Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

khỏa sát ảnh hưởng của một số nguyên liệu đấn tính chất vật lý của viên thức ăn nuôi cá mú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 45 trang )

ii


LỜI CẢM ƠN


Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường
Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ, đặc biệt là quý Thầy Cô khoa Công
Nghệ Thực Phẩm đã tạo điều kiện học tập và tận tình giảng dạy,
truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm làm việc quí báu trong suốt
bốn năm học tại trường.
Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Văn Nguyện
đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu và giúp
đỡ để tôi hoàn thành đề tài được giao một cách tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị quản lý phòng Thí
Nghiệm dinh dưỡng và hoá sinh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp .
Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn các bạn sinh viên trong
khoa và gia đình đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong
thời gian thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời chúc tốt đẹp nhất đến quý thầy cô
cùng các bạn sinh viên và gia đình.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2010
SVTH
Phạm Thanh Thảo




CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN SVTH: Phạm Thanh Thảo




1

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về cá mú
1.1.1 Giới thiệu về cá mú [4, 8, 10]
Họ cá mú có tên khoa học là Serranidae ( Joebert, 2001). Đây là một họ lớn chứa các loài cá
thuộc về bộ cá vƣợc (Perciformes)
Hiện nay trên thế giới đã phát hiện đƣợc 75 giống trên 400 loài cá thuộc họ cá mú. Kích
thƣớc của các loài cá đa dạng, có loài chỉ dài 20cm và nặng 100g nhƣng cũng có loài đạt đến
1,5m và nặng trên 300kg.
Cá mú thuộc loại cá biển, thƣờng phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi có rạn san
hô, đá ngầm hay ở vùng biển nƣớc ấm. Mùa hè cá sống ở ven bờ còn mùa đông thì di cƣ ra vùng
xa bờ. Ở Việt Nam, chúng thƣờng phân bố từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan nhƣng tập trung
nhiều ở vùng ven biển miền trung. Cá mú phát triển tốt ở những nơi có điều kiện:
 pH: 7,5 - 8,3
 Nhiệt độ: 25 - 32
0
C nhƣng thích hợp nhất là từ 22 - 28
0
C.
 Độ mặn: 20 - 32 ppt
 Oxy hoà tan (D.O): 4 - 8 ppm
 NO
2
- N (Nitrite nitrogen): 0 - 0,05 ppm
 NH
3

- N (Ammonia không ion hoá): < 0,02 ppm
Cá mú là loài có tập tính ăn thịt. Thức ăn bao gồm cá con, mực, giáp xác và thƣờng ăn thịt
lẫn nhau ở giai đoạn cá con. Một đặc điểm khá lý thú là có sự chuyển đổi giới tính ở nhóm cá
này, nên nhóm cá này gọi là lƣỡng tính. Khi còn nhỏ chúng là cá cái nhƣng khi đạt đến kích cỡ và
tuổi nhất định thì chuyển thành cá đực. Cá có kích cỡ dài 45 - 50cm trở lại là những cá cái và khi
trên 74cm và nặng trên 11kg trở thành cá đực. Hiện tƣợng lƣỡng tính thƣờng thấy ở những con cá
kích cỡ 66 - 72cm. Cá mú có thể đẻ quanh năm nhƣng thƣờng tập trung vào những tháng lạnh có
nhiệt độ thấp, vì vậy tuỳ vào từng vùng khác nhau, mùa vụ xuất hiện cá giống cũng khác nhau.
Sức sinh sản của loài cá này khá cao, mỗi con cái có thể đẻ từ vài trăm ngàn đến vài triệu trứng
trong mỗi lần sinh sản.
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN SVTH: Phạm Thanh Thảo


2

1.1.2 Tình hình nuôi cá mú ở Việt Nam [4]
Ở Việt Nam, nghề nuôi cá mú chính thức phát triển vào năm 1988 khi các doanh nhân Trung
Quốc đến Nha Trang đặt vấn đề mua bán cá mú sống. Nghề này đã phát triển mạnh từ Bắc vào
Nam nhƣng tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên, Khánh Hòa và gần đây là
Vũng Tàu.
Hiện nay, cả nƣớc có khoảng 6800 lồng nuôi cá biển, trong đó đến 80% là lồng nuôi cá mú
và khoảng 500 ha ao đìa nuôi cá mú với sản lƣợng ƣớc tính khoảng 3000 tấn, trong đó nuôi lồng
chiếm 2/3 sản lƣợng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, có khoảng 11 giống và 48 loài thuộc
họ cá mú ở Việt Nam. Một số loài cá mú đƣợc nuôi nhiều hiện nay bao gồm: cá mú chấm nâu
(Epinephelus malabaricus), cá mú chấm cam (E. coioides), cá mú cọp (E. fuscoguttatus), cá mú
chuột (Cromileptes altivelis)…



Hiện nay, nghề nuôi cá mú có tiềm năng lớn để phát triển ở nƣớc ta và sẽ có cơ hội để phát

triển hơn nữa nếu Việt Nam chủ động trong việc cung cấp con giống bởi vì đa số con giống đều
đƣợc nhập khẩu từ Đài Loan. Vì vậy, hiện nay nhiều nghiên cứu đã đƣợc thực hiện bởi Viện
Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản I và II trong việc lai tạo con giống để cung cấp cho ngƣ dân
đã góp phần thúc đẩy nghề nuôi cá này phát triển hơn.
Hình 1.1: Cá mú chấm cam (E. coioides)
Hình 1.2: Cá mú cọp (E. fuscoguttatus)
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN SVTH: Phạm Thanh Thảo


3

1.2 Tổng quan về thức ăn cho cá
1.2.1 Nhu cầu dinh dƣỡng của cá
Các loài cá nói chung và cá mú nói riêng, mỗi loại đều yêu cầu cho mình một chế độ dinh
dƣỡng đầy đủ và hợp lý. Để chế biến thức ăn cho cá, trƣớc hết ta phải tìm hiểu các thông tin về
nhu cầu dinh dƣỡng của từng loại cá khác nhau thì mới có thể chế biến đƣợc thức ăn hợp lý của
từng loại cá. Nhìn chung, các loại thức ăn cho cá đều phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản về hàm
lƣợng protein, lipid, acid amin, carbohydrate của từng loại cá.
1.2.1.1 Nhu cầu về protein của cá [2, 5]
Nhu cầu protein của các loài cá phụ thuộc vào:
 Loài cá, mật độ đàn, mức độ hoạt động của từng loài.
 Tuổi và trọng lƣợng cơ thể của từng loài.
 Môi trƣờng sống: nhiệt độ, ánh sáng, độ mặn, oxy
 Chất lƣợng protein khẩu phần : protein có hàm lƣợng axit amin cân đối và tỉ lệ tiêu
hóa cao thì nhu cầu protein thấp hơn so với protein không cân đối axit amin.
 Cân đối năng lƣợng: khẩu phần thức ăn đủ năng lƣợng sẽ làm giảm nhu cầu protein.
Nhu cầu protein của 1 số loài cá đƣợc trình bày trong bảng 1.1 dƣới đây [2]
Bảng 1.1: Nhu cầu protein của một số loài cá










