Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm các loại sợi phục vụ cho các mặt hàng dệt kim, chỉ thêu và chỉ may

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.66 KB, 53 trang )


VIỆN DỆT MAY












Báo cáo tổng kết dự án:

HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ VÀ SẢN XUẤT THỬ
NGHIỆM CÁC LOẠI SỢI PHỤC VỤ CHO CÁC MẶT
HÀNG DỆT KIM, CHỈ THÊU VÀ CHỈ MAY





Mã số dự án: 05.08 SXTN/HĐ-KHCN
Chủ nhiệm dự án : TS. Nguyễn Văn Thông
Cơ quan chủ trì dự án:
VIỆN DỆT MAY












7678
05/02/2010





Hà Nội, 12 – 2009


VIỆN DỆT MAY













Báo cáo tổng kết dự án:

HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ VÀ SẢN XUẤT THỬ
NGHIỆM CÁC LOẠI SỢI PHỤC VỤ CHO CÁC MẶT
HÀNG DỆT KIM, CHỈ THÊU VÀ CHỈ MAY

Thực hiện theo Hợp đồng số 05.08 SXTN/HĐ-KHCN ký ngày 25 tháng 02 năm
2008 giữa vụ Khoa học và Công nghệ với Viện Dệt May









Người thực hiện: TS. Nguyễn Văn Thông
Các thành viên tham gia: KS. Nguyễn Kim Thanh
KS. Trần Đức Vượng
ThS. Phạn Bích Thủy
KS. Phạm Mỹ Hải
KS. Đinh Thị Lành
ThS. Trần Vă
n Lạc





Hà Nội, 12 – 2009

DANH SÁCH TÁC GIẢ
CỦA DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CẤP NHÀ NƯỚC


1. Tên dự án: Hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm các loại sợi phục
vụ cho các mặt hàng dệt kim, chỉ thêu và chỉ may"
2. Thời gian thực hiện : từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2009.
3. Cơ quan chủ trì: Viện Dệt may
4. Bộ chủ quản : Bộ Công Thương
5. Danh sách các thành viên chính:

TT Họ và tên Chữ ký
1 TS. Nguyễn Văn Thông, chủ nhiệm dự án
2 KS. Nguyễn Kim Thanh, phó chủ nhiệm dự án
3 KS. Trần Đức Vượng
4. Ths. Phạn Bích Thủy
5 KS. Phạm Mỹ Hải
6 KS. Đinh Thị Lành
7 Ths. Trần Văn Lạc

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CHỦ TRÌ DỰ ÁN
MỤC LỤC
Nội dung Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG DỰ ÁN 7
1. Lựa chọn nguyên liệu xơ bông kéo sợi Ne20, Ne30, Ne40 và Ne60 để sản
xuất chỉ móc, chỉ thêu và chỉ may 7
2. Hoàn thiện công nghệ kéo sợi Ne20, Ne30, Ne40 tại xưởng thực nghiệm

kéo sợi Viện Dệt may 13
3. Hoàn thiện công nghệ làm bóng chỉ bông 21
4. Nhuộm chỉ màu đậm bằng thuốc nhuộm Cibacron S 28
5. Hoàn thiện công nghệ nhuộm, hoàn tất các loại chỉ. 33
6. Khối lượng thự
c hiện của dự án 41
KẾT LUẬN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
PHỤ LỤC 44




2

PHẦN MỞ ĐẦU
Dệt may là ngành công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao và tạo nhiều
việc làm. Tuy nhiên một trong những hạn chế của ngành dệt may Việt Nam là tỷ
lệ nội địa hóa trong sản phẩm dệt may còn thấp. Để giảm tỷ lệ nhập khẩu các
loại nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất của ngành, đòi hỏi ngành dệt may phải có
những đối sách, đị
nh hướng mới trong sản xuất kinh doanh của mình. Một trong
những giải pháp được đưa ra là đầu tư công nghệ cho ngành dệt may nhằm tạo
ra các sản phẩm trong nước có chất lượng, có khả năng cạnh tranh và thay thế
nhập khẩu. Việc hoàn thiện và làm chủ các công nghệ và quy trình sản xuất các
mặt hàng sợi chất lượng caơ phục vụ cho sản xuất các mặt hàng dệt kim, chỉ
thêu và chỉ may cho phép khai thác hiệu quả
các thiết bị hiện có, nâng cao tính
cạnh tranh cho sản phẩm dệt may là việc làm cần thiết và thiết thực đối với
ngành dệt may Việt Nam.

Các loại sợi, chỉ từ sợi bông phục vụ sản xuất các mặt hàng chỉ thêu, chỉ
móc, chỉ may và sợi dành mặt hàng dệt kim đã được nhiều nước trên thế giới sản
xuất với chất lượng cao. Đa số các loại sợi bông bông này thườ
ng được kéo trên
dây chuyền kéo sợi nồi cọc cho độ bền cao hơn so với các loại công nghệ khác
(công nghệ kéo sợi OE, kéo sợi ma sát ). tùy theo yêu cầu sử dụng tiếp theo mà
các loại sợi này khác nhau về chi số, độ săn khác nhau. Nhưng một đặc điểm
chung là các loại sợi này được xử lý qua các công đoạn đốt lông, làm bóng, nấu
tẩy, nhuộm và hoàn tất của mặt hàng. Tùy theo yêu cầu kỹ thuật của từng mặ
t
hàng mà cần có công nghệ phù hợp, đấp ứng các yêu cầu kỹ thuật và giá cả của
thị trường.
Ở Việt Nam, trước đây chỉ có nhà máy chỉ khâu Hà Nội thuộc công ty dệt
Phong Phú là nhà sản xuất chỉ may, chỉ móc, chỉ thêu bông có thị phần và chất
lượng cao nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên do quá trình chuyển đổi, tái cơ cấu sản
xuất mà công ty đã ngừng sản xuất các mặt hàng này. Trong những năm qua,
xưởng th
ực nghiệm kéo sợi của Viện Dệt may là nhà cung cấp có uy tín các loại
sợi bông chải kỹ các chi số Ne 20, Ne 30, Ne40 cho nhà máy chỉ khâu Hà Nội.
Công nghệ, thiết bị xử lý hoàn tất chỉ may bông ở nhà máy Chỉ khâu Hà Nội là
công nghệ của Trung Quốc, nhập vào Việt Nam từ năm 1974, là công nghệ ở
trình độ trung bình, phù hợp với các nhà máy có công suất nhỏ, có suất đầu tư
thấp. Các bước công nghệ hoàn tất chỉ may trên thế giới không có thay đổi
nhiều, nhưng các thiết bị được cải tiến tự động hoá, có năng suất cao, cho phép
3

