Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

PHÂN TÍCH NGÀNH SỮA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.85 KB, 16 trang )

BÀI TẬP
MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
PHÂN TÍCH NGÀNH SỮA













GVGD : Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Phước
ID: 11752310
Đà Nẵng, 5/12/2012










I. TỔNG QUAN NGÀNH


1.1 Định nghĩa :
Sữa là một chất lỏng màu trắng đục được tạo ra bởi con cái của động vật có vú
(bao gồm cả động vật đơn huyệt). Khả năng tạo ra sữa là một trong những đặc điểm
phân định động vật có vú. Sữa được tạo ra làm nguồn dinh dưỡng ban đầu cho các con
sơ sinh ăn trước khi chúng có thể tiêu hóa các loại thực phẩm khác. Sữa được tiết ra
ban đầu gọi là sữa non có chứa các kháng thể từ mẹ để cung cấp cho con non, do đó
sữa non giúp con non giảm nguy cơ bị nhiễm một số bệnh. Vú của con cái của động
vật có vú là một phần của cấu trúc thân thể cơ bản của động vật có vú. Sự tiết sữa chỉ
diễn ra trong một số trường hợp hiếm hoi, về mặt tự nhiên và nhân tạo.
Thành phần chính xác của sữa tươi khác nhau giữa các loài nhưng thành phần
chính của sữa gồm: chất béo, protein, đường lactose, vitamin, khoáng chất và nước.
Con người bắt đầu sử dụng thường xuyên sữa của các loài động vật có vú trong
quá trình thuần hoá chúng, tức từ khi phát minh ra nông nghiệp, hay còn gọi là cuộc
cách mạng thời kỳ đồ đá mới. Tiến trình này xảy ra một cách độc lập ở nhiều nơi trên
thế giới, trong khoảng 9000-7000 năm TCN ở Tây Nam Á cho đến khoảng 3500-3000
năm TNC ở Châu Mỹ. Những con vật cho sữa nhiều nhất - trâu bò, cừu và dê - được
nuôi đầu tiên ở Tây Nam Á, mặc dù bò nhà có nguồn gốc từ các quần thể bò rừng
châu Âu.
Việt Nam vốn không có ngành chăn nuôi trâu bò sữa truyền thống nên không có
các giống trâu bò sữa chuyên dụng đặc thù nào. Chăn nuôi bò sữa xuất hiện ở Việt
Nam từ những năm đầu của thế kỷ XX.
1.2 Tầm quan trọng của ngành SỮA
Sữa là ngành có tác dụng nâng cao sức khỏe của con người, giúp con người
phát triển toàn diện hơn, vì vậy ngành sữa là một trong những ngành quan trọng đối
với cuộc sống hàng ngày của chúng ta

1.3 Lịch sử ngành Sữa Việt Nam
Trong những năm trở lại đây, sữa là một trong những ngành đạt tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm
ở Việt Nam, với mức tăng trưởng doanh thu trung bình trong giai đoạn 2005-2011 đạt

19%/ năm (EMI 2011).
Với một đất nước đang phát triển, có tốc độ đô thị hóa và tăng dân số cao như ở
Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ sữa sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Trước khi tìm
hiểu về ngành sữa Việt Nam, cần có cái nhìn tổng quát về thị trường sữa thế giới, đặc
biệt là cung-cầu và giá cả nguyên liệu sữa bột, vì hơn 70% nguyên liệu sữa tại Việt
Nam đến từ nhập khẩu.
Thị trường sữa thế giới.
Bảng 1: Thị trường sữa thế giới
Năm 2008 2009 2010 9/2010
Tổng sản lượng sữa
(triệu tấn)
691.7 700.9 713.6 1.8%
Tổng thương mại
(triệu tấn)
40.5 38.6 40.6 5.2%
Nhu cầu các nước
đang phát triển
(kg/đầu người/năm)
65.6 65.7 67.2 2.2%
Nhu cầu các nước phát
triển (kg/đầu
người/năm)
246 248 247.6 -0.2%

(Nguồn: FAO 2009)
Sản xuất sữa thế giới trong năm 2009 ước đạt 701 triệu tấn, tăng 1% so với năm
ngoái. Tốc độ tăng trưởng sản xuất ở các nước đang phát triển nhanh hơn các nước
phát triển, và rõ nét hơn vào năm 2010, với dự kiến là tăng trưởng ở các nước đang
phát triển sẽ là 4% so với sản lượng không mấy thay đổi ở các nước phát triển. Sản
xuất sữa năm 2010 sẽ tăng khoảng 2% lên 714 triệu tấn (Bảng 1).

Tổng thương mại sữa thế giới năm 2009 sụt giảm 4,6% so với năm 2008,
nguyên nhân chủ yếu là do tác động của cuộc suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, dự báo
năm 2010, tổng thương mại sữa thế giới có thể bằng mức của năm 2008, đạt khoảng
40.6 triệu tấn (Bảng 1). Chính nhu cầu về các sản phẩm về sữa tăng nhanh ở các nước
đang phát triển là động lực chính cho tăng trưởng thương mại sữa thế giới trong năm
tới, do nhu cầu này ở các nước phát triển đã ở trong giai đoạn bão hoà.

