Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN THÀNH CÔNG CÁC THÍ NGHIỆM TRONG HÓA HỌC LỚP 9 THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.46 KB, 23 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2011 – 2012

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOÀI NHƠN
TRƯỜNG THCS HOÀI ĐỨC
…  …

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: CẢI TIẾN MỘT SỐ KỸ THUẬT ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CƠNG
CÁC THÍ NGHIỆM TRONG BẢY BÀI THỰC HÀNH BẮT BUỘC CỦA MƠN
HĨA HỌC LỚP 9 THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG.

Tác giả: Nguyễn Kim Ánh.
Giáo viên: Trường THCS Hoài Đức.

Năm học: 2011 – 2012
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Kim Ánh
Trang

1


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2011 – 2012

A. MỞ ĐẦU.
I. Đặt vấn đề:
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết.
- Hóa học là mơn khoa học thực nghiệm, vì vậy khi truyền thụ kiến thức hóa học ở bậc
học phổ thơng thường xun gắn liền với các thí nghiệm hóa học ( dùng các thí nghiệm hóa


học để dẫn dắt vấn đề, tạo niềm tin khoa học cho học sinh) và luôn liên hệ với các sự vật,
hiện tượng thực tế xảy ra xung quanh ta. Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục đang trên
đà phát triển để ngang tầm với thế giới, hàng loạt sự cải tiến về chương trình, phương pháp,
kĩ thuật dạy học nhằm để đạt đến chuẩn kiến thức, kĩ năng. Trong sự cải tiến ấy ngành giáo
dục cũng đã chú trọng cải tiến cả dụng cụ và hóa chất nhằm mục đích phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức khoa học.
- Thế nhưng thực tại ở các địa phương việc giảng dạy của giáo viên bộ mơn hóa học cịn
khơng ít những khó khăn, đặc biệt là các tiết dạy những bài thực hành bắt buộc theo chương
trình. Những khó khăn thường gặp đó là:
1. Nhân viên làm công tác thiết bị: Là những người khơng được đào tạo chun mơn hóa
học, nên khơng đáp ứng được yêu cầu cho việc chuẩn bị dụng cụ và hóa chất trước các tiết
thực hành.
2. Dụng cụ và hóa chất để thực hiện các thí nghiệm: Chưa hồn thiện, có dụng cụ khơng
sử dụng được, hóa chất thì khơng cịn ngun chất vì thời gian để q lâu.
3. Việc phân công giảng dạy của nhà trường cho giáo viên bộ mơn hóa học cịn chồng
lấn, xen kẽ nhiều tiết, nhiều môn trong một buổi dạy, dạy trùng tiết dạy.
- Chính vì những khó khăn trên, nên để thực hiện được tiết dạy bài thực hành đòi hỏi
người giáo viên phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị từ dụng cụ cho tới hóa chất. Từ thực
trạng đó địi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết những tiết dạy của bài thực hành bắt
buột. Để góp phần nhỏ vào việc khắc phục những khó khăn mà giáo viên bộ mơn hóa học
gặp phải trong các tiết thực hành hóa học và đảm bảo dạy đủ số tiết thực hành của từng
chương Tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp mới nhằm mục đích khắc phục thực trạng trên với đề
tài: “Cải tiến một số kỹ thuật để thực hiện thành cơng các thí nghiệm trong bảy bài thực
hành bắt buộc của mơn hóa học lớp 9 theo chuẩn kiến thức kĩ năng.”
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới.
- Ý nghĩa của giải pháp:
Đề tài “Cải tiến một số kỹ thuật để thực hiện thành cơng các thí nghiệm trong bảy
bài thực hành bắt buộc của mơn hóa học lớp 9 theo chuẩn kiến thức kĩ năng.” Có ý nghĩa
thiết thực, vì xuất phát từ thực tế giảng dạy các bài thực hành ở trường THCS. Đề tài đúc kết
được từ những suy nghĩ, trăn trở làm thế nào đạt được yêu cầu dạy tốt các tiết thực hành cho

dù gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế giải pháp cải tiến này tạo ra được cách làm và cách học
mới khơng hồn tồn rập khn theo hướng dẫn của sách giáo khoa.

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Kim Ánh
Trang

2


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2011 – 2012
Giải pháp cải tiến kỹ thuật cịn định hướng bước đầu hình thành trong suy nghĩ của
học sinh là những bức phá trong lĩnh vực khoa học, kích thích sự đầu tư, tìm tịi những cái
mới trong lĩnh vực hóa học vào tương lai sau này.
- Tác dụng của giải pháp:
+ Giúp cho giáo viên và học sinh hoàn thành tốt 7 bài thực hành bắt buộc của chương
trình hóa học lớp 9.
+ Khắc phục được những khó khăn, vướn mắc của giáo viên trực tiếp giảng dạy ở
trường THCS.
+ Trợ giúp cho giáo viên mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm và chưa có điều kiện để
nghiên cứu nhiều trong thực tế giảng dạy.
+ Tốn ít thời gian để chuẩn bị cho tiết thực hành, nên giáo viên cho dù dạy nhiều tiết
và nhiều mơn trong một buổi vẫn thực hiện hồn chỉnh bài thực hành.
+ Giải pháp cải tiến kỹ thuật cách tiến hành thí nghiệm ,khơng những giúp học sinh
khơng còn e ngại khi đến tiết học thực hành mà cịn lơi cuốn học sinh ham thích và đam mê
khi được thực hành hóa học.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Đề tài “Cải tiến một số kỹ thuật để thực hiện thành cơng các thí nghiệm trong bảy
bài thực hành bắt buộc của mơn hóa học lớp 9 theo chuẩn kiến thức kĩ năng.” Được thực
hiện ở bậc học trung học cơ sở. Trên những trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ của nhiều giáo

viên trực tiếp giảng dạy mơn hóa học ở huyện Hồi Nhơn
- Đề tài được tiến hành từ việc nghiên cứu kĩ từng thí nghiệm trong các bài thực hành
hóa học bắt buộc ở mơn hóa học lớp 9 và xuất phát từ yêu cầu thực tế:
+ Phải tiến hành đủ các thí nghiệm thực hành theo hướng đổi mới phương pháp dạy học
thực hành của sở giáo dục – đào tạo Bình Định.
+ Thiếu giáo viên thiết bị có chun mơn về hóa học ở các trường THCS.
+ Thiếu dụng cụ và hóa chất của phịng bộ mơn.
+ Thời gian và thời khóa biểu giảng dạy của giáo viên bộ môn trong một buổi dạy cịn
xen kẽ và đảm nhận nhiều mơn học khác nhau.
- Đề tài được triển khai thử nghiệm ban đầu ở từng lớp học, sau đó tổ chức thực hiện
thăm dò suy nghĩ của học sinh, của phụ huynh,của giáo viên cùng bộ môn trong nhà trường
và các trường THSC khác trong huyện.
II. Phương pháp tiến hành:
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp
của đề tài
a) Cơ sở lí luận:
- Dựa trên 7 bảy bài thực hành bắt buộc trong chương trình hóa học lớp 9.
- Hướng dẫn thực hiện về thực hành thí nghiệm: Phải đảm bảo dạy đủ số tiết thực hành
của từng chương và của năm học, tùy theo điều kiện cơ sở vật chất mà hiệu trưởng cho phép
giáo viên tiến hành lựa theo lịch sắp xếp, miễn là đảm bảo đủ số tiết và nội dung - Chỉ đạo
chuyên môn thực hiện từ năm học 2009 -2010 của sở GD – ĐT Bình Định.
- Phân loại chung về bảy bài thực hành mơn hóa học lớp 9.
+ Thí nghiệm thực hành là những thí nghiệm do học sinh tự làm.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Kim Ánh
Trang

