Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Nghiên cứu xây dựng các quy trình công nghệ xử lý ướt nhằm giảm thiểu độc hại cho ngành dệt nhuộm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 128 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN DỆT MAY






BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ CÔNG THƯƠNG





NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ
XỬ LÝ ƯỚT NHẰM GIẢM THIỂU ĐỘC HẠI CHO NGÀNH
DỆT NHUỘM

Mã số đề tài:027.09RDBS/HĐ-KHCN





Chủ nhiệm đề tài :
TS. NGUYỄN VĂN THÔNG
Cơ quan chủ trì đề tài:
VIỆN DỆT MAY













8310


Hà Nội, tháng 12 - 2010
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN DỆT MAY






BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ CÔNG THƯƠNG







NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ
XỬ LÝ ƯỚT NHẰM GIẢM THIỂU ĐỘC HẠI CHO NGÀNH
DỆT NHUỘM

Thực hiện theo Hợp đồng số027.09 RDBS/HĐ-KHCN ký ngày tháng 03 năm
2009 giữa Bộ Công Thương và Viện Dệt may




Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài















Hà Nội, tháng 12 - 2010
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN


TT Họ và tên Chức vụ - Cơ quan công tác
1 TS. Nguyễn Văn Thông Viện trưởng Viện Dệt may, CN đề tài.
2 KS. Hoàng Thu Hà Viện Dệt may
3 KS. Trương Phi Nam Trưởng bộ môn nghiên cứu - Viện Dệt May
4 ThS. Phạm Khánh Toàn Viện Dệt May
5 KS. Nguyễn Văn Chinh Viện Dệt May
6 KS. Hoàng Thu Hà Viện Dệt May
7 KS. Trần Duy Lạc Viện Dệt May
8 KS. Bình Viện Dệt May

MỤC LỤC

Trang
Mở đầu 1
I Chương 1: Các yêu cầu an toàn và sinh thái sản phẩm dệt may tại
các thị trường EU, Mỹ và các nhà bán lẻ
3
1.1. Luật cải thiện an toàn các sản phẩm tiêu dùng 2008 của Mỹ (CPSIA). 3
1.2 Luật đăng ký, đánh giá, hạn chế và cấp phép hóa chất (RECH) với
ngành Dệt may
8
1.3 Danh mục các chất hạn chế (RSL) của Hiệp hội Dệt may và Da giầy
Mỹ (AAFA)

14
1.4 Các nhãn sinh thái 20
II Chương 2: Tổng quan các công ngh
ệ nhuộm và hoàn tất đang
được áp dụng tại Việt Nam
26

2.1 Tổng quan các công nghệ xử lý ướt tại Việt Nam. 26
2.2 Tổng quan hiện trạng môi trường ngành Dệt may 33
III Đánh giá các yếu tố gây độc hại của hóa chất, thuốc nhuộm sử
dụng trong ngành dệt nhuộm
38
3.1 Tổng quan các quá trình xử lý ướt hàng dệt. 38
3.2 Đánh giá các yếu tố gây độc hại của hóa chất, thuốc nhuộm và chất
tr
ợ sử dụng trong xử lý ướt hàng dệt may
43
IV. Đánh giá một số công nghệ thân thiện sinh thái trong ngành dệt
nhuộm
56
4.1 Các công nghệ nhuộm và xử lý vải từ xơ PET thân thiện với môi
trường
56
4.2 Công nghệ sạch trong nhuộm vật liệu dệt bằng thuốc nhuộm hoạt
tính
59
4.3 Kỹ thuật tối ưu hóa quá trình nhuộm tận trích giảm thiểu ô nhiễm
môi trường
65
4.4 Các công nghệ chố
ng nhàu, chông cháy thân thiện với môi trường 70
V Chương 5: Xây dựng một số quy trình công nghệ xử lý ướt
thân thiện môi trường
79
5.1 Quy trình quản lý và sử dụng hóa chất, thuốc nhuộm trong nhà máy
nhuộm đáp ứng yêu cầu an toàn và sinh thái
79

5.2 Quy trình quản lý sản phẩm dệt may đáp ứng yêu cầu của các tiêu
chuẩn an toàn và quy định pháp lý
84
5.3 Xây dựng quy trình xử lý trước vải bông thân thiện môi trường 89
5.4 Xây dựng quy trình nhuộm tận trích vải bông bằng thuốc nhuộm
hoạt tính thân thiện với môi trường
96
5.5 Xây dưng quy trình nhuộm vải PET thân thiện môi trường 103
5.6 Xây dựng quy trình chống nhàu vải bông thân thiện môi trường 108
Kết luận và kiến nghị 119
Tài liệu tham khảo 121
Các phụ lục

1

Phần mở đầu
Dệt may là một trong số ngành trong các công đoạn sản xuất của nó có sử dụng
nhiều các loại hóa chất, thuốc nhuộm, chất trợ dệt. Ngoài chức năng chính là
tham gia vào quá trình gia công vật liệu, tạo cho sản phẩm dệt may có những
đặc tính mong muốn, các chất này còn lưu lại trên sản phẩm hoặc bị thải bỏ ra
môi trường.
Ngày nay, một sản phẩm tiêu dùng không chỉ đòi hỏ
i phải đáp ứng các
yêu cầu về chất lượng sản phẩm, thỏa mãn khuynh hướng thời trang mà còn đòi
hòi phải an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường. Để bảo vệ
người tiêu dùng và môi trường sống, Chính phủ các nước, các hãng phân phối
và các nhà bán lẻ hàng dệt may đã đưa ra các yêu cầu về an toàn và môi trường
đối với các sản phẩm dệt may. Các sản phẩm dệt may lưu thông và bán trên thị
trường phả
i an toàn với người sử dụng, không được gây ô nhiễm môi trường

sống. Họ đã đưa ra các luật về kiểm soát hóa chất trên sản phẩm; luật về kiểm
soát ô nhiễm của các chất thải từ các quá trình sản xuất và sử dụng các sản
phẩm; đưa ra danh mục các chất bị cấm không được có hoặc có ở giới hạn rất
thấp trên sản phẩm dệt may. Nước thải, khí th
ải từ các nhà máy dệt may phải
đáp ứng các yều cầu về môi trường. Vì vậy, vấn đề an toàn, sinh thái trong sản
xuất dệt may, đặc biệt trong công đoạn xử lý ướt cần phải được xem xét và có
các giải pháp phù hợp. Vấn đề sinh thái và môi trường trong sản xuất dệt may đã
được các nước trên thế giới từ lâu đã quan tâm nghiên cứu và ngày càng có
nhiều giải pháp nhằm bảo vệ người tiêu dùng và môi trường sống.
Trong những năm gần đây, tại Việt nam, vấn đề an toàn cho người tiêu
dùng và ô nhiễm môi trường trong sản xuất dệt may đã được quan tâm từ nhiều
phía: các cơ quan chức năng, các tổ chức nghiên cứu, các doanh nghiệp và
người tiêu dùng. Các chương trình về môi trường và sản xuất sạch hơn đã được
các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp triển khai. Trong ngành dệt may,
một số doanh nghiệp đã triển khai bước đầu các chươ
ng trình sản xuất sạch hơn
nhằm tiết kiệm năng lượng, tiêu thụ nước và giảm thiểu tải lượng và sự độc hại
của nước thải dệt nhuộm. Tuy nhiên các yêu cầu tuân thủ của các nước nhập
khẩu đối với hàng dệt may và yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng trong nước ngày
một cao. Việc cập nhật các yêu cầu của các nước; việc nghiên cứu các công
nghệ nhằ
m giảm thiểu độc hại cho ngành dệt nhuộm còn rất hạn chế. Vì vậy
việc nghiên cứu các qui định về các yêu cầu độc hại phát sinh từ sản xuất và sản
phẩm dệt may; đánh giá các công nghệ hiện có và xây dựng các giải pháp giảm
thiểu độc hại không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học, kinh tế mà còn có ý nghĩa
cao về mặt xã hội.
2