STT
Loài
Tỷ lệ protein trong khẩu phần, %
1
Cá hồi Atlantic
40 - 45
2
Cá da trơn
32 - 36
3
Cá trắm cỏ
41 - 43
4
Cá hồi vân (Rainbow trout)
40 - 45
5
Cá bớp
42 - 45
6
Cá chẽm
45 - 55
7
Cá mú

40 - 60
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN SVTH: Phạm Thanh Thảo


4

Nhu cầu protein của cá mú thay đổi trong khoảng từ 40 - 60% là do có sự khác biệt lớn về
giống loài, kích cỡ cá và nguồn thức ăn. Thức ăn viên công nghiệp cho cá mú hiện nay thƣờng có
hàm lƣợng protein từ 45% trở lên.
1.2.1.2 Nhu cầu về axit amin của cá [2, 5, 6]
Axit amin là thành phần của protein. Protein tự nhiên có khoảng trên 20 loại axit amin, đƣợc
chia làm 2 loại: axit amin thiết yếu và axit amin không thiết yếu. Nhu cầu axit amin thiết yếu của
một số loài cá biển đƣợc trình bày trong bảng 1.2 dƣới đây [6]
Bảng 1.2: Nhu cầu acid amin thiết yếu của một số loài cá biển (tính theo %protein)
Loài cá


Axit amin
Cá chẽm
(Dicentrarchus
labrax)
Cá hanh
đỏ
(Pagrus
major)
Cá cam
(Seriola
quinqueradita)
Cá măng biển
(Chanos

chanos)
Cá hồi Đại
Tây Dƣơng
(Salmo salar)
Arginine
4,1
3,5
3,4 - 3,88
5,6
4,1 - 5,1
Histidine
-
1,4
1,49 - 1,95
2,0
-
Isoleucine
-
2,2
-
4,0
-
Leucine
-
4,2
-
5,1
-
Lysine
4,8

-
4,1 - 4,3
4,0
3,9 - 4,8
Threonine
2,6
1,8
-
4,9
-
Tryptophan
0,5
0,6
-
0,6
-
Valine
-
2,5
-
3,0
-
Methionine
4,4
2,2
2,56
4,8
2,4
Phenylalanine
-

4,1
-
5,2
-
Axit amin chứa lƣu huỳnh rất quan trọng đối với cá, vì methonine có nhiều trong protein
động vật nên nếu khẩu phần có quá ít protein động vật, sự sinh trƣởng của cá sẽ giảm mạnh. Ở
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN SVTH: Phạm Thanh Thảo


5

các loài cá mú thì nhu cầu axit amin chƣa đƣợc xác định rõ, gần đây chỉ có lysine đƣợc xác định
nhu cầu là khoảng 2,83% lƣợng thức ăn hay 5,56% mức protein thức ăn.
Thiếu methionine sẽ làm giảm sinh trƣởng, viêm cata thuỷ tinh thể mắt, đục thuỷ tinh thể,
tuy nhiên nếu thừa methionine thì cũng gây ức chế sự sinh trƣởng của cá.
1.2.1.3 Nhu cầu về lipid của cá [2, 5, 6, 9]
Lipid là nhóm chất quan trọng của các màng sinh học, nguồn cung cấp năng lƣợng, nguồn
cung cấp vitamin hòa tan trong mỡ: vitamin A, D, E, K. Cá không thể trực tiếp dùng lipid mà
phải phân cắt thành acid béo để hấp phụ.
Hai acid béo linolenic và linoleic là hai acid béo thiết yếu (EFA: Essential Fatty Acid) do các
tiền chất này không có trong cơ thể mà hoàn toàn phải lấy từ thức ăn. Các acid linolenic và acid
linoleic đƣợc gọi là HUFA (highly unsaturated fatty acid) và những acid béo trong hai họ trên có
chuỗi carbon dài trên 20 nhƣ 20:3-n3; 22:4-n3; 20:2-n6; 22:3-n6 đƣợc gọi là PUFA.
Các acid béo họ n3 (n3-HUFA) có vai trò quan trọng đối với các loài thuỷ sản.
 Khẩu phần chứa nồng độ tối ƣu n3-HUFA trong 3 tuần sẽ làm cho chất lƣợng sinh sản,
bao gồm tỷ lệ đẻ, độ nở và chất lƣợng ấu trùng đƣợc cải thiện rõ rệt.
 Khẩu phần thừa n3-HUFA có ảnh hƣởng xấu đến khả năng sinh sản của tôm và cá. Tuy
nhiên nếu thiếu thì tỉ lệ chết cũng sẽ tăng cao.
Khi còn nhỏ, cá có nhu cầu acid béo thiết yếu cao hơn lúc trƣởng thành nên cần bổ sung
thêm mỡ cá hay dầu gan cá trong thức ăn. Tuy nhiên nếu thức ăn quá thừa acid béo có thể dẫn

đến ức chế hấp thụ, đồng thời tích lũy các acid béo khác gây bệnh béo phì và ảnh hƣởng đến hiệu
quả sử dụng protein của cá.
Nhu cầu lipid của cá xác định dựa vào nhu cầu năng lƣợng, nhu cầu acid béo cần thiết,
phospholipid, cholesterol, đặc điểm sống và dự trữ lipid của loài. Ngoài ra nhu cầu lipid cũng phụ
thuộc rất lớn vào hàm lƣợng và chất lƣợng của protein, của nguồn cung cấp năng lƣợng khác và
ngay cả chất lƣợng của dầu. Nhu cầu lipid thay đổi tùy theo từng loài, tuy nhiên mức đề nghị là
từ 6 - 12%. Tỉ lệ protein và lipid đề nghị cho cá là 6 - 7:1
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì tỉ lệ lipid tối ƣu trong khẩu phần ăn từ 9 – 13,5%,
tuỳ thuộc vào từng loài. Tỉ lệ giữa dầu cá và dầu nành 1:1 đƣợc sử dụng để cân đối nhu cầu các
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN SVTH: Phạm Thanh Thảo


6

acid béo thiết yếu n3 và n6. Trong các acid béo HUFA, cá mú sử dụng tốt DHA hơn EPA và tỉ lệ
DHA/EPA lớn hơn 1 cho tỉ lệ tăng trƣởng tốt và tích luỹ HUFA cao trong sản phẩm.
Mức sử dụng tối đa lipid trong thức ăn trên cá nƣớc ngọt thƣờng thấp hơn cá biển. Nhu cầu
lipid của một số loài cá biển đƣợc trình bày trong bảng 1.3 sau đây [6]
Bảng 1.3: Nhu cầu lipid của 1 số loài cá biển
STT
Loài
Tỉ lệ lipid trong khẩu phần, %
1
Cá chẽm Châu Âu
12 - 19
2
Cá hanh đỏ
15
3
Cá hồng Mỹ