3


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2011 – 2012
+ Mục đích: Minh họa hay cụ thể hóa lại những kiến thức đã học. Củng cố và làm chính
xác thêm kiến thức đã có. Rèn luyện kỹ năng, kĩ xảo thực hành thí nghiệm. Bồi dưỡng khả
năng quan sát , khả năng giải thích hiện tượng thí nghiệm, nhờ đó có cơ sở để giải quyết được
một số vấn đề thực nghiệm.
+ Bảy bài thực hành bắt buộc của hóa học lớp 9 trong đó có 4 bài thuộc hợp chất vơ cơ
và 3 bài thuộc hợp chất hữu cơ. Nhìn chung cả 7 bài thực hành thuộc loại kiểm chứng về:
1. Tính chất hóa học (Oxit tác dụng với nước; bazơ tác dụng với dung dịch axit, dung
dịch muối; dung dịch muối tác dụng với kim loại, dung dịch muối khác và với axit; nhôm tác
dụng với oxi, sắt tác dụng với lưu huỳnh; cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao, nhiệt phân
NaHCO3; axetilen cháy và tác dụng với dung dịch brom; tính chất hóa học của axit axetic;
phản ứng tráng gương của glucozo)
2. Nhận biết chất (Dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối; nhận biết kim loại
nhôm, sắt; muối cacbonat và muối clorua; nhận biết glucozo, saccarozo và hồ tinh bột)
3. Điều chế chất (Axetilen)
4. Tính chất vật lí (C6H6 khơng tan trong nước, C6H6 hịa tan dung dịch brom)
b) Thực tiễn chương trình:
b. 1. Chương trình học kì I hóa học lớp 9 có 3 bài thực hành thuộc hóa học vơ cơ.
* Tiết 9: Bài 6. Thực hành tính chất hóa học của oxit và axit.
- Trong bài thực hành có 3 thí nghiệm:
+ Thí nghiệm 1: Phản ứng của canxi oxit với nước.
+ Thí nghiệm 2: Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước.
+ Thí nghiệm 3: Nhận biết ba dung dịch H2SO4 loãng, HCl, Na2SO4.
- Yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng:
Kiến thức: HS biết được:
Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
+ Oxit tác dụng với nước tạo dung dịch bazơ hoặc axit.
+ Nhận biết dung dịch axit, dung dịch bazơ và dung dịch muối sunfat.
Kĩ năng:
+ Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an tồn, thành cơng các thí nghiệm trên.

+ Quan sát, mơ tả, giải thích hiện tượng và viết các PTHH của các thí nghiệm.
+ Viết tường trình thí nghiệm.
* Tiết 19: Bài 14.Thực hành tính chất hóa học của bazơ và muối.
- Trong bài thực hành có 5 thí nghiệm:
+ Thí nghiệm 1: Natri hiđroxit tác dụng với muối.
+ Thí nghiệm 2: Đồng II hidroxit tác dụng với axit.
+ Thí nghiệm 3: Đồng II sunfat tác dụng với kim loại.
+ Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối.
+ Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit.
- Yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng:
Kiến thức: HS biết được:
Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
+ Bazơ tác dụng với dung dịch axit, dung dịch muối.
+ Dung dịch muối tác dụng với kim loại, với dung dịch muối khác và với axit.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Kim Ánh
4
Trang


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2011 – 2012
Kĩ năng:
+ Sử dụng cụ và hóa chất để tiến hành an tồn, thành cơng 5 thí nghiệm trên.
+ quan sát, mơ tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các PTHH.
+ Viết tường trình thí nghiệm.
* Tiết 29: Bài 23.Thực hành tính chất hóa học của nhơm và sắt.
- Trong bài thực hành có 3 thí nghiệm:
+ Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhơm với oxi.
+ Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh.
+ Thí nghiệm 3: Nhận biết kim loại Al, Fe.

- Yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng:
Kiến thức: HS biết được:
Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện thành cơng các thí nghiệm:
+ Al tác dụng với oxi.
+ Fe tác dụng với S.
+ Nhận biết kim loại Al và Fe.
Kĩ năng:
+ Sử dụng cụ và hóa chất để tiến hành an tồn, thành cơng các thí nghiệm trên.
+ quan sát, mơ tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các PTHH.
+ Viết tường trình thí nghiệm.
b. 2.Chương trình học kì II hóa học lớp 9 có 4 bài thực hành, trong đó 1 bài thuộc hóa
học vơ cơ, 3 bài thuộc hóa học hữu cơ.
* Tiết 42: Bài 33.Thực hành tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng.
- Trong bài thực hành có 3 thí nghiệm:
+ Thí nghiệm 1: Cac bon khử đồng II oxit ở nhiệt độ cao.
+ Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3.
+ Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua.
- Yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng:
Kiến thức: HS biết được:
Mục đích, các bước tiến hành, kỹ thuật thực hiện các thí nghiệm:
+ Cacbon khử đồng(II) oxit ở nhiệt độ cao.
+ Nhiệt phân muối NaHCO3.
+ Nhận biết muối cacbonat và muối clorua cụ thể.
Kĩ năng:
+ Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an tồn, thành cơng các thí nghiệm trên.
+ Quan sát, mơ tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các PTHH.
+ Viết tường trình thí nghiệm.
* Tiết 52: Bài 43.Thực hành tính chất của hiđro cacbon.
- Trong bài thực hành có 3 thí nghiệm:
+ Thí nghiệm 1: Điều chế axetilen.

+ Thí nghiệm 2: Tính chất của axetilen.
+ Thí nghiệm 3: Tính chất vật lí của benzen.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Kim Ánh
5
Trang


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2011 – 2012
- Yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng:
Kiến thức: HS biết được:
+ Thí nghiệm điều chế axetilen từ canxi cacbua.
+ Thí nghiệm đốt cháy axetilen và cho axetilen tác dụng với dung dịch Br2.
+ Thí nghiệm benzen hịa tan brom, benzen khơng tan trong nước.
Kĩ năng:
+ Lắp dụng cụ điều chế khí C2H2 từ CaC2.
+ Thực hiện phản ứng cho C2H2 tác dụng với dung dịch Brom và đốt cháy axetilen.
+ Thực hiện thí nghiệm hịa tan benzen vào nước và benzen tiếp xúc với dung dịch
brom.
+ Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng .
+ Viết phương trình phản ứng điều chế axetilen, phản ứng của axetilen với dung dịch
Br2, phản ứng cháy của axetilen.
* Tiết 59: Bài 49.Thực hành tính chất của rượu và axit.
- Trong bài thực hành có 2 thí nghiệm:
+ Thí nghiệm 1: Tính axit của axit axetic.
+ Thí nghiệm 2: Phản ứng của rượu etylic với axit axetic.
- Yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng:
Kiến thức: HS biết được:
+ Thí nghiệm thể hiện tính axit của axit axetic.
+ Thí nghiệm tạo este etyl axetat.

