Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

thiết bị ngoại vi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.86 KB, 18 trang )

Lời nói đầu

Trong công cuộc đổi mới không ngừng của khoa học kỹ thuật công nghệ ,nhiều
lĩnh vực đã và đang phát triển vượt bậc đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông
tin.Thành công lớn nhất có thể kể đến là sự ra đời của chiếc máy vi tính .Máy vi
tính được coi là 1 phương diện trợ giúp đắc lực cho con người trong nhiều công
việc . Con người đã sử dụng máy tính như một công cụ đắc lực để giải quyết các
vấn đề của cuộc sống.Vậy các bạn đã có khi nào đặt ra câu hỏi : “Nhờ đâu mà máy
tính có thể hoạt động được,nhờ đâu mà người dùng và máy tính có thể giao tiếp
được với nhau ?”
Vì vậy bài thảo luận của nhóm chúng tôi tìm hiểu về các thiết bị ngoại vi để
cho người dùng có thể hiểu bản chất, sử dụng sự trợ giúp các thiết bị để công việc
được hoàn thành nhanh và tốt hơn tiết kiệm được thời gian và công sức .
Giới thiệu về thiết bị ngoại vi
1.1. Khái niệm
Thiết bị ngoại vi: các thiết bị bên ngoài cấu trúc cơ bản của máy tính,được kết nối
thông qua các cổng giao tiếp ->nhập xuất thông tin -> mở rộng tính năng của hệ
thống .Thiết bị ngoại vi được chia làm 2 loại :gắn trong ( Internal) và gắn ngoài
( External) .
Một số loại thiết bị ngoại vi chủ yếu : màn hình , bàn phím , chuột , máy in ,……


1.2.Phân loại thiết bị ngoại vi
1.2.1.Thiết bị nhập dữ liệu
1.2.1.1. Khái niệm :
Thiết bị nhập dữ liệu là thiết bị chuyển đổi dữ liệu con người có thể hiểu được
sang dạng dữ liệu máy tính hiểu đươc.
1.2.1.2.Một số thiết bị nhập dữ liệu :
• Bàn phím ( Keyboard)
- Lịch sử ra đời của bàn phím – bàn phím QWERRTY :
Bàn phím QWERTY được nhà phát minh ra máy đánh chữ Christopher Sholes,


một nhà biên tập báo sống ở Milwaukee nghĩ ra vào thập niên 1860. Ban đầu, các
ký tự trên máy đánh chữ ông sáng chế ra được xếp theo thứ tự alphabet - ABCDE.
Sau nhiều lần thay đổi và sắp xếp, cải tiến, bàn phím kiểu QWERTY ra đời.
Máy đánh chữ cỗ với bàn phím QWERTY
Hàng thứ hai của bàn phím QWERTY (ASDFGHJKL) được cho là tàn dư của
cách trình bày bảng chữ cái cũ mà QWERTY thay thế. QWERTY cũng nỗ lực để
thay thế các phím giữa bàn tay, cho phép một tay đi vào vị trí trong khi tay kia
đang gõ chữ. Điều này làm tăng tốc cả kỹ thuật tìm và mổ bằng cả hai tay và cả
kiểu gõ năm ngón sau này.


QWERTY được thiết kế dành
cho tiếng Anh, một ngôn ngữ
không có dấu. Bức email đầu
tiên được gửi qua mạng là
vào năm 1971 bởi Ray
Tomlinson đến một máy tính
khác ở cùng văn phòng. Bức thư
có nội dung là
QWERTYUIOP - hàng đầu tiên
của bàn phím. Không biết hiện nay có ai nghiên cứu sắp xếp lại bàn phím thành
một chuẩn nào khác hay không, nhưng QWERTY đã chứng mình được rằng đây là
một kiểu sắp xếp rất khoa học và tiện dụng từ hàng trăm năm nay.
- Khái niệm
Bàn phím là thiết bị nhập thông tinvào cho máy tính xử lý, thông tin từ bàn phím
là các kí tự , số và các lệnh điều khiển .
- Công dụng
Bàn phím là thiết bị chính giúp người sử dụng giao tiếp và điều khiển hệ thống ,
chương trình điều khiển bàn phím nằm trong BIOS ( trên Mainboard )
- Đặc điểm :