7 - 11
4
Cá măng biển
7 - 10
5
Cá bớp
5 - 6
6
Cá mú
12 - 14
Tuy nhiên, lipid rất dễ bị oxy hóa và sinh ra các độc tố ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng, vì thế
không nên sử dụng quá nhiều trong thức ăn. Khi cá sử dụng thức ăn có acid béo bị oxy hóa, cá dễ
bị các bệnh nhƣ xuất huyết, lƣợng hồng cầu giảm, và có triệu chứng thiếu máu, trƣơng bụng,
phồng gan, giảm ăn, mòn vây và teo cơ, và tăng tỉ lệ chết ở cá.
1.2.1.4 Nhu cầu carbohydrate của cá [2, 7]
Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lƣợng rẻ tiền cho cá và các loài thuỷ sản. Ở các loài cá
thì carbohydrate tồn tại chủ yếu ở dạng glycogen và chuyển hóa thành lipid đƣợc dự trữ trong cơ
thể.
Khẩu phần có carbohydrate tăng thì sự phân giải lipid và protein để cung cấp năng lƣợng
giảm khi đó năng lƣợng chủ yếu do carbohydrate cung cấp, nên carbohydrate đƣợc xem là nguồn
cung cấp năng lƣợng trƣớc tiên thay cho protein và lipid. Trong công nghệ chế biến thức ăn cho
các loài thuỷ sản thì các nhà sản xuất luôn sử dụng các nguồn nguyên liệu chứa carbohydrate ở
mức tối đa có thể để giảm giá thành cho sản phẩm.
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN SVTH: Phạm Thanh Thảo


7

Carbohydrate gồm rất nhiều thành phần khác nhau, đƣợc chia thành hai loại chính là chất xơ
và dẫn xuất không đạm (tinh bột, đƣờng, sắc tố ).

Nhu cầu của cá mú về chất xơ từ 1,5 - 4,5% và dẫn xuất không đạm từ 14 - 28%.
Tinh bột
Tinh bột là nguồn cung cấp năng lƣợng rẻ tiền so với protein và lipid nên các nhà sản xuất
thức ăn thƣờng đƣa hàm lƣợng tinh bột tối đa có thể vào thành phần thức ăn cho cá. Bảng 1.4
dƣới đây mô tả tỉ lệ phần trăm tinh bột dễ tiêu hoá (đã nấu chín hay qua ép viên) sử dụng trong
thức ăn của một số loài cá:

Bảng 1.4: Tỉ lệ % tinh bột sử dụng tối đa trong thức ăn một số loài cá
Cá nƣớc ngọt
% tinh bột
Cá biển
% tinh bột
Cá chép
Cá da trơn Mỹ
Cá hồi
Cá rô phi
Cá chình
45
30 - 35
25 - 30
35 - 40
25 - 30
Cá măng biển
Cá chẽm
Cá bơn Atlantic
35 - 40
20 - 25
15 - 20
(Nguồn: Halver và Hardy, 2002)
Để tăng hiệu quả sử dụng tinh bột trong thức ăn thủy sản nên áp dụng các biện pháp nhƣ hồ

hoá tinh bột qua nấu chín, ép viên hay ép đùn để tăng tỉ lệ tiêu hoá tinh bột.
Xơ thô
Chất xơ gần nhƣ không đƣợc tiêu hóa mặc dù một số báo cáo cho rằng hệ vi khuẩn đƣờng
ruột của một số loài cá có khả năng thủy phân cellulose trong chất xơ. Chất xơ có tác dụng làm
tăng tốc độ thức ăn đi qua đƣờng tiêu hóa nên có tác dụng làm tăng lƣợng thức ăn cá ăn vào.
Chất xơ trong thức ăn sẽ làm giảm khả năng kết dính khi ép viên thức ăn, nếu khẩu phần có
chứa nhiều chất xơ thì sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa của cá đối với thức ăn. Thông thƣờng đối
với thức ăn cá, tỉ lệ chất xơ trong thức ăn đƣợc đề nghị không quá 8 - 10%.

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN SVTH: Phạm Thanh Thảo


8

1.2.1.5 Nhu cầu vitamin của cá [2]
Vitamin là một nhóm chất hữu cơ mà động vật yêu cầu với số lƣợng rất ít so với các chất
dinh dƣỡng khác nhƣng cần thiết cho sự sinh trƣởng và duy trì cuộc sống của chúng.
Vitamin chiếm 1 - 2% trong thức ăn nhƣng có vai trò quyết định trong trao đổi chất và là
chất xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể cá.
Các loài thuỷ sản nói chung và cá nói riêng, không có hay có khả năng tổng hợp rất ít
vitamin nên việc cung cấp vitamin trong thức ăn là rất cần thiết, đặc biệt là vitamin C.
Thiếu vitamin dẫn đến sinh trƣởng chậm, tỉ lệ sống thấp, khả năng chịu đựng với biến động
môi trƣờng kém và dễ bị bệnh nhƣ xuất huyết, dị hình, nứt sọ ở cá…
Những nghiên cứu về nhu cầu vitamin hầu hết thực hiện trên cá hồi và những kết quả nghiên
cứu này đƣợc chấp nhận cho những loài cá khác.
1.2.1.6 Nhu cầu về khoáng của cá [2]
Vai trò của chất khoáng là:
 Thành phần cấu tạo của cơ thể: Ca, P, Mg tham gia cấu tạo khung cơ thể.
 Duy trì chức năng sinh lý bình thƣờng và xúc tác cho phản ứng sinh hoá.
 Tham gia vào cấu tạo máu nhƣ Fe (hemoglobin), Cu (hemocyanin)

Đối với nhiều loài cá biển, chúng có khả năng hấp thu một lƣợng đáng kể các chất khoáng từ
môi trƣờng nƣớc vì vậy sự bổ sung chất khoáng vào thức ăn cho cá biển ít đƣợc quan tâm hơn so
với cá nƣớc ngọt.
 Nhu cầu K: 0,2 - 1% khối lƣợng khẩu phần
 Nhu cầu tối thiểu Mg phải là 400 – 700 mg/kg khẩu phần
 Nhu cầu P của cá nằm trong phạm vi 0,4 - 0,7% khẩu phần
1.2.2 Các loại thức ăn cho cá [2]
Thức ăn cho cá gồm nhiều loại khác nhau, tuỳ thuộc vào cách chia mà ta có:
 Dựa vào nguồn gốc thức ăn thì có thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.
 Dựa vào thành phần dinh dƣỡng: thức ăn thô xanh, thức ăn giàu protein, thức ăn giàu
năng lƣợng, thức ăn giàu khoáng…
 Dựa vào quy mô chế biến: thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp.
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN SVTH: Phạm Thanh Thảo


