Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Chuyên đề thực tập nâng cao hiệu quả cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ứng dụng tại công ty dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.23 KB, 78 trang )

Mục lục
Những ký hiệu sử dụng trong chuyên đề thực tập tốt
nghiệp…………………………………………………….. 3
Lời nói đầu …………………………………………… 4
Nội dung ………………………………………………. 6
Chương 1: Lý luận chung về cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà
nước và hiệu quả sau cổ phần hoá ................................................ 6
I. Giới thiệu chung về cơng ty cổ phần, loại hình công ty quan
trọng trong sự phát triển của nền kinh tế……………………….. 6
1. Khái niệm về loại hình cơng ty cổ phần ……………………………. 6
2. Thực chất của cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước……………... 7

II. Tính tất yếu khách quan phải tiến hành cổ phần hoá
Doanh nghiệp Nhà nước…………………………………………. 9
1. Khái niệm, vai trò và thực trạng hoạt động của Doanh nghiệp Nhà
nước hiện nay ………………………………………………………………. 9
2. Sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước.12
3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá Doanh nghiệp
Nhà nước đang được đẩy mạnh và mở rộng.............................................. 13

III. Các hình thức và quy trình tiến hành cổ phần hố Doanh
nghiệp Nhà nước………………………………………………... 15
1. Các hình thức cổ phần hố Doanh nghiệp……………………….. 15
2. Quy trình tiến hành………………………………………………... 15

IV. Hiệu quả sau cổ phần hoá……………………………… 16
1. Khái niệm.......................................................................................... 16
2. Hiệu quả sau cổ phần hoá ở Doanh nghiệp Nhà nước………….. 17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Thị Mai Chinh QLKT44B


1


Chương 2: Q trình tiến hành cổ phần hố tại công ty dịch
vụ nuôi trồng thuỷ sản Trung Ương (TW)……………………. 18
I. Q trình hình thành và phát triển của cơng ty................. 18
1. Quá trình hình thành……………………………………………... 18
2. Hoạt động của công ty hiện nay…………………………………... 18
3. Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty……………………………. 21

II. Một số đặc điểm của mơi trường ảnh hưởng tới q trình
tiến hành cổ phần hố……………………………………………25
1. Mơi trường bên ngồi........................................................................ 25
2. Mơi trường bên trong........................................................................ 26

III. Thực trạng q trình cổ phần hố Doanh nghiệp Nhà
nước tại công ty.............................................................................. 28
1. Đánh giá chung về quá trình cổ phần hố tại cơng ty.................... 28
2. Quy trình cổ phần hố của cơng ty……………………………….. 31
3. Những thuận lợi và khó khăn khi cơng ty tiến hành cổ phần hoá. 36

Chương III: Một số giải pháp khi tiến hành cổ phần hoá
Doanh nghiệp Nhà nước…………………………………………39
1. Xác định vốn, tài sản một cách hợp lý............................................. 42
2. Hoàn thiện bộ máy lãnh đạo, điều hành tổ chức hợp lý, năng động
và có năng lực……………………………………………………………… 51
3. Trấn an và tạo lịng tin, nhiệt huyết cho người lao động………… 52
4. Chính sách quản lý vĩ mơ của Nhà nước hồn thiện và thơng
thống hơn…………………………………………………………………. 54
5. Một số giải pháp phụ trợ khác…………………………………….. 61


Kết luận………………………………………………. 77
Tài liệu tham khảo....................................................... 78
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Thị Mai Chinh QLKT44B

2


Một số ký hiệu được sử dụng trong chuyên đề thực tập tốt
nghiệp:
CPH

: Cổ phần hoá

DN

: Doanh nghiệp.

DNNN

: Doanh nghiệp Nhà nước.

CPH DNNN : Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước.
NLĐ

: Người lao động.

TS


: Tài sản.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Thị Mai Chinh QLKT44B

3


Lời nói đầu
Trước năm 1986 nền kinh tế nước ta chỉ tồn tại hai thành phần kinh tế là
kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, các thành phần kinh tế khác chỉ là đối
tượng cải tạo xã hội chủ nghĩa. Doanh nghiệp Nhà nước có điểm yếu là
thường trơng chờ vào tín dụng của Nhà nước, vào tín dụng ưu đãi, vào vốn
vay của các ngân hàng thương mại quốc doanh... mà thiếu cách nhìn mới về
huy động vốn, nhất là vốn trong dân… Vì thế mà nền kinh tế ln trì trệ kém
phát triển so với các quốc gia khác do sự hoạt động kém hiệu quả và nó khơng
phù hợp với quy luật kinh tế thị trường. Nhận ra sự không phù hợp quy luật
kinh tế của việc duy trì nền kinh tế chỉ có chế độ sở hữu Nhà nước và tập thể
về tư liệu sản xuất trong lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực lưu thông … Đảng và
Nhà nước đã chuyển hướng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh
tế hàng hố nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng
XHCN mà cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước là mục tiêu và nhiệm vụ
hàng đầu. Quá trình cổ phần hố doanh nghiệp Nhà nước đến nay đã thực
hiện được 13 năm, kể từ khi có Quyết định 202 ngày 8/6/1992 của Thủ tướng
Chính phủ về thực hiện thí điểm . Hiện cổ phần hố đang là vấn đề quan tâm
hàng đầu của cộng đồng doanh nghiệp. Cổ phần hố được Doanh nghiệp Nhà
nước đã khó, nhưng để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sau cổ phần
hoá tồn tại và phát triển lành mạnh cịn khó hơn nhiều. Nghị quyết Hội nghị
Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã chỉ rõ: " Mục tiêu cổ phần hoá
Doanh nghiệp Nhà nước là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ

sở hữu, trong đó có đơng đảo người lao động để sử dụng có hiệu quả vốn, tài
sản của Nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất, kinh
doanh; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho
Doanh nghiệp Nhà nước; phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao
động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh
nghiệp, bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao
động. Cổ phần hố Doanh nghiệp Nhà nước khơng được biến thành tư nhân
hoá Doanh nghiệp Nhà nước ".Như vậy đảng và Nhà nước đã xác định rõ cổ
phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước là một chính sách đúng đắn của ta
trong cơng cuộc cơng nghiệp hố - hiện đại hoá.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Thị Mai Chinh QLKT44B

4


Thực tế cho thấy sau khi các doanh nghiệp cổ phần hóa thì doanh thu, lợi
nhuận, thu nhập của người lao động… đều tăng một cách đáng kể. Tuy nhiên
sau 13 năm thực hiện cơng tác cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước tiến độ
thực hiện còn rất chậm chạp so với yêu cầu và mục tiêu đặt ra cùng với một
số khó khăn và bất cập của các chính sách. Mặc dù vậy nhưng Đảng và Nhà
nước vẫn coi đây là kim chỉ nam, là xu thế hội nhập tất yếu để đưa nền kinh tế
Việt Nam sánh ngang các nước khác trên tiến trình hội nhập.
Với ý nghĩa như vậy em xin chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả cổ phần
hoá doanh nghiệp Nhà nước - Ứng dụng tại công ty Dịch vụ nuôi trồng
thuỷ sản Trung ương”.
Nội dung đề tài nghiên cứu gồm 3 phần:
Chương I: Lý luận chung về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và hiệu
quả sau cổ phần
Chương II: Quá trình tiến hành cổ phần hố tại cơng ty dịch vụ ni trồng

thuỷ sản Trung Ương (TW)
Chương III. Một số giải pháp khi tiến hành cổ phần hoá Doanh nghiệp
Nhà nước.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Thị Mai Chinh QLKT44B

5


Nội dung
Chương 1: Lý luận chung về cổ phần hoá doanh nghiệp
Nhà nước (CPH DNNN) và hiệu quả sau cổ phần hố (CPH)
I. Giới thiệu chung về cơng ty cổ phần, loại hình cơng ty
quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế.
1. Khái niệm về loại hình cơng ty cổ phần.
Từ trước những năm 90, thuật ngữ công ty được dùng ở Việt Nam cho
các loại tổ chức kinh tế, kinh doanh thương mại để tránh nhầm lẫn với các
loại thuật ngữ khác như nhà máy, xí nghiệp… chỉ các đơn vị sản xuất khác.
Luật công ty chỉ xuất hiện lần đầu ở Việt Nam vào ngày 21/12/1990 do
Quốc hội thơng qua với định nghĩa nói rằng cơng ty là “ doanh nghiệp trong
đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận cùng chịu lỗ tương
ứng với phần vốn góp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong
phạm vi phần vốn góp của mình vào cơng ty”1
Căn cứ vào tính chất và qui chế của các loại công ty theo luật Doanh
nghiệp Việt Nam (DNVN) do quốc hội thông qua 12/6/1999, có thể nhận thấy
cơng ty theo pháp luật Việt Nam có những đặc điểm sau đây:2
- Là loại hình doanh nghiệp (DN) được thành lập bằng cách góp vốn của
các thành viên.
- Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, cơng ty có thể có

một hoặc nhiều thành viên,thành viên của cơng ty có thể đuợc quy định tối đa
hay tối thiểu.
- Cơng ty có thể thuộc sở hữu của một chủ (một chủ sở hữu) hoặc thuộc
sở hữu chung của nhiều đồng chủ sở hữu.
- Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc khơng có tư cách pháp
nhân.
- Có thể là doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn hoặc chịu trách nhiệm
vô hạn.
1
2

Trang 61-Giáo trình Luật kinh tế-Nhà xuất bản Đại học quốc gia 2001-PGS.Nguyễn Hữu Viện
Trang 61-Giáo trình Luật kinh tế-Nhà xuất bản Đại học quốc gia 2001-PGS.Nguyễn Hữu Viện

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Thị Mai Chinh QLKT44B

6


Cơng ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có các điểm sau đây:1
- Vốn điều lệ của công ty được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ
phần.
- Cổ đơng có thể là một tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba
và không hạn chế tối đa.
- Cơng ty cổ phần có quyền phát hành chứng khốn ra cơng chúng theo
qui định của pháp luật về chứng khốn.
Cơng ty cổ phần có tư cách pháp nhân và là doanh nghiệp chịu trách
nhiệm hữu hạn, cổ đông của công ty chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa
vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty.