Kĩ năng:
+ Thực hiện thí nghiệm chứng tỏ axit axetic có những tính chất chung của một axit
(Tác dụng với CuO, CaCO3, quỳ tím, Zn).
+ Thực hiện thí nghiệm điều chế este etyl axetat.
+ Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng .
+ Viết phương trình hóa học minh họa các thí nghiệm đã thực hiện.
* Tiết 67: Bài 55.Thực hành : Tính chất của gluxit.
- Trong bài thực hành có 2 thí nghiệm:
+ Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong dung dịch amoniac.
+ Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozo, saccarozo, tinh bột.
- Yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng:
Kiến thức: HS biết được:
+ Phản ứng tráng gương của glucozo.
+ Phân biệt glucozo, saccarozo và hồ tinh bột.
Kĩ năng:
+ Thực hiện thành thạo phản ứng tráng gương.
+ Lập sơ đồ nhận biết 3 dung dịch glucozo, saccarozo và hồ tinh bột.
+ Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng .
+ Trình bày bài làm nhận biết các dung dịch nêu trên - viết phương trình hóa học minh
họa các thí nghiệm đã thực hiện.
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Kim Ánh
Trang

6


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2011 – 2012
a) Các biện pháp tiến hành:

- Thực hiện từng thí nghiệm theo hướng dẫn sách giáo khoa và theo cải tiến kỹ thuật mới
để so sánh kết quả đạt được.
- Thực hiện tiết dạy cùng một bài thực hành ở hai lớp học khác nhau, một lớp theo trình
tự hướng dẫn của sách giáo khoa và một lớp theo giải pháp cải tiến mới.
- Trao đổi với nhóm giáo viên dạy cùng bộ mơn, cùng lớp để thăm dị kết quả đạt được
và những nhận xét của giáo viên khi tiến hành theo giải pháp mới để tiếp tục hoàn thiện.
- Trao đổi với đồng nghiệp cùng bộ mơn trong huyện Hồi Nhơn để thăm dò mức độ
phù hợp và vận dụng của giải pháp.
- Thăm dò thái độ của học sinh sau các tiết thực hành theo cải tiến và chấm kết quả
tường trình của học sinh để rút kinh nghiệm, bổ sung.
b) Thời gian tạo ra giải pháp.
-Từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 4 năm 2012.
- Địa điểm : Trường THCS Hoài Đức và một số trường khác trong huyện Hoài Nhơn.

B. NỘI DUNG.
I. Mục tiêu.
Nhiệm vụ của đề tài:
- Đề tài “Cải tiến một số kỹ thuật để thực hiện thành cơng các thí nghiệm trong bảy
bài thực hành bắt buộc của mơn hóa học lớp 9 theo chuẩn kiến thức kĩ năng.” này giúp
cho giáo viên khắc phục được các vấn đề sau:
1. Thiếu nhân viên thiết bị phịng bộ mơn hoặc nhân viên khơng có chun mơn bộ mơn
hóa học.
2. Thời khóa biểu đang xen giữa các bộ môn của nhà trường: Giáo viên phải dạy nhiều
môn trong một buổi dạy hoặc các giáo viên cùng bộ môn dạy trùng buổi, trùng tiết thực hành.
3. Thực hiện đúng chỉ đạo chuyên môn: Phải dạy đủ số tiết thực hành của từng chương
và của năm học, phải tiến hành các thí nghiệm thực hành theo phương hướng đổi mới phương
pháp dạy học thực hành. (Tài liệu chỉ đạo chuyên môn thực hiện từ năm học 2009 – 2010 của
sở GD – ĐT Bình Định.)
4. Giúp cho giáo viên bộ mơn hóa học và học sinh thuận lợi hơn trong các tiết thực hành
nhưng vẫn đảm bảo tốt về mặt chuẩn kiến thức – kĩ năng.

II. Mô tả giải pháp của đề tài.
1. Thuyết minh tính mới:
1. Tiết 9: Bài 6. Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit.
* Thí nghiệm1: Phản ứng của canxi oxit với nước.
Cho một mẫu nhỏ (bằng hạt ngô ) CaO vào ống nghiệm, sau đó thêm dần 1-2 ml nước.
Quan sát các hiện tượng xảy ra. Thử dung dịch bằng giấy q tím hoặc dung dịch phê nol,
quan sát màu của thuốc thử thay đổi như thế nào.
. Cách tiến hành theo hướng dẫn ( hình 1)

.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Kim Ánh
Trang

7


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2011 – 2012
( Hình 1)
( Hình 2)
.

 Cải tiến mới:

Giáo viên cho các nhóm học sinh thực hiện trên lỗ đế sứ ( hình 2).
Cho một mẫu nhỏ (bằng hạt ngô ) CaO vào lỗ đế sứ, dùng ống hút nhỏ giọt cho 1 – 2 ml H 2O
vào tiếp, dùng đữa thủy tinh khuấy đều, cho tiếp mẫu giấy qùi tím vào.
- Ưu điểm của cải tiến: Dễ làm , dễ quan sát, dễ rữa dụng cụ khắc phục việc học sinh khi
bỏ giấy q tím vào ống nghiệm thường bị dính trên thành ống nghiệm rồi dùng đũa thủy tinh
đẫy xuống mất thời gian.

- Về mặt kiến thức: CaO không làm thay đổi màu chất chỉ thi, khi tác dụng với H 2O tạo
Ca(OH)2, Ca(OH)2 là chất ít tan (1 gam trong 100 gam H2O), phần tan tạo dung dịch Ca(OH)2
trong làm quì tím hóa xanh, dung dịch phenolphtalein hóa đỏ
CaO +
H2O

Ca(OH)2
* Thí nghiệm 2: Phản ứng của điphotpho penta oxit với nước.
Đốt một ít photpho đỏ (bằng hạt đậu xanh) trong bình thủy tinh miệng rộng. Sau khi
photpho cháy hết, cho 2-3 ml nước vào bình, đậy nút lắc nhẹ. Quan sát các hiện tượng. Thử
dung dịch bằng giấy qùi. Nhận xét sự thay đổi màu của giấy qùi.
. Cách tiến hành theo hướng dẫn ( hình 3)

( Hình 3)

 Cải tiến mới: Cho sẵn vào bình thủy tinh 2-3ml nước trước, hơ nóng đầu que sắt
(hoặc muỗng sắt )trên ngọn lửa đèn cồn rồi cho tiếp xúc với bột photpho đỏ. Chất này sẽ
nóng chảy bám vào đầu que sắt. Đốt photpho đỏ ngồi khơng khí , khi photpho đỏ vừa cháy
thì đưa nhanh vào bình, dùng nắp chắn hờ trên miệng bình đễ giữ lại nhiều khói trắng đồng
thời khơng cho khói trắng lan tỏa trong phịng ảnh hưởng sức khỏe của học sinh, lắc bình cho
bình trong suốt trở lại rồi cho q tím vào.
- Ưu điểm của cải tiến: Nếu thực hiện thí nghiệm theo sách giáo khoa, khi học sinh lấy
phot pho đỏ thừơng là nhiều (vì do thực tế các lọ chứa photpho đỏ đã bị chảy rữa), khi cháy
trong lọ thường là dư lượng phot pho đỏ và khói trắng lan tỏa nhiều trong phịng thí nghiệm,
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Kim Ánh
Trang

