Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc thắng – tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.02 KB, 39 trang )

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm
hữu hạn Quốc Thắng – tỉnh Thừa Thiên Huế”.
GVHD: Lê Anh Qúy
Sinh viên:Hoàng Thị Hằng
Lớp: K44KDNN
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chuyên đề này, trong thời gian qua tôi đã nhận được
nhiều sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô, người thân và bạn bè.
Trước hết tôi xin gửi lời cám ơn tới quý thầy cô giáo trường Đại học
Kinh tế Huế đã trang bị cho tôi những kiến thức trong suốt thời gian học tại
trường làm nền tảng cho tôi trong công việc sau này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo Lê
Anh Qúy đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn cho tôi hoàn thành chuyên đề tốt
nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, các anh chị cán bộ công nhân
viên công ty TNHH Quốc Thắng đã tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ dẫn tôi trong
suốt quá trình thực tập.
Trong quá trình hoàn thành chuyên đề, do thời gian và kinh nghiệm bản
thân còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi sai sót. Tôi mong được sự
đóng góp quý báu của thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC THẮNG 15
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 15


PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34
GVHD: Lê Anh Quý
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong điều kiện ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa đời sống kinh tế xã hội
đang diễn ra ngày càng sôi động . Nền kinh tế quốc gia là một bộ phận của
nền kinh tế khu vực và thế giới. Hội nhập với thế giới trở thành một xu thế
phổ biến tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc
Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra cho nước ta nói chung và các doanh
nghiệp nói riêng những cơ hội mới , góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển kinh tế. Tuy nhiên, dưới sự tác động của xu thế hội nhập kinh tế khu vực
và quốc tế , cũng làm cho môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng chứa
đựng nhiều nhân tố rủi ro, cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn. Để đương
đầu vơi những thách thức này đòi hỏi các nhà quản trị phải có khả năng đưa
ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu của từng doanh nghiệp.
Những vấn đề thường xuyên đặt ra cho mỗi doanh nghiệp trong hoàn
cảnh hiện nay là: Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Những nhu cầu của họ
là gì? Khả năng của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu của họ hay
không? Với nguồn lực hiện có của mình, doanh nghiệp làm thế nào để có thể
sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả nhất? Để trả lời cho những câu hỏi
này, các doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh một cách toàn diện mới có thể giúp các doanh nghiệp nhìn
nhận một cách đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế
trong doanh nghiệp mình, từ đó tìm ra biện pháp xác thực để tăng cường khả
năng hoạt động kinh doanh , nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản
lý của doanh nghiệp.
May công nghiệp là một trong những ngành kinh tế khá quan trọng góp
phần vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên
Huế nói riêng. Hiện nay, các công ty may mặc ngày càng nhiều, sự cạnh tranh

giữa các công ty ngày càng gay gắt đã hình thành nên một sắc thái thị trường
SVTH: Hoàng Thị Hằng
1
GVHD: Lê Anh Quý
riêng biệt góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội ngày càng phát triển.
Trong những năm qua công ty TNHH Quốc Thắng đã có những chuyển
biến khá tích cực trong tăng trưởng kinh tế , góp phần đóng góp cho ngân
sách nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành quả đã đạt được công ty còn gặp phải không ít khó khăn cần phải
khắc phục. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một yêu cầu cấp
thiết , là vấn đề sống còn và là mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp.
Xuất phát từ đó, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Hiệu quả sản xuất kinh
doanh tại công ty TNHH Quốc Thắng- Tỉnh Thừa Thiên Huế” làm chuyên
đề tốt nghiệp cho mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về kết qủa, hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của công ty trong thời gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1 Không gian
Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Thắng – tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.2 Thời gian
Từ 2011 đến 2013.
5. Nội dung nghiên cứu

- Phân tích kết quả sản xất chung của doanh nghiệp, những biến động về
doanh thu, lợi nhuận của công ty và các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động;
- Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp bao gồm: hiệu quả sử dụng vốn và lao động;
- Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu
như: tỷ suất lợi nhuận trên chi phí, tỷ suất lợi nhuận trên vốn ;
- Gỉai pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên
SVTH: Hoàng Thị Hằng
2
GVHD: Lê Anh Quý
cứu sau:
6.1 Phương pháp điều tra thu thập tài liệu
Thu thập các số liệu thứ cấp: thông qua các báo cáo kết quả hoạt động
SXKD, báo cáo tổng kết, bảng cân đối kế toán, bảng cân đối các tài khoản của
công ty qua ba năm 2011- 2013. Đồng thời nghiên cứu đọc các sách báo, giáo
trình và tài liệu tham khảo, sau đó chắt lọc ý chính hoặc trích dẫn những nội
dung phục vụ cho việc nghiên cứu hệ thống các vấn đề lý luận, thực tiễn về
hiệu quả SXKD của công ty.
6.2 Phương pháp xử lý tổng hợp số liệu
Từ những số liệu thu thập ban đầu, tiến hành tập hợp, chắt lọc và hệ
thống lại những thông tin, dữ liệu thật sự cần thiết cho đề tài, toàn bộ việc xử
lý các số liệu được tiến hành trên phần mềm Excel.
6.3 Các pương pháp phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD
của công ty
- Phương pháp so sánh, đánh giá: là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu,
các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất tương
tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Từ đó đánh
giá được những ưu, nhược điểm để tìm ra các giải pháp tối ưu trong từng

