Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại ở thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.28 KB, 133 trang )

Trường Đại học kinh tế quốc dân
Lê Văn quý
Đổi mới quản lý nhà nước về
kinh tế đối ngoại ở thành phố Hải Phòng
Luận văn THạc sĩ kinh tế
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Hà Nội- 2008
Trường Đại học kinh tế quốc d©n
Lª Văn quý
§æi mới quản lý nhà nước vÒ
kinh tế đối ngoại ở thành phố Hải Phßng
LuËn văn THạc sĩ kinh tÕ
Hµ Nội - 2008
Trường Đại học kinh tế quốc dân
Lê Văn quý
Đổi mới quản lý nhà nước về
kinh tế đối ngoại ở thành phố Hải Phòng
Luận văn THạc sĩ kinh tế
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS: Phan Thanh Phố
Hà Nội - 2008
2
Mục lục
Trang
Mở đầu 8
Chương1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước
về kinh tế đối ngoại 12
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế đối ngoại. 12
1.1.1. Khái niệm và hình thức kinh tế đối ngoại.
12
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế đối ngoại.


16
1.1.3. Vai trò của kinh tế đối ngoại. 25
1.2. Quản lý nhà nước, sự cần thiết và nội dung đổi mới quản lý
nhà nước về kinh tế đối ngoại. 27
1.2.1. Quan niệm về quản lý nhà nước về KT§N ở cấp trung ương
và cấp địa phương (tỉnh, thành phố). 27
1.2.2. Sự cần thiết đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại. 31
1.2.3. Mục tiêu & những nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về KT§N. 33
1.2.3. Nội dung đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại. 35
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về KT§N một số tỉnh thành phố
trong nước. 40
1.3.1. Tổng quan kinh nghiệm quản lý nhà nước ở một số tỉnh,
thành phố. 40
1.3.2. Bài học kinh nghiệm chung có thể vận dụng ở Hải Phòng. 42
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước vỊ kinh
tế đối ngoại thời gian qua ở HảI Phòng. 44
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hải
3
Phòng liên quan đến quản lý nhà nước về KT§N 44
2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành
phố Hải Phòng. 44
2.1.2. Thuận lợi, khó khăn - Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước về KT§N. 45
2.2. Tình hình quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại của
Hải Phòng thời gian qua 49
2.2.1. Về chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT§N. 49
2.2.2. Tạo dựng môi trường kinh tế, chính trị và xã hội cho
hoạt động KT§N 54
2.2.3. Về tổ chức bộ máy quản lý và điều phối hoạt động KT§N. 61
2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát của các cơ quan
QLNN tại thành phố Hải Phòng về KT§N. . 64

2.3. Thành tựu và hạn chế của KT§N ở thành phố Hải
Phòng - Nhìn từ góc độ hệ quả của quản lý nhà nước về KT§N 66
2.3.1.Những thành tựu. 66
2.3.2. Những hạn chế 76
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 80
Chương 3: Phương hướng và giải pháp đổi mới quản lý
nhà nước về kinh tế đối ngoại trong thời gian tới ở
thành phố Hải Phòng. 80
3.1. Phương hướng đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế
đối ngoại ở thành phố Hải Phòng. 82
3.1.1. Những căn cứ liên quan đến việc xác định phương hướng
đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại ở thành phố Hải Phòng. 82
3.1.2. Một số định hướng đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối
4
ngoại của Hải Phòng. 92
3.2. Giải pháp và kiến nghị đổi mới quản lý nhà nước về KT§N
ở thành phố Hải Phòng. 95
3.2.1. Nhóm giải pháp về phía nhà nước thành phố Hải Phòng. 95
3.2.2. Nhóm giải pháp về phía các chủ thể hoạt động trực tiếp
trong lĩnh vực KT§N. 102
3.2.3. Một số kiến nghị đối với nhà nước và ngành Trung ương. 106
Kết luận 111
Danh mục tài liệu tham khảo 113
Phụ lục 117

5
Bảng ký hiệu chữ viết tắt
ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam ¸
APEC : Hiệp hội kinh tế châu ¸
AFTA : Khu vực mậu dịch tự do châu ¸

BOT : Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
BTO : Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh
BT : Xây dựng- chuyển giao
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
CNH, H§H : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CCKT : Cơ cấu kinh tế
CDCCKT : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
DNNN : Doanh nghiệp nhà nưíc
DN : Doanh nghiệp
EU : Liên minh châu âu
FDI : Đầu tư trực tiếp nưíc ngoµi
GATT : Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch
GNP : Tổng sản phẩm quốc dân
GDP : Tổng sản phẩm trong nưíc
HNKTQT : Hội nhập kinh tế quốc tế
IMF : Quỹ tiền tệ Thế giới
KT§N : Kinh tế đối ngoại
6
KTTT : Kinh tế thị trưâng
KH &CN : Khoa học và công nghệ
LDC : Các nưíc đang phát triển
LLSX : Lực lượng sản xuất
NXB : Nhà xuất bản
QLNN : Quản lý nhà nước
ODA : Viện trợ phát triển chính thức
OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
R&D : Nghiên cứu và phát triển
QHSX : Quan hệ sản xuất
SXKD : Sản xuất kinh doanh

