BỘ CÔNG THƯƠNG
CỤC HÓA CHẤT
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CÁC
DOANH NGHIỆP ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ,
QUẢN LÝ HÓA CHẤT CỦA EU
Cơ quan chủ trì: Cục Hóa chất
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Xuân Sinh
8802
Hà Nội, năm 2011
BỘ CÔNG THƯƠNG
CỤC HÓA CHẤT
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CÁC
DOANH NGHIỆP ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ
HÓA CHẤT CỦA EU
(Thực hiện theo Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ sự nghiệp
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số 76.10.RD/HĐ-KHCN ngày 25
tháng 02 năm 2010 giữa Bộ Công Thương và Cục Hóa chất)
Cơ quan chủ trì : Cục Hóa chất
Chủ nhiệm đề tài : TS. Nguyễn Xuân Sinh
Các thành viên tham gia thực hiện đề tài:
TS. Nguyễn Hồng Hà
Ks. Văn Huy Vương
ThS. Phạm Huy Nam Sơn
ThS. Nguyễn Thị Thúy Hà
ThS. Phạm Hoài Long
Ks. Nguyễn Thị Ninh
Hà Nội, năm 2011
Nghiêncứu đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định REACH
Cục Hóa chất 1
MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết mục đích của qui định REACH là đảm bảo an toàn
sức khỏe cho con người và môi trường ở mức cao nhất bằng cách áp dụng các
phương pháp đánh giá độ nguy hại của các chất mà không ảnh hưởng đến lưu
thông hóa chất trong thị trường EU. Tất cả các hóa chất sử dụng trong EU, dù
được nhập khẩu hay sản xuất, phải đáp ứng các yêu cầu v
ề sức khỏe và an toàn.
Các nhà sản xuất và nhập khẩu chịu trách nhiệm sử dụng an toàn và xử lý hóa
chất. Trong trường hợp có thể, thay thế các chất độc hại nhất với các chất ít độc
hại hơn. Đối với nước ta, EU là thị trường lớn nhập khẩu nhiều mặt hàng
nguyên liệu, hàng dệt may và hàng giày da. Thị trường hàng giày da và dệt may
đã dần khẳng định được vị thế c
ủa mình trên thị trường này thể hiện kim ngạch
xuất khẩu trong những năm gần đây liên tục tăng. Nhưng những kết quả đó vẫn
chưa xứng đáng với tiềm năng của ngành. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu
cũng có nhiều khó khăn, đặc biệt là thị trường châu Âu là một trong những thị
trường ngày càng “ khó tính”, nhiều rào cản cả thuế quan và phi thu
ế quan đã
được lập ra. Vừa qua mặt hàng giày da và dệt may của nước ta đã bị kiện bán
phá giá trên thị trường EU đã ảnh hưởng nhiều đến kim ngạch xuất khẩu của
ngành đồng thời còn ảnh hưởng nhiều đến đời sống lao động….
Trong phạm vi quản lý hóa chất, EU đã ban hành quy định REACH về
quản lý hóa chất. Bộ Luật này đã có ảnh hưởng rất lớn đến hoạ
t động xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam vào thị trường này, các mặt hàng dệt may và da giày đều
sử dụng nhiều hóa chất nên khi xuất khẩu vào thị trường EU đều phải tuân thủ
Quy định REACH. Để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU đáp ứng được
quy định REACH, cần có những giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp và tránh
cho các doanh nghiệp nước ta có nguy cơ mất thị trường đầy tiềm năng.
Nghiêncứu đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định REACH
Cục Hóa chất 2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT 4
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7
Chương I: TỔNG QUAN VỀ QUY ĐỊNH REACH 7
I.1. Giới thiệu chung về luật REACH 7
I.2. Tổng quản về quy định REACH 7
I.2.1. Phạm vi điều chỉnh của Quy định REACH 7
I.2.2. Mục đích của Quy định REACH 8
I.2.3. Đối tượng áp dụng của Quy định REACH 8
I.2.4. Cấu trúc và nội dung của Quy định REACH 8
I.2.5. Các thông tin khác 10
I.2.6. Thực thi REACH 10
I.3. Đăng ký hóa chất 10
I.3.1. Đăng ký ban đầu 10
I.3.2. Đăng ký 12
I.3.3 Nội dung hồ sơ đăng ký 14
I.3.4. Đánh giá An toàn về Hóa chất 16
I.4. Đánh giá 16
I.5. Cấp phép 17
I.5.1. Thủ tục xin cấp phép: 17
I.5.2. Hồ sơ xin cấp phép: 17
I.6. Hạn chế hóa chất 19
I.7. Thông tin cần thiết cho việc đăng ký 19
I.8. Danh sách đề xuất để xác định các chất có mối quan tâm rất cao của phụ lục XV được
cập nhật trong năm 2010 20
Chương II: GIỚI THIỆU CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA VIỆT NAM VỀ
QUẢN LÝ HÓA CHẤT 21
II.1.Tổng quan về Luật Hóa chất và các văn bản về quản lý hóa chất 21
II.2. Cấu trúc và nội dung của Luật Hóa chất 23
II.3. Mục tiêu và phạm vi áp dụng 24
II.4. Khai báo hóa chất 28
II.5. Đánh giá hóa chất 32
II.6. Hạn chế hóa chất 33
7. Kết luận 34
PHẦN 2: THỰC NGHIỆM 35
Chương III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU 35
PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN 39
Chương IV: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA QUY ĐỊNH REACH ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NGÀNH DỆT MAY, DA GIẦY 39
IV.1. Khó khăn chung khi xuất khẩu vào EU 39
IV.1.1. Thị trường EU 39
IV.1.2. Khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc tuân thủ các quy định TBT
của EU 40
IV.1.3 Không chắc chắn về các quy định TBT của EU 40
IV.1.4. Khả năng tăng chi phí cho đánh giá và chứng nhận tuân thủ 41
IV.1.5. Khả năng phải đầu tư bổ sung cho công nghệ sản xuất và huấn luyện vận hành
để đáp ứng yêu cầu tuân thủ. 41
IV.1.6. Tác động của các quy định TBT của EU đối với các ngành xuất khẩu 41
Nghiêncứu đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định REACH
Cục Hóa chất 3
IV.1.7. Các vấn đề TBT chủ yếu được quy định trong luật REACH của EU 42
IV.2. Ảnh hưởng của quy định REACH đến ngành công nghiệp dệt may 43
IV.2.1. Xuất khẩu hàng dệt may sang EU ngày càng khó 46
IV.2.2. Một số nội dung cần quan tâm đối với nhà xuất khẩu hàng dệt may vào EU 48
IV.2.3. Tác động của Luật REACH đến ngành dệt 48
IV.2.4. Một số nội dung cần quan tâm đối với nhà xuất khẩu hàng dệt may vào EU 50
IV.3. Ảnh hưởng của quy định REACH đến ngành công nghiệp da giày 54
IV.3.1. Tổng quan ngành da giầy Việt Nam 54
IV.3.2. Tác động của REACH đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành da giày 58
Chương V: KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH REACH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP 61
V.1. Khả năng đáp ứng quy định REACH của ngành dệt may 61
V.1.1. Những vấn đề đã thực hiện được 61
V.1.2. Những vấn đề cần khắc phục khi đáp ứng quy định REACH của ngành dệt may 66
V.2. Khả năng đáp ứng quy định REACH của ngành da giầy 68
V.1.2. Những vấn đề cần khắc phục khi đáp ứng quy định REACH của ngành da giầy70
Chương VI: GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP TUÂN THỦ
QUY ĐỊNH REACH 72
VI.1. Các chỉ dẫn nhằm tuân thủ quy định REACH đối với ngành dệt may 72
VI.2. Các chỉ dẫn nhằm tuân thủ quy định REACH đối với ngành dệt may 78
VI. 3. Một số giải pháp hỗ trợ kỹ thuật đối với ngành dệt may và da giày 80
VI.4. Một số kinh nghiệm các doanh nghiệp cần biết 81
VI.5. Một số giải pháp cụ thể 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
Nghiêncứu đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định REACH
Cục Hóa chất 4
KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
REACH: Registration, Evaluation, Authorisation and Restriction of Chemical
substances; Quy định của EU về Đăng ký, Đánh giá, Cấp Phép và Hạn
chế đối với hóa chất.