trường hợp cụ thể.
- Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp thay thế lần lượt và
liên tiếp các nhân tố để xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu
cần phân tích, và mỗi lần thay thế phải cố định các nhân tố còn lại.
- Phương pháp phân tích kinh tế: là phương pháp dựa trên nững số liệu
đã xử lý tiến hành phân tích những điểm manh, điểm yếu trong quá trình hoạt
động, từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp để khắc phục, đồng thời phát huy
những mặt mạnh đạt được.
Tất cả các phương pháp trên đây đều dựa trên cơ sở phương pháp luận
duy vật biện chứng.
SVTH: Hoàng Thị Hằng
3
GVHD: Lê Anh Quý
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
 Hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.1. Khái niệm
“ Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ sử dụng nguồn lực ( vốn, lao động, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật
liệu) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp xác định”.
Công thức xác định: H= K/C
Trong đó: - H là hiệu quả hoạt động SXKD
- K là kết quả thu về từ hoạt động SXKD
- C là chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó
Như vậy, hiệu quả SXKD cảu doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp về lao động,
vật tư tiền vốn để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Thước đo
hiệu quả chính là sự tiết kiệm hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn đánh giá
là tối đa hóa kết quả đạt được hoặc tối thiểu hóa chi phí dựa trên cơ sở nguồn

lực sẵn có. ( Nguồn: TS Nguyễn Trọng Cơ- PGS. TS Ngô Thế Chi ( 2002),
Kế toán và phân tích tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà xuất bản Thống
kê, Hà Nội).
1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả SXKD là vấn đề cốt lõi cả về lý luận và thực tiễn, là mục tiêu
trước mắt, lâu dài và bao trùm mọi doanh nghiệp. Hiệu quả SXKD là phạm
trù kinh tế phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả trực tiếp và gián tiếp mà các
chủ thể kinh tế thu được so với các chi phí trực tiếp và gián tiếp mà các chủ
thể kinh tế phải bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Kết quả hoạt động SXKD là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau
một quá trình nhất định, nó có thể là đại lượng có thể cân đo đong đêm được
như: số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu,
lợi nhuận, chi phí… và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất
lượng như: uy tín, thương hiệu doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm……. Như
SVTH: Hoàng Thị Hằng
4
GVHD: Lê Anh Quý
vậy, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp.
Xét về hình thức, hiệu quả SXKD luôn là một phạm trù so sánh, thể hiện
mối tương quan giữa cái bỏ ra và cái thu được, còn kết quả kinh doanh chỉ là
yếu tố và là phương tiện để tính toán và phân tích hiệu quả.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và đối phó với tình trạng
nguồn lực tài nguyên ngày càng khan hiếm đòi hỏi mọi doanh nghiệp phải
khai thác và sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và hiệu quả. Xét đến
cùng thì bản chất của hiệu quả SXKD là nâng cao năng suất lao động xã hội,
đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội.
Về mặt chất: hiệu quả SXKD phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực
trong một doanh nghiệp. Hiệu quả SXKD phản ánh mối quan hệ mật thiết
giữa kết quả thực hiện và những mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục
tiêu chính trị, xã hội.

Về măt lượng: hiệu quả SXKD biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả
đạt được và chi phí bỏ ra. Doanh nghiệp chỉ thu được hiệu quả khi kết quả lớn
hơn chi phí. Hiệu quả hoạt động SXKD được đo lường bằng một hệ thống
chỉ tiêu nhất định.
* Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một yêu cầu tất
yếu, khách quan.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nâng cao hiệu quả SXKD là một
vấn đề quan trọng, là một tất yếu khách quan đối với hầu hết các doanh
nghiệp, đồng thời nó cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, nền sản xuất
xã hội. Xét về phương diện cảu mỗi quốc gia thì hiệu quả SXKD là nề tảng để
phát triển đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Vì vậy nó không chỉ là
mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của
toàn xã hội, bởi vì các lý do sau:
- Xuất phát từ sự khan hiếm các nguồn lực làm cho điều kiện phát triển
sản xuất theo chiều rộng bị hạn chế. Do đó phát triển theo chiều sâu là một tất
yếu khách quan. Nâng cao hiệu quả SXKD là một hướng phát triển kinh tế
theo chiều sâu nhằm sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm nhất và có
hiêu quả nhất.
SVTH: Hoàng Thị Hằng
5
GVHD: Lê Anh Quý
- Để có thể thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng, hoạt động động
SXKD của các doanh nghiệp phải đảm bảo thu được kết quả đủ bù đắp chi
phí và có lợi nhuận. Đối với các doanh nghiệp thì hiệu quả SXKD xét về số
tuyệt đối chính là lợi nhuận, do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở
để giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
- Thị trường càng phát triển thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày
càng khốc liệt, để có thể tồn tại và phất triển trong môi trường cạnh tranh như
vậy buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả SXKD nhằm
chiếm được ưu thế trong cạnh tranh trên thị trường.

- Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trên đường hội nhập với các
nước trong khu vực và thế giới, sự yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam
đang buộc họ đứng trước những sức ép to lớn từ các doanh nghiệp nước
ngoài. Nâng cao hiệu quả SXKD hiện nay gắn liền với sự sống còn của các
doanh nghiệp.
- Nâng cao hiệu quả SXKD là cơ sở để nâng cao thu nhập cho chủ sở
hữu và cho người lao động trong doanh nghiệp, trên cơ sở đó góp phần nâng
cao mức sống của người dân nói chung.
Như vậy, nâng cao hiệu quả SXKD vừa là điều kiện sống còn của doanh
nghiệp vừa có ý nghĩa thiết thực đối với nền kinh tế và là tiền đề cho sự phát
triển đất nước trong công cuộc đổi mới hiện nay, là một tất yếu khách quan vì
lợi ích của doanh nghiệp và của toàn xã hội.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất
lượng tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của một doanh
nghiệp. Trình độ sử dụng các nguồn lực có quan hệ mật thiết với kết quả đầu
ra. Cả hai đại lượng này liên quan đế tất cả các mặt và chịu tác động của
nhiều nhân tố khác nhau. Tuy nhiên do đặc điểm về sản phẩm, thị trường, quy
mô hoạt động… sự tác động của các nhân tố đối với mỗi doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực khác nhau sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng thành hai nhóm chính: nhân tố chủ
quan và nhân tố khách quan. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải có tác
SVTH: Hoàng Thị Hằng
6
GVHD: Lê Anh Quý
động lên các nhân tố này một cách hợp lý, có hiệu quả làm cho doanh nghiệp
ngày càng phát triển hơn, hạn chế được những mặt tiêu cực, phát huy tốt hơn
các nhân tố tích cực nhằm nâng cao hiệu quả SXKD.
1.1.3.1.Phân tích các nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan, có ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanh

nghiệp, bao gồm cả các nhân tố có tác động tích cưc và tiêu cực. Có thể nói,
phân tích các nhân tố chủ quan chính là phân tíc điểm mạnh và điểm yếu của
doanh nghiệp.
Các lĩnh vực cơ bản của nhân tố chủ quan là:
- Nhân lực và tổ chức như: Chất lượng và cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực,…
- Nguồn lực tài chính như: Năng lực tài chính, hệ thống kế toán,……
- Năng lực quản lý như: Năng lực quản lý sản xuất, chất lượng, nhân lực,…
- Năng lực sản xuất như: quy mô và giá thành sản xuất, chất lượng sản phẩm,
….
- Chiến lược phát triển như: Nghiên cứu phát triển thị trường, hệ thống
kênh phân phối, dịch vụ hậu mãi,…
1.1.3.2.Phân tích các nhân tố khách quan
Theo thạc sỹ Đào Nguyên Phi (2009), Bài giảng “ phân tich hoạt động
kinh doanh” , Trường Đại học kinh tế Huế: các phân tích nhân tố khách quan
chính là phân tích môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. Phân tích này giúp
cho doanh nghiệp thấy được mình đang đối mặt với những gì, từ đó xác định
được chiến lược kinh doanh phù hợp để nâng cao hiệu quả SXKD.
 Môi trường vĩ mô
•Yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế có vai trò ảnh hưởng vô cùng lớn đối với việc hình thành
và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời các yếu tố này cũng góp phần
quyết định năng suất sản xuất, khoa học công nghệ, khả năng thích ứng của
doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế,
lãi suất ngân hàng, các chính sách kinh tế của nhà nước,…. Trong thời đại nền
kinh tế mở cửa, tự do cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải
dự báo và phân tích chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ản hưởng trực tiếp
nhất đến doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp nhà nước.
• Yếu tố chính trị, pháp luật
Nhà nước có thể chế chính trị, hệ thống luật pháp rõ ràng, đúng đắn và
SVTH: Hoàng Thị Hằng

7
GVHD: Lê Anh Quý
ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp
trong nước hoạt động SXKD và thúc đây các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện
nay, các doanh nghiệp hoạt động SXKD theo cơ chế thị trườn có sự quản lý
của nhà nước, nhà nước đóng vai trò điều hành quản lý nền kinh tế thông qua
các công cụ vĩ mô có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy hay kìm hãm sự
phát triển của nền kinh tế.
• Yếu tố công nghệ
Khoa học- công nghệ là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với các nước đang phát triển , giá cả và chất
lượng có ý nghĩa ngang nhau trong cạnh tranh. Tuy nhiên, trên thế giới hiện
nay, công cụ cạnh tranh đã chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất
lượng, cạnh tranh giữa cacsarn phẩm và dịch vụ có khoa học công nghệ cao.
•Yếu tố môi trường tự nhiên
Yếu tố tự nhiên bao gồm nguồn lực tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,môi
trường sinh thái, vị trí địa lý của tổ chức kinh doanh, … là một trong những
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của tất cả các
doanh nghiệp.
•Yếu tố văn hóa, xã hội
Các doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ
hội và nguy cơ có thể xảy ra, từ đó giúp doanh nghiệp có thể xây dựng các
chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm văn hóa xã hội của từng khu vực.
 Môi trường vi mô
•Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong nghành
Trong mô hình kinh tế truyền thống, cạnh tranh trực tiếp giữa các doanh
nghiệp đối thủ đẩy lợi nhuận tiến dần tới con số 0, nhưng trong cuộc cạnh
tranh ngày nay, các các doanh nghiệp không dễ dàng chấp nhận giá một cách
thụ động. Trên thực tế, các công ty đều cố gắng để có được lợi thế cạnh tranh
so với đối thủ của mình.