NGÀNH SỮA VIỆT NAM
Nằm trong xu thế chung của các nước đang phát triển trên thế giới, nhu cầu về
các sản phẩm sữa ở Việt Nam như một nguồn bổ sung dinh dưỡng thiết yếu ngày càng
tăng lên. Điều này có thể thấy qua sự gia tăng doanh số từ sữa của các hãng sản xuất
tại Việt Nam, với tổng doanh thu các mặt hàng sữa tăng ổn định qua các năm. Năm
2009, tổng doanh thu đạt hơn 18.500 tỉ VNĐ vào năm 2009, tăng hơn 14% so với năm
2008. Điều này cho thấy rằng khủng hoảng kinh tế trong 2 năm vừa qua không ảnh
hưởng nhiều đến tiêu thụ sữa tại Việt Nam. Hiện nay, tiêu dùng các sản phẩm sữa tập
trung ở các thành phố lớn, với 10% dân số cả nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh tiêu thụ 78% các sản phẩm sữa (Somers, 2009). Bình quân mức tiêu thụ hàng
năm hiện đạt 9 lít/người/năm, vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực như Thái
Lan (23 lít/ người/ năm) hay Trung Quốc (25 lít/ người/ năm); do đó, theo xu hướng
của các nước này, mức tiêu thụ tại Việt Nam sẽ tăng lên cùng với GDP (VINAMILK
2010). Cùng với nhu cầu về các sản phẩm sữa ngày càng tăng lên tại Việt Nam, thị
trường sữa hiện có sự tham gia của nhiều hãng sữa, cả trong nước và nước ngoài, với
nhiều sản phẩm phong phú.

2. Các sản phẩm sữa ở Việt Nam
Sữa bột là mảng sản phẩm đem lại lợi nhuận cao nhất cho nhà sản
xuất. Cạnh tranh trong ngành sữa diễn ra mạnh nhất ở mảng sữa bột (bao
gồm cả sữa bột công thức và các loại sữa bột khác). Mảng sữa bột, đặc biệt
là các loại sữa bột thuộc phân khúc cao cấp sẽ là đối tượng cạnh tranh của
các hãng, do lợi nhuận của nhà sản xuất/ giá bán lẻ ở mức rất cao, đạt 40%;

và đây cũng là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu các
mặt hàng sữa (Somers 2009). Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt nhất bởi mảng
sản phẩm này bởi có sự tham gia của rất nhiều hãng sữa cả trong nước và
nước ngoài.
2.1. Sữa bột công thức (milk formula)
Sữa bột công thức là sản phẩm sữa bột trẻ em được pha chế theo công
thức đặc biệt thay thế sữa mẹ hoặc được bổ sung những vi chất đặc biệt dành
cho các đối tượng đặc biệt; thường là trẻ em dưới 3 tuổi.
Đây là mảng sản phẩm có tốc độ phát triển nhanh nhất trong ngành
thực phẩm đóng gói, với mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 20,8%
cho giai đoạn 2004-2011. Năm 2011, tổng doanh thu sữa bột công thức đạt
hơn 7.590 tỉ VNĐ, chiếm 37,6% doanh thu toàn ngành sữa, tăng mạnh về cả
nhu cầu và nguồn cung sản phẩm đa dạng (EMI 2011). Các điều kiện kinh
tế-xã hội thay đổi, mức sống dân cư tăng lên, cha mẹ ở Việt Nam ngày càng
có khả năng và muốn loại sản phẩm tốt nhất cho con mình. Đặc biệt ở các
thành phố lớn, người mẹ ít có thời gian hơn để chăm sóc con mình, sữa bột
trẻ em được sử dụng ngày càng nhiều do tiện lợi và đem lại nguồn dinh
dưỡng tốt. Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất khi chọn mua sản phẩm này,
nhất là khi các cha mẹ cẩn thận hơn với các loại sữa có thể bị nhiễm
melamine hoặc có hàm lượng protein thấp. Các loại sữa bột công thức được
chia theo lứa tuổi trẻ em, phổ biến là các lứa tuổi: 0-6 tháng, 6-12 tháng, 1-
2-3 tuổi, và lớn hơn 3 tuổi. Sữa bột công thức được phân cấp rõ ràng giữa
các sản phẩm cao cấp và cấp thấp hơn.
Phân khúc thị trường cao cấp chủ yếu nằm trong tay các hãng sữa
nước ngoài với các dòng sản phẩm sữa nhập khẩu. Có thể kể đến các sản
phẩm như Gain của Abbott, Friso của FrieslandCampina - Dutch Lady Việt
Nam, Enfa của Mead Johnson…; với giá bán thường đắt gấp 2 lần các sản
phẩm cấp thấp hơn cùng loại;. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng nhiều
đến thị phần của các hãng sữa nước ngoài, với tổng thị phần qua các năm
chiếm hơn 70% thị phần sản phẩm sữa bột công thức. Abbott là hãng sữa

chiếm thị phần cao nhất với nhãn hàng Gain, tuy có sụt giảm khoảng 0,1-
0,2% trong những năm qua. Người tiêu dùng đặt nhiều lòng tin hơn vào các
hãng sữa bột ngoại, luôn được coi là đáng tin cậy và có chất lượng tốt hơn
do được sản xuất dưới các điều kiện kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt hơn.
Phân khúc thấp hơn do FrieslandCampina Việt Nam - Dutch Lady
(các sản phẩm sản xuất trong nước) và VINAMILK nắm giữ. Những sản
phẩm của hai hãng này có ưu thế cạnh tranh về giá, do đó có khả năng mở
rộng thị trường ở các khu vực nông thôn. Thị phần của hai công ty này tăng
đều qua các năm, nhờ mạng lưới phân phối rộng và các chiến dịch quảng
cáo, truyền bá thương hiệu sản phẩm. Một trong những chiến dịch quảng cáo
lớn năm 2009 là nhãn hàng Dielac của VINAMILK. Nhằm dành lại thị phần
từ các công ty sữa nước ngoài, VINAMILK muốn gừi thông điệp là Dielac
được sản xuất dành cho nhu cầu dinh dưỡng riêng cho trẻ em Việt Nam, và
chất lượng thì ít nhất bằng các hãng nhập khẩu.

