Tải bản đầy đủ (.ppt) (40 trang)

Chuong 4.1 Kien Truc Cau Tao.ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.25 KB, 40 trang )

CHƯƠNG 4
KIẾN TRÚC VÀ CẤU TẠO
ĐÁ TRẦM TÍCH


KHÁI NIỆM CHUNG
Kiến trúc và cấu tạo là những đặc trưng
cơ bản của đá, được tạo nên bởi nguồn
gốc và điều kiện thành tạo đá.
Khái niệm “kiến trúc” và “cấu tạo” được
dùng thống nhất trên toàn thế giới.
 song thuật ngữ thì ngược nhau, ở Tây
Âu, Mỹ, Rumani gọi “structure” là cấu tạo,
“texture” là kiến trúc, còn ở Nga và các
nước gốc slavơ thì ngược lại.


KIẾN TRÚC
Định nghĩa

Kiến trúc là những đặc trưng về kích thước,
hình dáng, đặc tính bề mặt và số lượng
tương đối của các hợp phần tạo đá.

 Cũng như trong các đá kết tinh, kiến trúc là một
trong những yếu tố cơ bản của đá phụ thuộc vào
nhiều yếu tố mà trước hết là do nguồn gốc, điều
kiện sinh thành và quá trình biến đổi của đá.
 Tuy nhiên, trong thực tế một số loại đá có thể gặp
nhiều loại kiến trúc, như trong đá vôi gặp kiến trúc
vi hạt, kiến trúc hạt tha hình, kiến trúc sinh vật.


 Ngược lại cùng một loại kiến trúc có thể gặp trong
nhiều loại đá. Ví dụ đá vơi, silixit, … có thể gặp kiến
trúc sinh vật.


Kiến trúc của đá trầm tích vụn
Đá vụn gồm hai bộ phận:
 Các hạt vụn có nguồn gốc do phong hoá cơ
học.
 Bộ phận ximăng gắn kết các hạt vụn do lắng
đọng từ dung dịch keo hay dung dịch thật.
Các yếu tố quy định kiến trúc của trầm tích
vụn
 Hình dáng, kích thước, độ mài trịn, tính
đồng nhất của các mảnh vụn
 Thành phần, số lượng, cách xắp xếp của xi
măng.
 Mối quan hệ giữa mảnh vụn và xi măng.


Phân loại kiến trúc theo hạt vụn
a. Theo kích thước hạt
 Độ hạt của các mảnh vụn là yếu tố cơ bản
quyết định tính chất kiến trúc của đá và là
cơ sở phân chia kiểu nhóm đá.
 Theo kích thước trung bình (Md), người ta
thường chia các loại kiến trúc trong các
loại đá vụn ra các loại sau:
 Kiến trúc cuội (psefit);
 Kiến trúc cát (psamit);

 Kiến trúc bột (aleurit).


 Tùy theo độ hạt chiếm ưu thế trong đá
người ta còn chia ra các loại kiến trúc
trung gian (psamitopsefit: cát - cuội).
 Tuy nhiên ranh giới giữa các cấp hạt của
các loại kiến trúc hiện nay trên thế giới
vẫn chưa thống nhất (thậm chí ngay cả
trong cùng một nước).
 Có nhiều kiểu phân chia dựa trên những
cơ sở khác nhau.


Cơ sở logarit.
Cơ sở thập phân. Ví dụ cấp >1 (cuội), 1-0.1
(cát), 0.1-0.01 (bột).
Cơ sở nguồn gốc.
Phân loại theo cấp hạt Rukhin L.B (1961)
như sau:
 Kiến trúc cuội độ hạt >2mm;
 Kiến trúc cát độ hạt 2-0.05mm;
 Kiến trúc bột độ hạt 0.05-0.01mm;
 Các kiểu kiến trúc trung gian (cát-bột, cátsạn...).


b. Theo hình dạng hạt
 Hình dạng hạt khống vật và mảnh đá phụ
thuộc vào các yếu tố:
 Độ bền của khoáng vật;

 cấu trúc tinh thể,
 khoáng cách vận chuyển,
 mơi trường dy chuyển,
 các q trình biến đổi thứ sinh.
 Ví dụ trầm tích cơ học có các hạt thạch anh
trịn và hình cầu thường phân bố ở các trầm
tích biển xa bờ, ngược lại các trầm tích gần
bờ hạt thạch anh càng trở nên góc cạnh.


