Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

hoạt động quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.97 KB, 17 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



NGUYỄN ANH TUẤN




HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH VĨNH PHÚC




LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG







Hà Nội – Năm 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




NGUYỄN ANH TUẤN



HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH VĨNH PHÚC


Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Nguyến Mạnh Tuân




Hà Nội – Năm 2012


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ 5
1.1. Khái niệm, vai trò, chức năng và đặc điểm của thuế 5

1.1.1 Khái niệm 5
1.1.2. Vai trò của thuế trong nền kinh tế 9
1.1.3. Chức năng của thuế 12
1.1.4.Đặc điểm của thuế 21
1.2. Mục tiêu, yêu cầu và các nguyên tắc quản lý thu thuế 24
1.2.1. Mục tiêu quản lý thu thuế 24
1.2.2. Yêu cầu của quản lý thu thuế 25
1.2.3. Các nguyên tắc quản lý thu thuế 25
1.3. Nội dung các sắc thuế áp dụng trong việc quản lý thu thuế ở Việt nam 26
1.4. Nội dung cơ bản của công tác quản lý thu thuế 43
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH PHÚC 45
2.1. Khái quát về tỉnh Vĩnh Phúc 45
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế- xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc 45
2.1.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình quản lý thu thuế trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc 48
2.2. Thực trạng hoạt động quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ
năm 2009 đến 2011 52
2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc 52
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân 68


Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG HOẠT
ĐỘNG QUẢN LÝ THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 73
3.1. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc 73
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng hoạt động quản lý thu thuế
trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc 79
3.2.1. Đổi mới công tác tổ chức, chỉ đạo thu 79
3.2.2. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, hỗ trợ 80
3.2.3. Hoàn thiện về công tác kê khai 81

3.2.4. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra 82
3.2.5. Đẩy mạnh công tác quản lý và cƣỡng chế nợ thuế 84
3.2.6. Coi trọng công tác tổ chức cán bộ 85
3.2.7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế 87
3.2.8. Đầu tƣ cơ sở vật chất phục vụ hoạt động quản lý thu thuế 88
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn ngân sách của nƣớc ta đƣợc hình thành từ nhiều kênh khác nhau, và một trong những kênh
quan trọng nhất là hoạt động thu thuế nội địa. Việc thu thuế nội địa đƣợc giao cho ngành thuế các cấp từ trung
ƣơng đến địa phƣơng. Cùng với ngành thuế cả nƣớc thì ngành thuế tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua
đạt đƣợc những thành tựu to lớn, nguồn thu ngân sách ngày càng tăng, không những đảm bảo đƣợc những
yêu cầu chi thiết yếu của bộ máy QLNN và đầu tƣ phát triển ở địa phƣơng mà còn điều tiết ngân sách về
trung ƣơng. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay hoạt động quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn
còn nhiều khiếm khuyết, hạn chế. Thu ngân sách vẫn chƣa bao quát hết các nguồn thu trên địa bàn, vẫn
còn tình trạng thất thu, nguồn thu ngân sách còn hạn chế …
Tăng cƣờng quản lý thu ngân sách nhằm động viên đầy đủ và hợp lý các nguồn thu vào NSNN, tạo
nguồn lực tài chính mạnh mẽ cho địa phƣơng chính là yếu tố có tính quyết định để thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2010 – 2015 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần
thứ XV đề ra.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Hoạt động quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” là nhằm
góp phần giải quyết vấn đề cấp bách nói trên.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, ở nƣớc ta đã có một số đề tài khoa học, luận văn và các công trình nghiên cứu
của một số tác giả đã đề cập đến vấn đề này ở nhiều khía cạnh và phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, trên địa bàn

tỉnh Vĩnh Phúc chƣa có đề tài khoa học, luận văn nào đề cập đến vấn đề quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc. Chính vì vậy, trong luận văn Thạc sỹ của mình, tác giả sẽ đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề: lý luận cơ bản về
thuế, quản lý thu thuế; Phân tích thực trạng về hoạt động quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Đề xuất một
số giải pháp nhằm đổi mới và tăng cƣờng hoạt động quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của luận văn là đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện hoạt động quản lý thu
thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Vận dụng lý luận về thuế, quản lý thu thuế để phân tích,
đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó đề xuất một số quan điểm,
giải pháp nhằm tăng cƣờng hoạt động quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới, đáp
ứng nguồn lực để thực hiện chức năng nhiệm vụ của hệ thống chính trị, tích lũy vốn cho đầu tƣ, thực hiện
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Trong luận văn này, đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản
lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Chủ thể của hoạt động quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc
là Cục thuế tỉnh Vĩnh phúc.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu hoạt động quản lý thu thuế trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm từ 2009 đến 2011
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin để nghiên cứu các
vấn đề một cách toàn diện, hệ thống, khoa học.
Vận dụng các phƣơng pháp nhƣ so sánh, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp
thống kê để xem xét vấn đề kinh kế, tài chính trong trạng thái đồng một cách có hiệu quả. Từ các sự kiện,
các số liệu trong quá khứ sẽ phân tích phát hiện để có ý kiến cho hiện tại và đƣa ra một sô giải pháp cho
tƣơng lai, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt đồng quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian
sắp tới.
6. Những đóng góp mới của luận văn

Góp phần hệ thống hóa và làm rõ lý luận về thuế và quản lý thu thuế, và vai trò của thuế đối với sự
phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.
Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thu thuế, chỉ ra đƣợc những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và

nguyên nhân của nó trong công tác quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tăng cƣờng hoạt động quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc trong thời gian tới
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và danh mục tài liệu kham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU
THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ

1.1. Khái niệm, vai trò, chức năng và đặc điểm của thuế
1.1.1 Khái niệm
Trên giác độ phân phối thu nhập, ngƣời ta định nghĩa: Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại
tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước để đáp
ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.
Trên giác độ ngƣời nộp thuế, thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải
có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ Nhà nước.
Trên giác độ kinh tế học, thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để
chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công, nhằm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của
Nhà nước.
1.1.2. Vai trò của thuế trong nền kinh tế
- Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc
- Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội
- Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra,kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh
- Thuế góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển
1.1.3. Chức năng của thuế
- Chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính hay chức năng phân phối thu nhập:

- Chức năng điều tiết
* Điều tiết kinh tế
- Điều chỉnh chu kỳ nền kinh tế
- Thuế góp phần hình thành cơ cấu ngành hợp lý
- Điều chỉnh tích luỹ vốn
- Bảo hộ nền sản xuất trong nước
* Điều tiết tiêu dùng
* Điều tiết xã hội
1.1.4.Đặc điểm của thuế
- Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền
- Luôn gắn liền với quyền lực Nhà nước
- Luôn gắn liền với thu nhập
- Không hoàn trả trực tiếp và được sử dụng để đáp ứng chi tiêu công cộng.
1.2. Mục tiêu, yêu cầu và các nguyên tắc quản lý thu thuế

1.2.1. Mục tiêu quản lý thu thuế
1.2.2. Yêu cầu của quản lý thu thuế
1.2.3. Các nguyên tắc quản lý thu thuế
1.2.3.1. Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ
1.2.3.2. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
1.2.3.3. Nguyên tắc phù hợp
1.3. Nội dung các sắc thuế áp dụng trong việc quản lý thu thuế ở Việt nam
+ Thuế môn bài:
+ Thuế GTGT:
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
+ Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
+ Thuế tài nguyên
+ Thuế bảo vệ môi trường
+ Thu tiền sử dụng đất:

+ Thu tiền thuê đất:
1.4. Nội dung cơ bản của công tác quản lý thu thuế
Nội dung về các thủ tục hành chính thuế, bảo đảm các điều kiện cho ngƣời nộp thuế thực hiện
nghĩa vụ kê khai, nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, bao gồm các nội dung: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn
định thuế; miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.
Nội dung về giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế của cơ quan quản lý thuế đối với ngƣời nộp thuế,
bao gồm các nội dung: Quản lý thông tin về ngƣời nộp thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
Nội dung về các chế tài bảo đảm các chính sách thuế đƣợc thực thi có hiệu lực, hiệu quả, bao gồm
các nội dung: Cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế; giải quyết
khiếu nại, tố cáo về thuế.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
2.1. Khái quát về tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế- xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc
Về vị trí địa lý:
Tài nguyên khoáng sản:
Dân số và nguồn nhân lực:
2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Những điểm nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội trong những năm gần đây:
Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải:
Về phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài:
Về phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch:
2.2. Thực trạng hoạt động quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2009 đến 2011
2.2.1. Những kết quả đạt được
2.2.1.1. Công tác quản lý thu thuế
- Công tác lập dự toán thu ngân sách:
Việc lập dự toán thu ngân sách đã đƣợc giao cho từng bộ phận, từng cán bộ theo dõi doanh nghiệp và
theo dõi địa bàn. Việc dự báo khả năng nộp thuế của từng doanh nghiệp, từng hộ kinh doanh đã là cho
công tác lập và bảo vệ dự toán sát với thực tế hơn.

- Công tác chỉ đạo, điều hành thu

Giai đoạn 2009 -2011 ngành thuế Vĩnh phúc đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục những khó khăn bằng
nhiều biện pháp tổ chức chỉ đạo tăng cƣờng công tác quản lý thu, chủ động khai thác các nguồn thu lớn,

chống thất thu trên tất cả các lĩnh vực nên kết quả thu ngân sách từ nội địa giai đoạn 2009 – 2011 trên địa
bàn tỉnh Vĩnh phúc đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ.
- Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
Trong những năm qua công tác tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nôp thuế đã cung cấp ngày càng tốt hơn
các dịch vụ hỗ trợ ngƣời nộp thuế góp phần nâng cao tính tự giác, ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của các
tổ chức cá nhân.
- Công tác kê khai và kế toán thuế
Công tác kê khai và kế toán thuế ngày càng đƣợc nâng cao chất lƣợng và hiện đại hóa. Tính đến năm 2009
đã có 100% ngƣời nộp thuế thực hiện kê khai thuế ứng dụng công nghệ mã vạch hai chiều.
- Công tác thanh tra, kiểm tra
Những năm qua toàn ngành thuế Vĩnh phúc đã tập trung lực lƣợng đẩy mạnh công tác thanh ta, kiểm
tra theo kế hoạch đề ra. Phối hợp tốt với các đoàn thanh tra theo chỉ đạo của ngành và của tỉnh.
Bảng 2.1. Kết quả thanh tra, kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế
ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu
Thực hiện
2009
2010
2011
1. Số doanh nghiệp thanh tra(Thực hiện/Kế hoạch)
85/85
55/72
91/90
Tổng tiền thuế truy thu và phạt
15.818
22.974

31.940
Số tiền thuế truy thu
14.941
22.055
29.837
Số tiền thuế phạt
877
930
2.103
2. Số doanh nghiệp Kiểm tra(Thực hiện/Kế hoạch)
139/170
105/135
561/515
Tổng tiền thuế truy thu và phạt
6.398
7.639
29.188
Số tiền thuế truy thu
5.461
7.096
25.956
Số tiền thuế phạt
937
543
3.232
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc)
Theo Bảng 2.1 ta có thể thấy kết quả thực hiện thanh tra, kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế luôn hoàn
thành kế hoạch đặt ra và số thuế truy thu năm sau cao hơn năm trƣớc. Riêng năm 2010 kế hoạch thanh tra,
kiểm tra giảm đi và thực hiện không hoàn thành kế hoạch là do một số bộ phận thanh tra, kiểm tra phải phối
hợp thực hiện kế hoạch thanh tra của thanh tra chính phủ và kiểm toán nhà nƣớc.

- Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Bộ phận quản lý nợ trong toàn ngành thuế Vĩnh phúc đã thực hiện các biện pháp biện pháp đôn đốc thu nợ
và cƣỡng chế nợ thuế. Công tác phân loại nợ, phân tích nợ đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, từ đó áp dụng các
biện pháp đôn đốc thu phù hợp.
- Công tác tổ chức cán bộ
Qua các năm thì tổ chức bộ máy cán bộ của Cục thuế tỉnh Vinh Phúc tiếp tục đƣợc thực hiện theo
mô hình chức năng, bƣớc đầu đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của việc thực hiện cơ chế tự khai tự nộp của ngƣời
nộp thuế.
Công tác đánh giá công chức đã gắn với kiểm điểm phê bình và tự phê bình hàng năm và cuối nhiệm
kỳ. Công tác đánh giá đã công chức đã kết hợp đƣợc các mối quan hệ giữa Chính quyền – Đảng – Công đoàn
– Địa phƣơng nơi cƣ chú.
- Công tác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thu thuế
Tính đến hết năm 2011 các ứng dụng của ngành thuế đã đƣợc triển khai cho tất cả các phòng, các chi
cục thuế, các cán bộ theo nhiệm vụ chuyên môn đƣợc phân công. Hệ thống mạng máy tính đƣợc duy trì hoạt
động ổn định thƣờng xuyên tại Văn phòng cục thuế và tại các Chi cục thuế.
- Công tác quản lý tài sản và đầu tư xây dựng cơ bản

Đến hết năm 2011 đã có 100% cán bộ, công chức trong toàn ngành thuế Vĩnh Phúc đã đƣợc trang bị
máy tính để bàn, 100% cán bộ lãnh đạo từ Trƣởng, Phó phòng, Chi cục trƣởng, chi cục phó các chi cục thuế
trở lên đƣợc trang bị máy tính xách tay.
2.2.1.2. Kết quả thu thuế theo lĩnh vực và theo sắc thuế
* Kết quả chung
Bảng 2.2. Kết quả thực hiện thu ngân sách so với kế hoạch
ĐVT : Triệu đồng
Năm
Dự toán
Thực hiện
So sánh(%)
Thực hiện/Dự
toán

Thực hiện
cùng kỳ
2009
8.000.000
8.168.248
102,10
111,28
2010
8.850.000
10.780.000
121,81
131,97
2011
11.500.000
11.546.000
100,40
107,11
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc)
Theo số liệu trên Bảng 2.2 cho ta thấy kế hoạch thu nội địa của ngành thuế Vĩnh phúc tăng qua các năm,
tuy nhiên mức độ tăng không đồng đều. Năm 2010 về kế hoạch thu chỉ tăng 850 tỷ so với năm 2009, nhƣng đến
năm 2011 lại tăng đến 2.680 tỷ so với năm 2010.
* Về kết quả thu theo lĩnh vực quản lý và theo sắc thuế
Theo số liệu Bảng 2.3 cho thấy các chỉ tiêu của 3 năm phân tích đa số là hoàn thành vƣợt mức kế hoạch đặt
ra, điều này góp phần vào việc hoàn thành kê hoạch chỉ tiêu tổng thể nhƣ đã phân tích ở Bảng 2.2. Đối với lĩnh vực
thu từ đất ta thấy số thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất có xu hƣớng tăng cả về tỷ trọng và số thu tuyệt đối. Cụ thể
năm 2009 thu tiền sử dụng đất chỉ đạt 380.654 triệu đồng, bằng 190,3% kế hoạch, năm 2010 đạt 539.509 triệu đồng,
bằng 390,9% kế hoạch, năm 2011 số thu tiền sử dụng đất đạt 895.664 triệu đồng, bằng 290,8% kế hoạch. Nhìn vào
Bảng 2.3 cho thấy số thu từ lĩnh vực đất đai chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn trong tổn số thu ngân sách mà ngành thuế
Vĩnh phúc thực hiện hàng năm. Tuy nhiên số thu này đƣợc dự báo là giảm đi do lƣợng đất đai quy hoạch cho các
Doanh nghiệp đầu tƣ ngày càng giảm đi.


Các khoản thu khác nhƣ phí, lệ phí, phí xăng dầu, thu khác ngân sách, thu tại xã thực hiện hàng năm đều
vƣợt dự toán trung ƣơng giao.

Bảng 2.3. Kết quả thực hiện thu ngân sách theo lĩnh vực quản lý và theo sắc thuế
ĐVT : Triệu đồng
Chỉ tiêu thu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Dự toán
(DT)
Thực hiện
(TH)
So sánh %
(TH/DT)
Dự toán
(DT)
Thực hiện
(TH)
So sánh %
(TH/DT)
Dự toán
(DT)
Thực hiện
(TH)
So sánh %
(TH/DT)
Tổng thu nội địa
8.000.000

8.168.248
102,1
8.850.000
10.780.000
121,8
11.500.000
11.546.000
100,4
Thu DN QDTW
45.000
85.602
190,2
99.960
84.766
84,8
90.000
148.590
165,1
Thu DN QDĐP
30.000
34.528
115,1
39.000
36.792
94,3
40.000
45.720
114,4
Thu DN ĐTNN
7.215.500

7.042.597
97,6
7.862.150
9.261.608
117,8
10.215.000
9.254.790
90,6
Thu DN NQD
310.000
299.280
96,5
400.000
434.866
108,7
440.000
514.800
117,0
Trƣớc bạ
40.000
64.786
162,0
60.000
98.794
164,7
104.000
153.088
147,2
Thuế TNCN
100.000

80.039
80,0
110.000
147.597
134,2
155.000
244.590
157,8
Thuế nhà đất
4.500
11.529
256,2
8.000
11.971
149,6
12.000
14.652
122,1
Tiền thuê đất
8.000
15.555
194,4
10.000
16.871
168,7
23.800
76.636
322,0
Thu tiền sử dụng đất
200.000

380.654
190,3
138.010
539.509
390,9
308.000
895.664
290,8
Thu phí, lệ phí
12.000
22.791
189,9
14.000
29.400
210,0
28.200
78.170
277,2
Phí xăng dầu
23.000
55.220
240,1
57.000
57.018
100,0
62.000
62.370
100,6
Thu khác NS
5.000

