Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Khám phá sức mạnh nội tâm của mình - Discover power of inner self

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.59 KB, 197 trang )

Luis S. R.Vas




KHÁM PHÁ
SỨC MẠNH NỘI TÂM CỦA MÌNH
DISCOVER THE POWER OF YOUR INNER SELF



NHỮNG PHƯƠNG CÁCH HIỆU QUẢ
ĐỂ GIA TĂNG SỨC KHỎE, HẠNH PHÚC,
VÀ SỰ TRƯỞNG THÀNH TINH THẦN






Lm. Giuse Trần Đình Long, SSS
Chuyển ngữ 2012

NỘI DUNG


Lời giới thiệu

1. Tự-Hướng dẫn Thành công
a. Phân tích Giải quyết
b. Liệu pháp Nhận thức


c. Liệu pháp Cảm xúc Lý trí
d. Liệu pháp Cấu trúc
e. Ý định Nghịch lý
f. Đạt được Sức mạnh thông qua NLP
g. Đối thoại với Bộ não

2. Khả năng Thôi miên của Bạn: Yếu tố Chữa lành và Hoàn
tất

3. Cất Gánh nặng cho Tâm trí Bạn

4. Tinh thần Làm chủ từ Phương Đông và Phương Tây
- Suy niệm về Nhịp đập Trái tim của Giáo phái Sufi
- Yoga Thích ngh
- Suy niệm Kitô giáo

- Suy niệm Thiền
- Suy niệm Vipassana
- Lời Cầu nguyện Tập trung.
- Đường lối của Chúa Thánh Thần.

5. Thành công có Dự tính Trước.
6. Phương pháp Thiền đối với việc Học hỏi.
7. Biến Căng thẳng thành Năng lực.
8. Một Chiến lược đối với Cuộc sống.
9. Chữa lành Toàn diện.
10. Luồng Tư tưởng: Nơi Kết hợp Hạnh phúc và Tính Sáng
tạo.










Lời Giới Thiệu

Con người hiện đại sống trong một trạng thái thường
xuyên lo lắng. Những cuộc chiến tranh, nổi loạn, thiên tai
vẫn đe dọa cuộc sống và tài sản của họ. Sức ép công việc
càng tạo ra những đòi hỏi thái quá đối với sức chịu đựng, sự
uyển chuyển, tính sáng tạo, khả năng thích nghi và thần kinh
con người. Tình trạng lạm phát và những trách nhiệm gia
đình buộc họ phải nhắm đến những thành tích và thu nhập
càng ngày càng lớn hơn.
Hậu quả thường là nỗi thất vọng, rối loạn cảm xúc,
bệnh tật, suy nhược thần kinh. Suốt hơn mấy thập niên qua,
các nhà tâm lý thuộc các tôn giáo khác nhau vẫn triển khai
các phương pháp để giúp con người đương đầu với những
căng thẳng trong cuộc sống, và duy trì sự lành mạnh. Carl
Rogers phổ biến liệu pháp tập trung vào bệnh nhân, Fritz
Perls phát minh liệu pháp Cấu trúc, Eric Berne khởi xướng
cách Phân tích Giải quyết, Aaron Beck triển khai liệu pháp
Nhận thức, Albert Ellis đề xuất liệu pháp Cảm xúc Lý trí
Hình như so với những người khác, mỗi nhà tâm lý đều phù
hợp hơn đối với một trạng thái cảm xúc đặc trưng, tính khí,
trình độ giáo dục và điều kiện văn hóa. Nhưng dường như tất
cả các nhà tâm lý đều làm việc tốt đẹp và nhanh chóng, khi

điều trị chứng loạn thần kinh chức năng, hơn là khi phân tích
tâm lý chính thống, vốn đã biến thành một bộ phận cực kỳ
kéo dài và tốn kém. Hiện nay, các liệu pháp chiết trung
(eclectic) có khuynh hướng sử dụng từng phương pháp của
liệu pháp, tùy theo khả năng phù hợp của nó đối với một tình
huống đặc trưng. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, sau khi
học hỏi về phương pháp luận, hầu hết các phương pháp này

đều có thể được chính bệnh nhân sử dụng để tự-điều trị, mà
không có sự giám sát và không nguy hiểm cho bản thân họ.
Ngành kinh doanh và công nghệ hiện đại dự định gia
tăng sản lượng, đổi mới, thúc đẩy thành tích và thỏa mãn
công việc, trong số các nhân viên của họ được tài trợ để
nghiên cứu thành tựu đối với những mục tiêu này. Hiện nay,
có vài nhà kinh doanh lớn hoặc trung bình, mà không có một
Ủy ban Nguồn Nhân lực phổ biến về cách đào tạo, được trù
tính để gia tăng thành tích và hạnh phúc nơi các nhân viên
của họ.
Các trụ sở giáo dục cũng đang tài trợ việc nghiên cứu
các phương pháp học hỏi đạt hiệu quả, để làm cho quá trình
giáo dục phong phú hơn và thú vị hơn so với hiện nay.
Đồng thời, nhờ việc tái khám phá những truyền thống
tôn giáo Phương Đông, tâm lý học đã khám phá được những
biên giới mới trong tiềm năng của tâm trí con người, để kiểm
soát cơ thể và giải thoát tâm trí khỏi những bệnh tật thể lý,
cũng như để kiểm soát hệ thống thần kinh tự động, vốn chi
phối hoạt động không cố ý của cơ thể.
Trong số các phương pháp này, nhiều phương pháp
vẫn nằm rải rắc trong các bản nghiên cứu và nhật báo về kỹ
thuật. Lần đầu tiên, chúng tôi đưa chúng lại với nhau ở đây.