Bàn phím có thiết kế nhiều ngôn ngữ, cách bố trí, hình dáng và các phím chức
năng khác nhau. Về hình dáng, bàn phím là sự sắp đặt các nút, hay phím và có các
ký tự được khắc hoặc in trên phím. Thông thường một bàn phím có từ 83 đến 105
phím và chúng được chia bốn nhóm phím: phím dùng soạn thảo, phím chức năng,
các phím số và nhóm phím điều khiển màn hình.
- Hãng sản xuất : Apple, Lenovo ,…
- Các loại bàn phím
+ Bàn phím không dây

+ Bàn phím máy tính xách tay
• Chuột máy tính ( Mouse)
- Lịch sử về chuột
Thiết bị đầu tiên của chức năng của một con chuột máy tính là phát minh của Hải
quân Hoàng gia Canada vào năm 1952. Thực tế, nó là quả bóng bowling được gắn
trên phần cứng. Phần cứng của thiết bị sẽ ghi lại chuyển động của trackball rồi sau
đó truyền thông tin lên màn hình.

Thiết bị đầu tiên được công nhận rộng rãi là chuột máy tính được Douglas
Engelbart phát minh vào năm 1963.
Tuy phát triển tương đối nhiều trong giai đoạn sau đó , phải cho đến khi GUI ra đời
vào năm 1981. Cùng với GUI, chuột mới phát huy được sức mạnh vượt trội của
mình so với các thao tác bằng bàn phím và lệnh quen thuộc trước đó. Có thể nói,
sự phát triển của cả hai nhân tố này gắn bó chặt chẽ với nhau và chúng đã tạo nên
bộ mặt mới của giới công nghệ. Thực tế, chuột thương mại đầu tiên ra đời vào năm
1981, 2 năm sau đó, Lisa ra đời với chuột máy tính "một nút" mà Apple vẫn trung
thành từ đó tới nay.
Chuột đầu tiên của nhân loại.

Năm 1984, Logitech cho ra mắt chuột không dây đầu tiên sử dụng sóng hồng
ngoại. Đúng 20 năm sau đó, chuột laser ra đời và người phát minh cũng là Logitech.

Ngoài ra, touchpad được giới thiệu trên các laptop trong những năm đầu của thập
kỷ 90.
- Khái niệm
Chuột máy tính là thiết bị xác định và nhập các thao tác với máy tính .Thiết bị
có thể được dịch chuyển bằng tay và tạo ra sự dịch chuyển tương ứng của con trỏ
trên màn hình.
- Công dụng
Chuột máy tính giúp điều khiển và làm việc với máy tính .Sử dụng chuột phải
thông qua màn hình để xác định tọa độ và thao tác của chuột trên màn hình .
- Hãng sản xuất : HP, Sony , Vaio , Ensoho,….
- Phân loại
+ Chuột bi.
Chuột bi là chuột sử dụng nguyên lý xác định chiều lăn của một viên bi khi thay
đổi khi di chuyển chuột để xác định sự thay đổi toạ độ của con trỏ trên màn hình
máy tính .
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chuột bi có dây bao gồm:
 Viên bi được đặt tại đáy chuột, có khả năng tiếp xúc với bề mặt bằng phẳng
nơi chuột tiếp xúc. Viên bi có thể lăn tự do theo các chiều khác nhau.
 Hai thanh lăn trong bố trí tiếp xúc với viên bi. Bất kỳ sự di chuyển của viên
bi theo phương nào đều được quy đổi chuyển động theo hai phương và làm
quay hai thanh lăn này. Tại các đầu thanh lăn có các đĩa đục lỗ đồng trục với
thanh lăn dùng để xác định sự quay của thanh lăn.
 Hai bộ cảm biến ánh sáng (phát và thu) để xác định chiều quay, tốc độ quay
tại các đĩa đục lỗ trên thanh lăn.
 Mạch phân tích và chuyển đổi tín hiệu. Dây dẫn và đầu cắm theo kiểu giao
tiếp của chuột truyền kết quả điều khiển về máy tính.
+ Chuột quang
Chuột quang xác định dự thay đổi vị trí của chuột nhờ vào việc chụp ảnh bề mặt
(tấm di chuột) và đối sánh sự thay đổi trong các ảnh.
 Diode phát quang phát ra ánh sáng đỏ chiếu lên bề mặt của tấm di chuột.

