Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Nghiên cứu giải pháp đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp đê trên nền đất yếu từ quảng ninh đến quảng nam quan trắc đê biển trong thời gian thi công và sau khi thi công xong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.99 KB, 30 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KHOA HỌC THUỶ LỢI VIỆT NAM







BÁO CÁO TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
QUAN TRẮC ĐÊ BIỂN TRONG THỜI GIAN
THI CÔNG VÀ SAU KHI THI CÔNG XONG


THUỘC ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẮP ĐÊ BẰNG VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG VÀ ĐẮP TRÊN
NỀN ĐẤT YẾU TỪ QUẢNG NINH ĐẾN QUẢNG NAM

Mã số: 05 Thuộc chương trình: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂ
Y
DỰNG ĐÊ BIỂN VÀ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN
Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Nguyễn Quốc Dũng
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam









7579-24
22/12/2009

Hà Nội 2009

Chuyên đề 32: Quan trắc thi công đê biển trong thời gian thi công và sau thi công
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu đại phương và đắp trên nền đất yếu từ QN-QN
9-1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 9 QUAN TRắC TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG VÀ SAU
KHI HOÀN THÀNH 9-3

9.1 Mở đầu 9-3
9.2 Các nội dung quan trắc đê biển 9-3
9.2.1 Đo độ lún 9-4
9.2.2 Đo chuyển vị ngang 9-5
9.2.3 Đo áp lực nước lỗ rỗng 9-5
9.3 Giới thiệu các thiết bị quan trắc 9-8
9.3.1 Thiết bị đo độ lún 9-8
9.3.2 Thiết bị đo chuyển vị ngang 9-13
9.3.3 Thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng 9-17
9.4 Các quy định chủ yếu về bố trí thiết bị quan trắc 9-18
9.4.1 Thiết bị đo để quan trắc lún 9-18
9.4.2 Bố trí thiết bị quan trắc chuyển vị ngang 9-20
9.4.3 Bố trí thiết bị quan trắc áp lực lỗ rỗng 9-21
9.5 Bố trí thiết bị quan trắc trong khi xây dựng 9-21
9.5.1 Mục tiêu - nhiệm vụ của đo đạc trong xây dựng 9-21
9.5.2 Các sơ đồ lắp đặt thiết bị đo 9-24
9.5.3 Quan trắc, giám sát và xử lý kết quả đo 9-26

9.6 Bố trí thiết bị quan trắc công trình sau khi xây dựng xong 9-28
9.6.1 Mục tiêu - nhiệm vụ của đo đạc trong xây dựng 9-28
9.6.2 Các sơ đồ lắp đặt thiết bị đo 9-29
9.6.3 Quan trắc, giám sát và xử lý kết quả đo 9-29

Chuyên đề 32: Quan trắc thi công đê biển trong thời gian thi công và sau thi công
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu đại phương và đắp trên nền đất yếu từ QN-QN
9-2
Danh mục hình vẽ
Hình 9-1: Nguyên lý đo sử dụng ống đo lún nằm ngang 9-11

Hình 9-2: Nguyên lý đo sử dụng neo xoắn 9-11
Hình 9-3: Nguyên lý đo sử dụng côn cố định 9-12
Hình 9-4: Nguyên lý đo sử dụng giếng đo lún bằng khí 9-13
Hình 9-5: Nguyên lý đo sử dụng ống đo độ nghiêng 9-15
Hình 9-6: Ống đo độ nghiêng điện tử 9-16
Hình 9-7: Sơ đồ công nghệ quan trắc 9-23
Hình 9-8: Sơ đồ kiểm tra 9-25
Hình 9-9: Các sơ đồ bố trí thiết bị đo cho các nền đắp trên đường thấm thẳng
đứng 9-25

Hình 9-10: Các đường cong theo dõi độ lún và áp lực nước lỗ rỗng dưới nền
đắp trên đất yếu 9-27

Danh mục bảng biểu
Bảng 9-1: Danh mục các thiết bị sử dụng trong quan trắc đê biển 9-5

Bảng 9-2: Thiết bị đo chuyển vị ngang 9-5
Bảng 9-3: Các thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng 9-6
Bảng 9-4: Danh mục các nội dung quan trắc thông dụng 9-7


Chuyên đề 32: Quan trắc thi công đê biển trong thời gian thi công và sau thi công
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu đại phương và đắp trên nền đất yếu từ QN-QN
9-3
Chương 9 Quan trắc trong quá trình thi công và sau khi hoàn thành
9.1 Mở đầu
Quan trắc thực tế công trình thủy lợi nói chung và đối với đê biển nói riêng có
ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất quan trọng. Nhờ có quan trắc mà trong thời gian
xây dựng và trong thời gian khai thác có thể kiểm tra được các trạng thái làm việc
của công trình, làm sáng tỏ thêm những vấn đề chưa rõ hoặc những thiếu sót khi
chưa lựa chọn phương pháp tính toán trong thiết kế, thi công và
đồng thời kiểm tra
độ chính xác những phương pháp thí nghiệm mô hình và hoàn chỉnh phương pháp
thi công. Như vậy, nhiệm vụ của quan trắc, đặc biệt đối với đất yếu không chỉ biết
được tình hình làm việc thực tế của công trình trong quá trình xây dựng, khi kết
thúc xây dựng để giúp cho việc xử lý được kịp thời và cho công việc quản lý khai
thác được tốt, mà còn trên cơ sở những tài liệu quan trắc thực tế có thể
rút ra những
kết luận khoa học chính xác về phương pháp tính toán, thí nghiệm, thi công nhằm
hoàn thiện những vấn đề chung về thiết kế và xây dựng công trình nói chung và đê
biển nói riêng.
Việc theo dõi các công trình xây dựng đê, đường đắp trên nền đất yếu được
tiến hành theo hai cấp: (i) Theo dõi việc xây dựng nền đắp đơn thuần, gần giống với
việc kiểm tra công tác làm đất ngoài khu vực đất yếu và theo dõi tình hình về ổn
định và lún c
ủa đất nền thiên nhiên và của nền đắp; (ii) Khi kết thúc việc xây dựng
thì các vấn đề về ổn định và lún lèn cũng hết tồn tại, nhưng lún và chuyển vị ngang
của đất yếu thì vẫn còn tiếp tục trong nhiều tuần, nhiều năm, thậm chí hàng chục
năm và việc đo đạc các chuyển vị có thể còn phải làm trong một thời gian tương đối
dài.