27.079
541,6
10.700
15.137
141,5
11.000
22.698
206,3
Thu tại xã
7.000
39.611
565,9
41.180
45.671
110,9
11.000
96.602
878,2
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc)
11

- Kết quả thu thuế từ các đối tượng thuộc lĩnh vực đầu tư nước ngoài
Bảng 2.4: Thu NSNN từ doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
ĐVT: Triệu đồng

STT

Chỉ tiêu
Dự Toán
Thực hiện

2009
2010
2011
2009
2010
2011
1
Tổng thu nội địa
8.000.00
0
8.850.000
11.192.000
8.168.248
10.780.000
11.546.000
2
Thu từ DN
ĐTNN
7.215.500
7.862.150
10.215000
7.042.597
9.261.608
9.254.790

Thu từ Công
ty HONDA




1.661.848
1.641.430
1.611.848
Thu từ Công ty
TOYOTA



5.086.254
7.152.076
7.021.294
3
Tỷ trọng thu
từ DN
ĐTNN/Tổn
g thu nội địa
90,19%
88,84%
88,83%
86,22%
85,91%
80,16%
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc)
Kế hoạch thu từ khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu nội địa và luôn
chiếm tới gần 90%. Theo số liệu phân tích ở bảng trên thì tỷ trọng thu từ doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài
trên tổng thu nội địa theo kế hoạch luôn giữ đƣợc ổn định và không có sự biến động nhiều qua các năm, cụ
thể năm 2009 chiếm 90,19%, năm 2010 và 2011 tỷ trọng có giảm đi và lần lƣợt là 88,84% và 88,83%.
- Kết quả thu thuế từ các đơn vị quốc doanh trung ương và địa phương



Bảng 2.5. Thu NSNN từ doanh nghiệp nhà nƣớc
ĐVT : Triệu đồng

ST
T

Chỉ tiêu
Dự Toán
Thực hiện
2009
2010
2011
2009
2010
2011
1
Tổng thu nội địa
8.000.000
8.850.000
11.192.000
8.168.248
10.780.000
11.546.000
2
Thu từ DNNN
75.000
138.960
130.000
120.130
121.558

148.590

Thu từ DN QDTW
45.000
99.960
90.000
85.602
84.766
102.870
Thu từ DN QDĐP
30.000
39.000
40.000
34.528
36.792
45.720
3
Tỷ trọng thu từ
DNNN/Tổng thu
nội địa
0,38%
0,44%
0,35%
0,42%
0,34%
0,40%
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc)
Cũng căn cứ vào Bảng 2.5 nói trên thì kế hoạch thu từ DN QDTW có sự tăng trƣởng đột biến năm 2010
so với 2009, năm 2009 chỉ là 45 tỷ nhƣng năm 2010 tăng gấp đôi là 99,96 tỷ. Có sự tăng đột biến nhƣ trên là do
việc thực hiện thu từ khối DN QDTW thực hiện năm 2009 vƣợt xa rất nhiều so với kế hoạch, cụ thể kế hoạch thu

năm 2009 từ khu vực này chỉ là 45 tỷ, nhƣng kết quả thực hiện là 85,602 tỷ.
Kết quả thực hiện thu ngân sách từ khu vực DNNN theo số liệu phân tích ở Bảng 2.5 cho thấy số
thuế đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc tăng đều qua các năm nhƣng mức tăng là không đáng kể và không có

sự đột biến. Xét cụ thể kết quả thực hiện thu ngân sách từ DN QDTW, doanh nghiệp nhà nƣớc địa phƣơng
(DN QDĐP) qua các năm cho thấy: Đối với số thu từ DN QDĐP có sự tăng trƣởng qua các năm, năm sau
cao hơn năm trƣớc, nhƣng xét về kết quả thực hiện so với kế hoạch thì năm 2010 số thu chƣa hoàn thành so
với kế hoạch đặt ra.
- Kết quả thu thuế từ khu vực dân doanh (Ngoài quốc doanh)

Bảng 2.6. Thu NSNN từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh
ĐVT : Triệu đồng

STT

Chỉ tiêu
Dự Toán
Thực hiện
2009
2010
2011
2009
2010
2011
1
Tổng thu nội địa
8.000.000
8.850.000
11.500.000
8.168.248

10.780.000
11.546.000
2
Thu từ DN NQD
310.000
400.000
440.000
299.280
434.866
514.800
3
Tỷ trọng thu từ
DN NQD/Tổng
thu nội địa
3,88%
4,52%
3,83%
3,66%
4,03%
4,46%
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc)
Nhìn vào Bảng 2.6 cho ta thấy tỷ trọng thu ngân sách nhà nƣớc từ DN NQD so với tổng thu nội địa
mà ngành thuế Vĩnh phúc thực hiện hàng năm luôn dao động trong khoảng từ 4 đến 5%. Trong tổng số thu từ
khu vực kinh tế tƣ nhân thì Tập đoàn Prime luôn chiếm tới 50% của khu vực này. Về tỷ trọng thực hiện qua
các năm cho thấy năm 2009, 2010 thấp hơn so với kế hoạch, năm 2010 tuy tỷ trọng thực hiện thấp hơn so với
kế hoạch nhung chỉ tiêu về số thu tuyệt đối lại vƣợt so với kế hoạch đặt ra. Năm 2009 cả chỉ tiêu tuyệt đối và
chỉ tiêu tƣơng đối đều thấp hơn so với kế hoạch, cụ thể về tỷ trọng thu so với tổng thu nội địa kế hoạch đƣa
ra là 3,88% nhƣng kết quả thực hiện chỉ đạt 3,66%, về số thu tuyệt đối kế hoạch năm 2009 là 310 tỷ đồng
nhƣng thực hiện đƣợc 299,280 tỷ đồng. Nguyên nhân năm 2009 không hoàn thành kế hoạch đặt ra là do
nhiều chính sách mới về thuế đƣợc sửa đổi, bổ xung theo hƣớng giảm thu, tích tụ vốn cho doanh nghiệp mở

