất loại bỏ SS trong đợt lấy mẫu lần 3 86
Hình 3.6 Hiệu quả loại bỏ COD Hiệu quả loại bỏ COD đợt thí nghiệm lần 1 trong
đợt lấy mẫu lần 1
87
Hình 3.7. Hiệu quả loại bỏ COD đợt thí nghiệm lần 2 trong đợt lấy mẫu lần 1 88
Hình 3.8. Hiệu quả loại bỏ COD đợt thí nghiệm đợt lấy mẫu lần 2 88
Hình 3.9. Hiệu quả loại bỏ COD đợt thí nghiệm đợt lấy mẫu lần 3 89
Hình 3.10. Sơ đồ bể xử lí yếm khí kiểu UASB và hình hạt bùn 92
Hình 3.11. Sơ đồ mô hình hệ thí nghiệm UASB 94
Hình 3.12. Hiệu quả loại bỏ COD hòa tan với nước rác pha loãng 10 lần 96
Hình 3.13. Quan hệ tải lượng và năng suất xử lí COD với nước rác pha loãng 10 lần
96




viii
Hình 3.14. Hiệu quả loại bỏ COD hòa tan với nước rác pha loãng 8 lần 97
Hình 3.15. Quan hệ tải lượng và năng suất xử lí COD với nước rác pha loãng 8 lần
97
Hình 3.16. Hiệu quả loại bỏ COD hòa tan với nước rác không pha loãng 97
Hình 3.17. Tải lượng và năng suất xử lí COD hòa tan với nước rác không pha loãng
98
Hình 3.18. Sơ đồ hệ thống SBR phòng thí nghiệm 104
Hình 3.19. Diễn biến độ kiềm và các chỉ tiêu N, không bổ sung P 107
Hình 3.20. Diễn biến độ kiềm và các chỉ tiêu N, pha loãng 2/8, có bổ sung P 108
Hình 3.21. Diễn biến độ kiềm và các chỉ tiêu N, pha loãng 4/6, có bổ sung P 108

Hình 3.22. Diễn biến độ kiềm và các chỉ tiêu , pha loãng 6/4, có bổ sung P 109
Hình 3.23. Diễn biến độ kiềm và các chỉ tiêu N, pha loãng 8/2 có bổ sung P 110
Hình 3.24. Kết quả xử lý mẫu nước rác NR2 bằng kĩ thuật SBR – PACT - Ảnh
hưởng của liều lượng PAC (trục tung là nồng độ, đơn vị mg/l; trục tung trái là
mgN/l; phải là COD, mg O2/L và độ màu)
112
Hình 3.25. Kết quả xử lý mẫu nước rác NR3 bằng kĩ thuật SBR – PACT , ảnh
hưởng của liều lượng PAC
113
Hình 3.26. Kết quả xử lý mẫu nước rác NR4 bằng kĩ thuật SBR – PACT , ảnh
hưởng của liều lượng PAC
114
Hình 3.27. Diễn biến các chỉ tiêu N và độ kiềm theo thời gian, có bổ sung P (từ 0
đến 3h công đoạn khuấy; từ 3-9h là công đoạn sục khí; 9-10h là lắng)
116
Hình 3.28- Hệ bãi lọc trồng cây thí nghiệm (các loại cây được sử dụng: dong riềng,
thủy trúc, cỏ lác)
123
Hình 3.29. Đồ thị diễn biến N- NH4+ theo thời gian 126
Hình 3.30. Đồ thị diễn biến NO2- theo thời gian 127
Hình 3.31. Đồ thị diễn biến NO3 127
Hình 3.32. Đồ thị diễn biến T-N theo thời gian 128
Hình 3.33. Đồ thị diễn biến T-P theo thời gian 129
Hình 3.34. Diễn biến COD không lọc theo thời gian trong hệ trồng 3 cây, xử lí màu
ở thời gian t
t1
129
Hình 3.35. Diễn biến độ màu theo thời gian trong hệ trồng 3 cây 130
Hình 3.36. Diễn biến SS theo thời gian trong hệ trồng 3 cây 130
Hình 3.37. Diễn biến N-NH4+ theo thời gian trong hệ rau muống Nhật 134