•Sản phẩm thay thế
Theo các nhà kinh tế, nguy cơ thay thế xuất hiện khi nhu cầu về một sản
phẩm bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá cả của một hàng hóa thay thế. Càng có
nhiều hàng hóa thay thế thì đồ thị thể hiện nhu cầu sản phẩm càng có độ co
SVTH: Hoàng Thị Hằng
8
GVHD: Lê Anh Quý
giãn cao vì lúc này người mua có nhiều sự lựa chọn hơn.
•Quyền năng khách hàng
Sức mạnh khách hàng là ảnh hưởng của khách hàng đối với một ngành
sản xuất nào đó. Nhìn chung, khi sức mạnh khách hàng càng lớn, thì mối
quan hệ giữa khách hàng với ngành sản xuất sẽ gần với cái mà các nhà kinh tế
gọi là độc quyền mua- tức là thị trường có nhiều nhà cung cấp nhưng chỉ có
một người mua. Trong điều kiện thị trường như vậy, khách hàng có khả năng
áp đặt giá. Nếu khách hàng mạnh, họ có thể buộc giá hàng phải giảm xuống,
khiến tỷ lệ lợi nhuận của ngành giảm. Có rất ít hiện tượng độc quyền mua trên
thực tế, nhưng vẫn thường tồn tại mối quan hệ không cân bằng giữa một
ngành sản xuất và người mua.
•Quyền năng của nhà cung cấp
Sức mạnh của nhà cung cấp thể hiện khả năng quyết định các điều kiện
giao dịch của họ đối với doanh nghiệp. Những nhà cung cấp yếu thế có thể
phải chấp nhận các điều khoản mà doanh nghiệp đưa ra, nhờ đó doanh nghiệp
giảm được chi phí và tăng lợi nhuận trong sản xuất, ngược lại, những nhà
cung cấp lớn có thể gây sức ép đối với ngành sản xuất bằng nhiều cách, chẳng
hạn đặt giá bán nguyên liệu cao để san sẻ phần lợi nhuận của ngành.
•Đối thủ tiềm năng
Không chỉ các đối thủ hiện tại mới đe dọa các doanh nghiệp trong một
ngành, mf khả năng các hãng mới có thể gia nhập ngành cũng ảnh hưởng đến
cuộc cạnh tranh. Trên thực tế, mỗi ngành có những biện pháp riêng bảo vệ
mức lợi nhuận cao của các đơn vị đã có mặt trong thị trường, đồng thời ngăn

cản các đối thủ tiềm năng gia nhập vào thị trường đó. Những biện pháp này
được goi là rào cản gia nhập.
1.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh
 Tổng doanh thu (TR)
TR= ∑Q
i
× P
i
Trong đó: Q
i:
khối lượng sản phẩm i bán ra; P
i
: giá bán sản phẩm i
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp,
doanh thu càng lớn thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
 Tổng chi phí (TC)
TC= FC + VC
SVTH: Hoàng Thị Hằng
9
GVHD: Lê Anh Quý
Trong đó: FC là chi phí cố định; VC là chi phí biến đổi.
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến sự tồn tại,
hoạt động của doah nghiệp.
 Lợi nhuận ( LN)
Π= TR- TC
Trong đó: π là tổng lợi nhuận, TR là tổng doanh thu, TC là tổng chi phí.
Lợi nhuận phản ánh kể quả kinh tế của hoạt động SXKD của doanh
nghiệp và là cơ sở tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD.
SVTH: Hoàng Thị Hằng
10

GVHD: Lê Anh Quý
1.1.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
1.1.5.1.Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả SXKD và hiệu quả khả
năng quản lý của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu doanh lợi thể hiện mối quan hệ
giữa kết quả thu được từ hoạt động của doanh nghiệp và các phương tiện,
nguồn lực để tạo ra kết quả đó. Trên thực tế có rất nhiều chỉ tiêu cụ thể thể
hiện mối quan hệ này tùy theo cách tiếp cận về kết quả và phương tiện. Tuy
nhiên, thông thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây:
 Chỉ tiêu doanh lợi trên doanh thu ( ROS) :
Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời trên doanh thu, tức là 100 đồng
doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vì vậy chỉ tiêu này càng cao
chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả. Nếu chỉ tiêu này không
cao thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả.
ROS=
Lîi nhuËn sau thuÕ
Doanh thu
* 100
• Doanh thu = Tổng doanh thu bán hàng = Tổng sản lượng hàng bán×
Gía bán bình quân
• Tổng chi phí = Chi phí mua nguyên vật liệu + Chi phí SXKD
•Lợi nhuận trước thuế và lãi vay = Tổng doanh thu – tổng chi phí
•Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay – Lãi vay – Thuế
 Chỉ tiêu doanh lợi trên tổng tài sản ( ROA) :
ROA đo lường hoạt động của một doanh nghiệp trong việc sử dụng tài
sản để tạo ra lợi nhuận, không phân biệt tài sản này được hình thành bởi
nguồn vốn vay hay vốn chủ sở hữu. Ý nghĩa của ROA cho biết hiệu quả hoạt
động đầu tư của doanh nghiệp.
ROA =
Lîi nhuËn sau thuÕ

Tæng tµi s¶n
* 100
ROA của doanh nghiệp càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý
tài sản hợp lý và hiệu quả, cho thấy mức độ hiệu quả mà tài sản của doanh
nghiệp mang lại và hiệu quả của việc sử dụng các khoản lãi vay trong doanh
nghiệp đang rất tốt, nó không làm giảm lợi nhuận sau thuế quá nhiều và
ngược lại.
 Chỉ tiêu doanh lợi trên vốn chủ sở hữu ( ROE):
Chỉ tiêu này cho thấy kết quả của việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận
SVTH: Hoàng Thị Hằng
11
GVHD: Lờ Anh Quý
cho ch s hu, phn ỏnh kh nng qun lý doanh nghip trong vn s
dng v mang li li nhun v t nhng ng vn ó b ra. Ch tiờu ny cng
ln thỡ doanh nghip kinh doanh cng cú li.
ROE =
Lợi nhuận au thuế
Tổng số vốn chủ sở hữu
* 100
Ch tiờu t sut li nhun trờn chi phớ:
T sut li nhun/ chi phớ =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng chi phí
* 100
Ch tiờu ny cho thy c 100 ng chi phớ b ra thỡ thu c bao nhiờu
ng li nhun. Hiu qu cao khi kt qu t c nhiu hn so vi chi phớ v
ngc li, hiu qu thp khi chi phớ nhiu hn so vi kt qu t c.
1.1.5.2.Nhúm ch tiờu v kh nng thanh toỏn
Kh nng thanh toỏn l kh nng ca doanh nghip ng u vi cỏc
khon n ó n hn. Nu nh kh nng thanh toỏn ca doanh nghip thp cú