Việc kiểm tra công tác làm đất
đã quy định trong tiêu chuẩn ngành kỹ thuật có
liên quan, nên không được nêu trong chuyên đề này.
Về những kiểm tra tiến hành trên nền đất yếu trong và sau khi thi công xong,
chuyên đề này sẽ cho các chỉ dẫn về các mục phải theo dõi, các thiết bị đo, lắp đặt
các thiết bị, phân tích các kết quả từ kết quả đo,…
9.2 Các nội dung quan trắc đê biển
Chuyên đề 32: Quan trắc thi công đê biển trong thời gian thi công và sau thi công
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu đại phương và đắp trên nền đất yếu từ QN-QN
9-4
Chất lượng đo phụ thuộc nhiều vào chất lượng của các thiết bị đo và chất
lượng của việc lắp đặt các thiết bị đó. Việc lắp đặt các thiết bị đo yêu cầu phải có
kinh nghiệm và phải thực hiện phù hợp quy trình.
9.2.1 Đo độ lún
Các độ lún được đánh giá so với một điểm cố định nằm ngoài khu vực
đất
yếu, hoặc trên một mốc cố định hiện hữu (ví dụ công trình trên cọc) hoặc cọc mốc
để đo lún (cọc nhỏ neo trong đá gốc) - Có thể sử dụng các kỹ thuật đo khác nhau:
- Đo đạc các chuyển vị của các thước đo đặt ở bề mặt nền đắp hoặc trên mặt
đất thiên nhiên hoặc các chần đo cố định với các bàn đo lún
đặt ở dưới nền
đắp.
- Các thiết bị đo lún thủy lực, hơi ép hoặc điện đặt trên mặt đất thiên nhiên,
trong nền đắp hoặc trong đất yếu.
- Thiết bị đo lún nhiều điểm đo bằng từ hoặc điện, đo độ lún của các mốc bố
trí trên trục thẳng đứng.
- Thiết bị đo lún liên t
ục cho phép theo dõi độ lún của mặt đất thiên nhiên.
Các ưu điểm và tồn tại của các thiết bị đo khác nhau được tóm tắt trong Bảng
9-1

Loại thiết bị đo lún Ưu điểm Nhược điểm
Thước đo lún (tấm
và cần đo)
Đơn giản, giá rẻ, đọc
trực tiếp
Cần phải bảo vệ trong khi đắp đất,
phải kết hợp với cao đạc
Thiết bị đo lún thủy
lực ở bề mặt (sử
dụng một lần)
Đơn giản, rẻ, bền
(>10năm), đọc trực
tiếp
Phải đặt cẩn thận, có thể rò rỉ, độ
chính xác kém khi sử dụng lâu dài
Thiết bị đo lún điện
tử ở bề mặt
Đọc nhanh, dễ tự
động hóa
Đo gián tiếp, nhạy cảm với nhiệt
độ, độ tin cậy thấp
Các mốc cao đạc
Có khả năng theo dõi
X,Y,Z. Thiết bị rất
bền
Không thể theo dõi các giai đoạn
đắp đất
Chuyên đề 32: Quan trắc thi công đê biển trong thời gian thi công và sau thi công
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu đại phương và đắp trên nền đất yếu từ QN-QN
9-5

Thước đo (các mốc
ở sâu)
Đọc trực tiếp
Phải kết hợp với đo cao - Bố trí
phức tạp (phải neo vào đất) khó
bảo vệ khi thi công
Thiết bị đo lún sử
dụng một lần chôn
trong đất
Như thiết bị đo lún
bề mặt
Như thiết bị đo lún bề mặt
Thiết bị đo lún nhiều
điểm
Đọc trực tiếp Khó đặt - khó bảo vệ khi thi công
Bảng 9-1: Danh mục các thiết bị sử dụng trong quan trắc đê biển
9.2.2 Đo chuyển vị ngang
Các chuyển vị ngang của đất có thể đo bằng thiết bị đo độ giãn
(extensometre) hoặc các cọc mốc địa hình và bằng thiết bị đo độ nghiêng (Bảng
9-2). Thường đo bằng thiết bị đo độ nghiêng trong các ống cắm vào trong đất yếu
và ăn sâu vào lớp đất c
ứng nhiều mét. Việc chọn loại vữa chèn là rất quan trọng và
phải cẩn thận khi bố trí. Nếu bảo đảm tất cả các điều kiện trên thì sai số của việc đo
chuyển vị ngang không quá 1cm/10m.
Loại thiết bị đo Ưu điểm Nhược điểm
Chuyển vị ở bề mặt
thiết bị đo độ giãn
Chính xác. Bố trí
đơn giản


Chuyển vị ở bề mặt
cọc hoặc mốc địa
hình
Có thể theo dõi X,
Y, Z. Thiết bị rất bền
Không theo dõi được các giai đoạn
đắp đất
Đo sâu: thiết bị đo
độ nghiêng
Chính xác nếu neo
chân thiết bị chính
xác
Phải đặt cẩn thận, việc chèn vữa
rất quan trọng
Bảng 9-2: Thiết bị đo chuyển vị ngang
9.2.3 Đo áp lực nước lỗ rỗng
Chuyên đề 32: Quan trắc thi công đê biển trong thời gian thi công và sau thi công
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu đại phương và đắp trên nền đất yếu từ QN-QN
9-6
Đặt các áp kế kín trong đất yếu (ngược với các ống áp kế hở), trong các ống
này có thể đánh dấu mực nước từ đỉnh ống, nhưng như vậy thì thời gian cho kết quả
rất lâu. Các áp kế kín là các đầu đo thể tích nhỏ được đặt trong các lỗ khoan, phải
tránh tất cả các dòng chảy dọc theo lỗ khoan. Các đầu đo này với những công nghệ
khác nhau có độ chính xác khoảng 1kPa. Bảng 9-3 nêu ư
u điểm và tồn tại của các
loại đầu đo chính hiện hữu.
Loại thiết bị đo Ưu điểm Nhược điểm
Áp kế thủy lực
Đơn giản - rẻ, đọc trực
tiếp