Xuất phát từ thực tiễn trên, năm 2009, Bộ Công thương đã giao cho Viện

Dệt may thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng các qui trình công nghệ xử
lý ướt nhằm giảm thiểu độc hại cho ngành dệt nhuộm”
Mục tiêu của đề tài:
- Hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may sản xuất, xuất khẩu sản phẩm hiểu được các
yêu cầu về an toàn và sinh thái của sản phẩm dệt may để
đáp ứng các yêu cầu
sinh thái của các nước nhập khẩu và an toàn cho người sử dụng và môi trường
- Góp phần giảm thiểu lượng chất nguy hại, chất thải ô nhiễm, bảo vệ người sản
xuất và tiêu dùng
Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Nghiên cứu các yêu cầu an toàn và sinh thái sản phẩm dệt may tại
các thị trường EU, Mỹ và các hãng bán lẻ lớn hàng dệt may.
Nội dung 2: Đánh giá các công nghệ xử lý ướt hiện
đang áp dụng trong ngành
dệt nhuộm Việt Nam
Nội dung 3: Đánh giá các yếu tố gây độc hại và khả năng loại bỏ thay thế của
các hóa chất, chất trợ dệt và thuốc nhuộm sử dụng trong ngành dệt may
Nội dung 4: Đánh giá các công nghệ sản xuất sạch hơn hiện có trong ngành dệt
nhuộm của thế giới.
Nội dung 5: Xây dựng một số quy trình công nghệ và thay thế hóa chấ
t trong
sản xuất mặt hàng dệt may đáp ứng yêu cầu sinh thái dệt.
3

Chương 1:
CÁC YÊU CẦU AN TOÀN VÀ SINH THÁI SẢN PHẨM DỆT MAY
TẠI CÁC THỊ TRƯỜNG EU, MỸ VÀ CÁC NHÀ BÁN LẺ
Để bảo vệ người tiêu dùng, chính phủ nhiều nước đã cấm sự có mặt của các
chất bị nghi ngờ là có hại trong sản phẩm thành phẩm.Trong kỷ nguyên toàn cầu
hóa, để bảo vệ uy tín, thương hiệu của mình, nhiều công ty cũng đưa ra một

danh mục các chất mà họ không muốn sử dụng trong các sả
n phẩm thành phẩm.
Vì các nhà bán lẻ, các thương hiệu thường bán hàng trên toàn thế giới, nên các
công ty thường đưa ra các qui định đáp ứng được các yêu cầu về luật pháp, các
qui định của tất cả các nước mà họ bán hàng. Hơn nữa do chính sách của công ty
trong việc khẳng định thương hiệu, mà các yêu cầu và qui định về sự có mặt của
các công ty thường cao hơn, chặt chẽ hơn so với các qui định luật pháp của các
chính phủ ( th
ường là các yêu cầu tối thiểu). Đề tài sẽ giới thiệu tổng quan các
yêu cầu luật pháp của các nước nhập khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam(
EU và Mỹ), danh mục các chất bị cấm trên sản phẩm dệt may do Hiệp hội các
nhà sản xuất dệt may và da giày Mỹ giới thiệu, cũng như các yêu cầu của nhãn
sinh thái EU.
1.1. Luật cải thiện an toàn các sản phẩm tiêu dùng 2008 của Mỹ (CPSIA)
Mục đ
ích: CPSIA 2008 có hiệu lực vào thág 8 năm 2008 nhằm tăng cường
quyền hạn và hiện đại hóa Ủy ban an tòan sản phẩm tiêu dùng (CPSC) và xây
dựng và mở rộng các tiêu chuẩn an tòan sản phẩm tiêu dùng và các yêu cầu an
toàn khác cho sản phẩm trẻ em.
Phạm ví áp dụng: CPSIA áp dụng rộng khắp cho các sản phẩm là đối tượng áp
dụng trong các qui định của CPSC.
Ngòai ra, CPSIA đã thiết lập những yêu cầu mới và yêu cầu mở rộng cho “các
sản phẩ
m trẻ em”, được xác định như các sản phẩm tiêu dùng được thiết kế hay
dành cho lứa tuổi 12 và bé hơn. Định nghĩa này bao gồm quần áo trẻ em,đồ ngủ
và giày dép.
Nét nổi bật: CPSIA đưa ra sự cải tổ CPSC, trong đó:
Cải tổ về quản lý
• Cải tổ và nâng cao quyền hạn của CPSC trong nhiệm kỳ đến năm 2014
• Tạo các nguyên tắc làm luật cho luật an tòan sản phẩ

m tiêu dùng (CPSA),
luật các chất độc hại liên bang (FHSA) và luật tính cháy của vải (FFA)
4

Quyền hạn được tăng cường
• Yêu cầu CPSC thiết lập dữ liệu an tòan sản phẩm tiêu dùng công khai có
thể được tra cứu và truy cập qua website của CPSC
• Tăng cường quyền thu hồi sản phẩm và tạo tuyên bố hành động khắc phục
của CPSC.
• Tăng án phạt cao nhất dân sự và hình sự theo CPSA, FHSA, và FFA.
• Cung cấp sự bảo vệ cho các công nhân của nhà sản xuất, nhà dán nhãn cá
nhận, nhà bán lẻ
và nhà sản xuất về sự vi phạm yêu cầu an tòan của các
sản phẩm theo luật của CPSC.
Các yêu cầu xuất nhập khẩu
• Sửa đổi CPSA và FFA để cho phép CPSC cấm xuất khẩu sản phẩm tiêu
dùng không tuẩn thủ qui định an tòan sản phẩm tiêu dùng trừ khi nước nhập
khẩu đã thông báo cho CPSC rằng nước đó chấp nhận việc nhập khẩu.
• Thiết lập một danh sách các sản ph
ẩm tiêu dùng gây ra mối nguy hại tiềm
ẩn từ sản phẩm
CPSIA cũng mở rộng năng lực để đảm bảo an tòan của sản phẩm trẻ em, gồm:
1. Qui định về hàm lượng chì trong sơn và các sản phẩm trẻ em.
CPSIA đã thiết lập một hạn chế mới về chì trong sản phẩm trẻ em và giảm hạn
chế hiện hành về lượng chì trong sơn và bề mặ
t ngòai như sau
Lệnh cấm chì trong chất nền
Điều luật thiết lập lệnh cấm chung cho chì trong sản phẩm trẻ em, coi đó là chất
độc cần cấm theo Luật chất độc liên bang (FHSA), bất kì sản phẩm dành cho trẻ
em nào chứa hơn lượng chì hơn mức hạn chế

Theo CPSIA, hạn chế tổng lượng chì trong sản phẩm cho trẻ em, được thiết kế
trong giai đoạn năm 2009-2011, như sau:
10.02.2009 : 0.06% (600ppm)
14.08.2009 : 0.03% (300ppm)
14.08.2009 : 0.01% (100ppm) nếu kĩ thuật cho phép
Miễn trừ
Tháng 8 năm 2009, CPSC công bố qui định cuối cùng tổng quan các chất liệu và
sản phẩm chúng không vượt quá hạn chế lượng chì trong Luật cải thiện an tòan
sản phẩm tiêu dùng năm 2008 (CPSIA) và do đó, không yêu cầu việc kiểm tra
theo điều 110(a). Qui định này đề cập một số các vật liệu liên quan đến sản
phẩm dòng mềm, bao gồm vải.
Lệnh cấm chì trong chấ
t phủ bề mặt
5

Ngòai ra, CPSIA đã thiết lập một lệnh cấm nghiêm khắc hơn về lượng chì trong
sơn và chất phủ bề mặt ngòai trên đồ nội thất và sản phẩm trẻ em, giảm hạn chế
thiết lập trước đây bởi CPSC, theo 16 CFR 1303, từ 0.06% (600ppm) xuống
0.009% (90ppm) vào ngày 14 tháng 8 năm 2009.
2. Hạn chế phthalat trong sản phẩm trẻ em
CPSIA đã thiết lập các hạn chế mới về sản xuất để
bán, bán lại, phân phối
thương mại, hay nhập khẩu vào Mỹ, đồ chơi trẻ em hay sản phẩm sử dụng cho
trẻ em chứa nồng độ lớn hơn 0.1% (1000ppm) phthalate benzyl butyl phthalate
(BBP), dibutyl phthalate (DBP), hay di-(2-ethylhexyl) phthalate (DEHP).
CPSIA cũng hạn chế bổ sung ba loại phthalate – diisonomyl phthalate (DINP),
diiondecyl phthalate (DIDP), hay di-n-octyl pthalate (DnOP) – trong nồng độ
hơn 0.1% trong sản phẩm hay đồ chơi cho trẻ em có thể được đặt trong mồm trẻ
em hay dẫn đến miệng và đặt trong miệng để
sản phẩm có thể được bú và nuốt.