ix
Hình 3.38. Diễn biến N-NO3- theo thời gian trong hệ rau muống Nhật, khả năng xử
lí NO2- của của rau muống Nhật
135
Hình 3.39. Diễn biến N-NO2- theo thời gian trong hệ rau muống Nhật 135
Hình 3.40. Diễn biến TN theo thời gian trong hệ rau muống Nhật 136
Hình 3.41. Diễn biến COD theo thời gian trong hệ rau muống Nhật 137
Hình 3.41. Diễn biến COD theo thời gian trong hệ rau muống Nhật 137
Hình 3.42. Diễn biến độ màu theo thời gian trong hệ rau muống Nhật 138
Hình 3.43. Diễn biến độ màu theo thời gian trong hệ rau muống Nhật 138
Hình 3.45. Khả năng xử lí màu, COD của phèn nhôm 143
Hình 3.46. Hiệu suất xử lí màu, COD của phèn nhôm 143
Hình 3.47. Khả năng xử lí màu, COD của PAC 145
Hình 3.48. Hiệu suất xử lí màu, COD của PAC 145
Hình 3.49. Khả năng xử lí màu, COD của hệ PAC+A101 147
Hình 3.50. Hiệu suất xử lí màu, COD của hệ PAC+A101 147
Hình 4.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước rác cho các bãi chôn lấp qui mô
thị xã, thị trấn
150
Hình 4.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước rác cho các bãi chôn lấp qui mô
thị xã, thị trấn – Sơ đồ 2
156
Hình 4.3. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước rác cho các bãi chôn lấp qui mô
thị xã, thị trấn – Sơ đồ 3
157
Hình 4.4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước rác cho các bãi chôn lấp qui mô

thị xã, thị trấn – Sơ đồ 4
158
Hình 4.5. Sơ đồ dây chuyền công nghệ trạm xử lý nước rác - Công suất 30m3/ngày
162
Hình 4.6. Mặt bằng công nghệ trạm xử lý nước rác - Công suất 30m3/ngày 163
Hình 4.7. Hồ điều hoà - lắng sơ bộ 164
Hình 4.8. Hồ chứa nước pha loãng - dự phòng 165
Hình 4.9. Bể SBR 166
Hình 4.10. Bãi lọc ngập nước trồng cây 167





x
TÓM TẲT

Chất thải rắn và quản lý chất thải rắn là vấn đề nhức nhối mà cả xã hội
đang quan tâm và từng bước giải quyết đặc biệt là ở khu vực các đô thị. Bên
cạnh sự ô nhiễm do chính chất thải rắn thì một vấn đề rất quan trọng phát sinh
từ hoạt động của các bãi chôn lấp chất thải rắn đó là ô nhiễm nước rác. Ô
nhiễ
m nước rác đã được đề cập đến rất nhiều trong nhiều năm qua ở Việt
Nam. Tuy nhiên việc nghiên cứu và xử lý nước rác cũng mới được thực hiện
khoảng 20 năm trở lại đây và hầu hết là những giải pháp xử lý tình huống cho
các bãi chôn lấp ở các đô thị lớn. Cả nước hiện nay có trên 750 đô thị trong
đó phần lớn là các thị xã, thị trấn (đ
ô thị loại IV và V). Cũng như ở các đô thị
lớn vấn đề kiểm soát và xử lý nước rác ở các thị xã, thị trấn là thách thức cần
được nghiên cứu giải quyết triệt để. Các công trình nghiên cứu và ứng dụng

công nghệ xử lý nước rác tập trung ở các bãi chôn lấp của các đô thị lớn. Hầu
hết các công nghệ xử lý nước rác đã và đang áp dụng ở Việt Nam là như
ng
công nghệ hiện đại và đắt tiền khó có thể áp dụng cho các bãi chôn lấp ở các
đô thị nhỏ. Một số ít các công nghệ đơn giản và rẻ tiền bằng hệ tự nhiên đã
được nghiên cứu và ứng dụng để xử lý nước rác như: nghiên cứu của Ngô
Hoàng Văn (2009) về khả năng xử lý nước rác của thực vật, hồ thực vật nổi ở
Phước Hiệ
p (thành phố Hồ Chí Minh), bãi lọc trồng cây ở Quất Lâm (tỉnh
Nam Định) hứa hẹn khả năng áp dụng rộng rãi cho điều kiện của các bãi chôn
lấp nhỏ của các thị xã, thị trấn.
Đề tài “Xây dựng công nghệ xử lý nước rác cho các bãi chôn lấp
qui mô thị xã, thị trấn “ được thực hiện để đạt được mục tiêu Đề xuất công
nghệ xử lý nước rác và giải pháp kỹ thu
ật phù hợp với điều kiện các bãi chôn
lấp qui mô thị xã, thị trấn tại Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: nước rác và công nghệ xử lý
nước rác ở các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt. Phạm vi nghiên cứu của
đề tài tập trung vào các bãi chôn lấp của các đô thị loại IV, IV ở Việt Nam và
các công nghệ xử lý nước rác có tính phù hợp với điều kiện củ
a các đô thị
này.