khống chế các điều kiện công nghệ chính xác hơn, năng suất cao hơn. Các thiết
bị này phù hợp với các nhà máy chỉ có năng suất cao, suất đầu tư lớn. Trong dự
án này, trên cơ sở các kết quả của các đề tài nghiên cứu trước đây của Viện và
nhu cầu thị trường, được sự ủng hộ của Bộ Công thương, Viện dệt may đã mạnh

d
ạn đầu tư bổ sung các thiết bị, hoàn thiện công nghệ và trổ chức sản xuất các
loại chỉ thêu, chỉ móc, chỉ may và sợi dệt kim theo yêu cầu của thị trường
Mục tiêu của dự án:
- Hoàn thiện công nghệ kéo sợi bông; các công nghệ xử lý trước, nhuộm và
hoàn tất các loại sợi phục vụ cho sản xuất sản phẩm sợi chỉ móc, chỉ thêu,
chỉ may và sợi dệt kim
- Sản xuất thử nghiệm các mặt hàng sợi làm chỉ móc, chỉ thêu, chỉ may và sợi
dệt kim.
Nội dung:
- Hoàn thiện công nghệ kéo sợi bông chải kỹ Ne20, Ne30 phục vụ cho sản
xuất sản phẩm chỉ móc, chỉ thêu và chỉ may.
- Hoàn thiện các công nghệ xử lý trước, nhuộm và hoàn tất các loại sợi phục
vụ cho sản xuất sản phẩm chỉ móc, chỉ thêu, chỉ may và sợ
i dệt kim.
- Sản xuất thử nghiệm các mặt hàng sợi bông Ne20, Ne30, Ne40 và các mặt
hàng chỉ, sợi trắng và sợi màu phục vụ cho sản xuất sản phẩm chỉ móc, chỉ
thêu, chỉ may và sợi dệt kim.
Các kết quả của dự án cần đạt
- Tạo ra các mặt hàng và làm chủ các công nghệ sản xuất các mặt hàng chỉ
móc, chỉ thêu, chỉ may đáp ứng đáp ứng yêu cầu thị
trường.
- Tổ chức sản xuất 80 tấn chỉ móc, chỉ thêu, chỉ may các loại phục vụ thị
trường.
Bảng 1: Yêu cầu chỉ tiêu chất lượng sản phẩm dự án

Sợi Ne20/3 cho chỉ móc Sợi Ne30/2 cho chỉ thêu
Chỉ tiêu
Nguyên liệu 20/3 Thành phẩm Nguyên liệu 30/2 Thành phẩm
Chi số thực tế Ne 6,6±0,3 6,9±0,3 15±0,5 15,5±0,5

Biến sai chi số ≤ 2,0% ≤ 2,0% ≤ 2,2% ≤ 2,2%
Độ bền đứt (gl) ≥ 1350 ≥ 1400 ≥ 560 ≥ 700
Biến sai độ bền ≤ 8,0% ≤ 8,0% ≤ 9,0% ≤ 9,0%
Độ săn 500±15x/m 500±15x/m 500±15x/m 500±15x/m
Biến sai độ săn ≤ 4,5% ≤ 4,5% ≤ 4,5% ≤ 4,5%
4

Hướng săn ZS ZS ZS ZS
Độ trắng (chỉ trắng) ≥ cấp 10 ≥ cấp 10
Độ bền màu giặt 60
0
C- Màu nhạt
+ Phai màu ≥ 4 ≥ 4
+ Dây màu ≥ 4 ≥ 4
Độ bền màu giặt 60
0
C - Màu đậm
+ Phai màu ≥ 3 - 4 ≥ 3 - 4
+ Dây màu ≥ 3 - 4 ≥ 3 - 4
Độ bền màu ma sát- Màu nhạt
+ Khô ≥ 4 ≥ 4
+ Ướt ≥ 4 ≥ 4
Độ bền màu ma sát - Màu đậm
+ Khô ≥ 3 - 4 ≥ 3 - 4
+ Ướt ≥ 3 ≥ 3
Chỉ may Ne40/2 Sợi dệt kim Ne40/2
Chỉ tiêu
Nguyên liệu 40/2 Thành phẩm Nguyên liệu 40/2 Thành phẩm
Chi số thực tế Ne 19,5±0,5 20,0±0,5 19,5±0,5 20,0±0,5
Biến sai chi số ≤ 2,5% ≤ 2,5% ≤ 2,5% ≤ 2,5%

Độ bền đứt (gl) ≥ 530 ≥ 570 ≥ 480 ≥ 530
Biến sai độ bền ≤ 8,5% ≤ 8,5% ≤ 8,5% ≤ 9,0%
Độ săn 900±25x/m 900±55x/m 500±15x/m 500±15x/m
Biến sai độ săn ≤ 4,5% ≤ 4,5% ≤ 4,5% ≤ 4,5%
Hướng săn SZ SZ ZS ZS
Độ trắng (chỉ trắng) ≥ cấp 10 ≥ cấp 10
Độ bền màu giặt 60
0
C- Màu nhạt
+ Phai màu ≥ 4 ≥ 4
+ Dây màu ≥ 4 ≥ 4
Độ bền màu giặt 60
0
C - Màu đậm
+ Phai màu ≥ 3 - 4 ≥ 3 - 4
+ Dây màu ≥ 3 - 4 ≥ 3 - 4
Độ bền màu ma sát- Màu nhạt
+ Khô ≥ 4 ≥ 4
+ Ướt ≥ 4 ≥ 4
Độ bền màu ma sát - Màu đậm
+ Khô ≥ 3 - 4 ≥ 3 - 4
+ Ướt ≥ 3 ≥ 3
5


Cách tiếp cận và giải pháp công nghệ của dự án:
Sản phẩm sợi, chỉ sản xuất trong dự án thử nghiệm thực hiện theo công nghệ
đã xác định được từ kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu của Viện trước
đây, đồng thời có sự hoàn thiện bổ sung về thiết bị và các thông số công nghệ
cho phù hợp với yêu cầu của thị trường vớ

i từng mặt hàng cụ thể.
Các kết quả chủ yếu của dự án:
1. Xác định yêu cầu chất lượng xơ bông để kéo các loại sợi Ne20; Ne 30,
Ne40 và Ne60 đáp ứng yêu cầu chất lượng phục vụ sản xuất các loại chỉ
Bảng 2: Yêu cầu chất lượng bông xơ để kéo các loại sợi phục vụ sản xuất chỉ
Ne20, Ne30, Ne40 Ne60
Chiều dài 2,5% (mm) 27,5 - 28 28,5 - 29 29 - 31
Độ mảnh (Mic) 3,8 - 4,2 3,5 - 4 3,4 - 3,7
Độ bền tương đối (g/tex) ≥ 28 ≥ 29 29 -32
Tỷ lệ tạp (%) ≤ 2 ≤ 2 ≤ 2

