Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

phân tích tài chính công ty Kinh Đô năm 2011- 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.09 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
1
A. Tổng quát về công ty Kinh Đô
I. Sự hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Kinh Đô tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực
phẩm Kinh Đô, được thành lập năm 1993 theo Quyết định số 216 GP-UB ngày
27/02/1993 của Chủ tịch UBND Tp.HCM cấp và Giấy phép kinh doanh số 048307 Trọng
tài Kinh tế Tp.HCM cấp ngày 02/03/1993. Trải qua 17 năm hình thành và phát triển, đến
nay Kinh Đô đã trở thành một hệ thống các công ty trong ngành thực phẩm gồm: bánh
kẹo, nước giải khát, kem và các sản phẩm từ sữa.
Từ quy mô chỉ có 70 cán bộ công nhân viên khi mới thành lập đến nay Kinh Đô đã
có tổng số nhân viên là 7.741 người. Tổng vốn điều lệ của Kinh Đô Group là 3.483,1 tỷ
đồng. Tổng doanh thu đạt 3.471,5 tỷ đồng trong đó doanh thu ngành thực phẩm chiếm
99.2%, tổng lợi nhuận đạt 756,1 tỷ đồng.
Các sản phẩm mang thương hiệu Kinh Đô đã có mặt rộng khắp các tỉnh thành thông
qua hệ thống phân phối đa dạng trên toàn quốc gồm hơn 600 nhà phân phối, 31 Kinh Đô
Bakery và 200.000 điểm bán lẻ cũng như các thống phân phối nhượng quyền với tốc độ
tăng trưởng 30%/năm. Thị trường xuất khẩu của Kinh Đô phát triển rộng khắp qua 35
nước, đặc biệt chinh phục các khách hàng khó tính nhất như Nhật, Mỹ, Pháp, Đức,
Singapore
Đặc biệt năm 2010, Kinh Đô đã tiến hành việc sáp nhập Công ty CBTP Kinh Đô
Miền Bắc (NKD) và Công ty Ki Do vào Công ty Cổ Phần Kinh Đô (KDC). Định hướng
của Kinh Đô là thông qua công cụ M&A, sẽ mở rộng quy mô ngành hàng thực phẩm với
tham vọng là sẽ trở thành một tập đoàn thực phẩm có quy mô hàng đầu không chỉ ở Việt
Nam mà còn có vị thế trong khu vực Đông Nam Á.
Song song đó, với việc định hướng phát triển để trở thành một tập đoàn đa ngành,
Kinh Đô cũng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư kinh doanh bất động sản, tài
chính và phát triển hệ thống bán lẻ. Theo đó, các lĩnh vực có mối tương quan hỗ trợ cho
nhau, Công ty mẹ giữ vai trò chuyên về đầu tư tài chính, các công ty con hoạt động theo
từng lĩnh vực với các ngành nghề cụ thể theo hướng phát triển chung của Tập Đoàn.
II. Các ngành nghề kinh doanh


Không chỉ tập trung vào ngành Thực phẩm với mục tiêu trở thành Tập đoàn Thực
phẩm hàng đầu Việt Nam, công ty cổ phần Kinh Đô còn hướng đến xây dựng một tập
đoàn hoạt động đa ngành: thực phẩm, địa ốc, tài chính, bán lẻ.
 Ngành Thực Phẩm là lĩnh vực hoạt động chính và là nền tảng cho sự phát triển của Kinh
Đô. Hàng năm, doanh thu ngành thực phẩm đóng góp hơn 90% doanh số toàn Tập Đoàn.
2
Các sản phẩm của Kinh Đô là những sản phẩm phù hợp, tiện dụng bao gồm các loại thực
phẩm thông dụng, thiết yếu, các sản phẩm bổ sung và đồ uống. Trong giai đoạn hiện tại,
Kinh Đô đẩy mạnh mở rộng cả chiều rộng và chiều sâu của ngành thông qua chiến lược
mua bán và sáp nhập (M&A) các công ty trong ngành để hướng tới trở thành Tập Đoàn
Thực phẩm hàng đầu Việt Nam.
 Ngành Bán Lẻ thể hiện hướng phát triển mới của Kinh Đô. Hiện tại, Kinh Đô đang xây
dựng chuỗi Kinh Đô Bakery và mô hình K-Do Bakery & Café mới. Trong thời gian tới,
Kinh Đô tập trung vào xây dựng và quản lý chuỗi cửa hàng, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện
lợi, các trung tâm thương mại và shopping center Các điểm bán lẻ được ưu tiên đặt ở
các vị trí trung tâm hoặc tiện lợi nhằm tận dụng tốc độ tăng trưởng ở các khu vực có mật
độ dân cư phát triển nhanh và các đô thị mới.
 Ngành địa ốc được Kinh Đô đặc biệt chú trọng trong những năm gần đây. Kinh Đô đã
thành lập một số Công ty địa ốc chuyên về chức năng tư vấn, xây dựng. Những dự án
được quan tâm hàng đầu là các dự án tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, các trung
tâm thương mại, văn phòng cho thuê và chung cư cao cấp
 Ngành Hợp Tác - Đầu Tư - Tài Chính là một trong bốn lĩnh vực kinh doanh chiến lược
mà Tập Đoàn Kinh Đô hướng đến trong chiến lược phát triển dài hạn của mình. Trong
tương lai, tài chính và đầu tư tài chính đóng vài trò quan trọng trong việc hỗ trợ các mảng
kinh doanh chiến lược khác là thực phẩm, bán lẻ và địa ốc.
III. Định hướng phát triển trong thời gian tới
Trong tương lai, công ty cổ phần Kinh Đô vẫn hướng đến việc xây dựng một tập
đoàn đa ngành với sự phát triển bền vững.
Bên cạnh việc phát triển ngành hàng chủ lực là chế biến thực phẩm, công ty sẽ đầu
tư nguồn lực phát triển các lĩnh vực khác như đầu tư tài chính, xây dựng.