8



Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2011 – 2012
cho nước vào sau mất thời gian. Nếu cho nước vào trước và thực hiện bằng que Fe sẽ nhanh
hơn, tránh lãng phí hóa chất và ơ nhiễm mơi trường.
- Về mặt kiến thức: Phot pho cháy tạo P 2O5, P2O5 tác dụng H2O tạo dung dịch axit làm
q tím hóa đỏ.
4P
+
5 O2
t0
2 P2O5.
P2O5
+
3 H2 O

2 H3PO4
* Thí nghiệm 3: Nhận biết dung dịch.
Có 3 lọ khơng nhãn, mỗi lọ đựng một trong ba dung dịch là H 2SO4 loãng, HCl, Na2SO4.
Hãy tiến hành thí nghiệm nhận biết dung dịch chất đựng trong mỗi lọ.
. Cách tiến hành theo hướng dẫn ( hình 4)
( hình 4)

( Hình 5)

 Cải tiến mới:

Giáo viên cung cấp cho mỗi nhóm 3 ống nghiệm (Hình 5) ,u cầu
học sinh nêu cách nhận biết theo sơ đồ sách giáo khoa trang 23, sau đó hướng dẫn học sinh
cách thực hiện trên những lỗ đế sứ còn lại ( hình 2), dán lại nhãn trên mỗi ống nghiệm để giáo
viên kiểm tra kết quả thí nghiệm.

- Ưu điểm của cải tiến: Cách làm đơn giản, giáo viên dễ kiểm tra kết quả để đánh giá.
-Về mặt kiến thức: Đảm bảo được u cầu của thí nghiệm 3
+ Dùng q tím nhận ra dung dịch khơng làm đổi màu q tím: Na2SO4.
+ Dùng dung dịch BaCl2 nhận ra dung dịch H2SO4 : Có kết tủa trắng.
H2SO4 + BaCl2
BaSO4(r) + 2HCl
+ Còn lại dung dịch HCl.
2. Tiết 99: Bài 14. Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối.
* Thí nghiệm 1:Natri hiđroxit tác dụng với muối.
Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch FeCl 3. Lắc nhẹ
ống nghiệm. Quan sát hiện tượng và giải thích.
* Thí nghiệm 2: Đồng II hiđroxit tác dụng với axit.
Cho một ít Cu(OH)2 vào đáy ống nghiệm, nhó vài giọt dung dịch HCl. Lắc nhẹ ống
nghiệm. Quan sát hiện tượng và giải thích.
* Thí nghiệm 3: Đồng II sunfat tác dụng với kim loại.
Ngâm một đinh Fe nhỏ, sạch trong ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch CuSO 4. Hiện
tượng quan sát được sau 4 -5 phút là gì?
* Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối.
Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch Na 2SO4. quan sát
hiện tượng và giải thích.
* Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit.
Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch H 2SO4 lỗng.
Quan sat hiện tượng và giải thích.
. Cách tiến hành theo hướng dẫn ( hình 6)
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Kim Ánh
Trang

9



Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2011 – 2012
Dd NaOH

FeCl3

Fe(OH)3

dd HCl

Cu(OH)2

Đinh Fe

dd CuCl2

dd BaCl 2

dd BaCl2

dd CuSO4
Dd Na2SO4

dd H2SO4

( hình 6)

 Cải tiến mới: Cả 5 thi nghiệm này đơn giản giáo viên cho các nhóm tiến hành trên
các lỗ của đế sứ : Lỗ thứ nhất cho 1 ml dung dịch FeCl 3, lỗ thứ 2 cho 1 ít chất rắn Cu(OH)2, lỗ
thứ ba cho 1-2 ml dung dịch CuSO4, lỗ thứ tư cho 1 ml dung dịch Na 2SO4, lỗ thứ năm cho 1

ml dung dịch H2SO4 loãng. Dùng 3 ống hút nhỏ giọt lấy: Dung dịch NaOH nhỏ vào lỗ thứ
1,dung dịch HCl nhỏ vào lỗ thứ 2, dung dịch BaCl 2 nhỏ vào lỗ 4, lỗ 5. Riêng lỗ thứ 3 dùng
chỉ cột đinh Fe nhỏ( màu trắng) thả vào.( Hình vẽ 7)

( hình 7)

- Ưu điểm của cải tiến: Giáo viên chuẩn bị cho tiết thực hành gọn, nhẹ, dụng cụ cho
mỗi nhóm chỉ 1 đế sứ và 3 ống hút nhỏ giọt là đủ. Học sinh làm nhanh, dễ quan sát cho cả
nhóm, khi rữa dụng cụ đơn giản.
- Về mặt kiến thức: Đảm bảo được yêu cầu nội dung của tiết thực hành, và chuẩn kiến
thức.
+ Cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 xuất hiện kết tủa nâu đỏ Fe(OH)3.
3NaOH + FeCl3
Fe(OH)3 + 3 NaCl
+ Nhỏ dung dịch HCl vào Cu(OH)2 thì rắn Cu(OH)2 tan tạo dung dịch màu xanh
CuCl2.
2HCl
+
Cu(OH)2
CuCl2 + 2H2O
+ Cho đinh Fe vào dung dịch CuSO4, màu xanh mất dần, bề mặt đinh Fe có lớp Cu
màu đỏ bám vào.
Fe
+
CuSO4
FeSO4 + Cu.
+ Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2SO4, xuất hiện kết tủa trắng BaSO4.
BaCl2
+
Na2SO4

BaSO4 + 2NaCl.
+ Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch H2SO4, xuất hiện kết tủa trắng BaSO4.
BaCl2
+
H2SO4
BaSO4 +2HCl
3 Tiết 29: Bài 23:Thực hành tính chất hóa học của nhơm và sắt.
* Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhơm với oxi.
Lấy một ít bột Al vào một tờ bìa. Khum tờ bìa chứa bột Al, rắt nhẹ bột Al trên ngọn
lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng…
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Kim Ánh
10
Trang


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2011 – 2012
. Cách tiến hành theo hướng dẫn ( hình 8)
( hình 8)

 Cải tiến mới: Giáo viên cho học sinh lấy một ít bột Al vào tờ giấy lọc, dùng cán cây viết
hoặc thước kẽ gạt nhẹ một ít vào ngọn lửa đèn cồn đang cháy.
- Ưu điểm của cải tiến:Tiến hành như thế tiết kiệm được bột Al đồng thời không rơi
đầy trên cả đèn cồn (do học sinh khi lắc theo yêu cầu sách giáo khoa hơi mạnh tay)
- Về mặt kiến thức: Al cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng
4Al
+
3 O2
t0
2Al2O3

* Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưuhuỳnh
Lấy một thìa nhỏ hỗn hợp Fe và S theo tỉ lệ 7: 4 về khối lượng vào ống nghiệm. Đun
ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng…
. Cách tiến hành theo hướng dẫn ( hình 9)
( hình 9)