3. Hoàn thiện và xác lập công nghệ kéo sợi bông các chi Ne20, Ne 30, Ne40 tại
xưởng thực nghiệm kéo sợi tại xưởng thực nghiệm kéo sợi – Viện dệt may. Chất
lượng sợi đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng dự án cũng như yêu cầu để sản
xuất chỉ.
4. Hoàn thiện công nghệ làm bóng chỉ may, chỉ thêu. Xác định được các thông
số công nghệ tối ưu của quá trình làm bóng chỉ may, chỉ thêu và chỉ móc . Ch

may Ne40/2 sau làm bóng có độ bền tăng 19,4%, đạt 771gl và độ bóng đạt chỉ
số Bari 145 so với chỉ chưa hoàn thiện công nghệ là 135. Chỉ Ne30/2 làm chỉ
thêu sau làm bóng có độ tăng bền 17,9%, đạt 640,5gl và độ bóng với chỉ số bari
là 149,1đáp ứng yêu cầu của dự án và được khách hàng chấp nhận.
5. Đã ứng dụng thuốc nhuộm Cibacron S để nhuộm các màu đen đậm, đáp ứng
yêu cầu độ đậm màu, độ bề
n màu giặt, ma sát khô, ma sát ướt, độ bền mồ hôi
đều đạt từ cấp 4 và cấp 4-5, được khách hàng đánh giá cao.
6. Đã hoàn thiện và xác lập các thông số công nghệ đốt lông, làm bóng, nấu,
tẩy, nhuộm, làm mềm các loại chỉ may, chỉ thêu và chỉ móc khác nhau, đáp ứng
6


yêu cầu của khách hàng và được các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu chấp
nhận.
7. Dự án đã ổn định công nghệ và tổ chức sản xuất tiêu thụ được 109.630 kg chỉ
các loại (2008: 19.130 kg; 2009: 90.500 kg ), đáp ứng một phần yêu cầu của các
doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu.
7

NỘI DUNG DỰ ÁN
I. LỰA CHỌN NGUYÊN LIỆU XƠ BÔNG KÉO SỢI Ne20, Ne30, Ne40 ĐỂ SẢN XUẤT
CHỈ MÓC, CHỈ THÊU VÀ CHỈ MAY :
1.1 Các yêu cầu của chỉ may, chỉ móc, chỉ thêu bông:
 Chỉ may bông:
Chỉ may vai trò chính trong công đoạn ráp nối các sản phẩm may mặc đồng
thời cũng là một trong số các sản phẩm phụ liệu có yêu cầu về chất lượng cao.
Tùy theo loại sản phẩm may và yêu cầu mà chỉ may có thể sản xuất từ sợi bông,
sợi Pes. Chỉ may bông có khả năng may tốt nhưng độ bền đứt và độ b
ền mài
mòn kém hơn chỉ làm từ xơ tổng hợp. Các nhược điểm khác của chỉ may bông
là nhạy cảm với tác dụng của axit, nấm mốc và tấn công của các vi khuẩn. Ngoài
ra chỉ may bông có độ giãn tương đối thấp. Tuy nhiên, chỉ may bông có khả
năng chịu nhiệt tốt. Các yêu cầu cơ bản đối với chỉ may bông là: độ bền cao;
tính chất ma sát đồng đều; khả năng chịu nhiệt t
ốt; bền với ma sát và độ bền
màu tốt tương ứng với các loại vải may. Để có được chỉ may có chất lượng cao,
các công đoạn cần quan tâm là lựa chọn nguyên liệu, kéo sợi, xe sợi, đốt lông,
làm bóng và nhuộm màu.
Trên cơ sở khảo sát thực tế, yêu cầu của khách hàng, đã xác định được yêu cầu
kỹ thuật của các loại chỉ may trên thị trường như nêu trong bảng 3:
Bảng 3: Yêu c
ầu kỹ thuật các mặt hàng chỉ may và sợi dệt kim

Sợi dệt kim Chỉ may
Các chỉ tiêu

Đơn vị
Ne 60/2 Ne 40/2 Ne 60/3
Chi số Ne 30± 0,5 20±0,5 20±0,5
Độ bền đứt gl > 420 > 540 > 650
Độ săn X/m 750±20 900±25 850±25
Độ trắng ( chỉ trắng) Cấp > 10 > 10 > 10
Độ bền màu giặt( chỉ màu )
- Màu đậm :
+ Phai
+ Dây
- Màu nhạt :
+ Phai
+ Dây
Cấp



>
3 - 4
>
3 - 4

>
4
>
4



> 3 - 4
>
3 - 4

>
4
>
4





>
4
>
4
8

 Chỉ thêu, chỉ móc bông:
Các sản phẩm thêu móc luôn là biểu thị sự khéo léo của con người mang tính
nghệ thuật hoặc những đồ trang trí trong gia đình. Các sản phẩm đó được tạo
nên từ những đường may thêu trên vải bằng chỉ thêu hoặc sợi .Ngoài ra thêu ren
còn có thể kết hợp từ những nguyên liệu khác như dây kim loại, ngọc trai, các
hạt trang sức để tạo ra những bức tranh trang trí trong gia đình. Đặc trư
ng của
thêu ren là kỹ thuật cơ bản từ các đường thêu, may được tạo ra từ phương pháp
thủ công (bằng tay) hoặc bằng máy. Sản phẩm thêu đẹp ngoài sự thiết kế vải kết
hợp sự khéo léo của con người hoặc sự hoàn thiện về thiết bị, chỉ thêu cũng là

một yếu tố quan trọng để thực hiện cho công việc của thêu ren.