Cổ phần công ty bao gồm; cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.
- Cổ phần phổ thông là “loại cổ phần bắt buộc phải có của cơng ty cổ
phần.Người sở hữu cổ phần phổ thông được gọi là cổ đông phổ thơng”2
- Cổ phần ưu đãi là “cổ phần có được những ưu đãi về quyền lợi nhất định
so với cổ phần phổ thơng.Cơng ty cổ phần có thể có hoặc khơng có cổ phần
ưu đãi.Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi”3

2. Thực chất của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (CPH
DNNN).
Hội nghị lần thứ II của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (tháng
11 năm 1991) đã đề ra chủ trương CPH DNNN. Nghị quyết Hội nghị ghi rõ
“Chuyển một số DN quốc doanh có điều kiện thành cơng ty cổ phần và thành
lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới, phải làm thí điểm chỉ đạo chặt
chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng trong phạm vi thích hợp. Đây
là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, nhằm đổi mới và phát triển kinh tế
đất nước theo nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa” 4. Có thể
hiểu việc CPH DNNN chính là quá trình “ chuyển một số doanh nghiệp Nhà
nước (DNNN) thành cơng ty cổ phần ”.5

1

Trang 65-Giáo trình Luật kinh tế-Nhà xuất bản Đại học quốc gia 2001-PGS.Nguyễn Hữu Viện
Trang 66-Giáo trình Luật kinh tế-Nhà xuất bản Đại học quốc gia 2001-PGS.Nguễn Hữu Viện
3
Trang 67-Giáo trình Luật kinh tế-Nhà xuất bản Đại học quốc gia 2001-PGS.Nguyễn Hữu Viện
4
www.mpi.gov.vn - Bộ Kế hoạch và đầu tư- 14/4/2006
5
Trang 390-Giáo trình Quản lý học kinh tế quốc dân tập 2-Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
2


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Thị Mai Chinh QLKT44B

7


CPH DNNN được coi là một biện pháp chuyển DN từ sở hữu Nhà nước
sang hình thức đa sở hữu trong đó Nhà nước vẫn nắm giữ một phần sở hữu
nào đó.
- Đầu tiên phải xem xét cổ phần hố về mặt chất thì cổ phần hố chính là
phương thức thực hiện xã hội hố sở hữu, chuyển đổi hình thái kinh doanh
truyền thống từ một chủ sở hữu(Nhà nước) để tạo ra một mơ hình kinh doanh
mới đa dạng hơn phù hợp với nền kinh tế thị trường.
- Tiếp đến nếu xét về mặt hình thức thì cổ phần hố lại là việc Nhà nước
bán một phần hay tồn bộ giá trị cổ phần của mình trong doanh nghiệp cho
các cho các tổ chức, cá nhân, công nhân viên chức…bằng các hình thức như
đấu giá cơng khai hay thơng qua thị trường chứng khốn để hình thành nên
những loại hình cơng ty mới ; cơng ty trách nhiệm hữu hạn và cơng ty cổ
phần.
Về mặt lịch sử thì cơng ty cổ phần cũng được coi như sản phẩm của q
trình tiến hố, nó gắn với “ xã hội hố sở hữu tư nhân trong nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa”1. Vai trị và tác dụng của cơng ty cổ phần được thể hiện như sau:
- Khi quá trình CPH được tiến hành sẽ hình thành những cơng ty cổ phần
là loại hình cơng ty có nhiều chủ sở hữu (thông qua số cổ phần mà họ nắm
giữ). Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm với các cam kết tài chính của cơng ty
trong phạm vi số cổ phần của mình. Việc này giúp cho cơng ty có tư cách
pháp lý đầy đủ để huy động được tiềm lực kinh tế của xã hội một cách tốt
nhất.
- Sự ra đời của công ty cổ phần là kết quả của sự vận động tách biệt của

mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền kinh doanh. Nhờ vậy, cơ cấu tổ
chức ở công ty cổ phần đã được thiết kế sao cho mối quan hệ giữa hai quyền
này có thể tạo nên một hình thái xã hội hai sở hữu giữa một bên là đông đảo
công chúng mua cổ phần với một bên là đội ngũ các nhà quản lý kinh doanh
chuyên nghiệp sủ dụng tài chinh cho hoạt động sản xuất kinh doanh 2. Tại nền
kinh tế thị trường công ty cổ phần đã phát triển một cách mạnh mẽ từ đó hình
thành nên những tập đồn kinh tế lớn có quy mơ đa quốc gia. Sự tồn tại và
duy trì hoạt động của các cơng ty cổ phần sẽ ngày càng ít dựa vào mối quan
1
2

Trang 391-Giáo trình Quản lý học kinh tế quốc dân tập 2-Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
Trang 391-Giáo trình Quản lý học kinh tế quốc dân tập 2-Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Thị Mai Chinh QLKT44B