Không chỉ chú trọng đến việc tăng doanh thu kinh doanh, lợi nhuận, CTCP Kinh Đô
còn đặt mục tiêu hiện đại hóa quản lý, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thu hút
nhân tài, nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, HACCP.
Bảng cân đối KT
Đơn vị : x 1000000000 VND
So sánh 2012 & 2011
Năm 2011 2012 2013
Mức Tăng, giảm
%
3
TỔNG TÀI SẢN NGẮN HẠN 2,558.53 2,289.38 3,208.95
(269.15) -10.52%
Tiền và tương đương tiền 967.33 829.46 1,958.06
(137.87)
-14.25%
Giá trị thuần đầu tư ngắn hạn 373.77 237.48 39.48
(136.29) -36.46%
Các khoản phải thu 724.91 882.11 859.89
157.20 21.69%
Hàng tồn kho ròng 398.03 316.61 303.70
(81.42) -20.46%
Tài sản lưu động khác 94.49 23.72 47.82
(70.77) -74.90%
TỔNG SẢN DÀI HẠN 3,273.81 3,225.32 3,169.28
(48.49) -1.48%
Phải thu dài hạn 0.35 0.30 -
(0.05) -14.29%
Tài sản cổ định 1,453.95 1,451.93 1,371.19
(2.02) -0.14%
Giá trị ròng tài sản đầu tư 26.59 24.02 21.44

(2.57) -9.67%
Đầu tư dài hạn 1,255.72 1,271.10 1,272.10
15.38 1.22%
Lợi thế thương mại 393.51 349.92 326.32
(43.59) -11.08%
Tài sản dài hạn khác 143.69 128.05 178.23
(15.64) -10.88%
TỔNG TÀI SẢN 5,832.34 5,514.70 6,378.23
(317.64) -5.45%
NỢ PHẢI TRẢ 1,959.48 1,469.33 1,495.03
(490.15) -25.01%
Nợ ngắn hạn 1,783.56 1,353.06 1,265.59
(430.50) -24.14%
Nợ dài hạn 175.92 116.27 229.44
(59.65) -33.91%
VỐN CHỦ SỞ HỮU 3,837.59 4,010.27 4,881.64
172.68 4.50%
Vốn và các quỹ 3,837.59 4,010.27 4,881.64
172.68 4.50%
Lợi ích của CĐ thiểu số 35.27 35.10 1.57
(0.17) -0.48%
TỔNG NGUỒN VỐN 5,832.34 5,514.70 6,378.25
(317.64) -5.45%
B. Các bảng tính toán
Đơn vị : x 1000000000 VND
Năm 2011 2012 2013 Quan hệ kết
cấu 2011
Quan hệ kết
cấu 2012
Biến động

2012 với
2011
TỔNG TÀI SẢN NGẮN
HẠN

2,558.5
3

2,289.3
8

3,208.9
5 43.87% 41.51% -2.35%
Tiền và tương đương tiền

967.33

829.46

1,958.0
6 16.59% 15.04% -1.54%
Giá trị thuần đầu tư ngắn 6.41% 4.31% -2.10%
4
hạn 373.77 237.48 39.48
Các khoản phải thu

724.91

882.11


859.89 12.43% 16.00% 3.57%
Hàng tồn kho ròng

398.03

316.61

303.70 6.82% 5.74% -1.08%
Tài sản lưu động khác

94.49

23.72

47.82 1.62% 0.43% -1.19%
TỔNG TÀI SẢN DÀI
HẠN

3,273.8
1

3,225.3
2

3,169.2
8 56.13% 58.49% 2.35%
Phải thu dài hạn

0.35


0.30
-
0.01% 0.01% 0.00%
Tài sản cổ định

1,453.9
5

1,451.9
3

1,371.1
9 24.93% 26.33% 1.40%
Giá trị ròng tài sản đầu tư

26.59

24.02

21.44 0.46% 0.44% -0.02%
Đầu tư dài hạn

1,255.7
2

1,271.1
0

1,272.1
0 21.53% 23.05% 1.52%

Lợi thế thương mại

393.51

349.92

326.32 6.75% 6.35% -0.40%
Tài sản dài hạn khác

143.69

128.05

178.23 2.46% 2.32% -0.14%
TỔNG TÀI SẢN

5,832.3
4

5,514.7
0

6,378.2
3 100.00% 100.00%
Đơn vị : x 1000000000 VND
Năm 2011 2012 2013
Quan hệ kết
cấu 2011
Quan hệ kết
cấu 2012