xi
Các phương pháp nghiên cứu trong đề tài được áp dụng một cách linh
hoạt để thực hiện các nội dung nghiên cứu. Mỗi nội dung nghiên cứu có thể
áp dụng nhiều phuơng pháp nghiên cứu. Có thể khái quát các phương pháp

nghiên cứu đã được sử dụng trong đề tài như sau:
+ Phương pháp kế thừa: phân tích các điểm mạnh, điểm yếu trong các
công trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ xử lý nước rác để xác định các
n
ội dung cần nghiên cứu làm sáng tỏ, mặt mạnh để kế thừa, mặt yếu để lựa
chọn nghiên cứu. Kế thừa các thành tựu trong lĩnh vực khoa học cơ bản, các
công trình nghiên cứu về nước rác và công nghệ xử lý nước rác làm cơ sở lý
thuyết cho đề tài.
+ Phương pháp khảo sát hiện trưòng: tổ chức các đợt khảo sát diễn
biến và công nghệ tại các bãi chôn lấp ch
ất thải rắn tại Việt Nam và tiến hành
quan sát thực tế (chụp ảnh, ghi chép) để kiểm chứng các thông tin có được và
nắm vững tình hình.
+ Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu nước rác: thực hiện công tác
lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và phân tích các để thu thập số liệu về chất
lượng nước rác tại các đối tượng khảo sát; lấy mẫu và phân tích mẫu nước rác
trong mô hình thí nghiệ
m để tái hiện các quá trình diễn ra trong các mô hình
làm cơ sở để tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiêm.
+ Phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: đây là phương
pháp quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu; trên cơ sở công nghệ đề
xuất, tiến hành các thí nghiệm trên các mô hình công nghệ trong điều kiện
phòng thí nghiệm để nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý của các mô hình và
xác định các thông số thực nghiệm; kết quả nghiên c
ứu thực nghiệm là cơ sở
để xác định khả năng áp dụng của các công nghệ nghiên cứu vào thực tế.
+ Phương pháp thống kê: thống kê các thông tin dạng số liệu thu thập
được từ các nguồn tài liệu, quá trình khảo sát, thí nghiệm dưới dạng bảng biểu
để tái hiện các qui luật, bản chất của các vấn đề mà số liệu phản ánh; phương
pháp thông kê được sử dụng để tổ

ng hợp các thông tin về thành phần nước rác
từ các từ quá trình khảo sát, quá trình nghiên cứu thực nghiệm.




xii
+ Phương pháp chuyên gia: khi khảo sát hiện trường, tiếp cận và
phỏng vấn các cán bộ kỹ thuật, các cán bộ quản lý tại các địa phương để bổ
sung có chọn lọc các thông tin cần thiết về các đối tượng khảo sát mà các
nguồn thông tin khác không đầy đủ; tại những thời điểm mấu chốt trong quá
trình nghiên cứu, tổ chức hội thảo nội bộ và hội thảo khoa học để mờ
i các
chuyên gia, các đồng nghiệp cùng nhau thảo luận góp ý về cách thức thực
hiện các nội dung và hoàn thiện kết quả nghiên cứu.
+ Phương pháp mô hình hoá: trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, xây
dựng mô hình thử nghiệm cho một bãi chôn lấp chất thải rắn của một thị xã
giả định bao gồm: thiết kế hệ thống xử lý nước rác theo qui phạm về bản vẽ
thiết kế kỹ thu
ật, thiết lập các qui trình khởi động và vận hành hệ thống, xây
dựng khung dự toán chi phí đầu tư, chi phí vận hành, khái toán các chi phí
cho hệ thống theo các qui định hiện hành của Việt Nam; các chỉ tiêu kinh tế
kỹ thuật được xác định qua mô hình là cơ sở để đánh giá tính khả thi của mô
hình công nghệ đã đề xuất.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, theo đề cương được phê duyệt nhóm
nghiên cứu đã thực hiện các n
ội dung sau:
(1) Thu thập, hệ thống hoá các tài liệu của trong và ngoài nước liên
quan đến công nghệ chôn lấp và xử lý nước rỉ rác, kế thừa các thành tựu khoa
học kỹ thuật và quản lý để hệ thống hoá kiến thức, rút kinh nghiệm cho cả

nhóm nghiên cứu.
(2) Chọn đối tượng và khảo sát diễn biến để lường trước những thay
đổi của đối tượng, dự báo thành phần và khối lượng nước rác.
(3) Chọ
n đối tượng và khảo sát công nghệ để đánh giá hiện trạng công
nghệ xử lý ở Việt Nam, làm rõ ưu nhược điểm của mỗi hệ xử lý để rút kinh
nghiệm, làm cơ sở thực tiễn để đề xuất công nghệ.
(4) Tổ chức hội thảo mời chuyên gia góp ý xây dựng mô hình thí
nghiệm trong phòng.
(5) Tiến hành thực nghiệm trên mô hình trong phòng thí nghiệm, xây
dựng tiêu chuẩn thiết kế cho từng đơ
n vị xử lý.