TT KH - CN : Thị trường khoa học - công nghệ
TBCN : Tư bản chủ nghĩa
TNC : Công ty xuyên quốc gia
TRIPs : Các thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ trong
hiệp định chung của Tổ chức thương mại thế giới
UNCTAD : Tổ chức về thương mại và phát triển
của Liên hiệp quốc
WTO : Tổ chức thương mại Thế giới
WB : Ngân hàng thế giới
WEF : Diễn đàn kinh tế thế giới
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
7
Mở đầu
1. Tính cÇp thiết của đề tài.
Hải Phòng là thành phố Cảng, nằm cách thủ đô Hà Nội 102 km, một trung
tâm công nghiệp, thương mại, du lịch dịch vụ của Việt Nam, cửa chính ra biển
và là đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh phía Bắc, từ Hải Phòng dễ
dàng đến các nơi trong nước và quốc tế bằng đường biển, đường sắt, đường bộ,
đường thủ và đường hàng không. Với những tiềm năng, lợi thế, vị thế và quá
trình phát triển, Hải Phòng được xác định là cực tăng trưởng của vùng kinh tế
động lực phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là mắt xích quan trọng
hai tuyến hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, có vị trí đặc
biệt quan trọng đối với việc mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối
ngoại
Kinh tế đối ngoại Hải Phòng, qua 20 năm đổi mới đã đạt được những
thành tựu quan trọng trên các mặt: thu hút FDI và ODA, tích lũy mở rộng và
tăng nguồn vốn đầu tư phát triển, nâng cao năng lực sản xuất, tạo nhiều việc làm
mới cho người lao động, thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới thiết bị, công nghệ và
quản lý sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng nguồn thu cho
ngân sách. Những thành tựu đạt được trên đây không tách rời quá trình quản lý

nhà nước nói chung trong đó có quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại.
Tuy nhiên, những thành tựu về KT§N đạt được trong thời gian qua chẳng
những chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của Hải Phòng và yêu cầu
HNKTQT mà nước ta là thành viên của WTO, mà còn đang bộc lộ những hạn
chế, bất cập đã và đang kìm hãm nhịp độ phát triển KT§N hiện nay. Nguyên
nhân có nhiều, trong đó có nguyên nhân chủ yếu là ở chỗ: việc quản lý nhà nước
về kinh tế đối ngoại ở thành phố Hải Phòng bên cạnh những yếu tố tích cực vẫn
còn nhiều hạn chế, bất cập trên các mặt như công tác quy hoạch, kế hoạch, tổ
chức bộ máy quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, đặc biệt chưa thực sự tạo
8
môi trường vĩ mô thuận lợi có tác dụng như “đòn bẩy” đủ sức thúc đẩy kinh tế
đối ngoại Hải Phòng phát triển nhanh, mạnh và hiệu quả trong thời gian tới.
Bởi vậy, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại là một vấn đề bức
xúc mang tính cấp thiết có ý nghĩa rất quan trọng trên cả 2 mặt lý luận và thực
tiễn đối với KT§N của Hải Phòng, nhất là khi Thành phố hiện đang cùng cả
nước tích cực chủ động HNKTQT ngày càng sâu rộng.
Đề tài “Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại ở Thành phố Hải
Phòng”, được chọn để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành
kinh tế chính trị là với ý nghĩa đó.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Lĩnh vực kinh tế đối ngoại có khá nhiều chuyên đề, bài viết đề cập đến
những góc độ, những nội dung liên quan nhưng ở những phạm vi, mức độ khác
nhau, ví dụ như:
- “Phát triển kinh tế đối ngoại trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” -
Tạp chí Diễn đàn cộng đồng Đại học ngoại thương 2006 - 2007.
- “Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp
nước ngoài” của tác giả Lê Hồng Yến - Tạp chí kinh tế phát triển, Hà Nội,
Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 5/2002.
- “Nghiên cứu đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả häat động kinh
tế đối ngoại, mở rộng không gian kinh tế thành phố Hải Phòng đến năm 2010”

của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng năm 2006, vv
Tuy nhiên, cho đến nay ở Thành phố Hải Phòng, chưa có một đề tài khoa
học nào đi sâu nghiên cứu đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại một
cách độc lập và mang tính hệ thống như tác giả sẽ thực hiện trong luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá và phân tích thực
trạng quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại ở thành phố Hải Phòng, phát hiện ra
9
những vấn đề mới, những khâu còn yếu kém, hạn chế và nguyên nhân hạn chế,
từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp mang tính khả thi nhằm đổi mới quản
lý nhà nước về kinh tế đối ngoại ở Hải Phòng từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn
đến năm 2020.
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Thực hiện mục tiêu trên luận án có nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn liên
quan đến quản lý nhà n¬c về kinh tế đối ngoại.
- Tổng quan, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về KT§N
ở Thành phố Hải Phòng.
- Xác định phương hướng và giải pháp có căn cứ khoa học nhằm đổi mới
quản lý nhà nước về KT§N ở Hải Phòng trong thời gian tới .
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn lấy việc đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại ở thành
phố Hải Phòng làm đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu :
- Quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại có phạm vi rất rộng, luận văn chỉ
tập trung vào việc nghiên cứu đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại ở
những khâu then chốt nhất, bao gồm: công tác quy hoạch, kế hoạch và xây dựng
chiến lược; tạo dựng môi trường vĩ mô cho KT§N; tổ chức bộ máy cán bộ quản