2.2. Sữa uống (drinking milk)
Các sản phẩm sữa uống bao gồm: sữa nước, sữa bột khác (không bao
gồm sữa bột công thức trẻ em), và sữa đậu
nành.
Thị phần các sản phẩm sữa uống trong những năm qua phần lớn thuộc
về Dutch Lady (Friesland Campina) và VINAMILK.
Trong giai đoạn 2004-2006 VINAMILK bị mất dần thị phần về tay
Dutch Lady, tuy nhiên trong những năm gần đây, thị phần về các sản phẩm
sữa uống của VINAMILK tăng trở lại và đạt 25,2% năm 2008, so với 26,6%
của Dutch Lady. Tổng doanh thu sữa uống chiếm khoảng 43% doanh thu
toàn ngành sữa (EMI, 2009). Năm 2009, tốc độ tăng trưởng giá trị doanh thu
so với năm 2008 là 15%, chủ yếu là do giá tăng ở hầu hết các mặt hàng, đạt
gần 8.000 tỉ VNĐ trong năm 2009 (EMI, 2009).
+ Sữa nước. Sữa nước bao gồm sữa tươi nguyên chất (được làm từ
100% sữa tươi) và sữa tiệt trùng (được chế biến từ sữa bột nhập khẩu). Do

nguồn nguyên liệu trong nước hạn chế, các sản phẩm sữa tiệt trùng hiện
chiếm phần lớn trong tiêu thụ sữa nước. VINAMILK và Dutchlady là 2 công
ty chiếm phần lớn thị phần sữa nước, với sữa nước dành cho trẻ em và các
đối tượng khác. Các công nhỏ trong nước khác như Hanoimilk, Nutifood,
Mộc Châu, Ba Vì… chiếm thị phần nhỏ về mảng sản phẩm này. Năm 2009,
Vinamilk đã có bước tăng trưởng đột phá, vươn lên chiếm 55,4% thị phần
sữa nước toàn quốc.
+ Sữa bột khác. Đây là các loại sữa bột dành riêng cho từng đối tượng,
thường là người lớn với các sản phẩm như: Dielac Mama (VINAMILK),
Enfamama (Abbott), Frisomum (Dutch Lady – nhập khẩu trực tiếp từ Hà
Lan)… - hướng tới đối tượng là phụ nữ mang thai; Anlene (Fonterra Brands)
hay Ensure (Abbott) dành cho người có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt. Thị
trường chuyên biệt trong ngành sữa thường là dinh dưỡng cho người lớn tuổi
và dinh dưỡng dành cho theo bệnh lý như. Vượt trội trong cung cấp calcium
cho người lớn tuổi, nhãn hàng Anlene của công ty Fonterra đã chiếm đến
80% thị phần trong ngành hàng chuyên biệt này. Ở mảng sản phẩm
này, các mặt hàng sữa nhập khẩu nước ngoài vẫn chiếm ưu thế về thương
hiệu và thị phần.
+ Sữa đậu nành. Sản phẩm này có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong
những năm qua, với CAGR giai đoạn 2004-2011 đạt 24,2%, do nhận thức
của người tiêu dùng về lợi ích của sữa đậu nành ngày càng tăng, và nhờ các
chiến dịch quảng cáo của nhà sản xuất. Hiện nay, công ty sữa đậu nành Việt
Nam Vinasoy chiếm 70% thị phần về sữa đậu nành hộp giấy, với 2 sản phẩm
chính là sữa đậu nành Fami và sữa đậu nành mè đen. Thị phần còn lại là của
VINAMILK với nhãn hiệu V-fresh. VINAMILK đang muốn mở rộng doanh
thu ở mặt hàng này.
2.3. Các loại sữa khác
+ Sữa đặc có đường. Hiện nay, thị trường về sản phẩm này đã bão hòa,
với 79% thị phần thuộc về VINAMILK và 21% thị phần thuộc về Dutch
Lady (Somers, 2009). Tuy nhiên, người tiêu dùng, đặc biệt là ở thành phố,

bắt đầu nhận thức được sữa đặc có đường không tốt cho sức khỏe, và hiện
nay, sữa đặc có đường hiện phổ biến hơn đối với người tiêu dùng ở nông
thôn. Theo EMI, nhu cầu về các sản phẩm sữa đặc ở Việt Nam hiện đang
đến giai đoạn bão hòa.
+ Sữa chua. Sữa chua được nhiều người tiêu dùng Việt Nam ưa
chuộng nhờ các thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Hiện nay, phần
lớn sữa chua được sản xuất bởi các công ty sữa như VINAMILK, Dutchlady,
Ba Vì, Mộc Châu… Trong năm 2009, doanh thu sữa chua toàn thị trường
tăng 11% so với năm 2008, đạt 2.000 tỉ đồng. Sữa chua gồm có 2 loại, sữa
chua ăn và sữa chua uống. VINAMILK đứng đầu thị trường về doanh thu
sữa chua (khoảng 60% thị phần), chủ yếu ở mảng sữa chua ăn. Tiếp theo sau
là Dutchlady, với ưu thế ở mảng sữa chua uống; còn lại là sữa chua do hộ
gia đình và các nhà máy nhỏ sản xuất (EMI 2009). Tuy nhiên, các chuyên
gia cho rằng, thị trường sữa chua sẽ dần đến giai đoạn bão hòa sau khi tăng
trưởng mạnh 10 năm qua (EMI 2009).
3. Hệ thống phân phối
Hệ thống phân phối trong ngành sữa rất quan trọng đến quyết định
doanh thu của các công ty. Hiện các công ty phân phối qua các kênh:
- Từ đại lý lớn tới các tạp hóa nhỏ
- Qua các siêu thị: ngày càng chiếm tỷ trọng lớn do thay đổi trong thói
quen tiêu dùng của người dân.
- Qua các trung tâm dinh dưỡng, giới thiệu sản phẩm: phối hợp với
các bệnh viện (Viện nhi, Viện phụ sản…), các quầy thuốc tại bệnh viện, các
trung tâm tư vấn dinh dưỡng (Viện dinh dưỡng quốc gia, Trung tâm khám
và tư vấn dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh…): kết hợp trực tiếp giới thiệu sản
phẩm và tư vấn thông qua các chuyên gia dinh dưỡng tại đây.
Trong năm 2012, các cửa hàng tạp hóa nhỏ và siêu thị tiếp tục là hai
kênh phân phối chính các sản phẩm sữa bột trẻ em. Lợi thế chính của các
cửa hàng tạp hóa nhỏ độc lập là khả năng bao phủ toàn quốc. Trong khi đó,
điểm mạnh của kênh phân phối siêu thị là có thể cung cấp các chủng loại