ROHS: Restriction of Hazardous Substances; Chỉ thị của EU về hạn chế hóa
chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử.
ECHA: European Chemicals Agency; Cơ quan hóa chất Châu Âu.
SVHC: Substance of very high concern; Các chất có mối quan ngại cao.
CMRs: Carcinogens, Mutagens, Reproductive toxins; Các chất độc gây ung thư,
gây biến đổi di truyền và độc với sinh sản.
PBT Persistent, Bioaccumulatve and Toxic; Các chất bền vững, tích lũy sinh học
và độc.
vPvB: very persistent and very bioaccumulative(các chất rất bền vững, rất tích
lũy sinh họ.
Nghiêncứu đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định REACH
Cục Hóa chất 5
TÓM TẮT NHIỆM VỤ
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu của đề tài nhóm thực hiện sẽ tìm hiểu, phân
tích các nội dung cơ bản của Quy định REACH; tiến hành điều tra kết hợp giữa
thu thập phiếu điều tra và phỏng vấn sâu nhằm đánh giá nhưng tác động của
REACH và khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp dệt may, da giầy; trao đổi,
tham khả
o ý kiến các chuyên gia và kinh nghiệm hỗ trợ các doanh nghiệp tuân
thủ REACH của một số nước trên thế giới nhằm đề ra một số giải pháp tháo gỡ
khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Kết quả đạt được:
- Phân tích, đánh giá và so sánh quy định REACH của EU về quản lý hóa
chất với các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của REACH tới hoạt động xuất kh
ẩu của hai
ngành dệt may và da dầy.
- Đánh giá khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp dệt may, da dầy đối với
quy định reach.
- Đề ra một số giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp tuân thủ quy định
REACH.
Nghiêncứu đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định REACH
Cục Hóa chất 6
NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN
STT Họ và tên Học hàm, học vị
1 Nguyễn Xuân Sinh Tiến sỹ
2 Nguyễn Hồng Hà Tiến sỹ
3 Phạm Huy Nam Sơn Thạc sỹ
4 Văn Huy Vương Kỹ sư
5 Nguyễn Thị Thúy Hà Thạc sỹ
6 Phạm Hoài Long Thạc sỹ
7 Nguyễn Thị Ninh Kỹ sư
Nghiêncứu đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định REACH
Cục Hóa chất 7
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Chương I: TỔNG QUAN VỀ QUY ĐỊNH REACH
I.1. Giới thiệu chung về luật REACH
Quy định (EC) Số 1907/2006 của Nghị viện châu Âu ngày 18 tháng 12
năm 2006 về Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế sử dụng Hóa chất
(REACH), thành lập Cơ quan Hóa chất châu Âu, sửa đổi Chỉ thị 1999/45/EC và
hủy bỏ Quy định của Hội đồng châu Âu (EEC) Số 793/93 và Quy định của Liên
minh châu Âu (EC) số 1488/94 và Chỉ thị của Hộ
i đồng châu Âu 76/769/EEC và
Chỉ thị của Liên minh 91/155/EEC, 93/67/EEC, 93/105/EC và 2000/21/EC thay
thế khoảng 40 quy định kỹ thuật hiện hành.
REACH là từ viết tắt của (Registration, Evaluation, Authorisation and
Restriction of Chemical substances) là Quy định mới trong EU về hóa chất và sử
dụng an tòan hóa chất, gồm các nội dung Đăng ký, Đánh giá, Cấp Phép và Hạn
chế đối với hóa chất. Quy định này ban hành ngày 01tháng 06 năm 2007 và sẽ
được thực hiện trong nhiều giai đoạn với thời gian thực thi trong vòng 11 năm.
Hiện t
ại yêu cầu thực hiện tiền-đăng ký (Pre-registration) và đăng ký
(Registration) của REACH bắt đầu có hiệu lực.
REACH cũng cho phép thành lập Cơ quan Hóa chất châu Âu (ECHA) đặt
trụ sở tại Hensinhki (Phần Lan) - cơ quan sẽ quản lý việc đăng ký các chất thông
qua cơ sở dữ liệu và cấp phép cho các chất. Cơ quan này cũng là nơi trợ giúp trả
lời các câu hỏi, kể cả các câu hỏi từ các nước đang phát triển. REACH có hiệu
lực từ 1/6/2007 và được thực hiện từ 1/6/2008.
I.2. Tổng quản về quy định REACH
I.2.1. Phạm vi điều chỉnh của Quy định REACH
REACH điều chỉnh các sản phẩm sau:
1. Hóa chất (như hóa chất cơ bản, hóa chất đặc biệt, kim loại, các chất tự
nhiên nếu như chúng được thay đổi bởi phản ứng hóa học;
2. Các chế phẩm "chất pha chế" từ các hóa chất khác (ví dụ các ch
ất tẩy
rửa, các chất pha chế theo công thức, sơn, dầu máy);
3. Các hóa chất hoặc chất pha chế được đóng gói trong hộp (ví dụ mực
in);
4. Những vật phẩm chứa các hóa chất, biết trước, sẽ thoát ra ngoài trong
quá trình sử dụng (ví dụ chất thơm trong nến, hóa chất trong vải sợi, đồ chơi,
giày dép, đồ gỗ, đồ điện tử, v.v );
REACH quản lý tất cả các chất, các chất có trong ch
ế phẩm hoặc có trong
mặt hàng được buôn bán ở thị trường EU. Có một số chất không nằm trong
phạm vi điều chỉnh của luật này do đã được quy định trong các luật khác như
chất phóng xạ, các chất có sự giám sát của hải quan đang được lưu kho tạm thời,
thực phẩm, dược phẩm, phế liệu v.v.