xiii
(6) Tổ chức hội thảo nội bộ nhằm thảo luận, thống nhất lựa chọn các
tiêu chí, thông số thiết kế.
(7) Tổ chức hội thảo mời các chuyên gia đóng góp ý kiến hoàn thiện
kết quả nghiên cứu thực nghiệm từ đó góp ý xây dựng bộ thiết kế mẫu dây
chuyền xử lý nước rác cho các bãi chôn lấp qui mô thị xã, thị trấn.
(8) Xây dựng và hoàn thiện bộ hồ sơ
thiết kế mẫu dây chuyền công
nghệ xử lý nước rác bao gồm: thuyết minh về các tiêu chuẩn thiết kế xác định
được cho mỗi đơn vị xử lý và qui trình công nghệ, bản vẽ thiết kế hệ thống,
dự toán chi phí và đề xuất địa chỉ ứng dụng.
(9) Hội thảo đánh giá kết quả đề tài.
(10) Chỉnh sửa Báo cáo tổng hợp, tổng kết và nghiệm thu đề tài.
Đề

tài đã đạt được một số kết quả đáng chú ý sau:
(a) Tổng quan các nghiên cứu về đặc điểm nước rác ở Việt Nam và trên
thế giới, khảo sát thực tế tại một số BCL trong nước, Đề tài đã tổng hợp được
bộ số liệu về thành phần nước rác của nhiều BCL ở Việt Nam và đưa ra dự
báo đặc điểm nước rác của các BCL qui mô th
ị xã, thị trấn. “Dự báo” đã định
lượng thành phần và nồng độ của các chỉ tiêu chính của nước rác, chỉ ra được
mối quan hệ giữa thành phần và nồng độ của nước rác và các điều kiện vận
hành của BCL.
(b) Tổng quan công nghệ xử lý nước rác ở Việt Nam và trên thế giới,
khảo sát thực tế tại một số BCL trong nước, Đề tài đã hệ thống hoá các dây
chuyền xử lý theo nhóm các công nghệ, kỹ thuật chủ đạo, đánh giá ưu nhược
điểm của các dây chuyền công nghệ và đề xuất nghiên cứu thực nghiệm một
số các công nghệ, kỹ thuật được xem là phù hợp với điều kiện của các BCL
qui mô thị xã, thị trấn. Theo đó, các công trình xử lý áp dụng phương pháp
sinh học kỵ khí (bể UASB, hồ kỵ khí), hiếu khí (bể SBR) có hiệu quả xử

cao đối với nước rác của BCL mới đưa vào hoạt động và hiệu quả giảm xuống
rất nhiều khi BCL hoạt động sau 1 đến 2 năm; các hệ xử lý tự nhiên (bãi lọc
ngập nước trồng cây, hệ thực vật nổi) có khả năng xử lý triệt để với nước rác
đã được xử lý sơ bộ.




xiv
(c) Tiến hành thực nghiệm trong phòng thí nghiệm trên các mô hình đã
đề xuất nghiên cứu cho thấy: các hệ thí nghiệm lắng, UASB, SBR cho hiệu
quả xử lý thấp của đối với nước rác của BCL đã hoạt động lâu năm theo các
chỉ tiêu SS, COD, TN, TP, hiệu quả Nitrat hoá khá cao với hệ SBR; các hệ thí

nghiệm bãi lọc ngập nước trồng cây, hệ hồ thực vật nổi cho hiệu quả xử lý
khá cao và ổn định theo tất cả các ch
ỉ tiêu với nước rác đã qua xử lý bằng hệ
SBR và tiếp tục pha loãng.
(d) Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm, kế thừa các kinh nghiệm
trong lĩnh vực xử lý nước rác trên thế giới và ở Việt Nam, đề tài đã đề xuất vị
trí và vai trò của các kỹ thuật nói trên trong dây chuyền công nghệ xử lý nước
rác cho các bãi chôn lâp qui mô thị xã, thị trấn như sau: Bước 1, hệ lắng và kỵ
khí kế
t hợp trong một công trình với vai trò tiền xử lý; Bước 2, hệ SBR đóng
vài trò xử lý tích cực trong thời gian đầu hoạt động của BCL và xử lý sơ bộ
trong thời gian sau; Bước 2, hệ bãi lọc trồng cây đóng vai trò xử lý triệt để
trong các điều kiện vận hành; Bước 3, hệ hồ thực vật nổi đóng vài trò đánh
bóng và được xem như một hệ dự phòng.
(đ) Sử dụng các công cụ
thiết kế để xây dựng mô hình thử nghiệm lý
thuyết theo sơ đồ công nghệ đã đề xuất cho các BCL qui mô thị xã, thị trấn:
Hồ/bể tiền xử lý - SBR - Bãi lọc ngập nước trồng cây - Hồ thực vật nổi. So
sánh, đánh giá mô hình với các dây chuyền xử lý nước rác hiện có ở Việt
Nam qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho thấy sự phù hợp của công nghệ và
các giải pháp k
ỹ thuật với điều kiện của các thị xã, thị trấn. Sự phù đã được
làm rõ ở các khía cạnh: công nghệ, kỹ thuật áp dụng có tính phố biến do đó dễ
thi công và vận hành; qui trình vận hành có tính linh hoạt cho khả năng thích
ứng với sự biến động lớn về lưu lượng và thành phần của nước rác.
Để các kết quả nghiên cứu có cơ hội đi vào thực tiễn, nhóm nghiên cứ
u
đã đưa ra một số kiến nghị về mức độ sử dụng kết quả nghiên cứu vào công
tác thiết kế các hệ thống xử lý nước rác và kiến nghị hướng giải quyết các vấn
đề còn tồn tại mà trong phạm vi đề tài chưa thể giải quyết.