hàng hóa đa dạng với giá cả cạnh tranh. Các điểm bán lẻ bệnh viện/ quầy
thuốc… mất dần tầm quan trọng, vì khả năng bao phủ hẹp, chủ yếu là ở các
thành phố lớn. Tuy nhiên, đó vẫn là kênh phân phối quan trọng, với 33% thị
phần, vì thị trường thành phố hiện tiêu thụ hơn 70% các sản phẩm sữa.
Các công ty trong nước. VINAMILK hay Dutch Lady có hệ thống
phân phối riêng của mình. VINAMILK hiện có hệ thống phân phối riêng với
155.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc (VINAMILK, 2011). Dutch Lady Việt
Nam hiện phân phối sản phẩm của mình thông qua hơn 150 nhà phân phối
và 100.000 điểm bán lẻ (Dutch Lady, 2011).
Các công ty nước ngoài. Các công ty sữa nước ngoài khi bán hàng tại
Việt Nam phải phân phối qua các đại lý ủy quyền, từ đó phân phối ra các
kênh khác. Các công ty sữa ở nước ngoài khi bán hàng tại Việt Nam phải
qua 1 đại lý, để kiểm tra kiểm dịch chất lượng sản phẩm, đóng gói lại theo
tiêu chuẩn Việt Nam.
Ngoài ra, các sản phẩm sữa nhập khẩu tại Việt Nam còn qua một kênh
phân phối không chính thức là nguồn hàng xách tay từ Mĩ hoặc Châu Âu.
Tuy nhiên, số lượng là không đáng kể.
4. Nguồn nguyên liệu
Đối với các công ty sản xuất sữa trong nước, nguyên liệu trong nước
chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sản xuất, trong khi đó 70% còn lại phải nhập
khẩu (Somers, 2009).
4.1. Nguồn nguyên liệu trong nước
Nguồn nguyên liệu trong nước phụ thuộc vào tiềm năng phát triển của
ngành chăn nuôi bò sữa.
Đàn bò sữa tăng trưởng 16%/năm trong giai đoạn 2001-2009, tập
trung chủ yếu ở miền Nam. Miền Bắc chỉ chiếm từ 15-25% tổng số bò sữa
tại Việt Nam trong giai đoạn này. Ở miền Nam, thành phố Hồ Chí Minh là
vùng nuôi nhiều bò sữa nhất, với hơn 69 nghìn con vào năm 2008
Mặc dù qui mô đàn bò sụt giảm vào năm 2007 và 2008 so với năm
2006, sản lượng sữa cả nước vẫn tăng đều qua các năm, với tốc độ trung

bình 23%/ năm. Tương ứng với qui mô đàn bò, miền Nam sản xuất hơn 85%
lượng sữa tươi cả nước. Trong năm 2009, sản lượng sữa cả nước là 278.190
tấn, tăng 6,11% so với năm 2008. Đây là mức tăng thấp nhất trong thời gian
qua, do năng suất sữa toàn ngành trong năm 2009 sụt giảm nhẹ; với nguyên
nhân chính là cơ cấu lại quy mô đàn bò, do đó có một số lượng bò sữa nhất
định chưa có khả năng khai thác sữa.
Các công ty sản xuất sữa lớn trong nước như VINAMILK hoặc
FrieslandCampina Việt Nam (Dutch Lady), tuy đã bắt đầu phát triển vùng
nguyên liệu riêng của mình. Điển hình là VINAMILK, ngoài việc thu mua
sữa ở các trang trại nhỏ lẻ của nông dân, đã xây dựng 5 trang trại nuôi bò,
với Nghệ An là trang trại bò sữa lớn nhất Việt Nam hiện nay. Song nhìn
chung, Việt Nam không có các điều kiện thuận lợi để chăn nuôi bò sữa, do
khí hậu nhiệt đới và quĩ đất chật hẹp. Do đó, tuy nhà nước và các công ty
sữa đã chú trọng phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, nhưng hiện hơn
70% đầu vào sản xuất của các công ty sữa Việt Nam đến từ nhập khẩu.
Việt Nam nhập khẩu sữa bột chủ yếu từ các nướcchâu Úc (như New
Zealand, Úc), Mỹ, Hà Lan. Bên cạnh đó, giá trị nhập khẩu từ các nước Đông
Nam Á như Thái Lan, Malaysia cũng chiếm một phần không nhỏ, chủ yếu là
sữa bột thành phẩm nhập từ các nhà máy chế biến sữa của các công ty sữa đa
quốc gia đặt tại đây như Dumex, Dutch Lady…Việt Nam trong những năm
qua nhập khẩu nhiều nhất từ New Zealand, tiếp đó là Hà Lan, các sản phẩm
về sữa. Công ty sản xuất sữa lớn nhất Việt Nam – VINAMILK cũng nhập
phần lớn nguyên liệu sữa đầu vào từ Fonterra – một tập đoàn đa quốc gia
của New Zealand (nắm giữ 1/3 thương mại sữa bột trên thế giới).
Trong định hướng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu đến năm
2020, số lượng bò sữa cả nước sẽ đạt 426.088 con và đến năm 2025, số
lượng bò sữa sẽ đạt 601.436 con. Bên cạnh đó, dự kiến sản lượng sữa đến
năm 2020 sẽ đạt 934,5 ngàn tấn và đến năm 2025 đạt sẽ đạt 1.344,7 ngàn tấn.
Theo đánh giá của các chuyên gia, mặc dù tốc độ phát triển đàn bò sữa ở
nước ta hiện vẫn đang ở mức khá cao nhưng theo dự báo, đến năm 2020,