rộng sản xuất kinh doanh, nhƣ luật thuế TNDN có hiệu lực từ 1/1/2009 đã giảm mức thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp từ 28% xuống còn 25%. Ngoài ra do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế bắt đầu từ những tháng
cuối năm 2008 nên các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do
vậy Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách mới hỗ trợ về thuế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh
nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh theo Nghị quyết 30/NQ-CP của chính phủ. Theo Nghị quyết
này thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành nghề nhất định đƣợc giảm
30% số thuế TNDN của năm 2009, ngoài ra một số mặt hàng thiết yếu đƣợc giảm 50% thuế suất của năm
2009. Chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới đã tác động xấu đến san xuất kinh doanh trong nƣớc nói
chung và trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc nói riêng, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Vĩnh phúc giảm. Hầu hết các
sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh đều giảm so với cùng kỳ nên đã ảnh hƣởng tới kết quả thu ngân sách
của ngành thuế Vĩnh phúc, trong đó phải kể đến sản phẩm vật liệu xây dựng nhƣ gạch ốp lát, ốp tƣờng của
khu vực kinh tế tƣ nhân giảm tới 30,9%. Một yếu tố quan trọng khác trong việc không hoàn thành kế hoạch
thu khu vực DN NQD trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc năm 2009 xuất phát từ Tập đoàn Prime chuyển hƣớng đầu
tƣ, đƣa nhà máy gạch Prime Đại Lộc ( Quảng Nam) có công suất lớn (24 triệu m2/năm) bằng 50% công suất
của cả tập đoàn vào hoạt động. Do đó nhà máy này đã cung cấp sản phẩm cho thị trƣờng miền Trung và
miền Nam, sản lƣợng sản và thị phần tiêu của của các nhà máy đặt tại Vĩnh phúc giảm dẫn đến số nộp ngân
sách trên địa bàn tỉnh cũng giảm theo. Năm 2010, 2011 số thu tuyệt đối nhìn chung là đều vƣợt so với kế
hoạch do các doanh nghiệp đã có dấu hiệu hồi phục sau suy thoái và chính sách giảm thuế của Nhà nƣớc đã
hết hiệu lực.
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.2.2.1. Những hạn chế
- Công tác lập dự toán thu ngân sách:
Việc lập dự toán hàng năm chƣa thực sự xuất phát từ cơ sở. Nguyên tắc lập dự toán ngân sách tỉnh
phải đƣợc xây dựng từ các đơn vị trực thuộc tỉnh gửi lên. Nhƣng trên thực tế việc xây dựng dự toán ngân
sách tỉnh chủ yếu là ấn định theo tính toán của cấp trên. Vì các đơn vị thu ngân sách thƣờng xây dựng dự
toán thu thấp hơn khả năng thu. Điều này làm cho dự toán thu ngân sách giao chƣa sát với tình hình của đơn
vị, làm cho một số đơn vị gặp khó khăn thiếu hụt trong chi tiêu, một số khác vƣợt thu nhiều thì thừa cân đối
ngân sách.
- Công tác phối hợp của các ngành, các cấp:

Công tác phối hợp của các ngành,các cấp ở một số nơi còn thiếu đồng bộ, chƣa kịp thời, nên chƣa
khai thác triệt để mọi khả năng để huy động vào ngân sách nhà nƣớc nhƣ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản tƣ
nhân, trong quản lý hộ kinh doanh cá thể.
- Cơ cấu nguồn thu chưa hợp lý:
Cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh là chƣa hợp lý và không mang tính ổn định.
Nguồn thu từ lĩnh vực đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm tỷ trọng trên 80% tổng thu ngân sách nhƣng lại chu yếu tập
trung vào hai công ty là Toyota và Honda, do vậy khi hai công ty này gặp khó khăn trong việc kinh doanh thì
nguồn thu sẽ bị tác động rất lớn. Nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn và
chỉ đứng sau nguồn thu từ khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài, đây là nguồn thu mang tính chất tạm thời, không bền
vững.
- Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế:
Việc tuyên truyền về chính sách thuế, đặc biệt là các chính sách thuế mới chƣa đến đƣợc tất cả đối
tƣợng nộp thuế, do vậy vẫn xảy ra hiện tƣợng ngƣời nộp thuế vẫn thực hiện theo chính sách thuế cũ mà thực
tế đã có sự thay đổi ở chính sách thuế mới. Tổ chức các buổi tập huấn, các buổi hội nghị đối thoại với doanh
nghiệp còn hạn chế, đối tƣợng tham gia tập huấn, đối thoại chu yếu là các doanh nghiệp lớn. Công tác hỗ trợ
ngƣời nộp thuế thông qua việc trả lời các vƣớng mắc của doanh nghiệp và giải quyết các thủ tục hành chính
vẫn chƣa đƣợc kịp thời.
Chƣa phân loại ngƣời nộp thuế để áp dụng các hình thức tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế phù
hợp; nội dung tuyên truyền hỗ trợ chƣa thực sự sát với nhu cầu của ngƣời nộp thuế và từng nhóm ngƣời nộp
thuế.
- Công tác kê khai và kế toán thuế:
Trong những năm qua công tác kê khai, nộp hồ sơ khai thuế của các đơn vị đã có chuyển biến tích
cực, tuy nhiên tỷ lệ không nộp hồ sơ khai thuế vẫn ở mức cao, chiêm khoảng 9% trong tổng số hồ sơ kê khai
thuế phải nộp. Công tác giám sát kê khai thuế đối với ngƣời nộp thuế chƣa đƣợc chú trọng và quan tâm đúng
mức, đặc biệt là đối tƣợng nộp thuế do các Chi cục thuế quản lý. Hiện tƣợng nộp tờ khai thuế vẫn chƣa đảm
bảo đúng thời gian quy định, công tác xử lý vi phạm hành chính do kê khai chậm chƣa đƣợc thực hiện triệt
để.
Chƣa chủ động nắm bắt và phân loại nhóm đối tƣợng thƣờng xuyên kê khai sai cũng nhƣ các vƣớng
mắc của từng nhóm ngƣời nộp thuế trong kê khai; việc hạch toán theo dõi nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế
đảm bảo chính xác, kịp thời còn chậm so với yêu cầu. Việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của ngƣời nộp thuế