Quốc hội không mở rộng hạn chế phthalate trong CPSIA đối với quần áo
mặc của người lớn.
Chứng nhận tuân thủ chung (GCC)
CPSIA 2008 thiết lập yêu cầu mới cho các nhà sản xuất sản phẩm không dành
cho trẻ em phải cung cấp Chứng nhận tuân thủ chung (GCC) thể hiện rõ một sản
phẩm tuân thủ tất cả các nguyên tắc, tiêu chuẩn, lệnh cấm hay qui định áp dụng
cho sản phẩm dưới CPSA và các điều luật CPSC thi hành.
Chứng nhận sản phẩm trẻ em (CPC) và thử nghiệm bắt buộc bởi bên th

ba cho một số sản phẩm trẻ em
CPSIA thiết lập những yêu cầu mới cho các nhà sản xuất sản phẩm trẻ em (và
những nhà dán nhãn tư nhân những sản phẩm cho trẻ em, nếu những sản phẩm
trẻ em có dán nhãn riêng ) – trước khi nhập khẩu bất kì sản phẩm trẻ em là đối
tượng của các qui định về an toàn – phải được thử nghiệm bởi tổ chức đánh giá
s
ự tuân thủ bên thứ ba đã được công nhận; trên cơ sở các thử nghiệm như vậy để
cung cấp một chứng chỉ chứng nhận các sản phẩm trẻ em đó tuân thủ với qui
định an toàn sản phẩm của trẻ em, dựa trên đánh giá của tổ chức chứng nhận bên
thứ ba đã được công nhận thực hiện các thử nghiệm đó.
Tiêu chuẩn an toàn đồ chơi b
ắt buộc
Theo CPSIA, tiêu chuẩn công nghiệp tự nguyện, ASTM F963, Các chỉ tiêu kỹ
thuật an toàn tiêu dùng với an toàn đồ chơi, là yêu cầu bắt buộc cho các sản
phẩm dành cho trẻ em. Yêu cầu này trở thành bắt buộc từ ngày 10/02/ 2009 áp
dụng cho các sản phẩm như bộ trang phục trẻ em gồm cả các bộ phận của đồ
chơi, như mặt nạ và kiếm.
Nhãn truy xuất sản phẩm dành cho trẻ em
6

Bắt đầu từ 14.08.2009, CPSIA yêu cầu nhà sản xuất sản phẩm trẻ em đưa ra một

nhãn bền, dễ phân biệt trên sản phẩm và bao bì để có thể biết nhà sản xuất về địa
điểm và ngày sản xuất của sản phẩm, thông tin lô sản phẩm (bao gồm số lô, số
sản phẩm, hay các thông tin nhận biết khác), và những thông tin khác được xác
định bởi nhà sản xuất để thuận tiện nhận bi
ết về xuất xứ cụ thể của sản phẩm và
để người mua chắc chắn về nhà sản xuất hay người dán nhãn tư nhân, địa điểm
và ngày sản xuất và thông tin lô (bao gồm số lô, số sản phẩm, hay các thông tin
xác định khác).
Yêu cầu này áp dụng cho tất cả các sản phẩm trẻ em, bao gồm quần áo trẻ em,
da giầy trẻ em và đồ ngủ trẻ em.
Hoãn áp dụng
Các yêu cầu của CPSIA đượ
c thiết kế trong giai đoạn chuyển tiếp qua một số
năm, để đảm bảo cho cả ngành công nghiệp sản xuất tiêu dùng và CPSC đủ thời
gian để chuẩn bị thực thi luật. Những ngày quan trọng của việc thực thi luật
được xác định, bắt đầu từ tháng 9 năm 2008 và tiếp theo đến 14.08.2011.
Từ khi áp dụng CPSIA, ủy ban đã biểu quyết hoãn thời gian thi hànhmột số qui
định củ
a Luật. Những quyết định này cho CPSC thêm thời gian để hoàn thiện
những nguyên tắc đề xuất và đưa ra hướng dẫn bổ sung khi nào và cách thực
hiện các thử nghiệm. Chúng cũng giúp giảm nhẹ tạm thời và hạn chế phần nào
cho những nhà sản xuất và nhập khẩu sản phẩm tiêu dùng với các yêu cầu của
CPSIA.
Tháng 1 năm 2009, CPSC đã đưa ra thời hạn hoãn một năm với các thử nghiệm
nh
ất định của bên thứ ba và yêu cầu chứng chỉ có hiệu lực vào 10.02.2009; tuy
nhiên vẫn yêu cầu những nhà sản xuất và nhà nhập khẩu tuân thủ các hạn chế
của luật về chì và phthalat, cũng như các tiêu chuẩn đồ chơi bắt buộc. Thời hạn
hoãn có hiệu lực đến 10.02.2010.
Tuy nhiên, vào tháng 12 năm 2009, CPSC đã bỏ phiếu biểu quyết kéo dài lệnh

hoãn về thử nghiệm và yêu cầu chứng nhận từ bên th
ứ ba cho một số sản phẩm
trẻ em, bao gồm:
• Các sản phẩm hướng dẫn sử dụng trẻ em với phthalate bị cấm;
• Khăn phủ giường trẻ em;
• Thảm và thảm rùi chân
• Màng nhựa vinyl plastic; và
• Đồ ngủ trẻ em
Ngoài ra, ủy ban cũng cung cấp thêm là việc kiểm tra và chứng nhận của bên
thứ ba sẽ chỉ yêu cầu với các loại sản ph
ẩm với 90 ngày sau khi ủy ban ban hành
các yêu cầu chứng nhận phòng thí nghiệm cho riêng từng mục trong Đăng kí
liên bang. Sau thời gian này sẽ yêu cầu Chứng chỉ sản phẩm trẻ em (CPC) dựa
trên báo cáo thử nghiệm của bên thứ ba. CPSC cũng đã quyết định kéo dài thời
7

gian cho thử nghiệm và chứng nhận cho sản phẩm trẻ em về hạn chế lượng chì
đến 10.02.2011. Những sản phẩm này phải đáp ứng hạn chế hiện tại về lượng
chì trong chất nền – 0.03% (300ppm) – có hiệu lực từ bây giờ, những sẽ không
yêu cầu kiểm tra và chứng nhận từ bên thứ ba đến 10.02.2011.
Thông báo báo chí cũng nêu, theo CPSIA, các sản phẩm không phải sản phẩm
trẻ em không yêu cầu thử nghi
ệm của bên thứ ba; tuy nhiên, phải chứng nhận
những sản phẩm này tuân thủ với các qui định của CPSC bằng cách đưa ra
Chứng nhận tuân thủ chung (GCC) dựa trên một chương trình thử nghiệm hợp
lý.
Yêu cầu kiểm tra và chứng nhận của bên thứ ba
Qui định, tiêu chuẩn hay
lệnh cấm
Có yêu cầu chứng chỉ

tuân thủ chung (GCC)
cho các sản phẩm không
dành cho trẻ em ?
Có yêu cầu chứng chỉ trên cơ
sở thủ nghiệm của bên thứ ba
cho các sản phẩm dành cho
trẻ em?
Thảm và thảm chùi chân (16
CFR 1630 và 1631, không áp
dụng lệnh hoãn để bảo đảm
theo Luật tính cháy vải (FFA)
Hoãn Hoãn, đến 90 ngày sau khi
CPSC ban hành thông báo
chứng nhận các phòng thí
nghiệm
Quần áo trẻ em (16 CFR 1615
và 1616)
Không áp dụng