Mỗi phương pháp đều được giới thiệu bằng một nghiên cứu
dựa trên đối tượng và hoàn cảnh cụ thể mà trong đó, nó đã
được sử dụng thành công. Các trường hợp đều rút ra từ các
bài trình bày trong các cuộc hội nghị và chương trình mà
trong đó các tác giả đã tham gia. Tuy nhiên, tên và các
trường hợp khác đều được hư cấu vì lý do để giữ bí mật. Các
độc giả nào quyết định thử nghiệm các phương pháp này đều

được hoan nghênh khi viết thư cho tác giả về những kinh
nghiệm của họ. Những lời đề nghị về lời khuyên đều sẽ chỉ
được chấp nhận, nếu kèm theo một phong bì có dán tem và
đề địa chỉ của người đó.
Thời lượng và tình hình của từng phương pháp đều
được chỉ định, nhằm tạo khả năng cho độc giả sử dụng nó
trong thời gian rảnh rỗi, khi họ đang đợi một cuộc hẹn, đón
xe buýt hoặc tàu lửa, đứng chờ tại sân bay hoặc đang xếp
hàng. Điều này sẽ tạo khả năng cho độc giả nào thậm chí bận
rộn nhất vẫn sử dụng được cuốn sách này.
Tôi cũng hy vọng rằng cuốn sách này sẽ hữu ích đối
với các chuyên viên tư vấn, các nhà tâm lý điều trị và chữa
bệnh bằng lao động, và các nhà đào tạo trong việc quản lý
nguồn nhân lực. Những gợi ý của họ về việc cải thiện bản
văn hiện thời và việc bao gồm cả các phương pháp bổ sung
đều được quan tâm và, nếu được sử dụng, chúng sẽ được
nhìn nhận với lòng biết ơn trong các ấn bản sau này.


Luis S. R.Vas
Trụ sở Tiềm năng Con người








1


Tự-Hướng dẫn thành công








Balraj đã đạt được văn bằng Thạc sĩ Tâm lý, sau đó là
bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh, và tham gia vào Bộ
phận Tiếp thị của một công ty đa-sản phẩm. Anh thành công
sáng chói trong việc lên kế hoạch và thực hiện chiến lược
tiếp thị của công ty, nhưng anh cũng trở nên không hòa hợp
về mặt cá nhân với tất cả những người mà anh giao tiếp. Anh
đàn áp các cấp dưới, xấc láo đối với cấp trên, và thậm chí
còn bị chính các khách hàng của công ty thực sự căm ghét.
Họ vẫn mua những sản phẩm mà công ty tiếp thị, bởi vì các
món hàng và chương trình khuyến mãi mà Balraj đã nghĩ ra
đều quá hấp dẫn, không thể loại bỏ vì mối thù địch cá nhân.
Anh được khen ngợi khắp nơi, nhưng vẫn bị căm ghét như

nhau. Cuộc sống của gia đình anh cũng không thoải mái.

Tuy nhiên, tính cách xơ mòn của Balraj đã đưa anh
đến thất bại, khi trong một cuộc họp liên bộ, nơi các nhà
lãnh đạo Liên hiệp cũng đều hiện diện, một trong các nhà
lãnh đạo của Liên hiệp đã bực bội đối với những nhận xét
không khéo léo của anh. Một cuộc khủng hoảng về các mối
quan hệ lao động nảy sinh, hậu quả đe dọa gây ra một cuộc
đình công. Balraj ngay lập tức bị cách chức trưởng phòng
tiếp thị. Anh được tạm thời chuyển sang một bộ phận không-
công tác, không có bổn phận cụ thể, và còn được yêu cầu tìm
kiếm một công việc mới.
Không có công việc nào sẵn có đối với Balraj, bởi vì
tai tiếng về tính nóng nảy đã lan xa và rộng khắp trong
ngành kinh doanh, hơn là năng lực tiếp thị của anh ta.
Vì ít có công việc để làm, nên Balraj bắt đầu tham dự
các chương trình đào tạo do Bộ phận Nguồn Nhân lực tổ
chức. Anh đã tham dự một chương trình về cách Phân tích
Giải quyết, một chương trình khác về Liệu pháp Cảm xúc Lý
trí, và nhận thấy cả hai chương trình này đều sáng chói. Anh
hiểu được thái độ của mình và phản ứng của mọi người đối
với thái độ này dưới một ánh sáng mới. Khi sử dụng các
nguyên tắc mà anh học hỏi ở đây, anh đã thành công khi giải
quyết các vấn đề trong gia đình, và quyết định hoàn toàn
thay đổi nghề nghiệp của mình. Anh còn tham dự một số
khóa học về các phương pháp tư vấn, khi rời khỏi công ty,
anh bắt đầu kinh doanh với tư cách là một nhà tư vấn về
nhiều mục đích.
Trong một thời gian ngắn, anh đã trở thành một nhà
tư vấn nổi tiếng và phổ biến, kiếm được nhiều tiền hơn cả