 Cải tiến mới: Để chuẩn bị cho các nhóm thức hiện thành cơng thí nghiệm này, giáo
viên trộn trước hỗn hợp theo đúng tỉ lệ 7 : 4 thật đều, sau đó cho mỗi nhóm lấy khoảng 1
thìa nhỏ hỗn hợp đó đem làm thí nghiệm.
-Ưu điểm của cải tiến: Hỗn hợp do giáo viên trộn nên đúng tỉ lệ vì thế học sinh thực
hiện thí nghiệm sẽ thành công
- Về mặt kiến thức: Ở nhiệt độ cao Fe tác dụng vởi S tạo FeS màu xám.
PTHH: Fe +
S
t0
FeS
* Thí nghiệm 3: Bài 23.Nhận biết kim loại nhơm và sắt.
Lấy một ít bột kim loại Al, Fe vào 2 ống nghiệm, nhỏ 4 – 5 giọt dung dịch NaOH vào
từng ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra. Cho biết mỗi lọ đựng kim loại nào? Giải thích.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Kim Ánh
Trang

11


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2011 – 2012
. Cách tiến hành theo hướng dẫn ( hình 10)
Sắt khơng phản ứng với dung dịch NaOH



.
( hình 10)

 Cải tiến mới:

Giáo viên cung cấp cho mỗi nhóm 1 đế sứ và 1 ống hút nhỏ giọt.Yêu
cầu học sinh nêu cách nhận biết kim loại Al, Fe, sau đó hướng dẫn học sinh cách thực hiện
trên những lỗ đế sứ và báo cáo hiện tượng xảy ra, kết luận qua hiện tượng.
-Ưu điểm của cải tiến: Cách tiến hành thí nghiệm đơn giản, lượng khí sinh ra sẽ
khơng đẫy được một phần bột Al trào ra ngoài lỗ đế sứ như thực hiện trong ống nghiệm , dễ
rữa dụng cụ.
- Về mặt kiến thức: Al tác dụng được với dung dịch kiềm, còn Fe không tác dụng được
2Al + 2NaOH + 2H2O

2NaAlO2 + 3H2
4. Tiết 42: Bài 33.Thực hành tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng
* Thí nghiệm 1: Cacbon khử đồng II oxit ở nhiệt độ cao.
Lấy một ít (bằng hạt ngơ ) hỗn hợp CuO và C (bột than gỗ ) vào ống nghiệm, đun
nóng đáy ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn. Quan sát sự thay đổi màu của hỗn hợp phản
ứng và hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm đựng dung dịch Ca(OH)2
. Cách tiến hành theo hướng dẫn ( hình 11)
(hình 11)

 Cải tiến mới: Giáo viên cho các nhóm chỉ dùng cặp gỗ, 1 ống nghiệm có gắn nút
cao su có ống dẫn khí và 1 cốc thủy tinh loại 50 ml.
Lấy 1 ít hỗn hợp CuO và C ( C hoạt tính đã được sấy khơ )cho vào ống nghiệm, đậy
kín ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí nhúng vào cốc đựng một ít dung dịch
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Kim Ánh
Trang


12


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2011 – 2012
Ca(OH)2. Dùng cặp gỗ cặp ống nghiệm và đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát màu của
hỗn hợp và hiện tượng trong cốc thủy tính.
-Ưu điểm của cải tiến: Học sinh làm nhanh, gọn, hiệu quả, hiện tượng rõ ràng, dụng cụ
thí nghiệm ít.
- Về mặt kiến thức: Ở nhiệt độ cao C khử được một số oxit kim loại, tạo kim loại và
khí CO2, khí CO2 làm đục nước vơi trong.
C
+
2CuO
t0
2Cu
+
CO2
CO2 + Ca(OH)2
CaCO3
+ H2O
* Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3.
Lấy một thìa nhỏ NaHCO3 vào ống nghiệm, đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn
cồn. Quan sát hiện tượng xảy ra trên thành ống nghiệm và sự thay đổi ở ống nghiệm đựng
dung dịch Ca(OH)2
. Cách tiến hành theo hướng dẫn ( hình 12)
( hình 12)

 Cải tiến mới: Giáo viên cho các nhóm chỉ dùng cặp gỗ, 1 ống nghiệm có gắn nút cao su

có ống dẫn khí và 1 cốc thủy tinh loại 50 ml.
Lấy 1 thìa nhỏ NaHCO3 cho vào ống nghiệm, đậy kín ống nghiệm bằng nút cao su có
ống dẫn khí nhúng vào cốc đựng một ít dung dịch Ca(OH) 2. Dùng cặp gỗ cặp ống nghiệm và
đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng trên thành ống nghiệm và trong cốc
thủy tính.
Giáo viên lưu ý cho học sinh khi cốc đựng dung dịch Ca(OH) 2 có dấu hiệu thì ngừng
đun. Quan sát hiện tượng theo yêu cầu.
-Ưu điểm của cải tiến: Học sinh làm nhanh, gọn, hiệu quả, hiện tượng rõ ràng, dụng cụ
thí nghiệm ít.
- Về mặt kiến thức: Khi quan sát thấy cốc nước vơi vẫn đục thì ngừng lại, nếu tiếp tục
đun thì hơi nước trên thành ống nghiệm khơng cịn, kết tủa trắng sẽ tan khi CO2 dư.
+ Ban đầu xảy ra phản ứng: 2NaHCO3
t0
Na2CO3 + H2O + CO2
+ Khí CO2 Phản ứng với dd Ca(OH)2: CO2 + Ca(OH)2
CaCO3 + H2O
+ Nếu dư CO2 xảy ra phản ứng:
CO2 + CaCO3 + H2O
Ca(HCO3)2
* Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua.
Có 3 lọ đựng 3 chất rắn ở dạng bột là NaCl, Na 2CO3 và CaCO3. Hãy làm thí nghiệm
nhận biết mỗi chất trong các lọ.

 Cải tiến mới:

Giáo viên cung cấp cho mỗi nhóm 3 ống nghiệm chứa 3 chất rắn
trắng dạng bột NaCl, Na 2CO3 và CaCO3, yêu cầu học sinh nêu cách nhận biết, sau đó hướng
dẫn học sinh cách thực hiện trên những lỗ đế sứ : Cho vào 3 lỗ đế sứ một ít các chất rắn trên,
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Kim Ánh
13

Trang


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2011 – 2012
lấy 1 ít H2O cho vào 3 lỗ. nhận xét hiện tượng, kết luận. Nhỏ dung dịch HCl vào 2 lỗ chứa 2
chất rắn tan được trong nước. Nhận xét, kết luận rồi dán lại nhãn trên mỗi ống nghiệm để
giáo viên kiểm tra kết quả thí nghiệm.
-Ưu điểm của cải tiến: Rèn luyện cho học sinh biết cách nhận biết chất và dán lại nhãn
mát khi bị mất nhãn.
- Về mặt kiến thức: CaCO3 không tan trong nước, Na2CO3 tác dụng với dung dịch
HCl, cịn lại NaCl khơng tác dụng với dung dịch HCl.
Na2CO3 + 2 HCl

2 NaCl + H2O + CO2
5. Tiết 52: Bài 43.Thực hành tính chất của hiđro cacbon.
* Thí nghiệm 1: Điều chế axetilen
Cho vào ống nghiệm có nhánh (khô) (A) hai hoặc ba mẫu CaC 2. Nhỏ từng giọt nước từ
ống nhỏ giọt vào ống nghiệm. Thu khí axetilen thốt ra vào ống nghiệm (B) bằng cách đẫy
nước. Quan sát khí axetilen thu được và nhận xét.
* Thí nghiệm 2: Tính chất của axetilen.
- Dẫn khí axetilen vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch brom. Quan sát và ghi chép
hiện tượng xảy ra.
- Dẫn axetilen qua ống thủy tinh vuốt nhọn rồi châm lửa đốt khí axetilen thoát ra.
Quan sát màu ngọn lửa.
. Cách tiến hành theo hướng dẫn ( hình 13)
(hình 13)