đôi khi còn gặp khó khăn do hệ thống mục lục ngân sách còn phức tạp, địa điểm nộp thuế là kho bạc nhà
nƣớc cách xa trụ sở doanh nghiệp.
- Công tác thanh tra, kiểm tra:
Việc thu thập thông tin, đánh giá phân tích tình hình tài chính cũng nhƣ tình hình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp để phục vụ công tác thanh tra ,kiểm tra còn hạn chế. Lực lƣợng cán bộ làm công tác thanh
tra, kiểm tra vẫn còn thiếu, chƣa đáp ứng đƣợc tỷ lệ các doanh nghiệp cần thanh tra, kiểm tra theo quy định
của ngành thuế.

Nguồn lực dành cho công tác thanh tra và kiểm tra còn chƣa đáp ứng về số lƣợng và chất lƣợng so với
yêu cầu quản lý thuế theo cơ chế ngƣời nộp thuế tự khai, tự nộp thuế. Chƣa áp dụng toàn diện, đầy đủ, thống
nhất trong toàn ngành phƣơng pháp thanh tra, kiểm tra theo phƣơng pháp rủi ro. Tỷ lệ các doanh nghiệp đƣợc
thanh tra, kiểm tra trên tổng số các doanh nghiệp do ngành thuế quản lý thấp hơn yêu cầu đặt ra. Theo yêu cầu
của ngành thì tỷ lệ ngƣời nộp thuế đƣợc thanh tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế đạt tối thiểu 5% và kiểm tra đạt tối
thiểu 30% trên tổng số ngƣời nộp thuế do cơ quan thuế quản lý.
Vẫn chƣa tiến hành thanh tra đối với các doanh nghiệp lớn nhƣ Toyota và Honda.
- Công tác quản lý và đôn đốc nợ thuế:
Việc triển khai công tác phối hợp giữa bộ phận với các phòng, bộ phận chức năng trong việc rà soát,
đối chiếu, điều chỉnh nợ thuế đối với tất cả các doanh nghiệp vẫn chƣa thực hiện triệt để, vẫn còn tình trạng
nợ ảo. Các biện pháp cƣỡng chế thu nợ vẫn chƣa mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn. Tỷ lệ nợ đọng thuế của
các doanh nghiệp vẫn còn ở mức cao.
Việc áp dụng các phƣơng pháp, kỹ năng quản lý nợ theo phƣơng pháp rủi ro để tạp trung nhân lực và
quản lý thu nợ với những đối tƣợng có mức độ rủi ro lớn chƣa đƣợc thực hiện thống nhất, đồng bộ trong toàn
ngành.
Việc phối hợp với các ngành,các cấp trong công tác quản lý, thu hồi nợ và cƣỡng chế nợ thuế còn
chƣa đạt hiệu quả cao; cơ chế, chế tài cƣỡng chế thuế còn chƣa đủ mạnh nên hiệu quả thu hồi nợ thuế chƣa
cao.
- Công tác tổ chức bộ máy, đào tạo phát triển nguồn nhân lực;
Nguồn nhân lực còn thiếu về số lƣợng, chất lƣợng còn hạn chế so với yêu cầu, nhiệm vụ. Thái độ và
phong cách ứng xử của cán bộ trong một số trƣờng hợp còn chƣa công tâm, khách quan giữa quyền lợi nhà
nƣớc và quyền lợi của ngƣời nộp thuế.

Mô hình và cơ chế đào tạo còn chƣa rõ ràng, công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ công chức thuế chủ
yếu vẫn còn chú trọng về số lƣợng, chƣa thực sự quan tâm đến chất lƣợng. Đội ngũ giảng viên chủ yếu là cán
bộ kiêm chức phải triển khai tập trung nhiều công việc chuyên môn nên việc tham gia đào tạo còn hạn chế.
Trình độ ngoại ngữ, tin học của một bộ phận công chức thuế còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc.
- Công tác quản lý thông tin cơ sở dữ liệu về người nộp thuế:
Việc theo dõi sát các thông tin về doanh nghiệp để quản lý và phối hợp quản lý trong việc đăng ký, kê
khai và nộp thuế còn chậm, tính linh hoạt chƣa cao. Công tác thu thập thông tin từ ngƣơi nộp thuế bằng các
kênh thông tin khác nhau còn chƣa đƣợc khai thác thƣờng xuyên và hiệu quả, từ đó việc kiểm tra giám sát
còn chƣa cao.
Cơ sở dữ liệu ngƣời nộp thuế do cấp Cục thuế quản lý về cơ bản đã đƣợc tập trung tại cấp Tổng cục
thuế, tuy nhiên cơ sở dữ liệu do ngƣời nộp thuế cấp Chi cục thuế quản lý vẫn còn phân tán, việc khai thác, sử
dụng, chia sẻ dữ liệu phục vục công tác quản lý thuế còn hạn chế.
- Về hiện đại hóa công sở và trang thiết bị làm việc
Cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, chƣa đồng bộ; hiệu quả sử dụng chƣa cao; quá trình triển khai
đầu tƣ mua sắm và xây dựng còn chậm; ngân sách bố trí cho đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế.
Hiện tại cơ quan cấp Cục thuế hiện tại các phòng làm việc chuyên môn vẫn phải làm việc tại hai cơ sở, do
vậy việc liên hệ công tác gặp nhiều kho khăn.
2.2.2.2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan:
Có phần chƣa đồng bộ trong hệ thống chính sách pháp luật thuế dẫn đến việc hiểu và áp dụng chính
sách thuế còn khó khăn. Thủ tục hành chính còn phức tạp, trùng lặp.
Trình độ và ý thức tuân thủ pháp luật thuế của một bộ phận ngƣời nộp thuế trên địa bàn là chƣa cao.
Sự phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn trong việc quản lý thu thuế đã có nhiều chuyển biến tích
cực nhƣng chƣa đƣợc thƣờng xuyên liên tục, do đó chƣa quản lý chặt chẽ ngƣời nộp thuế
- Nguyên nhân chủ quan:

Điều kiện và nguồn lực thực hiện nhiệm vụ quản lý thu thuế còn hạn chế so với nhiệm vụ đƣợc giao.
Nguồn lực cán bộ còn hạn chế, thiếu cơ chế khuyến khích huy động nguồn lực có chất lƣợng cao. Việc đào
tạo cán bộ, công chức thuế còn chƣa có hệ thống và chiến lƣợc dài hạn.
Chƣa chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin ngƣời nộp thuế; hệ thông quy trình nghiệp vụ quản lý

thuế chƣa có tính thống nhất và chuyên môn hóa cao. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại của ngành thuế
còn thiếu tính tích hợp cả về quy trình công nghệ và tự động hóa do quá trình phát triển qua nhiều giai đoạn,
mức độ tập trung, chia sẻ dữ liệu còn hạn chế.
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU
THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc
- Định hướng phát triển ngành công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp
- Định hướng phát triển thương mại và dịch vụ
- Định hướng phát triển ngành nông - lâm nghiệp và thuỷ sản.
- Định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
- Định hướng phát triển ngành giáo dục, đào tạo.
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng hoạt động quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc
3.2.1. Đổi mới công tác tổ chức, chỉ đạo thu
Tập trung tổ chức, chỉ đạo thu với phƣơng châm tích cực nhất, thƣờng xuyên đánh giá phân tích tình
hình thu trên tất cả các lĩnh vực, các sắc thuế, từ đó có các giải pháp cụ thể để quản lý, chỉ đạo và tham mƣu
thu thuế có hiệu quả. Chủ động khai thác tìm nguồn tăng thu để hoàn thành các chỉ tiêu theo kế hoạch đƣợc
giao.
Chủ động rà soát, đánh giá phân tích, dự báo những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thu thuế
trên địa bàn. Căn cứ vào nhiệm vụ Trung ƣơng và tỉnh giao để phân bổ dự toán thu hàng năm và chỉ đạo các
Phòng, các Chi cục thuế thực hiện giao nhiệm vụ thu đến từng bộ phận, từng cá nhân, phấn đấu hoàn thành
nhiệm vụ thu của ngành.
Thƣờng xuyên phối hợp với các ngành, các cấp trong công tác thu thuế. Tham mƣu cho cấp ủy chính
quyền địa phƣơng trong công tác thu cũng nhƣ các biện pháp chỉ đạo nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn,
vƣớng mắc tại cơ sở để công tác thu có hiệu quả.
3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ
Phân loại đối tƣợng nộp thuế để áp dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ thực thi pháp luật thuế
phù hợp với từng nhóm ngƣời nộp thuế. Xây dựng triển khai đa dạng các phƣơng pháp, hình thức tuyên
truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế tập trung thống nhất, đặc biệt chú trọng hỗ trợ qua các hình thức điện từ.
Thƣờng xuyên tổ chức các buổi đối thoại giữa cơ quan thuế và đối tƣợng nộp thuế, nhất là khi có chính

sách thuế mới đƣợc ban hành.
Công khai các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý tại trụ sở cơ quan thuế từ Cục thuế,
Chi cục thuế đến các đội trạm, trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; trang thông tin điện tử của Cục thuế
để ngƣời nộp thuế biết và giám sát việc thực thi pháp luật thuế của công chức thuế.
3.2.3. Hoàn thiện về công tác kê khai
Hoàn thiện quy trình cấp mã số thuế của cơ quan thuế cấp Cục thuế và Chi cục thuế, tăng cƣờng
phân cấp ký duyệt hồ sơ đăng ký thuế cho bộ phận chuyên môn, rút ngắn thời gian cấp mã số thuế đối với
ngƣời nộp thuế đăng ký trực tiếp tại cơ quan thuế.
Thực hiện đăng ký thuế điện tử, ngƣời nộp thuế kê khai thông tin đăng ký thuế, thông tin thay đổi về
đăng ký thuế thông qua mạng Internet và nhận kết quả qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.
Đẩy mạnh việc triển khai các phƣơng thức nộp thuế tiên tiến hiện đại. Thực hiện việc mở các tài
khoản chuyên thu của cơ quan thuế tại các ngân hàng thƣơng mại để thuận tiện cho ngƣời nộp thuế trong
việc nộp tiền vào ngân sách nhà nƣớc.

3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, đầy đủ, thống nhất về ngƣời nộp thuế với sự hỗ trợ cao
của công nghệ thông tin từ khâu thu thập, chuyển đổi cơ sở dữ liệu đến khâu xử lý, phân tích thông tin xác
định mức độ rủi ro phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra ngƣời nộp thuế
Tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế. Bổ xung lực lƣợng
thanh tra, kiểm tra thông qua việc tuyển dụng mới hoặc điều động luân chuyển trong nội bộ ngành thuế.
Thực hiện việc tổ chức sát hạch kiến thức và kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế đối với công chức làm công tác
thanh tra, kiểm tra thuế 2 năm/lần
Thúc đẩy việc xây dựng cơ sở dữ liệu ngƣời nộp thuế, trong đó đẩy mạnh việc cập nhật thông tin báo
cáo tài chính doanh nghiệp. Thực hiện giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra hàng năm cho các Phòng thanh tra,
kiểm tra, các Chi cục thuế.
Áp dụng phƣơng pháp quản lý rủi ro trong tất cả các khâu của công tác thanh tra, kiểm tra, từ việc
lập kế hoạch, lựa chon trƣờng hợp, xác định phạm vi và tổ chức thanh tra, kiểm tra. Hình thành phƣơng pháp
phân tích, đánh giá để ƣớc lƣợng quy mô của nền kinh tế ngầm, lĩnh vực thất thu, số thuế thất thu từ nền kinh
tế để áp dụng trong quản lý tuân thủ và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách.
Chuyển từ thanh tra, kiểm tra toàn diện sang thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề. Tổ chức các chƣơng