Nghiêncứu đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định REACH
Cục Hóa chất 8
Theo REACH có ba loại sản phẩm:
- Chất (substance) là một phần tử hóa học và các hợp chất của nó trong tự
nhiên hoặc nhận được từ bất kỳ quá trình sản xuất nào, kể cả các chất trợ nào đó
cần thiết để bảo quản sự ổn định của nó và các tạp chất bất kỳ nhận được từ quá
trình sử dụng, nhưng loại trừ các dung môi có thể tách ra được mà không
ảnh
hưởng tới sự ổn định của chất hoặc thay đổi thành phần của chúng
- Chất pha chế (preparation) là sản phẩm thu được khi trộn lẫn hai hoặc
nhiều chất lại với nhau. Ví dụ như thuốc nhuộm, mực in….
- Mặt hàng (articles) là “một vật thể gồm một hoặc nhiều chất hoặc chế
phẩm mà trong quá trình sản xuất được mang lại một hình dạng, bề m
ặt hoặc
thiết kế cụ thể, xác định chức năng sử dụng cuối của nó tới mức độ lớn hơn chức
năng mà thành phần hóa chất của nó xác định”.
I.2.2. Mục đích của Quy định REACH
Mục đích của Quy định REACH là đảm bảo an toàn sức khỏe cho con
người và môi trường ở mức cao bằng cách áp dụng các phương pháp đánh giá
độ nguy hại của các chất mà không
ảnh hưởng đến lưu thông hóa chất trong thị
trường EU trong tình hình gia tăng cạnh tranh và đổi mới liên tục. Các tổ chức,
cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng hóa chất đảm bảo chắc chắn
rằng các hóa chất đó không gây hại cho con người và môi trường. Để đạt được
yêu cầu này, các doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu vào EU cần phải nâng cấp
hệ thống quản lý đối với các chất hóa học trong s
ản xuất.
I.2.3. Đối tượng áp dụng của Quy định REACH
Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng hóa chất
và các sản phẩm có chứa hóa chất
Sản xuất: Manufacture
Nhập khẩu: Importer
Kinh doanh: Place chemical/substance in market
Sử dụng: Downstream user.
Các nội dung của Quy định REACH
Đăng ký - Registration: khoảng 30.000 hóa chất.
Đánh giá - Evaluation: hóa chất và hồ sơ.
Cấp phép - Authorization: cho các chất có nguy cơ: Ung thư, biến đổi
gien, độc với sinh s
ản ở mức 1 và 2; các chất bền vững, tích lũy sinh học, độc;
các chất rất bền vững, các chất rất dễ tích lũy sinh học (1.500 - 2.000 chất).
Hạn chế - Restrictions: Do cơ quan quản lý hóa chất của EU quyết định
I.2.4. Cấu trúc và nội dung của Quy định REACH
Nội dung của Quy định bao gồm: 15 phần, và 17 phụ lục, cụ thể như sau:
Nghiêncứu đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định REACH
Cục Hóa chất 9
Phần 1. Các thông tin chung về việc ban hành Qui định (gồm 02 chương,
04 điều)
Chương 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Chương 2. Định nghĩa và điều khoản chung
Phần 2. Đăng ký các chất
Chương 1. Thực hiện nghĩa vụ chung đối với các yêu cầu về việc đăng ký
và thông tin
Chương 2. Các chất cần đăng ký
Chương 3. Thực hiện nghĩa vụ đăng ký và yêu cầu về thông tin đối v
ới
một số loại chất trung gian được tách ra khỏi quá trình sản xuất.
Chương 4. Điều khoản chung đối với đăng ký
Chương 5. Điều khoản quá độ đối với chất hiện hành và các chất đang
được khai báo.
Phần 3. Chia sẻ thông tin và tránh các thử nghiệm không cần thiết
Chương 1. Đối tượng áp dụng và các quy định chung
Chương 2. Các quy định cho các chất mới và các đơn vị đăng ký các chất
m
ới mà chưa được đăng ký trước đây.
Chương 3. Các quy định đối với các chất hiện hành
Phần 4. Thông tin trong hệ thống cung cấp
Phần 5. Các tổ chức, các nhân sử dụng các chất/ hóa chất để sản xuất
các vật phẩm
Phần 6. Đánh giá
Chương 1. Đánh giá về liều lượng
Chương 2. Đánh giá các hóa chất
Chương 3. Đánh giá các chất trung gian
Chương 4. Các điều khoản chung
Phầ
n 7. Cấp phép
Chương 1. Yêu cầu cấp phép
Chương 2. Cấp giấy phép
Chương 3. Cấp phép trong hệ thống cung cấp
Phần 8. Các chất nguy hiểm và vật phẩm cần hạn chế sản xuất, kinh
doanh và sử dụng
Chương 1. Các điều khoản chung
Nghiêncứu đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định REACH
Cục Hóa chất 10
Chương 2. Quá trình hạn chế
Phần 9. Phí dịch vụ
Phần 10. Cơ quan quản lý
Phần 11. Danh mục phân loại và dán nhãn
Phần 12. Thông tin
Phần 13. Cơ quan có thẩm quyền
Phần 14. Điều khoản thi hành
Phần 15. Điều khoản cuối cùng
I.2.5. Các thông tin khác
Khoảng 31% hóa chất trên thế giới là do các công ty EU sản xuất. Khoảng
100.000 chất sử dụng ở EU trước năm 1981 chưa được thử nghiệm về ảnh
hưởng tới sức khỏe. Chỉ khoảng 3.000 chất (sử dụng sau 1981) được thử nghiệm
trước năm 2007, khoảng 99% tổng số hóa chất không có đủ thông tin để xác
nhận là an toàn. Đảm bảo tất cả các hóa chất sử dụng trong EU, dù được nhập
khẩu hay sản xuất, phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe và an toàn. Các nhà
sản xuất và nhập khẩu chịu trách nhiệm sử dụng an toàn và x
ử lý hóa chất.