Biến động
năm 2012 với
2011
NỢ PHẢI TRẢ 1,959.48 1,469.33 1,495.03 33.60% 26.64% -6.96%
Nợ ngắn hạn 1,783.56 1,353.06 1,265.59 30.58% 24.54% -6.05%
Nợ dài hạn 175.92 116.27 229.44 3.02% 2.11% -0.91%
VỐN CHỦ SỞ
HỮU
3,837.59 4,010.27 4,881.64 65.80% 72.72% 6.92%
Vốn và các quỹ 3,837.59 4,010.27 4,881.64 65.80% 72.72% 6.92%
Lợi ích của cổ
đông thiểu số
35.27 35.10 1.57 0.60% 0.64% 0.03%
5
TỔNG NGUỒN
VỐN
5,832.34 5,514.70 6,378.25 100.00% 100.00%
Kết quả kinh doanh
Đơn vị : x 1000000000 VND Năm 2012 với 2011 Quan hệ kết cấu
Biến động
Xem theo năm 2011 2012
Mức tăng,
giảm % 2011 2012
Doanh thu thuần
4246.89 4285.8 38.91 0.92%
100.00
% 100.00%
Giá vốn hàng bán
-2573.75 -2416.75 157 -6.10% -60.60% -56.39% 4.21%
Lãi gộp 1673.14 1869.05 195.91 11.71% 39.40% 43.61% 4.21%

Thu nhập tài chính
127.49 133.28 5.79 4.54% 3.00% 3.11% 0.11%
Chi phí tài chính -180.68 -190.34 -9.66 5.35% -4.25% -4.44% -0.19%
Trong đó: Chi phí
tiền lãi vay: Chi phí
tiền lãi vay
-117.21 -94.37
22.84 -19.49% -2.76% -2.20% 0.56%
Chi phí bán hàng -943.67 -958.73 -15.06 1.60% -22.22% -22.37% -0.15%
Chi phí quản lý DN
-331.71 -343 -11.29 3.40% -7.81% -8.00% -0.19%
Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh 344.57 510.25 165.68 48.08% 8.11% 11.91% 3.79%
Lãi lỗ trong công ty
liên doanh. liên kết
6.89 0 -6.89 -100% 0.16% 0.00% -0.16%
Thu nhập/Chi phí
khác -2.29 -20.32 -18.03 787.34% -0.05% -0.47% -0.42%
Lợi nhuận ròng
trước thuế
349.18 489.93 140.75 40.31% 8.22% 11.43% 3.21%
Thuế TNDN - hiện
thời -87.31 -131.64 -44.33 50.77% -2.06% -3.07% -1.02%
Thuế TNDN - Hoãn
lại 16.76 -0.86 -17.62
-
105.13% 0.39% -0.02% -0.41%
Lơi nhuận ròng sau
thuế 278.64 357.43 78.79 28.28% 6.56% 8.34% 1.78%
Lợi ích của cổ đông

thiểu số
5.08 3.49 -1.59 -31.30% 0.12% 0.08% -0.04%
Lợi nhuận thuần
của cổ đông công ty
mẹ 273.55 353.94 80.39 29.39% 6.44% 8.26% 1.82%
Lưu chuyển tiền tệ
6
Đơn vị : x 1000000000 VND
Xem theo năm 2011 2012
Lãi/Lỗ ròng trước thuế 351.68 489.93
Chi phí khấu hao TSCĐ 198.92 215.15
Chi phí dự phòng 37.88 11.01
Lãi/Lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện -1.54 -2.78
Lãi/Lỗ từ thanh lý tài sản cố định 0 0
Lãi/Lỗ từ hoạt động đầu tư -116.68 -51.46
Thu nhập lãi 117.21 94.37
Thu lãi và cổ tức 0 0
Lãi/Lỗ trước những thay đổi vốn cố định 587.47 756.22
Tăng/Giảm các khoản phải thu 368.48 64.97
Tăng/Giảm hàng tồn kho 35.27 75.71
Tăng/Giảm các khoản phải trả 137.99 -94.4
Tăng/Giảm chi phí trả trước -31.1 24.99
Chi phí lãi vay đã trả -114.19 -96.48
Tiền thu nhập doanh nghiệp đã trả
-81.71 -77.4
Tiền thu khác từ các hoạt động kinh doanh 95.63 6.45
Tiền chi khác từ các hoạt động kinh doanh
-64.73 -9.71
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ các hoạt động SXKD 933.11 650.35
Tiền mua tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác

-326.07 -222.82
Tiền thu được từ thanh lý tài sản cố định 5.42 7.79
Tiền cho vay hoặc mua công cụ nợ
-1133.6 -2773.2
Tiền thu từ cho vay hoặc thu từ phát hành công cụ nợ
856.51 2851.93
Đầu tư vào các doanh nghiệp khác -594.74 -258.88
Tiền thu từ việc bán các khoản đầu tư vào doanh nghiệp
khác
162.93 111.29
Cổ tức và tiền lãi nhận được 24.3 30.5
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động đầu tư
-1005.25 -253.39
Tiền thu từ phát hành cổ phiếu và vốn góp 0 693.35
Chi trả cho việc mua lại. trả cổ phiếu
-15.22 -501.38
Tiền thu được các khoản đi vay 1914.62 2102.84
Tiền trả các khoản đi vay -1390.5 -2517.38
Tiền thanh toán vốn gốc đi thuê tài chính
0 0
Cổ tức đã trả -143.2 -315.25
7
Cố tức đã nhận 0 0
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính
365.7 -537.82
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 293.56 -140.86
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
672.32 967.33
Ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá 1.45 2.99
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ

967.33 829.46
TRUNG BÌNH NGÀNH THỰC PHẨM NĂM 2011
Doanh thu 12451761 Tổng nợ/ vốn 34%
LNT từ HĐKD 2191320
Tổng nợ/ VCSH
58%
Lợi nhuận trước thuế 2312978
Thanh toán hiện hành
2.44
Lợi nhuận sau thuế 1986578
Thanh toán nhanh
1.86
Tổng tài sản 54495975
Thanh toán nợ NH
1.12
Tài sản ngắn hạn 24957178
Vòng quay tổng TS
0.98
Tổng nợ 18754145
VQ tài sản ngắn hạn
2.15
Nợ ngắn hạn 11829199
VQ vốn chủ sở hữu
1.66
Vốn chủ sở hữu 32210422
LNTT/DTT
18%
EPS 4178
LNST/DTT
16%

PE 20.7
Tỷ lệ doanh thu
38%
ROA 13%
Tỷ lệ EPS
15%
ROE 19%
Tỷ lệ VCSH
36%
P/B 361%
Tỷ lệ tiền mặt
145%
Giá Tb 86.5
8
Chỉ số tài chính
năm
2011 2012 Số tuyệt đối
Số tương
đối
Giá 26,000 40,000 14,000 53.85%
Số lượng cổ phiếu lưu hành 132,025,625 165,030,369 33,004,744 25.00%
Vốn hóa (Tỷ VNĐ) 6,872.28 9,195.49 2,323 33.81%
Cổ tức 2,400 2,000 (400) -16.67%
Định giá
EPS (VNĐ) 2,288.80 2,213.24 (76) -3.30%
P/E (Lần) 27.09 28.01 0.92 3.40%
BVS 32,109 25,076 (7,033) -21.90%
P/B (Lần) 1.93 2.47 0.54 27.98%
Khả năng sinh lợi -
Tỷ suất LN gộp (%) 39.40% 43.61% 4.21% 10.69%

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
(%) 8.22% 11.43% 3.21% 39.05%
Tỷ suất LN ròng (%) 6.56% 8.34% 1.78% 27.13%
9
EBIT (Tỷ VNĐ) 466.39 584.30 11791.00% 25.28%
EBITDA (Tỷ VNĐ) 665.32 799.45 13413.00% 20.16%
ROE (%) 7.22% 9.02% 1.80% 24.93%
ROA (%) 5.04% 6.24% 1.20% 23.81%
Hiệu suất sử dụng tài sản
Vòng quay hàng tồn kho
(Ngày) 6 7 1 16.67%
Vòng quay khoản phải thu
(Ngày) 23 22 (1) -4.35%
Vòng quay khoản phải trả
(Ngày) 9 9 - 0.00%
Vòng quay tổng tài sản (Lần) 0.73 0.78 0.05 6.73%
Khả năng tài chính
Nợ/Tổng tài sản (Lần) 0.34 0.27 (0.07) -20.59%
Nợ/Vốn chủ sở hữu (Lần) 0.51 0.37 (0.14) -27.45%
Vay dài hạn/ Tài sản dài hạn
(Lần) 0.05 0.04 (0.02) -32.91%
Vay dài hạn/Vốn chủ sở hữu
(Lần) 0.03 0.01 (0.02) -66.67%
Nợ ngắn hạn/Tài sản ngắn hạn
(Lần) 0.70 0.59 (0.11) -15.22%
Nợ ngắn hạn/Vốn chủ sở hữu
(Lần) 0.46 0.34 (0.12) -26.09%
Thanh toán
Hệ số Thanh toán hiện hành
(Lần) 1.43 1.69 0.26 18.18%

Hệ số Thanh toán nhanh (Lần) 1.19 1.47 0.28 23.53%
Hệ số Thanh toán tiền mặt
(Lần) 0.79 0.82 0.03 3.80%
Hiệu quả hoạt động
Biên lợi nhuận trước thuế 8.22% 11.43% 3.21% 39.03%
Biên lợi nhuận sau thuế 6.56% 8.34% 1.78% 27.11%
C. Nôi dung phân tích
I. Phân tích cơ cấu tài sản
1. Phân tích khái quát
Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp tại hai thời điểm năm 2011 và
năm 2012, tổng tài sản giảm xuống 317.64 tỷ đồng tương đương với tốc độ giảm 5.45%.
10
Đồng thời cơ cấu tài sản của doanh nghiệp đang thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng tài
sản ngắn hạn và tăng tỷ trọng tài sản dài hạn.
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn tại 2011 là 43.87%, tại năm 2012 là 41.51% (giảm
2.35%). Trong đó chủ yếu là giảm tỷ trọng của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (giảm
2.1%) cùng với việc giảm tỉ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền ( giảm 1.54%),
tỷ trọng của hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác giảm nhẹ trong khi tỷ trọng của các
khoản phải thu ngắn hạn tăng lên.
Tỷ trọng tài sản dài hạn tăng từ 56.13% tại năm 2011 lên 58.49% tại năm 2012.
Trong đó chủ yếu là tăng tỷ trọng của tài sản cố định (tăng 1.4%) và các khoản đầu tư tài
chính dài hạn (1.52%), tỷ trọng của phải thu dài hạn và bất động sản đầu tư biến động
không đáng kể hoặc không biến động trong khi tỷ trọng của tài sản dài hạn khác giảm
nhẹ (giảm 0.14%).
2. Phân tích chi tiết
2.1. Tài sản ngắn hạn
 Tiền và các khoản tương đương tiền:
- Tại thời điểm cuối năm 2011, khoản mục này có giá trị 967.33 tỷ đồng, chiếm 16.59%
tổng tài sản, đến năm 2012 giảm xuống còn 829.46 tỷ đồng, chiếm 15.4 %. Như vậy
khoản mục này đã giảm 137.87 tỷ đồng, tương ứng 14.25%, tỷ trọng trong tổng tài sản