Đọc chậm, nhạy cảm với nhiệt độ
Áp kế hơi
Đọc trực tiếp không bị
lệch
Có thể bị rò rỉ - có nguy cơ rỉ đầu
đo
Áp kế điện
Đọc nhanh, dễ tự động
hóa
Đo gián tiếp, phải cho về không,
nhạy cảm với nhiệt
Bảng 9-3: Các thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng
Để phân tích sự tiến triển của độ cố kết của đất, ta nghiên cứu hiệu số giữa áp
lực đo được và áp lực cân bằng khi chưa đắp nền đường. Để theo dõi sự tiến triển
của áp lực tự nhiên của nước trong đất, cần đặt một áp kế ở ngoài khu vực ảnh
hưở
ng của nền đắp, ngoài các áp kế đã đặt ở dưới nền đắp.
Ngoài ra còn một số nội dung đo thông dụng được dùng trong quan trắc như
sau:


Chuyên đề 32: Quan trắc thi công đê biển trong thời gian thi công và sau thi công Trung tâm Thủy công – Viện KHTL
Đề
t
ài: N
g
hiên cứu
g
iải pháp để đắp đê bằn
g

vật liệu đại phươn
g
và đắp t
r
ên nền đất
y
ếu từ QN-QN
9-7
Bảng 9-4: Danh mục các nội dung quan trắc thông dụng
Ghi chú
Bằng bê tông hay thép đặt trực tiếp lên bề mặt đê; Được
quan tr
ắcbằng ph
ương pháp tr
ắc đạc.
Bằng thép đặt lên mặt lớp đất cần đo lún; Được quan trắc t

động.
Bằng bê tông kết hợp thép đặt trực tiếp lên lớp đất cần quan
trắc; Được quan trắc bằng trắc đạc.
Bằng thép, cùng một lúc quan trắc được độ lún của nhiề
u
lớp đất khác nhau. Nguyên lý quan trắc bằng khí nén.
Cấu tạo giống trên nhưng quan trắc bằng nguyên lý từ tính
và một lúc quan trắc được nhiều lớp đất khác nhau.
Bằng bê tông hay thép; đặt lên đỉnh hay cơ đê; Được qua
n
sát theo phương pháp trắc đạc.

Hầm đặt chính giữa đỉnh đê, bằng bê tông cốt thép có

đường kính khoảng 1m; Cắm sâu vào đá gốc, trên đỉnh có
giá đỡ bằng thép hình để treo quả lắc (quả dọi).
Quả lắc thuận là chân cố định vào nền, trên đỉnh tự do dịch
chuyển; Qủa lắc đảo ngược lại: cố định trên đỉnh và tư do
di chuyển dưới đáy. Căn cứ vào s
ự dịch chuyển so với
hướng thẳng đứng ban đầu, cho biết độ chuyển vị ngang,
nghiêng, lệch.
Thiết bị đo được chôn nghiêng, khi đo ta thả thiết bị vào sẽ
cho ta biết trị số dịch chuyển ngang, nghiêng.
Thiết bị đo là hệ thống ống đổ đầy chất lỏng; Thiết bị bộ
thu cấu tạo như một áp kế.

Giống như trên nh
ưng trong ống thay chất lỏng bằng khí
nén.
Gồm một thanh kim loại được kéo căng, một ống thổi v
à
một cuộn dây điện từ. Khi bị kích, thanh kim loại rung tạo
nên một tín hiệu tần số truyền qua một cáp tín hiệu đế
n
thiết bị thu.
Cấu tạo như trên
Thiết bị đo
1. Mốc quan trắc lún mặ
t
b
ằn
g bê tông c
ốtthép(Mốc

2. Mốc mặt bằng thép
(Settlement gauge)
1. Mốc quan trắc lún sâu
bằng bê tông cốt thép (Mốc
sâu
)
.
2. Mốc sâu bằng thép kiể
u
khí nén (Preumatic
3. Mốc sâu bằng thép kiể
u
từ tính (Magnetic
extensometer).
1. Mốc ngắm quan trắc
chuyển vị ngang bằng
phương pháp trắc đạc.
2. Hầm dọc quan trắc
chuyển vị ngang bằng qu

dọi.
3. Quả lắc thuận, đảo quan
trắc chuyển vị ngang,
nghiêng bằng quả dọi

4. Thiết bị đo được đặ
t
nghiêng để quan trắc lú
n
ngang, nghiêng

(Inclinometer).
1. Áp lực kiểu thủy lực
(Hydraulic piezometer).

2. Áp lực kế kiểu khí né
n
(Pneumatic piezometer).
3. Áp lực kế kiểu dây rung
(Vs piezometer).

4. Áp lực kế kiểu dây rung
(Carlson pore pressure).
Nội dung
quan trắc
Quan trắc lún
mặt

Quan trắc lún
sâu


Quan trắc
chuyển vị
ngang



Quan trắc áp
lực lỗ rỗng




STT
1

2


3



4



Chuyên đề 32: Quan trắc thi công đê biển trong thời gian thi công và sau thi công
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu đại phương và đắp trên nền đất yếu từ QN-QN
9-8
9.3 Giới thiệu các thiết bị quan trắc
9.3.1 Thiết bị đo độ lún
a. Ý nghĩa
Từ những kết quả đô độ lún mà có thể đánh giá phương pháp tính toán trong
thiết kế, chất lượng thi công, đồng thời qua đó có thể đề ra biện pháp tu bổ, sửa
chữa một cách đúng đắn.
b. Nhiệm vụ
Quan trắc độ lún là dùng các dụng cụ đ
o đã đặt sẵn trong công trình mà xác
định độ lún của công trình theo thời gian. Tùy theo yêu cầu cụ thể mà cần đo độ lún
toàn bộ, từng lớp hay cục bộ của một vùng nào đó.