ngha l v th ti chớnh ca doanh nghip rt yu kộm v ớt cú kh nng gii
quyt c cỏc vn vn ny sinh trong hat ng kinh doanh ca doanh
nghip. Kh nng thanh toỏn ca doanh nghip c xem xột trờn hai khớa
cnh: kh nng thanh toỏn hin hnh v kh nng thanh toỏn nhanh.
H s thanh toỏn hin hnh :
Ch tiờu ny o lng kh nng m bo thanh toỏn cỏc khon n ngn
hn bng vn lu ng ca doanh nghip. Thụng thng, giỏ tr kh nng
thanh toỏn hin hnh phi 1, nu khụng thỡ doanh nghip khụng cú kh
nng thanh toỏn v h s ny ph thuc vo c tớnh ca mi ngnh.
H s thanh toỏn hin hnh =
Vốn lu động
Tổng nợ ngắn hạn

H s kh nng thanh toỏn nhanh
Ch tiờu ny phn ỏnh vi s vn bng tin v cỏc khon phi thu, doanh
nghip cú m bo thanh toỏn kp thi cỏc khon n ngn hn hay khụng.
H s kh nng thanh toỏn nhanh =
Vốn lu động - Hàng tồn kho
Tổng nợ ngắn hạn

1.1.5.3.Nhúm ch tiờu v nng lc hot ng
Nhúm ch tiờu phn ỏnh hiu qu s dng vn:
Ch tiờu phn ỏnh hiu qu s dng vn c nh
- Hiu sut s dng VC =
Doanh thu
Vốn cố định bình quân

Ch tiờu ny phn ỏnh bỡnh quõn mt n v VC s to ra c bao
SVTH: Hong Th Hng
12

GVHD: Lê Anh Quý
nhiêu đơn vị doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Mức đảm nhiệm VCĐ =
Vèn cè ®Þnh b×nh qu©n
Doanh thu

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu thì cần chi phí bao
nhiêu đơn vị VCĐ.
- Mức doanh lợi vốn cố định =
Lîi nhuËn sau thuÕ
Vèn cè ®Þnh b×nh qu©n

Chỉ tiêu này phản ánh khi đàu tư vào SXKD một đơn vị vốn cố định thì
thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
•Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Vòng quay vốn lưu động =
Doanh thu
Vèn lu ®éng b×nh qu©n

Chỉ tiêu này biểu hiện mỗi đơn vị vốn lưu động đầu tư vào kinh doanh
có thể mang lại bao nhiêu đơn vị doanh thu.
- Mức đảm nhiệm vốn lưu động =
Vèn lu ®éng b×nh qu©n
Doanh thu

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu thì cần chi phí bao
nhiêu đơn vị vốn lưu động.
- Mức doanh lợi vốn lưu động =
Lîi nhuËn sau thuÕ
Vèn lu ®éng b×nh qu©n


Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn lưu động đầu tư vào kinh doanh có
thể mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động
- Năng suất lao động =
Doanh thu
Lao ®éng b×nh qu©n

Chỉ tiêu cho biết doanh thu một lao động có thể tạo ra trong quá trình
SXKD.
- Mức sinh lời bình quân một lao động =
Lîi nhuËn sau thuÕ
Lao ®éng b×nh qu©n

Chỉ tiêu này cho biết một lao động tham gia vào quá trình SXKD có thể
mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
Ngoài các chỉ tiêu đã nêu ở trên thì còn nhiều chỉ tiêu khác nữa nhưng
do số liệu thu thập còn hạn chế nên tôi chỉ sử dụng các số liệu đã liệt kê trên.
Việc nắm rõ khái niệm, bản chất, sự cần thiết nâng cao HQSXKD, bên
cạnh đó việc đánh giá các chỉ tiêu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết
quả, hiệu quả hoạt động SXKD giúp cho ta có thể đánh giá đầy đủ hiện trạng,
sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, mà còn tìm ra được nguyên nhân, các
SVTH: Hoàng Thị Hằng
13
GVHD: Lê Anh Quý
mặt mạnh, mặt yếu để ó biện pháp khắc phục nhằm nâng cao, định hướng và
đề ra các giải pháp nâng cao HQSXKD.
1.2.Cơ sở thực tiễn
SVTH: Hoàng Thị Hằng
14

GVHD: Lê Anh Quý
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC THẮNG
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
I. Tổng quan về công ty TNHH Quốc Thắng
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Thắng
Trụ sở: 3 Kiệt 63 Nguyễn Khoa Chiêm - Phường An Tây – Thành phố Huế
Chi nhánh 2: Đường số 8 - Lô K2 KCN Phú Bài, Thị xã Hương Thủy,TT Huế
Tel_Fax: 054.393.6060 Email:
Số ĐKKD: 3300357599 MST: 3300357599
Năm chính thức hoạt động: Năm 2003
Vốn điều lệ: 700.000.000 đồng
Người đại diện: Nguyễn Quốc Thắng Chức vụ: Giám Đốc
Tổng số nhân sự công ty hiện nay: 274 người.
Công ty được thành lập vào tháng 6 năm 2003 có trụ sở tại KCN Hương
Sơ tỉnh Thừa Thiên Huế với lĩnh vực hoạt động xây lắp điện và sửa chữa thiết
bị điện từ 22kv trở xuống, mua bán các thiết bị điện. Tuy mới đầu thành lập
nhưng công ty đã tụ hội những con người có trình độ kỹ thuật cao và một đội
ngũ xây lắp điện chuyên nghiệp. Tên tuổi công ty TNHH Quốc Thắng được
khẳng định trên thị trường xây lắp điện bởi những tâm huyết của những con
người đam mê nghề nghiệp. Uy tín chất lượng và sự bền vững của các công
trình xây lắp tạo nên chỗ đứng cho tên tuổi của công ty.Công ty là một đối tác
chiến lược của công ty TNHH một thành viên cầu 1 Thăng Long trong lĩnh
vực thi công xây lắp điện.
Năm 2007 công ty chuyển trụ sở sản xuất về thành phố Huế như hiện
nay để tiếp cận với một thị trường lao động rộng mở hơn với mặt bằng lao
động có trình độ và khả năng
SVTH: Hoàng Thị Hằng
15