8


hệ sở hữu giữa các cổ đông mà phụ thuộc nhiều vào các ở hình thức chức
năng và hoạt động quản trị điều hành công ty.
- Với sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán việc trao đổi,
mua bán cổ phiếu và trái phiếu thông thường của các công ty cổ phần ngày
càng trở nên dễ dàng và thuận lợi. Nếu như có thay đổi các cổ đơng (chủ sở
hũu) thì DN vẫn có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của nó như bình
thường. Cơng ty cổ phần và thị trường chứng khoán giúp cho nguồn vốn nhàn
rỗi trong xã hội được di chuyển một cách hợp lý và linh hoạt hơn.
Khi mà thị trường chứng khốn ngày càng được hồn thiện thì khả năng
huy động vốn của nó là hết sức rộng rãi. Đây cũng là nơi sắp xếp và có khả

năng phân phối lại các cơ hội đầu tư theo nhu cầu của doanh ngiệp và nhà đầu
tư. Thị trường chứng khoán thường rất nhạy cảm với thay đổi của nền kinh
tế.Vì vậy Nhà nước với tư cách là một “Tư bản tài chính” 1 lớn nhất sẽ dùng
thị trường chứng khốn như một cơng cụ để điều tiết các luồng tài chính và
tiền tệ nói chung bằng cách quy định các hoạt động của nó như bơm vào hay
hút ra các luồng cơng trái, trái phiếu chính phủ từ đó điều chỉnh một phần
khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế.

II. Tính tất yếu khách quan phải tiến hành cổ phần hoá
Doanh nghiệp Nhà nước.
1. Khái niệm, vai trò và thực trạng hoạt động của Doanh
nghiệp Nhà nước hiện nay.
1.1. Khái niệm Doanh nghiệp Nhà nước.
DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức
quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động cơng ích, nhằm thực hiện các
mục tiêu kinh tế- xã hội do Nhà nước giao.2
DNNN là DN có tư cách pháp nhân, có các quyền được ghi rõ trong Luật
DNNN do quốc hội thông qua ngày 20/4/1995(bao gồm cả quyền và nghĩa vụ
dân sự) chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong
phạm vi nguồn vốn do DN quản lý3.
1

Trang 392-Giáo trình Quản lý học kinh tế quốc dân tập 2-Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Trang 387-Giáo trình Quản lý học kinh tế quốc dân tập 2-Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
3
Điều 1-Luật Doanh nghiệp Nhà nước- 20/4/1995
2

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Thị Mai Chinh QLKT44B


9


Doanh nghiệp Nhà nước có các đặc điểm cơ bản sau ;
- Trước tiên DNNN là một tổ chức kinh tế do Nhà nước thành lập để thực
hiện những mục tiêu do Nhà nước giao phó.
- Tiếp theo DNNN hoạt động bằng nguồn vốn do Nhà nước cấp nên toàn
bộ tài sản ban đầu của DN đều thuộc sở hữu Nhà nước vì thế DN quản lý, sử
dụng tài sản theo qui định của chủ sở hữu là Nhà nước.
- Sau nữa DNNN có tư cách pháp nhân vì có đủ các điều kiện của pháp
nhân theo qui định của pháp luật.
- Cuối cùng doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp chịu trách nhiệm
hữu hạn, nghĩa là doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa
vụ tài sản khác trong phạm vi tài sản mà doanh nghiệp có.
1.2. Vai trị của Doanh nghiệp Nhà nước
Khơng giống như ở các nước Tư bản(DNNN chỉ đóng vai trị giải quyết
các nhu cầu tiêu dùng và sản xuất cho xã hội những loại sản phẩm mà các
thành phần kinh tế tư nhân khơng muốn làm hoặc khơng có khả năng làm
được như các loại hàng hố cơng cộng). Ở các nước Xã hội chủ nghĩa bên
cạnh những ý nghĩa đó DNNN còn là một bộ phận quan trọng trong kinh
doanh Nhà nước giúp Nhà nước “ giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc
dân ”1(đảm bảo phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa).
Doanh nghiệp Nhà nước thể hiện các vai trò như:2
- Các DNNN là nơi giải quyết những vấn đề kinh tế bức bách của Nhà
nước cho xã hội (sản xuất và cung ứng sản phẩm công cộng; giải toả thế độc
quyền của các doanh nghiệp phi quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi).
- Các DNNN là các tâm điểm thực thi cơng nghệ và chính sách phát triển

kinh tế và xã hội, đi đầu trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.
- Các DNNN trực tiếp tạo ra của cải và tích luỹ cho xã hội, việc làm cho
nhân dân.
1
2

Trang 389-Giáo trình Quản lý học kinh tế quốc dân tập 2-Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
Trang 389-Giáo trình Quản lý học kinh tế quốc dân tập 2-Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Thị Mai Chinh QLKT44B

10


- Các DNNN cịn là chất men góp phần đổi mới cơ cấu kinh tế, đơ thị hố
nơng thơn, san bớt chênh lệch các vùng và các khu vực trong nước.
- Các DNNN còn là trường học rèn luyện, bồi dưỡng, đào tạo nhân tài
quản lý kinh tế cho đất nước.
1.3. Thực trạng hoạt động của Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
hiện nay.
Trong nền kinh tế hiện nay DNNN đã chi phối được các ngành, lĩnh vực
then chốt và sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế; góp phần chủ yếu để kinh tế
Nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo, ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tăng
thế và lực của đất nước. “ DNNN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm
trong nước, trong tổng thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu và cơng trình hợp
tác đầu tư nước ngoài; là lực lượng quan trọng trong thực hiện các chinh sách
xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai và bảo đảm nhiều sản phẩm, dịch vụ cơng
ích thiết yếu cho xã hội quốc phịng, an ninh. DNNN ngày càng thích ứng với
cơ chế thị trường; năng lực sản xuất tiếp tục tăng; cơ cấu ngày càng hợp lý