c. Các thiết bị quan trắc
c.1. Máy đo trắc đạc
Máy đo trắc đạc đo thăng bằng các mốc đặt trên và trong công trình, để xác
định cao trình của các mốc này bằng cách so sánh với cao độ các mốc gốc
- Mố
c gốc
Là những mốc có cao trình cố định và nằm trong mạng lưới địa hình chung
của toàn vùng và cao độ của nó lấy so với mặt chuẩn là mặt biển. Mốc gốc dùng để
đo biến dạng của đê thường chia làm hai loại:
- Mốc cơ bản
Thường xây dựng trước thời gian khởi công xây dựng công trình, đặt ở nơi
cách xa hố móng và trong suốt thời gian xây dựng và khai thác không ảnh hưởng
đế
n nó. Với mục đích làm cho cao độ của mốc ít thay đổi, mốc cơ bản cần đặt trên
đất tốt, đã cố kết hoàn toàn và tốt nhất đặt trên nền đá, ở những nơi không bị ngập
nước, không bị sụt lở và không có hiện tượng Karst.
- Mốc phụ
Chuyên đề 32: Quan trắc thi công đê biển trong thời gian thi công và sau thi công
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu đại phương và đắp trên nền đất yếu từ QN-QN
9-9
Vì mốc cơ bản không thể để trực tiếp ở gần công trình, nên phải có mốc phụ ở
vị trí trung gian giữa các mốc cơ bản với các mốc đo đạc. Cao độ của mốc phụ xác
định bằng cách đo thăng bằng hai lần với độ chính xác cấp II từ các mốc cơ bản.
Mốc phụ thường đặt gần công trình và trong một số trường hợp đặ
t ngay trên một
bộ phận của công trình, cho nên cao trình của nó sẽ thay đổi theo thời gian. Vì vậy,
cao trình của mốc phụ cần phải xác định thường xuyên theo chu kỳ (2÷3lần/năm).
Không nên đặt các mốc phụ ở vùng có khả năng biến dạng mặt đất, ở gần vùng
đang nổ mìn, nơi bị ngập lụt và có nước mạch thấm ra trên mặt đất.
c.2. Các mốc gắn với công trình bao gồm m

ốc mặt và mốc sâu
- Mốc mặt
Thường đặt trên đỉnh đê hoặc trên mái dốc để đo độ lún toàn cục. Mốc mặt
nằm lộ thiên trên mặt ngoài công trình và thường khi công trình xây dựng đến cao
trình thiết kế thì đồng thời đặt mốc ngay trên mặt công trình ở vào nơi qui định.
Mốc mặt gồm một ống thép mà mút dưới được gắn vào một trụ bê tông đặt trong
hố. Đoạ
n gần giữa ống gắn với một tấm bê tông nhằm tăng độ ổn định của ống khi
đặt trong hố. Phần trên cần xây dựng một tháp bảo vệ. Đỉnh của ống được gắn cơ
cấu đo và đỉnh ổng đặt thấp hơn mặt đất công trình khoảng 20cm.
- Mốc sâu
Dùng để đo độ lún của những lớp đất trong thân đê cho nên phả
i chôn sâu
trong thân đê. Mốc sâu gồm một tấm đáy bằng bê tông cốt thép hình vuông dày
0,15÷0,20m và kích thước các cạnh 1,5÷3,0m. Trên tấm đáy để tựa (tự do) một ống
thép với những kết cấu giữ thăng bằng. Đầu trên ống thép giữ cơ cấu đo. Ống thép
đặt trong một ống bảo vệ có tầng cách ly nhằm loại trừ mọi tác dụng của ngoại lực
lên ống. Ph
ần trên mốc được bảo vệ bằng một ống trụ có tấm đáy và nắp đậy. Cao
trình nắp đậy ngang với cao trình mặt công trình. Như vậy ta có thể biết được cao
trình của tấm đáy bở vì ống tựa trên tấm đáy mà chiều dài ống đã biết.
Chuyên đề 32: Quan trắc thi công đê biển trong thời gian thi công và sau thi công
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu đại phương và đắp trên nền đất yếu từ QN-QN
9-10
Mốc mặt và mốc sâu thường bố trí trên những mặt cắt thẳng đứng ngang với
thân đê và gọi là tuyến đo. Các tuyến đo ngày thường nằm cách nhau 50÷100m.
Trên một tuyến đo bố trí cả mốc mặt và mốc sâu.
Mốc mặt thường đặt 1÷2 cái ở đỉnh (phụ thuộc chiều rộng đỉnh đê) và ngoài
mặt đường giao thông. Ở mái dốc hạ lưu, nế
u có cơ thì mốc mặt đặt trên cơ đê. Trên

mái dốc thượng lưu chỉ đặt mốc mặt trong những trường hợp đặc biệt như mực
nước thượng lưu thay đổi nhiều hoặc vật liệu đắp không đồng chất theo chiều dài
đê. Trong trường hợp này cần đặt một mốc nằm trên mực nước triều thiết kế và một
mốc nằm cao hơ
n mực nước triều min 1÷2m.
Mốc sâu trong thân đê đặt trên những đường thẳng nằm ngang chừng 2÷7mốc
và phụ thuộc chiều cao đê. Các đường nằm ngang này cách nhau 20÷30m.
c.3. Đo bằng các thiết bị Settlement
Các thiết bị này đặt trong thân đê, tại các vị trí cần đo mà mỗi sự biến dạng
nhỏ sẽ được biết thông qua các thiết bị đọc với độ chính xác cao.
-
Ống đo độ lún nằm ngang
Trong một số trường hợp đặc biệt, ống đo độ lún nằm ngang được lắp vào mặt
cắt ngang của đê (Xem Hình 9-1). Một bộ cảm biến áp suất chất lỏng được kéo vào
trong ống đã được đổ đầy nước theo những thời đoạn xác định. Sai khác về áp lực
nước đo được sẽ dùng để tính toán độ lún tại b
ất cứ điểm nào dọc theo ống. Thiết bị
này có ưu điểm là đo được độ lún tại tất cả các điểm trên một mặt cắt ngang xác
định trong một khoảng thời gian dài.
Chuyên đề 32: Quan trắc thi công đê biển trong thời gian thi công và sau thi công
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu đại phương và đắp trên nền đất yếu từ QN-QN
9-11

Hình 9-1: Nguyên lý đo sử dụng ống đo lún nằm ngang
- Đo bằng neo xoắn
Neo xoắn (xem Hình 9-2) có cấu tạo gồm một lưỡi xoắn có một đầu kéo dài
lên mặt đất. Độ lún của lớp đất chứa neo xoắn chính là độ lún phần đỉnh trên cùng
trên mặt đất của neo, kể cả khi độ lún của đất nền lớn hơn. Đỉnh trên được kiểm tra
định kỳ bằng ống b
ọt khí. Độ lún ghi nhận của neo xoắn sẽ cho biết lực kéo xuống

tác dụng lên phần kéo dài nhỏ hơn sức chịu tải của phần lưỡi xoắn trong đất. Do đó
đường kính của phần nằm trong đất nên lớn hơn phần kéo dài khỏi mặt đất.