GVHD: Lê Anh Quý
Ngoài lĩnh vực xây lắp,năm 2009 công ty bổ sung ngành nghề hoạt động
sản xuất nhựa tái sinh, sản xuất bao bì và in ấn các sản phẩm bao bì. Sau 6
tháng công ty đã thâu tóm thị phần bao bì tại tỉnh TT Huế và xâm nhập thị
phần thành phố Đà Nẵng, Quảng Bình và Quảng Trị. Điều đó tác động mạnh
mẽ đến các công ty có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm bao bì vàđã đặt nhiều đơn
hàng có giá trị kinh tế cao.
Không dừng lại với sự hài lòng trong kinh doanh cùng với những
nguồn thu ổn định từ phía khách hàng, ý tưởng tạo ra sản phẩm đến tay người
tiêu dùng một lần nữa đem đến cho Giám đốc ý tưởng tạo nên sản phẩm may
mặc có chỗ đứng trên thị trường - những sản phẩm thời trang cao cấp để
khẳng định tên tuổi và thương hiệu trên thị trường người Việt.
Để triển khai được ý tưởng đó, đội ngũ quản lý công ty thêm một lần
được thử thách chuyên môn và tính chuyên nghiệp của những con người làm
kinh doanh. Hiện tại chiến lược kinh doanh của công ty đang bước vào giai
đoạn 1 với việc gia công các mặt hàng may mặc cao cấp phục vụ xuất khẩu và
một số ít các mặt hàng may mặc nội địa có tính truyền thống.
1.2.Một số khó khăn và thuận lợi của công ty
1.2.1. Khó khăn
- Sự biến động về giá cả nguyên vật liệu làm cho chi phí mua sắm các
loại nguyên liệu vật tư cũng tăng theo.
- Vốn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn
trong khi các công trình đã đưa vào sử dụng nhưng các nhà đầu tư còn nợ nhiều.
- Công ty được thành lập chưa lâu, không tránh khỏi tình trạng quản lý
còn non kém, nhiều bất cập.
- Nguồn nhân công trong trong lĩnh vực này có thể là một đề khó khăn
thực sự. Khi sự cạnh tranh nguồn lao động có tay nghề từ phía các công ty
may mặc có thâm niên lâu năm như công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An, tập
đoàn Hannes của Hoa Kỳ…


1.2.2. Thuận lợi
Công ty TNHH Quốc Thắng nằm ngay trong thành phố Huế, nằm liền kề
làng Đại Học Huế; sở hữu một lực lượng lao động có trình độ dân trí cao, yêu
SVTH: Hoàng Thị Hằng
16
GVHD: Lê Anh Quý
lao động và say mê công việc với giá lao động mềm.
Không phải trả những chi phí đắt đỏ cho việc có một mặt bằng sản xuất
rộng rãi hơn 4.000m2 hay thanh toán những chi phí đầu tư trang thiết bị máy
móc đắt tiền. Công ty có một đội ngũ thợ cơ khí giỏi để tạo nên các loại máy
móc dùng cho sản xuất bao bì với chi phí hợp lý. Riêng với các loại máy dùng
cho việc sản xuất các mặc hàng may mặc; công ty luôn thử nghiệm với việc đi
thuê hoặc mượn trước khi quyết định nhập khẩu các loại máy mới phù hợp
với dây chuyền công nghệ của mình.
Nhìn chung trong những năm qua tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty tương đối ổn định và đi vào nề nếp, ngày càng có các đơn
đặt hàng khá lớn đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên của công ty, từ
đó tạo nên niềm tin cho công nhân đối với công ty làm cho họ nỗ lực hơn
trong quá trình phục vụ công ty, tạo uy tín cho công ty trên thị trường.
Trong thời gian qua, công ty tự chủ trong việc xây dựng các định mức về
Chi phí: chi phí sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp, hạch toán kế toán
theo quy định hiện hành và quy chế tài chính của nhà nước, được quyền giữ
lại lợi nhuận để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty sau khi đã
hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước.
1.3.Ngành nghề kinh doanh của công ty
Công ty TNHH Quốc Thắng là doanh nghiệp vừa thương mại vừa sản
xuất được đăng ký lần đầu ngày 26 tháng 06 năm 2003.Chức năng và nhiệm
vụ của công ty như sau:
1.3.1. Chức năng: Theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Sản xuất sản phẩm từ plastic: Sản xuất bao bì và đồ dùng bằng nhựa