lý nhà nước về KT§N và công tác thanh tra, kiểm tra nhà nước về kinh tế đối
ngoại.
- Kinh tế đối ngoại có nhiều hình thức, nhưng do thời gian, tài liệu thực
tiễn và khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, luận văn chỉ tập trung vào 3 hình
thức chủ yếu: ngoại thương, đầu tư quốc tế, dịch vụ tài chính quốc tế ở Thành
phố Hải Phòng.
10
- Về thời gian nghiên cứu: tập trung vào giai đoạn từ khi đổi mới nền kinh
tế, khi có Luật đầu tư nước ngoài (1986,1987); nhất là từ năm 2001 đến nay để
khảo sát thực trạng. Về phương hướng và giải pháp được nghiên cứu đến năm
2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn sử dụng một hệ thống các phương
pháp nghiên cứu:
- Lấy phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương
pháp luận chung.
- Phương pháp trừu tượng hóa - phương pháp đặc thù của Kinh tế chính
trị, được kết hợp với các phương pháp: logic và lịch sử, hệ thống, phân tích và
tổng hợp.
- Ngoài ra, còn coi trọng việc sử dụng phương pháp thống kê định lượng,
phương pháp chuyên gia, hội thảo, điều tra và phương pháp trực quan, mô hình,
bảng, biểu, sơ đồ, đồ thị, vv…
6. Dự kiến mét số đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn.
Một số đóng góp mới của luận văn.
- Làm rõ thêm sự cần thiết khách quan phải đổi mới quản lý nhà nước về
KT§N, phân tích rõ những nội dung, những khâu then chốt cần phải đổi mới
quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại, đặc biệt là ở Thành phố Hải Phòng.
- Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà
nước về kinh tế đối ngoại hiện tại, kết hợp với những luận cứ khoa học và kinh
nghiệm thực tiễn, luận văn đưa ra những đề xuất về phương hướng và giải pháp

có tính khả thi cao đối với việc đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại ở
thành phố Hải Phòng.
ý nghĩa của luận văn.
11
- Kết quả của luận văn có thể góp thêm cơ sở khoa học về quản lý nhà
nước lĩnh vực KT§N, đặt trong tổng thể cải cách hành chính nhà nước hiện nay
ở Hải Phòng.
- Có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu giảng dạy các phần có liên quan ở
các Trường đại học và cao đẳng.
7. Kết cấu luận án.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
về nội dung luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về kinh tế đối
ngoại.
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại ở thành phố
Hải Phòng thời gian qua.
Chương 3. Phương hướng và giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về kinh
tế đối ngoại trong thời gian tới ở thành phố Hải Phòng.
Nội dung cơ bản của luận văn.
Chương 1
Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước
về kinh tế đối ngoại
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế đối ngoại.
1.1.1. Khái niệm và hình thức kinh tế đối ngoại.
1.1.1.1. Khái niệm kinh tế đối ngoại và phân biệt với kinh tế quốc tế.
Về lý luận, khái niệm về KT§N không phải là vấn đề hoàn toàn mới, đã
được bàn luận, sử dụng khá rộng rãi và có khá lâu trong lịch sử. Tuy nhiên, thực
tế cho thấy, trong các tài liệu, sách báo và cả trong thực tiễn hàng ngày vẫn còn
khá nhiều cách hiểu khác nhau.
12

Một số tác giả cho rằng, theo nghĩa rộng có thể dùng khái niệm thương
mại quốc tế - là toàn bộ các hoạt động buôn bán giữa các quốc gia, kèm theo
dịch vụ bảo hành, sửa chữa, lắp ráp máy móc, bảo hiểm, thanh toán quốc tế để
chỉ toàn bộ hoạt động KT§N. Người ta cho rằng, trong quan hệ kinh tế giữa các
quốc gia, thương mại là hoạt động kinh tế ra đời sớm nhất và hiện nay vẫn giữ vị
trí trung tâm; hình thức kinh tế phổ biến trong quan hệ giữa các quốc gia hiện
nay vẫn là buôn bán hàng hoá và dịch vụ, vv Điều này đúng ở chỗ đã từ rất lâu
giữa các quốc gia đã xuất hiện sự trao đổi các sản phẩm hàng hoá với nhau và
được gọi là ngoại thương. Tuy nhiên, quan niệm này cũng chưa mang tính toàn
diện, vì mới chỉ hạn chế KT§N vào một hình thức trao đổi hàng hoá, dịch vụ
giữa các quốc gia. Thực tế cho thấy, KT§N còn bao gồm nhiều hoạt động và
nhiều mối quan hệ phức tạp, nhiều hình thức liên quan đến các hoạt động khác
nhau và các hoạt động đó có những đặc điểm riêng mà chưa được bao hàm trong
khái niệm về hoạt động ngoại thương.
Một số người khác lại cho rằng khái niệm KT§N có nội dung đồng nhất
với khái niệm kinh tế quốc tế. Lý luận của họ có nguồn gốc từ sự tương đồng
trên một số điểm giữa KT§N và kinh tế quốc tế. Họ cho rằng giữa hai khái niệm
này giống nhau về nội dung vật chất, thông tin trong cả hai đều phản ánh quan
hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau và chỉ là cách gọi khác nhau về một hoạt
động kinh tế. Thực ra, KT§N là quan hệ kinh tế mà chủ thể là một quốc gia nhất
định với bên ngoài, với quốc gia khác và với các tổ chức kinh tế quốc tế khác
còn quan hệ kinh tế quốc tế là mối quan hệ lẫn nhau giữa từng nước hoặc nhiều
nước với nhau, là tổng thể các mối quan hệ kinh tế của các nước. Vì vậy, KT§N
chỉ là một bộ phận của quan hệ kinh tế quốc tế. Quan hệ kinh tế quốc tế là hệ
thống của các mối quan hệ KT§N của các quốc gia. Hai khái niệm này thể hiện
hai cấp độ quan hệ khác nhau, chúng ta không nên đồng nhất giữa bộ phận và
tổng thể.
Gần đây, có tác giả cho rằng: KT§N là tổng thỈ các quan hệ kinh tế, khoa
học - công nghệ của một quốc gia nhất định với quốc gia khác và các tổ chức
kinh tế quốc tế. Khái niệm này ít gây tranh luận nhất vì đã nêu được cái chung,