Chỉ thêu được làm từ cả các loại xơ sợi: bông, vixco, polyeste, tơ tằm và acrylic.
Để lựa chọn chỉ thêu có rất nhiều tiêu chí như khả năng khâu thêu,chất lượng
yêu cầu của sản phẩm thêu và cả chi phí.
Với ưu điểm có độ mềm mại, sáng bóng, chỉ bông làm bóng chủ yếu dùng để
thêu tay hoặc thêu máy và được sử dụng nhiều chỉ sau chỉ thêu vixco. Nếu cần
chỉ thêu bông có chất lượng cao, nên s
ử dụng bông xơ dài, chúng sẽ có độ mềm
mại, độ bền và ánh sáng bóng tốt hơn.
Đối với chỉ thêu, thường được xe đến độ săn phù hợp để đảm bảo việc phủ kín
mũi kim tốt. Một điều quan trọng để đạt được độ mịn cần thiết cho một mẫu
hàng và đảm bảo các mẫu thêu sản xuất nhiều lần có độ mịn gi
ống nhau. Để đạt
được yêu cầu này thì việc đảm bảo độ đều chi số và việc lựa chọn độ săn phù
hợp là cần quan tâm.
Các chỉ tiêu kỹ thuật cần quan tâm đối với chỉ thêu bông là: độ bóng, độ mềm
mịn, độ bền màu đối với tẩy cao và độ bền cao ( đối với chỉ thêu máy). Đối với
chỉ Vixco, tơ tằm, polyeste, bản chất của xơ sợ
i này đã có độ bóng tự nhiên mà
không cần qua xử lý kiềm bóng. Nhưng đối với chỉ thêu bông, khâu làm bóng là
rất quan trọng. Nó không những làm cho chỉ được sáng bóng mà còn tăng khả
năng hấp thụ thuốc nhuộm,cải thiện tính ổn định kích thước, độ trơn mượt và
tăng độ bền. Để có được sản phẩm chỉ thêu và chỉ móc bông có độ bóng, độ
mềm mại, độ bền màu cao, ngoài yêu cầu về nguyên liệ
u bông, các công đoạn
9

cần quan tâm trong không chế các thông số công nghệ là : Đậu, xe sợi, đốt lông,
làm bóng và nhuộm màu.

Bảng 4: Yêu cầu kỹ thuật các mặt hàng chỉ thêu và chỉ móc
Chỉ
thêu
Chỉ móc
Các chỉ tiêu Đơn vị
Ne30/2 Ne20/3 Ne20/2/3 Ne30/3 Ne30/2/3
Chi số Ne
15± 0,5 6,6 ± 0,3 3,3 ± 0,3 10 ± 0,3 5 ± 0,3
Độ bền đứt gl >560 >1400 >2600 >900 >1800
Độ săn X/m
500 ±20 500 ±20 855/420 625 ±20 1150/450
Độ trắng (chỉ trắng) Cấp > 11 > 11 > 11 > 11 > 11
Độ bền màu giặt
- Màu đậm :
+ Phai
+ Dây
- Màu nhạt :
+ Phai
+ Dây
Cấp




>
3 - 4
>
3 - 4

>

4
>
4


>
3 - 4
>
3 - 4

>
4
>
4


>
3 - 4
>
3 - 4

>
4
>
4


>
3 - 4
>

3 - 4

>
4
>
4


>
3 - 4
>
3 - 4

>
4
>
4

1.2 Xác định yêu cầu chất lượng xơ bông kéo sợi Ne20, Ne30, Ne40 để sản
xuất chỉ:
Việc xác định yêu cầu chất lượng bông xơ phục vụ cho việc kéo sợi
không chỉ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sản phẩm mà còn đảm bảo yếu tố giá
thành sản xuất và hiệu quả kinh tế của quá trình kéo sợi.
• Với sợi Ne 20/1 và 30/1 cho chỉ thêu, móc :
Với loại sợi này, chủ yếu là dùng loại xơ bông có chiều dài staple trung bình
và độ mảnh trung bình, chiếm tới 90% sản lượng bông thế giới. Chỉ tiêu độ bóng
được quan tâm đầu tiên đối với sản phẩm này. Theo tiêu chuẩn phân cấp bông
GOST 3279 -76 bông xơ trung bình dùng để sản xuất chỉ thêu móc phải là bông
có chỉ tiêu chất lượng sau:
- Chiều dài phẩm chất (mm) : 30 -31 mm

- Độ bền xơ đơn ( CN/xơ ) : 3,8 - 4,0
- Hệ số độ chín : 1,8 - 2,0
-
Độ mảnh (m/g) : 6500 - 6800
10

Tiêu chuẩn bông xơ của Ấn Độ ( đo trên hệ thống HVI) với các loại xơ trung
bình và xơ mảnh nêu trong bảng 5:
Bảng 5: Tiêu chuẩn xơ bông kéo sợi Ne 20/1 - 30/1
Loại xơ Chỉ số sợi
CSP
Chiềudài2.5%
( mm)
Hệ số
độ chín
Độ bền
(g/tex)
Mic
( µg/ich)
2200 28,0 0,85 28 4,0
2300 29,0 0,9 29 3,9
Xơ trung
bình
2400 30,0 0,9 30 3,8
2200 28,5 0,85 27 3,4
2300 30,0 0,9 28 3,3
Xơ mảnh
2400 31,0 0,9 29 3,2
• Với sợi Ne 40/1 cho chỉ may, dệt kim :
Sợi Ne40/1 cho chỉ may đòi hỏi nguyên liệu bông cấp I có độ bền, chiều dài

xơ tốt và độ mảnh thấp hơn so với bông dùng cho chỉ thêu móc. Theo tiêu chuẩn
phân cấp bông GOST 3279 -76 bông xơ trung bình dùng để sản xuất chỉ khâu
phải là bông có chỉ tiêu chất lượng sau:
- Chiều dài phẩm chất (mm) : 30 -32 mm
- Độ bền xơ đơn ( CN/xơ ) : 3,8 - 4,0
- Hệ số độ chín : 1,8 - 2,0
- Độ mảnh (m/g) : 6800 - 7000
Tiêu chuẩn bông xơ của Ấn Độ ( đo trên hệ thống HVI) với các loại xơ trung
bình và xơ mảnh nêu trong bảng 6:
Bảng 6: Tiêu chuẩn xơ bông kéo sợi Ne 40/1cho chỉ may
Loại xơ Chỉ số sợi
CSP
Chiềudài2.5%
( mm)
Hệ số
độ chín

Độ bền
(g/tex)
Mic
( µg/ich)
2300 28,5 0,85 28 3,8
2400 29,5 0,9 29 3,7
Xơ trung
bình
2500 30,0 0,95 30 3,7
2300 28,5 0,85 28 3,4
2400 30,0 0,9 28,5 3,3
Xơ mảnh
2500 31,0 0,95 29 3,2