9

Thức ăn tự chế
Thức ăn tự chế là loại thức ăn làm thủ công, theo quy mô gia đình. Loại thức ăn này có thể
tận dụng các nguyên liệu có sẵn để làm nên thƣờng rẻ hơn thức ăn công nghiệp nhƣng khâu
chuẩn bị tốn nhiều thời gian hơn. Ƣu và nhƣợc điểm của loại thức ăn này là:
 Ƣu điểm:
+ Mùi vị tƣơi hấp dẫn cá.
+ Các chất dinh dƣỡng không bị tổn thất do không phải qua khâu chế biến nhiệt.
+ Giá thành rẻ do sản xuất tại chỗ và không qua các công đoạn chế biến phức tạp.
 Nhƣợc điểm:
+ Không chủ động trong sản xuất do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu tƣơi.
+ Không bảo quản đƣợc, làm đến đâu ăn đến đó, do vậy không chủ động trong việc cho
ăn (về mặt thời gian và nhân lực).
Thức ăn công nghiệp

Thức ăn công nghiệp là một hỗn hợp thức ăn bao gồm một số nguyên liệu đã qua chế biến và
phối trộn theo công thức của nhà chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng của thuỷ sản.
Nguyên liệu dùng cho chế biến loại thức ăn này hầu hết ở dạng nguyên liệu khô, thức ăn công
nghiệp có những đặc điểm sau:
 Thuận tiện cho việc sử dụng, bảo quản, lƣu thông và phân phối.
 Sản xuất chủ động, không phụ thuộc vào mùa vụ của nguyên liệu.
 Có thể sản xuất tập trung và có thể sử dụng thiết bị có công suất lớn, kỹ thuật cao. Do
đó sẽ giảm đƣợc chi phí sản xuất.
Thức ăn công nghiệp thƣờng ở dạng viên, khô nên rất thuận tiện cho việc sử dụng và bảo
quản. Dựa vào khối lƣợng riêng xốp của viên thức ăn, chúng ta cũng có thể phân ra thành các
dạng thức ăn viên nhƣ: loại thức ăn viên nổi, thức ăn viên chìm hay chìm chậm
 Thức ăn viên nổi: là loại có khối lƣợng riêng xốp nhỏ, đƣờng kính của viên thức ăn có
thể thay đổi từ 1.5 - 10mm. Mức độ chuyển hoá thức ăn cao trong quá trình tiêu thụ, có
thể quản lý và theo dõi trong quá trình cho ăn, ít xảy ra hiện tƣợng ô nhiễm môi trƣờng
nuôi.
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN SVTH: Phạm Thanh Thảo


10

 Thức ăn viên chìm: là loại có khối lƣợng riêng xốp lớn, đƣờng kính của viên thức ăn
có thể thay đổi từ 1.5 – 4mm. Thức ăn chìm là loại thức ăn thƣờng đƣợc tính đến cho
loài thủy sản ăn đáy. Vấn đề chính của viên thức ăn là có thể giữ đƣợc lâu trong nƣớc
quá trình để cá có thể tiêu thụ hết. Loại thức ăn này đƣợc sử dụng trong công nghiệp
nuôi cá hồi, cá mú, tôm….
Trong nghề nuôi cá thì thức ăn thƣờng chiếm tỉ lệ cao trong tổng chi phí ( trên 50% ). Do đó
thức ăn có vai trò quyết định đến năng suất, sản lƣợng, hiệu quả của nghề nuôi cá. Khi cho cá ăn
thì ta nên cung cấp đủ lƣợng và chất để cho cá có thể phát triển tốt, đạt hiệu suất nuôi cao.
Thức ăn cho cá cần phải có sự cân đối về dinh dƣỡng, có sự hƣớng dẫn của khoa học. Việc
sử dụng thức ăn tƣơi sống, thức ăn nhanh tan trong nƣớc, thức ăn kém chất lƣợng là một trong

những nguyên nhân của sự chậm tăng trƣởng ( hay chết) của cá sau một thời gian nuôi.
1.2.3 Một số nguyên liệu chế biến thức ăn cho cá
1.2.3.1 Nguyên liệu giàu protein động vật [2, 3]
Thức ăn protein động vật đƣợc các loài thuỷ sản sử dụng hiệu quả hơn là nguồn protein có
nguồn gốc từ thực vật.
Các nguồn nguyên liệu giàu protein động vật gồm: bột cá, bột đầu tôm, bột huyết, bột xƣơng
thịt, bột nhuyễn thể…., trong đó bột cá là nguồn protein thích hợp nhất cho tất cả các loài tôm cá.
Đặc điểm của nguồn nguyên liệu này là có hàm lƣợng protein cao ( > 40%), lipid cao, cân
đối các axit amin, chứa đầy đủ 10 axit amin thiết yếu, ít xơ (trừ bột đầu tôm, bột nhuyễn thể), là
nguồn cung cấp vitamin A, B (đặc biệt là B2 và B12), D và các chất thúc đẩy thuỷ sản tăng
trƣởng, phát dục, tỉ lệ tiêu hóa cao, độ ngon miệng cao nhƣng lại có giá thành đắt.
Bột cá:
Bột cá là thành phần quan trọng và có vai trò thiết yếu đối với vật nuôi nói chung và vật nuôi
thủy sản nói riêng. Bột cá đƣợc xem là nguồn nguyên liệu tuyệt hảo chứa đầy đủ thành phần axit
amin thiết yếu, cung cấp phospholopids dồi dào, đồng thời còn có vai trò nhƣ là chất hấp dẫn vì
chứa hàm lƣợng axit glutamid cao từ 11,8 - 14,9g/16gN, đây là một trong số những nguyên nhân
hấp dẫn vật nuôi bắt mồi.
Các loại bột cá dùng trong sản xuất thức ăn nuôi thủy sản với hàm lƣợng protein từ 45 - 65%
có một số đặc điểm:
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN SVTH: Phạm Thanh Thảo


11

 Độ ẩm có giá trị trong khoảng: 7,22 - 10,11%.
 Hàm lƣợng béo: 4,92 - 7,89%.
 Hàm lƣợng tro: 18,25 - 24,23%.
 Hàm lƣợng xơ: 0,83 - 2,33%.
Tỉ lệ sử dụng bột cá trong khẩu phần đối với loài thuỷ sản ăn thịt có thể lên tới khoảng 50%,
loài ăn tạp khoảng 25% và các loài khác từ 5 - 20%. Tuy nhiên cũng không có giới hạn nhiều về

việc sử dụng bột cá trong thức ăn mà chỉ có vấn đề về giá cả.
Bột cá đƣợc chia làm hai loại: bột cá lạt và bột cá mặn. Trong chế biến thức ăn cho động vật
thủy sản chỉ sử dụng bột cá lạt (hàm lƣợng muối <5%). Bột cá thƣờng đƣợc làm từ cá trích, cá
mòi và cá cơm. Chất lƣợng của bột cá phụ thuộc vào loại nguyên liệu, độ tƣơi của nguyên liệu,
phƣơng thức chế biến và bảo quản.