 Ảnh của bề mặt tấm di chuột được thấu kính hội tụ lên bề mặt của bộ phận
cảm quang.
 Bộ phận cảm quang sẽ chụp ảnh và phân tích sự dịch chuyển của bức ảnh,
xác định độ lớn và hướng của sự đổi chỗ của chuột và biến đổi dữ liệu này
thành tọa độ.
 Tọa độ đã được tính toán được truyền tới máy tính nhờ giao tiếp tuần tự.
• Thiết bị đọc mã vạch
- Lịch sử ra đời:
Ý tưởng về mã vạch được phát triển bởi Norman Joseph Woodland và Bernard
Silver. Năm 1948 khi đang là sinh viên ở trường Đại học tổng hợp Drexel, họ đã
phát triển ý tưởng này sau khi được biết mong ước của một vị chủ tịch của một
công ty buôn bán đồ ăn là làm sao để có thể tự động kiểm tra toàn bộ quy trình.
Một trong những ý tưởng đầu tiên của họ là sử dụng mã Morse để in những vạch
rộng hay hẹp thẳng đứng. Sau đó, họ chuyển sang sử dụng dạng "điểm đen" của
mã vạch với các vòng tròn đồng tâm. Họ đã gửi đến cơ quan quản lý sáng chế Mỹ
2,612,994 ngày 20 tháng 10 năm 1949 công trình Classifying Apparatus and
Method (Thiết bị và phương pháp phân loại) để lấy bằng sáng chế. Bằng sáng chế
đã được phát hành ngày 7 tháng 10 năm 1952.
Thiết bị đọc mã vạch đầu tiên được thiết kế và xây dựng bởi Woodland (khi đó
đang làm việc cho IBM) và Silver năm 1952. Nó bao gồm một đèn dây tóc 500 W
và một ống chân không nhân quang tử được sản xuất bởi RCA cho các phim có âm
thanh (nó để in theo phương pháp quang học lên trên phim).Năm 1962 họ bán sáng
chế này cho công ty Philips, sau đó Philips lại bán nó cho RCA. Phát minh ra tia
laser năm 1960 đã làm cho các thiết bị đọc mã vạch trở nên rẻ tiền hơn, và sự phát
triển của mạch bán dẫn (IC) làm cho việc giải mã các tín hiệu thu được từ mã vạch
có ý nghĩa thực tiễn.
- Khái niệm:
Là một máy thu nhận hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông
tin chứa trong mã vạch đến nguồn sáng hay các thiết bị cần thông tin này.
- Nguyên lí đọc mã vạch:

 Một mã vạch bao gồm các thanh màu trắng và đen. Việc thu thập dữ liệu
được thực hiện khi máy quét mã vạch chiếu ánh sáng vào mã vạch, ánh
sáng phản xạ nhận được thay thế các thanh màu là các tín hiệu kỹ thuật số
nhị phân.
 Sự phản chiếu mạnh ở các vùng trắng và yếu ở vùng đen, khi cảm biến nhận
được các bước sáng tạo thành các dạng sóng tương ứng.
 Các tín hiệu tương thích được chuyển đổi thành một tín hiệu kỹ thuật số
thông qua một công cụ chuyển đổi A / D. (Binarization)
 Dữ liệu được phục hồi khi một hệ thống mã được xác định từ tín hiệu kỹ
thuật số. (Giải mã quá trình)
- Hãng sản xuất : Honeywell ,…
- Phân loại
 Dựa vào công nghệ chế tạo:
+ CCD Scanner:
Phương pháp này sử dụng một thiết bị bán dẫn được gọi là CCD (Charge coupled
Device), chuyển đổi các tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện.
Máy quét mã vạch dùng phương thức CCD tích hợp ánh sáng bên trong. Khi máy
quét chiếu ánh sáng vào một mã vạch và ảnh của nó được bắt qua CCD để đọc.
+ Laser Scanner:
Để đọc được mã vạch, tia laser chiếu vào bề mặt mã vạch và ảnh của nó được chụp
bởi một cảm biến phát hiện hình ảnh (laser). Một chùm tia laser được chiếu ra như
một tấm gương và quét qua hai bên trái, phải để đọc toàn bộ mã vạch
+ Công nghệ Imager:
Các máy đọc mã vạch theo công nghệ này sử dụng trong việc đọc nhiều mã vạch
liền nhau việc xác định mã vạch chính để đọc được thiết bị chụp lại và phân tích
xác nhận mã đọc
 Phân loại theo cổng giao tiếp
+ Máy đọc mã vạch Loại dùng cổng Keyboard (còn gọi là Keyboard Wedge):
Với cổng giao tiếp này, khi kết nối với máy tính, ta phải rút dây bàn phím ra khỏi
máy tính. Sau đó ghim dây của scanner vào vị trí của bàn phím, rồi ghim dây của

bàn phím vào đầu còn lại của dây scanner (hình bên cạnh).
+ Máy đọc mã vạch Loại dùng cổng RS-232 (còn gọi là cổng COM- cổng con
chuột)
Máy quét mã vạch sử dụng giao diện RS-232 thường phải cung cấp thêm 1 nguồn
điện 5VDC từ bên ngoài và phải dùng phần mềm đặc biệt kèm theo máy để setup
và quét mã vạch.
+ Máy đọc mã vạch Loại dùng cổng USB
Dùng cổng USB có thể cắm thẳng thiết bị vào máy tính mà không cần phải
shutdown máy, tốc độ truyền dữ liệu nhanh và dữ liệu quét cũng có thể đưa thẳng
vào các phần mềm văn bản thông dụng như trường hợp máy quét dùng cổng
keyboard.
• Thiết bị đọc thẻ từ
- Khái niệm
Là một thiết bị điện tử có khả năng đọc thông tin của chủ thẻ thông qua dải băng từ
này có từ tính của thẻ từ và các thiết bị đọc ghi thẻ có thể thay đổi nội dung dữ liệu
trên thẻ.
- Phân loại
+ Thẻ từ có mật độ độ cao ( hico)
+ Thẻ từ có mật độ thấp ( loco)
Để mã hóa thẻ từ hico người ta phải dùng nhiều năng lượng hơn so với thẻ từ
loco và do vậy các thông tin lưu trên dải từ hico cũng khó bị phá huỷ hơn vô tình
thẻ từ để gần các vật có từ tính như nam châm, đài, ti-vi. Nhưng để đảm bảo an
toàn, người ta thường để thẻ từ ( thẻ chấm công, thẻ ATM…) của mình tránh xa
các thiết bị có gây ra từ tính.
- Công dụng : đóng vai trò trung gian liên kết giữa thẻ từ với một máy chủ ,
chẳng hạn , đó là một máy vi tính , một đầu cuối của một điểm bán hay một điện
thoại di động .Từ đó truyền thông tin trên thẻ vào máy chủ cho phép người sử
dụng đọc và thay đổi thông tin trên thẻ.
- Hãng sản xuất : IDTECH ,….
- Đặc điểm

