Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu thành phần rệp sáp hại cây có múi và thiên địch của chúng; đặc điểm sinh học, sinh thái của loài rệp sáp chính tại Gia Lâm – Hà Nội và phụ cận 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.06 KB, 58 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV 49B
PHẦN 1.
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây ăn quả có múi (CAQCM) ở nước ta bao gồm cam, chanh, quýt,
bưởi (Citrus spp.) là nhóm cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩa rất lớn
trong nền kinh tế và trong đời sống của nhân dân.
Trên thế giới, diện tích cây có múi cũng tăng nhanh, riêng cây cam,
cây quýt được phân bố trên khắp các lục địa từ 35
0
vĩ độ bắc đến 35
0
vĩ độ
nam. Ngày nay người ta còn tạo ra được những giống cam chịu rét tốt có thể
trồng ở những vĩ độ cao tới 41- 43
0
vĩ bắc. Hiện nay có 75 nước trồng cây có
múi được phân chia ra làm 3 khu vực: châu Mỹ, các nước Địa Trung Hải và
các nước á Phi, các nước trồng nhiều như: Mỹ, Brazin, Tây Ban Nha, Nhật
Bản, Ấn Độ, Trung Quốc [dẫn theo 27]. Từ cuối những năm 90 của thế kỷ
XX quả có múi đã trở thành loại quả quan trọng và có sản lượng cao bằng
hoặc hơn ba loại quả quan trọng khác là nho, chuối và táo tây (Vũ Công Hậu,
1996) [2].
Ở nước ta, nghề trồng CAQCM có truyền thống lâu đời và có những
loại quả có múi ngon, là đặc sản gắn liền với các địa danh cũng như thương
hiệu đặc trưng cho từng vùng như: cam Bố Hạ, cam Xã Đoài, cam Sành, bưởi
Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Đoan Hùng, bưởi Năm Roi,… Cũng từ những
năm 90 của thế kỷ XX, CAQCM đã trở thành loại cây trồng quan trọng, cây
chủ lực trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Diện tích trồng CAQCM ở nước ta
hàng năm không ngừng tăng lên. Theo thống kê của ngành nông nghiệp năm
1985, cả nước trồng 12.720 ha CAQCM với sản lượng là 99.302 tấn, năm


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV 49B
2
1990, các chỉ tiêu này tương ứng là 14.458 ha và 119.238 tấn quả, năm 1994,
cả nước trồng khoảng 60.000 ha CAQCM với sản lượng đạt gần 200.000 tấn
quả. Đến năm 1999 các con số này tương ứng đạt là 63.400 ha với 405.100
tấn quả có múi.
Điều kiện đất đai, khí hậu nước ta khá thuận lợi cho việc trồng
CAQCM. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất và có ý nghĩa quyết định đối với tương
lai phát triển của nhóm cây ăn quả này là sự phá hoại của nhiều loài sâu, bệnh
hại nói chung và rệp sáp (Citrus scale) nói riêng. Cách gây hại của chúng là
chích hút vào các bộ phận lá, quả của cây, hút chất dinh dưỡng làm cây sinh
trưởng còi cọc rồi chết. Nó còn là nguyên nhân gián tiếp gây tổn thương cho
cây bằng cách bài tiết ra rất nhiều chất sương mật làm cho các cành lá phía
dưới bị ướt đẫm tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh muội đen phát triển mạnh từ
đó ảnh hưởng xấu đến hoạt động quang hợp của cây, làm cho cây thêm suy
yếu, giảm năng suất, chất lượng sản phẩm và có khi không cho thu hoạch. Do
vậy việc điều tra, nghiên cứu thành phần của loài rệp hại trên CAQCM là hết
sức cần thiết. Trên cơ sở đó đề xuất việc sử dụng thuốc hoá học một cách hợp
lý, có hiệu quả và an toàn với môi trường.
Để góp phần tìm hiểu, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trên, được
sự phân công của Khoa Nông học - trường Đại học Nông Nghiệp I - Hà Nội
dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Hà Quang Hùng, chúng tôi thực hiện đề tài:
"Nghiên cứu thành phần rệp sáp hại cây có múi và thiên địch của chúng;
đặc điểm sinh học, sinh thái của loài rệp sáp chính tại Gia Lâm – Hà Nội
và phụ cận 2007”.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV 49B
3
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Trên cơ sở xác định thành phần rệp sáp hại cây có múi và thiên địch