Hoãn, đến 90 ngày sau khi
CPSC ban hành thông báo
chứng nhận các phòng thí
nghiệm
Dán nhãn theo luật các chất
độc hại liên bang (16 CFR
1303)
Không yêu cầu Không yêu cầu
Chì trong sơn và sơn trên đồ
nội thất (16 CFR 1303)
Bắt buộc, sản phẩm sản

xuất sau 10.02.2010
Không áp dụng

Chì trong chất nền, trong đồ
chơi trẻ em bằng kim loại và
phi kim loại (CPSIA)
Không áp dụng Bắt buộc, sản phẩm sản xuất
sau 10.02.2010
Chì trong sơn phủ bề mặt đồ
chơi trẻ em (16 CFR 1303)
Không áp dụng Bắt buộc, sản phẩm sản xuất
sau 21.12.2008
Các sản phẩm sản xuất sau
14.08.2009, yêu cầu chứng
nhận thấp hơn hạn chế 90ppm
Khăn phủ giường (16 CFR
1632 và 1633)
Không hoãn yêu cầu chứng
nhận hiện hành
Yêu cầu GCC cho các sản
phẩm sản xuất sau
10.02.2010
Hoãn, đến 90 ngày sau khi
CPSC ban hành thông báo
chứng nhận các phòng thí
nghiệm
Phthalate (CPSIA) Không áp dụng Hoãn, đến 90 ngày sau khi
CPSC ban hành thông báo
chứng nhận các phòng thí
nghiệm

Những phần nhỏ (16 CFR Không áp dụng Bắt buộc, cho sản phẩm sản
8

1501) xuất sau 15.02.2009
Màng nhựa vinyl (16 CFR
1611, không áp dụng lệnh
hoãn để bảo đảm theo Luật
tính cháy vải (FFA)
Hoãn Hoãn, đến 90 ngày sau khi
CPSC ban hành thông báo
chứng nhận các phòng thí
nghiệm
Quần áo mặc (16 CFR 1610,,
không áp dụng lệnh hoãn để
bảo đảm theo Luật tính cháy
vải (FFA)
Hoãn Hoãn, đến 90 ngày sau khi
CPSC ban hành thông báo
chứng nhận các phòng thí
nghiệm
Nguồn: “CPSC mở rộng thời gian hoãn về kiểm tra và yêu cầu chứng nhận cho nhiều sản
phẩm trẻ em: sự linh hoạt mới cho qui định kiểm tra chì các phần” Tin từ CPSC, 18.12.2009.

1.2 Luật đăng ký, đánh giá , hạn chế và cấp phép hoá chất ( REACH) với
ngành dệt may
1.2.1. Giới thiệu tóm tắt về REACH:
Ngày 18 tháng 12 năm 2006, EU đã ban hành luật số 1907/2006 vềđăng
ký, đánh giá, cấp phép hóa chất (REACH) - luật hóa chất mới của EU
- bắt đầu
có hiệu lực từ 1- 6 -2007 để thay thế cho 40 luật về hóa chất ở EU. Đây là luật

nghiêm ngặt nhất về hóa chất trên thế giới cho đến nay.
REACH là cụm từ viết tắt cho R
egistration (Đăng ký), Evaluation (Đánh
giá), A
uthorization (Cấp phép) cho hóa chất. Luật này đặt trách nhiệm lớn lên
ngành công nghiệp EU, lên tất cả các nhà sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu các
mặt hàng có sử dụng hóa chất, cần nhận biết và hạn chế những rủi ro từ hóa
chất. Theo đó, các nhà sản xuất, nhập khẩu và người sử dụng cuối dòng ở EU sẽ
được yêu cầu thu thập và cung cấp thông tin về các tính chất của chất và/hoặc
ch
ế phẩm mà họ dùng. REACH cũng cho phép thành lập Cơ quan Hóa chất châu
Âu (ECHA) đặt trụ sở Hensinhki (Phần Lan) – cơ quan sẽ quản lý việc đăng ký
các chất thông qua cơ sở dữ liệu và cấp phép cho các chất. Cơ quan này cũng là
nơi trợ giúp trả lời các câu hỏi, kể cả các câu hỏi từ các nước đang phát triển.
REACH có hiệu lực từ 1/6/2007 và được thực hiện từ 1/6/2008.
Phạm vi của REACH
REACH bao trùm tất cả
các chất, các chất có trong chế phẩm hoặc có
trong mặt hàng buôn bán ở thị trường EU. Có một số chất không nằm trong
phạm vi điều chỉnh của luật này do đã được quy định trong các luật khác như
chất phóng xạ, các chất có sự giám sát của hải quan đang được lưu kho tạm thời,
thực phẩm, dược phẩm, phế liệu v.v.
Theo REACH có ba loại sản phẩm:
- Chất (substance)là mộ
t phần tử hóa học và các hợp chất của nó trong tự nhiên
hoặc nhận được từ bất kỳ quá trình sản xuất nào, kể cả các chất trợ nào đó cần
thiết để bảo quản sự ổn định của nó và các tạp chất bất kỳ nhận được từ quá
trình sử dụng, nhưng loại trừ các dung môi có thể tách ra được mà không ảnh
hưởng tới sự ổ
n định của chất hoặc thay đổi thành phần của chúng

9

- Chế phẩm hỗn hợp(preparation) là sản phẩm thu được khi trộn lẫn hai hoặc
nhiều chất lại với nhau. Ví dụ như thuốc nhuộm, mực in….
- Mặt hàng (articles) là “một vật thể gồm một hoặc nhiều chất hoặc chế phẩm
mà trong quá trình sản xuất được mang lại một hình dạng, bề mặt hoặc thiết kế
cụ thể, xác định chức n
ăng sử dụng cuối của nó tới mức độ lớn hơn chức năng
mà thành phần hóa chất của nó xác định”.
Ví dụ như áo sơmi, quần áo, giầy dép, túi xách là những mặt hàng
Các phần tử chủ chốt của REACH
• Đăng ký ban đầu
• Đăng ký
Sau khi đã đăng ký ban đầu, Các nhà sản xuất và nhập khẩu đóng tại EU bắt đầu
thực hiện quá trình đăng ký. Cầ
n đăng ký mỗi chất mà họ sản xuất hoặc nhập
khẩu với lượng từ 1 tấn trở lên/năm. Nếu họ không đăng ký chất có nghĩa là họ
không được phép sản xuất hoặc nhập khẩu chất này. Để đăng ký chất với lượng
từ 1 tấn trở lên, khi đăng ký cần trình hồ sơ kỹ thuật, còn đối với chất với lượng
từ 10 t
ấn/năm trở lên, cần thêm báo cáo an toàn hóa chất. Các chất được sản
xuất và nhập khẩu với số lượng lớn cần được đăng ký sớm. Điều này cũng áp
dụng với các chất có mối quan ngại cao (substances of very high concern –
SVHC) – là các chất gây ung thư, các chất bền vững, tích lũy sinh học và độc
với sinh sản (PBT), các chất rất bền vững, rất tích lũy sinh học (vPvB).
Tùy thuộc vào bản chất và lượng ch
ất, REACH đưa ra các mốc thời gian cho
việc đăng ký các chất theo khối lượng sản xuất hoặc nhập khẩu khác nhau.
Đăng ký các chất trong mặt hàng


REACH yêu cầu phải đăng ký chất trong mặt hàng khi:
- Chất giải phóng một cách có chủ định ra khỏi mặt hàng trong các điều
kiện sử dụng thông thường hoặc các điều kiện sử dụng dự đoán trước
được một cách hợp lý;
- Tổng lượng của chất có trong mặt hàng vượt quá 1 tấn/năm/nhà sản xuất
hoặc nhà nhập khẩu; và
- Chất ch
ưa được đăng ký cho mục đích sử dụng ấy.
Ngoài ra, các chất có mối quan ngại cao có mặt trong mặt hàng cần được
thông báo cho ECHA khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Chất có mặt trong mặt hàng với nồng độ trên 0,1% theo khối lượng;
- Chất có mặt trong mặt hàng với lượng từ 1 tấn/năm/nhà sản xuất hoặc nhà
nhập khẩu;
10