xv
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH

Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ Nguyễn Tiến Sỹ
Đơn vị công tác: Trung tâm Tư vấn và Công nghệ Môi trường - Tổng cục
Môi trường
TT Họ và tên Đơn vị, chức vụ công tác
1 PGS.TS. Cao Thế Hà
Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu CNMT và PTBV
Trường Đại học KHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội
2 ThS. Nguyễn Quốc Hoà
Viện khoa học và Kỹ thuật Môi trường
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
3 ThS. Nguyễn Thị Vân Anh
Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường
Tổng Cục Môi trường
4 KS. Nguyễn Lê Nam
Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường
Tổng Cục Môi trường
5 ThS. Bùi Ánh Dương
Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường
Tổng Cục Môi trường
6 KS. Trịnh Ngọc Ánh
Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường
Tổng Cục Môi trường
7 CN. Phạm Hải Bằng

Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường
Tổng Cục Môi trường
8 KS. Dương Vân Anh
Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường
Tổng Cục Môi trường
9 Ths. Võ Thị Thanh Tâm
Trung tâm Nghiên cứu CNMT và PTBV
Trường Đại học KHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội
10 KS. Nguyễn Hữu Quyết
Trung tâm Nghiên cứu CNMT và PTBV
Trường Đại học KHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội




1
MỞ ĐẦU

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế là tốc độ đô thị hoá rất
cao đang diễn ra ở nước ta. Song hành với sự phát triển này, ô nhiễm môi
trường tại các bãi chôn lấp chất thải rắn đã và đang là vấn đề nhức nhối mà cả
xã hội rất quan tâm, đặc biệt là ở khu vực các đô thị. Một mặ
t sự ô nhiễm do
chính chất thải rắn gây ra thì một vấn đề rất quan trọng khác phát sinh từ hoạt
động của các bãi chôn lấp chất thải rắn đó là sự ô nhiễm môi trường do nước
rác. Ô nhiễm nước rác đã được đề cập đến rất nhiều trong nhiều năm qua ở
Việt Nam. Tuy nhiên việc nghiên cứu và xử lý nước rác cũng mới được thực
hiện từ 20 năm trở l
ại đây và hầu hết là những giải pháp để xử lý tình huống

cho các bãi rác ở các đô thị lớn như Hà Nội (bãi rác Nam Sơn), TP Hồ Chí
Minh (bãi rác: Đông Thạnh, Đa Phước, Gò Cát, Phước Hiệp). Cả nước hiện
nay có trên 750 đô thị trong đó phần lớn là các thị xã, thị trấn (đô thị loại IV
và V). Cũng như ở các đô thị lớn vấn đề quản lý bãi chôn lấp chất thả
i rắn
trong đó có kiểm soát và xử lý nước rác ở các thị xã, thị trấn là thách thức cần
được nghiên cứu giải quyết ngay. Đánh giá tình hình nghiên cứu và ứng dụng
công nghệ xử lý nước rác ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay đồng thời xem
xét khả năng áp dụng công nghệ cho các bãi chôn lấp qui mô thị xã, thị trấn
có thể thấy được những vấn đề cần được giải quyết như sau:
 Các kết quả khảo sát nghiên cứu về đặc điểm nước rác ở trong nước
phần lớn là dạng số liệu về thành phần nước rác ở bãi chôn lấp của các
đô thị lớn, thiếu các thông tin về nước rác ở bãi chôn lấp qui mô nhỏ
cấp thị xã, thị trấn phục vụ cho công tác kiểm soát và xử lý nước rác.
Vấn đề đặt ra khi nghiên cứu công nghệ xử lý nuớc rác cho các bãi
chôn l
ấp qui mô thị xã, thị trấn là trước tiên phải nghiên cứu đặc điểm
và diễn biến của nước rác từ các đối tượng này.
 Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ xử lý
nước rác tập trung chủ yếu ở các bãi chôn lấp của các đô thị lớn, hầu