13
đặc trưng cơ bản nhất của KT§N là quan hệ kinh tế của một quốc gia với bên
ngoài.
Thực tế cho thấy, KT§N là một lĩnh vực rất đa dạng và phong phú, có kết
cấu động và rất phức tạp. Kế thừa và phát triển các quan niệm nêu trên, theo
chúng tôi, một khái niệm về KT§N đầy đủ phải bao hàm được các đặc trưng cơ
bản là: thể hiện được là mối quan hệ với bên ngoài và là lĩnh vực có nội dung
rộng lớn, dưới nhiều hình thức hoạt động có mối quan hệ hữu cơ tạo nên một
tổng thể thống nhất, xác lập được vị trí của nền kinh tế của mỗi quốc gia trong
hệ thống phân công lao động quốc tế.
Từ phân tích trên, luận văn hiểu và nhất trí với khái niệm về KT§N trong
giáo trình Kinh tế Chính trị Mác - Lê nin - NXBCTQG - Hà Nội 2003 [trang
471] như sau:
KT§N của một quốc gia là một bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể
các quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của một quốc gia nhất định
với các quốc gia khác còn lại hoặc các tổ chức kinh tế quốc tế khác, được thực
hiện dưới nhiều hình thức, hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực
lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế.
1.1.1.2. Các hình thức kinh tế đối ngoại:
Kinh tế đối ngoại có rất nhiều nhiều hình thức đa dạng và phong phú nh:
hợp tác sản xuất, hợp tác khoa học – công nghệ, ngoại thương, tín dụng quốc tế,
các dịch vụ quốc tế. Tuy nhiên, căn cứ vào sự vận động của đối tượng, người ta
phân loại các hình thức của KT§N với các hình thức chủ yếu sau:
Thứ nhất: Ngoại thương.
Trong các hình thức KT§N, ngoại thương là hình thức xuất hiện sớm nhất,
lâu đời nhất, phổ biến và hiệu quả nhất. Ngoại thương là sự trao đổi hàng hoá,
dịch vụ giữa các quốc gia thông qua con đường xuất nhập khẩu.
Nội dung của ngoại thương bao gồm:
14
- Xuất và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ với các quốc gia trên thế giới (gồm

cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình). Trong đó, xuất khẩu là hướng ưu
tiên và thường gắn với chiến lược công nghiệp hoá, hướng mạnh về xuất khẩu.
- Thuê nước ngoài gia công tái xuất khẩu.
- Chuyển khẩu và xuất khẩu tại chỗ, vv
Thứ hai: Đầu tư quốc tế.
Đầu tư quốc tế (trước đây Lê Nin gọi là xuất khẩu tư bản) là một hình
thức cơ bản của KT§N [29]. Đó là một quá trình, trong đó, hai hay nhiều bên có
quốc tịch khác nhau cùng góp vốn để xây dựng và triển khai một dự án đầu tư
quốc tế nhằm mục đích sinh lợi.
Nội dung của đầu tư quốc tế bao gồm:
- Việc đưa vốn trong nước ra nước ngoài để đầu tư, đó là việc nhà đầu tư
đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để
tiến hành các hoạt động đầu tư.
- Thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài vào trong nước dưới những hình thức
đầu tư khác nhau như: đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment –
FDI) mà trước đây Lê Nin gọi là xuất khẩu tư bản hoạt động; đầu tư gián tiếp
mà trước đây Lê Nin gọi là xuất khẩu tư bản cho vay. Đó là việc nhà đầu tư
nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để
tiến hành hoạt động đầu tư.
Hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài có một số hình thức chủ yếu sau
đây:
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của
các nhà đầu tư nước ngoài, được thành lập ở nước nhận đầu tư và họ tự quản lý,
tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp này cũng là
các công ty TNNH có tư cách pháp nhân hoạt động theo luật pháp nước sở tại.
+ Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do các chủ
đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp của nước nhận đầu tư trên
15
cơ sở hợp đồng liên doanh. Các bên tham gia cùng tham gia điều hành doanh
nghiệp, cùng hưởng lợi nhuận và cùng chia sẻ rủi ro theo tư lệ vốn góp.

+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức mà ở đó chủ đầu tư nước
ngoài có thể hợp tác kinh doanh với nước sở tại trên cơ sở hợp đồng hợp tác
kinh doanh như hợp đồng chia lợi nhuận hoặc phân chia lợi nhuận mà không
thành lập pháp nhân mới.
+ Bên cạnh đó, còn có một số dạng đặc biệt của hình thức đầu tư 100%
vốn nước ngoài áp dụng cho các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật,
đó là: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây
dựng – chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao
(BT). Các hình thức đầu tư này vận hành theo Luật đầu tư năm 2005.
Thứ ba: Hợp tác về sản xuất và khoa học - công nghệ.
Hợp tác về khoa học - công nghệ bao gồm việc chuyên môn hoá và hợp
tác hoá với các quốc gia, các tổ chức kinh tế quốc tế trong việc nghiên cứu, sản
xuất một số loại sản phẩm nào đó, hợp tác về đào tạo chuyên gia, thiết kế chế
tạo sản phẩm, mua bán, chuyển giao các phát minh, sáng chế, vv
Thứ tư: Các dịch vụ thu ngoại tệ (tập trung vào nội dung tín dụng và dịch
vụ tài chính quốc tế)
Hình thức này bao gồm các hoạt động như du lịch quốc tế, giao thông vận
tải quốc tế, xuất và nhập khẩu lao động, dịch vụ tín dụng và tài chính quốc tế,
chuyển tiền, đổi tiền, vv
Các mối quan hệ kinh tế, kỹ thuật - công nghệ này chỉ thực sự hình thành
và phát triển khi trình độ của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội và
theo đó các quan hệ kinh tế bên trong của mỗi quốc gia, dân tộc phát triển đến
một trình độ nhất định, vượt khỏi khuôn khổ quốc gia. Chóng được liên kết chặt
chẽ với nhau và không ngừng mở rộng theo đà phát triển của mỗi quốc gia, đặt
trong bối cảnh sự phân công lao động quốc tế, được thể hiện ở nội dung bên
trong và quyết định các hình thức tồn tại của các hoạt động KT§N.
16
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế đối ngoại.
1.1.2.1 Nhóm các nhân tố trong nước.
Thứ nhất: Về môi trường pháp lý cho các hoạt động kinh tế đối ngoại như:

chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam đối với lĩnh
vực, kinh tế đối ngoại.
Thực trạng về kết quả hoạt động kinh tế nói chung của đất nước ta cho
thấy: khi kết thúc kế hoạch 5 năm (1981-1985) nhiều chỉ tiêu quan trọng đặt ra
không được thực hiện. Tiền tệ ở mức siêu lạm phát, ảnh hưởng không nhỏ đến
giá cả hàng hoá, dịch vụ và đời sống của nhân dân, làm cho đất nước rơi vào
tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, mà lẽ ra sau 10 năm đất nước thống nhất
là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung trong đó có KT§N.
Giai đoạn trước 1986: Giai đoạn này được chia thành 2 giai đoạn (trước
30/4/1975 và từ 1976 đến 1985).
Trong giai đoạn trước 30/4/1975: nước ta tạm thời bị chia cắt thành 2
miền Nam - Bắc. ở miền Bắc nước ta, đặc điểm kinh tế quan trọng, nổi bật là
chịu ảnh hưởng lâu dài của mô hình kinh tế chỉ huy tập trung quan liệu bao cấp
và hoạt động kinh tế trong điều kiện cả nước có chiến tranh. Miền Bắc thực hiện
2 nhiệm vụ vừa chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mü vừa xây dựng kinh
tế và chi viện cho miền Nam. Hoạt động KT§N thời kỳ này được thực hiện chủ
yếu với Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu dưới hình thức cơ bản là viện trợ
hàng hoá tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng và vũ khí quân trang quân dụng theo
phương thức không hoàn lại hoặc cho vay không lấy lãi suất.
Trong giai đoạn từ 1976-1985: Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là
miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ
quá độ lên CNXH. Ngày 30/9/1975, trong lĩnh vực KT§N, nước ta đã thành lập
Tổng cục dầu khí, tiền thân của Tổng công ty liên doanh dầu khí Việt Nam và
sau đó đã hợp tác với Liên Xô để thành lập Tổng công ty liên doanh dầu khí
Việt Nam - Liên Xô. Ngày 19/4/1977, Chính phủ ban hành Điều lệ đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam, kèm theo Nghị định số 115 CP với kỳ vọng bước đầu mở
17
rộng quan hệ KT§N với các nước không phân biệt chế độ chính trị xã hội khác
nhau. Tuy vậy, do tình hình chính trị trong khu vực không ổn định nên công tác
triển khai điều lệ và nghị định trên gặp nhiều khó khăn. Một mặt, về phía các

nước tư bản chịu sự chi phối (lệnh cấm vặn) của Mü đối với Việt Nam, mặt khác
thực tế lúc đó việc hợp tác trong lĩnh vực đầu tư sản xuất và dịch vụ sản xuất
của nước ta cũng chỉ bó hẹp trong khuôn khổ với các nước XHCN, chủ yếu là
với Liên Xô. Ngoài ra, có quan hệ rất ít nước tư bản trong phạm vi KT§N rất
hạn chế như Thuỵ Điển, Đan Mạch, Phần Lan ở Bắc Âu, Ân Độ ở Châu ¸ và
một số tổ chức quốc tế khác.
Giai đoạn này đã gắn liền với 2 kế hoạch 5 năm (1976-1980) và (1981-
1985). Có những dấu mốc đáng chú ý tác động quan trọng tới lĩnh vực KT§N là:
Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khoá IV tháng 9/1979 bàn về tình
hình xuất nhập khẩu. Trong kế hoạch 5 năm (1981-1985), Hội nghị lần thứ 3
Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá V đã chủ trương:
“Trung ương cùng địa phương tập trung đầu tư và quản lý để xây dựng 25 mặt
hàng xuất khẩu chủ lực. Mặt khác, đề ra việc hết sức khuyến khích các ngành,
các địa phương khai thác mọi khả năng để tăng khối lượng và mặt hàng xuất
khẩu. Kiểm soát chỈt chẽ trong việc nhập khẩu, phải luôn tính toán hiệu quả và
khả năng trả nợ. Cần ban hành chính sách bảo hộ và phát triển sản xuất hàng sản
xuất trong nước.”
Nhờ những chủ trương trên, từ 1981 đến 1985 kim ngạch xuất khẩu hàng
năm của nước ta, mặc dù nhập siêu vẫn còn lớn, nhưng đã từng bước được cải
thiện, tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, ở cuối giai đoạn này, mô hình kinh tế chỉ huy tập trung quan
liêu, bao cấp đã bộc lộ khá rõ nét những mặt hạn chế bất cập của nó, làm cho
nền kinh tế nước ta, trong đó có KT§N rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế –
xã hội nghiêm trọng. Bên cạnh đó, giai đoạn này cũng đã bắt đầu xuất hiện
những mô hình sản xuất, kinh doanh mới, những thử nghiệm mới đã xuất hiện,
tạo tiền đề quan trọng cho Đại hội Đảng lần tứ VI chính thức khởi xướng sự
18
nghiệp đổi mới, tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển kinh tế nói chung, trong đó
có KT§N.
Giai đoạn từ 1986 - đến 1990: Trong giai đoạn này có sự thay đổi mang