11

Theo tiêu chuẩn phân cấp bông GOST 3279 -76 bông xơ mảnh dùng để sản
xuất chỉ may Ne 60 là bông cấp O hoặc cấp I có chỉ tiêu chất lượng sau:
- Chiều dài phẩm chất (mm) : 34 -35
- Độ bền xơ đơn ( CN/xơ ) : 3,9- 4,2
- Hệ số độ chín : 1,8 - 2,0
Tiêu chuẩn bông xơ của Ấn Độ ( đo trên hệ thống HVI) để kéo sợi Ne60
với các loại xơ thô và xơ mịn nêu trong bảng 7:
Bảng 7: Tiêu chuẩn x
ơ bông kéo sợi Ne60
Loại xơ Chỉ số sợi
CSP
Chiều dài2.5%
( mm)
Hệ số độ
chín
Độ bền
(g/tex)
Mic
( µg/ich)
2300 27,5 0,85 28,5 3,5
2400 30,0 0,9 29,0 3,4
Xơ mịn
2500 31,0 0,9 30,0 3,4

Trong quá trình triển khai dự án, các giống bông nhập về đều được kiểm tra
trên hệ thống HIV tại Viện Dệt may và được kiểm chứng lại theo công thức sau
để xác địnhkhả năng kéo sợi của các loại bông xơ:

*Công thức của GS. A.N. Xôlôviép


Trong đó: P
o
- Độ bền tương đối của sợi (cN/tex)
P
x
- Độ bền xơ đơn (cN)
L
pc
- Độ dài phẩm chất của xơ bông (mm)
T
s
- Độ mảnh của sợi (tex)
T
x
- Độ mảnh của xơ (tex)
H
o
- Độ không đều riêng của sợi (chải kỹ = 3,5 - 4,0)
h - Hệ số đặc trưng trạng thái thiết bị (0,85 - 1,1)
k - Hệ số hiệu chỉnh độ săn (xác định theo hiệu số giữa hệ số săn thực
tế α
T
và hệ số săn tới hạn α
TKp
)
Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác và đảm bảo tính khoa học, có thể dự
báo chất lượng sợi qua công thức tính chỉ số độ bền tương đối của sợi đơn CSP

η
.)
5
1)(
65,2
0375,01( k
L
T
T
H
T
P
P
pc
x
s
o
x
x
o
−−−=
12

(Count lea Strength Product) của SITRA (ấn độ).
Đối với sợi chải kỹ :


Trong đó: CSP - Chỉ số đánh giá khả năng kéo sợi
C - Chi số danh nghĩa (Ne)
W - Bông rơi chải kỹ (%)

FQI - Chỉ tiêu đánh giá chất lượng xơ và được xác định như sau
f
LSm
FQI =

FQI - Chỉ tiêu đánh giá chất lượng xơ
L - Chiều dài 50 % SL (= chiều dài 2,5 % )
S - Độ bền chùm xơ (g/tex) đo tại miệng kẹp = 3 mm
f - Độ mảnh (Micronaire)
m - Hệ số độ chín được tính : MAT =( m- 0,301) (2,252 -0,516m
Bảng 8: Chất lượng xơ bông thử nghiệm các loại chỉ
TT Chỉ tiêu chất lượng Đơn vị KéoNe40,
Ne30,Ne20
Kéo sợi
Ne60
1 Chiều dài chủ thể mm 28,86 30,96
Chiều dài phẩm chất mm 32,81 35,44
Cơ số % 41,51 33,97
Độ đều 1198 1050

Tỉ lệ xơ ngắn ≤ 16,0mm
% 6,58 7,1

Tỉ lệ xơ ngắn ≤ 12,7mm
% 4,21 5,9
2 Chiều dài 2,5 % mm 29,72 29,92
Độ đều (UR) % 53,7 54,6
Chiều dài UHML mm 28,8 29,1
Chỉ số độ đều (Unf) % 82,3 84,5
Độ bền tương đối G/tex 28,6 33,28

3 Phần trăm xơ chín % 87,6 87,6
Chỉ số độ chín ( Mat) 0,88 0,98
Hệ số độ chín 1,8 1,86
4 Tỷ lệ tạp % 3,18 2,4
5 Độ ẩm % 7,0 7,4
6 Giá trị Micronaire
µg/inch
3,8 3,6
[
]
)
100
1(.13)1(320(
W
CFQICSP +−+=
13

Trong thực tế triển khai dự án, do yêu cầu giá của các loại bông đáp ứng
yêu cầu kéo sợi Ne40 và sợi Ne 30 và Ne20 không quá cao, để thuận lợi cho
việc mua bông xơ, đồng thời cải thiện chất lượng sợi Ne20 và Ne30, chúng tôi
đã sử dụng các loại bông xơ để kéo các loại sợi chỉ như trong bảng 8.
II. HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ KÉO SỢI Ne20, Ne30 và Ne40 TẠI XƯỞNG THỰC
NGHIỆM KÉO SỢI VIỆN DỆT MAY.
Cả ba loại sợi trên đều được kéo trên dây chuyền kéo sợi chải kỹ
Quy trình công nghệ kéo sợi chung
Cung bông

Chải thô

Ghép sơ bộ


Cuộn cúi

Chải kỹ

Ghép


Máy thô

Máy con

Máy ống.
Trong quá trình kéo sợi Ne20/1 và 30/1 cho chỉ thêu, chỉ móc, các thông số
công nghệ về cơ bản được tính toán thiết kế giống như cho các mặt hàng chải kỹ
phục vụ cho vải may. Tuy nhiên, trong công đoạn chải kỹ đã tăng tỉ lệ bông rơi
để giảm độ xù lông và tăng độ đều cho sợi
Đối với quá trình kéo sợi cho chỉ may Ne 40/1 để đảm bảo chất lượng sợi theo
yêu cầu, cầ
n phải hiệu chỉnh một số thông số công nghệ sau :
 Công đoạn máy cung bông :
a. Điều chỉnh cự ly máy xé 3 trục :
Do tỉ lệ tạp trong bông nhiều chiếm khoảng 3- 4%,vì vậy chúng tôi phải hiệu
chỉnh lại cự ly máy xé 3 trục để tăng khả năng loại tạp.