Trong trường hợp có thể, thay thế các chất độc hại nhất với các chất ít độc hại
hơn. Thành lập Cơ quan Hóa chất châu Âu để đăng ký và phê duyệt việc sử
dụng tất cả hóa chất. Trách nhiệm của nhà sản xuất phải chứng minh nguy cơ
tiềm tàng khi sử dụng hóa chất thuộc về nhà sản xuất hay nhà nhập khẩu.
I.2.6. Thực thi REACH
REACH là Quy Định pháp luật củ
a EU áp dụng trong tất cả 27 nước
thuộc EU. Ngòai ra, Iceland, Lichtenstein and Norway, những nước nằm trong
Vùng Kinh Tế Châu Âu đang có kế họach coi REACH như là luật của họ. Khi
việc này xong xuôi xuât khẩu vào các nước này cũng phải tuân thủ REACH y
như các nước thuộc EU.
I.3. Đăng ký hóa chất
I.3.1. Đăng ký ban đầu
Các nhà sản xuất và nhập khẩu phải đăng ký trước các chất mà đã có trên
thị trường EU, nếu họ muốn hưởng lợi từ
thỏa thuận chuyển tiếp cho phép đăng
ký cho họ ở giai đoạn sau. Đăng ký trước cũng cho phép đăng ký để chia sẻ dữ
liệu với người đăng ký khác và tránh thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Việc
đăng ký trước được giới hạn thời gian từ ngày 01 tháng 6 năm 2008 đến 01
tháng 12 năm 2008.
Nghiêncứu đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định REACH
Cục Hóa chất 11
Quá trình này bắt đầu từ ngày 01 tháng 6 tới ngày 01 tháng 12 năm 2008.
Tất cả các chất, chất trong chế phẩm hoặc trong mặt hàng được sản xuất tại EU
hoặc nhập khẩu vào EU cần được đăng ký ban đầu bởi các nhà sản xuất hoặc
nhà nhập khẩu EU.
Đăng ký ban đầu là để chuẩn bị cho đăng ký. Đăng ký ban đầu không mất
phí và tất cả thông tin được thu thập vào cơ sở dữ liệu của ECHA.
Có thể các nhà nhập khẩu EU sẽ yêu cầu các nhà cung cấp của họ bên
ngoài EU đăng ký ban đầu và sau đó là tự đăng ký các chất. Trong trường hợp
này, nhà cung cấp phải tìm một đại diện duy nhất ở EU - là người sẽ đại diện
cho nhà cung cấp và là bên có trách nhiệm cho REACH.
Đăng ký ban đầu rất quan trọng, do từ ngày 01 tháng 6 năm 2008 trở về
sau, chỉ các chất đã được đăng ký ban đầu đúng mới được phép sản xuấ
t hoặc
nhập khẩu vào EU. Các chất không được đăng ký ban đầu phải qua quá trình
đăng ký như là chất mới và theo một qui trình phức tạp hơn.
Đối với người sử dụng cuối dòng kể cả ở các nước đang phát triển, điều
quan trọng phải kiểm tra xem các chất quan trọng đang sử dụng đã được đăng ký
ban đầu chưa. ECHA website sẽ cung cấp danh mục các chất đã
đăng ký ban
đầu.
Các thông tin cần thiết trong đăng ký ban đầu:
- Tên và địa chỉ của công ty
- Tên và địa chỉ của người liên hệ
- Tên và định nghĩa các chất/ chất trong chế phẩm
- Thời hạn đăng ký cuối cùng và lượng dùng
Trong pha này ngành hóa chất trong EU phải thực hiện tiền đăng ký, hoặc
thông báo, những hóa chất đang sử dụng (trên 100,000).
Tiền đăng ký giúp các công ty thêm thời gian thu thập và tổng hợ
p thông
tin cần thiết để hoàn thành việc đăng ký. Với sản phẩm nhập khẩu, các nhà nhập
khẩu của EU phải đáp ứng mọi đòi hỏi của REACH. Họ phải chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên cũng có thể các nhà nhập khẩu muốn các nhà cung cấp (nằm ngoài
lãnh thổ EU) tự đăng ký, do đó cũng thực hiện tiền đăng ký.
Việc này được thực hiện qua đại diện duy nhất. Tiề
n đăng ký là rất quan
trọng vì từ ngày 01 tháng 12 năm 2008 về sau người sản xuất trong EU và nhập
khẩu hóa chất chỉ được phép nếu như hóa chất đó được tiền đăng ký tương ứng.
Nghiêncứu đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định REACH
Cục Hóa chất 12
Tổ chức sản xuất/ nhập khẩu
Cơ sở công
nghiệp
1) Phụ trợ cho
công nghệ
2)Sản xuất vật
dụng
Cơ sở pha chế 1
Cơ sở pha chế 2
Cơ sở nghiên cứu
phát triển
Nhà phân phối
Người tiêu dùng
Tổ chức sử dụng-
downstream user
Nghĩa là nếu công ty không thực hiện tiền đăng ký nó sẽ không được phép xuất
khẩu hóa chất của nó sau ngày 01 tháng 12 năm 2008.
REACH đưa ra “người đại diện duy nhất” trong quá trình thực hiện tiền
đăng ký. Quy Định REACH cho phép các nhà sản xuất bên ngòai EU tự đăng ký
hóa chất của mình. Một nhà sản xuất bên ngòai lãnh thổ EU có thể quyết định tự
thực hiện tiền đăng ký, nhưng trong phần lớn các trường hợp thường là do người
nhập khẩu trong EU yêu cầu các nhà cung cấp (người xuất khẩu nằm ngòai lãnh
thổ EU) của họ thực hiện tiền đăng ký.
Trong trường hợp này nhà xuất khẩu sẽ chọn một công ty bên trong EU
đại diện cho mình thực hiện tiền đăng ký. Một người đại diện duy nhất có thể
đại diện cho một hoặc nhiều công ty bên ngoài EU.
I.3.2. Đăng ký
Các hóa chất cần đăng ký: khoảng 30.000. Tổ chức cá nhân sản xuất,
nhập khẩu, kinh doanh hóa chất, các sản phẩm có chứa hóa chất.