tính bước ngoặt, đó là đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986), với
tinh thần “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói với sự thật”, đã
khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong đó lấy vấn
đề đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Các Nghị quyết, chính sách kinh tế lần lượt ra
đời sau đó trong lĩnh vực thương mại (trong đó có ngoại thương). Trong giai
đoạn này, chúng ta đã chuyển từ một nền thương mại bao cấp, tự cung, tự cấp,
một giá, khép kín, hoạt động thương mại quốc tế chủ yếu là với các nước XHCN
sang một nền kinh tế đa dạng hoá, đa phương hoá với các nước trên thế giới và
đạt được những thành tựu hết sức to lớn.
Đảng ta đã tập trung ban hành các chính sách lớn gắn với các chủ trương
sau:
• Đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu.
• Phát triển và mở rộng hợp tác kinh tế và khoa học – kỹ thuật với thế giới
bên ngoài, áp dụng rộng rãi các hình thức hợp tác và liên kết với các nước
XHCN và các nước khác.
• Đa dạng hoá thị trường và phương thức hoạt động theo quan điểm “mở
cửa”, từng bước gắn liền với thị trường quốc tế trên nguyên tắc bảo đảm
độc lập, chí quyền dân tộc, an ninh quốc gia và cùng có lợi.
Nhờ các chủ trương, chính sách nói trên, kim ngạch xuất khẩu 5 năm
(1986-1990) có bước tiến bộ rất rõ rệt qua các năm, năm 1986 đạt 2.944,2 triệu
USD, năm 1988 tăng lên là 3.795,1 triệu USD và đến năm 1990 vươn lên đạt
kim ngạch là 5.156,4 triệu USD.
Tháng 12/1987, đánh dấu một sự kiện đáng chú ý, đó là sự ra đời của Luật
đầu tư nước ngoài và có hiệu lực thi hành từ năm 1988 với nhiều hình thức đa
dạng và phong phú nh: hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng giữa Việt Nam
19
và nước ngoài không cần hình thành pháp nhân mới; hình thức xí nghiệp liên
doanh dựa trên sở hữu hỗn hợp về vốn giữa Việt Nam và tư bản nước ngoài gắn
với việc hình thành pháp nhân mới đã xuất hiện; hình thức xí nghiệp 100% vốn
nước ngoài, một pháp nhân mới xuất hiện ở nước ta trên cơ sở vốn hoàn toàn

thuộc quyền sở hữu của đối tác đầu tư nước ngoài.
Thông qua các hình thức trên được quy định trong Luật đầu tư nước
ngoài, nhiều khu công nghiệp tập trung, khu kỹ thuật cao và khu chế xuất từng
bước đã hình thành qua các dự án, vốn đăng ký và vốn pháp định được ký kết và
được triển khai mạnh mẽ. Sau 3 năm triển khai Luật đầu tư nước ngoài, số dự án
đầu tư nước ngoài, tổng số vốn đăng ký đã tăng liên tục: năm 1988 có 37 dự án
(371,8 triệu USD), năm 1989 có 68 dự án (582,5 triệu USD), năm 1990 có 108
dự án (839,0 triệu USD).
Giai đoạn từ 1991 đến nay: hoạt động kinh tế đối ngoại nước ta giai đoạn
này đã liên tục tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực, từng bước thích nghi với quá
trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Về tình hình ngoại thương - xuất nhập khẩu: xét qua 2 thời kỳ cho thấy
bình quân 10 năm (1991-2000) kim ngạch nhập khẩu là 8.428 triệu USD, trong
4 năm (2001-2004) bình quân là 22.494 triệu USD tăng so với giai đoạn 1991-
2000 là 14.666 triệu USD, đã góp phần đẩy nhanh nhịp độ CNH, H§H đất nước.
Đóng góp của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nền kinh tế Việt
Nam nói chung ngày càng tăng, tuy nhiên sự thăng trầm cũng phụ thuộc vào các
thời kỳ:
Trong 3 năm đầu tiên (1988 - 1990) triển khai Luật đầu tư nước ngoài
được coi là là thời kỳ thử nghiệm, nên kết quả đạt được chưa nhiều.
Từ 1991 - 1998: Làn sóng đầu tư nước ngoài trở lên sôi động tại Việt
Nam và kết quả đạt được cũng là cao nhất trong 17 năm trở về trước.
Chỉ riêng trong 6 năm (1991 - 1996) cả nước đã thu hút 1.784 dự án với
số vốn đăng ký lên tới 25.646 triệu USD, vốn pháp định đạt 11.886 triệu USD.
20
Bên cạnh các dự án đầu tư mới, giai đoạn này có 222 dự án bổ sung thêm vốn
với số vốn đăng ký là 2.099 triệu USD. Các dự án tập trung chủ yếu vào ngành
công nghiệp với 1.077 dự án và 3.880,5 triệu USD, tiếp theo là ngành xây dựng
221 dự án và 3.677 triệu USD vốn đăng ký, tiếp đến là giao thông vận tải và bưu
điện 120 dự án và 2.785 triệu USD vốn đăng ký.