2
hết là nhưng công nghệ tiên tiến và đắt tiền, rất ít các công nghệ phù
hợp với điều kiện của các thị xã, thị trấn. Khi vấn đề xử lý nước rác bắt
đầu được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế thì các kỹ
thuật sinh học kỵ khí và hiếu khí được ứng dụng phổ biến trong các dây
chuyền công nghệ xử lý nước rác và đã phát huy hiệu quả khá cao trong

giai đoạn
đầu hoạt động. Các hệ thống này sau một thời gian vận hành
đã bộc lộ một số nhược điểm những có thể nói đấy là những kỹ thuật
dễ áp dụng và có chi phí có thể chấp nhận đươc trong điều kiện nước
ta. Một số ít các công nghệ đơn giản và rẻ tiền như các hệ tự nhiên đã
được nghiên cứu và ứng dụng để xử lý nướ
c rác như: nghiên cứu của
TS. Ngô Hoàng Văn (2009) về khả năng xử lý nước rác của thực vật,
hồ thực vật nổi ở Phước Hiệp (TP Hồ Chí Minh), bãi lọc trồng cây ở
Quất Lâm (tỉnh Nam Định). Vấn đề đặt ra là cần khi lựa chọn công
nghệ xử lý nước rác cho các bãi chôn lấp qui mô thị xã, thị trấn là tập
trung vào các kỹ thuật, công nghệ phù hợp đáp ứng các yêu cầu: có
tính phổ biến, dễ áp dụng và chi phí thấp, do đó ưu tiên các hệ tự
nhiên.
 Các công trình xử lý nước rác đã và đang hoạt động từ trước đến nay
đều có một nhược điểm chung, đó là mỗi hệ thống chỉ phát huy hiệu
quả trong từng giai đoạn vận hành của bãi chôn lấp. Các hệ thống áp
dụng các kỹ thuật sinh học kỵ khí, hiếu khí chỉ hoạt độ
ng tốt với nước
rác của các bãi chôn lấp mới, các hệ thống áp dụng các kỹ thuật lọc
màng, hoá học, hoá lý hầu hết cũng chỉ được áp dụng để xử lý nước rác
của các bãi chôn lấp lâu năm. Trên thực tế, vào nhiều thời điểm các bãi
chôn lấp tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã phải thay thế, cải tạo các hệ
thống xử lý nước rác. Vấn đề đặt ra khi đề
xuất dây chuyền công nghệ
xử lý nước rác cho các bãi chôn lấp qui mô thị xã, thị trấn là cần nghiên
cứu đề xuất các kỹ thuật, công nghệ có khả năng thích ứng với sự biến
đổi của nước rác trong suốt thời gian vận hành của bãi chôn lấp đồng
thời đưa ra các giải pháp kỹ thuật công trình tương ứng.





3
Đề tài “Xây dựng công nghệ xử lý nước rác cho các bãi chôn lấp
qui mô thị xã, thị trấn “ được thực hiện trên qua các hoạt động nghiên cứu:
tổng quan các thành tựu trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ xử lý nước
rác ở Việt Nam và trên thế giới, đề xuất công nghệ và nghiên cứu trên mô
hình thực nghiệm qui mô phòng thí nghiệm, thiết kế mô hình thử nghiệm lý
thuyết. Hy vọng rằng mô hình công nghệ xử lý nước rác cho các bãi chôn lấp
qui mô thị xã, th
ị trấn và các giải pháp kỹ thuật trong đề tài sớm được áp dụng
vào thực tiễn đồng thời mở ra một hướng nghiên cứu công nghệ xử lý chi phí
thấp góp phần giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm tại các bãi chôn lấp chất thải
rắn ở Việt Nam.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chính:
Đề xuất công nghệ xử lý nước rác và giải pháp kỹ thuật phù hợp với
điều kiện các bãi chôn lấp qui mô thị xã, thị trấn tại Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
1- Kế thừa thành tựu nghiên cứu trong lĩnh vực xử lý nước rác trong
nước và trên thế giới, kết hợp khảo sát các đối tượng trong nước từ đó đề
xuất sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước rác phù hợp các bãi chôn lấp qui
mô thị xã, thị trấn tại Việt Nam;
2- Nghiên cứu th
ực nghiệm trong phòng thí nghiệm từ đó xây dựng các
thông số, tiêu chuẩn thiết kế và qui trình công nghệ cho dây chuyền công
nghệ đề xuất;
3- Lập bộ hồ sơ thiết kế mẫu dây chuyền công nghệ xử lý nước rác và
kiến nghị ứng dụng kết quả .

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Nước rác và công nghệ xử lý nước rác ở các bãi chôn lấp chất thải r
ắn.





4
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu điều kiện hình thành và đặc điểm nước rác phát sinh từ các
bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam, đi sâu nghiên cứu điều kiện
của các thị xã, thị trấn (thị xã, thị trấn là các đô thị loại IV, V được qui định
theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân
loại đô thị) và khảo sát tại 2 bãi chôn lấ
p có qui mô vừa và nhỏ tại Việt Nam
từ 2009 đến 2010, cụ thể như sau:
+ Khu xử lý chất thải thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam
Định.
+ Khu chứa và xử lý rác thải thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
(bãi rác Đá Mài).
Nghiên cứu các công nghệ xử lý nước rác thế giới và ở Việt Nam, đi
sâu nghiên cứu các công nghệ xử lý nước rác đang áp dụng tại các bãi chôn
lấp chất thải rắn sinh hoạt củ
a các thị xã, thị trấn và các công nghệ xử lý nước
rác có khả năng áp dụng trong điều kiện của các thị xã, thị trấn ở Việt Nam và
khảo sát thực tế tại 4 bãi chôn lấp có công nghệ xử lý nước rác phù hợp với
mục tiêu nghiên cứu của đề tài tại Việt Nam từ 2009 đến 2010, cụ thể như
sau:

+ Khu chứa và xử lý rác thải thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
(bãi rác Đá Mài).
+ Khu chứa và xử
lý rác thải thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá
(bãi rác Cồn Quán).
+ Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên -
Huế (bãi rác Thuỷ Phương).
+ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc thành phố, thành phố Hồ
Chí Minh (bãi rác Phước Hiệp).
Nghiên cứu thực nghiệm qui mô phòng thí nghiệm trên các mô hình
công nghệ xử lý nước rác trong thời gian 8 tháng của năm 2010. Các chế độ
vận hành và kiểm soát đuợc thực hiện trong điều kiện phòng thí nghi
ệm.




5
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp nghiên cứu trong đề tài được áp dụng một cách linh
hoạt để thực hiện các nội dung nghiên cứu. Mỗi nội dung nghiên cứu có thể
áp dụng nhiều phuơng pháp nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu đã được sử dụng trong đề tài được khái quát như sau:
Phương pháp kế thừa
Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu trong các công trình nghiên cứu và
ứng dụng công nghệ xử
lý nước rác để xác định các nội dung cần nghiên cứu
làm sáng tỏ, mặt mạnh để kế thừa, mặt yếu để lựa chọn nghiên cứu. Kế thừa
các thành tựu trong lĩnh vực khoa học cơ bản, các công trình nghiên cứu về
nước rác và công nghệ xử lý nước rác làm cơ sở lý thuyết cho đề tài.

Phương pháp khảo sát hiện trưòng
Tổ chức các đợt khảo sát diễn biến và công nghệ tạ
i các bãi chôn lấp
chất thải rắn tại Việt Nam và tiến hành quan sát thực tế (chụp ảnh, ghi chép)
để kiểm chứng các thông tin có được và nắm vững tình hình.
Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu nước rác
Thực hiện công tác lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và phân tích các để
thu thập số liệu về chất lượng nước rác tại các đối tượng khảo sát.
Lấy mẫu và phân tích mẫu nước rác trong mô hình thí nghiệm
để tái
hiện các quá trình diễn ra trong các mô hình làm cơ sở để tổng hợp kết quả
nghiên cứu thực nghiêm.
Qui trình lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản, phân tích mẫu được thực hiện
theo tiêu chuẩn của Việt Nam và một số phương pháp pháp phân tích mẫu
được công nhận trên phạm vi quốc tế.
Phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm
Đây là phương pháp quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu. Trên
cơ sở công nghệ đề xu
ất, tiến hành các thí nghiệm trên các mô hình công nghệ
trong điều kiện phòng thí nghiệm để nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý của
các mô hình và xác định các thông số thực nghiệm. Các mô hình thí nghiệm




6
là các mô phỏng vật lý các công nghệ, kỹ thuật được vận hành và kiểm soát
các thông số theo các chế độ khác nhau để đạt được mục tiêu nghiên cứu. Kết
quả nghiên cứu thực nghiệm là cơ sở để xác định khả năng áp dụng của các
công nghệ nghiên cứu vào thực tế.

Phương pháp thống kê
Thống kê các thông tin dạng số liệu thu thập được từ các nguồn tài liệu,
quá trình khảo sát, thí nghiệm dưới d
ạng bảng biểu để tái hiện các qui luật,
bản chất của các vấn đề mà số liệu phản ánh. Phương pháp thông kê được sử
dụng để tổng hợp các thông tin về thành phần nước rác từ các từ quá trình
khảo sát, quá trình nghiên cứu thực nghiệm.
Phương pháp chuyên gia
Có hai hình thức chủ yếu của phương pháp này được sử dụng là phỏng
vấn và phương pháp hội đồng (hội thảo).
- Trong các đợt kh
ảo sát, tiếp cận và phỏng vấn các cán bộ kỹ thuật, các
cán bộ quản lý tại các địa phương để bổ sung có chọn lọc các thông tin cần
thiết về các đối tượng khảo sát mà các nguồn thông tin khác không đầy đủ.
- Tại những thời điểm mấu chốt trong quá trình nghiên cứu, tổ chức hội
thảo nội bộ và hội thảo khoa học để mời các chuyên gia, các đồng nghiệp
cùng nhau thảo lu
ận góp ý về cách thức thực hiện các nội dung và hoàn thiện
kết quả nghiên cứu.
Phương pháp mô hình hoá – xây dựng Mô hình thử nghiệm lý thuyết
Công nghệ xử lý nước rác cho các bãi chôn lấp qui mô thị xã, thị trấn là
đối tượng mới. Việc áp dụng các kết quả nghiên cứu công nghệ của đề tài
chưa có điều kiện áp dụng trên thực tế thì việc xây dựng mô hình thử nghiệm
lý thuyết là giải pháp chấp nhận
được. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu xây
dựng mô hình thử nghiệm cho một bãi chôn lấp chất thải rắn của một thị xã
giả định bao gồm: thiết kế hệ thống xử lý nước rác theo qui phạm về thiết kế
kỹ thuật, thiết lập các qui trình khởi động và vận hành hệ thống, xây dựng
khung dự toán chi phí đầu tư, chi phí vận hành và khái toán các chi phí cho hệ
thống theo các qui định về