- Chất đã được đưa vào danh sách “ứng cử viên” để được cấp phép sử
dụng; và Chất chưa được đăng ký cho mục đích sử dụng ấy.
Tuy nhiên, không cần thông báo nếu nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu có
thể loại trừ sự phơi nhiễm của con người hoặc môi trường với chất ấy trong các
điều kiện sử dụng và thải bỏ thông thườ
ng hoặc các điều kiện sử dụng hoặc thải
bỏ đã được dự đoán trước một cách hợp lý.
Việc thông báo các chất có mối quan ngại cao trong mặt hàng sẽ được
thực hiện chậm nhất là 6 tháng sau khi chất ấy được đưa vào danh sách “ứng cử
viên”, nhưng chỉ bắt đầu từ 1/6/2011.
• Đánh giá
Sau khi đăng ký, ECHA có trách nhiệm xem xét và đánh giá hồ sơ đã
được đệ
trình. ECHA cùng với các quốc gia thành viên có quyền yêu cầu thêm
dữ liệu nếu thấy chưa đủ hoặc thấy rằng hóa chất đưa ra rủi ro cho sức khỏe con

người hoặc môi trường. Sau đó chất cần được cấp phép hoặc bị hạn chế.
• Cấp phép
Quá trình cấp phép độc lập với quá trình đăng ký và đánh giá và áp dụng
với các hóa chất mà ECHA xác định là chất có mối quan ngại cao và cấp phép
theo m
ục đích sử dụng. Chú ý rằng cấp phép có thể áp dụng cho các chất với
lượng dưới ngưỡng 1 tấn/năm đã được đặt ra cho quá trình đăng ký. Các công ty
đệ đơn đề nghị được cấp phép cần chứng minh rằng rủi ro mà các chất này mang
lại sẽ được kiểm soát tốt hoặc lợi ích kinh tế xã hội từ việc sử dụng các chất này
lớn hơn rủi ro. Mục đích là
để ngành thay thế các chất này bằng cách chất an
toàn hơn nếu có thể. Danh sách các chất có mối quan ngại cao sẽ được công bố
và cập nhật bổ sung theo thời gian.
• Hạn chế
Các hạn chế đang có hiệu lực trên toàn EU theo Directive 76/769/EEC về
bán và sử dụng các chất và các chế phẩm nguy hiểm nhất định đã được chuyển
toàn bộ vào phụ lục XVII của REACH. Các chất được liệt kê trong phụ lục
XVII sẽ không được sản xuất, đưa ra thị trường hoặc sử dụng trừ khi chúng tuân
thủ với các điều kiện hạn chế các chất đó.
1.2.2. REACH với ngành công nghiệp dệt may và da giày
Reach là luật đầu tiên của Châu Âu đưa ra các yêu cầu với các chất chứa
trong mặt hàng. Dệt may thuộc số các ngành công nghiệp sử dụng nhiều hóa
chất. Các loại sợi, vải, quần áo và các phụ kiện dệt may có thể
chứa các loại hóa
chất khác nhau như: thuốc nhuộm, hóa chất cơ bản, chất trợ dệt, các chất xử lý
hoàn tất…Vì vậy các nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh hàng dệt
may có bán tại châu Âu đều phải xem xét và tuân thủ REACH.
11

Một điều quan trọng cần thấy là không phải tất cả các hóa chất sử dụng

trong ngành dệt may đều chịu tác động của REACH.Chỉ những sản phẩm dệt
may có chứa các sản phẩm trong qui định của REACH thì bị giám sát và cần
phải đăng ký để được phép sử dụng như là các chất hạn chế.
REACH áp dụng vào ngành dệt may liên quan tới các chất trong mặt
hàng, liệu các chất này có chủ đị
nh giải phóng ra khỏi mặt hàng hay không; liệu
chúng có phải là các chất có mối quan ngại cao (SVHC) hay không
và chúng có
chứa các chất hạn chế trong sản phẩm dệt may hay không.
Một số nội dung cần quan tâm đối với nhà sản xuất hàng dệt may vào EU là:
1. Nhà sản xuất phải làm gì khi xuất khẩu một mặt hàng dệt may vào EU? Họ sẽ
cần phải xem xét:
- Có loại hóa chất nào có trong mặt hàng quần áo xuất khẩu của họ?
- Có loại hóa chất nào trong số các hóa chất đó giải phóng ra khỏi mặt hàng một
cách chủ định không ?
- Nếu chất đó có chủ định giải phóng ra thì l
ượng dùng chất đó trong một năm
có lớn hơn 1 tấn không?
- Nhà máy của bạn có sử dụng hóa chất nào trong danh mục các chất quan ngại
cao của ECHA không? Nếu có thì hóa chất đó có trong sản phẩm với nồng độ
vượt quá 0.1% khối lượng của sản phẩm đó không?
2. Tại sao nhà sản xuất dệt may phải làm điều đó ?
Vì REACH có một số qui định cơ bản mà nhà sản xuất phả
i tuân thủ:
- Các chất giải phóng ra khỏi mặt hàng một cách chủ định phải được đăng ký
nếu nếu chúng có mặt trong sản phẩm với lượng trên 1 tấn cho một năm với một
nhà sản xuất hoặc một nhà nhập khẩu.
- Phải có các thông báo các chất có nguy cơ rất cao có trong mặt hàng nếu chúng
có mặt trong mặt hàng với nồng độ trên giới hạn 0,1% khối lượng sản phẩm
hoặc l

ượng sử dụng trên 1 tấn trên tất cả các sản phẩm trong một năm.
- Thậm chí nếu lượng các chất có nguy cơ rất cao chưa vượt ngưỡng qui định
trên, nhà cung cấp mặt hàng đó phải cung cấp các đơn sử dụng với thông tin
hiệu quả để cho phép sử dụng an toàn mặt hang nếu có mặt các chất có nguy cơ
rất cao và lượng sử dụng vượt quá 0,1%.
- Nếu một khách hàng có một yêu cầu nào
đó về thông tin an toàn về SVHC
trong mặt hàng, nhà cung cấp mặt hàng đó phải cung cấp các thông tin liên
quan, không có phí trong phạm vi 45 ngày.
3. Thông tin về các chất có mối quan ngại rất cao trong mặt hàng
12

Các chất có mối quan ngại cao là những loại hóa chất được xem là có ảnh
hưởng nguy hại cao tới sức khỏe người sử dụng và môi trường sống. Theo
REACH các chất nguy hại cao bao gồm các chất:
- Các chất độc thuộc nhóm CMR: các chất gây ung thư; các chất gây đột biến
gen và các chất độc với sinh sản. Chúng thuộc nhóm các chất loại 1 và loại 2
trong thông tư 67/548/ÊC
- Các chất độc thuộc nhóm PBT: các chất khó phân giải, tích lũy sinh h
ọc bền
và độc; các chất thuộc nhóm vPvB: rất khó phân giải, tích lũy sinh học bền
theo tiêu chuẩn trong phụ lục XIII của REACH
- Các chất có các chứng cứ khoa học chứng minh các chất trên đe dọa tới sức
khỏe con người và môi trường sống.
Các nhà nhập khẩu cần thông tin liệu mặt hàng có chứa chất có mối quan ngại
cao:
- Định tính; có hoặc không;
- Định lượng: nồng độ chất trên 0,1% theo khối lượ
ng hoặc dưới 0,1%.
Hiện nay, trên trang web của ECHA đã công bố danh sách đề xuất 15 chất

có mối quan ngại cao và luôn được cập nhật, bổ sung.
Ngay khi danh sách “ứng cử viên” cho các chất có mối quan ngại cao được công
bố (phụ lục XIV của REACH), các nhà cung cấp mặt hàng có chứa chất có mối
quan ngại cao với nồng độ trên 0,1% theo khối lượng; khi có yêu cầu, phải cung
cấp cho khách hàng/người tiêu dùng, trong vòng 45 ngày và miễn phí, đủ thông
tin để cho phép sử dụng mặ
t hàng một cách an toàn, tối thiểu là tên của chất.
Ví dụ, một mặt hàng may mặc được cung cấp với rủi ro gây bệnh về da
nếu tiếp xúc với da, cần cung cấp thông tin sau: “Có chứa chất Y (rất) nguy
hiểm tới sức khỏe. Không mặc tiếp xúc trực tiếp với da”
Những chất nào là những chất nguy cơ rất cao (SVHCs)