của chúng, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài rệp sáp chính dưới ảnh hưởng
của biện pháp hoá học, từ đó đề xuất biện pháp sử dụng thuốc hoá học một
cách hợp lý có hiệu quả kinh tế và môi trường.
1.2.2. Yêu cầu
- Thu thập, xác định thành phần rệp sáp hại cây có múi và thiên địch
của chúng tại địa điểm nghiên cứu.
- Tìm hiểu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài rệp sáp chính.
- Đề xuất biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học hợp lý.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV 49B
4
PHẦN 2.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1. Những nghiên cứu ngoài nước
2.1.1. Thành phần rệp sáp hại cây có múi
Theo công bố của chuyên gia Nga (EM. Dancing và
G.M.Konstantinova, 1990) [13], ở Việt Nam loài rệp sáp, trong đó có 52 loài
hại cam quýt.
Theo Liling Yong Wangren and D.F Waterheuse (1997) [19] , có 72
loài bao gồm rệp muội (Aphididae), rệp sáp mềm giả (Coccidae), rệp bông
(Margarodidae), rệp sáp vẩy (Diaspididae). Rệp sáp có vòng đời ngắn, sức
sinh sản cao nên số lượng quần thể tăng rất nhanh. Con đực, khi trưởng thành
phải trải qua 2 giai đoạn tiền nhộng và nhộng, nhưng ở con cái không có giai
đoạn nhộng. Chúng có thể có kiểu sinh sản đơn tính và sinh sản lưỡng tính
(Uma, 1984) [26].
Rệp sáp gây hại nhiều trên cây lưu niên, đặc biệt trên cây cam quýt.
Rệp sáp là đối tượng gây hại khá quan trọng (Metcalf và Fint, 1962;
Davidson,1966; Samson, 1986) [21], [14], [23]. Tác hại của rệp sáp rất đáng
kể, ngoài việc hút nhựa cây chúng còn tiết ra chất sương mật làm cho nấm
muội đen phát triển trên lá dẫn đến việc giảm quá trình quang hợp của cây.
Mặt khác tạo điều kiện cho kiến cộng sinh mang rệp đi khắp mọi nơi (Pratt,

1958; Suetal, 1968; Garg D.O, 1978), [22], [24], [17].
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV 49B
5
2.1.2. Biện pháp phòng trừ
Biện pháp phòng trừ đối với rệp sáp đã có rất nhiều nhà khoa học trên
nhiều quốc gia quan tâm và nghiên cứu. Để hạn chế tác hại của rệp sáp, người
ta đã sử dụng nhiều loại thuốc thuộc nhóm lân hữu cơ cacbamat. Ở nhiều
nước trên thế giới cũng đã sử dụng các thuốc như: Methyl parathion, Monitor,
Bi 58 (Elmer, 1982), [15]. Nhằm làm tăng hiệu lực của thuốc người ta đã
trộn thêm từ 0,5 - 2% dầu khoáng (dầu hoả) vào thuốc với mục đích làm tan
phần sáp và bịt các lỗ thở để cho rệp mau chết hơn, nếu con cái không chết thì
sức sinh sản giảm hẳn đi (Takagi, 1982), [25]. Ở Nga, người ta trộn dầu
khoáng với thuốc trừ nấm để phun, còn thuốc trừ sâu chỉ phun khi đến
ngưỡng kinh tế (Yanosh, 1986), [27].
Ngoài ra, việc sử dụng thiên địch để khống chế và làm giảm thiểu tác
hại của rệp sáp hại cây nói chung và cây ăn quả có múi nói riêng cũng được
rất nhiều nơi sử dụng vì phương pháp này không những có tác dụng lâu dài
mà còn thân thiện với môi trường. Thiên địch của rệp sáp được phân ra làm
hai loại, đó là loài ăn thịt và loài ký sinh.
Về loài ăn thịt: Thắng lợi đầu tiên là việc nhập nội bọ rùa Rodolia
cardinalis Mulsant từ Châu Úc về Califorlia (Mỹ) để trừ rệp sáp đen Icerya
purchasi Maskell hại cam quýt đã mang lại hiệu quả từ năm 1888. Đến nay,
hơn 100 năm, quần thể bọ rùa vẫn giữ và hạn chế được số lượng rệp sáp đen ở
bang Califorlia. Nhiều nước khác cũng áp dụng thực hiện biện pháp này
(Khalalf, 1987) [18]. Tại Nhật Bản, theo M. Takagi trước năm 1867 không
thấy có sự xuất hiện của rệp sáp hại cây có múi, nhưng sau những năm 1900
do đất nước mở cửa giao lưu buôn bán với nước ngoài thì người ta phát hiện
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV 49B
6
thấy nhiều loài rệp sáp gây hại nghiêm trọng cho vùng trồng cây có múi. Để

hạn chế sự phát triển của rệp sáp, Nhật Bản áp dụng biện pháp sinh học dùng
bọ rùa lông nhung Rodolia cardinalis Mulsant để khống chế lại với rệp sáp
lông tơ Icerya purchasi Maskell. Bọ rùa Cryptolaemus montrouzieri Mulsant
cũng tấn công nhiều loại rệp sáp Pseudococcidae (M. Takagi, 1983) [25].
Nhện lớn ăn thịt có khả năng hạn chế quần thể rệp sáp khá nhiều. Ở
Florida (Mỹ) trên vườn cam chanh đã phát hiện được 148 loài nhện lớn, trong
đó có rất nhiều loại ăn rệp sáp (Mansocir F. ctal, 1982), [20].
Về loài ký sinh: Có nhiều loài ký sinh rệp sáp, trong đó phần nhiều
thuộc họ Encyrtidae và họ Aphelinidae. Ngay trong họ Encyrtidae đã có 26
giống ký sinh rệp sáp. Những loài phổ biến có khả năng hạn chế rệp sáp có ý
nghĩa là: Leptomastix, Metaphycus (Encyrtidae) Aphytis; Coccophagus,
Encarsi, Prospaltella (Aphelinidae). Dòng Aphytis lingnanensis HK-J đã
được sản xuất với lượng lớn và trên thị trường để trừ rệp sáp đầu nhọn
Unaspis yanonensis ở Nhật Bản (Tanaka M., Furuhashi K., Nishino M., 1983),
[25].
2.2. Những nghiên cứu trong nước
2.2.1. Tình hình gây hại của rệp sáp trên cây có múi
Trong các nghiên cứu về sâu bệnh hại nông nghiệp thì nghiên cứu sâu
bệnh hại CAQCM rất quan trọng. Rệp muội và rệp sáp cũng là một trong
những sâu hại nghiêm trọng và công tác phòng trừ cũng là một vấn đề có
nhiều nan giải đối với các nhà khoa học. Rệp xâm nhập và gây hại trên cây
với số lượng lớn có thể làm giảm năng suất quả và có khi không cho thu
hoạch ở một số vùng trồng. Nhưng từ trước tới nay các nhà nghiên cứu về rệp
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV 49B
7
hại CAQCM ở Việt Nam còn rất hạn chế.
Theo Trần Văn Hội và Hoàng Lâm (1991) [3] bước đầu điều tra thành
phần sâu bệnh cam, quýt ở Bắc Quang - Hà Tuyên, kết quả bước đầu thu được
đã xác định được 27 loài sâu hại trong đó có 5 loài rầy rệp, 5 loài bướm
phượng, 4 loài bọ xít và nhiều loài sâu khác, xác định được 2 đối tượng sâu