tổng sản lượng sữa bò nước ta mới đáp ứng được 35-36% và năm 2025 mới
chỉ đáp ứng được gần 40% nhu cầu trong nước. Do đó, các cơ sở chế biến
sữa vẫn phải phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (VEN,
2009).
5. Diễn biến giá sản phẩm
Giá sữa tăng 10-15% trong năm 2009 và là động lực chính cho tăng
trưởng doanh thu bán sữa. Trong năm 2010, tháng 1 và đầu tháng 2 vừa qua,
các hãng sữa đã tăng giá nhiều mặt hàng sữa từ 7%-10%. Theo khảo sát của
Ban Bảo vệ người tiêu dùng của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương,
giá sữa bột nguyên hộp nhập khẩu ở Việt Nam cao hơn từ 20% - 40% so với
giá sữa cùng loại ở các nước trong cùng khu vực Trong khi đó, mức thuế
suất trung bình với sữa bột nguyên liệu ở Việt Nam là 3-5%, còn sữa nguyên
hộp là khoảng 20%; thấp hơn nhiều so với thuế nhập khẩu ở các nước khác
trong khu vực, ví dụ như Thái Lan, thuế nhập khẩu các mặt hàng này dao
động từ 9-40% (DDDN, 2009).
Nguyên nhân giá sữa tăng được đưa ra là đồng tiền Việt Nam mất giá
so với USD và các đồng tiền ở Châu Âu, trong khi các sản phẩm sữa bột trẻ
em, cả thành phẩm và đầu vào sản xuất, đều được nhập từ New Zealand,
Pháp, Thụy Sĩ, và Mỹ. Bên cạnh đó, giá sữa nguyên liệu thế giới đã tăng trở
lại từ nửa cuối năm 2009 cũng đã góp phần đẩy chi phí sản xuất lên cao. Thứ
hai là chi phí quảng cao tăng cao trong các năm 2008-2009, các nhà sản xuất
đầu tư rất nhiều vào quảng cáo và khuyến mãi, đặc biệt là các loại sữa bột
công thức trẻ em. Cuối cùng, một số số hãng sữa trong nước tăng giá do giá
đường tăng cao (năm 2009 tăng 100% so với năm 2008). Có một số chỉ trích
cho rằng các nhà sản xuất tăng giá như một chiến lược marketing; vì nhiều
người tiêu dùng cho rằng giá cao hơn nghĩa là chất lượng cao hơn, giá tăng
có thể tăng doanh thu, ít nhất trong ngắn hạn.
Sữa nằm trong các mặt hàng bị kiểm soát giá. Sữa nằm trong danh
sách các mặt hàng bình ổn giá. Nhưng thông tư 104 hiện tại còn nhiều sơ hở,
để các doanh nghiệp có thể lách được và tiếp tục tăng giá sữa…Ví dụ như

mỗi đợt tăng giá sữa phải hơn 20% mới bị coi là vi phạm thông tư này, trong
khi các hãng sữa chia nhỏ các đợt tăng giá, mỗi đợt đều dưới 20%. Ngoài ra,
thông tư này không áp dụng với các hãng sữa nước ngoài. Vì thế, sắp có
thông tư mới thay thế, tuy nhiên việc áp dụng rất khó khăn do vấn đề bóc
tách chi phí để tính giá. Abbott định vị sản phẩm sữa nhãn hiệu GAIN của
mình là “tăng cường IQ cho trẻ”, tuy nhiên gần đây chuyển sang định vị
“sữa bột số 1 Việt Nam”, do thuật ngữ “tăng cường IQ” được nhiều hãng
sữa sử dụng. VINAMILK trước kia định vị là “chất lượng quốc tế”, cho thấy
VINAMILK là công ty duy nhất của Việt Nam xuất khẩu sản phẩm sữa sang
hơn 10 nước trên thế giới; tuy nhiên thời gian gần đây VINAMILK cũng dần
chuyển sang định vị là sản phẩm sữa dành riêng cho nhu cầu trẻ em Việt
Nam
Các công ty đã tiến hành nâng cấp một loạt các sản phẩm của mình.
Hiện nay, người tiêu dùng các sản phẩm sữa ở Việt Nam có xu hướng đánh
đồng giá cả cao với chất lượng tốt hơn và nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.
II. PHÂN TÍCH CẠNH TRANH
II.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
II.1.1 Nhân tố chính trị
Việt Nam có nền an ninh, chính trị ổn định. Các doanh nghiệp hoạt
động trên lãnh thổ Việt Nam không phải chịu rủi ro từ sự bất ổn về an ninh,
chính trị.
Các nước thường có chính sách bảo hộ cho ngành Sữa trong nước mặc
dù đã tham gia WTO. Thời gian tới khi chính sách bảo hộ được chính
phủViệt Nam được xem xét và đưa vào áp dụng, doanh nghiệp ngành Sữa
Việt Nam sẽ có thêm lợi thế cạnh tranh trên sân nhà. Tuy nhiên, lợi thế cạnh
tranh mạnh hay yếu lại tùy thuộc vào cách thức xây dựng chính sách bảo hộ
của chính phủViệt Nam.
Luật doanh nghiệp có hiệu lực năm 2005 tạo sự công bằng trong môi
trường kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự phát triển chung
của các ngành thực phẩm Việt Nam nói chung và ngành Sữa nói riêng.