Có hai phƣơng pháp chế biến bột cá:
 Chế biến ẩm: cá tƣơi đem hầm hơi, sau đó đè ép tách nƣớc và dầu, bã đƣợc sấy khô
rồi nghiền thành bột, làm bền bột bằng các chất chống oxy hóa, dịch nƣớc chiết đem
cô đặc rồi cho thêm vào bột để bổ sung vitamin và protein hòa tan.
 Chế biến khô: cá sau khi đƣợc nấu chín (hoặc hầm chín) rồi làm khô. Bột cá cũng có
thể chế biến theo phƣơng pháp chiết bằng dung môi. Bột cá chế biến theo phƣơng
pháp này rất giàu protein.
Bột xƣơng thịt
Là phụ phẩm từ các lò mổ công nghiệp. Thành phần hoá học của bột thịt xƣơng có sự biến
đổi rất lớn, phụ thuộc vào chất lƣợng của nguyên liệu thô ban đầu. Thành phần của bột thịt xƣơng
trong một nhà máy thì ổn định nhƣng giữa các nhà máy với nhau thì có sự khác biệt rõ ràng. Hàm
Hình 1.3: Bột cá
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN SVTH: Phạm Thanh Thảo


12

lƣợng dinh dƣỡng thay đổi tuỳ theo nguồn phụ phẩm, trong đó hàm lƣợng protein dao động từ 30
- 60%, lipid từ 8 - 11%, Ca từ 4,5 - 5% và P từ 8 - 10%.
Các axit amin thiết yếu của bột thịt xƣơng rất giới hạn. Khi so sánh với trứng thì bột xƣơng
thịt thiếu isoleucine, methionine + cystine. Thêm vào đó thành phần của axit amin khác nhau đối
với mỗi loại bột thịt bởi vì đặc tính protein của mỗi loại khác nhau. Hàm lƣợng khoáng của bột
thịt xƣơng có sự khác biệt lớn. Khi hàm lƣợng tro tăng thì hàm lƣợng khoáng cũng gia tăng,

trong khi đó thì hàm lƣợng khoáng vi lƣợng và vitamin bị giảm.

Bột phụ phẩm gia cầm
Là sản phẩm phụ từ công nghiệp chế biến thịt gia cầm bao gồm chân, đầu và các phế phẩm
khác không có giá trị sử dụng làm thực phẩm cho ngƣời. Các loại bột này có giá trị tƣơng đƣơng
bột thịt, rất giàu choline.
1.2.3.2 Nguyên liệu giàu protein thực vật [2, 11]
Chủ yếu gồm những hạt có dầu nhƣ đậu nành, đậu phộng (lạc) và các phụ phẩm của chúng…
Đặc điểm của nhóm nguyên liệu này là ít tinh bột, hàm lƣợng protein & lipid cao, có thể có chất
kháng dinh dƣỡng, không cân đối các axit amin và thiếu lysin và methionin tiêu hóa thấp
Hiện có nhiều nghiên cứu sử dụng trong thức ăn thuỷ sản với mục đích thay thế nguồn
protein bột cá, nhằm giảm giá thành.
Bột đậu nành:
Bột đậu nành thƣờng đƣợc dùng trong sản xuất thức ăn cho thủy sản và gia súc, gia cầm gồm
những sản phẩm từ các quá trình chế biến hạt đậu nành nhƣ bánh dầu đậu nành và đậu nành
nguyên hạt. Bánh dầu đậu nành là phụ phẩm của quá trình tách dầu đậu nành, đƣợc sử dụng rộng
rãi do có hàm lƣợng protein cao, giá rẻ, số lƣợng lớn và dễ sử dụng.
Hình 1.4: Bột xương thịt
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN SVTH: Phạm Thanh Thảo


13

Hiện nay do nguồn cung cấp ổn định về chất lƣợng, dồi dào về số lƣợng và đặc biệt là giá
thành của protein thực vật thấp hơn so với bột cá nên ngƣời nuôi hiện nay có xu hƣớng dùng bột
đậu nành thay thế một phần bột cá trong phối chế thức ăn cho cá.
Chất lƣợng đạm trong bột đậu nành khá tốt do hàm lƣợng axit amin phong phú nhƣ
threonine, histidine, arginine và phenylalanine và hàm lƣợng lysine rất nhiều. Thành phần axit
amin thiết yếu trong các phụ phẩm đậu nành ( tính theo % protein) đƣợc trình bày trong bảng 1.5
Bảng 1.5: Thành phần axit amin thiết yếu trong các phụ phẩm từ đậu nành (theo%protein)

Acid amin
Bánh dầu đậu nành
(%)
Bánh dầu đậu nành
nguyên hạt (%)
Đậu nành nguyên béo
(%)
Arginine
6.94
7.38
7.44
Histidine
2.64
2.58
2.58
Isoleucine
5.01
5.15
5.31
Leucine
7.54
7.76
7.08
Lysine
6.28
6.45
6.30
Methionine
1.38
1.46

1.29
Phenylalanine
5.03
4.84
5.20
Theonine
4.92
3.93
4.18
Tryptophan
1.18
1.40
1.44
Valine
4.72
5.24
4.97
(Nguồn: Joachim W.Hertrampf, Felicitas Piedad - Pascual, 2000)
Tuy nhiên thì bột đậu nành chỉ thay thế đƣợc một phần protein thô trong thức ăn cho thuỷ
sản nuôi là do có hàm lƣợng methionine rất ít, nhiều P nhƣng thiếu Ca, thiếu caroten, đồng thời
nó còn chứa chất ức chế enzym protease (trypsine inhibitor) ảnh hƣởng đến tiêu hóa thức ăn.
Ngoài ra, bánh dầu đậu nành có hàm lƣợng xơ tƣơng đối cao nên khi sử dụng với hàm lƣợng cao
sẽ ảnh hƣởng đến độ bền trong nƣớc của viên thức ăn.
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN SVTH: Phạm Thanh Thảo


14

1.2.3.3 Nguyên liệu giàu carbohydrate [2]
Gồm các thức ăn hạt ngũ cốc và phụ phẩm của chúng. Đặc điểm chung của nhóm nguyên

liệu này là:
 Hàm lƣợng tinh bột và xơ cao
 Hàm lƣợng protein thấp (<20%)
 Hàm lƣợng lipid thấp (2 - 5%) ngoại trừ cám (10 - 15%)
Cám gạo
Cám gạo là nguyên liệu đƣợc sử dụng phổ biến nhất để làm thức ăn tự chế trong nuôi trồng
thuỷ sản vì có giá trị năng lƣợng tƣơng đối cao, chất xơ và dẫn xuất không đạm thấp nên thích
hợp làm chất độn. Cám gạo chứa lớp cám cùng với phôi của hạt gạo, cùng với cám mịn ít bột.
Cám gạo (bao gồm cả phôi) có chứa lƣợng dầu không bão hoà ở mức cao từ 12 - 15%. Lƣợng
dầu này rất nhanh hƣ hỏng sẽ chuyển thành acid béo tự do. Vì thế cám gạo chƣa trích dầu rất mau
hƣ, nhƣng nếu dầu đƣợc trích thì cám có thể lƣu trữ lâu hơn. Tình trạng hƣ hỏng này có thể đƣợc
ngăn chặn bằng cách cho chất bảo quản chống oxi hoá vào.