trong bộ phận tiếp thị thuộc công ty trước đây của anh.

Sau đây là một vài trong số các phương pháp mà
Balraj đã học hỏi và áp dụng, để giải quyết các vấn đề giữa
cá nhân với nhau, và các vấn đề nơi các thân chủ của anh.

a. Phân tích Giải quyết

Mục đích:

Tự-nhận thức và những mối quan hệ tốt hơn
giữa cá nhân với nhau.
Tư thế: Không quan trọng
Thời gian: Cùng chung với bất cứ hoạt động nào giữa cá
nhân với nhau.
Lý thuyết: Liệu pháp Phân tích Giải quyết (TA) đã được
triển khai bởi nhà tâm lý Eric Berne, tác giả
cuốn ‘Games People Play’ (Những Ý đồ mà
Con người Xử sự) và vài cuốn sách khác.
Thomas Harris, tác giả cuốn ‘I’m OK’ (Tôi
Ổn) đã góp phần vào một số thuật ngữ của TA.

Liệu pháp TA cho rằng trong bất cứ hoạt động nào
giữa cá nhân với nhau, như nói chuyện với vợ, chồng, cấp
trên, bạn đồng nghiệp hoặc người xa lạ, chúng ta đều ở một
trong ba trạng thái của tâm trí (đã được đặt tên là Trạng thái
Cái Tôi trong TA). Trước hết là tâm trạng của bậc Cha mẹ,
vốn nuôi dưỡng một thái độ giáo điều, đòi hỏi người khác
phải tuân theo các luật lệ, và duy trì những quy ước, khi xác


định rằng họ nên cư xử chính xác như thế nào trong những
hoàn cảnh nhất định. Tâm trạng này diễn tả bất cứ tiêu chuẩn
nào mà người ta đã được cha mẹ của mình hoặc những
người có uy quyền dạy dỗ phải tuân giữ. Những từ ngữ như:
“Không bao giờ”, “Luôn luôn”, “Đó là cách thức làm điều
này”, “Bây giờ, con đừng cảm thấy khó chịu nữa” v.v vẫn
xảy ra, khi bậc Cha mẹ nơi bạn đang nói.
Tâm trạng thứ hai, hoặc Trạng thái Cái Tôi, là tâm
trạng của đứa trẻ, diễn tả tất cả những cảm xúc của con
người – yêu, ghét, tức giận, phẫn nộ, tò mò, ghen tị, và cả
những tâm trạng tích cực như: tò mò, hăng hái, khôi hài
v.v Khi chúng ta buông lỏng cho những cảm xúc này, thì
TA nói rằng Đứa trẻ nơi chúng ta đang tương tác.
Trạng thái Cái Tôi cuối cùng là tâm trạng của Người
lớn, vốn là một trong cách lý luận hợp lý khách quan, trong
khi xử lý đối với bất cứ tình huống hoặc vấn đề nào.
Mỗi người chúng ta đều có khuynh hướng bộc lộ
những Trạng thái Cái Tôi của Cha mẹ, Đứa trẻ và Người lớn
một cách riêng biệt trong những hoàn cảnh khác nhau,
thường là không phù hợp, đưa đến đủ mọi loại phức tạp
không cần thiết. Một cấp trên có thể hành động như một bậc
Cha mẹ đối với các cấp dưới, khi đòi hỏi sự vâng phục tuyệt
đối trước những mệnh lệnh của họ, hơn là duy trì một mối
quan hệ Người lớn cần thiết để giải quyết các vấn đề của
Công ty. Các cấp dưới nào đáp lại bằng trạng thái Cái Tôi
của Trẻ con đều có thể rất phù hợp với loại cấp trên như vậy.
Nhưng không phải lúc nào cũng thế, bởi vì trạng thái Cái Tôi
của Trẻ con cũng có thể chống đối bậc Cha mẹ, hậu quả gây
ra những vụ đụng chạm và giận dỗi. Một trạng thái Cái Tôi
của Người lớn không thể liên quan đến một cấp trên như


vậy, cho đến khi nó có khả năng bằng cách này hay cách
khác thuyết phục cấp trên cũng thay đổi sang trạng thái Cái
Tôi của Người lớn.
Sau đây là một số tương tác điển hình liên quan đến
bậc Cha mẹ, Người lớn và Trẻ con:
A: “Bạn làm gì vào buổi tối?” (Người lớn).
B. “ Có bất cứ công việc nào là của bạn không?” (Trẻ
con).
C. “Bạn phải làm cả đống việc” (Cha mẹ).
D. “Tôi xin lỗi” (Trẻ con).