hơn; trình độ cơng nghệ và quản lý có nhiều tiến bộ; hiệu quả và sức cạnh
tranh từng bước được nâng lên; đời sống của người lao động từng bước đựơc
cải thiện ”1.
Nhưng DNNN cũng có hạn chế, yếu kém như: quy mơ cịn nhỏ, cơ cấu
cịn nhiều bất hợp lý, chưa thật tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt;
nhìn chung, trình độ cơng nghệ cịn lạc hậu, quản lý còn yếu kém, chưa thực
sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh; kết quả sản xuất
kinh doanh chưa tương xứng với các nguồn lực đã có và sự hỗ trợ đầu tư của
Nhà nước; hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, nợ khơng có khả năng thanh
tốn tăng lên, lao động thiếu việc làm và dơi dư cịn lớn. Hiện nay DNNN
đang đứng trước thách thức gay gắt của yêu cầu đổi mới, phát triển và chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế.2
Yếu kém của DNNN bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan,
nhưng chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan chưa có sự thống nhất cao trong
nhận thức về vai trị, vị trí của kinh tế Nhà nước và DNNN, về yêu cầu và giải
pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà
1
2

Trang 5-Các văn bản về đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước-Ban chỉ đạo và phát triển Doanh nghiệp-2003.
Trang 6-Các văn bản đổi mới doanh nghiệp Nhà nước-Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp-2003.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Thị Mai Chinh QLKT44B

11


nước; nhiều vấn đề chưa rõ, còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng vẫn chưa được
tổng kết thực tiễn để kết luận. “ Quản lý Nhà nước đối với DNNN cịn nhiều

yếu kém, vướng mắc; cải cách hành chính chậm. Cơ chế chính sách cịn nhiều
bất cập, chưa đồng bộ, còn nhiều điểm chưa phù hợp với nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chưa tạo được động lực mạnh mẽ thúc
đẩy cán bộ và người lao động trong DN nâng cao năng suất lao động và hiệu
quả kinh doanh; một bộ phận DNNN chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lực
và phẩm chất. Sự lãnh đạo của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ đối với việc
đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN chưa tương xứng với nhiệm vụ quan
trọng và phức tạp này. Tổ chức và phương thức hoạt động của Đảng tại DN
chậm đổi mới ”1.

2.Sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hố doanh nghịêp Nhà
nước.
CPH DNNN góp phần nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của DN; tạo ra
loại hình DN có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đơng đảo người lao động; tạo
động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để sử dụng
có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và của DN. Giúp DN huy động vốn của
toàn xã hội, bao gồm; cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và
ngoài nước để đầu tư đổi mới cơng nghệ, phát triển DN. Ngồi ra khi tiến
hành CPH người lao động sẽ đóng vai trị làm chủ thực sự(dưới danh nghĩa là
các cổ đông); tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với DN; bảo đảm hài
hồ lợi ích của Nhà nước, DN, nhà đầu tư và người lao động.2
Lợi ích đầu tiên của quá trình CPH DNNN đem lại chính là khả năng thu
hút vốn đầu tư(thốt khỏi tình trạng thiếu vốn). DN muốn tiến hành hoạt động
kinh doanh phát triển thì nhu cầu về nguồn vốn vơ cùng lớn. Khi có vốn hiệu
quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của công ty sẽ tốt hơn rất nhiều. Kế đến
sẽ là những tác động tích cực đến q trình quản lý vì khi trở thành công ty cổ
phần DN sẽ phải tự tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh(sẽ không được
dựa dẫm vào Nhà nước như trước), thế nên bộ máy lãnh đạo của cơng ty phải
hoạt động tích cực sáng tạo không ngừng về phương thức quản lý cũng như
sản phẩm hay cơng nghệ…Lợi ích tiếp theo chính là ý thức, trách nhiệm của

1
2

Trang 6-Các văn bản đổi mới doanh nghiệp Nhà nước-Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp-2003.
Trang 147-Các vản bản đổi mới doanh nghiệp Nhà nước-Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp-2003.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Thị Mai Chinh QLKT44B

12


người lao động trong công ty( quyền lợi của họ gắn với kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty).

3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá Doanh
nghiệp Nhà nước đang đựơc đẩy mạnh và mở rộng.
Đã được nhắc ở phần trên mục tiêu CPH DNNN là nhằm; tạo ra một loại
hình DN có nhiều chủ sở hữu(trong đó có số đơng người lao động) để sử dụng
nguồn vốn, tài sản của Nhà nước có hiệu quả. Huy động được nguồn vốn từ
xã hội để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh; tạo động lực mạnh mẽ và
cơ chế quản lý năng động(thoát được tình trạng quản lý ỳ ạch theo kiểu quan
liêu bao cấp) ; “ phát huy vai trò làm chủ của người lao động của cổ đông,
tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp bảo đảm hài hồ về
mặt lợi ích giữa Nhà nước, DN và người lao động. Tuy nhiên CPH DNNN
không được biến thành q trình tư nhân hố doanh nghiệp ”1.
Phạm vi đối tượng của hoạt động CPH là những DNNN hiện đang hoạt
động bằng 100% nguồn vốn Nhà nước, không phụ thuộc vào thực trạng kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ
vào định hướng sắp xếp, phát triển DNNN và điều kiện thực tế của từng DN