hại có mật độ cao, mức độ gây hại lớn là rệp sáp nâu mềm và bọ xít dài.
Theo Vũ Khắc Nhượng (1993) [6] bước đầu đánh giá về sâu bệnh hại
cam, quýt ở các tỉnh phía Bắc trong mấy chục năm qua đã thu thập được 150
loài có mặt trên cam quýt. Con số này chắc chắn chưa đầy đủ vì không những
các loài gây hại chúng ta chưa nắm được hết mà để trống, các loài có ích chưa
được thống kê đầy đủ. Trong số 150 loài, các loài côn trùng chiếm 70% còn
lại là nấm, virus, vi khuẩn, nhện hại các loài ký sinh thực vật. Bộ côn trùng có
nhiều loài gây hại cam quýt là Bộ Cánh vảy (Lepidoptera) có 45 loài.
Kết quả điều tra côn trùng và bệnh hại cây ăn quả ở Việt Nam từ
1997-1998 của Viện Bảo vệ thực vật (1999) [12] đã phát hiện thấy 96 loài sâu
hại, trong đó có 22 loài rệp hại cam quýt, có 6 loài gây hại chủ yếu là: rệp sáp
Aonidiella aurantii Maskell; rệp chổng cánh Diaphorina citri Kuwayama; rệp
sáp mềm cam Plannococus citri Riss; rệp muội đen Toxoptera aurantii B de
F; rệp sáp vẩy dài Unaspi yanonenis Kuwana.
Theo kết quả nghiên cứu của Saing Sophath (2004) [7], tại vùng Gia
Lâm - Hà Nội thành phần rệp hại bưởi đã điều tra được là 20 loài thuộc 7 họ,
trong đó họ Diaspididae có 7 loài, họ Pseudococcidae có 4 loài, họ Coccidae
có 4 loài, họ Aphididae có 2 loài, Marganrodidae có 1 loài, họ Aleyrodidae có
1 loài và 1 loài thuộc họ Chermydae.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV 49B
8
Theo Vũ Văn Tố (2000) [8], rệp sáp là một trong những côn trùng
phân bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới thuộc vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam,
rệp sáp có mặt ở hầu hết mọi nơi và phá hại trên nhiều loại cây trồng như cam,
quýt, cà phê, tiêu, nho, và cỏ dại.
Ở miền Bắc Việt Nam, rệp sáp phân bố hầu hết ở các vùng đồng bằng,
trung du và một số tỉnh miền núi. Theo Em Lavabre (1970), rệp cái có khả
năng sinh sản rất lớn, 1 con rệp cái có thể đẻ được 200 - 500 trứng, trứng
được đẻ thành từng bọc. Vòng đời của rệp từ 20 - 40 ngày Người ta ước tính
trên cây cà phê có khoảng 8 thế hệ rệp trong một năm.

Theo Hồ Khắc Tín [9], rệp sáp phát dục theo kiểu biến thái không
hoàn toàn, con đực phát triển theo kiểu đa biến thái. Quá trình phát triển của
cá thể rệp cái gồm 3 giai đoạn: trứng, rệp con và rệp trưởng thành, có l thời kỳ
phát triển bên trong lớp kén bao gồm 2 giai đoạn: tiền nhộng và nhộng. Rệp
con lúc đầu chưa phân biệt được là con đực, con cái, nhưng đến 2 tuổi thì
phân biệt dễ dàng hơn. Lúc này rệp đực có màu nâu tối, mình thuôn dài, các
tua sáp mất dần và xuất hiện những lông sáp xung quanh cơ thể.
Theo Đinh Văn Đức (1999) [1], rệp sáp ít di chuyển, chúng luôn cộng
sinh với kiến. Rệp sáp tiết ra mật ngọt cho kiến ăn, kiến chăm sóc và bảo vệ
rệp, giúp rệp lây lan từ cây này sang cây khác. Rệp sáp trải qua 3 tuổi, qua 2
lần lột xác, lần 1 sau nở 6 – 8 ngày, lần 2 sau nở 15 – 30 ngày. Thời gian đẻ
của rệp có thể kéo dài tới 20 ngày. Sau khi đẻ hết trứng 4 – 7 ngày thì rệp chết.
Vòng đời của rệp biến động từ 42 – 60 ngày và rệp sáp là loài sinh sản đơn
tính. Đây là đối với rệp sáp hại trên cây cà phê.
Theo Phạm Văn Lầm rệp sáp (Homoptera: Coccidea) là nhóm sâu hại
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV 49B
9
nguy hiểm cho nhiều loại cây trồng đặc biệt là đối với cây ăn quả có múi. Dựa
trên kết quả quan sát và điều tra của bản thân và một số tài liệu đã công bố, tác
giả đúc kết về thành phần rệp sáp hại cây ăn quả có múi ở Việt Nam, dựa vào
kết quả xác định tên khoa học của các chuyên gia phân loại ở Liên Xô cũ và
một số tài liệu khác đã công bố trong nước (Viện Bảo vệ thực vật, 1976), [11].
Các loài rệp sáp hại CAQCM đã phát hiện được tập trung nhiều nhất là họ
Diaspididea có 27 loài, sau đó đến họ Coccidae có 18 loài và họ
Pseudococcidae có 8 loài, ít nhất là họ Margarodidea hoặc là Monophlebidae 4
loài.
2.2.2. Biện pháp phòng chống rệp sáp hại cây có múi
Ở nước ta, những tài liệu nghiên cứu về đặc tính sinh vật học, sự biến
động của quần thể rệp sáp, điều tra thành phần thiên địch và sử dụng chúng
trong việc hạn chế số lượng rệp sáp trên CAQCM, sử dụng hợp lý thuốc hoá