Hàm lƣợng béo trong cám sạch là 13,7%, và gia tăng đến 43% khi lƣu trữ tại 23
0
C trong 3
tháng. Hàm lƣợng xơ cao trong nguyên liệu là trở ngại lớn của việc sử dụng nguyên liệu này.
Cám gạo có hàm lƣợng phosphor phytate cao từ 3,0 - 5,0%. Cám gạo trích ly và chƣa trích ly có
hàm lƣợng mangan và sắt cao, và giàu vitamin nhóm B. Trong thành phần lipid của cám giàu
lecithin, vitamin E, K và khoảng 50% acid béo không no chủ yếu là oleic và iso - linoleic nên dễ
bị oxy hóa làm cám gạo bị ôi khét. Cám gạo còn là môi trƣờng hoạt động của vi sinh vật nên cám
gạo dễ bị chua, mốc, vón cục trong thời gian ngắn. Trong cám gạo có nhiều xơ nên dễ ảnh hƣởng
đến độ kết dính của viên thức ăn.
Hình 1.5: Cám gạo
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN SVTH: Phạm Thanh Thảo


15

Bột mì

Đƣợc sử dụng làm nguồn cung cấp chất bột đƣờng và là chất kết dính trong thức ăn viên.
Trong bột mì có chứa khoảng 9 - 14% protein. Thành phần chủ yếu của protein bột mì là gluten.
Bột mì thƣờng đƣợc sử dụng làm thức ăn cho cá có hàm lƣợng gluten ƣớt từ 10 - 30%.
1.2.3.4 Nguyên liệu giàu lipid [2]
Dầu động thực vật không chỉ là nguồn cung cấp acid béo không no cần thiết cho cá mà còn
có tác dụng tạo mùi thơm cho thức ăn. Trong nguyên liệu chế biến thức ăn thủy sản thƣờng có
sẵn lipid nên trong công thức thức ăn chỉ bổ sung thêm khoảng từ 2 - 4% dầu. Ngoài ra, lecithin
(phospholipid) hay cholesterol cũng đƣợc bổ sung thông qua dầu cá, dầu đậu nành hoặc trực tiếp
sử dụng lecithin, cholesterol tổng hợp. Trong thức ăn chế biến cho cá, ngƣời ta thƣờng dùng dầu
cá hoặc dầu gan cá.
Dầu cá: là chất dẫn dụ dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và đặc biệt là trong thức ăn
thủy sản do không có tác dụng phụ cho thú nuôi và thủy sản.
 Hàm lƣợng acid béo : 99%.
 Chỉ số acid : max 50mg KOH/g.
 Ẩm độ : max 1% .
 Chứa 30% acid Omega 3
Tác dụng:
 Bao bọc viên thức ăn, giảm tỉ lệ hao hụt thức ăn, tránh thất thoát thuốc và vitamin bổ
sung, tăng cƣờng sức đề kháng và giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho động vật thuỷ sản.
 Tạo mùi thơm kích thích cá ăn nhiều , tiêu hoa
́
tốt, đa
̣
t hê
̣
số tiêu tốn thƣ
́
c ăn thấp.
 Ngoài ra sản phẩm còn bổ sung hàm lƣợng cholesterol cao giúp cho sự phát triển cơ
thê

̉
cu
̉
a tôm, cá nhanh hơn, mau thu hoa
̣
ch.
Một số nghiên cứu về thức ăn cá mú có sử dụng dầu cá trong thành phần công thức chế biến
thì hàm lƣợng dầu cá bổ sung từ 3 – 4% có tác dụng cải thiện tốc độ tăng trƣởng cho cá.
1.2.3.5 Nguồn thức ăn bổ sung [2]
Chất bổ sung là những chất thêm vào thành phần thức ăn nhƣ: chất bổ sung tăng sức sinh
trƣởng, chất kết dính, chất dẫn dụ, chất tạo màu, chất bảo quản Tỉ lệ chất bổ sung trong thức ăn
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN SVTH: Phạm Thanh Thảo


16

rất ít nhƣng có nhiều tác dụng nhƣ: cân đối nhu cầu của cá, khích thích cá sinh trƣởng và phát
dục, giúp tăng chất lƣợng cá, phòng bệnh cho cá, đồng thời giảm tỉ lệ hƣ hỏng của thức ăn.
Bao gồm thức ăn bổ sung dinh dƣỡng và bổ sung phi dinh dƣỡng.
Thức ăn bổ sung dinh dƣỡng: thức ăn bổ sung vitamin, vi khoáng, axit amin tổng hợp,
enzyme Thƣờng sản xuất dƣới dạng premix chứa hoạt chất và chất mang:
- Hoạt chất có thể là axit amin, vitamin, vi lƣợng.
- Chất mang: thƣờng là trấu.
Thức ăn bổ sung phi dinh dƣỡng: gồm chất chống oxy hoá, chất tạo màu, tạo mùi,
enzyme, chất dẫn dụ, chất kết dính
 Chất chống oxy hoá: thƣờng sử dụng Ethoxyquin (1,2 dihydro-6 cthoxy-2,2,4
trimethyl quinoline) với liều 150 ppm; BHT (Butylated hydroxy toluene) với liều 200
ppm, BHA (Butylated hydroxy anisole) với liều 200 ppm.
 Chất chống nấm: potassium sorbate, polypropilene glycol, aluminium silicat… ngăn
ngừa sự phát triển của một số nấm mốc sản sinh mycotoxin.

 Sắc chất: cá không thể sinh tổng hợp đƣợc các sắc tố nên ta phải cung cấp từ thức ăn.
Sắc tố có nhiều trong thức ăn tự nhiên nhƣ rong, tảo, rau cỏ xanh. Sắc tố tổng hợp
thƣờng chiết rút từ các nguồn này.
 Chất dẫn dụ: Chất dẫn dụ đóng vai trò quan trọng quyết định hiệu quả sử dụng thức
ăn của cá. Trong các nguồn nguyên liệu sử dụng làm thức ăn cho cá có sẵn các chất
dẫn dụ tự nhiên nhƣ: bột mực, bột cá, dầu mực…Hàm lƣợng các chất dẫn dụ tùy theo
loài (thƣờng dùng từ 1 - 5%). Ngoài các chất dẫn dụ tự nhiên, các chất dẫn dụ nhân
tạo nhƣ các axit amin tự do (glycine, analine, glutamate) hay một số phân tử peptide
nhƣ betane cũng đƣợc tổng hợp để bổ sung vào thức ăn cho cá.
 Chất kết dính:
Để tăng độ kết dính của thức ăn, ngoài tinh bột trong thức ăn, trong chế biến thức ăn cho
thủy sản ngƣời ta còn sử dụng một số chất kết dính.
Tác dụng của chất kết dính: giảm sự thất thoát các chất dinh dƣỡng, tăng độ bền của thức ăn
trong môi trƣờng nƣớc, giảm bụi trong quá trình chế biến thức ăn.
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN SVTH: Phạm Thanh Thảo