II.1.2 Nhân tố kinh tế
Nguồn nhân lực dồi dào và lợi thế nhân công giá rẻ góp phần làm tăng
lợi thế cạnh tranh về giá cho các doanh nghiệp sản xuất Sữa Việt Nam.
Nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng lạm phát cao. Chính phủ Việt
Nam thực hiện ưu tiên các gói biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm ngăn chặn đà
tăng của chỉ số giá tiêu dùng. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam về mặt
trung và dài hạn được coi là có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng cao so với
các nước trên thế giới. Nguồn vốn đầu tư chảy vào Việt Nam sẽ tăng nhanh,
cơ hội lớn cho mọi ngành mở rộng hoạt động sản xuất. Nhu cầu về tiêu thụ
Sữa trở nên lớn hơn theo sự gia tăng về dân số và thu nhập của người dân
ngày càng ổn định và nâng lên. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nước ngoài
xuất khẩu sữa vào việt nam gây cạnh tranh về giá cả và chất lượng.
Lãi suất cho vay không ngừng gia tăng theo đà tăng của lạm phát và
chính sách thắt chặt tiền tệ. Hoạt động ngành Sữa đòi hỏi lượng vốn lớn để
tái hoạt động sản xuất kinh doanh, lãi suất tăng cao đẩy chi phí tài chính
doanh nghiệp trong ngành tăng, do đó làm giảm lợi nhuận.

Khoảng 70% nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất ngành Sữa phải
nhập từ nước ngoài. Một phần do diện tích đất hẹp và do thời tiết Việt Nam
không chăn nuôi bò sữa thuận lợi.
II.1.3 Nhân tố xã hội
Kết cấu dân số trẻ, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi uống sữa cao, tốc độ tăng
trưởng nhanh dẫn đến nhu cầu dinh dưỡng lớn, Tốc độ đô thị hóa cao do nền
kinh tế Việt Nam nhận được nhiều dự án đầu tư do vậy dẫn đến công ăn việc
làm ổn định và gia tăng, thúc đẩy người dân nhu cầu dùng sữa tăng cao
II.1.4 Nhân tố công nghệ
Đa dạng hóa kênh truyền thông tin đại chúng như đài tiếng nói, truyền
hình giúp các doanh nghiệp ngành Sữa có thêm nhiều kênh để quảng bá hình
ảnh của mình.
Tự động hóa trong lĩnh vực sản xuất ngày càng được các doanh

nghiệp ngành sữa quan tâm. Với tự động hóa trong sản xuất, sản phẩm làm
ra có chất lượng tốt hơn, ít hao tốn nguyên vật liệu và tiết kiệm chi phí nhân
công thừa;
II.2 Phân tích ngành theo mô hình Porter
II.2.1 Cạnh tranh nội bộ ngành
Cuộc chiến giành thị phần sát sao và duy trì tăng trưởng theo kịp tốc
độ tăng trưởng ngành. Tốc độ tăng trưởng của VINAMILK hay Dutch Lady
trong những năm qua tương đương với mức tăng trưởng của ngành, với mức
trung bình khoảng 20%/năm (trong giai đoạn 2005-2009). Thị phần các hãng
sữa có thay đổi nhưng không đáng kể. Ví dụ như ở mảng sữa bột, thị phần
Abbott trong giai đoạn 2004-2008 dao động xung quanh mức 23%, Mead
Johnson ở khoảng 15%. Ở mảng sản phẩm này, có sự vươn lên về thị phần
của VINAMILK với thị phần tăng dần từ 11,2% năm 2004 lên 17% vào năm
2008 (EMI 2009 a-b). Ngành sữa tại Việt Nam hiện có tốc độ tăng trưởng
nhanh và ổn định. Tuy nhiên, các công ty trong ngành phải đưa ra các chiến
lược cạnh tranh đa dạng để xác định vị thế của mình trong ngành.
Không những bán sản phẩm, các công ty sữa đều tập trung phát triển
dịch vụ hậu mãi. Phổ biến nhất là lập các câu lạc bộ, cũng như trung tâm tư
vấn sức khoẻ miễn phí như Enfa A+ của Mead Johnson, Anlene của
Fonterra, Calcimex của Dutch Lady, Gain Advance IQ của Abbott…, để tư
vấn dinh dưỡng thường xuyên cho khách hàng của mình, kết hợp với tư vấn
về tiêu dùng sản phẩm.
II.2.2 Áp lực từ nhà cung cấp
+ Sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp nguyên liệu sữa trong nước hạn
chế.
Xét về quy mô ngành chăn nuôi bò sữa, 95% số bò sữa được nuôi tại
các hộ gia đình, chỉ 5% được nuôi tại các trại chuyên biệt với qui mô từ 100-
200 con trở lên (VEN, 2009). Điều này cho thấy người dân nuôi bò tự phát,
dẫn đến việc không đảm bảo số lượng và chất lượng và làm giảm khả năng
thương lượng của các nhà cung cấp trong nước. Việc thiếu kinh nghiệm