Nước


CaC2 ( hình 14)

 Cải tiến mới: Ở thí nhiệm 1 và 2, giáo viên dùng ống nghiệm 2 nhánh (Hình 14 )
cho 3 – 4 mẫu CaC2 vào đáy nhánh nhỏ, cho khoảng 5 ml H 2O vào nhánh lớn. Đậy ống
nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí xun qua có thể dẫn tới bình thu. Nghiêng cho H 2O
từ nhánh lớn chảy từ từ qua nhánh nhỏ, thực hiện thu khí, dẫn khí vào dung dịch Brom, đốt
khí thốt ra.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Kim Ánh
Trang

14


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2011 – 2012
- Ưu điểm của cải tiến: Đơn giản, chuẩn bị gọn nhẹ, tiến hành đồng thời cả hai thí
nghiệm và đều thành cơng
- Về mặt kiến thức:
+ C2H2 được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách cho CaC2 phản ứng với nước.
CaC2
+ 2H2O
C2H2
+ Ca(OH)2
+ C2H2: khơng màu,ít tan trong nước, nên thu bằng cách đẫy nước để xác định được
lượng khí C2H2 thốt ra.
+ C2H2 có phản ứng cộng với dung dịch Br2 ( làm mất màu da cam của dung dịch Br2)
HC = CH
+ 2 Br – Br
Br2HC – CHBr2
+ C2H2 cháy trong khơng khí với ngọn lửa sáng, tỏa nhiều nhiệt.

2C2H2
+
5O2
t0 4 CO2
+
2H2O
* Thí nghiệm 3: Tính chất vật lí của benzen.
Cho 1 ml C6H6 vào ống nghiệm đựng 2 ml nước cất, lặc kĩ. Sau đó để yên, quan sát
chất lỏng trong ống nghiệm. Cho tiếp 2 ml dung dịch Br 2 lỗng vào ống nghiệm, lắc kĩ. Sau
đó để yên, quan sát màu của dung dịch.
2 ml dd Br 2 loãng
1 ml C6H6
2 ml H 2O cất

6. Tiết 59: Bài 49.Thực hành tính chất của rượu và axit.
* Thí nghiệm 1: Tính axit của axit axetic.
Cho lần lượt vào 4 ống nghiệm: Mẫu giấy q tím, mãnh kẽm, mẫu đá vơi, một ít CuO.
Cho tiếp 2 ml axit axetic vào từng ống nghiệm. Quan sát và ghi chép những hiện tượng xảy ra
trong từng ống nghiệm.
. Cách tiến hành theo hướng dẫn ( hình 15)
Dung dịch CH3COOH

Q tím.

Hạt Zn

Đá vơi.

CuO


( hình 15)

 Cải tiến mới: Thí nghiệm này thực hiện trên lỗ đế sứ. Mỗi nhóm chỉ cần 1 đế sứ và
1 ống hút nhỏ giọt là đủ. Cho vào 4 lỗ đế sứ lần lượt: Mẫu giấy q tím, mãnh kẽm, mẫu đá
vơi, một ít CuO, nhỏ tiếp vào mỗi lỗ 2 ml dung dịch CH3COOH. Quan sát hiện tượng.

.
Q tím

Zn

Đá vơi CuO

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Kim Ánh
Trang

15


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2011 – 2012
(hình 16 )
- Ưu điểm của cải tiến: Đơn giản, chuẩn bị gọn nhẹ, học sinh dễ làm, dễ quan sát cho
cả nhóm, hiện tượng rõ ràng.
- Về mặt kiến thức:
Dung dịch CH3COOH: Có tính chất của một axit nhưng là một axit yếu.
+ Tác dụng với q tím: Q tím hóa đỏ.
+ Tác dụng với kim loại: Tạo muối và H2.
2 CH3COOH + Zn
(CH3COO)2Zn + H2

+ Tác dụng oxit Bazơ: Tạo muối và nước.
2 CH3COOH + CuO
(CH3COO)2Cu + H2O
+ Tác dụng với muối cacbonat (CaCO3):
2CH3COOH + CaCO3
(CH3COO)2Ca + H2O + CO2
* Thí nghiệm 2: Phản ứng rượu etylic với axit axetic.
Cho vào ống nghiệm A 2 ml C2H5OH khan ( hoặc rượu 960), 2 ml CH3COOH , nhỏ
thêm từ từ khoảng 1 ml H 2SO4 đặc, lắc đều. Đun nhẹ hỗn hợp cho chất lỏng bay hơi từ từ
sang ống nghiệm B, đến khi chất lỏng trong ống A còn khoảng 1/3 thể tích ban đầu thì ngừng
đun.
Lấy ống B ra, cho thêm 2 ml dung dịch muối bão hòa, lắc rồi để yên. Nhận xét mùi của chất
lỏng nổi trên mặt nước.
. Cách tiến hành theo hướng dẫn ( hình 17)
(hình 17)

 Cải tiến mới: Cho vào ống nghiệm 2ml rượu etylic và 2 ml axit axetic. Cho tiếp 2



ml H2SO4 đậm đặc, vừa cho vừa lắc, đưa đầu ống dẫn khi vào ống nghiệm chứa sẵn 1 ml
nước ( lưu ý đầu ống dẫn khí phải để cách mặt đáy của ống nghiệm thu 1 cm). Khi đun ống
nghiệm chứa hỗn hợp dung dịch lưu ý: Đun nhẹ, khi thấy hỗn hợp sơi lên thì lấy đèn cồn ra,
rồi đun nhẹ lại cứ như thế đến khi trong ống nghiệm A cịn lại 1/3 thì ngừng thí nghiệm.
- Ưu điểm của cải tiến: Giáo viên hướng dẫn trước cách đun, nên tránh được trường
hợp ban đầu khi hỗn hợp chất lỏng sôi tạo áp suất lớn đẫy văng nút cao su ra ngồi.Thí
nghiệm dễ thành cơng, dễ quan sát cho cả nhóm
- Về mặt kiến thức: Nếu đun tập trung và mạnh thì hỗn hợp sơi lên tạo áp suất lớn sẽ
đẫy nút cao su bay ra đồng thời ống nghiệm B thu được Etyl axetat khơng ngun chất vì lẫn
hỗn hợp trong ống A trào qua.