17

Các chất kết dính thƣờng đƣợc sử dụng trong sản xuất thức ăn nuôi thủy sản có thể đƣợc chia
ra thành các nhóm:
 Các chất khoáng tự nhiên nhƣ bentonite.
 Phụ phẩm của quá trình chế biến gỗ nhƣ carboxymethylcellulose (CMC).
 Các sản phẩm có nguồn gốc thực vật nhƣ các loại ngũ cốc.
 Các chất tổng hợp nhƣ Ure Formaldehyde (UF).
Tuy nhiên một số chất kết dính có thể làm ảnh hƣởng đến độ tiêu hóa thức ăn. Một số loài cá
không sử dụng đƣợc thức ăn quá cứng. Tinh bột đƣợc gelatin hóa là chất kết dính tự nhiên tốt
nhất cho động vật thủy sản. Nhƣng để tăng độ kết dính của thức ăn cần bổ sung thêm chất kết
dính khác.
Một số chất kết dính đƣợc sử dụng trong chế biến thức ăn thủy sản:

 Nhóm có nguồn gốc thực vật: tinh bột (10 - 25%), gum, hemicellulose, carboxymethyl
cellulose CMC (1 - 3%).
 Nhóm có nguồn gốc động vật: gelatine, collagen, chitosan.
 Nhóm có nguồn gốc vô cơ: bentonite
 Nhóm có nguồn gốc tảo biển: agar (1 - 2%), alginate, carrageenan…
 Các chất tổng hợp nhƣ Ure Formaldehyde (UF).
Hàm lƣợng chất kết dính sử dụng trong thức ăn phụ thuộc vào thành phần nguyên liệu chế
biến thức ăn và thiết bị chế biến. Khi sử dụng các thiết bị thủ công thì chất kết dính sẽ sử dụng
nhiều hơn so với thiết bị ép viên hiện đại.
1.2.4 Sản xuất thức ăn cho cá [2]
Các điều cần biết khi sản xuất thức ăn cho thuỷ sản nói chung và cho cá nói riêng:
 Nhu cầu dinh dƣỡng của đối tƣợng nuôi
 Phù hợp với tập tính ăn của vật nuôi
 Thành phần dinh dƣỡng, chất lƣợng và khả năng cung ứng của các nguyên liệu
 Khả năng tiêu hoá của vật nuôi đối với nguyên liệu sử dụng
 Mức độ chấp nhận của thị trƣờng
 Khả năng sẵn có hoặc khả năng cung ứng nguyên liệu
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN SVTH: Phạm Thanh Thảo


18

Thức ăn cho cá phải dùng trong nƣớc nên thƣờng phải ở dạng viên, độ bền trong nƣớc tuỳ
thuộc vào tập tính ăn của thuỷ sản. Vì thế công nghệ sản xuất thức ăn phải giải quyết đƣợc hai
khâu quan trong là: tạo dạng viên và khả năng kết dính các nguyên liệu trong thức ăn để viên
thức ăn không tan trong nƣớc ở một khoảng thời gian nhất định, giúp cá kịp ăn hết, tránh lãng phí
và tránh ô nhiễm môi trƣờng.
Quy trình chế biến thức ăn viên cho cá gồm 1 số công đoạn cơ bản sau:
Nguyên liệu xay nghiền  thanh trùng  trộn  tạo viên  sấy/ làm nguội  sàng, phân
loại  áo dầu  đóng bao bảo quản.

Đây là quy trình chung để sản xuất thức ăn dạng viên nuôi cá và thuỷ sản. Tuy nhiên các quá
trình đƣợc thực hiện trong chuỗi sản xuất thức ăn còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nhƣ
thành phần, tỉ lệ, loại nguyên vật liệu. Ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện, quy mô, loại thiết
bị, đặc tính, yêu cầu của sản phẩm mà quy trình sản xuất thức ăn sẽ đƣợc điều chỉnh sao cho phù
hợp với thực tiễn sản xuất
Tóm lại:
Hiện nay nghề nuôi cá mú đang ngày càng phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời
dân. Để việc nuôi cá mú đạt hiệu quả về kinh tế và sản phẩm đạt chất lƣợng cao hơn, ngƣời nuôi
phải chú ý đến khâu thức ăn. Thức ăn nuôi cá vừa phải đáp ứng đƣợc nhu cầu dinh dƣỡng cho
từng giai đoạn phát triển của cá với tỉ lệ thích hợp của các nguyên liệu vừa phải có giá thành chấp
nhận đƣợc.
Công nghệ chế biến thức ăn cho thuỷ sản nói chung và cho cá mú nói riêng hiện nay vẫn
chƣa phát triển rộng rãi cho nên yêu cầu cấp thiết hiện này là phải phát triển ngành công nghệ chế
biến thức ăn thuỷ sản hơn nữa để đáp ứng nhu cầu hiện nay.
Một vấn đề cần quan tâm trong việc sản xuất thức ăn cho cá mú nuôi ao, hồ hiện nay là phải
bảo đảm đƣợc khả năng chìm trong nƣớc, độ bền trong nƣớc cao của viên thức ăn để cá có thể
tiêu thụ hết lƣợng thức ăn, tránh gây lãng phí cũng nhƣ ô nhiễm môi trƣờng.



CHƢƠNG 2: NGUYÊN LIÊU & PP NGHIÊN CỨU SVTH: Phạm Thanh Thảo
19

CHƢƠNG 2
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu nghiên cứu
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu
- Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại phòng thí nghiệm dinh dƣỡng của Trung Tâm Công Nghệ
Sau Thu Hoạch, thuộc Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản II từ ngày 7/6/2010 - 15/8/2010.
2.1.2 Nguyên liệu

- Viên thức ăn cho cá mú sử dụng để nghiên cứu đƣợc làm từ các nguyên liệu sau:
Cám gạo: sử dụng cám gạo đƣợc mua từ công ty Bá Phúc (Vĩnh Long) với các chỉ số
chất lƣợng đƣợc trình bày theo bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1: Chỉ số chất lƣợng của nguyên liệu cám gạo đƣợc sử dụng
STT
Chỉ tiêu
Hàm lƣợng, %
1
Protein
10
2
Ẩm
9,5
3
Lipid
6,4
4

12
5
NEF*
62.1
*NEF ( nitrogen free extract): dẫn xuất không đạm
Dầu cá: sử dụng dầu cá đƣợc nhập khẩu từ Chi Lê với các chỉ số chất lƣợng đƣợc trình
bày theo bảng 2.2 sau:
Bảng 2.2: Chỉ số chất lƣợng của nguyên liệu dầu cá đƣợc sử dụng
STT
Chỉ tiêu
Hàm lƣợng, %
1