Cự ly Trước điều chỉnh Sau điều chỉnh
Ghi 10/28/42 22/45/55
Trục đư
a và trục xé I 2,45 3,0
Sau khi đã điều chỉnh nhận thấy rằng tỉ lệ tạp rơi nhiều lên đồng nghĩa với

các miếng xơ được xé và làm sạch hơn.
b/Điều chỉnh cự ly giữa các thanh ghi: Cự ly giữa các thanh ghi ảnh hưởng
đến loại trừ tạp. Căn cứ vào chất lượng nguyên liệu sử dụng và trạng thái rơi
trong hòm bông mà điều chỉnh khoảng cách cho hợ
p lí. Để tăng việc loại bỏ tạp
chất,ta điều chỉnh cự ly thanh ghi ở mức rộng (có 3 mức: Nhỏ, trung bình, rộng).
14

 Công đoạn máy chải kỹ:
Để cải thiện độ bền và độ đều cho sợi hơn, điều chỉnh bông rơi chảy kỹ ở 16 -
17% tùy theo chất lượng xơ. Mật độ kim lược chải tăng từ 26 kim/cm lên 28
kim/cm. Tăng lực ép bộ kéo dài để khắc phục độ đồng đều .
 Công đoạn máy sợi con
Giảm bội số kéo dài khu sau t
ới 1,14 để giảm độ không đều thân sợi. Tăng độ
mềm suốt cao su trước từ 68 xuống 63 độ Shore, suốt sau từ 73 xuống 68 độ
Shore. Lực ép suốt tăng từ 2,2 tới 2,5 bar. Tăng độ săn từ 900 tới 950 x/m để
tăng độ bền và giảm độ xù lông của sợi . Để giảm độ xù lông sợi, đã thực hiện
thay biên dạng khuyên từ dạng EMT sang dạng EM .
2.2. Các thông số công ngh
ệ kéo sợi Ne 40/1:
Đã tiến hành thực nghiệm kéo sợi Ne40 trên dây chuyền kéo sợi tại Viện
dệt may. Các thông số công nghệ ở các công đoạn được hiệu chỉnh thiết kế như
sau:
1. Dây bông - Trustschler
Xé trộn

Xé nghiêng

Xé 3 trục


Máy tụ bông

Lồng lờ

Đầu cân
- Thông số công nghệ:
+ Máy trộn :
- Tốc độ tay đánh 420 V/phút
- Tốc độ phên gai nghiêng 70m/phút
- Tốc độ phên đưa 1,25 m/phút
+ Máy xé nghiêng :
- Vận tốc quay của trục dao 470 Vg/phút
- Tốc độ trục đưa bông 7,6 Vg/phút
+Máy xé 2 trục :
- Tốc độ tay đánh 380 Vg/phút
+ Đầu cân :
- Tốc độ trục cuộn bông 12 Vg/phút
- Tốc độ ra bông 8,3 m/phút
- Tốc độ tay đánh 900Vg/phút
- Tố
c độ quạt 1100 Vg/phút
- Trọng lượng quả bông 20 kg
- Chiều dài quả bông 50 m
- Chi số quả bông Nm 0,0025
15

2. Máy chải thô - Lashmir (LC300)
+ Thông số công nghệ:
- Chi số vào Nm 0,0025

- Chi số ra Nm 0,2
- Tốc độ thùng con 30 v/ph
- Tốc độ thùng lớn 430 v/ph
- Tốc độ trục gai 1100 v/ph
- Tốc độ mui 240mm/ph
- Bông rơi 5-6 %
+ Cự ly các bộ phận công tác ( mm):
- Trục gai - bàn đưa bông 0,55
- Trục gai - dao gạt bụi 0,3
- Trục gai - Thùng lớn 0,25
- Mui - thùng to 0,35 - 0,3 - 0,25 - 0,3
- Ghi dưới - thùng to 0,5 -1,2 -2,5
- Bản thép sau trên - thùng to 0,7
- Bản thép sau dưới - thùng to 0,63
- Bản thép trước trên - thùng to 0,85
- Bản thép trước dưới - thùng to 20 - 25 - 30 - 15
- Thùng to - thùng con 0,12
- Thùng con - trục bóc 0,25
- Thùng to - mui cố định 0,15
3. Ghép sơ bộ - Lashmir Ldo/6
+ Thông số công nghệ:
- Chi số vào Nm 0,2
- Chi số ra Nm 0,2
- Số mối ghép 8 mối
- BSKD 8
- Cự ly tâm suốt vào 40 - 40
- Tốc độ ra cúi 350 m/ph
- Cự ly tâm suốt ra 43 – 43
4. Máy cuộn cúi - Lashmir LE 4/1A
+ Thông số công nghệ:

- Chi số vào Nm 0,2
16

- Chi số ra Nm 0,0174
- Số mối vào 24 mối
- BSKD 2,088 lần
- Tốc độ trục cuộn 60 m/ph
- Bánh xe kéo dài Z 47
- Cự ly : Khu sau 31
Khu kéo dài chính 26
5. Máy chải kỹ - Lashmir LK 250
+ Thông số công nghệ:
- Chi số vào Nm 0,0174
- Chi số ra Nm 0,2
- BSKD 49,1 lần
- Tỉ lệ bông rơi 16- 18%
( Tuỳ thuộc vào tỉ lệ xơ ngắn của bông vào)
- Tốc độ trục kim 200 v/ph
- Đường kính suốt kim loại 40 - 32
- Mật độ lược 28 kim/cm
+ Cự ly các bộ
phận công tác:
- Cự ly bề mặt suốt phân ly 5 mm
- Mép hàm cặp trên - kim chải 0,6 mm
- Mép hàm cặp dưới - suốt phân ly 9,5 mm
- Trục đưa bông - đường nén suốt 50 mm
- Lược trên - suốt phân ly dưới 1,5 mm
- Lược trên - suốt phân ly trên 1,0 mm
- Đường nén trục đưa bông - hàm cặp trên 7 mm
- Cự ly suốt dưới 1 và 2 10

" 2 và 3 20
6. Ghép sau - Rieter RSB-D30
+ Thông số công nghệ:
- Chi số vào Nm 0,2
- Chi số ra Nm 0,2
- Số mối ghép 8 mối
- BSKD 8,2
- Cự ly tâm suốt 40,5 - 40
- Tốc độ ra cúi 350 m/ph
17

- Bánh xe kéo dài 58/100
7. Máy sợi thô - Lashmir Lf1400
+ Thông số công nghệ:
- Chi số vào Nm 0,2
- Chi số ra Nm 1,5 ( để kéo sợi Ne 40/1)
- BSKD 7,5
- Tốc độ cọc 900 v/ph
- Độ săn sợi thô 5 x/m
- Cự ly tâm suốt 56 -70
8. Máy sợi con - Lashmir LG5/1
+ Thông số công nghệ:
- Chi số vào Nm 1,5
- Chi số ra Nm 67 Cot CK
- Tốc độ cọc 13.000 v/ph
- Khuyên 5/0 EM
- BSKD 44.6
- Kéo dài khu sau 1,37
- Độ săn 950 x/m
- Cự ly suốt 42,5 - 60 mm