Hình 9-2: Nguyên lý đo sử dụng neo xoắn
Chuyên đề 32: Quan trắc thi công đê biển trong thời gian thi công và sau thi công
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu đại phương và đắp trên nền đất yếu từ QN-QN
9-12

- Côn cố định
Côn cố định (xem Hình 9-3) là một thiết bị cơ khí với một đầu côn có thể di
chuyển. Độ dài di chuyển ít nhất phải bằng độ lún ước tính của lớp đất. Đầu côn
được nối với một thanh nằm cố định được kéo dài lên mặt đất và được đặt trong một
ống. Ma sát âm do đó không ảnh hưởng đến đầu côn. Ma sát giữa thanh cố định và
ống
được hạn chế bằng các lớp dầu.
Thiết bị này vận hành tốt và cho độ chính xác cao trừ trường hợp chiều sâu lớp
đất nhỏ hoặc khi đất nền có sức chịu tải tốt (ví dụ khi côn được đặt ngay trong nền
cát).

Hình 9-3: Nguyên lý đo sử dụng côn cố định
- Giếng đo lún bằng khí
Chuyên đề 32: Quan trắc thi công đê biển trong thời gian thi công và sau thi công
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu đại phương và đắp trên nền đất yếu từ QN-QN
9-13
Giếng đo lún bằng khí (xem Hình 9-4) về cơ bản là một áp kế điện tử đặt ở
một độ sâu nhất định. Thiết bị này đo áp lực thủy tĩnh trong các ống mềm. Áp lực
thủy tĩnh được tính từ độ chênh cao giữa cảm ứng và đáy ống làm chuẩn. Có 2 ống
mềm được sử dụng: ống cấp và ống xả. Khi áp suất không khí trong ống c
ấp cao
hơn áp suất thủy tĩnh trong ống xả, màng ngăn được nâng lên và không khí được

tháo ra qua ống xả. Áp suất không khí trong ống cấp bằng chính áp suất thủy tĩnh
trong ống làm chuẩn. Giá trị được đo lại trên mặt đất bằng một áp kế.

Hình 9-4: Nguyên lý đo sử dụng giếng đo lún bằng khí
9.3.2 Thiết bị đo chuyển vị ngang
a. Ý nghĩa
Đê có thể chuyển vị ngang do tác dụng của áp lực nước phía mái dốc thượng
lưu trong thời gian khai thác. Từ những kết quả đo chuyển vị ngang mà có thể đánh
giá phương pháp tính toán trong thiết kế, chất lượng thi công, đồng thời qua đó có
thể đề ra biện pháp tu bổ
, sửa chữa một cách đúng đắn.
Chuyên đề 32: Quan trắc thi công đê biển trong thời gian thi công và sau thi công
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu đại phương và đắp trên nền đất yếu từ QN-QN
9-14
b. Nhiệm vụ
Chuyển vị ngang thường xuất hiện đối với các đê cao bởi vì trường hợp này
áp lực nước có trị số rất lớn. Nên cần đo chuyển vị ngang của toàn bộ hoặc một
phần đê theo thời gian.
c. Các phương pháp đo
c.1. Phương pháp đo tuyến bằng ống ngắm
Bằng phương pháp đo tuyến ống ngắ
m là trên mặt đê hoặc mái dốc, nơi có thể
dễ dàng xảy ra chuyển vị ngang, người ta đặt những mốc ngầm. Những mốc này
được đặt trên những tuyến thẳng cùng với những mốc cố định ở hai bên bờ. Độ
chuyển vị ngang chính là độ sai lệch giữa các mốc ngắm với các mốc cố định trên
tuyến ngắm. Phương pháp này đơn giản và cho phép xác định độ chuyể
n vị ngang
một cách nhanh chóng mà không cần phải qua những phép tính phụ. Để xác định
chính xác độ chuyển vị ngang cần phải có những loại ống ngắm chuyên môn.
c.2. Phương pháp tam giác đạc

Trong trường hợp địa hình không cho phép dùng phương pháp đo tuyến bằng
ống ngắm thì dùng phương pháp tam giác đạc. Trên công trình đặt sẵn những mốc
tạo thành hệ thống tam giác có liên quan đến nhau. Một hoặc hai đoạn giữa các mốc
được chọn làm
đường cơ bản của tam giác đạc. Nơi nào địa hình cho phép thì dùng
phương pháp bắn tia. Những mốc trên mạng lưới tam giác nói trên đã được xác định
tọa độ bằng phương pháp trắc đạc. Về sau khi các mốc bị chuyển vị thì có thể đánh
giá sự chuyển vị đó bằng cách so sánh tọa độ của chúng với tọa độ ban đầu.
c.3. Phương pháp đo bằng thiết bị Horizontal Beams và EL In-Place
Inclinometer
Các thi
ết bị này đặt ngay trong thân đê, tại các vị trí cần đo và mỗi sự biến
dạng nhỏ sẽ được biết thông qua các thiết bị đọc với độ chính xác cao.
- Ống đo độ nghiêng (inclinometer tube)
Chuyên đề 32: Quan trắc thi công đê biển trong thời gian thi công và sau thi công
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu đại phương và đắp trên nền đất yếu từ QN-QN
9-15
Ống đo độ nghiêng được dùng để đo chuyển vị ngang của công trình. Các ống
này làm bằng vật liệu mềm, thường có đường kính trong khoảng 50mm. Để đo
chuyển vị, đặt các ống này vào trong một hố được khoan sâu khoảng 2m vào trong
lớp đất chặt nằm ngay dưới lớp đất có tính nén lún. Sau khi dỡ lớp bọc ngoài của
ống đổ các sỏi nhỏ vào trong ống để đảm bảo tính liên kết giữa thiế
t bị đo với nền là
tối ưu. Trong phạm vi các lớp đất nén lún phía trên, đổ các hạt sét mịn vào trong
ống để đảm bảo tính liên kết đồng thời chống rò rỉ nước dọc theo ống. Do tính đàn
hồi của ống là nhỏ nên không ảnh hưởng đến biến dạng của công trình.