E. “Đừng quấy rầy tôi. Tôi còn phải làm việc ít nhất 2 giờ
nữa, trước khi tôi có thể thưởng thức một tách trà (Trẻ
con).
F. “Tại sao bạn không làm việc thường xuyên hơn?” (Cha
mẹ).



G. “Mấy giờ rồi?” (Người lớn).
H. “Ba giờ” (Người lớn).


Trong cuộc sống, một trong ba trạng thái Cái Tôi nói
chung vẫn chi phối, xác định lối sống của một người. Chẳng
hạn, lối sống chiếm ưu thế hơn của Trẻ con là tán thành và
phản đối chính mình, hoặc sợ hãi thế giới chung quanh.

Theo thuật ngữ TA, lối sống này được diễn tả như: “Tôi
không ổn, bạn ổn”. Đứa trẻ hay chống đối cũng có thể diễn
tả sự phản đối thế giới cũng như bản thân: “Tôi không ổn,
bạn không ổn”.
Lối sống chiếm ưu thế hơn của Cha mẹ nuôi dưỡng
sự tán thành chính mình và phản đối thế giới: “Tôi ổn, bạn
không ổn”. Lối sống chiếm ưu thế hơn của Người lớn là tán
thành lẫn nhau: “Tôi ổn, bạn ổn”.
TA giúp người ta trở nên ý thức về những Trạng thái
Cái Tôi trong những hoạt động tương tác khi chúng xảy ra,
mang lại tầm quan trọng tương đồng cho từng Trạng thái Cái
Tôi, và cho phép diễn tả một trạng thái phù hợp nhất trong
những tình huống. Điều này làm cho người ta có thể hòa
nhập những cảm giác, tư tưởng, và thái độ, bằng cách: (1)
quan sát và cập nhật hóa Bậc Cha mẹ, (2) giải thoát Đứa trẻ
khỏi thái độ “không ổn” của mình, (3) hướng dẫn Người lớn
hoạt động mà không bị nhiễm trạng thái của Cha mẹ hoặc
Trẻ con. Người ta cũng có thể học hỏi để nhận ra những “Ý
đồ” của mình và những người khác – thuật ngữ của TA đối
với những hành động thường được đảm trách một cách vô
thức để được “trả tiền”, chẳng hạn như “những hành động
tích cực” (diễn tả sự tán thành), hoặc ngay cả “những hành
động tiêu cực”, diễn tả sự phản đối. Để minh họa, một nhân
viên làm việc chăm chỉ mà vẫn bị cấp trên phớt lờ, làm mất
đi những hành động tích cực, và có thể có ý đồ vắng mặt.
Đây là một ý đồ mà người đó xử sự, nhằm làm cho mình

được chú ý, ngay cả nếu hậu quả là họ bị khiển trách, bởi vì
họ thích một hành động tiêu cực hơn là bị phớt lờ.
Hiện nay, nhiều công ty vẫn sử dụng TA trong các

chương trình đào tạo của họ. Chẳng hạn, một công ty Hàng
Không đã triển khai một chương trình được gọi là Phân tích
Giải quyết dành cho cách Đối xử với Khách hàng (TACT),
trong đó, các nhân viên bán hàng và thủ quỹ đều được dạy
dỗ để nhận biết một (khách hàng) có thể đang ở trạng thái gì
– và phản ứng đối với trạng thái cái tôi thực sự của chính
mình. Chẳng hạn, một khách hàng la lối và đe dọa nhân
viên, hoặc thọc bàn tay qua cửa sổ có thể ở trong trạng thái
cái tôi của Trẻ con. Một khách hàng cư xử giống như một
“bậc Cha mẹ” sẽ độc đoán và đòi hỏi, có thể để đưa ra những
lời phát biểu chung chung. Trong trạng thái cái tôi của
Người lớn, việc thực hiện quyết định là một phần trong bộ
ba, người đó sẽ bình tĩnh và hợp lý. Người điều khiển
chương trình đào tạo nói: “Chúng ta cố gắng chuyển lối cư
xử sang mức độ của Người lớn, nhưng đôi khi, bạn phải
đóng một vai trò khác. Nếu một khách hàng tức giận phát
xuất từ trạng thái Cái Tôi của Trẻ con, thì có thể nhân viên
muốn lâm vào trạng thái nặng nề của bậc Cha mẹ. Người đó
có thể nói điều gì đó như: “Loại thái độ này không chấp
nhận được ở đây”.
Những thuật ngữ “hành động” và “vỗ về” rất quan
trọng trong TACT. Một nhân viên nói: “Thông thường, tất
cả những điều mà khách hàng cần là một hành động. Chỉ cần
tử tế với họ, và họ sẽ trấn tĩnh lại”.
Sau đây là thủ tục sẽ giúp bạn nhận ra những trạng
thái cái tôi khác nhau trong hành động:

Thủ tục: Bước 1:

Hãy xem xét một hành động tương tác mới đây mà

bạn đã có đối với một đồng nghiệp hoặc cấp trên. Hãy cố
gắng tìm hiểu xem có phải mình đã tương tác như là Trẻ con
cho đến Cha mẹ, Trẻ con cho đến Người lớn, Người lớn cho
đến Người lớn, hoặc Cha mẹ cho đến Trẻ con hay không.
Hành động tương tác này có phù hợp không? Bạn có bất cứ
ý đồ nào đối với người nói chuyện với mình, hoặc người đó
đối với bạn không? Phải chăng một trong hai người đang
mong đợi những hành động từ người kia? v.v

Bước 2:
Bạn đã lên kế hoạch cho những hành động tương tác
nào trong ngày? Hãy chọn một hành động, và lên kế hoạch
để phân tích nó dựa trên cơ sở TA, đối với những Trạng thái
Cái Tôi phù hợp hoặc không phù hợp ở cả hai phía, khi nó
xảy ra.

Bước 3:
Hãy cố gắng nhờ vợ/ chồng, hoặc một người bạn
phân tích Trạng thái Cái Tôi của bạn, khi cả hai người đang
tương tác với nhau. Hãy đọc và thảo luận những cuốn sách
về TA, như “Tôi ổn, Bạn ổn”, và cố gắng áp dụng những
thấu hiểu về chúng vào cuộc sống của bạn.
Để theo dõi nguồn gốc những cảm giác không vui
của bạn, như tức giận, lo lắng, hồi hộp, và chấn chỉnh chúng,
Amy B Barris và Tiến sĩ Thomas Harris đã phát minh và

trình bày một phương pháp hữu ích khác trong cuốn Staying
OK (Nói Đồng ý).

Theo dõi:


Mục đích: Để xử lý những cảm giác không phù hợp và
phản tác dụng.
Tư th
ế:
Không quan trọng.
Thời gian:

Không giới hạn, nhưng có thể phân chia thành
những khoảng thời gian 10 phút.

Thủ tục:
Bước 1:
Hãy thừa nhận cảm giác đối với bản thân. Đôi khi,
bạn không công nhận rằng mình tức giận, ngay cả khi những
người khác vạch ra cho bạn rằng bạn tức giận! Sự thừa nhận
những cảm giác của mình chính là bước đầu tiên để xử lý
chúng.

Bước 2:
Hãy thừa nhận rằng chính Đứa trẻ trong bạn đang trải
nghiệm những cảm giác tiêu cực, vốn là một hình thức của
sự tổn thương về mặt cảm xúc.


Bước 3:
Từ hoặc cụm từ nào tóm tắt tốt nhất cảm giác đó?
Phải chăng đó là: “ngu xuẩn”, “Bạn sẽ không bao giờ đạt tới
bất cứ điều gì”, “thất bại”, “không phù hợp với bất cứ điều
gì”, “thật là trơ tráo” ? Có thể đôi khi trong quá khứ, bạn đã

từng bị tố cáo bằng những lời này, và cảm giác càng củng cố
lời tố cáo.

Bước 4:
Sự kiện gì mới đây đã gây ra cảm giác này? Phải
chăng lời chế nhạo của vợ/ chồng bạn? Thất bại trong việc
thực hiện điều gì đó? Một sai lầm tồi tệ? Người khác nào đó
đã đạt được điều mà bạn mong muốn?

Bước 5:
Trong trường hợp này, con người Cha mẹ nơi bạn
đang nói gì với Đứa trẻ nơi bạn, và Đứa trẻ phản ứng như
thế nào? Bạn có thể hình dung được sự trao đổi không? Hãy
thử hình dung điều này trong vòng vài phút. Qua việc thực
hành, bạn sẽ có khả năng làm điều đó một cách gần như
ngay lập tức. Hãy cố gắng hình dung rằng Cha mẹ và Đứa
trẻ là hai người khác, không phải là bạn. Sự xa cách với các
nhân vật chính sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tái tạo
cuộc đối thoại.




Bước 6:
Bây giờ, bạn có thể làm gì một cách khác biệt? Bạn
đã để cho Người lớn nơi bạn quan sát tình hình. Hãy nghĩ
đến một số giải pháp của Người lớn đối với vấn đề: Làm
sáng tỏ một điểm cùng với người đã gây ra vấn đề này, để
phát hiện xem người đó có ý muốn nói điều mà bạn hiểu
không; nếu chính hành động của bạn gây ra vấn đề, thì hãy

đặt người nào đó vào vị trí của mình. Bạn có phê phán người
đó một cách khắc nghiệt, giống như bạn phê phán đang bản
thân không?