học nhằm giảm độ độc trên sản phẩm và môi trường còn hạn chế. Tuy nhiên
trong nước cũng có nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã được công bố.
Theo kết quả nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ sâu hại chính trên
mận đào của Hà Minh Trung, Đặng Vũ Thị Thanh và Lê Đức Khánh
(1998-1999) [10], phòng trừ rệp mận Phorodon humuli bằng thuốc trừ sâu Bi
58EC hoặc Sherpa 25EC phun vào cuối tháng 12 thời kỳ lộc rộ (50%) đây
cũng là thời điểm thiên địch còn rất thấp trên đồng ruộng. Mật độ rệp
Phorodon humuli trên vườn phun thuốc luôn thấp chỉ đạt 109 con/l00 lá
(Bắc Hà - Lào Cai, 1998); 87 con/100 lá (Mộc Châu- Sơn La, 1999). Nhưng
cũng chính tại các vườn này mật độ rệp Brachycaudus cardui lại có xu hướng
tăng về số lượng, đạt 102,6 con/100lá tại Bắc Hà, 116 con/100 lá tại Mộc
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV 49B
10
Châu. Để ngăn chặn sự bùng phát của rệp Brachycaudus cardui khi phun
phòng trừ rệp Phorodon humuli, các tác giả đã sử dụng thuốc trừ sâu sinh học
Applaud 10WP ít gây ảnh hưởng đến thiên địch trên vườn quả vào giai đoạn
lộc xuân xuất hiện từ 75 - 100%. Kết quả đã khống chế được số lượng 2 loài
rệp, rệp Phorodon humuli cao nhất là 56,76 con/100lá, rệp Brachycaudus
cardui 25,50 con/100 lá lộc xuân phát triển tốt.
Theo Quách Thị Ngọ [5], trên cây cam, quýt, chanh, bưởi kết quả bước
đầu cho thấy thành phần sâu hại và thiên địch trên cây có múi ở vùng đồng
bằng Trung du Bắc Bộ khá phong phú. Đã thu thập được 126 loài (trong số
này có 22 loài thiên địch) thuộc 29 họ trong 9 bộ côn trùng, 4 loài nhện hại
phổ biến và nhiều loài nhện có ích. Có 62 loài giám định sơ bộ đến giống và
loài. Bộ đông nhất là Bộ Homoptera với 10 họ gồm 35 loài, Bộ Coleoptera
gồm 6 họ 27 loài, Bộ Lepidoptera gồm 3 họ, 17 loài. Những loài gây hại
chính đều nằm trong 4 bộ này. Ngoài ra có nhiều loài chưa có điều kiện giám
định.
Theo Saing Sophath (2004) [7], tác giả cũng tìm thấy giữa rệp hại bưởi
với một số sinh vật khác, đặc biệt với thiên địch của chúng có mối quan hệ

khăng khít với nhau. Đã tìm thấy 16 loài thiên địch hại trên rệp, trong đó có 6
loài ong ký sinh (Unaspis citri, Ooencyrtus sp., Prospaltella sp. và
Eretmocetrus sp…) và 4 loài bọ rùa ăn rệp, 1 loài bọ cánh mạch, bọ xít bắt
mồi, giòi, nhện nhỏ ăn rệp và 2 loài nấm ký sinh.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV 49B
11
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
3.1.1.1. Đối tượng
- Là các loại rệp sáp và thiên địch (gồm có Côn trùng bắt mồi và Côn
trùng ký sinh) của chúng trên cây có múi.
- Cây trồng: cam Đường canh, cam Vinh.
3.1.1.2. Vật liệu nghiên cứu
* Dụng cụ nghiên cứu:
- Dụng cụ quan sát gồm: Kính hiển vi, kính lúp cầm tay độ phóng đại 8
- 12 lần.
- Túi nilon, lọ đựng mẫu, cồn 70
0
, bút lông, hộp petri, kéo, panh kẹp
mẫu, thước đo, vợt, ống hút côn trùng.
- Ống nghiệm, ôn ẩm kế, sổ ghi chép, bút viết, đĩa petri, hộp nhựa nuôi sâu.
* Vật liệu nghiên cứu:
- Các loại cây có múi như: cam, chanh, bưởi, quất
- Thuốc bảo vệ thực vật: Serzol 205 EC, Dragon 585EC, dầu khoáng
SK EnSpray 99 EC.
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành điều tra thu thập mẫu ở 3 vườn trồng cam Đường