Mỗi hóa chất một đăng ký riêng không đăng ký cho sản phẩm có chứa
hóa chất, đăng ký cho hóa chất có chứa trong sản phẩm và theo lộ trình được xác
định. Các hóa chất cần đăng ký: khoảng 30.000 hóa chất các loại. Các hóa chất
có tổng khối lượng/ năm > 1tấn, thời gian hoàn thành đăng ký: 11 năm. Các hóa
chất được tập trung ưu tiên quản lý hoạt động: Sản xuất, nh
ập khẩu, kinh doanh
với khối lượng lớn; các hóa chất nguy cơ gây ung thư, biến đổi gen, độc với sinh
sản, hóa chất bền vững, hóa chất tích lũy sinh học. Tổ chức cá nhân sản xuất,
nhập khẩu, kinh doanh hóa chất, các sản phẩm có chứa hóa chất
Hình 1: Sơ đồ đăng ký hóa chất
Nghiêncứu đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định REACH
Cục Hóa chất 13
12 thán
g
Tiền đăng ký - Pre-registration
3 năm 6 năm 11 năm
•1000+ tấn
•CMRs 1+ tấn
• PBTs/vPvBs (R50-53)
100+ tấn
Thành lập Cõ quan quản lý
hóa chất UE
100-1000 tấn 1-100 tấn
6 tháng
Hóa chất
REACH đòi hỏi nhà sản xuất và nhập khẩu các chất hóa học (≥ 1 tấn /
năm) để có được thông tin về hóa lý, sức khỏe và tính chất của môi trường và sử
dụng nó để xác định các chất này có thể được sử dụng một cách an toàn. mỗi
nhà sản xuất và nhập khẩu phải nộp đăng ký hồ sơ tài liệu các dữ liệu và đánh
giá để các cơ quan. Mỗi hóa chất một
đăng ký riêng không đăng ký cho sản
phẩm có chứa hóa chất, đăng ký cho hóa chất có chứa trong sản phẩm. Ví dụ:
Hỗn hợp gồm 3 chất thì phải đăng ký cho 3 chất khác nhau riêng biệt.
Hình 2: Lộ trình đăng ký hóa chất
Tùy thuộc vào bản chất và lượng chất, REACH đưa ra các mốc thời gian
cho việc đăng ký các chất theo khối lượng sản xuất hoặc nhập khẩu như sau:
Đến ngày 31 tháng 12 năm 2010
Đă
ng ký các chất với lượng từ 1.000
tấn/năm trở lên;
Đăng ký các chất có mối quan ngại cao
(SVHC):
- CMR (các chất gây ung thư, gây biến đổi
di truyền và độc với sinh sản): từ 1 tấn/năm
trở lên;
- PBT (các chất bền vững, tích lũy sinh học
và độc với sinh sản): từ 1 tấn/năm trở lên;
- vPvB (các chất rất bền vững, rất tích lũy
sinh học): giống như PBT.
Đăng ký các chấ
t rất độc với sinh vật thủy
sinh (R50/R53): từ 100 tấn/năm trở lên.
Đến ngày 01 tháng 6 năm 2013
Đăng ký các chất với lượng từ 100 tấn/năm
trở lên;
Nghiêncứu đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định REACH
Cục Hóa chất 14
Đến ngày 01 tháng 6 năm 2018
Đăng ký các chất với lượng từ 1 tấn/năm trở
lên/nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu
I.3.3 Nội dung hồ sơ đăng ký
Hình 3: Nội dung hồ sơ đăng ký
Nội dung hồ sơ đăng ký
- Nhận dạng hóa chất- Identity of substance.
- Tên hoá chất theo IUPAC
- Tên hoá chất theo Việt Nam
- Các tên thương mại
- Tên khác
- Mã số CAS
- Trọng lượng phân tử
- Cấu trúc phân tử
- Công thức phân tử
Phân loại và dán nhãn - Classification and labelling
Hướng dẫn sử dụng an toàn- Guidance on safe use.
Tóm tắt nghiên cứu rủi ro - Study summaries.
Hồ sơ thử nghiệm -Test proposals (if relevant)-
Exposure information- Các thông tin về
phơi nhiễm
Nội dung hồ sơ đăng ký - (> 10 tấn/năm)
Các hóa chất
đăng ký
> 10 tấn/năm
Hồ sõ
1. Nhận dạng hóa chất
2. Sản xuất và sử dụng
3.Phân loại và dán nhãn
4. Hướng dẫn sử dụng an toàn
5. Tóm tắt nghiên cứu rủi ro.
6. Hồ sơ thử nghiệm
7. Các thông tin về phơi nhiễm
Báo cáo an toàn hóa chất
8. Đánh giá độ nguy hại, bền
vững, tích lũy
sinh học, độc tính.
Báo cáo an toàn hóa chất
9. Đánh giá độ nguy hại, bền
vững,
tích lũy sinh học, độc tính.
10. Đánh giá phơi nhiễm
10. Đặc trưng rủi ro
11. Dự báo phơi nhiễm
Hóa chất nguy hiểm
hoặc PBT/vPvB
Nghiêncứu đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định REACH
Cục Hóa chất 15
- Báo cáo an toàn hóa chất- Chemical Safety Report
Đánh giá độ nguy hại, bền vững, tích lũy sinh học, độc tính - Hazard and
PBT Assessment.
- Đánh giá phơi nhiễm - Exposure Assessment.
- Đặc trưng rủi ro - Risk Characterisation.
- Dự báo phơi nhiễm - Exposure Scenarios.
Sau khi đã đăng ký ban đầu, Các nhà sản xuất và nhập khẩu đóng tại EU
bắt đầu thực hiện quá trình đăng ký. Cần đăng ký mỗi chất mà họ sản xuất hoặc
nhập khẩu với lượng từ 1 tấn trở
lên/năm. Nếu họ không đăng ký chất có nghĩa
là họ không được phép sản xuất hoặc nhập khẩu chất này.
Để đăng ký chất với lượng từ 1 tấn trở lên, khi đăng ký cần trình hồ sơ kỹ
thuật, còn đối với chất với lượng từ 10 tấn/năm trở lên, cần thêm báo cáo an toàn
hóa chất. Các chất được sản xuất và nhập khẩu với số lượng lớ
n cần được đăng
ký sớm.
Điều này cũng áp dụng với các chất có mối quan ngại cao (substances of
very high concern - SVHC) là các chất gây ung thư, các chất bền vững, tích lũy
sinh học và độc với sinh sản (PBT), các chất rất bền vững, rất tích lũy sinh học
(vPvB).
Các chất với lượng < 1 tấn/năm: không cần đăng ký;
Các chất trong chế phẩm: đăng ký như trên;
Các chất mới được đưa ra thị trườ
ng từ ngày REACH có hiệu lực: đăng
ký từ ngày 01 tháng 6 năm 2008 trở về sau.