mà quyết định chuyển DNNN hiện có thành cơng ty cổ phần, trong đó Nhà
nước có cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt, cổ phần ở mức thấp, hoặc Nhà
nước khơng giữ cổ phần.2
Có những hình thức để tiến hành CPH như: “ giữ nguyên giá trị của DN,
phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn; bán một phần giá trị hiện có của DN
cho các cổ đông; CPH đơn vị phụ thuộc của DN; chuyển tồn bộ DN thành
cơng ty cổ phần. Trường hợp CPH đơn vị phụ thuộc của DN khơng được gây
khó khăn hoặc làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh các bộ phận
cịn lại của DN ”3.
Với phía mình Nhà nước phải có chính sách để giảm bớt tình trạng chênh
lệch về cổ phần ưu đãi cho người lao động giữa các DN thực hiện CPH. “ Có
quy định để người lao động giữ được cổ phần ưu đãi trong một thời gian nhất
định. Sửa đổi, bổ sung cơ chế ưu đãi bán cổ phần cho người lao động trong
1

Trang 16-Các vản bản đổi mới doanh nghiệp Nhà nước-Ban chỉ đạo đổi mới phát triển DN-2003.
Trang 16-Các vản bản đổi mới doanh nghiệp Nhà nước-Ban chỉ đạo đổi mới phát triển DN-2003.
3
Trang 17-Các vản bản đổi mới doanh nghiệp Nhà nước-Ban chỉ đạo đổi mới phát triển DN-2003.
2

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Thị Mai Chinh QLKT44B

13


DN để gắn bó người lao động với doanh nghiệp; dành một tỷ lệ cổ phần thích
hợp để bán ra ngoài DN. Nghiên cứu sử dụng một phần vốn của DN để hình
thành cổ phần của người lao động, người lao động được hưởng lãi nhưng

không được rút cổ phần này khỏi DN. Mở rộng việc bán cổ phần của các DN
công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản cho người sản xuất và cung cấp
ngun liệu. Có chính sách khuyến khích DN CPH sử dụng nhiều lao động và
có quy định cho phép chuyển nợ thành vốn góp cổ phần ”1.
Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị DN theo hướng gắn với thị
trường; nghiên cứu đưa ra các giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN, thí
điểm đấu thầu bán cổ phần và bán cổ phiếu cho các định chế tài chính trung
gian.
Ở những DN cổ phần hố mà Nhà nước khơng giữ cổ phần chi phối theo
đúng quy định của pháp luật(theo Luật doanh nghiệp và luật Khuyến khích
đầu tư trong nước) thì nhà đầu tư được mua cổ phần lần đầu. “ Khuyến khích
nhà đầu tư có cơng nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý, tiền vốn mua cổ
phần. Số tiền thu được từ bán cổ phần dùng để thực hiện chính sách đối với
người lao động và để Nhà nước tái đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh
doanh, không được đưa vào ngân sách để chi thường xuyên ”2.
Mặt khác Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với DNNN đã
chuyển thành cơng ty cổ phần. Sửa đổi chính sách ưu đãi đối với DN cổ phần
hoá theo hướng ưu đãi hơn đối với những DN khi CPH có khó khăn. Chỉ đạo
chặt chẽ DNNN đầu tư một phần vốn để lập mới công ty cổ phần ở những
lĩnh vực cần thiết.

III. Các hình thức và quy trình tiến hành cổ phần hố Doanh
nghiệp Nhà nước.
1. Các hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp.
“ Theo nghị định số 64/2002/NĐ-CP(ngày 29/6/2002) quy định. Căn cứ
vào Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25/12/2001.Căn cứ vào Luật doanh nghiệp
1

Trang 17-Các vản bản đổi mới doanh nghiệp Nhà nước-Ban chỉ đạo đổi mới phát triển DN-2003.


2

Trang 17-Các vản bản đổi mới doanh nghiệp Nhà nước-Ban chỉ đạo đổi mới phát triển DN-2003.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Thị Mai Chinh QLKT44B

14


ngày 12/6/1999.Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp Nhà nước ngày 20/4/1995 ” 1.
Có “ 4 hình thức tiến hành CPH DNNN ”2 như sau:
- Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại Doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu
thu hút them vốn.
- Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
- Bán tồn bộ vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
- Thực hiện các hình thức 2 hoặc 3 kết hợp với phát hành cổ phiếu thu hút
thêm vốn.
Theo Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhà nước
thành cơng ty cổ phần thì nước ta hiện nay có 3 hình thức CPH cơng ty Nhà
nước:
- Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại các DN, phát hành cổ phiếu thu
hút thêm vốn áp dụng đối với những DN CPH có nhu cầu tăng thêm vốn điều
lệ. Mức vốn huy động thêm tuỳ thuộc vào quy mô và nhu cầu của công ty cổ
phần được phản ánh trong phương án CPH.
- Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại DN hoặc kết hợp vừa bán bớt
một phần vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.
- Bán toàn bộ vốn Nhà nước hiện có tại DN hoặc kết hợp vừa bán tồn bộ
vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.