- Sửa chữa thiết bị điện: Sửa chữa, đại tu thiết bị điện cao hạ thế
- Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu: Mua bán các
thiết bị điện cao hạ thế và thiết bị điện dân dụng, phế liệu, phế thải kim loại,
phi kim loại.
- Lắp đặt hệ thống điện: Lắp đặt thiết bị điện dân dụng và công nghiệp;
xây lắp đường dây và trạm biến áp từ cấp 22KV trở xuống.
- In ấn: In ấn bao bì các loại.
- May trang phục ( trừ trang phục từ da lông thú): May mặc công nghiệp.
- Sản xuất nhựa tái sinh.
SVTH: Hoàng Thị Hằng
17
GVHD: Lê Anh Quý
1.3.2. Nhiệm vụ
- Thực hiện nhiệm vụ sản xuất túi ball HDPE và túi nilon màu cung cấp
cho các công ty và thị trường TT Huế.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh đạt chất lượng và hiệu quả cao.
- Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước
- Thực hiện chế độ thanh toán lương hàng tháng cho công nhân viên và
chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho công nhân viên.
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty
Bộ máy tổ chức của công ty được sắp xếp theo hình thức trực tuyến chức
năng, quản lý doanh nghiệp theo hình thức một thủ trưởng. Mỗi phòng ban,
phân xưởng đều có một trưởng phòng quản lý và chịu trách nhiệm cho toàn
bộ công việc của phòng. Hiện nay, đại đa số các công ty điều tiến hành theo
phương thức khoán sản phẩm cho từng bộ phận. theo đó, công ty khuyến
khích các phòng ban , phân xưởng tự tìm kiếm nguồn hàng, tự nâng cao
doanh thu và được trích thưởng phần trăm khi doanh thu vượt mức công ty đề
ra. Với phương thức này, mỗi nhân viên đều phải nổ lực phấn đấu không chỉ
vì cho lợi ích của công ty mà còn cho lợi ích cá nhân. Và vì thế, bộ máy quản

lý công ty trở nên năng động, phát huy được tính sáng tạo, hăng say lao động
trong lực lượng nhân viên mà không đi ngược với chính sách của Nhà Nước.
Mô hình được tổ chức theo sơ đồ sau:
SVTH: Hoàng Thị Hằng
18
GVHD: Lê Anh Quý
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của công ty
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Giám đốc: Công ty được tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, đứng
đầu công ty là giám đốc. Giám đốc là người toàn quyền điều hành công việc
kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kinh
doanh, về tổ chức hoạt động của công ty. Với chế độ này, công việc được
quyết định, giải quyết nhanh gọn, kịp thời.
Phó giám đốc phân xưởng: Thu nhập, cung cấp thông tin đầy đủ về hoạt
dộng kinh doanh giúp giám đốc có quyết định sáng suốt nhằm lãnh đạo tốt công
ty. Tổ chức đảm nhiệm chức năng tham mưu giám đốc trong việc tổ chức quản
lý, đổi mới doanh nghiệp, sắp xếp tổ chức lao động hợp lý, chính sách tuyển
dụng, phân công lao động, phân công công việc phù hợp với khả năng trình độ
chuyên môn của từng người để có được hiệu suất công việc cao nhất.
Phó giám đốc tài chính: Lập phương án huy động vốn các dự án đầu tư
của công ty, bổ sung vốn lưu động trong từng thời kỳ. tổ chức thực hiện các
phương án huy động vốn, kiểm soát tài chính công ty. Giám sát kiểm tra việc
lập báo cáo tài chính theo quy định.
Xưởng sản xuất bao bì: Sản xuất túi ball HPE (túi nilon xốp) cho các
công ty đựng mặt hàng xuất khẩu và túi nilon màu cho thị trường trên thị
trường Huế.
SVTH: Hoàng Thị Hằng
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phân Xưởng

Phó Giám Đốc
Tài Chính
Xưởng
SX bao

Xưởng
may
Xưởng
phân
loại
Phòng
kế
toán
Phòng
kinh
doanh
Phòng
nhân
sự
19
GVHD: Lê Anh Quý
Xưởng may: Một chuyền xưởng sản xuất may mặc công nghiệp chuyên gia
công hàng hóa các công ty trên địa bàn thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng.
Xưởng phân loại vải: Phân loại các loại vải thu mua của các công ty trên
địa bàn thành phố Huế.
Phòng kế toán: Có nhiệm vụ làm công tác quản lý toàn diện về tài
chính, thu thập và cung cấp đầy đủ các mặt hoạt động tài chính và thông tin
kinh tế, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ, chính sách nhà nước về quản lý kinh
tế, tài chính, lãng phí, vi phạm kỷ luật tài chính.
Phòng kinh doanh: Nghiên cứu, lên kế hoạch phát triển các chiến lược

kinh doanh. Thực hiện, ký kết các hợp đồng mua bán của công ty.
Phòng nhân sự: Tuyển dụng, đào tạo, chính sách lương thưởng, phúc lợi
chế độ bảo hiểm xã hội, đánh giá nhân viên, xây dựng văn hóa công ty
1.4.2. Môi trường kinh doanh của công ty
1.4.2.1. Đối thủ cạnh tranh
- Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước thì việc tiêu thụ sản phẩm là hoạt động khó khăn của quá trình sản xuất
kinh doanh. Sản phẩm của công ty sản xuất ra có tiêu thụ được hay không là
điều kiện sống còn của công ty.
- Trong bối cảnh này hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản
phẩm của công ty gặp khá nhiều khó khăn trong việc duy trì một thị trường
vững chắc và đảm bảo một cơ cấu thích hợp với nền kinh tế. Ngoài ra công ty
còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
- Với lĩnh vực mới mở là may, hiện tại công ty chỉ đang may gia công
sản phẩm cho các công ty khác. Khách hàng của công ty rất đa dạng, không
tập trung cố định vào một nơi.Để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty
trên thị trường, ban giám đốc đã cố gắng mở thêm nhiều ngành nghề và chi
nhánh để đa dạng hóa thị trường sản phẩm. Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh
để đưa ra những kế hoạch, những phương án tốt nhất cho việc sản xuất kinh
doanh. Đồng thời công ty còn đi sâu nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh như:
mẫu mã, chất lượng, giá cả, thời gian sản xuất sản phẩm để đưa ra những
biện pháp phù hợp. Thông qua sự nghiên cứu này công ty đã đầu tư vào khâu
kỹ thuật cải tiến mẫu mã, chất lượng, và tìm các biện pháp hạ giá thành sản
SVTH: Hoàng Thị Hằng
20
GVHD: Lê Anh Quý
phẩm, đầu tư các thiết bị mới để nâng cao năng suất lao động. Nhờ vào bước
này mà công ty từng bước đa dạng hóa sản phẩm của mình, nâng cao chất
lượng, giảm chi phí tối thiểu, từng bước chiếm lĩnh thị trường miền Trung
cũng như trong cả nước.