• Ví dụ khác, các trầm tích vụn chứa mảnh
đá vôi hệ tầng Yên Châu (Sơn La) là
những thành tạo trong một điêu kiện môi
trường rất đặc biệt. Chỉ trong điều kiện
gần bờ và các hoạt chuyển động thăng
trầm với tốc độ lớn các mảnh đá vôi mới
bền vững không bị hồ tan và tích tụ
thành đá vơi vụn


C. Phân loại hạt theo mức độ mài tròn của hạt
 Góc cạnh. Hạt mới bị phá vỡ, chưa dy chuyển đi
xa khỏi vùng phong hố.
 Nửa góc cạnh. Vận chuyển chưa được xa lắm
khỏi vùng phong hố.
 Trịn cạnh. Dy chuyển tương đối xa vùng phong
hố.
 Rất trịn cạnh. Dy chuyển xa hoặc tái lắng đọng
nhiều lần.
 Hạt tái sinh. Phần hạt vụn là nhân, phần ven rìa

là xi măng tái kết tinh. Kiến trúc này được nhận
dạng dưới hiển vi ở 1 và 2 nicon.
 Hạt gặm mòn. Hạt bị hồ tan phần ven rìa trong
q trình biến đổi thứ sinh.


Các cấp mài tròn của hạt vụn (L.B. Rukhin,1968)



Kiến trúc hạt tái sinh


Kiến trúc gặm mòn


Phân loại kiến trúc theo
đặc điểm xi măng
Mối quan hệ giữa xi măng và hạt vụn
được quyết định bởi nhiều yếu tố về điều
kiện thành tạo, mơi trường trầm tích, các
q trình biến đổi thứ sinh.
Các kiểu xi măng có ảnh hưởng trực tiếp
đến các tính chất cơ lý, độ rỗng của đá.


1)
2)
3)
4)


Các kiểu kiến trúc của xi măng:
Kiểu cơ sở. Ximăng >> hạt vụn. Đá chặt
xít rắn chắc, độ lỗ rỗng thấp.
Kiểu tiếp xúc. Xi măng << hạt vụn. Đá có
độ lỗ hổng cao, thấm tốt, gắn kết yếu.
Kiểu lấp đầy. Ximăng lấp đầy các hổng
giữa các hạt. Mức độ gắn kết trung bình.
Kiểu kết vỏ. Xi măng bao quanh hạt vụn.


5) Kiểu nén ép. Đá nghèo xi măng. Các
mảnh vụn nằm sát nhau do ép nén, đôi
khi định hướng.
6) Kiểu gặm mòn. Tiếp xúc giữa xi măng
và hạt vụn dạng vũng vịnh. Có thể có
những phản ứng hố học thay thể trao
đổi giữa hạt vụn và xi măng.
7) Kiểu khảm. Nhiều hạt vụn khảm trên
nền xi măng tái kết tinh.


Kiến trúc của đá trầm tích sét
Kiến trúc của đá trầm tích sét phụ thuộc
chủ yếu vào độ hạt và mức độ biến đổi
của đá.
Kiến trúc đặc điển hình của đá trầm tích
sét là kiến trúc pelit (sét) là kiến trúc mà
đại đa số các phân tử tạo đá có độ hạt <
0,01mm.



Các kiến trúc trung gian. Trong đá sét
thường chứa nhiều mảnh vụn (d >
0.01mm) do đó cũng hay gặp kiến trúc
trung gian: sét-bột (pelito-aleurit), phitopelit (đá sét chứa nhiều di tích thực vật
hóa than.
Ngồi ra đá sét hay bị biến đổi do đó
thường hay gặp các loại kiến trúc sau: tóc
rối, mạng lưới, sét biến dư (blastopelit).


Kiến trúc của đá trầm tích hố học và
sinh hố
Đây là các đá được thành tạo từ các quá
trình lắng đọng từ dung dịch thật thơng
qua các phản ứng hố học.
Thành phần của khống vật phản ảnh bản
chất của mơi trường tạo khoáng.
Sau khi thành tạo, các đá rất dễ bị biến
đổi, các khoáng vật lớn lên do tái kết tinh.
Kích thước khống vật phản ảnh mức độ
biến đổi của đá trầm tích sinh hố.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×