FFA
0,17
2
Ẩm
0,12
3
Lipid
99
(FFA: chỉ số acid béo tự do)
CHƢƠNG 2: NGUYÊN LIÊU & PP NGHIÊN CỨU SVTH: Phạm Thanh Thảo
20

Chất kết dính: sử dụng chất kết dính có nguồn gốc hoá học là Nutribind Aqua Dry
(Modified Urea-Formaldehyde Resin) có độ ẩm khoảng 1%
Bột cá: sử dụng bột cá đƣợc nhập khẩu từ Peru có các chỉ số chất lƣợng đƣợc trình bày
theo bảng 2.3 sau:
Bảng 2.3: Chỉ số chất lƣợng của nguyên liệu bột cá đƣợc sử dụng
STT
Chỉ tiêu
Hàm lƣợng, %
1
Protein
66
2
Ẩm
8,6
3
Lipid
10,06
4

Muối
2,4
5
Tro
12,5

Bột xƣơng thịt: sử dụng bột xƣơng thịt nhập khẩu với các chỉ số chất lƣợng đƣợc trình
bày theo bảng 2.4 sau:
Bảng 2.4: Chỉ số chất lƣợng của nguyên liệu bột xƣơng thịt đƣợc sử dụng
STT
Chỉ tiêu
Hàm lƣợng, %
1
Protein
46,1
2
Ẩm
8,8
3
Lipid
11,6
4
Tro
32
5
Cát, sạn
1,5

Bột mì: sử dụng bột mì Bình An với chỉ số chất lƣợng đƣợc trình bày theo bảng 2.5 sau:
Bảng 2.5: Chỉ số chất lƣợng của nguyên liệu bột mì đƣợc sử dụng

STT
Chỉ tiêu
Hàm lƣợng, %
1
Ẩm
14
2
Tro
0,65
3
Protein
9,5
4
Gluten ƣớt
28

CHƢƠNG 2: NGUYÊN LIÊU & PP NGHIÊN CỨU SVTH: Phạm Thanh Thảo
21

Bã nành: sử dụng bã nành đƣợc nhập từ Argentina với các chỉ số chất lƣợng đƣợc trình
bày theo bảng 2.6 sau:
Bảng 2.6: Chỉ số chất lƣợng của nguyên liệu bã nành đƣợc sử dụng
STT
Chỉ tiêu
Hàm lƣợng, %
1
Protein
47,09
2
Ẩm

10,5
3

3,48
4
Lipid
2,5
5
Tro
5,92
6
Cát, sạn
2,5

- Ngoài ra còn sử dụng thêm premix khoáng, vitamin để cung cấp thêm hàm lƣợng khoáng và
vitamin trong viên thức ăn cho cá mú.
- Tất cả các nguyên liệu sử dụng phải không bị hƣ hỏng và phải đảm bảo chất lƣợng cho từng
loại nguyên liệu.
- Tất cả các nguyên liệu dùng trong thí nghiệm đƣợc cung cấp từ phòng thí nghiệm dinh
dƣỡng của viện nuôi trồng thuỷ sản II.
2.1.3 Dụng cụ
2.1.3.1 Dụng cụ tạo viên thức ăn
Máy tạo viên



- Sử dụng máy tạo viên GIANT FOOD TJ12-B (Italia), khuôn ép có đƣờng kính là 5mm.
Hình 2.1: Máy tạo viên TJ12-B
CHƢƠNG 2: NGUYÊN LIÊU & PP NGHIÊN CỨU SVTH: Phạm Thanh Thảo
22


- Thông số kĩ thuật của máy:
 Công suất 0,8 kw
 Năng suất 120 kg/h
- Phƣơng thức hoạt động: nguyên liệu đƣợc cho vào cửa nhập liệu. Tại đây vít xoắn cùng với
dao cắt sẽ làm nhiệm vụ nén ép nguyên liệu lại và đẩy ra cửa của khuôn ép, từ đó viên đƣợc tạo
thành.
Tủ sấy


- Sử dụng tủ sấy hiệu Memmert của Đức
- Thông số kĩ thuật của tủ sấy:
 Nhiệt độ sấy tối đa là 220
0
C, độ chính xác 0,5
0
C
 Thể tích buồng sấy 50 lít
- Nguyên tắc sấy: sấy theo phƣơng thức đối lƣu tự nhiên
Máy đo độ ẩm


- Sử dụng máy đo ẩm hiệu AND MX-50 của Nhật Bản
Hình 2.2: Tủ sấy Memmert
Hình 2.3: Máy đo độ ẩm MX-50
CHƢƠNG 2: NGUYÊN LIÊU & PP NGHIÊN CỨU SVTH: Phạm Thanh Thảo
23

- Thông số kĩ thuật của máy đo độ ẩm
 Trọng lƣợng mẫu tối đa cân là 51g

 Thang đo: 0-100%, độ chính xác: 0,02%
 Độ phân giải: độ ẩm 0,01%
 Nhiệt độ sấy đến 200
0
C
- Nguyên tắc hoạt động: đo độ ẩm dựa trên nguyên tắc sấy bằng tia hồng ngoại (sấy bức xạ).
Các dòng tia nhiệt không chỉ truyền trên bề mặt nguyên liệu mà còn thấm sâu vào các mao quản,
trƣờng hợp này các tia nhiệt hầu nhƣ đƣợc hấp thụ hoàn toàn do nhiều lần phản xạ từ thành
nguyên liệu. Từ đây cho phép ta có thể truyền cho một đơn vị bề mặt nguyên liệu một lƣợng
nhiệt nhiều hơn so với truyền nhiệt bằng đối lƣu hay tiếp xúc. Do đó, quá trình sấy sẽ đƣợc rút
ngắn đáng kể và cho kết quả về đo độ ẩm nhanh hơn phƣơng pháp sấy trong tủ sấy đên khối
lƣợng không đổi.
Cân điện tử: sử dụng cân điện tử có độ chính xác đến 2 số lẻ.
Máy xay thô: sử dụng máy xay sinh tố
Rây inox 0,5mm
Khay và thau inox
2.1.3.2 Dụng cụ nghiên cứu
Thƣớc kẹp:


- Sử dụng thƣớc kẹp bằng thép không gỉ hiệu Calipers có độ chính xác 0,05 mm, chiều dài đầu
kẹp 40mm
Ống đong 100ml
Hình 2.4: Thước kẹp Calipers
CHƢƠNG 2: NGUYÊN LIÊU & PP NGHIÊN CỨU SVTH: Phạm Thanh Thảo
24

Cân điện tử
Cốc thuỷ tinh 100ml và đũa thuỷ tinh.
- Các máy móc, thiết bị dùng trong nghiên cứu thuộc phòng thí nghiệm của Trung tâm công

nghệ sau thu hoạch – Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II.



























×