1.4.2.2. Khách hàng
- Do đặc thù của công ty tiền thân là sản xuất sản phẩm từ plasic và mua
bán các thiết bị điện nay lại thêm một số lĩnh vực khác như may mặc, buôn
bán các loại giấy cacton. Điều đó đồng nghĩa với việc công ty phải thu thập
và xử lý thông tin từ rất nhiều phía. Do đặc thù của công ty nên khách hàng
chính của công ty là công ty TNHH Hanesbras Việt Nam.
- Còn Trong lĩnh vực hàng bao bì công ty cạnh tranh với các doanh
nghiệp trong địa bàn TTHuế.
1.5. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty
- Công ty hiện đang có trụ sở chính nằm ở kiệt 157, đường Nguyễn Khoa
Chiêm, thành phố Huế với diện tích là 5000m2, có 4 nhà xưởng, một khu ký
túc xá cho công nhân viên, và một nhà làm việc cho cán bộ công nhân viên.
- Chi nhánh của công ty ở thị xã Hương Thủy với diện tích 15000m2
đang dần bước hoàn thiện và đã hoạt động chính thức vào tháng 9/2013.
- Tình hình TSCĐ ở công ty có quy mô lớn, vì vậy nó chiếm một tỷ
trọng lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. TSCĐ chủ yếu là máy móc,
phương tiện vận tải phục vụ sản xuất và quản lý.
- Toàn bộ tài sản của công ty được theo dõi chặt chẽ cả 3 loại giá:
nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại nên đã phản ánh được tổng số vốn
đầu tư mua sắm, xây dựng tài sản cố định và trình độ trang bị, hiện trạng cơ
sở vật chất kỹ thuật của công tác sản xuất kinh doanh.
- Mọi TSCĐ của công ty đều được quản lý theo hồ sơ, ghi chép trên sổ
sách kế toán về số lượng lẫn giá trị. Không những theo trên tổng số mà còn
theo dõi từng loại, từng nhóm, từng tài sản và quản lý tình hình sử dụng và
quản lý cụ thể địa điểm sử dụng TSCĐ. Hàng năm công ty đều tổ chức kiểm
kê TSCĐ vào thời điểm cuối năm tức là ngày 31/12 năm tài chính, kịp thời
phát thừa thiếu TSCĐ tìm ra nguyên nhân và biện pháp xử lý kịp thời đối với
TSCĐ bị hư hỏng, mất mát.
SVTH: Hoàng Thị Hằng
21

GVHD: Lê Anh Quý
- Để thuận tiện cho công tác quản lý theo dõi quản lý TSCĐ và hạch
toán TSCĐ của Công ty được phân loại như sau:
Bảng 1.2: Phân loại TSCĐ theo kết cấu tại công ty TNHH Quốc Thắng
Nhà cửa, vật kiến trúc
Phân xưởng bao bì 1 khu
Phân xưởng may 1 khu
Phân xưởng phân loại vải 1 khu
Nhà ăn 1 khu
Khu hành chính quản lý 1 khu
Máy móc thiết bị
Dây chuyền tạo hạt HD 1 máy
Máy HD + PE 1 đầu thổi 1 máy
Máy HD + PE 2 đầu thổi 1 máy
Phương tiện vận tải
Xe ô tô tải 3,45T 1 xe
Xe ô tô con For Evret 1 xe
Xe con Huyndai 2 xe
Xe máy 2 xe
Thiết bị, dụng cụ quản lý
Máy Kenwood 2 cái
Máy in 3 cái
Máy photocopy 2 cái
Máy vi tính 20 cái
Có thể thấy rằng hầu hết máy móc thiết bị sản xuất của công ty có giá trị
lớn nên thời gian hao mòn về công nghệ tiên tiến sẽ xảy ra lâu nên đa số máy
móc thiết bị sản xuất của công ty đều chưa lạc hậu so với các máy móc tiên
tiến nhất hiện nay. Mặt khác, máy móc thiết bị của công ty đều được nhập
khẩu từ các nước sản xuất công nghiệp hàng đầu thế giới về chất lượng, kỹ
thuật và công suất như Liên bang Nga, Nhật, Mỹ, Trung Quốc nên các loại

máy móc này còn rất tốt, đủ khả năng phục vụ cho sản xuất trong công ty.
Như vậy, đánh giá về mặt công nghệ thì máy móc thiết bị của công ty
đảm bảo sản xuất đạt được lợi ích tối đa về mọi mặt
1.6. Tình hình lao động của công ty
- Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu là lao động trực
tiếp vì vậy công ty đã xây dựng đội ngũ công nhân, kỹ thuật được đào tạo bài
bản, có kinh nghiệm thực tế, nắm chắc kỹ thuật, tay nghề cao. Bên cạnh đó
còn có đội ngũ cán bộ lãnh đạo có chuyên môn nghiệp vụ, dày dặn kinh
nghiệm, năng nổ trong công tác.Vì là doanh nghiệp sản xuất nên công ty luôn
cần một lực lượng lao động dồi dào để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh
SVTH: Hoàng Thị Hằng
22

×