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV 49B
12
canh 2 - 3 năm tuổi với diện tích từ 2 – 3 sào tại Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm
- Hà Nội, và vườn trồng cam Vinh 2 - 3 năm tuổi với diện tích từ 2 – 3 sào tại
xã Đa Tốn – Gia Lâm – Hà Nội.
- Điều tra thành phần thiên địch của rệp sáp trên các giống cam Đường
canh ở Trâu Quỳ - Gia Lâm- Hà Nội, và vườn trồng cam Vinh 2 - 3 năm tuổi
tại xã Đa Tốn – Gia Lâm – Hà Nội, đồng thời xác định loài thiên địch chủ
yếu.
- Các thí nghiệm trong phòng được tiến hành tại phòng thí nghiệm của
Bộ môn Côn trùng - trường Đại học Nông Nghiệp I - Hà Nội.
3.1.2.2 Thời gian nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này từ 7/2007 – 12/2007
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần rệp sáp hại cây có múi và thiên địch của chúng.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài rệp sáp chính dưới
ảnh hưởng của biện pháp hoá học.
- Đề xuất biện pháp sử dụng thuốc hoá học một cách hợp lý, có hiệu
quả kinh tế và môi trường.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp điều tra nghiên cứu ngoài đồng ruộng
3.3.1.1. Điều tra xác định thành phần sâu hại cam quýt
Đối với tất cả các loài sâu hại cam quýt, chúng tôi tiến hành điều tra
theo phương pháp tự do ngẫu nhiên ngoài đồng ruộng, không cố định điểm và
điều tra càng nhiều điểm càng tốt.
Với các loài côn trùng bay hay hoạt động nhanh chúng tôi dùng vợt để bắt.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV 49B
13
Với các loài côn trùng nhỏ bé ưa hoạt động trên lá, thân chúng tôi thu
bằng ống hút côn trùng.

Các loài côn trùng tương đối lớn như sâu ăn lá, rệp, bọ xít chúng tôi
dùng panh hoặc bắt bằng tay.
3.3.1.2. Điều tra xác định thành phần rệp sáp và thiên địch của chúng trên
cam tại vùng nghiên cứu
Để thực hiện nội dung này, chúng tôi tiến hành điều tra trên cây có múi
(cam Đường canh và cam Vinh) theo phương pháp tự do, số lần điều tra thu
thập từ 4 - 5 lần/tháng, có bổ sung tại những điểm phụ cận.
+ Phương pháp thu thập mẫu rệp sáp:
Việc thu thập được tiến hành trên cây có múi (cam Đường canh và cam
Vinh) với số điểm điều tra càng nhiều càng tốt. Tại điểm điều tra, chúng tôi
thu thập mẫu vật trên 5 cây cùng tuổi; ở mỗi cây quan sát tỉ mỉ toàn bộ mặt
trên, mặt dưới lá và bộ phận của cây. Nếu có rệp tiến hành đếm số rệp, bắt rệp,
bằng cắt ngắt trực tiếp những lá có rệp sáp cho vào túi nilon hoặc hộp nhựa
đựng sâu, sau đó đem về phòng thí nghiệm tiếp tục nhân nuôi để làm mẫu và
giám định chúng theo phương pháp và tài liệu chuẩn.
Ngoài ra, chúng tôi sử dụng thao tác bắt rệp sáp bằng bút lông một
cách từ từ để rệp kịp rút phụ miệng ra bộ phận hại của cây, đồng thời đưa nhẹ
nhàng mẫu vào hộp nhựa nuôi sâu có sẵn lá hay ngọn cây chủ. Khi thu mẫu
ghi rõ đặc điểm của rệp trước khi thu bắt, vị trí sống, triệu chứng tác hại của
rệp gây ra cho cây ký chủ. Toàn bộ số liệu được ghi vào biểu điều tra. Mẫu
vật được tiến hành giám định tại phòng thí nghiệm của Bộ môn Côn trùng -
trường Đại học Nông Nghiệp I - Hà Nội.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV 49B
14
Trong quá trình điều tra rệp sáp trên cây ngoài vườn quả, cũng như
quan sát thường xuyên trong phòng thí nghiệm, chúng tôi phát hiện những
loài thiên địch (côn trùng bắt mồi, côn trùng ký sinh), đồng thời đánh giá mật
độ, tỉ lệ ký sinh trong mối quan hệ của chúng với loài rệp sáp thích hợp. Mẫu
vật của các loài thiên địch được bảo quản ngâm vào cồn 70
0