PTHH: CH3COOH + HOC2H5 H2SO4đ, t0
CH3COOC2H5 + H2O
.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Kim Ánh
16
Trang


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2011 – 2012
7. Tiết 67: Thực hành : tính chất của gluxit.
* Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozo với bạc nitrat trong dung dịch amoniac.
Cho vài giọt dung dịch bạc nitrat vào dung dịch amoniac đựng trong ống nghiệm, lắc
nhẹ. Sau đó , cho tiếp 1 ml dung dịch glucozo vào , lắc khẽ, rồi đun nóng nhẹ trên ngọn lửa
( hoặc đặt vào cốc nước nóng). Quan sát và ghi chép các hiện tượng xảy ra.
. Cách tiến hành theo hướng dẫn ( hình 18)
(hình 18)

 Cải tiến mới:

Để thí nghiệm thành cơng giáo viên lưu ý phải dùng ống nghiệm
sạch.Rữa ống nghiệm thật sạch bằng nước xà phòng hoặc dung dịch NaOH lỗng, đun nóng.
rữa lại bằng nước nóng nhiều lần. Để thí nghiệm thành cơng giáo viên hướng dẫn học sinh
thực hiện như sau: Cho 3 - 4 ml dung dịch AgNO 3 2% vào ống nghiệm sạch. Cho tiếp dung
dịch amoniac loãng 3% cho đến khi tan hết kết tủa mới xuất hiện thì thơi (vừa cho vừa lắc)
Cho tiếp 3 – 4 giọt NaOH lỗng. Rót nhẹ tay khoảng 1 ml dung dịch glucozo vào, đun nóng
nhẹ thì sẽ có Ag bám trên thành ống nghiệm.
- Ưu điểm của cái tiến: Thực tế nếu thực hiện theo hướng dẫn sách giáo khoa thường
khơng thành cơng, có nhiều lí do không thành công như ống nghiệm chưa sạch, chưa tạo ra
phức Ag+…Để thí nghiệm thành cơng giáo viên chỉ cần chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 ống

nghiệm sạch và sơ đồ tóm tắt cách tiến hành thí nghiệm thì sẽ thực hiện được thí nghiệm này.
- Về mặt kiến thức: Thực ra dung dịch amoniac, dung dịch AgNO 3 tạo ra ion phức
(Ag(NH3)2)+ và glucozo đã phản ứng với ion phức này
C6H12O6 + Ag2O* NH3, t0
C6H12O7
+ 2Ag.
Axit gluconic
* Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozo, saccarozo, tinh bột.
Có 3 dung dịch glucozo, sáccarozo, tinh bột( loãng), đựng trong 3 lọ ngẫu nhiên. Lấy
mỗi dung dịch 1 – 2 ml cho vào các ống nghiệm có đánh số tương ứng. Sau đó tiến hành các
thí nghiệm sau:
Nhỏ 1- 2 giọt dung dịch iot vào 3 dung dịch trong 3 ống nghiệm. Quan sát, ghi chép
các hiện tượng xảy ra. Để riêng lọ đựng dung dịch đã nhận biết được. lấy 2 ống nghiệm đánh
số tương ứng với 2 lọ dung dịch còn lại. Cho vào mỗi ống nghiệm 3 ml dung dịch amoniac,
thêm tiếp 3 giọt dung dịch AgNO3 vào và lắc mạnh. Tiếp tục cho vào mỗi ống nghiệm trên 3
ml dung dịch dựng trong lọ tương ứng rồi ngâm ống nghiệm trong cốc nước nóng. Quan sát,
ghi chép các hiện tượng xảy ra.
. Cách tiến hành theo hướng dẫn ( hình 19)
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Kim Ánh
17
Trang


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2011 – 2012
( hình 19)

 Cải tiến mới:

Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách nhận biết 3 dung dịch glucozo,

sasccarozo, tinh bột. Sau đó cho học sinh nhận biết hồ tinh bột trước, hai ống nghiệm còn lại
thực hiện theo hướng dẫn sách giáo khoa rồi đặt yên trong cốc nước đang đun trên ngọn lửa
đèn cồn ( khoảng 600), đến khi thấy kết tủa Ag trên thành ống nghiệm thì dừng lại.
- Ưu điểm của cải tiến: Nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn thì thí nghiệm mới thành
cơng.
- Về mặt kiến thức:
+ Dung dịch iot tác dụng hồ tinh bột cho màu xanh lam đặc trưng, phản ứng này xảy ra
dễ dàng.
+ Glucozo có phản ứng tráng gương, cịn saccarozo khơng có phản ứng tráng gương.
C6H12O6 + Ag2O* dd NH3, t0
C6H12O7
+ 2Ag.
Axit gluconic

2. Khả năng áp dụng.
* Thời gian áp dụng và thử nghiệm.
Năm học 2010 - 2011 sau khi được tập huấn dạy học theo chuẩn kiến thức – kĩ năng,
Tôi đã thực hiện thử nghiệm bảy bài thực hành bắt buột của chương trình hóa học lớp 9 theo
giải pháp mới thì nhận thấy có hiệu quả và khắc phục được những hạn chế tồn tại mà giáo
viên gặp phải.
Đến đầu năm học 2011 – 2012, Tôi đã mạnh dạn đưa đề tài vào sinh hoạt nhóm bộ mơn
hóa học của trường THCS Hoài Đức và được giáo viên trực tiếp giảng dạy nhất trí cao, sau
đó Tơi tiếp tục trao đổi với đồng nghiệp cùng bộ mơn trong tồn huyện và được giáo viên
đem thử nghiệm thì đều nhất trí có hiệu quả tốt.
* Khả năng thay thế giải pháp hiện có.
Giải pháp cải tiến mới cách tiến hành thí nghiệm khơng rập khng theo hướng dẫn
sách giáo khoa này có thể thay thế giải pháp hiện có nhưng vẫn đảm bảo tốt yêu cầu của
chuẩn kiến thức – kĩ năng.
Đề tài này còn giúp cho giáo viên bộ mơn hóa học khắc phục được những tồn tại và hạn
chế khách quan để dạy tốt những tiết thực hành bắt buộc.

* Khả năng áp dụng.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Kim Ánh
18
Trang


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2011 – 2012
Khả năng áp dụng đề tài này khá dễ dàng, đặt biệt là các trường THCS ở miền núi,
vùng sâu, vùng xa, thiếu điều kiện về cơ sở vật chất và nhân viên thiết bị.
Cách tiến hành thí nghiệm mới tương đối dễ làm, ít tốn cơng sức,khắc phục được
nhiều khó khăn nên khả năng áp dụng là có thể khả quan.
3. Lợi ích kinh tế - xã hội.
*Thể hiện rõ lợi ích có thể đạt được đến q trình giáo dục.
Thực hiện việc cải tiến cách tiến hành thí nghiệm trong bảy bài thực hành mơn hóa học
lớp 9 đem lại một số lợi ích thiết thực sau:
- Giảm tải được thời gian chuẩn bị trước các dụng cụ và hóa chất cho bài thực hành, vì
phần lớn tận dụng dụng cụ sẵn có và gọn nhẹ.
- Đảm bảo được cho nhiều giáo viên cùng dạy bộ môn thực hiện trong cùng một buổi
dạy và thực hiện đúng chương trình qui định.
- Dù có thiếu nhân viên thiết bị hay nhân viên thiết bị khơng được đào tạo về chun
mơn hóa học, thì giáo viên bộ mơn hóa học vẫn hồn thành được nhiệm vụ của mình.
*Tính năng kỹ thuật , chất lượng, hiệu quả sử dụng.
Đề tài cải tiến này không những vẫn đảm bảo tốt khâu kỹ thuật , chất lượng của từng thí
nghiệm theo u cầu mà cịn định hướng được cho việc nghiên cứu để tạo tiền đề cho việc cải
tiến dụng cụ thí nghiệm cho phù hợp. Hơn thế nữa tiết kiệm được lượng hóa chất đáng kể, dễ
làm, dễ quan sát cho học sinh khi học theo nhóm nên hiệu quả sử dụng đề tài là có khả năng
cho nhiều trường THCS.
*Tác động xã hội tích cực, cải thiện môi trường, điều kiện lao động.
- Việc cải tiến cách tiến hành thí nghiệm sao cho gọn nhẹ đã tác động đến tính tích cực