Đăng ký các chất trong mặt hàng
REACH yêu cầu phải đăng ký chất trong mặt hàng khi:
Chất giải phóng một cách có chủ định ra khỏi mặt hàng trong các điều kiện sử
dụng thông thường hoặc các điều kiện sử dụng dự đoán trước được một cách
hợp lý;
Tổng lượng của chất có trong mặt hàng vượt quá 1 t
ấn/năm/nhà sản xuất
hoặc nhà nhập khẩu;
Chất chưa được đăng ký cho mục đích sử dụng ấy.Ngoài ra, các chất có
mối quan ngại cao có mặt trong mặt hàng cần được thông báo cho ECHA khi
đáp ứng các yêu cầu sau:
Chất có mặt trong mặt hàng với nồng độ trên 0,1% theo khối lượng;
Chất có mặt trong mặt hàng với lượng từ 1 tấn/năm/nhà sản xuất hoặc nhà
nhập khẩu;
Ch
ất đã được đưa vào danh sách “ứng cử viên” để được cấp phép sử dụng
và chất chưa được đăng ký cho mục đích sử dụng.
Nghiêncứu đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định REACH
Cục Hóa chất 16
Tuy nhiên, không cần thông báo nếu nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu có
thể loại trừ sự phơi nhiễm của con người hoặc môi trường với chất ấy trong các
điều kiện sử dụng và thải bỏ thông thường hoặc các điều kiện sử dụng hoặc thải
bỏ đã được dự đoán trước một cách hợp lý.
Việc thông báo các chất có mối quan ngại cao trong mặ
t hàng sẽ được
thực hiện chậm nhất là 6 tháng sau khi chất ấy được đưa vào danh sách “ứng cử
viên”, nhưng chỉ bắt đầu từ ngày 01 tháng 6 năm 2011.Các nhà sản xuất và nhập
khẩu phải đăng ký tất cả các chất hóa học, sản xuất hay nhập khẩu, với Cơ quan
Hóa chất châu Âu:
Hóa chất được sản xuất hay nhập khẩu vào EU với số lượng từ 1 tấn trở
lên/n
ăm. Chất hóa học - bất kể số lượng - được coi là mối đe dọa đối với sức
khỏe hay môi trường hóa chất phải được đăng ký trong trường hợp:
REACH: Trách nhiệm của nhà sản xuất
Các nhà sản xuất hay nhập khẩu phải chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật cho mỗi loại
hóa chất để nộp đăng ký với Cơ quan Hóa chất châu Âu. Để đăng ký hóa chấ
t,
các nhà sản xuất hay nhập khẩu phải thực hiện Đánh giá Rủi ro Hóa chất
I.3.4. Đánh giá An toàn về Hóa chất
Các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu phải xác định sử dụng nguyên liệu,
phát triển điều kiện sản xuất hay sử dụng hóa chất, thực hiện đánh giá rủi ro.
Kiến nghị các thủ tục sử dụng, các thực hành ngăn chặn ô nhiễm, các biện
pháp bảo v
ệ cá nhân, hay các biện pháp khác để giảm thiểu các rủi ro gắn liền
với sử dụng hóa chất. Khoảng 30.000 hóa chất dự kiến sẽ được đăng ký trong
khoảng thời gian 11 năm. Các nhà sản xuất hay nhập khẩu phải chuẩn bị hồ sơ
kỹ thuật cho mỗi loại hóa chất để nộp đăng ký với Cơ quan hóa chất châu Âu.
Để đăng ký hóa chất, các nhà sản xuất hay nhập khẩu phải thực hiện.
I.4. Đánh giá
Cơ quan sẽ thực hiện thẩm định hồ sơ để đánh giá các đề xuất thử nghiệm
được thực hiện bởi người đăng ký hoặc để kiểm tra xem hồ sơ đăng ký thực hiện
theo yêu cầu. Cơ quan cũng sẽ đánh giá chất phối hợp, mà sẽ được thực hiện bởi
các nước thành viên để điề
u tra hóa chất.
Đánh giá hồ sơ
Cơ quan quản lý hóa chất kiểm tra tất cả các hồ sơ thử nghiệm gửi kèm hồ
sơ đăng ký.
Đánh giá hóa chất
Các hóa chất cần đánh giá: Hàng năm các quốc gia thành viên và Ủy ban
EU đưa ra danh sách các hóa chất cần phải đánh giá. Cơ quan thực hiện đánh giá
hóa chất có thể đưa ra các biện pháp quản lý mới hoặc không cần thiết tùy thuộc
Nghiêncứu đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định REACH
Cục Hóa chất 17
vào kết quả đánh giá hóa chất. Cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện đánh giá các
chất có thể gây ra rủi ro cao.
Các hóa chất phải được cấp phép (trước khi sản xuất, kinh doanh, nhập
khẩu): Hóa chất có nguy cơ cao: CMR- ung thư, biến đổi gen, độc với sinh sản
loại 1, 2; Chất ô nhiễm bền vững, tích lũy sinh học, chất độc- PBT; chất rất bền
vững, chất rất độc- vPvB (phụ
lục XIII). (phân loại theo Directive 67/548/EEC)
Cơ quan Hóa chất châu Âu đánh giá hồ sơ thầu bao gồm báo cáo an toàn
về hóa chất, quyết định nếu cần thêm thông tin, quyết định nếu cần xây dựng
thêm hạn chế. Sau khi đăng ký, ECHA có trách nhiệm xem xét và đánh giá hồ
sơ đã được đệ trình. ECHA cùng với các quốc gia thành viên có quyền yêu cầu
thêm dữ liệu nếu thấy chưa đủ hoặc thấy rằng hóa chất đưa ra rủi ro cho sức
kh
ỏe con người hoặc môi trường. Sau đó chất cần được cấp phép hoặc bị hạn
chế.
Hình 4: Đánh giá hồ sơ và Đánh giá hóa chất
I.5. Cấp phép
I.5.1. Thủ tục xin cấp phép:
Tổ chức cá nhân xin cấp phép: Nhà sản xuất- Manufacture, nhập khẩu-
importer, người sử dụng- downstream user. Đơn xin cấp phép được đăng ký cho
một hoặc vài chất. Cơ quan và thời gian trình hồ sơ xin cấp phép: gửi hồ s
ơ tới
Cơ quan quản lý hóa chất theo thời gian xác định. Cấp phép sẽ được yêu cầu
cho các chất được ưu tiên quan tâm rất cao (SVHC) được bao gồm trong phụ lục
XIV các công ty nộp đơn xin cấp phép sẽ phải chứng minh rằng những rủi ro
liên quan đến sử dụng của các chất này được kiểm soát đầy đủ hoặc có những
lợi ích kinh tế xã hội từ sử dụng của họ lớn h
ơn những rủi ro. Ứng viên cũng sẽ
phải điều tra về khả năng thay thế các chất có đề tài hoặc các công nghệ lựa
chọn thay thế an toàn hơn, và chuẩn bị kế hoạch thay thế, nếu thích hợp.