Tùy theo các thiết bị đọc thẻ mà người ta mã hóa thẻ từ theo các chuẩn khác
nhau nhưng thông dụng nhất là chuẩn ABA (chuẩn mà ISO lấy làm tiêu chuẩn
cho thẻ từ). Thẻ từ chuẩn ISO có ba rãnh từ (track), rãnh thứ nhất ghi được các
kí tự và số, hai rãnh còn lại chỉ ghi được các con số. Tổng cộng ba rãnh chỉ ghi
được 210 gồm kí tự và số. Hiện tại, các máy in thẻ với mô-đun má hoá thẻ từ có
khả năng mã hoá thẻ từ hico & loco với các định dạng ISO hoặc NTT.
Ngày nay, việc chuyển đổi thẻ từ sang thẻ thông minh là xu hướng chung đặc
biệt là các ngân hàng lớn. Đây là loại thẻ có thể sử dụng khóa mã bí mật, khóa
mã công khai và các thuật toán mã hóa hiện đại giúp thông tin lưu trong bộ nhớ
có độ an toàn rất cao, chống lại việc sao chép (copy) trộm thông tin và làm thẻ
giả.
1.2.2.Thiết bị xuất dữ liệu
1.2.2.1 . Khái niệm
Thiết bị xuất (Out): Chuyển đổi dữ liệu máy tính xử lý được sang dạng dữ liệu con
người hiểu được.
+ Dữ liệu hiển thị (bản mềm): biểu diễn trên màn hình thiết bị
+Dữ liệu in ấn (bản cứng): biểu diễn trên giấy
1.3.2.2. Một số thiết bị xuất dữ liệu
• Màn hình
- Lịch sử ra đời
Đầu óc của những người sống cách nay nửa thế kỷ có thể nổ tung với những ý
tưởng tạo ra màn hình hiện nay, vì khi đó “màn hình” của họ là các trang giấy hay
tấm bìa đục lỗ.
Thiết bị cuối ZUSE 23 (1941) chỉ bao gồm các đèn báo để
biểu diễn đầu ra của chương trình máy tính. Nó vẫn
còn được trang bị cho các máy tính điện tử ở những năm
1950 như máy Univac I (1951).
Thuở sơ khai của màn hình CRT
Các ống tia ca-tốt (CRT) xuất hiện lần đầu tiên trong máy tính lại được dùng trong
bộ nhớ chứ không phải ở bộ phận hiển thị. Không lâu sau đó, người ta đã nhận ra

rằng chúng có thể được sử dụng để hiện thị nội dung của bộ nhớ dựa trên CRT .
Các thiết bị dùng CRT làm màn hình hiển thị đơn giản: màn hình SWAC 1950),
thiết bị cuối Ferranti Mark 1 Star (1951), SAGE (1957) và PDP-1 (1960).
Máy điện báo trở thành “màn hình”
Trước khi có máy tính điện tử, từ năm 1902, các máy điện báo đánh chữ được sử
dụng để trao đổi nội dung các văn bản. Đây là dạng máy đánh chữ điện tử có thể
giao tiếp (truyền tín hiệu) với các máy khác thông qua các đường dây điện (sau này
còn qua sóng radio) và sử dụng một loại mã đặc biệt.
Thiết bị đầu ra được nối với máy tính qua dây cáp, thường chỉ truyền các đoạn mã
biểu diễn kí tự văn bản chứ không phải đồ họa. Cho đến những năm 1980, một số
màn hình mới được hỗ trợ màu sắc.
Không lâu sau đó, Wozniak và Felsenstein đã lần lượt cho ra mắt các thiết bị hiển
thị đầu ra video là Apple I và Sol-20. Những chiếc máy tính đầu tiên có màn hình
video được sản xuất vào năm 1976.Màn hình video phức hợp nở rộ.
- Khái niệm :
Là thiết bị chính cho phép hiển thị thông tin và giao tiếp giữa người sử
dụng với máy tính trong suốt quá trình làm việc.
- Phân loại theo cấu trúc:
+ Màn hình CRT (cathode-ray tube)
 Cấu tạo :
Picture tube : đèn hình , Electron guns : sung bắn electron , Electron beams : chum
electron ,color signals : tín hiệu màu ,……
 Nguyên lý hoạt động :
Sử dụng màn hình huỳnh quang để hiển thị pixel .Dùng tia điện tử tác động đến
các pixel phát sang đúng theo màu sắc .
Ống CRT tạo tia điện tử đập vào màn hình huỳnh quang .
+ Màn hình LCD
 Cấu tạo
 Kính lọc phân cực thẳng đứng lọc ánh sang tự nhiên đi vào .
 Lớp kính có các điện cực ITO , hình dáng của điện cực hình cần hiển thị .