Bước 7:
Lần tới, phải chăng bạn sẽ phản ứng một cách khác
biệt? Chắc hẳn bây giờ bạn đã quyết định rằng mình sẽ phản
ứng như vậy. Hãy cam đoan rằng sẽ không phải là Đứa trẻ
đang phản ứng lại một cách không phù hợp, với những cảm
giác có hại hơn. Thay vào đó, bạn có thể làm cho Người lớn
nơi bạn phản ứng không? Như thế nào?

Qua phương pháp này, bạn sẽ đạt được sự thấu hiểu
hơn đối với những cảm giác của mình, và có một cách xử lý
để kiểm soát chúng.





Kịch bản

Một khái niệm quan trọng trong TA là Kịch bản.
Eric Berne đã nói: “Kịch bản là một kế hoạch cuộc
đời, dựa trên quyết định được thực hiện trong thời thơ ấu, do
cha mẹ củng cố, các sự kiện theo sau biện minh, và lên tới
tột đỉnh trong một khả năng chọn lựa”. Chẳng hạn, cha mẹ
có thể nói với con họ: “Mày sẽ không bao giờ đạt tới bất cứ
điều gì trong cuộc đời”. Khi tin tưởng vào sự khôn ngoan
hiểu biết tất cả mọi sự của cha mẹ nó, đứa con sẽ tiếp thu dự

báo này, hạ thấp tầm nhìn, từ bỏ những hoài bão của mình,
và kết thúc bằng sự thất bại. Bất cứ khi nào các bạn bè hoặc
những người hảo tâm khích lệ đứa con cố gắng hơn và đạt
được một mục tiêu quan trọng, thì lời dự báo của cha mẹ lại
diễn ra giống như một cuộn băng trong tâm trí nó, và khiến
nó bỏ cuộc ngay cả trước khi cố gắng.
Tuy nhiên, đây không phải là một sự kiện phổ biến.
Đứa con khác có thể phản ứng một cách khác hẳn so với dự
báo của cha mẹ nó. Dự báo có thể khiến đứa con tức giận,
động viên nó bằng mọi giá chứng tỏ rằng cha mẹ nó sai lầm
trong lãnh vực mà họ phán đoán là quan trọng. Chẳng hạn,
nếu cha mẹ là luật sư, thì cuối cùng đứa con có thể trở thành
một thẩm phán, chỉ để chọc tức ông bố, mặc dù đứa con
không hề có sở thích đặc biệt đối với ngành luật, và thích trở
thành một nhà khoa học hoặc giáo viên hơn.
Trong cả hai trường hợp được mô tả trên đây, phản
ứng của đứa con đều không phù hợp. Đứa con nên có khả
năng tự quyết định điều gì phù hợp nhất với mình, và đi theo

vận mệnh của mình, không bị đè nặng bởi những ý thích
chợt nảy sinh của cha mẹ.
Liệu pháp Phân tích Giải quyết mô tả nhiều kịch bản
đa dạng, nhưng đại khái, chúng có thể được phân chia thành
ba loại: kịch bản của người chiến thắng, kịch bản của người
thua cuộc, và kịch bản của người không-chiến thắng. Theo
Berne, những người chiến thắng hiểu biết mình muốn gì, đi
theo và đạt được điều đó. Những người thua cuộc có thể đi
theo điều họ mong muốn, nhưng bằng cách này hay cách
khác, họ lại thất bại trong việc đạt được điều đó. Những
người không-chiến thắng ổn định với một kịch bản tầm

thường. Họ không chiến thắng cũng không thua cuộc.
Trong việc đạt được sự tự do từ một kịch bản không
phù hợp, bước đầu tiên là ý thức rằng mình đang đi theo một
kịch bản như vậy, rồi sau đó, thực hiện một nỗ lực có ý thức
để khắc phục điều đó, với sự giúp đỡ của các bạn bè và cố
vấn nào có đủ tư cách nhận biết những khả năng và tính khí
của bạn.
Bởi vì các kịch bản đều do Cha mẹ kiểm soát, nên để
tự giải thoát khỏi họ, người ta phải thoát khỏi quyền kiểm
soát của Cha mẹ, và buông lỏng đối với (Trạng thái cái Tôi
của) cả Đứa trẻ lẫn Người lớn. Sau đây là phương pháp:






Thoát khỏi các Kịch bản

Mục đích: Để giải thoát mình khỏi sự chi phối bởi quyền
lực từ thời thơ ấu.
Tư th
ế:
Không quan trọng.
Thời gian:

Không giới hạn, nhưng có thể phân chia thành
những khoảng thời gian 10 phút.