9. Máy ống- Trung quốc
- Tốc độ ống khía 800 m/phút
- Có bộ phận cắt điểm dày, mỏng theo phươ
ng pháp QS6
Bảng 9: Số liệu thí nghiệm qua các công đoạn
Công đoạn
Các chỉ tiêu
Bông Chải thô Ghép
sơ bộ
Chải kỹ Ghép Thô
N
tt
0,002 0,2 0,2 0,2 0,2 1,5
CV (%) 1,65 2,30 0,86 1,85 0,64 0,66
U (%) 3,46 3,92 3,44 2,60 3,77
+ Kết tạp màng bông chải : 21 điểm/bảng
+ Tỉ lệ xơ ngắn chải kỹ : 15,8 %
Qua bảng trên, ta thấy bán thành phẩm của các công đoạn đều đạt ở đường
30% ( Theo Uster statistic 2006 )


18

Bảng 10 : Kết quả thử nghiệm sợi Ne40
Kết quả

T.T

Các chỉ tiêu chất lượng


Đơn vị
Dự án Yêu cầu
1 Chi số sợi Ne 38,9 40 ±1
2 Hệ số biến sai (Cv) % 2,1 < 3,0
3 Độ bền đứt gl 235 > 230
4 Biến sai độ bền ( Cv) % 11,5 < 12
5 Độ săn X/m 985 950 + 25
6 Biến sai độ săn % 5,2 < 5
7 Độ bền tương đối gl/tex 15,8 >15,5
8 Hướng xoắn S S
9 Độ đều sợi ( U ) % 11,8 < 11,5
10 Điểm mỏng Điểm/km 12 < 20
11 Điểm dày Điểm/km 94 < 100
12 Kết tạp Điểm/km 187 < 200
13 Độ xù lông % 5,8 < 5,3
Bảng 11 : Kết quả thử nghiệm sợi Ne 20/1 – Ne 30 /1
Kết quả
Ne20/1 Ne30/1

TT

Các chỉ tiêu chất
lượng

Đơn vị
Dự án Yêu cầu Dự án Yêu cầu
1 Chi số sợi Ne 20,1 20± 0,3 29,8 30± 0.5
2 Hệ số biến sai (Cv) % 1,8 < 2,7 1,9 < 2.8
3 Độ bền đứt gl 480 > 470 270 > 280
4 Biến sai độ bền ( Cv) % 10,3 < 10 10,5 < 11

5 Độ săn X/m 660
630 ± 20
750
730 ± 20
6 Biến sai độ săn % 4,8 < 4,5 4,3 < 4.5
7 Độ bền tương đối gl/tex 16,1 15.9 13,9 > 14.0
8 Hướng xoắn Z Z Z Z
9 Độ đều sợi ( U ) % 9,3 < 9,5 10.6 < 11
10 Điểm mỏng Điểm/km 8 < 10 13 < 15
11 Điểm dày Điểm/km 42 < 40 67 < 80
12 Kết tạp Điểm/km 82 < 80 123 < 120
13 Độ xù lông % 6,8 < 7,2 6,3 < 6
Với các số liệu kiểm tra chất lượng trên, các loại sợi sản xuất ra đều đạt yêu
cầu để làm chỉ thêu, móc và chỉ may. Qua triển khai chạy thử nhiều lần đối với
bông xơ cấp I để sản xuất sợi phục vụ cho 2 loại mặt hàng: chỉ thêu móc; chỉ
may Ne 40/2 chúng tôi có một số nhận xét sau :
19

* Nguyên liệu :
Khi triển khai sản xuất với 3 loại chi số, bông xơ cấp I nhập về phải đáp ứng
các chỉ tiêu dưới đây để kéo được sợi Ne 40/1 phục vụ làm chỉ khâu.
+ Theo hệ thống kiểm tra HVI :
- Chiều dài xơ UHL : 28 – 29 mm
- Độ mảnh Micronaire : 3.5 - 3,8
- Độ bền tương đối ( g/ tex) : 28- 30 g/tex
- Tỉ lệ tạp (%) : <
3
* Thiết bị :
Kéo sợi Ne20, Ne30 làm chỉ thêu, chỉ móc về cơ bản không cần phải hiệu
chỉnh các thông số công nghệ trừ việc tăng cường loại bỏ tạp chất và xơ ngắn.

Nhưng khi kéo sợi chi số Ne 40/1 cho chỉ may phải chú ý đến đến các thông số
công nghệ như cự ly, lực ép và tốc độ xé và chải xơ để tránh gây ra hiện tượng
bị tổn thương xơ
trong quá trình gia công.
Sau khi có sợi đơn để phục vụ cho chỉ thêu, móc và chỉ khâu, chúng tôi tiến
hành xe sợi. Để có các sản phẩm đạt được yêu cầu ngoại quan như chỉ thêu cần
độ mềm mại; chỉ móc nổi “cát” trên thân sợi; chỉ khâu có độ bền đứt cao, việc
xác định α
săn
hợp lý cho từng sản phẩm là rất quan trọng.
- Đối với chỉ thêu và dệt kim :
+ Sợi chi số Ne 30/ 2 CK có độ săn : 500x/m (α
s
ăn
= 100)
+ Sợi chi số Ne 60/ 2 CK có độ săn : 750x/m (α
s
ăn
= 105)
- Đối với chỉ móc :
+ Sợi chi số Ne 20/3 CK có độ săn xe : 500 x/m (α
s
ăn
= 150 )
+ Sợi chi số Ne 20/2/3 CK có độ săn : 850/400 x/m (α
s
ăn
=205/ 170)
+ Sợi chi số Ne 30/2/3 CK có độ săn : 1150/450 x/m (α
s

ăn
=225/ 155 )
- Đối với chỉ khâu :
+ Sợi chi số Ne 60/3 CK có độ săn : 850 x/m ((α
s
ăn
= 145 )
+ Sợi chi số Ne 40/2 CK có độ săn : 900 x/m (αsăn = 155 )
Trong quá trình xe nên quan tâm đến độ đồng đều sức căng khi đậu và kiểm
tra sức căng của các dây săng trên thiết bị xe để giảm hệ số biến sai độ săn - độ
bền và làm cho thân sợi có độ đều cao.