I.5.2. Hồ sơ xin cấp phép:
a) Nhận dạng hóa chất ;
Đánh giá hồ sơ Đánh giá hóa chất
Kiểm tra hồ sơ
Chấp thuận
Sản phẩm:
Các quyết định của cơ quan quản lý hóa chất
Đầu vào cho các phần khác của REACH/ các yêu cầu pháp quy khác
Đánh giá các thông tin/ tiêu chí
ghi trên CSR
Nghiêncứu đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định REACH
Cục Hóa chất 18
b) Tên và địa chỉ liên hệ của tổ chức đăng ký;
c) Đơn yêu cầu cấp phép, xác định rõ mục đích sử dụng của hóa chất cấp
phép và các sản phẩm có chứa hóa chất được cấp phép;
d) Bản báo cáo an toàn hóa chất theo phụ lục I bao gồm rủi ro với con
người và môi trường.
Hình 5: Quy trình cấp phép
Cấp phép theo yêu cầu của Cơ quan Hóa chất châu Âu (ECHA) đối với
các chất đặc biệt quan tâm (VHCs)
Carcinogenic, mutagenic hay chấ
t độc để tái sản xuất (CMRs)
Chất độc sinh tụ và không phân hủy (trong sinh vật sống) (PBTs)
Chất độc sinh tụ và không phân hủy đặc biệt nghiêm trọng (vPvBs)
hoặc / và phá họai môi trường hay sức khỏe con người, như các
chất phá hoại hệ thống hormone
Phụ lục liệt kê hóa chất cần được cấp phép do Liên minh châu Âu thực hiện
Khoảng 1,500 hóa chất phải được cấp phép mà những hóa chất này cần ph
ải thử
nghiệm
Quá trình cấp phép độc lập với quá trình đăng ký và đánh giá và áp dụng
với các hóa chất mà ECHA xác định là chất có mối quan ngại cao và cấp phép
theo mục đích sử dụng. Chú ý rằng cấp phép có thể áp dụng cho các chất với
lượng dưới ngưỡng 1 tấn/năm đã được đặt ra cho quá trình đăng ký. Các công ty
đệ đơn đề nghị được cấp phép cần chứng minh rằng rủi ro mà các chất này mang
lạ
i sẽ được kiểm soát tốt hoặc lợi ích kinh tế xã hội từ việc sử dụng các chất này
lớn hơn rủi ro. Mục đích là để ngành thay thế các chất này bằng cách chất an
toàn hơn nếu có thể.
Danh sách các chất có mối quan ngại cao sẽ được công bố, có thể vào
tháng 01 năm 2009 hoặc chậm nhất là vào tháng 6 năm 2009, dựa trên danh sách
“ứng cử viên” được lập nên sau khi ECHA đã nghiên cứu và xem xét hồ sơ đă
ng
ký.
Cấp phép/ từ
chối cấp phép
Ý kiến
của cơ
quan cấp
p
hép
Thông
báo sơ bộ
của cơ
quan cấp
phép
Hồ sơ xin cấp
phép
Giải trình/bổ sung
của cơ sở
Quyết định
Nghiêncứu đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định REACH
Cục Hóa chất 19
I.6. Hạn chế hóa chất
Hạn chế sản xuất, kinh doanh và sử dụng một số hóa chất và các sản
phẩm chứa hóa chất nguy hiểm theo những tiêu chí/mục đích nhất định được
nêu trong phụ lục XVII- gồm 52 nhóm chất và sản phẩm có chứa hóa chất và
các điều kiện hạn chế.
Ví dụ: Benzene, CAS No 71-43-2, EINECS No 200-753-785;
Hạn chế:
1. Không cho phép vượt quá 5mg/kg trong đồ chơi và các bộ phận cho đồ
chơ
i cho trẻ em.
2. Không cho phép có mặt trong các sản phẩm/ hỗn hợp khác lớn hơn 0,1
% trọng lượng.
Điểm 1, 2 trên đây không áp dụng cho:
Nhiên liệu cho các loại động cơ (Directive 98/70/EC);
Không hạn chế sản xuất, kinh doanh và sử dụng đối với các chất, các sản
phẩm có chứa hóa chất với mục đích nghiên cứu khoa học.
Các hạn chế đang có hiệu lực trên toàn EU theo Directive 76/769/EEC về
bán và sử dụng các chất và các chế ph
ẩm nguy hiểm nhất định đã được chuyển
toàn bộ vào phụ lục XVII của REACH.
Các chất được liệt kê trong phụ lục XVII sẽ không được sản xuất, đưa ra
thị trường hoặc sử dụng trừ khi chúng tuân thủ với các điều kiện hạn chế các
chất đó.
I.7. Thông tin cần thiết cho việc đăng ký
Sau tiền đăng ký, hạn chót của đăng ký sẽ được kéo dài đế
n ngày 30 tháng
11 năm 2010, ngày 31 tháng 5 năm 2013 hoặc ngày 31tháng 5 năm 2018 phụ
thuộc vào tính chất và số lượng của hóa chất đó. REACH quy định các yêu cầu
thông tin khác nhau cho các hóa chất sản xuất trong EU hay nhập khẩu vào EU
với khối lượng khác nhau.
Thông tin được đòi hỏi gồm tính chất hóa học; các rủi ro; điều kiện sử
dụng; các nguy cơ khuếch tán, cháy, nổ và cách thức đảm bảo an tòan trong bao
gói, vận chuyển, lưu kho, sử dụng. Nhà nhập khẩu EU có thể cần dữ liệu về mức
độ độc hại và thông tin an toàn về những hóa chất qúy vị sử dụng. Do đó thống
kê các hóa chất, các chế phẩm và các thành phần tạo nên chế phẩm, các chất,
biết trước, sẽ thoát ra trong quá trình sử dụng, rất nhiều khả năng sẽ được nhà
nhập khẩu EU yêu cầu qúy vị cung cấp. Cần lưu ý rằng nếu qúy vị không tự sản
xuất ra hóa chất mà đi mua, quý vị cũng cần dữ liệu chi tiết từ các nhà cung cấp
của mình để hòan chỉnh hệ thống dữ liệu của qúy vị (quản lý chuỗi cung cấp).
Tiếp theo, tất cả mọi dữ liệu sẽ được xem xét, bắt đầu bằng hồ sơ bao
gồm các đề xuất thử nghiệm trên động vật và các chất có nguy cơ cao. Nhờ đăng
ký, các thông tin về sự
độc hại của hóa chất sẽ được chia sẻ giữa tất cả các công
ty đăng ký trong diễn đàn trao đổi thông tin hóa chất (SIEF- Substance
Nghiêncứu đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định REACH
Cục Hóa chất 20
Information Exchange Forum). Nếu một công ty sử dụng dữ liệu của công ty
khác thì người chủ dữ liệu có quyền được đền bù.