rồi đem đi giám
định, phân loại theo phương pháp thông thường đồng thời chụp ảnh mẫu.
3.3.1.3. Phương pháp điều tra biến động mật độ của loài rệp sáp và thiên
địch của chúng
Chúng tôi tiến hành điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần, trên cây cam chanh ở
vườn quả cần nghiên cứu, mỗi vườn (diện tích 2 - 3 sào) chúng tôi chọn 5 cây
ngẫu nhiên theo 5 điểm chéo góc; tại mỗi cây, chúng tôi điều tra trên 2 tầng
tán (dưới và giữa), mỗi tầng tán điều tra một cành theo 4 hướng (Đông, Tây,
Nam, Bắc); mỗi cành dài khoảng 30 cm.
Chỉ tiêu theo dõi cho mỗi lần điều tra:
 Mật độ của rệp sáp, côn trùng bắt mồi theo con/lá.
 Tỉ lệ ký sinh pha phát dục của loài rệp sáp chính theo %.
 Tỉ lệ hại của loài rệp sáp chính theo %.
 Tình hình sinh trưởng, phát triển của cây cam chanh cần điều tra.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
3.3.2.1. Tìm hiểu đặc điểm hình thái, sinh học của loài rệp sáp chính
- Tìm hiểu đặc điểm hình thái của loài rệp sáp chính và thiên địch của
chúng theo phương pháp nghiên cứu của Van Emden (1972). Phương pháp
nuôi cá thể trong phòng thí nghiệm của Viện Bảo vệ thực vật (1998, 2001).
- Nuôi 3 lần ở 3 thời gian khác nhau mỗi lần nuôi 30 cá thể. Dùng bút
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV 49B
15
lông chuyển rệp từ lá mẫu thu ngoài ruộng sang lá mẫu cuống có bông ẩm
được đặt trong hộp nuôi sâu có giấy ẩm. Định kỳ 3 ngày thay lá 1 lần. Hàng
ngày quan sát, theo dõi từng độ tuổi đem lên chụp ảnh và phân loại. Đồng
thời ghi chép nhiệt độ, và ẩm độ hàng ngày.
3.3.2.2. Tìm hiểu thành phần, đặc điểm hình thái, sinh học thiên địch của rệp sáp
- Để thu được ký sinh của rệp sáp, nuôi rệp trong hộp nuôi sâu đếm số
rệp, hàng ngày theo dõi, quan sát để đếm số rệp có ký sinh đục lỗ ra và số
lượng ký sinh chui ra. Từ đó tính tỷ lệ ký sinh.

- Dùng ống nghiệm để bắt ký sinh, đưa vào lọ ngâm cồn 70
0
làm mẫu
để phân loại và chụp ảnh.
3.4. Đánh giá tác động của một số loại thuốc hoá học đến loài rệp sáp chính
trong phòng thí nhiệm
Chúng tôi tiến hành thí nghiệm trong phòng theo kiểu hoàn toàn ngẫu
nhiên bố trí 4 công thức, nhắc lại 3 lần.
- Công thức 1: Serzol 205EC (CT1) 0,5 - 1 l/ha, pha 10 - 20ml/ 8l.
- Công thức 2: Dragon 585EC (CT2) 0,5- 0,6 l/ha, pha 8 - 10ml/8l.
- Công thức 3: Dầu khoáng SK EnSpray 99EC (CT3) 3 - 5 l/ha, pha 40
– 80 ml/8l.
- Công thức 4: Đối chứng không phun thuốc.
Mỗi công thức chúng tôi thí nghiệm 30 hộp nuôi sâu, mỗi hộp đặt 1 lá
và 1 rệp sáp trưởng thành, tiến hành xịt thuốc rồi đậy nắp. Tiến hành theo dõi
sau 1, 3, 5, 7 ngày, mỗi ngày theo dõi, đếm và ghi chép lại số sâu sống và số
sâu chết trong mỗi hộp sau khi đã xử lý thuốc. Từ đó tính được độ hữu hiệu
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV 49B
16
của thuốc theo công thức Abbott.
3.5. Phương pháp đáng giá và xử lý số liệu
- Phương pháp tính toán hiệu lực của thuốc đối với loài rệp sáp chính
với thí nghiệm trong phòng được xử lý theo công thức Abbott:
C – T
H (%) = x 100
C
Trong đó: C là số lượng côn trùng sống ở công thức đối chứng sau xử lý.
T là số lượng côn trùng sống ở công thức sau xử lý thuốc.
H là hiệu lực của thuốc (%)
- Phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo dõi biến động số lượng của

rệp sáp và thiên địch của chúng.
+ Mật độ rệp trên cây (con/lá), tỷ lệ hại (%)
Tổng số rệp điều tra
Mật độ rệp (con/lá) =
Tổng số lá điều tra
Tỷ lệ hại (%) =
Tổng số lá có rệp
Tổng số lá điều tra
x 100
Mức độ phổ biến của côn trùng bắt mồi được đánh giá bằng các
dấu (+) :
+ Ít phổ biến (tần suất xuất hiện < 20%).
+ + Phổ biến (tần suất xuất hiện từ 20 – 50%).
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV 49B
17
+ + + Rất phổ biến (tần suất xuất hiện > 50%).
- Kích thước trung bình các pha của rệp sáp :
X
=
N
Xi
n
i

1
Trong đó :
X
là kích thước trung bình của cơ thể rệp sáp
Xi là kích thước của cá thể thứ i
N là tổng số các thể theo dõi

- Thời gian phát dục của một cá thể :
X
=
N
niXi
n
i

1
.
Trong đó :
X
là thời gian phát dục trung bình
Xi là thời gian phát dục trung bình ở ngày thứ i
ni là số cá thể phát dục ở ngày thứ i
N là tổng số cá thể theo dõi
- Độ lệch chuẩn :
S =
 
1

1



N
Xini
n
i
Trong đó : S là độ lệch chuẩn ( = 0,05)