quản lý chi phí hiện hành của Việt Nam. Các chỉ




7
tiêu kinh tế kỹ thuật được xác định qua mô hình là cơ sở để đánh giá tính khả
thi của mô hình công nghệ đã đề xuất.
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung triển khai năm 2009
(1) Thu thập, hệ thống hoá các tài liệu của trong và ngoài nước liên
quan đến công nghệ chôn lấp và xử lý nước rỉ rác, kế thừa các thành tựu khoa
học kỹ thuật và quản lý để hệ thống hoá kiến thức, rút kinh nghiệm cho cả
nhóm nghiên cứ
u.
(2) Chọn đối tượng và khảo sát diễn biến: để lường trước những thay
đổi của đối tượng, dự báo thành phần và khối lượng nước rác.
(3) Chọn đối tượng và khảo sát công nghệ: để đánh giá hiện trạng công
nghệ xử lý ở Việt Nam, làm rõ ưu nhược điểm của mỗi hệ xử lý để rút kinh
nghiệm, làm cơ sở thực tiễn để đề xu
ất công nghệ.
(4) Tổ chức hội thảo mời chuyên gia góp ý xây dựng mô hình thí
nghiệm trong phòng, báo cáo kết quả thực hiện năm thứ nhất.
Nội dung triển khai năm 2010
Tiếp tục khảo sát và cập nhật vào kết quả các nội dung (1), (2) và (3)
(5) Tiến hành thực nghiệm trên mô hình trong phòng thí nghiệm, xây
dựng tiêu chuẩn thiết kế cho từng đơn vị xử lý.
(6) Tổ chức hội thảo nội bộ nhằm th
ảo luận, thống nhất lựa chọn các
tiêu chí, thông số thiết kế.

(7) Tổ chức hội thảo mời các chuyên gia đóng góp ý kiến hoàn thiện
kết quả nghiên cứu thực nghiệm từ đó góp ý xây dựng bộ thiết kế mẫu dây
chuyền xử lý nước rác cho các bãi chôn lấp qui mô thị xã, thị trấn.
(8) Xây dựng và hoàn thiện bộ hồ sơ thiết kế mẫu dây chuyền công
nghệ xử lý nướ
c rác bao gồm: thuyết minh về các tiêu chuẩn thiết kế xác định
được cho mỗi đơn vị xử lý và qui trình công nghệ, bản vẽ thiết kế hệ thống,
dự toán chi phí và đề xuất địa chỉ ứng dụng.




8
(9) Hội thảo đánh giá kết quả đề tài.
(10) Chỉnh sửa Báo cáo tổng hợp, tổng kết và nghiệm thu đề tài.
6. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI
Các tài liệu giao nộp bao gồm:
(1) Báo cáo chuyên đề từ 1 đến 18: 18 báo cáo
(2) Báo cáo kết quả thực hiện năm 2009: 01 báo cáo
(3) Báo cáo kết quả khảo sát: 01 báo cáo
(4) Báo cáo tổng hợp đề tài: 01 báo cáo
Các sản phẩm giao nộp và yêu cầu khoa học dự kiến đạt được theo
bảng dướ
i đây:
Sản phẩm và yêu cầu khoa học dự kiến đạt được
STT Tên dạng sản phẩm Yêu cầu khoa học dự kiến đạt được Ghi chú
1
Bộ số liệu chất lượng nước
rỉ rác trước và sau khi xử lý
của các đối tượng khảo sát

-Thể hiện đặc tính nước rỉ rác trong
các bãi chôn lấp đã khảo sát;
-Thể hiện hiệu quả hoạt động của các
dây chuyền xử lý nước rỉ rác đã khảo
sát

2
Báo cáo phân tích kết quả
khảo sát diễn biến và khảo
sát công nghệ
-Đánh giá được sự liên quan giữa
điều kiện chôn lấp và chất lượng
nước rỉ rác
-Đánh giá được ưu, nhược điểm của
dây chuyền công nghệ và qui trình
vận hành

3 Báo cáo phân tích kết quả
thí nghiệm trong phòng
Thể hiện mối quan hệ giữa chỉ tiêu
phân tích với các điều kiện thí
nghiệm qua hệ thống bảng, biểu

4
Tiêu chuẩn thiết kế cho các
công trình đơn vị (đề xuất
Xác định được tiêu chuẩn thiết kế cho
các công trình đơn vị tương ứng với


×