EU biết trước rằng chia sẻ dữ liệu thử nghiệm và chi phí thử nghiệm là vô
cùng quan trọng do vậy những quy trình phức tạp đã được đặt ra để bắt buộc các
công ty phải chia sẻ thông tin.
I.8. Danh sách đề xuất để xác định các chất có mối quan tâm rất cao của
phụ lục XV
được cập nhật trong năm 2010
Trong khuôn khổ của quá trình cấp phép, các nước thành viên Cơ quan có
thẩm quyền hoặc cơ quan hóa chất châu Âu (ECHA), theo yêu cầu của Ủy ban
châu Âu, có thể chuẩn bị Phụ lục XV hồ sơ để xác định các chất của) quan tâm
rất cao (SVHC. SVHC được quy định tại Điều 57 của Quy chế EC số 1907/2006
("Quy định REACH") và bao gồm các chất đó là:
Gây ung thư, gây đột biến hoặc độc hại để
sinh sản (CMR), đáp ứng các
tiêu chí phân loại trong thể loại 1 hoặc 2 theo quy định của Chỉ thị
67/548/EEC. Chỉ thị này được thay thế bằng các quy định mới của EU ECsố
1272/2008 về ghi nhãn, phân loại và đóng gói các chất hóa học và các hỗn hợp,
cái gọi là Quy chế CLP. Theo Quy chế CLP mới các chất này được phân loại 1a
hoặc 1b.Độc mãn tính, Bioaccumulative (PBT), (vPvB) theo tiêu chuẩn trong
phụ lục XIII của Quy chế REACH.
Nghiêncứu đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định REACH
Cục Hóa chất 19 19
Bảng 1: DANH SÁCH ĐỀ XUẤT ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC CHẤT CÓ MỐI QUAN TÂM RẤT CAO CỦA PHỤ LỤC XV
ĐƯỢC CẬP NHẬT TRONG NĂM 2010
Xác định chất
Tên chất Số EC Số CAS
Kiến nghị các
cơ quan
Lý do đề xuất Ngày công bố Hạn chót nhận xét
Cobalt (II) sunfat 233-334-2 10124-43-3 Hà Lan CMR 30/08/10 14/10/10
Cobalt (II) dinitrate 233-402-1 10141-05-6 Hà Lan CMR 30/08/10 14/10/10
Cobalt (II) carbonate 208-169-4 513-79-1 Hà Lan CMR 30/08/10 14/10/10
Cobalt (II) diacetate 200-755-8 71-48-7 Hà Lan CMR 30/08/10 14/10/10
2-Methoxyethanol 203-713-7 109-86-4 Áo CMR 30/08/10 14/10/10
2-Ethoxyethanol 203-804-1 110-80-5 Áo CMR 30/08/10 14/10/10
1,3,5 Trichlorobenzene 203-608-6 108-70-3 Đức
PBT như chất
(Tương đương
mức độ quan tâm)
30/08/10 14/10/10
1,2,3 Trichlorobenzene 201-757-1 87-61-6 Đức
PBT như chất
30/08/10 14/10/10
Nghiêncứu đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định REACH
Cục Hóa chất 20 20
(Tương đương
mức độ quan tâm)
1,2,4 Trichlorobenzene 204-428-0 120-82-1 Đức
PBT như chất
(Tương đương
mức độ quan tâm)
30/08/10 14/10/10
Crom trioxit 215-607-8 1333-82-0 Đức CMR 30/08/10 14/10/10
Axit tạo ra từ triôxít
crom và oligomers của
sản phẩm
Nhóm có chứa:
Axit cromic 231-801-5 7738-94-5
Dichromic acid 236-881-5 13530-68-2
oligomers của sản phẩm
của axit cromic và axit
dichromic
-
Đức CMR 30/08/2010 14/10/2010
Nghiêncứu đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định REACH
Cục Hóa chất 21
Chương II: GIỚI THIỆU CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA VIỆT
NAM VỀ QUẢN LÝ HÓA CHẤT
II.1.Tổng quan về Luật Hóa chất và các văn bản về quản lý hóa chất
a. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2008
Giai đoạn này chúng ta chưa có Bộ luật riêng điều chỉnh một cách đầy đủ
và toàn diện các vấn đề liên quan đến quản lý hóa chất tại Việt Nam. Vấn đề
quản lý hóa chất được quy định tại nhi
ều quy định pháp luật liên quan, như luật,
pháp lệnh; một số vấn đề cụ thể được điều chỉnh bằng các quy định riêng của
Chính phủ (Nghị định, Thông tư, Quyết định); thiếu một cơ quan điều phối
chung để giúp Chính phủ trong việc giám sát và quản lý hoạt động hóa chất tại
Việt Nam.
Một số văn bản pháp lý về hoạt động hóa chất trong giai
đoạn này bao
gồm:
- Sản xuất và kinh doanh: Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006;
số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006); Thông tư Bộ CN số 01/2006/TT-BCN
ngày 11/4/2006; Quyết định Bộ CN số 05/2006/QĐ-BCN ngày 7/4/2006.
- Bao gói & ghi nhãn: Nghị định số 13/2003/NĐ-CP ngày 19/2/2003;
Quyết định của Thủ tướng CP số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999; Thông tư
Bộ TM số 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999; Thông tư Bộ CN số 04/2000/TT-
BCN ngày 30/6/2000; Thông tư Bộ CN số 05/2001/TT-BCN ngày 24/01/2001;
Thông tư Bộ CN số 02/2004/TT-BCN ngày 31/12/2004.
- An toàn hóa chất: Nghị định s
ố 68/2005/NĐ-CP ngày 24/5/2005; Thông
tư Bộ CN (cũ) số 12/2006/TT-BCN ngày 22/12/2007
- Ma túy và tiền chất ma túy: Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày
01/10/2001; số 80/2001/NĐ-CP ngày 05/11/2001; số 58/2003/NĐ-CP ngày
29/5/2003); Quyết định của Bộ trưởng CN số 134/2003/QĐ-BCN ngày
25/8/2003
- Thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng: Quyết định của Bộ trưởng Nông nghiệp
số 49/2008/QĐ-BNN ngày 27/3/2008 (danh mục thuốc trừ sâu được phép, hạn
chế và cấm sử dụng tại Việt Nam); Quyết
định của Bộ trưởng Y tế số
1452/2002/QĐ-BYT ngày 25/4/2002 quy định việc sử dụng HC trong nuôi trồng
thủy sản.
- Vật liệu nổ công nghiệp: Nghị định Chính phủ (số 27/1995/NĐ-CP ngày
20/4/1995; số 49/CP ngày 15/8/1996); Thông tư Bộ Công nghiệp số
02/2005/TT-BCN ngày 29/3/2005;