Số lượng các chất nằm trong danh sách được quan tâm rất nhiều, vì vậy
việc thử nghiệm cho tất cả các chất này trên các sản phẩm dệt may thường
không thực hiện được. Các nhà bán lẻ có một cách tiếp cận tốt hơn để có thể tìm
thấy những chất được quan tâm có thể tồn tại trong các sản phẩm đó là phải tìm
hiểu chuỗi cung cấp những chất hóa học đang đượ
c sử dụng trong các sản phẩm
và lập ra một danh sách những chất bị cấm.
Các chất thường cần kiểm tra để đáp ứng tuân thủ REACH là:
1. Các Amine bị cấm
2. Formaldehyde
3. Chlorinated Phenols
13

4. Residual Pesticides
5. Extractable Heavy metals
6. Phthalates
7. Allergenic Disperse dyes
8. TBT, DBT and Other Organotin Compounds

9. Chlorinated Organic carriers
10. TOX/AOX Content
11. BHT in Polybags
12. Penal Odor test
13. Total Heavy metal Content
14. Nickel in accessories (Extended Wear)
15. Perfluoro octane Sulfonates (PFOS)
16. Chlorinated Organic Carriers
Danh mục 30 chất quan ngại cao (Substance of Very High Concern) được cập
nhập tới thời điểm này là:
1. Anthracene 120-12-7 1
2. 4,4’- Diaminodiphenylmethane (or methylene dianiline) 101-77-9 1
3. Dibutyl phthalate (DBP) 84-74-2 1
4. Cobalt dichloride 7646-79-9 1
5. Diarsenic pentaoxide 1303-28-2 1
6. Diarsenic trioxide 1327-53-3 1
7. Sodium dichromate, dihydrate 7789-12-0 1
8. 5-tert-butyl-2,4,6-trinitro-m-xylene (musk xylene) 81-15-2 1
9. Bis (2-ethyl(hexyl)phthalate) (DEHP) 117-81-7 1
10. Hexabromocyclododecane (HBCDD) 25637-99-4 1
11. Alkanes, C10-13, chloro (Short Chain Chlorinated Paraffins) 85535-84-8 1
12. Bis(tributyltin)oxide (TBTO) 56-35-9 1
13. Lead hydrogen arsenate 7784-40-9 1
14. Benzyl butyl phthalate (BBP) 85-68-7 1
15. Triethyl arsenate 15606-95-8 1
16. Anthracene oil 90640-80-5 2
17. Anthracene oil, anthracene paste, distn. lights 91995-17-4 2
18. Anthracene oil, anthracene paste, anthracene fraction 91995-15-2 2
19. Anthracene oil, anthracene low 90640-82-7 2
20.

Anthracene oil, anthracene paste 90640-81-6 2
21. Coal tar pitch, high temperature 65996-93-2 2
22. Acrylamide 79-06-1 2
23. Aluminosilicate, refractory ceramic fibres 2
24. Zirconium aluminosilicate refractory ceramic fibres 2
14

25. 2,4-dinitrotoluene 121-14-2 2
26. Di-isobutyl phthalate 84-69-5 2
27. Lead chromate 7758-97-6 2
28. Lead chromate molybdate sulphate red (C I Pigment Red 104) 12656-85-8 2
29. Lead sulfochromate yellow (C I Pigment Yellow 34) 1344-37-2 2
30. Tris (2-chloroethyl) phosphate 115-96-8 2
1.3. Danh mục các chất hạn chế (RSL) của Hiệp hội dệt may và da giầy Mỹ
AAFA (American Apparel & Footwear Asociation)
Một cách để kiểm soát các chất nguy hiểm đã được chấp nhận là tuân thủ
danh sách các chất hạn chế sử dụng, theo đó hạn chế sự phơi nhiễm của người
tiêu dùng với các chất riêng biệt ở nh
ững giới hạn mà chúng ảnh hưởng tới
người tiêu dung và môi trường. Mục đích của danh sách các chất hạn chế sử
dụng là thiết lập một cách rõ ràng cho nhà cung cấp một danh sách các chất và
giới hạn được phép có trong thành phẩm cuối cùng. Thường là danh sách các
chất hạn chế sử dụng thường được xem là một phần trách nhiện xã hội và phát
triển bền vững của một công ty. Việc quản lý các nguy cơ sử d
ụng các chất đó
được xem là thực tiễn tốt nhất cho công nghiệp dệt. Một công ty ban hành RSL
để đảm bảo các nhà cung cấp, người bán cũng như các tổ chức liên quan hiểu
được các yêu cầu các chất hạn chế sử dụng.
Các nhà bán lẻ thường sử dụng RSL qua ba cách sau:
RSL tư nhân:

Phần lớn các nhà bán lẻ lớn ở EU, Mỹ đều có danh sách RSL riêng của họ ngoài
RSL của nhóm bất kỳ, do họ đã khởi độ
ng hướng đi của họ từ trước và đã có
danh mục này trước đây. Danh mục RSL của các nhà bán lẻ lớn nhằm kiểm soát
sự tuân thủ RSL của các nhà cung cấp đồng thời khẳng định thương hiệu và uy
tín của Công ty. Một số công ty khác cũng có RSL riêng của họ do họ kinh
doanh một dãy rộng các sản phẩm ngoài Dệt may và Da giày
AAFA’ RSL của Hiệp hội Dệt may và Da giày Mỹ luôn duy trì một RSL cho
toàn ngành công nghiệp. Mục đ
ích của danh mục này chung cho tất cả ngành
công nghiệp dệt may và da giày. Ngày nay một sản phẩm được bán không chỉ tại
một thị trường duy nhất ở châu Âu, hay bắc Mỹ, chúng được bán trên toàn thế
giới Vì vậy AAFA xây dựng danh sách RSL trên phạm vị toàn cầu - Nó liệt kê
và cập nhật sáu tháng một lần tất cả các chất bị cấm liên quan tới hàng dệt may
và da giày ở các nước và giới hạn cao nhất được phép của các chất đ
ó. Đây là
danh mục cho toàn ngành công nghiệp. Một nhà cung cấp có thể tham khảo để
có được danh mục riêng cho mình mà không nhất thiết cố gắng có được danh
15

mục cho cả 50 khách hàng khác nhau. Tất cả các hóa chất bị hạn chế sử dụng
được nêu trong danh mục của một nước này hay nước khác. Nếu một hóa chất bị
hạn chế ở từ hai nước trở lên thì danh mục của AAFA sẽ thể hiện giới hạn chặt
chẽ nhất.
Nhóm AFIRM là nhóm 13 thương hiệu lớn như Ann Taylor, Gap inc, C&A …
xây dựng một RSL chung của nhóm mặc dù họ đã có danh mục RSL riêng củ
a
công ty họ. Các công ty của AFIRM có các cuộc gặp mặt thường xuyên để thảo
luận các vấn đề RSL và đã xây dựng một công cụ hướng dẫn việc tuân thủ RSL.
Công cụ này chỉ ra nơi nào của quá trình có thể tìm thấy các chất bị hạn chế,