Hình 9-5: Nguyên lý đo sử dụng ống đo độ nghiêng
Một máy đo độ nghiêng được đặt vào trong ống. Thiết bị này sẽ đo độ nghiêng
của ống dù liên tục hay không liên tục chỉ với những chuyển vị rất nhỏ. Sau khi lắp

đặt, các thiết bị này được tích hợp luôn vào công trình. Để chống ống đo bị lật, một
rãnh dẫn hướng được làm trong ống. Ống có thể được treo lên
để chống bị xoắn. Do
chuyển vị ngang sẽ được hiện thị trên một đĩa đặt thẳng đứng, độ nghiêng của thiết
bị đo phải chính xác phải khớp với các giá trị được đo ban đầu theo hai hướng trực
giao nhau. Đáy ống phải được đặt vào trong lớp đất chặt để làm mốc. Tuy nhiên,
điểm đầu của ống cũng có thể dùng làm mốc nếu
được đặt trên một mặt nằm ngang
Chuyên đề 32: Quan trắc thi công đê biển trong thời gian thi công và sau thi công
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu đại phương và đắp trên nền đất yếu từ QN-QN
9-16
sử dụng đo quang học. Độ chính xác của thiết bị đo này khá cao, có thể nhận biết
chuyển vị khoảng vài centimet nếu đặt ở sâu 15m.


Hình 9-6: Ống đo độ nghiêng điện tử
Chuyên đề 32: Quan trắc thi công đê biển trong thời gian thi công và sau thi công
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu đại phương và đắp trên nền đất yếu từ QN-QN
9-17

9.3.3 Thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng
a. Ý nghĩa
Đối với thân đê có hệ số thấm bé và độ ngậm nước cao thì áp lực lỗ rỗng sẽ
xuất hiện trong quá trình xây dựng cũng như khai thác. Áp lực lỗ rỗng có trị số lớn
nhất thường vào cuối thời kỳ xây dựng và giảm dần theo thời gian. Áp lực lỗ rỗng
ảnh h
ưởng lớn đến độ ổn định của đê cho nên không phải chỉ tính toán nó trong
thiết kế mà cần đo đạc trong thời gian khai thác để biết sự diễn biến của nó mà đánh
giá độ ổn định của đê.
b. Nhiệm vụ

Áp lực nước lỗ rỗng trong đất p
r
nói chung không thể đo trực tiếp mà phải đo
gián tiếp bằng cách tìm hiệu số giữa áp lực toàn bộ p và áp lực thủy tĩnh p
n
theo
công thức:
p
r
= p - p
n
(9-1)
Như vậy nếu biết được tổng áp lực theo thời gian p=p(t) và áp lực thủy tĩnh
theo thời gian p
n
=p
n
(t) thì có thể tìm được trị số áp lực lỗ rỗng theo thời gian
p
r
=p
r
(t).
c. Thiết bị quan trắc
Dụng cụ đo áp lực lỗ rỗng có nhiều loại nhưng thông thường trong đê đất
thường sử dụng các loại chính sau:
- Thiết bị ∏TH-1:
Thiết bị này dùng để đo áp lực lỗ rỗng trong đất bị phá hoại kết cấu như đặt
trong thân đê. Nó là một áp kế đất đặt trong một hộp đặc biệt có nắp l
ưới. Nắp lưới

này chịu tác dụng của áp lực lỗ rỗng.
- Thiết bị ∏TH-3:
Chuyên đề 32: Quan trắc thi công đê biển trong thời gian thi công và sau thi công
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu đại phương và đắp trên nền đất yếu từ QN-QN
9-18
Thiết bị này dùng để đo áp lực lỗ rỗng trong đất chưa bị phá hoại kết cấu (đất
nguyên dạng). Dụng cụ này gồm một hộp bằng kim loại đặt trong nó một áp kế đất.
Độ cứng của mặt hộp phải đủ chống được áp lực đất tác dụng bên ngoài. Hộp được
nối với một kim bằng kim loại hình ống có chiều dài 1÷1,5m và đườ
ng kính trong
0,2mm. Đoạn đầu của ống kim này có cấu tạo sao cho có thể chuyển được áp lực
bên ngoài vào trong lòng kim ống và trong lòng kim đổ đầy vadơlin. Kim ống nối
chặt với hộp đo áp liên thông với lòng hộp bằng những lỗ khoan nhỏ và trong hộp
cũng chứa đầy vadơlin. Như vậy nếu có áp lực tác động bên ngoài kim ống thì áp
lực này chuyển vào trong vadơlin và chuyển tiếp vào trong hộp, tác dụng lên mặt áp
kế
đất. Kim của áp kế sẽ chỉ chỉ số áp lực tác dụng. Khi cần đo áp lực lỗ rỗng trong
đất nguyên dạng ở một độ sâu nào đó thì cần khoan với hố khoan có đường kính
150÷200mm. Giếng khoan chỉ cần khoan đến cao trình cách điểm đo một khoảng
bằng chiều dài kim ống. Sau đó dùng cần khoan đưa kim xuống đất sao cho đầu lỗ
kim ống đạt cao trình định đo. Dùng dây nối áp k
ế với các bảng được đặt trong các
hành lang hoặc trên mái dốc hạ lưu để theo dõi áp lực kẽ rỗng tại điểm đã định.
- Thiết bị đo Total Pressure Cell
Dụng cụ để đo áp lực lỗ rỗng bố trí trong thân đê trên những mặt cắt nằm
ngang của đê gọi là tuyến đo và tuyến đo này nên bố trí cùng với tuyến đo áp lực
khi xác định đường bão hòa. Trong m
ột tuyến đo, dụng cụ đo được đặt trên những
đường nằm ngang và các đường này cách nhau 20÷30m theo chiều cao. Mỗi một
đường ngang đặt 3÷7 dụng cụ đo, phụ thuộc chiều rộng của đê. Dụng cụ đo được