20



Bảng 12: Kết quả thử nghiệm sợi Ne 20/3; Ne 30 /2; Ne 40/2 và Ne60/2
KẾT QUẢ
Chỉ khâu Chỉ thêu Sợi dệt kim Chỉ móc
Ne 40/2 Ne 30/2 Ne 60/2 Ne 20/3 Ne 20/2/3 Ne 30/2/3
T.
T

Chỉ tiêu

Đơn
vị
Dự án Y. cầu Dự án Y.cầu Dự án Y.cầu Dự án Y. cầu Dự án Y. cầu Dự án Y. cầu
1 Chi số Ne 19,7 20±0,5 14,8 15± 0,5 29,7 30± 0,5 6,4 6,6± 0,3 3,2 3,3± 0,3 4,8 5± 0,3

2 Độ bền đứt gl 550 > 540 565 > 560 438 > 420 1430 >1400 2610 >2600 1836 >1800
3 Biến sai độ bền % 8,7 < 8,5 8,6
≤ 9.0
8,7
≤ 9.0
7,8
<
8,0
6,7 <
7,0 6,9 < 7,0
4 Độ săn X/m 915 900±25 515 500±20 745 750±20 496 500±20 855/420 850/400 1145/440 1150/450
5 Biến sai độ săn % 4,7 < 4,5 4,1
≤ 4.5
4,7
≤ 4,5
4,0 < 4,5 < 4,5 < 4,5
6 Hướng xoắn SZ SZ ZS ZS ZS ZS ZS ZS ZSZ ZSZ ZSZ ZSZ


21

III. HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ LÀM BÓNG CHỈ BÔNG
3.1. Giới thiệu máy làm bóng sợi ZS-40/4:
Công nghệ làm bóng đã đựơc nhiều công trình nghiên cứu và ngày càng
được cải tiến để không ngừng nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm từ sợi
bông. Các thiết bị làm bóng sợi bông ngày nay cũng đã được nghiên cứu cải tiến
cùng với sự phát triển của ngành sản xuất dệt may để phục vụ cho yêu cầu sản
xuất làm chỉ may, chỉ thêu, móc, sợi dệt kim Trong dự án này các qui trình
làm bóng sợi được hoàn thiện trên cơ sở máy làm bóng ZS 40/4 tại xưởng thực
nghiệm của Viện Dệt may.









Hình 1: Máy làm bóng con sợi ZS-40/4 ( Trung Quốc)
Tuỳ theo mỗi loại thiết bị mà người ta thiết kế kích thước con sợi có thể
lớn nhỏ khác nhau. Đối với máy làm bóng ZS-40/4 hiện có tại Viện Dệt may,
theo khuyến cáo của nhà sản xuất, con sợi thường được guồng có chu vi 1370
mm, trọng lượng một con sợ
i khoảng 60 ÷ 100 g và một lượng sợi khoảng 1,5
kg được lồng vào hai trục có thể điều chỉnh được khoảng cách. Sợi ở trạng thái
căng được chuyển động trong dung dịch nhờ chuyển động quay của 2 trục, quá
trình ngấm kiềm, tạo sức căng và giặt diễn ra tự động (Hình 1).Theo qui trình
này thì một chu kỳ từ 5 đến 6 phút, có thể xử lý đồng thời từ 6 đến 8 kg sợi/ 4
cặp tay đòn. Ở máy làm bóng này, tất cả các quá trình như kiểm soát nồng độ và
nhiệt độ dung dịch kiềm, bổ xung và thu hồi xút, cũng như tạo sức căng và giặt
sạch kiềm đều tự động hoá, vì vậy tính hiệu quả rất cao.
22

Qui trình hoạt động của máy làm bóng ZS 40/4:
Trong giai đoạn đầu, sợi được lồng vào 04 cặp tay đòn của máy làm
bóng. Sau khi đóng cửa máy và bắt đầu vận hành, xút được vào trong buồng
chứa sợi thông qua các lỗ rỗng của các thanh tách sợi. Ban đầu sợi được kéo
căng ở mức độ thấp để đảm bảo mức độ ngấm kiềm là tốt nhất. Sau khoảng thời
gian 60 giây khi xút đã cấp tớ
i mức yêu cầu, sợi bắt đầu được kéo căng đến mức

cần thiết tương ứng gần với chiều dài ban đầu. Ở giai đoạn này đồng thời theo
dõi thay đổi thời gian ngấm kiềm và sức căng của sợi. Quy trình làm bóng được
cài đặt sẵn trên máy, tuỳ theo loại sợi và mục tiêu làm bóng mà lựa chọn quy
trình với thời gian và mức căng sợi thay đổi tuỳ ý sau đó sợi
được ép tách xút và
giặt nóng, giặt lạnh. Sợi sau khi kiềm bóng được đưa vào nấu tẩy và xử lý các
bước tiếp theo.
Sau khi khảo sát quy trình công nghệ làm bóng sợi ở các nhà máy và tại
xưởng thực nghiệm viện Dệt may. Căn cứ vào tài liệu nghiên cứu lý thuyết về
làm bóng và thực tế sản xuất, chúng tôi áp dụng quy trình làm bóng với các
thông số công nghệ cơ bản và giải pháp kỹ thuật sau:
¾
Về nồng độ NaOH: Trong quá trình làm bóng do lượng kiềm bị xơ
bông hấp thụ một phần nên nồng độ của dung dịch kiềm bị giảm xuống. Ở thiết
bị có hệ thống theo dõi nồng độ xút và được liên tục bổ xung để đảm bảo đúng
nồng độ yêu cầu trong suốt quá trình là 30
O
Be'.
¾
Về nhiệt độ dung dịch kiềm: Phản ứng của xơ bông với kiềm có toả
nhiệt. Do đó nếu không theo dõi khống chế nhiệt độ của dung dịch kiềm quá cao
thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng kiềm bóng. Về mặt lý thuyết, nhiệt độ dung
dịch làm bóng không nên cao quá 33
o
C và nếu khống chế nhiệt độ dưới 20
o
C sẽ
cho kết quả độ bóng tốt hơn. Tuy nhiên để đảm bảo tính kinh tế và yêu cầu độ
bóng thực tế, chúng tôi chuẩn bị lượng lớn dung dịch kiềm pha sẵn và luôn tuần
hoàn để duy trì nhiệt độ của dung dịch kiềm duy trì được ở mức 28 ± 2

o
C
¾
Về sử dụng chất ngấm: Chất ngấm có tác dụng làm giảm sức căng bề
mặt của dung dịch kiềm bóng, tạo điều kiện tốt cho kiềm ngấm nhanh vào trong
xơ sợi. Các chất ngấm dùng cho làm bóng phải được lựa chọn căn cứ vào khả
năng làm ngấm nhanh dung dịch xút vào trong sợi và chất ngấm phải ổn định
với dung dịch xút nồng độ cao ( ≥
30
o
Be') trong thời gian dài khi phải sử dụng
lưu trong bể hàng ngày. Việc xác định nồng độ chất ngấm cho phù hợp với công

×