trình thanh tra, kiểm tra theo nhóm đối tƣợng, theo ngành nghề, theo sắc thuế trên địa bàn theo một kế hoạch
thống nhất.
Tăng cƣờng các chƣơng trình thanh tra, kiểm tra theo chuyên ngành và theo từng lĩnh vực. Thực hiện
thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp lớn nhƣ Toyota và Honda.
3.2.5. Đẩy mạnh công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế
Đẩy mạnh việc đôn đốc thu nợ thuế trên cơ sở nghiên cứu và áp dụng phƣơng pháp đánh giá rủi ro,
phân loại đối tƣợng nợ thuế. Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về ngƣời nộp thuế đầy đủ từ các
thông tin bên trong và bên ngoài ngành thuế với sự hỗ trợ cao của công nghệ thông tin. Xây dựng phƣơng
pháp dự báo số nợ thuế và dự báo ảnh hƣởng của sự thay đổi của các nhân tố bên ngoài (kinh tế hay lập
pháp) tới số thuế nợ của ngƣời nộp thuế.
Nghiên cứu quy chế phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế trong công tác quản lý nợ; bổ xung
những nội dung qui định về thủ tục, trách nhiệm của các bộ phận trong việc thực hiện đôn đốc thu nợ thuế.
3.2.6. Coi trọng công tác tổ chức cán bộ
- Về tổ chức bộ máy:
Sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy Cục thuế, Chi cục thuế tinh gọn, đảm bảo thực hiện chức năng
quản lý thu thuế chính, phù hợp với thực tiễn quản lý tại địa phƣơng, nhằm tập trung nguồn lực để phát huy hiệu
lực, hiệu quả.
- Về nguồn nhân lực:
Thực hiện công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ công chức thuế đảm bảo tính liên kết giữa đào tạo, bồi
dƣỡng cán bộ công chức mới với đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng,
nhiệm vụ quản lý cho cán bộ, công chức thuế nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ
thuế.
Đổi mới phƣơng thức đánh giá phân loại cán bộ công chức trên cơ sở đánh giá cán bộ theo năng lực và
hiệu quả công việc. Tăng cƣờng công tác luân phiên, luân chuyển. Tăng cƣờng đội ngũ cán bộ công chức
làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế.
3.2.7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế
Xác lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối, trao đổi thông tin với hệ thống chứng thực điện tử, cấp chữ
ký số của các đơn vị đƣợc cấp phép cấp để đƣa dịch vụ sử dụng chữ ký điện tử vào các thủ tục hành chính
thuế giữa cơ quan thuế với ngƣời nộp thuế và trao đổi trong nội bộ ngành thuế.
Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về ngƣời nộp thuế, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung thông tin đầy

đủ, chính xác về ngƣời nộp thuế và tình hình thu nộp thuế tại Cục thuế. Củng cố và nân cấp cơ sở dữ liệu tập

trung về doanh nghiệp đã đƣợc xây dựng từ giai đoạn trƣớc. Xây dựng và triển khai ứng dụng khai thác
thông tin từ cơ sở dữ liệu tập trung này phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý thuế theo phƣơng
pháp rủi ro.
Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đá ứng yêu cầu công việc quản lý thuế trên địa bàn.
3.2.8. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động quản lý thu thuế
Đầu tƣ xây dựng mới văn phòng Cục thuế theo phƣơng án đã đƣợc phê duyệt. Xây dựng trụ sở mới
cho những Chi cục chƣa đƣợc đầu tƣ hoặc trụ sở hiện tại không có nâng cấp, mở rộng do hạn chế về diện
tích đất hoặc kết câu hạ công trình cũ không đảm bảo.
Mua sắm tài sản, thiết bị hiện đại phục vụ công tác chuyên môn của ngành. Trang bị tài sản là phƣơng
tiện làm việc của cán bộ công chức theo hƣớng đủ, thay thế dần và tiến tới thay thế đồng bộ, từng bƣớc hiện
đại hóa cho tƣơng xứng với quy mô trụ sở, văn phòng làm việc.




KẾT LUẬN

Thuế là nguồn hình thành chủ yêu nên ngân sách nhà nƣớc, là công cụ quan trọng để thực hiện các
mục tiêu kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, tạo thế ổn định bền vững trong quá trình xây dựng và
phát triển đất nƣớc. Vì vậy, tăng cƣờng quản lý thu thuế có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đáp ứng tốt
nhu cầu chi tiêu của địa phƣơng và đóng góp cho ngân sách quốc gia, đảm bảo có ngân sách để thực hiện các
nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng.
Trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh phúc đã chú trọng đến công tác xúc tiến đầu tƣ và đã thu hút đƣợc
nhiều dự án đầu tƣ trên địa bàn, đặc biệt là các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài có quy mô lớn, bên cạnh đó là sự
xuất hiện ngày càng nhiều công ty theo mô hình tập đoàn và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do vậy, số lƣợng
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc ngày càng nhiều về số lƣợng, đa dạng về ngành nghề và quy mô.
Vấn đề đổi mới và tăng cƣờng công tác quản lý thu thuế đƣợc đặt ra nhƣ một tất yếu khách quan.
Trong luận văn này, tác giả đã đề cập đến khái niệm, chức năng, vai trò của thuế, nội dung của quản

lý thu thuế; thực trạng quản lý thu thuế tại tỉnh Vĩnh phúc, định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
trong thời gian tới. Qua nghiên cứu lý luận, trên cơ sở thực trạng quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc, luận văn đề xuất một số giải pháp quản lý thu thuế nhằm đƣa hoạt động quản lý thu thuế trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc có hiệu quả hơn.
Những giải pháp của luận văn mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu ban đầu, tác giả hy vọng đóng
góp một phần nhỏ bé nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời
gian tới.
Xin chân thành cảm ơn!

×