một sơ đồ cho việc thực hiện tuân thủ, một kế hoạch quản lý hóa chất của một
nhà máy và việc thử nghiệm RSL
Trong mục này s
ẽ đề cập chi tiết hơn về danh mục các chất hạn chế của Hiệp hội
da giày và quần áo Mỹ (AAFA).Hiệp hội da giày và quần áo Mỹ (AAFA) là
hiệp hội thương mại quốc gia đại diện cho những công ty, các nhà cung cấp
quần áo, da giày và những sản phẩm may khác trong thị trường toàn cầu. Nhiệm
vụ của AAFA là xúc tiến và đẩy mạnh sự cạnh tranh, năng lực sản xuất và lợi
nhu
ận của các thành viên trong thị trường toàn cầu bằng việc giảm tối thiểu
những hạn chế về quy định, thương mại, chính trị và mậu dịch.
Trong chuyên đề này, chúng tôi giới thiệu phiên bản số 7 là phiên bản mới nhất
của AFIRM xuất bản vào tháng 6-2010 danh mục các chất hạn chế trong các
sản phẩm dệt may và da giày
Danh mục chất hạn chế này được nhóm chuyên viên đặc biệt thuộc Ban Môi
trường (Environmental Task Force) củ
a hiệp hội AAFA biên soạn. Danh mục
SRL cung cấp những thông tin cho các công ty dệt may và da giày danh sách
các chất bị cấm hoặc giới hạn cho phép trong các luật hoặc qui định đối với
các chất trong các sản phẩm quần áo, hàng dệt gia dụng và các sản phẩm da
giày trên thế giới. Danh sách RSL sẽ có tác dụng như một công cụ thực hành
giúp những cá nhân, những công ty dệt may và da giày và các nhà cung cấp của
họ thấy được trách nhiệm với những yêu cầ
u môi trường thông qua chuỗi cung
cấp; có nhận thức tốt hơn với các luật ở các quốc gia để hạn chế lượng chất
không được phép trong các sản phẩm quần áo, hàng dệt gia dụng và sản phẩm
da giày.
Danh sách RSL sẽ được cập nhật một năm hai lần và cung cấp để giúp các
chuyên viên trong các công ty đảm nhận trách nhiệm quản lý hóa chất đối với
các sản phẩm trên,

16

Cấu trúc danh mục: Danh mục RSL có các nội dung sau đối với mỗi chất:
1. Số CAS
2. Tên thuốc nhuộm hoặc tên hóa chất
3. Thông tin về mức hạn chế hay giới hạn trên sản phẩm thành phẩm hoặc
những thành phần được thử nghiệm
a. Mức độ giới hạn
b. Quốc gia có áp dụng luật hạn chế/giới hạn
c. Phương pháp th
ử nghiệm
d. Những quốc gia khác có áp dụng luật hạn chế với mức tương đương
hoặc kém hơn
e. Chú thích (nếu có thể áp dụng)
Phạm vi áp dụng:Danh mục RSL chỉ bao gồm những hóa chất và các chất đã bị
hạn chế và bị cấm theo luật trong các sản phẩm da giày, quần áo và hàng dệt gia
dụng.Danh mục RSL không bao gồm những luật về giới hạn sử d
ụng các chất
trong quá trình sản xuất hay trong nhà máy;
Danh mục RSL không bao gồm các chất trong nằm ngoài lĩnh vực quản lý hóa
chất – như luật của Ủy ban an toàn các sản phẩm tiêu dùng (CPSC) mà chỉ liên
quan đến những phần nhỏ trong đó. Hơn nữa, danh mục không bao gồm những
sản phẩm đồ chơi, sản phẩm dệt trang trí ô tô, hoặc các hàng dệt công nghiệp
khác. Danh mục này không bao gồm các luật hạn chế liên quan đến việc sử dụ
ng
các chất trong các vật liệu đóng gói hay các vật liệu khác có liên quan.
Các luật sau không có trong danh sách bởi vì không có những giới hạn về nồng
độ quy định nhưng có thể chứng nhận đánh giá sự phù hợp
1. US EPA, tiếp theo là Montreal Protocols, đã ban hành luật về những hợp
chất làm thủng tầng ozon. Danh mục nhóm I và nhóm II đã liệt kê các

chất hóa học sử dụng trong quá trình sản xuất của sản phẩm hoặc việc ghi
nhãn đặc bi
ệt trong quá trinh đóng gói được nêu ra cụ thể trong luật.
Không nhất thiết phải áp dụng các yêu cầu của luật đối với tàn dư của các
thành phần hóa học trên sản phẩm hoặc bao gói. Việc sử dụng ngày càng
ít những sản phẩm này cũng như xu thế sạch hơn trong ngành dệt là có thể
chấp nhận được.
2. Luật Clifornia Proposition 65 yêu cầu ghi nhãn cho sản phẩm có chứa các
chất hóa học có liên quan đến khả
năng gây bệnh ung thư. Những yêu cầu
ghi nhãn một cách đặc thù phụ thuộc vào sự nguy hiểm của chất hóa học
đối với khách hàng mà không phải là nồng độ có trong sản phẩm. Mức độ
nguy hại đã được xác định đối với từng chất hóa học cụ thể trong những
17

trường hợp áp dụng cụ thể, các sản phẩm hoặc quá trình sử dụng cụ thể
bằng những ban bố theo luật của Bang California. Danh sách bao gồm tất
cả những thành phần mà đã được ban hành theo luật.
Các chất bị cấm trong danh sách:
1. Thuốc nhuộm Azo (khi phân giải tạo ra một trong các amin gây ung thư:
Thuốc nhuộm azo là kết hợp một hoặc nhiều nhóm azô (-N=N-) với các hợp
chất vòng. Hiện có hàng ngàn loại thu
ốc nhuộm azo, tuy nhiên chỉ cấm các
thuốc nhuộm khi phân giải có thể tạo ra các amin thơm trong danh mục bị hạn
chế sử dụng.
Nơi tiểm ẩn:Trong hàng dệt may và da giầy, thuốc nhuộm azo (Các chất mà khi
phân giải tạo ra các amin bị hạn chế sử dụng) có thể tìm thấy trong vải hoặc da
nhuộm màu.
2. APEO/AP (Alkyphenol Ethoxylat/Alkylphenol): NPEs/OPEs có trong các
chất hoạt động bề mặt không ion gọi là alkylphenol ethoxylat (APEOs). NPEs

và OPEs có thể phân gi
ải thành NP và OP tương ứng. APEOs được sử dụng
trong các chất tẩy rửa, các chất nấu, chất làm mềm, chất nhũ hoá/các chất phân
tán trong thuốc nhuộm và hồ in hoa và chất ngấm.
Nơi tiểm ẩn::Trong thuộc da, APEO được sử dụng trong công đoạn khử dầu,
tẩy nhờn, hoàn tất v. v… Trong sản xuất tơ tằm được dùng trong chuội tơ.
APEO cũng có thể có mặt trong các công đoạn chuẩ
n bị nhuộm hoặc hồ in
pigment. Trong nhuộm ngấm ép polyeste và làm đầy cho da cũng tiềm ẩn nguy
hại của APEO.
3. Thuốc nhuộm phân tán nhạy cảm: Thuốc nhuộm phân tán là nhóm thuốc
nhuộm không tan trong nước. Những thuốc trong danh mục bị hạn chế sử dụng
là những thuốc nhuộm nghi ngờ là nguyên nhân gây ra dị ứng da.
Nơi tiểm ẩn:Thuốc nhuộm phân tán để nhuộm xơ tổng hợ
p hoặc các xơ nhân
tạo (polyester, acetate, và polyamide).
4. Các chất hoàn tất chống cháy (chậm cháy): Các chất chống cháy là hợp
chất hoá học mà có thể kết hợp với vật liệu dệt hoặc dạng phun để ngăn cản sự
cháy.
Nơi tiềm ẩn:Các loại quần áo trẻ em, vải lều bạt (tráng phủ PU)
5. Formaldehyt: Formaldehyt là một hợp chất dễ bay hơi được sử dụng rộ
ng
rãi trong sản xuất dệt may làm tác nhân chống co và chống nhàu. Hơn nữa,
18

formaldehyt còn thường sử dụng trong trùng hợp các loại nhựa (ví dụ: phenol-
formaldehyt and urea-formaldehyt).
Nơi tiềm ẩn:Trong hàng dệt may và vật liệu dệt, formaldehyde có thể tìm thấy
trong vải là ép bền và tạo độ cứng cho vải. Vì formaldehyt là hợp chất dễ bay
hơi, việc nhiễm bẩn vật liệu cũng có thể xảy ra