quản lý, quy mô trang trại nhỏ, tỷ lệ rối loạn sinh sản và mắc bệnh của bò
sữa còn ở mức cao… khiến người nông dân nuôi bò sữa rất bất lợi. Do đó,
các công ty sữa trong nước nắm thế chủ động trong việc thương lượng giá
thu mua sữa trong nước.
+ Phụ thuộc nhiều vào diễn biến giá cả nguồn nguyên liệu nước ngoài.
Do hơn 70% đầu vào là nhập khẩu, giá sữa bột thế giới sẽ gây áp lực
lên ngành sản xuất sữa Việt Nam. Trong thời gian tới, giá sữa bột có xu
hướng tăng. Đồng thời, nguồn cung từ các nước xuất khẩu chủ yếu sang Việt
Nam như New Zealand, Úc… tăng nhẹ trong khi cầu nhập khẩu từ các nước
châu Á tăng lên, đặc biệt là Trung Quốc. Do đó, việc kiểm soát được các
hợp đồng mua sữa bột, cả về số lượng và chất lượng là rất quan trọng đến
năng lực cạnh tranh của các công ty. Tuy nhiên, với diễn biến giá sữa khó
nắm bắt như những năm gần đây, các nhà sản xuất trong nước vẫn ở trong
thế bị động khi phán ứng với diễn biến giá cả nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
II.2.3. Áp lực từ người mua
+ Các khách hàng cuối cùng, có khả năng gây áp lực lớn cho các công
ty về chất lượng của sản phẩm.
Hiện tại các sản phẩm sữa rất đa dạng và có thể thay thế cho nhau, và
yếu tố giá cả không phải là quan trọng nhất đối với người tiêu dùng khi lựa
chọn các sản phẩm sữa. Các công ty phải cạnh tranh với nhau bằng chất
lượng, sự đa dạng của sản phẩm, sức mạnh thương hiệu… rồi mới đến cạnh
tranh bằng giá cả;
+ Các khách hàng trực tiếp là các đại lý phân phối nhỏ lẻ, các trung
tâm dinh dưỡng…có khả năng tác động đến quyết định mua hàng của người
tiêu dùng. Các công ty sữa trong nước và các đại lý độc quyền của các hãng
sữa nước ngoài phải cạnh tranh để có được những điểm phân phối chiến
lược, chủ yếu thông qua chiết khấu và hoa hồng cho đại lý bán lẻ. Các điểm
phân phối như trung tâm dinh dưỡng, bệnh viện, nhà thuốc…có thể giành
được sức mạnh đáng kể trước các hãng sữa, vì họ có thể tác động đến quyết
định mua sản phẩm sữa nào của các khách hàng mua lẻ/ cuối cùng thông qua

tư vấn, giới thiệu sản phẩm.
II.2.4. Áp lực từ sản phẩm thay thế
Áp lực về sản phẩm mới trong ngành này là không nhiều, do đặc thù
của sữa là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, sẽ có sự cạnh
tranh giữa các sản phẩm trong ngành về thị phần, ví dự như sữa đậu nành
hay các sản phẩm đồ uống ngũ cốc, ca cao… có thể làm giảm thị phần của
các sản phẩm sữa nước.
II.2.5. Áp lực từ những đối thủ mới
Đặc điểm ngành sữa là tăng trưởng ổn định, lợi nhuận cao, thị phần đã
tương đối ổn định; để gia nhập ngành đòi hỏi
các công ty mới phải có tiềm lực vốn lớn để vượt qua các hàng rào gia nhập
như:
- Đặc trưng hóa sản phẩm: Hiện nay, thị trường sữa Việt Nam hiện
nay đã có mặt của hầu hết các hãng sữa lớn trên thế giới, và các hãng sữa lớn
đã có một thị phần nhất định và ít thay đổi trong thời gian qua. Do đó, các
đối thủ mới muốn gia nhập phải đầu tư mạnh mẽ để thay đổi sự trung thành
của các khách hàng hiện tại.
- Yêu cầu về vốn: phải đủ lớn để cho nhu cầu quảng cáo, nghiên cứu/
phát triển.
- Kênh phân phối: các kênh phân phối sản phẩm hiện tại của ngành
sữa đã được các doanh nghiệp hiện có sử dụng. Do đó, các đối thủ khi gia
nhập phải thuyết phục các kênh phân phối này bằng cách chấp nhận chia sẻ
nhiều hoa hồng cho các nhà phân phối, dẫn đến chi phí tăng cao hơn.
Do đó, có thể kết luận rằng áp lực từ những đối thủ mới là không đáng
kể, mà cạnh tranh chủ yếu sẽ diễn ra trong nội bộ ngành hiện tại.
III. Phân Tích SWOT
III.1 Điểm mạnh
- Dân số đông, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao, tốc độ dân số ngày một
tăng.
- Thu nhập người dân ngày một nâng cao.

- Có tốc độ phát triển cao, đạt tỉ lệ 19%/năm, cao hơn so với tốc độ
tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam.

III.2 Điểm yếu
- Vốn đầu tư cho sản xuất Sữa lớn, trong khi đó doanh nghiệp Việt
Nam hạn chế về vốn dẫn đến khó khăn thực hiện mở rộng sản xuất kinh
doanh.
- Phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu trên thế giới.
- Quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, thiếu bền vững.
- Cơ cấu mặt hàng sản xuất hẹp, đơn điệu.

- Chưa có điều kiện đầu tư về mặt công nghệ làm giảm khả năng sản
xuất và chất lượng sản phẩm.
- Năng suất lao động thấp.
- Doanh nghiệp ngành sữa Việt Nam chưa thể phân tích dự đoán được
nhu cầu tiêu thụ sữa để có thể chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh và
tránh rủi ro

III.3 Cơ hội
Các chính sách ưu đãi của chính phủ về ngành sữa ( phê duyệt 2000 tỷ
cho các dự án phát triển ngành sữa đến2020 )
+ Nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định (vinamilk cũng chủ động đầu
tư, xây dựng các nguồn đầu tư, xây dựng cácnguồn nguyên liệu phục vụ nhu
cầu của doanh nghiệp)
+ Gia nhập WTO : mở rộng thị trường , kinh doanh, học hỏi kinh
nghiệm.
III.4.Thách Thức
+ Nền kinh tế không ổn định ( lạm phát , khủng hoảng kinh tế )
+ Gia nhập WTO : xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh.
+ Tình hình chính trị trên thế giới còn nhiều bất ổn.