 Lớp tinh thể lỏng .
 Lớp kính có điện cực ITO chung .
 Kính lọc phân cực nằm ngang.
 Gương phản xạ lại ánh sáng cho người quan sát.
 Nguyên lý hoạt động :
Các tế bào pixel chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phân cực ,
thay đổi cường điệu ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân
cực .
Màn hình hiển thị hình ảnh bằng cách thay đổi cường độ ánh sáng trắng từ
phía sau đi xuyên qua bộ lọc .
- Hãng sản xuất : SAMSUNG, IBM , DELL, LG…….
- Thông số kĩ thuật :
+ Kích thước màn hình : 15/17/19/21… inch , được tính theo đường chéo
( tỉ lệ chuẩn 4:3 , 16:9 )
+ Pixel : đơn vị kích cỡ ảnh , mỗi 1 pixel là sự kết hợp của 3 màu RGB ( Red
– Green – Blue )
+ Độ phân giải : của màn hình máy tính là một biểu thị số điểm ảnh hàng
ngang x số điểm ảnh hàng dọc
+ Thời gian đáp ứng : ( LCD) là thời gian biến đổi hoàn toàn một màu sắc
của 1 điểm ảnh ( tính bằng ms)
• Máy in ( Printer)
- Lịch sử ra đời
Năm 1938 ý tưởng về chiếc máy in đầu tiên được "thai nghén" bởi anh chàng
sinh viên Chester Carlson. Carlson đã đưa ý tưởng của mình cho hơn 20 công ty
với mong muốn quyết tâm cho ra đời một chiếc máy có thể thay thế cho những tờ
giấy than (carbon) đang được sử dụng lúc bấy giờ.
Phải đến năm 1969 thì chiếc máy in laser EARS đầu tiên sử dụng công nghệ
laser sơ khai mới được Trung tâm nghiên cứu Xerox Palo Alto sản xuất và chiếc
máy đầu tiên đã chính thức xuất xưởng tháng 11 năm 1971.
Trong khi Xerox tiếp tục phát triển công nghệ in của mình thì IBM cũng bắt tay

vào sản xuất máy in. Nhưng IBM không làm ra những chiếc máy in công nghệ
laser mà là chiếc máy in kim riêng của mình. Chiếc máy đầu tiên ra đời năm 1957,
sử dụng ma trận đầu kim 5 x 7 để chấm qua băng mực làm hiện mực lên trang giấy
cần in.


Các nhà sản xuất sớm nhìn thấy "nội lực" của những chiếc máy in phun nhưng
mãi đến cuối những năm 80 thì chúng mới được sử dụng rộng rãi trên thị trường
mặc dù đã được "thai nghén" từ hơn 20 năm trước đó.