Xi
là giá trị trung bình mẫu điều tra
ni là giá trị thứ i
N là tổng số cá thể điều tra.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV 49B
18
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thành phần sâu, nhện hại trên cây có múi tại Gia Lâm – Hà Nội từ
tháng 7 đến tháng 12 năm 2007
Qua bảng 1 cho ta thấy, mặc dù với 26 loài sâu hại thu được còn chưa
được đầy đủ lắm, nhưng phần nào đã cho chúng ta thấy sự đa dạng của sâu
hại cam quýt. Số lượng sâu thuộc Bộ Cánh cứng (Coleoptera) gồm 3 loài
chiếm 11,5% tổng số loài trong 8 bộ; Bộ Cánh vảy (Lepidoptera) có 5 loài
chiếm 19,2%; Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) có 3 loài chiếm 11,5%; Bộ Cánh
đều (Homoptera) có 9 loài chiếm 34,6%; Bộ Cánh nửa (Hemiptera) có 3 loài
chiếm 11,5%; Bộ Ve bét (Acarina) cũng có 3 loài chiếm 11,5%; Bộ Hai cánh
(Diptera) có 1 loài chiếm 3,8%.
Trong các loài sâu hại trên cam quýt thì sâu vẽ bùa (Phynocnistis
citrella Stainton) là loài sâu hại rất phổ biến. Chúng gây hại nặng trên lá non
và lá bánh tẻ. Xuất hiện hầu như là liên tục trong các đợt điêù tra với mật độ
khá cao nên chúng có thể coi là loài gây hại chủ yếu trên cây có múi. Những
loài thuộc Bộ Ve bét (Acarina) mà trong đó có nhện trắng
(Polyphagotarsonemus latus Bank) và nhện đỏ (Panonychus citri M.) cũng
gây hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến năng suất của cây, còn nhện rám vàng
(Phyllocoptruta oleivora A.) gây quả bị rám ảnh hưởng đến thu hoạch của
người dân.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV 49B
Bảng 1 : Thành phần sâu, nhện hại trên cam quýt
Stt
Tên Việt Nam

Tên khoa học
Họ
Mức độ phổ
biến
Bộ Cánh cứng
Coleoptera
1
Xén tóc đen khoang trắng
Anoplophora chinensis vitalisi Pic.
Cerambycidae
+
2
Câu cấu nhỏ
Platymycterus sieversi Reit
Curculionidae
+
3
Câu cấu lớn
Hypomeces squamosus Fabr.
Curculionidae
+
Bộ Cánh vảy
Lepidoptera
4
Sâu vẽ bùa
Phynocnistis citrella Stainton
Phyllocnistidae
+++
5
Bướm phượng đen

Papilio polytes L.
Papilionidae
++
6
Bướm phượng vàng
Papilio demoleus L.
Papilionidae
++
7
Sâu róm
Euproctis sp.
Lymantriidae
+
Bộ Cánh nửa
Hemiptera
8
Bọ xít xanh
Nezara viridula Linnaeus
Pentatomidae
+
9
Bọ xít hại cam chanh
Physomerus grossipes F.
Coreidae
++
10
Bọ xít dài
Leptocorisa acuta Thunberg
Coreidae
+

Bộ Hai cánh
Diptera
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV
49B
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV 49B
20
11
Ruồi đục quả
Dacus dosalis Hendel
Trypetidae
++
Bộ Cánh thẳng
Orthoptera
12
Châu chấu
Locusta sp.
Acrididae
+
13
Sát sành
Holochlora japonica Burner - Wattenwyl
Tetigonidae
+
14
Châu chấu voi
Chendracris rosea rosea Degreer
Acrididae
+
Bộ Cánh đều

Homoptera
15
Rệp sáp 3 sống nổi
Unaspis citri Comstok
Diaspididae
+++
16
Rệp sáp bột
Planonychus sp.
Pseudococcidae
++
17
Rệp sáp bột 2 tua dài
Pseudococcus longispinus Targioni
Pseudococcidae
++
18
Rệp muội đen
Toxoptera aurantii Boyer
Aphididae
++
19
Rệp sáp vỏ cứng
Ceroplastes ceroferus Ashm
Coccidae
++
20
Rệp sáp phảy dài
Lipedosaphes beckii Newman
Diaspididae

+
21
Bọ phấn đen
Aleurocanthus worghimi Ashby
Aleurodidae
++
22
Rầy chổng cánh
Diaphorina citri Kuwayama
Chermydae
+++
23
Bọ phấn trắng
Bemisia sp.
Aleurodidae
++
Bộ Ve bét
Acarina
24
Nhện trắng
Polyphagotarsonemus latus Bank
Tarsonemidae
++
25
Nhện đỏ
Panonychus citri M.
Tetranychidae
+++
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV 49B
21