cũng giảm 1.54% .
- Điều này có thể lí giải do ngày 12/4/2012, Công ty Cổ phần Kinh Đô tạm ứng cổ tức đợt
1 năm 2011 bằng tiền mặt với tỷ lệ 12%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.200 đồng) điều
này làm giảm lượng tiền mặt trong quý II năm 2012 của công ty.
- Mặc dù tỷ trọng giảm nhưng khoản mục Tiền và các khoản tương đương vẫn có một tỷ
trọng khá cao trong tổng tài sản (năm 2011 là 16.59%, năm 2012 là 15.4%). Điều này
giúp tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhưng cũng đồng thời không gây ứ đọng
và lãng phí vốn. Vậy xu hướng giảm tỷ trọng khoản mục này là hợp lý.
 Các khoản phải thu:
11
- Tại thời điểm năm 2011, giá trị các khoản phải thu ngắn hạn là 724.91 tỷ đồng, chiếm
12.43% trong tổng giá trị tài sản. Đến năm 2012, khoản mục này tăng lên 882.11 tỷ đồng,
chiếm 16% tức là đã tăng 157.2 tỷ đồng, tương ứng 21.69%, tỷ trọng trong tổng tài sản
cũng tăng 3.57%.
- Các khoản phải thu chiếm trên 12% tổng tài sản không phải là một mức quá cao đối với
một công ty sản xuất kinh doanh thực phẩm. Xu hướng tăng tỷ trọng của khoản mục này
cho thấy doanh nghiệp đang áp dụng chính sách thanh toán sau với khách hàng (bán
buôn) để khuyến khích tăng doanh thu. Tuy nhiên nó cũng cho thấy là doanh nghiệp đang
bị các đối tượng khác chiếm dụng vốn.
 Hàng tồn kho:
- Giá trị khoản mục hàng tồn kho giảm từ 398.03 tỷ đồng (chiếm 6.82%) xuống còn 316.61
tỷ đồng (chiếm 5.74 %), tức là đã giảm 81.42 tỷ đồng tương ứng giảm 20.46%, tỷ trọng
so với tổng tài sản cũng giảm 1.08%.
- Sự sụt giảm trên cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng một lượng nguyên vật liệu trong kho
cho quá trình sản xuất kinh doanh.
- Tỷ trọng của khoản mục hàng tồn kho trên tổng tài sản không lớn điều này có thể giúp
tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng có thể dẫn đến tình
trạng cháy hàng và mất khách hàng vào tay các đối thủ cạnh tranh khác.
 Đầu tư tài chính ngắn hạn:
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cũng sụt giảm 2.1%. Do công ty đã thu hồi vốn vay

từ các công ty trực thuộc và thu hồi các khoản cho cán bộ công nhân viên vay.
- Nguyên nhân là do công ty đang trong quá trình tái cấu trúc các khoản đầu tư tài chính và
các khoản đầu tư ngoài ngành để tập trung nguồn lực phát triển các hoạt động chính trong
ngành hàng bánh kẹo và thực phẩm hiện tại cũng như các kế hoạch mở rộng trong tương
lai.
2.2. Tài sản dài hạn
 Tài sản cố định:
- Năm 2011, giá trị TSCĐ là 1453.95 tỷ đồng, tương ứng chiếm 24.93% tổng tài sản. Đến
năm 2012 giá trị của khoản mục này là 1451.93 tỷ đồng chiếm 26.33% tổng giá trị tài
sản. Tỷ trọng khoản mục này tương ứng tăng 1.4 %.
12
- Tỉ trọng TSCĐ trong tổng tài sản tăng cho thấy doanh nghiệp đang đầu tư thêm để mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận nhiều hơn trong tương lai.
 Đầu tư tài chính sài hạn
- Năm 2011, giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn là 1255.72 tỷ đồng, chiếm 21.53%
tổng giá trị tài sản. Năm 2012, giá trị khoản mục này tăng lên 1271.1 tỷ đồng, chiếm
23.05% tổng giá trị tài sản, tương ứng tăng 15.38 tỷ đồng hay tăng 1.22%. Đồng thời tỷ
trọng trong tổng tài sản cũng tăng lên 1.52%.
- Khoản mục đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (khoảng trên
20%) và có xu hướng tăng là hoàn toàn phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty
Kinh Đô. Bởi lẽ công ty Kinh Đô không phải chỉ là một công ty sản xuất kinh doanh thực
phẩm thông thường mà là một tập đoàn đa ngành, trong đó đầu tư tài chính cũng là một
ngành quan trọng.
3. So sánh với số liệu chung của ngành
Mức trung bình của ngành thực phẩm năm 2011 là tài sản ngắn hạn và tài sản dài
hạn tương ứng chiếm 45.8% và 54.2% trong tổng giá trị tài sản.
Tại thời điểm năm 2011, tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng giá trị tài sản của công
ty Kinh Đô là 43.87%, thấp hơn so với mức trung bình của ngành.Cho thấy doanh
nghiệp đang tập trung đầu tư vào tài sản dài hạn nhằm phát triển và mở rộng hơn nữa quy
mô sản xuất kinh doanh trong tương lai.

II. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
1. Phân tích khái quát
Theo bảng phân tích ta thấy, tại năm 2012 so với năm 2011 tổng nguồn vốn giảm
317.64 tỷ đồng tương ứng với giảm 5.45%. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp đang
thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng nợ phải trả và tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu để thực
hiện chính sách tài chính an toàn. Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn năm 2011 là
33.6% và 2012 là 26.64%, tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 65.8% và 72.72%.
Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn thấp cho thấy doanh nghiệp đang thực hiện
chính sách an toàn, trong đó vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là
13
vốn chủ sở hữu. Một chính sách tài chính về nguồn vốn an toàn sẽ giúp công ty có tài
chính độc lập, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, không bị chi phối
bởi các yếu tố bên ngoài từ các chủ nợ, ngân hàng, … Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều vốn
chủ cho hoạt động kinh doanh có chi phí sử dụng vốn cao hơn so với việc sử dụng vốn
vay vì các cổ đông đòi hỏi phần lợi tức chi trả cho họ nhiều hơn lãi vay. Cùng với đó, chi
phí sử dụng vốn chủ (cổ tức) không được tính vào chi phí chịu thuế như chi phí lãi vay,
do đó doanh nghiệp sẽ không được lợi về thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Phân tích chi tiết
2.1. Nợ phải trả
Tại thời điểm năm 2011, tổng nợ phải trả là 1959.48 tỷ đồng, chiếm 33.6% tổng
nguồn vốn. Đến năm 2012, nợ phải trả giảm xuống còn 1469.33 tỷ đồng, chiếm 26.64%
tổng nguồn vốn. Vậy Nợ phải trả đã giảm 490.15 tỷ đồng tương đương tốc độ giảm
25.01%, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn cũng giảm 6.96%.
Cụ thể trong đó:
- Nợ ngắn hạn: Năm 2011, giá trị nợ ngắn hạn là 1783.56 tỷ đồng, tương ứng chiếm
30.58% tổng nguồn vốn. Năm 2012, nợ ngắn hạn còn 1353.06 tỷ đồng, chiếm 24.54%
giá trị tổng nguồn vốn. Vậy nợ ngắn hạn đã giảm 430.5 tỷ đồng, tương ứng 24.14%. Tỷ
trọng nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn giảm 6.05. Nợ ngắn hạn giảm cho thấy doanh
nghiệp đã quan tâm và thực hiện tốt việc trả các khoản này. Tỷ trọng khoản mục trong nợ
ngắn hạn không lớn, điều này chứng tỏ doanh nghiệp rất hạn chế sử dụng vốn vay ngắn

hạn hoặc đi chiếm dụng vốn bên ngoài để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Nợ dài hạn: Năm 2011, giá trị nợ dài hạn là 175.92 tỷ đồng chiếm 3.02% tổng nguồn đến
năm 2012 giá trị này giảm xuống còn 116.27 tỷ đồng chiếm 2.11% tổng nguồn. Giá trị nợ
dài hạn đã giảm 59.65 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ giảm 33.91%. Tỷ trọng nợ dài hạn
trong tổng nguồn cũng giảm 0.91%. Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn
cũng cho thấy chính sách tài chính thận trọng của doanh nghiệp khi sử dụng chủ yếu là
vốn chủ để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
14
- Các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm, điều này phù hợp với tình hình kinh tế
nhiều biến động, chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ và lãi suất cho vay không ổn
định của các ngân hàng trong nửa đầu năm 2012.
2.2. Vốn chủ sở hữu
- Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng.
Năm 2012 vốn chủ của công ty Kinh Đô đã đạt tới mức 4010.27 tỷ đồng (chiếm 72.72%
so với tổng nguồn vốn) thay vì mức 3837.59 tỷ đồng (chiếm 65.8%) vào năm 2011, tăng
172.68 tỷ đồng tương đương với tốc độ tăng 4.5%
- Nguyên nhân là do vào ngày 13/1/2012, Kinh Đô đã tổ chức phát hành cổ phiếu riêng lẻ.
Công ty TNHH Ezaki Glico, một trong những thương hiệu bánh kẹo có uy tín nhất tại
Nhật Bản đã mua 14.000.000 cổ phiếu, tương đương 10% vốn cổ phần, với giá thực tế
phát hành cao hơn thị giá rất nhiều. Công ty Kinh Đô đã nhận được 643,2 tỷ đồng từ
thương vụ này làm cho vốn cổ phần của công ty tăng 140 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần
tăng 503,2 tỷ đồng.
3. So sánh với số liệu chung của ngành
- Mức trung bình trong cơ cấu nguồn vốn của ngành thực phẩm năm 2011 là nợ phải trả
chiếm 34% tổng nguồn vốn và tương ứng vốn chủ sở hữu chiếm 66%.Tỷ trọng nợ phải
trả trong tổng nguồn vốn của Kinh Đô là 34 % (năm 2011), bằng so với mức trung bình
ngành. Từ đó có thể nói mức độ độc lập và khả năng đảm bảo tài chính của doanh nghiệp
bằng với mức trung bình của ngành.
III. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Kinh Đô
1. Phân tích nhóm chi tiêu khả năng sinh lời