Đến nay, máy in không còn đơn thuần chỉ làm việc in ấn tài liệu như lúc mới
"chào đời" mà đã tích hợp nhiều chức năng hơn. Và việc sử dụng máy in không
còn là xa xỉ bởi chi phí đầu tư ban đầu và thiết bị thay thế không còn cao như
trước. Tuy thế, để có một chiếc máy in đúng với mục đích, người tiêu dùng cũng
phải đưa ra một số tiêu chí lựa chọn nhất định như chi phí đầu tư, chất lượng bản
in, tốc độ, năng lượng vận hành đôi khi cả diện tích sử dụng của chúng.
- Khái niệm
Máy in là công cụ hữu ích giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong in ấn, sao
chép tài liệu, nhưng ít ai biết rằng những chiếc máy in đã trải qua nhiều giai
đoạn thăng trầm với nhiều cải tiến về hình dạng, cấu trúc và công nghệ .
- Các kiểu kết nối của máy in
+ Kết nối với máy tính : máy in có thể kết nối với máy tính qua cổng LPT
truyền thống hoặc các cổng USB .
+ Kết nối với mạng máy tính: Máy in có thể được kết nối qua mạng máy tính
thông qua cổng RJ45 để chia sẻ in chung trong một mạng LAN hoặc mạng
WAN .
+ Các kiểu kết nối khác : Một số máy in hiện nay đã hỗ trợ dữ liệu thông qua
Bluetooth hoặc wifi điều này tạo thuận lợi cho việc in ấn từ các thiết bị di động ,
máy ảnh số vốn rất phổ iến hiện nay.
- Phân loại :

+ Máy in laser :
Máy in sử dụng công nghệ la de (Tiếng Anh: laser) là các máy in dùng in ra giấy,
hoạt động dựa trên nguyên tắc dùng tia la de để chiếu lên một trống từ, trống từ
quay qua ống mực (có tính chất từ) để mực hút vào trống, giấy chuyển động qua
trống và mực được bám vào giấy, công đoạn cuối cùng là sấy khô mực để mực
bám chặt vào giấy trước khi ra ngoài.
+ Máy in kim :
Máy in kim sử dụng các kim để chấm qua một băng mực làm hiện mực lên trang
giấy cần in.
+ Máy in phun :
Máy in phun hoạt động theo theo nguyên lý phun mực vào giấy in(theo đúng tên
gọi của nó). Mực in được phun qua một lỗ nhỏ theo từng giọt với một tốc độ lớn
(khoảng 5000 lần/giây) tạo ra các điểm mực đủ nhỏ để thể hiện bản in sắc nét.
+ Máy in hóa đơn :
Máy in hoá đơn được chế tạo nhằm mục đích in hoá đơn bằng giấy cuộn in hóa
đơn, có khổ nhỏ cỡ khoảng từ 76mm – 80mm vừa đủ để in ra danh sách các món
hàng và giá cả. Có thể in được nhiều Ply và cắt giấy tự động sau khi in để giao cho
khách hàng một cách mau lẹ.
- Hãng sản xuất : Canon ,Samsung , Epson ,HP,….
Tổng kết
Trong xu hướng phát triển và dự báo về công nghệ máy tính , hiện tại công nghệ
máy tính đang ở trong giai đoạn phát triển thứ 3 hay còn gọi là thế hệ thứ 3.Các
máy tính được đưa vào sử dụng và trở thành bộ phận không thể thiếu trong các hệ
thống điều khiển từ đơn giản đến phức tạp .
Thiết bị ngoại vi là thành phần hỗ trợ không thể thiếu trong hệ thống máy
tính.Chức năng của các thiết bị ngoại vi là đảm bảo thông tin qua lại giữa các bộ
phận của hệ thống.
Tài liệu tham khảo
- Slide kiến trúc máy tính và hệ điều hành
- vi.wikipedia.org/wiki/Thiết_bị_ngoại_vi

- www.slideshare.net/ntquangpro/bai-07-thiet-bi-ngoai-vi-va-chuan-
giao-tiep
- vi.wikibooks.org/wiki/Thiết_bị_ngoại_vi_máy_tính
- doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-quan-ly-thiet-bi-ngoai-vi-6604
- tailieuso.und.vn/bitstream/TTHL_125/4365/3/Tomtat.pdf
- elib.ictu.edu.vn/Public/index.aspx?
mid=tailieuso&tdig=93&did=2936

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×