đặt tập trung nhiều vào các vùng trung tâm của đê.
9.4 Các quy định chủ yếu về bố trí thiết bị quan trắc
9.4.1 Thiết bị đ
o để quan trắc lún
a. Yêu cầu
Chuyên đề 32: Quan trắc thi công đê biển trong thời gian thi công và sau thi công
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu đại phương và đắp trên nền đất yếu từ QN-QN
9-19
Để quan trắc lún mặt (lún ở đỉnh, cơ và trên mái đê) ta có thể sử dụng các thiết
bị đo giới thiệu trong Bảng 9-1; Đối với công trình nhỏ từ cấp IV trở xuống nên ưu
tiên áp dụng phương pháp trắc đạc dùng hệ thống mốc mặt.
Để quan trắc các lớp đất khác nhau trong thân đê và nên đê cao (cấp II trở lên)
nên sử dụng các thiết bị đo tự động như: Quả
lắc thuận đảo, thiết bị đo kiểu từ tính
(Magnetic Extensometer), thiết bị đo lún sâu bằng khí nén (Preumatic settlement
cell) …
Đối với những đê thấp (cấp IV trở xuống) nên sử dụng các mốc sâu đơn giản.
Hệ thống mốc mặt và mốc sâu phải bố trí trong cùng một tuyến đo. Số lượng mốc
trong một tuyến phụ thuộc vào tính chất phức tạp của địa chất n
ền, số lớp đất trong
thân, nhiệm vụ nghiên cứu, qui mô đê…
b. Tuyến quan trắc lún mặt của đê
Tuyến quan trắc lún mặt cách nhau 100÷150m.
Trong những trường hợp sau đây, tuyến đo lún mặt phải bố trí bổ sung:
- Nếu có chiều cao đê biến đổi đột ngột.
- Địa chất nền phức tạp.
- Tuyến đê cong mà có góc ngoặt vượt quá 15
o
.
c. Số lượng mốc mặt trong mỗi tuyến qui định

Ở trên đỉnh đê ngoài phạm vi đường giao thông (đối với những đê kết hợp
đường giao thông), cần bố trí từ 1÷2 mốc; Với đê không kết hợp đường giao thông
bề rộng mặt đê nhỏ thì bố trí một mốc.
Trên mái hạ lưu đê nên bố trí các mốc mặt trên các cơ đê (nếu có), khi không
có cơ
thì bố trí trực tiếp lên mái. Vị trí các mốc lấy tùy theo chiều cao đê, do chiều
cao đê không quá cao nên thường bố trí một điểm đo ở đỉnh đê.
Chuyên đề 32: Quan trắc thi công đê biển trong thời gian thi công và sau thi công
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu đại phương và đắp trên nền đất yếu từ QN-QN
9-20
Trên mái thượng lưu đê, hệ thống mốc mặt chỉ đặt đối với đê cấp I, II có chế
độ làm việc đặt biệt như mực nước giao động lớn thì bố trí một mốc ở trên mực
nước triều thiết kế và một mốc đặt cao hơn mực nước triều min từ 1÷2m.
d. Tuyến quan trắc lún sâu
Được qui định như ở mụ
c b, nên bố trí trùng với tuyến quan trắc lún mặt. Các
mốc đo lún sâu đặt trên cùng một cao độ trong mặt cắt ngang của đê gọi là tuyến đo
ngang. Đối với tuyến đo ngang: đê đồng chất thì bố trí một tuyến ở đỉnh đê, một
tuyến ở chân đê, với đê không đồng chất thì cứ mỗi loại đất bố trí một tuyến đo sâu.
9.4.2 Bố trí thi
ết bị quan trắc chuyển vị ngang
a. Yêu cầu
Việc bố trí quan trắc chuyển vị ngang đối với đê biển qui định như sau: Cách
nhau 100÷150m bố trí một tuyến quan trắc chuyển vị ngang.
Số lượng tuyến quan trắc tuyến quan trắc chuyển vị ngang phục thuộc vào
chiều dài đê, vị trí tuyến quan trắc chuyển vị ngang nên thiết kế trùng với tuyến
quan trắc lún. Đ
iểm quan trắc có thể bố trí ở mép thượng lưu đê hoặc tại giao điểm
của mực nước triều thiết kế với mái đê thượng lưu.
Với đê đồng chất thì bố trí một điểm quan trắc chuyển vị ngang ở trên đỉnh,

còn với đê không đồng chất thì cứ mỗi loại đất khác nhau bố trí một điểm quan trắc.
b.
Thiết bị đo
Để quan trắc chuyển vị ngang có thể sử dụng một trong những loại sau:
- Mốc ngắm.
- Hầm dọc.
- Quả lắc thuận, đảo.
- Thiết bị đo bố trí nghiêng (Inclinometer) …
c. Trường hợp có kết cấu bê tông cốt thếp nằm trong thân đê
Chuyên đề 32: Quan trắc thi công đê biển trong thời gian thi công và sau thi công
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu đại phương và đắp trên nền đất yếu từ QN-QN
9-21
Tuyến quan trắc nên bố trí trùng với vị trí có kết cấu bê tông cốt thép, nếu kết
cấu bê tông nằm lộ thiên ra khỏi mặt đê thì bố trí thiết bị quan trắc chuyển bị ngang
như đê đất bình thường.
9.4.3 Bố trí thiết bị quan trắc áp lực lỗ rỗng
a. Yêu cầu
Bố trí thiết bị để quan trắc áp lực lỗ rỗng chỉ đối với
đê cấp II trở lên mà thân
đê là đất sét hoặc á sét nặng. Đối với đê có cấp thấp hơn chỉ tiến hành khi có chế độ
quan trắc đặc biệt.
b. Thiết bị quan trắc
Thiết bị quan trắc áp lực lỗ rỗng trong thân đê là các áp lực kế (piezometer) có
cấu tạo giống như áp kế đo áp lực đất, nước. Các áp lực kế đo áp lực lỗ rỗng đặ
t sẵn
vào vị trí cần đo ngay trong thời gian thi công đê. Trên mặt cắt ngang bố trí một
tuyến đo ở đỉnh đê, số lượng thiết bị đo trên tuyến phụ thuộc vào bề rộng mặt cắt đê
nhưng không ít hơn 5.
c. Bố trí hệ thống dây dẫn
Việc bố trí hệ thống dây dẫn từ các áp lực kế ra điểm quan trắc có thể sử