 THUẬN LỢI:
Nền kinh tế tăng trưởng nhanh của Việt Nam đã có tác động tích cực
tới sức mua trong nước, trong đó có ngành chế biến sữa, nhất là khi đời sống
của người dân được nâng cao. Sản phẩm ngành sữa vẫn có lợi thế cạnh tranh
do chất lượng tương xứng với sản phẩm nhập khẩu và giá bán cạnh
tranh.Các chiến lược tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước có tác
dụng giảm bớt áp lực về nguyên vật liệu nhập khẩu để làm giảm tối thiểu
ảnh hưởng của tỷ giá.
 KHÓ KHĂN:
Trong trường hợp nền kinh tế tăng trưởng chậm trong thời gian tới,
làm thu nhập của người dân giảm sẽ tác động tới sức tiêu thụ sữa trong nước,
làm giảm lợi nhuận và doanh thu của ngành sữa.Việc Việt Nam gia nhập
WTO sẽ tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường
trong nước, tăng sức cạnh tranh giữa các công ty trong ngành. Ngoài ra, việc
giảm thuế nhập khẩu đốivới các sản phẩm sữa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
các sản phẩm sữa ngoại nhập.Với 70% nguyên liệu đầu vào của ngành là
nhập khẩu và 30% doanh thu là từ xuất khẩu, những biến động về tỷ giá có
ảnh hưởng đến hoạt động của ngành.
IV. TRIỂN VỌNG
Theo EMI, ngành sữa vẫn tiếp tục là ngành có tốc độ phát triển ổn
định và lợi nhuận cao trong thời gian tới, tuy tốc độ tăng trưởng dự báo sẽ
chậm hơn thời gian qua. Cụ thể, có thể thấy qua dự báo về tốc độ tăng
trưởng kép về doanh thu của các sản phẩm sữa Thị trường sữa bột có thể sẽ
tăng trưởng chậm hơn trong giai đoạn tới. Điều này là do tỉ lệ sinh ở Việt
Nam đang chậm lại, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành này. Trong
những năm tới, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ vẫn phổ biến ở khu vực nông thôn.
Do đó, thị trường sữa bột trong thời gian tới vẫn ở các thành phố và các tỉnh
xung quanh. CAGR trung bình cho cả mảng sữa bột là khoảng 8.5% cho giai
đoạn 2009-2014 (EMI 2009). Về tiềm năng thị trường sữa uống, các sản
phẩm sữa nước tiệt trùng vẫn chiếm vị trí quan trọng nhất. Các sản phẩm sữa

chua và sữa đặc có đường, như đã phân tích ở trên, đã bước vào giai đoạn
bão hòa. Do đó, trong thời gian tới, đây sẽ là 2 mảng sản phẩm có tốc độ
tăng trưởng chậm nhất, với CAGR của sữa chua là khoảng 4.5% và sữa đặc
có đường là 3%.Giá bán các sản phẩm sữa tăng liên tục trong thời gian qua
đang gây nhiều tranh cãi. Chính phủ đang dự định đưa ra các biện pháp để
ngăn chặn tình trạng này, và các hãng sữa cũng sẽ chịu nhiều áp lực để kiểm
soát giá sữa. Do đó, giá bán các sản phẩm sữa sẽ không tăng nhiều như thời
gian qua. Bên cạnh đó, thị trường nông thôn có thể tiềm năng cho các hãng
sữa trong nước như VINAMILK, FriesCampina – Dutch Lady Việt Nam…,
với giá bán hợp lý hơn sản phẩm nhập khẩu của các hãng sữa nước ngoại.
Các chiến lược quảng cáo, khuếch trương hình ảnh qua các phương tiện
truyền thông sẽ là chiến lược quan trọng để các nhà sản xuất sữa cạnh tranh
với nhau. Tuy nhiên, đầu tư phát triển sản phẩm mới cũng sẽ là điều kiện
tiên quyết để các hãng sữa tăng doanh thu. Nhìn chung, thị trường sữa Việt
Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển khi mức sống của dân cư ngày
càng được nâng cao, với tốc độ tăng GDP trung bình trong những năm tới
được dự đoán khoảng 6%/ năm. Thêm vào đó, chính phủ rất chú trọng phát
triển ngành sữa và vùng nguyên liệu sữa, với Quyết định số 10/2008/QĐ-
TTg về định hướng phát triển chăn nuôi trong thời kì tới; với mục tiêu nâng
mức sữa tiêu dùng bình quân/đầu người/năm đạt 10 kg vào năm 2010, năm
2020 bình quân đạt 20 kg/người/năm và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Nhận thức được tầm quan trọng trong ngành chăn nuôi bò sữa, ngày
26/10/2001 Thủ tướng Chính phủra quyết định số 167 về chính sách phát
triển chăn nuôi bò sữa Việt Nam thời kỳ 2001-2010. Đồng thời bộ trưởng
Bộ Công nghiệp cũng ra quyết định số 22/2005/QĐ-BCN phê duyệt quy
hoạch pháttriển ngành công nghiệp Sữa Việt Nam đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu chính khá ổn định
trong tương lai, ngành sữa Việt Nam sẽ dần giảm tỷ trọng sữa nguyên liệu
nhập khẩu, thay thế vào đó là nguồn nguyên liệu sữa bò tươi, đảm bảo chất
lượng sản phẩm sữa cho người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy các ngành hỗ

trợ trong nước. Những yếu tố này đã có tác động tích cực tới hoạt động sản
xuất kinh doanh ngành sữa Việt Nam.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×