Chúng ta lưu ý rằng trong giai đoạn (1991 - 1996) Luật đầu tư nước ngoài
sau khi thử nghiệm trong 3 năm (1998 - 1990) đã được bổ sung, hoàn thiện nên
có sức hấp dẫn lớn đối với các đối tác đầu tư. Thêm vào đó các bộ luật có liên
quan như luật đất đai 1993, Luật thuế, Luật Lao động và nhiều cơ chế chính
sách của Nhà nước và của chính quyền các đÞa phương đã thông thoáng hơn.
Tuy nhiên, bắt đầu từ 1997, làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có
xu hướng chững lại và giảm mạnh vào cuối năm 1997. Nguyên nhân của tình
trạng này có nhiều nhưng có thể kĨ đến về yếu tố chủ quan là Luật Đầu tư nước
ngoài của Việt Nam tuy có bổ sung, sửa đổi nhưng vẫn còn nhiều bất cập, nhiều
cơ chế, chính sách kinh tế tài chính vẫn chưa làm các nhà đầu tư nước ngoài yên
tâm, giá thuê đất cao. Để phù hợp hơn Quốc hội khóa XI nước ta đã ban hành
Luật Đầu tư năm nagµy 29 tháng 11 năm2005
Thứ hai, vÌ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cơ chế chính sách kinh
tế - tài chính phục vụ cho hoạt động kinh tế đối ngoại:
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội có tác động ảnh hưởng rất quan
trọng tới hoạt động KT§N của một quốc gia nói chung và của một địa phương,
tỉnh, thành phố nói riêng.
Chúng ta thấy rất rõ điều này, trong giai đoạn bắt đầu từ năm 1997 làn
sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam xuất hiện xu hướng chững lại và giảm
mạnh vào cuối năm 1997. Nguyên nhân ảnh hưởng chung có thể có nhiều,
nhưng theo các nhà phân tích kinh tế thì những yếu tố quan trọng ngoài Luật đầu
tư còn nhiều bất cập còn do hƯ thống cơ sở hạ tầng yếu kém, đặc biệt là đường
giao thông, bến cảng, sân bay; chính sách 02 giá trong nhiều lĩnh vực (giá điện,
21
cước điện thoại, vé máy bay) vừa cao so với các nước trong khu vực vừa mang
tính phân biệt đối xử chậm được khắc phục.
Thứ ba, về thủ tục quản lý hành chính của bộ máy quản lý nhà nước về
hoạt động KT§N có tác động rất mạnh mẽ đến hoạt động và hiệu quả KT§N.
Trong một giai đoạn khá dài, đặc biệt trước năm 2001, trên bình diện cả nước
nói chung và các địa phương nói riêng trong đó có thành phố Hải Phòng, các thủ

tục hành chính còn rườm rà, khắc phục chậm chạp đã làm nản lòng nhiều nhà
đầu tư.
Trong giai đoạn 2001 - đến nay, thủ tục quản lý hành chính đã bước đầu
có tiến bộ do kết quả cải cách hành chính đã đạt được những kết quả rất tích cực,
các cấp, ngành, đơn vị quản lý nhà nước đã triển khai mạnh mẽ chương trình cải
cách hành chính, tập trung vào thực hiện cơ chế “một cửa”, đã giảm đáng kể
thời gian, chi phí cho các tổ chức, cá nhân khi thực hiện các thí tục trong đầu tư,
kinh doanh, nhất là các thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, thuế, hải quan kiểm
tra trực tiếp xuống 30%, giảm thiểu thời gian thông quan hàng hoá. Các hoạt
động liên quan đến địa điểm đầu tư, cấp đất, cấp phép xây dựng cũng đã được
cải tiến một bước, đang tạo điều kiện thuận lợi giảm chi phí, thời gian dự án của
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI.
Thứ tư, về chất lượng nguồn lao động: Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng. Trong điều kiện nền kinh tế tri thức đang phát triển như hiện nay,
khoa học và công nghệ đang là động lực quan trọng cho sự phát triển của nền
kinh tế nói chung, trong đó KT§N lại là những hoạt động liên quan nhiều đến
các nền kinh tế phát triển, có tiềm năng và thực lực về tài chính, khoa học và
công nghệ, có trình độ quản lý cao thì nguồn lao động của các đối tác trong nước
ngày càng đóng vai trò quyết định. Hiện nay, qua những nghiên cứu, khảo sát
cho thấy chúng ta có nguồn lao động trên lĩnh vực KT§N còn có nhiều hạn chế,
đặc biệt là lực lượng lao động có tay nghề và chuyên môn kỹ thuật cao.
1.1.2.2. Nhóm các nhân tố quốc tế.
Một là, sự tác động của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại:
22
Sau những năm 70 của thỊ kû trước, sự tác động của cuộc cách mạng này
đã làm cho lực lượng sản xuất có bưíc phát triển nhảy vọt về chất làm xuất hiện
nhiều ngành công nghệ mới, đáng chu ý là công nghệ năng lượng hạt nhân, công
nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học; trong đó, công nghệ
thông tin giữ vai trò chủ đạo có tác dụng làm chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế,
chuyển đổi từ nền kinh tế dựa trên văn minh công nghiệp sang nền kinh tế dựa

trên văn minh hậu công nghiệp (có ý kiến gọi là kinh tế tri thức). Nền kinh tế
dựa trên văn minh hậu công nghiệp là một nền kinh tế mà kiến thức, tri thức trở
thành nội dung chủ yếu của các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội (sản xuất -
phân phối - trao đổi - tiêu dùng). Nền kinh tế lấy công nghệ thông tin làm hạ
tầng cơ sở, thị trâng toàn cầu làm phạm vi hoạt động, lấy mạng lưới các xí
nghiệp làm phương tiện chuyển tải thông tin. Có đặc trưng làm biến đổi chu kỳ
kinh tế và chu kỳ này thường rút ngắn lại, phát triển bền vững và thân thiện với
môi trêng vì ít dùng tài nguyên vật chất, nên giúp các quốc gia giữ ®îc bản sắc
văn hóa dân tộc. Những đặc trưng này không thể không làm cho tiến trình phát
triển KT§N nưíc ta chịu sự tác động với những dấu ấn khách quan cho dù với
mức độ khác nhau giữa nưíc ta với các nưíc khác và không thể không tính đến
Kinh nghiệm thực tiễn CNH, H§H đất nưíc, thực tiễn quan hệ kinh tế đối ngoại
và các lĩnh vực khác cho thấy, quốc gia nào sớm nhận thức và sớm tính đến tác
động này thì quốc gia đó sớm điều chỉnh, đổi mới hoặc cải cách chiến lược, luật
pháp, chính sách và cơ chế kinh tế thì quốc gia đó sớm nắm bắt ®îc cơ hội để
nhanh chóng rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kỹ thuật - công nghệ,
giáo dục - đào tạo và nâng cao hiệu quả của KT§N.
Hai là, tác động của tßan cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự
phát triển KT§N:
- Toàn cầu hóa và HNKTQT tạo cơ hội thúc đẩy phát triển KT§N thể hiện
qua các khía cạnh sau đây: làm tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng
thị trâng hàng hóa, dịch vụ, du lịch, dịch vụ tài chính tiền tệ và lao động giữa các
nước trong khu vực và trên thế giới; thúc đẩy xã hội hóa lực lượng sản xuất, ®-
ưa lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thúc đẩy nền kinh tế các nưíc tăng thêm sự
23
phụ thuộc và tác động lẫn nhau. HNKTQT làm cho kinh tế thế giới hình thành,
tính xã hội hóa của sản xuất và lưu thông giữa các nước đạt tới một sự kết hợp
mới, một sự kết hợp đến mức “trong anh có tôi, trong tôi có anh”, sự biến động
kinh tế của một số nưíc có thể ảnh hưëng tới toàn khu vực, thậm chí cả thế giới
và ngưîc lại. Việc giao lưu, trao đổi các hoạt động kinh tế để tìm kiếm các lợi