 Tỉ suất lợi nhuận ròng
- Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia tổng doanh thu thuần. Chỉ
tiêu này cho biết trong một kì phân tích công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ
100 đồng doanh thu. Dựa vào bảng số liệu đã tính toán được ta thấy rằng:
- Năm 2012 tỉ suất lợi nhuận ròng đạt 8.34% tăng 1.78% so với năm 2011 cho thấy tốc độ
tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí, doanh nghiệp kiểm soát chi phí tốt.
15
 Tỉ suất lợi nhuận gộp
- Được đo lường bẳng cách chia lợi nhuận gộp cho tổng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này có ý
nghĩa quan trọng với quản lý, là cơ sở cho doanh nghiệp đánh giá được khả năng kiểm
soát chi phí sản xuất, quan trọng hơn là giúp nhà quản lý đánh giá được cơ cấu mặt hàng
kinh doanh của công ty. Cụ thể, qua bảng số liệu ta thấy tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2012
là 43.61% tăng 2.41% so với năm 2011 thể hiện rằng cơ cấu sản phẩm của công ty đang
tập trung vào các mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận gộp cao. Đâylà một cơ cấu sản phẩm hợp

 Tỉ suất sinh lời của tài sản ROA
- Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các tài sản đầu tư, được xác định bằng công
thức: Lợi nhuận sau thuế chia tổng tài sản bình quân. Chỉ tiêu này cho biết ứng với 100
đông tài sản đầu tư bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Dựa vào bảng
số liệu ta thấy, ROA năm 2012 là 6.24% tăng 1.2%, mức tăng này cho thấy tài sản của
doanh nghiệp đang được sử dụng hiệu quả. Tổng tài sản giảm 317.64 tỷ đồng nhưng lợi
nhuận sau thuế năm 2012 tăng 79.78 tỷ so với năm 2011.
 Tỉ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE
- Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp
sử dụng cho hoạt động kinh doanh, là mục tiêu của mọi nhà quản trị. ROE được tính
bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu bình quân. Qua ROE ta sẽ biết
dược doanh nghiệp đầu tư 100 đồng vón chủ sở hữu thì thu được bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế. Qua bảng số liệu ta thấy rằng: Năm 2012 ROE đạt 9.02% tăng 1.8 % so
với năm 2011 (7.22%)
- Vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng 4.5% so với năm 2011 trong khi đó lợi nhuận sau thuế

năm 2012 tăng 28.28% so với năm 2011, mức tăng của lợi nhuận sau thuế cao hơn mức
tăng vốn chủ sở hữu làm cho ROE năm 2012 tăng cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng
hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu.
16
2. Nhóm chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản
 Vòng quay tổng tài sản
- Đây là chỉ tiêu đánh giá sự vận động của tài sản trong doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh
tăng doanh thu. Chỉ tiêu được đo lường bằng cách chia tổng doanh thu thuần cho tài sản
bình quân. Dựa vào bảng số liệu ta thấy: Năm 2012 tài sản quay vòng được 0.78 lần, năm
2011 tài sản chỉ quay vòng được 0.73 lần. Tức là năm 2012 tăng 0.05 lần ứng với mức
tăng tương đối 6.73 %. Điều này chứng tỏ sức sản xuất của tải sản trong công ty đang
tăng góp phần làm tăng doanh thu.
 Vòng quay hàng tồn kho
- Chỉ tiêu này cho biết trong kì vốn đầu tư cho vòng tồn kho được quay vòng bao nhiêu
lần, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hàng tồn kho vộn động không ngừng, góp phần nâng
cao năng suất, tăng doanh thu.
- Kết quả tính toán cho thấy trong năm 2012, số vòng quay của hàng tồn kho tăng lên so
với trong năm 2011, từ 6 vòng năm 2011 lên 7 vòng năm 2012. Nguyên nhân là do tốc độ
giảm của tổng giá vốn hàng bán ít hơn so với tốc độ giảm của hàng tồn kho bình quân.
Giá vốn hàng bán giảm 6.1% trong khi hàng tồn kho bình quân giảm 20.46%. Điều này
chứng tỏ trong năm 2012 tập đoàn đã đẩy mạnh việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nâng
cao năng suất, quay vòng vốn nhanh hơn cho tái sản xuất, tránh việc ứ đọng vốn trong
hàng tồn kho.
 Vòng quay khoản phải thu
- Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền
mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp, được tính bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia cho số dư bình quân các khoản
phải thu trong kỳ. Năm 2011 vòng quay khoản phải thu là 23 ngày, năm 2012 là 22 ngày,
kết quả tính toán trên cho thấy vòng quay khoản phải thu của Kinh Đô tương đối lớn
chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp khá nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản

nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt,
tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất.
17
3. Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán
 Tỷ số thanh toán hiện hành
- Tỷ số thanh khoản hiện hành được tính ra bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động trong một
thời kỳ nhất định chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả cùng kỳ. Tỷ số thanh khoản hiện
hành cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có
bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán.
- Tỷ số này năm 2011 là 1.43, năm 2012 là 1.69 đều lớn hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp
có đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn.
 Tỷ số thanh toán nhanh
- Tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp đến từ
các tài sản có thanh khoản cao sau khi đã loại trừ hàng tồn kho, một khoản mục có mức
độ chuyển thành tiền mặt thấp. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn –
Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn
- Tỷ số thanh toán nhanh năm 2011 là 1.19 lần , năm 2012 là 1.47 lần, tỷ số ở hai năm đều
lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp vẫn duy trì ổn định khả năng thanh toán các khoản nợ
trong ngắn hạn. Tỷ số thanh toán nhanh năm 2012 tăng so với năm 2011 nguyên nhân do
mức giảm hàng tồn kho ( 20.46%) lớn hơn mức giảm tài sản ngắn hạn ( 10.52%) đồng
thời năm 2012 khoản mục nợ ngắn hạn cũng giảm 24.14% so với năm 2011.
4. Nhóm chỉ tiêu khả năng tài chính
 Hệ số nợ trên tổng tài sản
- Hệ số này cho biết tổng tài sản của công ty có bao nhiêu phần do vay nợ. Hệ số này năm
2011 là 0.34 lần đến năm 2012 giảm còn 0.27 lần, cho thấy rủi ro về tài chính của doanh
nghiệp đang giảm đi.
 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
- Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu.
- Tỷ lệ này năm 2012 là 0.37 giảm 27.45% so với năm 2011. Tỷ lệ giảm xuống chứng tỏ
doanh nghiệp giảm hình thức huy động vốn bằng vay nợ, chủ yếu sử dụng vốn chủ sở

18
hữu, DN cần cân nhắc việc đi vay nợ và huy động vốn chủ sở hữu cho hợp lý, giúp DN
kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.
 Hệ số vay dài hạn trên tổng tài sản dài hạn
- Trong năm 2012 chỉ tiêu này giảm 20 % so với năm 2011, cụ thể: năm 2012 là 0.04 lần,
năm 2011 là 0.05 lần, điều đó chứng tỏ khả năng thanh toán nợ dài hạn bằng tài sản dài
hạn của doanh nghiệp đang tăng lên.
- Nguyên nhân giảm là do tốc độ giảm nợ dài hạn nhanh hơn tốc độ giảm của tài sản dài
hạn ( tốc độ giảm nợ dài hạn là 33.91%, tốc độ giảm của tài sản dài hạn là 1.48%).
5. Tỉ số giá trị thị trường
- Hệ số EPS năm 2012 giảm so với năm 2011 từ 2288.8 đồng xuống còn 2213.24 là do lần
phát hành cổ phiếu đầu năm 2012 của công ty thu được lợi nhuận không đủ nên kéo theo
EPS giảm.
- Hệ số P/E của Kinh Đô luôn duy trì ở mức trên 20 ( năm 2011 là 27.09, năm 2012 là
28.01) cao hơn mức trung bình ngành ( 20.7) cho thấy kì vọng khả năng sinh lời của vào
công ty lớn, do đó thu hút được nhiều nhà đầu tư.
6. Nhóm hệ số hiệu quả hoạt động
- Biên lợi nhuận trước thuế năm 2012 là 11.43% tăng 3.21% tương ứng với mức tăng
39.03% so với năm 2011. Năm 2012 Kinh đô đã giảm được chi phí giá vốn hàng bán,
mức giảm 6.1% so với năm 2011 điều này làm cho biên lợi nhuận trước thuế năm 2012
tăng mặc dù doanh thu thuần chỉ tăng nhẹ ( tăng 0.92%). Để duy trì tình hình này, doanh
nghiệp cần quan tâm hơn tới các biện pháp hạ thấp chi phí, và tìm cách tăng doanh thu.
- Biên lợi nhuận sau thuế năm 2012 của Kinh Đô là 8.34% tuy có tăng so với năm 2011
( tăng 1.78%) nhưng so với trung binh ngành thi thấp hơn nhiều ( trung binh nganh thực
phẩm 16%) . Điều này cho thấy mức tăng lợi nhuận sau thuế thấp hơn mức tăng trưởng
doanh thu. Nguyên nhân là sự tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp quá thấp so với
mức tăng chi phí.
19
7. So sánh với trung bình ngành
- Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận ròng của công ty so với mức trung bình ngành kém 9.44%,

tỷ suất sinh lời của tài sản ROA kém 7.96%, tỷ suất sinh lời của vốn CSH ROE kém
11.78% như vậy có thể thấy rằng hiệu quả kinh doanh nói chung của Kinh Đô so với mức
trung bình chung của ngành là thấp. Việc hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm
không phải do tác động từ bên ngoài mà chính là do nguồn gốc từ nội tại trong doanh
nghiệp vì nếu có sự tác động từ ngoại cảnh thì tất cả các công ty trong ngành đều phải bị
ảnh hưởng, mức trung bình chung của ngành phải giảm tương ứng nhưng các chỉ tiêu của
công ty đều thấp hơn mức trung bình ngành rất nhiều.
20

×