26
Nhện rám vàng
Phyllocoptruta oleivora A.
Eriophyidae
+++
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV
49B
22
Còn đối với các loài như xén tóc đen khoang trắng, câu cấu nhỏ, câu
cấu lớn, bọ xít dài, châu chấu voi, châu chấu thì có mật độ thấp mặc dù
không phổ biến nhưng cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của
cây.
Riêng đối với rệp sáp hại cây có múi thì không những gây hại với số
lượng lớn và phổ biến mà chúng còn khó phòng trừ vì chúng có lớp sáp bao
bọc bên ngoài cơ thể.
4.2. Đặc điểm hình thái của một số loài rệp sáp hại cây có múi tại vùng Gia
Lâm - Hà Nội từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2007
Trong phần này vì không đủ thời gian theo dõi quan sát đầy đủ các pha
của các loài rệp sáp, nên chúng tôi chỉ mô tả được đặc điểm hình thái của pha
trưởng thành.
4.2.1. Rệp sáp 3 sống nổi (Unaspis citri Comstock)
Họ: Diaspididae
Bộ: Homoptera
Đặc điểm của loài này là cơ thể được bao phủ bởi một lớp sáp màu
trắng dài khoảng 1 mm, có 3 sọc trắng nổi lên dọc theo cơ thể. Con đực
trưởng thành có cơ thể màu da cam và đầu cánh trong suốt.
Con cái được phủ lớp sáp màu nâu non dài 2 mm, phía bụng có màu da
cam.
Ở các khu vực đều tra theo dõi chúng tôi thấy rệp sáp 3 sống nổi sống
thành từng đám ở trên lá cây, trên cành và đặc biệt ở trên thân có rất nhiều. Lúc

còn sống ở trên cây quan sát thấy chúng có một phần cơ thể màu đỏ hồng lộ ra
phía ngoài lớp sáp bao bọc. Cách gây hại là tạo thành một lớp trắng bám trên lá
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV
49B
23
cây, thân cây và cành cây. Loài này xuất hiện phổ biến ngay thời gian đầu điều
tra đã thấy chúng xuất hiện ở các khu vực với số lượng lớn. Loài này gây hại chủ
yếu trên thân, cành, lá già, lá bánh tẻ. Còn trên lá non sự gây hại không đáng kể.
4.2.2. Rệp sáp vảy ốc (Chrysomplalus ficus Ashm)
Họ: Diaspididae
Bộ: Homoptera
Đặc điểm vỏ lưng con cái hình tròn rất bền chắc, nhô lên gần như một
cái vung nồi, dạng hình chóp nón. Vỏ sáp dầy cứng tối đen hay nâu tối. Vỏ xác
sâu non dính ở trung tâm vỏ lưng màu tím đỏ. Vân đồng tâm trên vỏ lưng nhìn
rõ ràng, những vân này mảnh và dày sít nhau nên bề mặt vỏ lưng vẫn mịn
màng trơn bóng theo sự xiên dần xuống của vỏ lưng từ trung tâm đến rìa, màu
sắc cũng nhạt dần. Rìa của vỏ mỏng dính, màu nâu nhạt dính liền vào mặt lá
cây.
Loài rệp này thường xuất hiện trên lá già và lá bánh tẻ của bưởi. Chúng
sống thành tập đoàn dày đặc trên lá.
4.2.3. Rệp sáp bột hai tua dài (Pseudococus longispinus Targioni)
Họ: Pseudococcidae
Bộ: Homoptera
Đặc điểm con cái trưởng thành có tua sáp kéo dài về phía sau như đuôi.
Rệp sáp bột hai tua dài di chuyển chậm, cơ thể có hình ô van dài 3 – 4 mm.
Cơ thể được bao phủ bởi một lớp phấn mỏng màu trắng. Xung quanh cơ thể
rệp sáp có các sợi tơ.
Rệp sáp bột hai tua dài gây hại nhiều nhất ở lá già và lá bánh tẻ. Ở lá
non và thân, cành số lần gặp rất ít.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV

49B
24
4.2.4. Rệp sáp phẩy dài Lepidosaphes beckii Newm
Họ:Diaspididae
Bộ: Homoptera
Hình thái cấu tạo: Có dạng một dấu phảy lớn. Rìa bên của lưng mở
rộng về phía sau, phần rộng nhất ở vị trí 1/3 vỏ về phía cuối. Trên mặt lưng có
những vân ngang hơi cong nhưng vẫn mịn màng loáng bóng. Ban đầu có thể
vàng nhạt sau chuyển màu nâu tối. Vỏ lớp dưới bụng là một màng mỏng
nhưng mờ đục, màu tráng xám dính ở phía dưới viền mép vỏ lưng. Thân rệp
màu vàng, trắng nhạt, hình bầu dục dài và dẹt, đoạn trước hẹp đoạn sau rộng.
Phần cuối cở thể có hai đôi thuỳ.
Loài này gây hại mạnh nhất trên lá già, tuy nhiên trong quá trình điều
tra không tìm thấy chúng gây hại trên thân cây.
4.2.5. Rệp sáp vỏ cứng (Ceroplastes ceroferus Ashm.)
Họ: Coccidae
Bộ: Homoptera
Hình thái cấu tạo: Lớp sáp phủ trên mình con cái gần như hình tròn
đường kính 2,5 – 3 mm có màu trắng xám hơi hồng đến giai đoạn trưởng
thành lớp sáp có hình gồ lên, màu trắng sữa phớt hồng trên mắt lưng có những
rãnh dọc và rãnh ngang lớp sáp trên lưng chia thành hai tầng. Tầng giữa lưng
nhô cao và cũng chia thành nhiều khu, trên lưng có 8 gai đen, gai ở mép trước
lớn nhất, hai cạnh trước mỗi bên đều có một u gai ở giữa lưng mỗi bên một
gai và đoạn sau có 3 gai. Cơ thể con đực cũng được phủ bằng lớp sáp trắng
nhưnh nhỏ và mảnh hơn. Loài rệp này chỉ sống chủ yếu ở trên lá già và lá
bánh tẻ và có thể tìm thấy chúng bám trên lá và cành chiếm tỷ lệ rất ít.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phạm Thị Bắc BVTV
49B
25

×