ích giữa các nước, các nền kinh tế ngày càng tăng lên tạo cơ sở cho xu hướng
đối thoại, hiệp tác, biết mình, biết ta diễn ra ngày càng mạnh. TCH và HNKTQT
cũng làm giảm thiểu các chưíng ngại trong việc lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ,
nguồn nhân lực…giữa các nền kinh tế, các nưíc, làm tăng vai trò KT§N, mậu
dịch hàng hóa, lao động và đầu tư nưíc ngoài đối với sự phát triển kinh tế của
mỗi nưíc, làm cho việc phân bổ các nguồn lực trên thế giới hợp lý và có hiệu
quả hơn, tạo điều kiện thuận lợi để các nước, nhất là các nưíc đang phát triển có
thể thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp, thu hút lao động chuyển giao
và hợp tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật - công nghệ hiện đại… HNKTQT còn
giúp cho các nưíc trong đó có Việt Nam xử lý các vấn đề tranh chấp quốc tế
theo phương thức thoả hiệp, bình đẳng cùng có lợi, thoả thuận hiệp thương, tìm
kiếm giải pháp thoả đáng giữa các nước với nhau trong thu hút FDI, xuất khẩu
lao động và thu hút lao động tại chỗ, hợp tác nghiên cứu và chuyển giao thành
tựu khoa học - công nghệ hiện đại, làm thay đổi tư tưëng (cách nghĩ) và hành
động (cách làm) thông qua việc điều chỉnh luật pháp, cơ chế và chính sách kinh
tế của mỗi nước, mỗi hãng sản xuất kinh doanh cho phù hợp với thông lệ quốc
tế.
- Bên cạnh tác động tích cực (cơ hội, thhuËn lợi), toàn cầu hóa và
HNKTQT
cũng có tác động tiêu cực (thách thức, khó khăn) như: Trên thế giới hiện nay,
quá trình tích luỹ của cải ngày càng diễn ra bên ngoài nền kinh tế thực, làm lệch
hưíng sản xuất trên quy mô toàn cầu, làm ảnh hư¬ng đến sự phát triển KT§N
của các nưíc đang phát triển, buộc họ phải gánh chịu. Trong lĩnh vực tài chính,
tiền tệ diễn ra trong điều kiện lợi thế thuộc về các nhà tài phiệt ở các nưíc phát
triển. Điều đó thể hiện: hoạt động đầu cơ vốn tăng mạnh của họ dẫn đến sự hình
24
thành các cơn sốt tài chính lạm phát trên quy mô lớn và trầm trọng, gây nên
những hậu quả hết sức nặng nề đối với các nưíc đang phát triển. Trong điều kiện
nền tài chính ngày càng toàn cầu hóa, thì khủng hoảng của một số nưíc, một khu
vực đều có khả năng tạo ra cú sốc lan truyền xuyên biên giới, dẫn tới sự chao

đảo, thậm chí khủng hoảng đến các nưíc khác, khu vực khác ảnh hưëng đến sự
phát triển KT§N; tạo ra sự phân phối lại vốn và lợi nhuận theo quy luật “nưíc
chảy chỗ trũng” làm cho khoảng cách giầu nghèo trên thế giới và trong từng
quốc gia, ngày càng giãn ra, ảnh hưởng đến vai trò và mục đích phát triển KT§N
của các nưíc đang phát triển.
Ba là, tình hình kinh tế, chính trị của các nước trong khu vực và trên
phạm vi quốc tế:
Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu ¸ trong năm 1997-1998 đã tác
động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty mẹ ở nhiều nước
khu vực gây nên khả năng đầu tư mới cũng như đầu tư bổ sung của các dự án rất
hạn chế. Thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và dịch vụ thỊ giới bị thu hẹp
đã tác động xấu đến khả năng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ
của các dự án FDI. Một số lợi thế ban đầu của Việt Nam nh tài nguyên thiên
nhiên phong phú, giá thuê nhân công thấp đang giảm dần do sự cạnh tranh quyết
liệt của các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc.
Quan hệ đối ngoại (trong đó đặc biệt là nội dung ngoại giao phục vụ phát
triển kinh tế) giữa nước ta nói chung hoặc giữa các địa phương nói riêng với các
nước và vùng lãnh thổ có tác động mạnh tới sự phát triển KT§N.
Sự xuất hiện và phát triển của chủ nghĩa khủng bố trên thỊ giới và viÖc một
số nước phát triển nhất là Mü đã sử dụng chiêu bài dân chí, nhân quyền, tôn giáo
và “cách mạng màu” để thực hiÔn diễn biến hòa bình nhằm lật đổ chế độ gây
mất ổn định về chính trị ở các nước trên thế giới, không thể không tác động đến
KT§N.
1.1.3. Vai trò của kinh tế đối ngoại.
25

×