dụng
hành lang khoan phụt, nếu không có hành lang khoan phụt thì bố trí một buồng đặc
biệt ở chân đê hạ lưu nơi không ngập nước.
9.5 Bố trí thiết bị quan trắc trong khi xây dựng
9.5.1 Mục tiêu - nhiệm vụ của đo đạc trong xây dựng
a. Mục tiêu - nhiệm vụ
Giám sát, theo dõi công trình vận hành an toàn. Kịp thời phát hiện những bất
thường trong quá trình làm việc của công trình để có giải pháp ngă
n ngừa, khắc
phục thích hợp.
Chuyên đề 32: Quan trắc thi công đê biển trong thời gian thi công và sau thi công
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu đại phương và đắp trên nền đất yếu từ QN-QN
9-22
Kiểm tra thể tích vật liệu đắp bằng việc đo độ lún bề mặt của mặt đất thiên
nhiên dưới nền đắp. Đánh giá các kết quả nghiên cứu địa kỹ thuật và tính toán thiết
kế và rút ra các thông tin cần thiết để chỉ đạo thi công.
Mục đích của quan trắc là nhằm dự báo tình hình của công trình được cải
tạo/xây mới tác động của nó lên những công trình xung quanh, lên môi trường
không khí, địa ch
ất thủy văn trong thời gian xây dựng và thời gian sử dụng để đánh
giá sự biến đổi trạng thái của nó, phát hiện kịp thời các khiếm khuyết, ngăn ngừa và
khắc phục các diễn biến xấu cũng như đánh giá sự đúng đắn của các kết quả dự báo,
các phương pháp đã dùng trong tính toán và thiết kế.
Nhiệm vụ của quan trắc là để đảm bảo sự
tin cậy của hệ “công trình nền” được
cải tạo/xây mới cũng như của công trình xung quanh, không cho phép những biến
đổi bất lợi của môi trường, thảo ra những giải pháp kỹ thuật để ngăn ngừa và khắc
phục những sai lệch vượt quá dự kiến trong thiết kế cũng như nhằm để kiểm tra
những giải pháp đã thực hiện.
Trong quá trình quan trắc cần xem xét tất c

ả một cách tổng hợp các tải trọng
tính, tải trọng động, tải trọng nhân sinh dẫn đến sự thay đổi định tính và định lượng
các đặc trưng trạng thái của công trình cải tạo/xây mới và của công trình quanh nó,
xem xét sự thuận tiện trong sử dụng và mức độ tác động lên môi trường.
Quan trắc nền và móng là một phần tiếp tục các công tác khoa học - kỹ thuật
của việc cải tạo công trình
được thực hiện bởi các tổ chức chuyên môn về địa kỹ
thuật, giải pháp thiết kế và công nghệ thi công. Quan trắc phải do tổ chức chuyên
môn thực hiện.
Phương pháp và phương tiện kỹ thuật quan trắc nên qui định tùy thuộc vào sự
quan trọng của công trình, đặc điểm kết cấu, điều kiện địa chất công trình và địa
chất thủy văn, công tác thi công, mật độ của n
ơi xây dựng, yêu cầu sử dụng và
tương ứng với kết quả dự báo về địa kỹ thuật. Tùy theo mục đích và nhiệm vụ quan
trắc mà tiến hành lúc thi công, trong những năm đầu và những năm tiếp theo khi sử
dụng cho đến khi ổn định các quá trình.
Chuyên đề 32: Quan trắc thi công đê biển trong thời gian thi công và sau thi công
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu đại phương và đắp trên nền đất yếu từ QN-QN
9-23





















Hình 9-7: Sơ đồ công nghệ quan trắc
b. Kiểm nghiệm tính chính xác của thiết kế
- Lý thuyết tính toán có phù hợp với thực tế.
Giai đo

n thiết kế
Xác định yêu cầu sử dụng. Định
các yêu cầu về tiêu chuẩn sử dụng
Dự báo bằng tính toán
biến dạng và nội lực
Lập hệ thống quan trắc
Lắp đặt hệ thống quan trắc
So sánh các dự báo và đo
Đánh giá các tiêu chuẩn về yêu cầu
sử dụng trên cơ sở dự báo và đo đạc
Kiểm tra sự thỏa mãn các yêu
cầu sử dụng sau khi quan trắc
Chính xác hóa dự báo
biến dạng + nội lực
Điều chỉnh các
yêu cầu sử dụng

Giải pháp kết cấu để đảm
b
ảo
s

tin c
ậy
khi s

d
ụng
Giai đoạn quan trắc
Giai đo

n thi côn
g

Chuyên đề 32: Quan trắc thi công đê biển trong thời gian thi công và sau thi công
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu đại phương và đắp trên nền đất yếu từ QN-QN
9-24
- Người thiết kế, thi công, quản lý có vận dụng đúng lý thuyết.
c. Tổng hợp, phân tích làm phát triển lý luận. Tích lũy kinh nghiệm, nâng cao
năng lực thiết kế.
(Sản phẩm xuất xưởng, cần theo dõi nó hoạt động ra sao để kịp thời điều chỉnh
hoặc nâng cấp sản phẩm).
9.5.2 Các sơ đồ lắp đặt thiết bị đo
Tùy theo tầm quan trọ
ng của vấn đề, tính chất của những sai sót và mục đích
bố trí thiết bị đo đã xác định mà kiểu loại, số lượng và vị trí của các thiết bị đo có
thể rất khác nhau. Hình 9-8 là 4 cách bố trí các thiết bị đo thường dùng. Trường hợp

đắp đất trong các khu vực rộng thì có thể mở rộng cách bố trí giống như dưới tim
nền đắp ở Hình 9-8.
Các thiết bị
đo thường sử dụng dưới nền đắp là:
- Các cọc và mốc đo đạc bề mặt.
- Các thiết bị đo lún bề mặt hoặc đo lún sâu.
- Các thiết bị đo lún nhiều điểm (đo lún ở nhiều điểm trên cùng một trục thẳng
đứng).
- Các ống đo độ nghiêng, trong đó có đầu đo độ nghiêng.

×