Thủ tục: Bước 1:


Khi không còn bị quấy rầy, bạn hãy tự hỏi mình
mong muốn điều gì từ cuộc sống, lớn và nhỏ, nếu tiền bạc,
sức khỏe v.v không bị hạn chế. Hãy làm một bản danh
sách dài tùy thích: Một thanh sôcola? Một kỳ nghỉ bên ngoài
thị trấn? Một căn nhà mới lớn hơn? Một chiếc xe thể thao?
Thể lực tốt hơn? Công việc riêng? Để trở thành nhà độc tài
thế giới? Cả một đoàn người phục vụ? Một chiếc du thuyền?
Một chiếc vòng cổ kim cương? Mỗi ngày ba chiếc sà-ri (áo
của phụ nữ Ấn Độ)? 10 triệu đồng rupi? Sở hữu một căn biệt
thự ở Thụy Sĩ? Sở hữu một hậu cung bao gồm các phụ nữ
trên toàn thế giới? Thực hiện một chuyến đi vòng quanh thế
giới?
Phát minh một hình thức năng lực tự do ?
Hãy dành nhiều ngày theo ý muốn của bạn, để làm
một bản danh sách bao quát. Hãy để cho trí tưởng tượng của

bạn bay bổng. Yêu cầu duy nhất là các điều khoản đều tự
nhiên và cụ thể. Hãy cam đoan như vậy.
Nếu bạn cảm thấy hứng thú về việc này, thì bạn có
thể đoan chắc rằng đó là trạng thái của Trẻ con. Nếu bạn
cảm thấy đó là một công việc bổn phận, thì đó là trạng thái
của bậc Cha mẹ – hãy phớt lờ nó đi.

Bước 2:
Hãy để cho Người lớn nơi bạn phê phán những hậu
quả và tính thực tế của những điều khoản trong bản danh
sách của bạn. Một thanh sôcola có thể không đáng mong ước
nếu bạn bị thừa cân. Hãy đánh giá những khó khăn trong
việc đạt được từng điều khoản dựa trên bậc thang 10 điểm,

từ điều khoản dễ dàng nhất đến khó khăn nhất – sau khi gạch
bỏ điều khoản nào không đáng mong ước.

Bước 3:
Khi khởi sự bằng điều khoản dễ đạt được nhất, bạn
hãy bắt đầu hoàn thành từng điều khoản một, theo thứ tự ưa
thích nhất của mình. Hãy phân chia những điều khoản khó
khăn nhất thành các bước, để hoàn tất mỗi điều khoản một
lúc, trong một khung thời gian cụ thể. Mỗi bước không nên
quá khó hoàn tất, sao cho có thể duy trì sự hứng thú của bạn
đối với điều khoản này. Hãy mơ tưởng đến việc đạt được
những mong muốn của mình, và quan sát xem bạn cảm thấy
thế nào. Hãy tự thưởng công cho mình bằng cách nào đó, sau
mỗi bước thành công.


Bước 4:
Hãy cố gắng khám phá những người nổi tiếng đã đạt
được những điều mà bạn muốn đạt được. Hãy đọc về cách
họ làm thế nào để hoàn tất chúng, những khó khăn mà họ đã
khắc phục. Điều này sẽ khích lệ bạn khắc phục những khó
khăn có thể so sánh được.

Bước 5:
Khi những thành tích của bạn phát triển, hãy nhớ lại
những thành tích này bất cứ khi nào bạn có nhiều điều khó
hoàn tất hơn. Hãy sử dụng bất cứ phương pháp nào khác
trong cuốn sách này, mà bạn cảm thấy là sẽ giúp đỡ mình.
Dần dần, bạn sẽ từ bỏ được trạng thái của bậc Cha
mẹ và kịch bản về lối sống mà trạng thái này đã viết ra cho

bạn. Và bạn sẽ phát triển một trạng thái mới của bậc Cha mẹ,
phát xuất từ kinh nghiệm trưởng thành của bạn về những
điều đúng đắn và sai trái.









b. Liệu pháp Nhận thức

Ramesh là viên chức quản trị trong một hội phát triển
nhà ở. Sau khi phục hồi từ một thời kỳ đau yếu ngắn khiến
anh phải nhập viện, anh đã triển khai việc cưỡng bách mình
phải rửa tay cứ sau mỗi 10 phút hoặc đại khái như vậy. Mỗi
lần, anh đều bồn chồn một lúc, và không tập trung chú ý
được, cho đến khi anh đi tới bồn và rửa tay. Bởi vì anh sống
tại Mumbai, và phải đi làm bằng tàu lửa, cách nhà hơn một
giờ, nên anh vẫn phải tạm thời ngắt quãng cuộc hành trình
của mình mấy lần, đi xuống các trạm trên đường để rửa tay.
Thậm chí anh còn phải thức dậy nhiều lần giữa đêm để
nhượng bộ sự bắt buộc này của mình. Khi không thể rửa tay
được, thì vẫn đưa đến hậu quả là nỗi lo lắng trầm trọng.
Cuối cùng, khi anh không còn có thể tiếp tục thói
quen rửa tay của mình được nữa, thì anh đã đến một nhà tâm
lý điều trị được đào tạo về liệu pháp nhận thức. Nhà tâm lý
phát hiện rằng nỗi sợ hãi đối với vi khuẩn đã đưa Ramesh