2.Quy trình tiến hành.
Theo Thơng tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
chuyển cơng ty Nhà nước thành cơng ty cổ phần thì việc tiến hành CPH thực
hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Xây dựng phương án.
 Thành lập ban chỉ đạo CPH và tổ giúp việc ban chỉ đạo.
 Chuẩn bị các hồ sơ tài liệu.
 Xử lý những vấn đề tài chính và tổ chức xác định giá DN.
1
2

Trang 147- Các vản bản đổi mới doanh nghiệp Nhà nước-Ban chỉ đạo đổi mới phát triển DN-2003.
Trang 148-Các vản bản đổi mới doanh nghiệp Nhà nước-Ban chỉ đạo đổi mới phát triển DN-2003.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Thị Mai Chinh QLKT44B

15


 Hoàn tất các phương án cổ phần.
- Bước 2: Tổ chức bán cổ phần.
 Bán cổ phần.
 Điều chỉnh phương án CPH.
- Bước 3: Hoàn tất việc chuyển DN thành công ty cổ phần.
 Tổ chức đại hội cổ đông và đăng ký kinh doanh.
 Tổ chức bàn giao giữa DN và công ty cổ phần.
Các bước công việc trên phải hoàn tất trong thời gian tối đa 9 tháng.
Trường hợp vượt quá thời gian này, cơ quan quyết định CPH phải chịu trách

nhiệm về mọi chi phí phát sinh thêm.

IV: Hiệu quả sau cổ phần hoá.
1. Khái niệm
“Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện
các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả
đó trong những điều kiện nhất định”1.
Nếu ký hiệu :
- K; là kết quả nhận được theo hướng mục tiêu đo bằng các đơn vị khác
nhau.
- C; là chi phí bỏ ra được đo bằng các đơn vị khác nhau.
- E; là hiệu quả.
Ta sẽ có: E = K – C (được gọi là hiệu quả tuyệt đối)
Kết quả (K) nhận được mà càng lớn thì chi phí (C) bỏ ra bao nhiêu càng
có lợi bấy nhiêu.
Hiệu quả thường được dùng làm thước đo để phân tích, đánh giá và lựa
chọn các phương án hoạt động.
Hiệu quả tài chính (hay hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc
hiệu quả doanh nghiệp) là “ hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một DN.Hiệu
1

Trang 5-Giáo trình Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước-Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Thị Mai Chinh QLKT44B

16


quả tài chính tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà DN nhận

được và chi phí mà DN phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế ” 1.Nó là mối
quan tâm hàng đầu của các DN và nhà đầu tư.

2. Hiệu quả sau cổ phần hố ở Doanh nghiệp Nhà nước.
Ngồi những chỉ tiêu phản ánh qua hàng loạt chỉ số về hiệu quả tài chính
thì cịn có các thơng số khác để đánh giá hiệu quả hoạt động của một DNNN
sau khi tiến hành cổ phần hoá là:
- Đáp ứng được nhu cầu về nguồn vốn kinh doanh. Khi chưa tiến hành cổ
phần thì DNNN thường đựơc Nhà nước o bế và cấp vốn theo kiểu truyền
thống “cứ xin sẽ được cho” dù hoạt động sản xuất kinh doanh như thế
nào.Tuy nhiên Nhà nước có quá nhiều “con cưng” cũng cần được o bế khác
(mà ngân sách thì có hạn) nên thường xảy ra tình trạng cung vượt quá cầu. Do
thiếu vốn nên năng lực cạnh tranh của DNNN thường thấp lại cộng thêm tâm
lý ỷ lại vào Nhà nước nên hoạt động của DNNN đem lại hiệu quả không cao.
Khi tiến hành CPH khả năng huy động vốn là rất cao kéo theo năng lực cạnh
tranh cùng hiệu quả hoạt động tăng theo.
- Sau khi CPH DNNN sẽ chuyển đổi hình thức thành cơng ty cổ phần
cũng có nghĩa DN phát huy vai trị làm chủ thực sự của mình vì thế để tồn tại
và phát triển đựơc trong nền kinh tế thị trường(nền kinh tế tự do cạnh tranh).
Với tư cách là chủ thể quản lý thì tìm ra cách quản lý hiệu quả rất quan trọng,
phải khơng ngừng tìm tịi, cải tiến để q trình quản lý sáng tạo đem lại hiệu
quả tốt hơn.
- Với người lao động thì khi tiến hành CPH, họ sẽ là cổ đơng chính thức
của công ty đồng nghĩa với việc quyền và lợi ích của họ gắn liền kết qủa hoạt
động sản xuất kinh doanh của cơng ty. Lợi ích quyết định tới hoạt động của
con người thế nên người lao động trong công ty sẽ làm việc và cống hiến cho
công ty tốt hơn.

Chương 2: Q trình tiến hành cổ phần hố tại công ty dịch
vụ nuôi trồng thuỷ sản Trung Ương(TW).