6. Pentachlo phenol (PCP) : PCP hợp chất polychlorinated sử dụng làm chất
bảo quản cho gỗ, da và vật liệu dệt.
Nơi tiềm ẩn:PCP được sử dụng để chống nấm trong vật liệu dệt, da giầy và một
số sản phẩm gỗ.
7. Hợp chất hữu cơ thiếc:Hợp chất hữu cơ là các hoá chất có thiếc kết hợp với
các chất hữu cơ như các nhóm butyl và phenyl. Các hợp chất hữu cơ thiếc chủ
yếu tìm thấy trong môi trường như
sơn chống rỉ đối với nước biển, nhưng cũng
có thể sử dụng làm chất chống khuẩn (kháng khuẩn), và /hoặc chất ổn định nhiệt
trong các sản phẩm nhựa.
Nơi tiềm ẩn:Trong hàng dệt may, các hợp chất hữu cơ thiếc có thể thấy trong
các phụ liệu nhựa, mực in và vật liệu chuyển nhiệt.
8. Polyvinyl chlorua (PVC) : PVC (cũng giống nh
ư vinyl) là một polyme clo
hóa được sử dụng rộng rãi. Các sản phẩm vinyl bao gồm thẻ tín dụng, đồ gia
dụng, đồ chơi, sàn nhà, vật liệu cách điện, ống vòi tưới nước làm vườn, và vải
tráng nhựa, áo khoác.
Nơi tiềm ẩn:PVC có thể tìm thấy trong các phụ liệu dệt may, trong mực in và
sản phẩm in lưới.
9. Phthalat: Phthalat là nhóm hợp chất hữu cơ bổ sung vào nhựa để tăng
độ
mềm mại.
Nơi tiềm ẩn: Trong hàng dệt may và vật liệu dệt, phthalat có thể kết hợp với các
phụ liệu nhựa phụ liệu trang trí và sản phẩm in lưới.
10. Nikel (Nickel): Nickel là một kim loại thường kết hợp với các kim loại khác
để tạo hợp kim làm tăng độ cứng và chống sự ăn mòn.
Nơi tiềm ẩn:Trong hàng dệt may, nickel thường có trong các phụ kiện dệt may,
quần áo, sơn, mực in, phụ liệu, chất dẻo, và các thành phần kim loại.
11. Các kim loại (các kim loại khác): Các kim loại này bao gồm antimon,
arsen, bari, seleni.

19

Nơi tiềm ẩn:Các kim loại antimon, arsen, bari, và seleni có thể có trong xơ tổng
hợp, các phụ liệu dệt và quần áo, sơn, mực in, cắt, chất dẻo, và các thành phần
kim loại.
12. Các khí chứa Flo (Fluorinated Greenhouse Gases): Các hợp chất hữu
cơ chứa flo được dùng để thay thế cho CFCs (Chlorofluorocarbons) và HCFCs
(Hydrofluorocarbons) là 2 chất gây phá huỷ tầng ozone,năm 1987 Montreal
Protocol đã thực hiện chương trình loại bỏ sản phẩm này. Flourocarbons được
dùng là chất làm lạnh trong các máy đi
ều hoà, tủ lạnh và sử dụng làm tác nhân
phóng trong công nghiệp phóng tên lửa, vũ trụ. Ngoài ra còn ứng dụng trong
các lĩnh vực khác như phun tạo bọt, dung môi làm sạch, tráng phủ vật liệu dệt.
Vật liệu dệt tráng phủ fluorocarbons bền với thời tiết, hoá chất, chống tia UV và
ngăn bụi. Ngoài ra vật liệu dệt xử lý fluorocarbons có khả năng chống thấm
nước và chống vón hạt, xù lông.
Nơi tiềm ẩn:V
ật liệu dệt tráng phủ.
13. Peflo octan Sulfonat (PFOS): Axit Perlo octan sulfonic là một hợp chất
flo hữu cơ. Muối của hợp chất này thường sử dụng như chất hoạt động bề mặt.
Giống như các flo carbon khác C
8
F
17
là hợp chất kỵ nước và PFOS là thành
phần chính trong xử lý chống thấm nước.
Nơi tiềm ẩn:Binder trong các vải không dệt để tăng khả năng nhuộm màu; các
chất ngấm để tăng độ bao phủ và sự thâm nhập của các hóa chất, xử lý hoàn tất
để đạt được độ đồng đều trên thân sợi; chất tráng phủ trên vật liệu dệt, da, và các
vật liệu khác để tăng khả

năng kháng thấm dầu, kháng thấm nước.
14. Amiăng (Asbestos): Amiăng thường có trong các vật liệu khoáng silica
dạng thớ. Amiăng mỏng, dài và dễ uốn có thể dệt thanh vật liệu dệt. Xơ amiăng
rất bền và có khả năng chống cháy.
Nơi tiềm ẩn:Không chắc chắn tìm thấy trong vật liệu dệt thông thường ngoại trừ
quần áo chống cháy.
15. Dioxin và Phu ran (Dioxins and Furans): Dioxin được t
ạo bởi 75 hợp
chất polychlorinated gọi là dibenzo-p-dioxin clo hóa. Mỗi một dioxin có tính
độc khác nhau phụ thuộc vào cấu trúc của nó và chất lượng thu hút các liên kết.
Furans cũng là hợp chất polychlorinated (tồn tại 135 furans khác nhau). Dioxins
và furans là những hoá chất có tính độc và cấu trúc tương tự nhau.
Nơi tiềm ẩn:Dioxins/furans là các bán sản phẩm của các hợp chất hữu cơ cháy
chưa hoàn toàn trong môi trường nhiều clo và thường có trong sản xuất thuốc
20

bảo vệ thực vật, PVC, và một số hoá chất chứa clo khác. Không chắc chắn có
qui định pháp chế về dioxin và furan áp dụng cho hàng dệt may.
16. Thuốc trừ sâu (Pesticides): Dieldrin và DTTB là thuốc bảo vệ thực vật
mà có thể thấy trong xơ thiên nhiên trong quá trình sinh trưởng và gia công.
Nơi tiềm ẩn:Trong hàng dệt may và vật liệu dệt, những thuốc bảo vệ thực vật
này có thể tìm thấy trong xơ thiên nhiên, chủ yếu là xơ bông.
1.4. Các nhãn sinh thái
Nhãn sinh thái cho chúng ta biết về tác động tới môi trường từ sản xuất
hay sử dụng một sản phẩm. Theo mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) thì “
nhãn sinh thái là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm,
dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên các đánh giá vòng đời
sản phẩm”.
Một nhãn sinh thái biểu thị cho một chất lượng hay một tính chất nh
ất

định và qua quá trình thẩm tra, sản phẩm đã gắn nhãn sinh thái được xác định là
có chất lượng được công bố trên nhãn. Nhãn sinh thái đựơc thiết kế nhằm thông
tin cho khách hàng rằng sản phẩm gắn nhãn sinh thái thân thiện hơn với môi
trường hơn hầu hết các sản phẩm khác trong cùng chủng loại này. Mong muốn
là khơi dậy khả năng tiềm ẩn hay các sở thích chưa được định hướng của người
tiêu dùng tới hàng hoá có nhãn sinh thái, để khuy
ến khích nhà sản xuất phát
triển và ứng dụng công nghệ giảm nhẹ ảnh hưởng tới môi trường. Nói một cách
khác, gắn nhãn sinh thái được trông chờ là một công cụ hữu hiệu theo xu hướng
tiêu dùng sạch (xanh).
Có rất nhiều chương trình nhãn khác nhau, được điều hành bởi chính
phủ, các công ty tư nhân và các tổ chức chính phủ.
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế có trụ sở tại Giơnevơ - Thuỵ sĩ cũ
ng như
hệ thống nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) đã đưa ra các tiêu chuẩn cho ba loại
nhãn cơ bản, đó là một bước để hài hoà các cách tiếp cận khác nhau trong việc
gắn nhãn.
Đến những năm 1990, phát triển chính về hàng dệt sinh thái là phân biệt
rõ ràng giữa việc chỉ tập trung vào khía cạnh sức khoẻ và tập trung vào các khía
cạnh môi trường rộng hơn. Điều này tạo nên hai loại tiêu chí và hai loại nhãn; cả
hai loại tiêu chí và nhãn này đều tạo nên cơ s
ở cho hàng dệt sinh thái. Một loại
tiêu chí lấy gánh nặng sinh thái dọc theo toàn bộ chuỗi sản xuất làm yếu tố
chính, với các sản phẩm dệt bắt đầu từ việc trồng bông hữu cơ, cho đến không

×