thường xuyên đến với bồn rửa tay. Việc thẩm vấn thêm còn
bộc lộ rằng bất cứ khi nào Ramesh nghĩ đến những con vi
trùng, thì anh đều tưởng tượng là mình đang nằm hấp hối
trên giường vì bị chứng bệnh nhiễm trùng nào đó. Trong câu
chuyện của họ, nhà tâm lý tình cờ đưa cho Ramesh một bức
tượng nhỏ từ trên bàn của ông, mà Ramesh coi như một vị
thần. Sau khi quan sát bức tượng, Ramesh tự bào chữa và đi
tới bồn rửa tay, nhưng nhà tâm lý đã khóa cửa phòng. Do bị
mắc kẹt, nên Ramesh bắt đầu thở nặng nề, nhịp tim đập
nhanh, và đỏ mặt lên. Anh bắt đầu bị ho, và cảm thấy rất
yếu. Nhà tâm lý đã vạch ra cho Ramesh rằng ngay cả nếu
anh bị nhiễm trùng, thì tình trạng nhiễm trùng vẫn sẽ không

bộc lộ quá sớm đến thế. “Tôi bắt buộc anh ta phải tạm ngưng
hình ảnh trong tâm trí mình, và thường xuyên đánh giá tình
hình. Tôi nói với anh ta rằng tôi đã từng sờ vào bức tượng
hàng tá lần rồi, chỉ cho tất cả các bệnh nhân của tôi, và từ
khi tôi nhận được bức tượng này cách đây 7 năm, cả tôi lẫn
các bệnh nhân của tôi, không một ai bị nhiễm trùng cả. Bí
quyết nằm trong việc khám phá những tư tưởng tự động và
những hình ảnh đều liên kết với sự cưỡng bách của anh ta.
Phần còn lại thật dễ dàng. Ramesh đã học hỏi để hướng tâm
trí khỏi hình ảnh gây sợ hãi mà anh vẫn biết là vô lý, và đã
mất đi nỗi sợ hãi của mình”.
Việc nắm bắt được những tư tưởng tự động hoặc tầm
nhìn của bạn ngay trước khi nỗi lo lắng tấn công, rồi sau đó,
thử thách tính hợp lý của tư tưởng đó, thông qua bất cứ
phương tiện nào sẵn có, thì cuối cùng sẽ loại bỏ được nỗi lo
lắng.
Cũng có thể áp dụng phương pháp này để giải quyết

những xung đột giữa cá nhân với nhau như sau:

Nắm bắt được những Tư tưởng Tự động của Bạn

Mục đích: Cải thiện những Mối Quan hệ Liên Bản vị và
Kiểm soát Cảm xúc.
Tư th
ế:
Không quan trọng.
Thời gian:

Không giới hạn, nhưng có thể phân chia thành
những khoảng thời gian 10 phút.

Thủ tục:

Bài tập này dựa trên liệu pháp nhận thức, đề xuất
rằng các vấn đề liên bản vị giữa chồng và vợ, cấp trên và cấp
dưới, các đồng nghiệp và những người khác, đều diễn ra như
là hậu quả của cách giải thích sai về những động cơ, tư
tưởng và cảm giác của người khác.
Tiến sĩ Aaron Beck đề xuất một thủ tục sáu bước, để
cải thiện những mối quan hệ liên bản vị của bạn.

Bước 1: Học hỏi cách nắm bắt những tư tưởng tự động
của bạn

Khi thái độ của người nào đó gây tức giận cho bạn,
thì bạn hãy cố gắng khám phá xem mình giải thích thái độ
đó như thế nào, tới chừng mức mà nó liên quan đến bạn,

nghĩa là, những tư tưởng nào tự động xảy ra với bạn, khi thái
độ đó gây ra sự phẫn nộ nơi bạn. Có thể những tư tưởng tự
động này : “Anh ta/ cô ta không quan tâm đến tôi”, “Anh ta/
cô ta muốn lợi dụng tôi”, “Anh ta/ cô ta bỏ ra ngoài để làm
bẽ mặt tôi” thường không được biện minh. Chúng xuất hiện
từ cách giải thích sai về những vẻ mặt, giọng nói, cử chỉ vẫn
được bạn và người khác sử dụng với những mục đích khác
nhau. Hãy tự hỏi: Chứng cứ gì ủng hộ cách giải thích của tôi,
và chứng cứ gì chống lại nó? Hãy cố gắng không thiên vị,
như thể cuộc tranh cãi xảy ra giữa người khác và người khác
nào đó, và bạn là trọng tài.

×