I. Q trình hình thành và phát triển của cơng ty.
1

Trang 8-Giáo trình Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước-Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Thị Mai Chinh QLKT44B

17


1. Q trình hình thành.1
- Cơng ty dịch vụ ni trồng thuỷ sản Trung ương(TW) có tên giao dịch
là: National aquaculture service company.
- Tên viết tắt: NASCO
- Trụ sở giao dich: Số 8 Ngưyễn Công Hoan, Phường Ngọc Khánh, Quận
Ba Đình, Thành phố Hà Nội.Điện thoại: 04 834316
- Cơng ty dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản trung ương là một DNNN, được
thành lập từ năm 1982 với tên gọi là công ty vật tư cá giống TW và được
thành lập lại theo quyết định số 252TS/QĐ-TC ngày 31 tháng 3 năm 1993 của
Bộ thuỷ sản với tên Công ty dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Trung ương. Nay
công ty dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Trung ương là thành viên của Tổng công
ty Thuỷ sản Hạ Long theo quyết định số 656/QĐ-BTS ngày 8/8/2000.
- Công ty dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Trung ương là một DNNN thực
hiện chế độ hạch tốn độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản giao
dịch mở tại ngân hàng cơng thương Ba Đình và chịu trách nhiệm trước nhà
nước theo luật định.

2. Hoạt động của công ty hiện nay.
2.1. Ngành nghề kinh doanh2.

- Thu mua thuỷ, hải sản, nuôi trồng thuỷ sản
- Sản xuất cung ứng vật tư, thuốc phòng trị bệnh, chế phẩm sinh học, dịch
vụ nuôi trồng thuỷ sản;
- Kinh doanh vật tư, thiết bị máy móc, phương tiện vận tải và hàng tiêu
dùng;
- Tư vấn đầu tư nuôi trồng thuỷ sản: Khảo sát lập qui hoạch nuôi trồng
nuôi trồng thuỷ sản trên cơ sở qui hoạch chung của ngành, của địa phương,
lập dự án khả thi, thiết kế các cơng trình phục vụ ni trồng (trại giống, đầm
ni, nhà máy sản xuất thức ăn, thuốc phịng trị bệnh);
- Nhập, tiếp thu chuyển giao các quy trình cơng nghệ mới về sản xuất thức
ăn, thuốc phòng trị bệnh và kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản.
1
2

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp Nhà nước số: 108234 – 20/8/2004
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp Nhà nước số: 108234 – 20/8/2004

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Thị Mai Chinh QLKT44B

18


- Kinh doanh: máy móc, vật tư, thiết bị cơng nghiệp, xây dựng, thiết bị
linh kiện điện, điện tử, điện lạnh, vi tính, thiết bị nội thất, trang thiết bị văn
phịng phẩm, hố chất theo quy định của Nhà nước.
- Kinh doanh, chế biến nông lâm, thổ sản;
- Môi giới thương mại;
- Sản xuất gia công hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ theo quy định của Nhà
nước.

- Môi giới kinh doanh bất động sản, dịch vụ cho thuê văn phòng, kho bãi,
xưởng;
- Kinh doanh siêu thị và các dịch vụ phụ trợ.
2.2.Những sản phẩm sản xuất kinh doanh của cơng ty.
- Sản phẩm: Thuốc kích dục tố HCG( Human chorionic gonadotropin)
Thuốc HCG đáp ứng và chiếm tới 95% thị phần trong cả nước.Sản phẩm
ngày càng được khách hàng tín nhiệm,vì chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế,
đặc biệt là mặt hàng không thể thiếu được trong sản xuất nhân tạo những
giống cá nuôi truyền thống và xuất khẩu
- Là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực nuôi cá biển và ngọc
trai.Sau nhiều năm hợp tác với một số doanh nghiệp của Nhật Bản, Australia,
Hồng Kông, Trung Quốc, cán bộ kỹ thuật của công ty đã tiếp thu được những
công nghệ tiên tiến và thực sự trở thành chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất
giống ngọc trai, ni cấy ngọc trai,cá biển.
- Có trại sản xuất tơm giống ở Đà Nẵng, trại sản xuất tôm giống tại Quảng
Ninh, trại sản xuất giống cá nước ngọt ở Bắc Giang.Hàng năm các trại này đã
cung cấp cho phong trào nuôi trồng thuỷ sản hàng triệu con giống các loại.
- Cung cấp tôm bố mẹ sạch bệnh và một số giống loài mới, các loại thức
ăn cao cấp nhập ngoại(Artemia,thức ăn tổng hợp,)các loại thuốc phòng và trị
bệnh đặc hiệu, các loại dụng cụ đo độ mặn, độ pH và các loại vật tư chuyên
dùng khác.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Thị Mai Chinh QLKT44B

19


3.Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty.
3.1. Đặc diểm bộ máy tổ chức quản lý.

3.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.
Căn cứ vào Quyết định 252 TS/QĐ ngày 31/3/1993 của Bộ trưởng Bộ
Thuỷ sản về việc thành lập lại DNNN: Công ty dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản
TW.
Căn cứ quyết định số 656/2000/QĐ-BTS ngày 18/8/2000 của Bộ trưởng
Bộ Thuỷ Sản về việc chuyển công ty dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản TW sang
làm thành viên của tổng công ty thuỷ sản Hạ Long.
Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động Tổng công ty thuỷ sản Hạ Long.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Thị Mai Chinh QLKT44B

20



×