của học sinh, các em khơng cịn lo lắng cho những tiết thực hành hóa học vì sợ tiến hành
khơng thành cơng và hết thời gian của tiết học mà vẫn chưa thực hiện được hết các thí
nghiệm theo yêu cầu.
- Phần lớn các phịng bộ mơn của các trường THCS vừa chứa dụng cụ vừa chứa hóa
chất, nên khi vào phịng bộ mơn thì học sinh phải ngửi nhiều mùi hóa chất gây hại cho sức
khỏe của học sinh do đó các em rất e ngại. Chính vì thế nếu giáo viên bộ môn thực hiện theo
đề tài này sẽ cải thiện được mơi trường trong phịng bộ mơn, có như thế thì giáo viên và học
sinh mới tiếp tục thực hiện những tiết thực hành tiếp theo trong một buổi dạy.
- Thực hiện theo đề tài cải tiến kĩ thuật tiến hành thí nghiệm cịn đảm bảo tốt điều kiện
lao động của người giáo viên và học sinh vì ít tốn thời gian chuẩn bị trước, phịng bộ mơn
sạch sẽ tạo điều kiện cho những tiết học kế tiếp trong phòng bộ môn.

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Kim Ánh
Trang

19


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2011 – 2012

C. KẾT LUẬN.
* Những điều kiện , kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp.
Hóa học là mơn khoa học thực nghiệm, vì vậy những kiến thức về mơn hóa phải được
minh chứng qua trực quan một cách rõ ràng, từ những thí nghiệm nghiên cứu tính chất mới
đến những thí nghiệm mang tính chứng minh, kiểm chứng..vv..Đặc biệt là những thí nghiệm
của các bài thực hành bắt buộc trong chương trình, người giáo viên dạy mơn hóa học phải
khắc phục mọi khó khăn từ cơ sở vật chất, phòng thiết bị, nhân viên phịng bộ mơn..vv. để
dạy đủ các tiết thực hành, có như thế mới tạo được niềm tin vào khoa học, lịng say mê khám
phá, nghiên cứu, tìm hiểu bộ mơn hóa học của học sinh.

Chính từ những điều kiện thực tế giảng dạy nhiều năm cùng với trăn trở của bản thân
mà Tôi đã đưa ra sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Cải tiến một số kỹ thuật để thực hiện
thành cơng các thí nghiệm trong bảy bài thực hành bắt buộc của mơn hóa học lớp 9 theo
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Kim Ánh
Trang

20


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2011 – 2012
chuẩn kiến thức kĩ năng.” Nhằm giúp cho giáo viên bộ mơn hóa học dạy ở các trường đặc
biệt là trường cịn khó khăn về cơ sở vật chất ở thôn quê, vùng sâu, vùng xa, bãi bồi, hải
đảo…thuận lợi trong công tác giảng dạy.
Việc sử dụng giải pháp trong sáng kiến này còn tùy thuộc vào điều kiện của từng
trường THCS. Ở các trường THCS gặp phải những khó khăn như trên thì việc sử dụng giải
pháp cải tiến này sẽ đem lại nhiều kết quả tốt vì đã được kiểm nghiệm qua thực tế giảng dạy.
*Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triễn giải pháp.
- Sáng kiến kinh nghiệm này giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian chuẩn bị cho
tiết thực hành, rửa dụng cụ, xếp lại dụng cụ ,sử lí hóa chất thừa, vệ sinh phịng thực hành sau
tiết dạy, từ đó mới thuận lợi cho giáo viên khác thực hành tiết học tiếp theo trong một buổi
học.
- Sáng kiến này dễ làm khắc phục được thời khóa biểu phân cơng giảng dạy nhiều giáo
viên dạy mơn hóa học 9 trùng tiết thực hành trong một buổi , nhưng vẫn đảm bảo tốt về mặt
chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng, đảm bảo tính khoa học của bộ mơn. Chính vì thế mà triển
vọng vận dụng đề tài là khả quan cho các trường THCS.
- Sáng kiến này còn trợ giúp cho giáo viên mới ra trường tham gia cơng tác giảng dạy, ít
kinh nghiệm khơng cịn ngại ngùng trước những tiết thực hành bắt buộc của bộ mơn.
- Về phía học sinh khơng cịn áp lực nặng nề của tiết thực hành, vì dễ làm, thí nghiệm dễ
thành cơng, dễ quan sát cho cả nhóm, từ đó các em sẽ ham thích học những tiết thực hành của

mơn hóa học.
- Đề tài cũng tạo tiền đề cho giáo viên bộ mơn hóa học suy nghĩ, nghiên cứu để tiến tới
cải tiến những dụng cụ thí nghiệm khơng có hiệu quả hoặc chưa phù hợp với từng thí nghiệm.
* Đề xuất, kiến nghị:
- Giáo viên bộ mơn hóa học của các trường tiếp tục đầu tư cải tiến dụng cụ, cách làm
để phục vụ tốt cho các tiết thực hành, từ đó lơi cuốn được học sinh u thích học bộ mơn hóa
học và bước đầu trang bị cho các em định hướng được nghề nghiệp cho tương lai sau này.
- Các cấp lành đạo quan tâm đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất, dụng cụ, hóa chất cho
các phịng bộ mơn, có như thế mới đảm bảo tốt cho công tác giảng dạy trong thời kì cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
* Lời kết của đề tài.
Tuy rất nhiều cố gắn trong việc viết ra thành đề tài từ thực tế đã làm nhưng khơng sao
tránh khỏi những thiếu sót. Vì sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ tương lai, rất mong nhận được sự
góp ý chân tình của người đọc để đề tài ngày một hoàn thiện hơn.

Tác giả.

Nguyễn Kim Ánh.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Kim Ánh
Trang

21


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2011 – 2012
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CỦA TRƯỜNG:
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………….
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………….
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………….
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CỦA PHÒNG GD VÀ ĐT:
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………….
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………….
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………….
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………….

MỤC LỤC.

Đề tài bao gồm các phần:
- Tên đề tài, tác giả.
A. Mở đầu.
I. Đặt vấn đề.
1. Thực trạng của vấn đề địi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết

2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Kim Ánh
Trang

Trang 1
Trang 2 - 6

22


Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2011 – 2012
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài.
II. Phương pháp tiến hành.
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của
đề tài.
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp.
B. Nội dung.
Trang 7 – 19.
I. Mục tiêu.
II. Mô tả giải pháp của đề tài.
1. Thuyết minh tính mới.
2. Khả năng áp dụng.
- Thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm có hiệu quả.
- Có khả năng thay thế giải pháp hiện có.
- Khả năng áp dụng ở đơn vị.
3. Lợi ích kinh tế - xã hội.
- Thể hiện rõ lợi ích có thể đạt được đến q trình giáo dục, cơng tác.
- Tính năng kĩ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng.
- Tác động xã hội tích cực; cải thiện mơi trường; điều kiện lao động.

C. Kết luận.
Trang 20.
- Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp.
- Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp.
- Đề xuất, kiến nghi.

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Kim Ánh
Trang

23



×