Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

Những vấn đề về lý luận thủ tục hành chính VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.01 KB, 28 trang )

BÀI 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VIỆT
NAM
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – TỔ BỘ MÔN HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thủ tục hành
chính
Thủ tục: “cách thức tiến hành một công việc với
nội dung, trình tự nhất định, theo quy định của
nhà nước”.
Để thực hiện một hoạt động phải thực hiện những
hành động nhất định.
- Các hành động này không nằm ngoài thời gian.
- Các hành động đó bao giờ cũng được thực hiện
theo những cách nhất định.
- Các hành động được thực hiện theo những hình
thức nhất định.
Ví dụ: muốn khiếu nại, tố cáo thì có thể bằng
cách viết đơn hay bằng miệng.
Khái niệm: thủ tục hành chính là trình tự và cách
thức thực hiện hoạt động quản lý nhà nước nói
chung, hoặc là là trình tự và cách thức thực hiện
những hoạt động cụ thể trong các ngành và lĩnh vực
quản lý nhà nước do luật hành chính quy định.
* Ba quan điểm về TTHC
Vai trò của thủ tục hành chính
* Thủ tục hành chính đóng vai trò rất quan
trọng.
Ví dụ: Công văn thay cho quyết định.
* Thủ tục hành chính là công cụ quan trọng
nhằm thực hiện chức năng của cơ quan hành


chính.
* Thủ tục hành chính là cầu nối trong mối quan hệ
giữa Nhà nước và công dân.
Ví dụ: kết hôn
* Thủ tục hành chính là biểu hiện của văn hóa, văn
minh chính trị.
2. Đặc điểm thủ tục hành chính
* Thủ tục hành chính được luật hành chính
quy định chặt chẽ.
* Thủ tục hành chính được thực hiện ngoài
trình tự tòa án là chủ yếu.
* Thủ tục hành chính không chỉ thực hiện
luật hành chính, mà cả quy phạm vật chất
của các ngành luật khác. VD: nuôi con nuôi
* So với các luật nội dung thì các quy định
thủ tục hành chính có tính năng động hơn.
3. Phân loại thủ tục hành chính
Căn cứ vào mục đích của thủ tục
a. Thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật
VD: quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân
b. Thủ tục giải quyết các công việc cụ thể
VD: đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
* Căn cứ tính chất công việc
Thủ tục hành chính nội bộ
Thủ tục hành chính liên hệ
4. Phân biệt thủ tục hành chính với các loại thủ
tục nhà nước khác
* Phân biệt thủ tục hành chính với thủ tục tố tụng
tư pháp
-

Chủ thể thực hiện
-
Cơ sở pháp lý của thủ tục
-
Nội dung của thủ tục
- Kết quả của thủ tục
II. QUY PHẠM PHÁP LUẬT THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH
2.1. Khái niệm quy phạm pháp luật thủ tục hành
chính
Quy phạm pháp luật thủ tục hành chính là những
quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh hoạt động thủ
tục hành chính.
2. Đặc điểm
- Mang tính bắt buộc chung
- Áp dụng nhiều lần
- Được ban hành bởi nhiều chủ thể
- Có số lượng rất nhiều
- Nhằm chuyển tải các quy phạm vật chất vào cuộc
sống.
-
Quy phạm thủ tục hành chính là bảo đảm pháp lý
mang tính chất thủ tục cho các quyền và nghĩa vụ
của các chủ thể.
VD: xác nhận lý lịch của địa phương
-
Quy phạm thủ tục hành chính mang tính mềm dẻo,
linh hoạt.
VD: không có giấy chứng sinh thì có thể nhờ người
làm chứng.

III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH
3.1. Khái niệm
Quan hệ pháp luật thủ tục hành chính là hình thức
pháp lý của các quan hệ thủ tục trong quản lý nhà
nước, xuất hiện trên cơ sở điều chỉnh của các quy
phạm thủ tục hành chính đối với các quan hệ thủ tục
đó.
Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của các bên gắn liền
với hoạt động quản lý;
Thứ hai, một bên tham gia quan hệ bao giờ cũng
mang quyền lực nhà nước;
Thứ ba, quan hệ TTHC có thể phát sinh theo đề nghị
của bất cứ bên nào;
Thứ tư, tranh chấp được giải quyết chủ yếu theo
trình tự hành chính;
Thứ năm, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm trước
nhà nước.
3.2. Các điều kiện làm phát sinh quan hệ thủ tục
hành chính:
1. Tồn tại quy phạm vật chất;
2. Tồn tại quy phạm thủ tục tương ứng;
3. Tồn tại sự kiện pháp lý;
4. Tồn tại năng lực pháp lý thủ tục hành
chính của các chủ thể.
VD: Người bị bệnh tâm thần kết hôn
III. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ
THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm nguyên tắc của thủ tục hành
chính

Các nguyên tắc của thủ tục hành chính là
những tư tưởng chỉ đạo, mang tính khách
quan, khoa học, tạo nền tảng trong việc xây
dựng và thực hiện thủ tục hành chính.
2. Các nguyên tắc của TTHC
* Nguyên tắc pháp chế
* Nguyên tắc khách quan
* Nguyên tắc công khai, minh bạch
Ngày 01/11/2011, tiệm vàng Kim Phát do bà
Ngà làm chủ có hành vi bán 300 USD cho
một khách hàng với mục đích kinh doanh
ngoại tệ kiếm lời. Công an Quận 3 phát hiện
và lập biên bản số 0017340/BB-VPHC về
hành vi vi phạm “hoạt động ngoại hối mà
không được cấp có thẩm quyền cấp giấy
phép” được quy định tại Điểm a, Khoản 5,
Điều 18 Nghị định số 202/2004/NĐ-CP
ngày 10/12/2004 với mức phạt tiền từ
45.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Tuy nhiên, đến ngày 14/12/2011, Công an
Quận 3 lập lại biên bản mới số 0017346/BB-
VPHC thay thế biên bản số 0017340/BB-
VPHC. Theo đó, Công an Quận 3 xác định
bà Ngà có hành vi vi phạm “hoạt động ngoại
hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp
giấy phép” được quy định tại Khoản 1, Điều
1 Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày
20/10/2011 với mức phạt tiền được quy định
từ 300.000.000 đến 500.000.000 đồng.
Ngày 07/01/2012, Chủ tịch UBND TP. Hồ

Chí Minh đã ban hành Quyết định số 79/QĐ
– XPHC xử phạt hành chính đối với bà Ngà
số tiền là 400.000.000 đồng.
Bà Ngà khởi kiện vụ án hành chính vì cho
rằng Quyết định số 79/QĐ – XPHC được
ban hành không hợp pháp, vi phạm quyền và
lợi ích hợp pháp của bà.

×