Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Ảnh hưỏng của phân viên nén NK bọc các lớp khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa Khang Dân và Việt Lai 24

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 66 trang )

B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ HiÒn - Líp CT49A
Trường Đại học Nông nghiệp I
Khoa nông học
1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong ba cây lương thực quan trọng
của thế giới. Nó đứng vị trí thứ hai sau lúa mì về diện tích cũng như sản lượng.
Lúa gạo cung cấp lương thực chính cho 40% dân số và cung cấp một phần
cho khoảng 25% dân số toàn cầu. Như vậy sản lượng lúa gạo ảnh hưởng đến
khoảng 65% dân số toàn cầu.
Ở nước ta cây lúa là cây lương thực quan trọng số một của ngành nông
nghiệp. Sản xuất lúa gạo không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước trong
nước mà còn xuất khẩu, đưa nước ta từ một quốc gia thiếu lương thực đến nay
đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới.
Đứng trước thực trạng gia tăng dân số như hiện nay và quá trình đô thị
hoá dẫn đến diện tích đất nông nghiệp nói chung và diện tích đất trồng lúa
nước nói riêng ngày càng giảm. Để đảm bảo sản lượng lúa gạo phục vụ cho
nhu cầu trong nước và xuất khẩu, vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu những kỹ
thuật mới trong thâm canh lúa nhằm tăng năng suất, sản lượng lúa. Cùng với
yếu tố giống, yếu tố phân bón cũng là một trong những tác nhân quan trọng
làm tăng năng suất lúa. Trong yếu tố phân bón thì vai trò của đạm là quan
trọng nhất. Hiện nay, biện pháp bón phân thông dụng cho lúa là bón vãi trên
ruộng hoặc vùi sâu trong đất, sau đó bón thúc từ một đến hai lần. Với phương
pháp bón này hiệu quả sử dụng phân bón không cao, do lượng phân bị mất đi
khá nhiều. Theo nghiên cứu của trung tâm phát triển phân bón quốc tế (IFDC)
thì cây lúa chỉ sử dụng được 30% lượng đạm khi bón theo phương pháp vãi
trên đồng ruộng. Và theo đánh giá của bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa ở nước ta còn thấp, do giá đầu vào cao,
giá lúa thấp, trong khi 85% nhu cầu phân bón trong nước nhập khẩu từ nước
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ HiÒn - Líp CT49A


Trường Đại học Nông nghiệp I
Khoa nông học
2
ngoài. Do vậy để hạn chế sự mất đạm trên đồng ruộng, tăng hiệu quả sử dụng
phân đạm. Từ cuối năm 2000 bộ môn Thuỷ nông - Canh tác - Trường Đại học
Nông nghiệp I - Hà Nội đã nghiên cứu thử nghiệm và hoàn chỉnh quy trình
kỹ thuật bón phân viên nén dúi sâu cho lúa phù hợp với điều kiện của Việt
Nam. Trải qua một số năm nghiên cứu thử nghiệm và triển khai, phân viên
nén tỏ ra rất có triển vọng. Tuy nhiên trong quá trình triển khai sản xuất ra
phải sử dụng ngay gây căng thẳng trong khâu sản xuất, phân viên nén NK có
nhược điểm khó bảo quản do hút ẩm làm giảm trọng lượng.
Để giải quyết nhược điểm trên bộ môn đã sản xuất ra phân viêm NK
được bọc, được sự phân công của khoa Nông học, bộ môn Thuỷ nông- Canh
tác, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưỏng của phân viên nén
NK bọc các lớp khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa
Khang Dân và Việt Lai 24”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân nén NK bọc các lớp khác nhau đến
sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa KD và VL24, từ đó xác định dạng
phân NK bọc thích hợp nhất để phục vụ sản xuất.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển và các yếu tố cấu thành
năng suất lúa KD và VL24 khi được bón các loại phân viên nén NK.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ HiÒn - Líp CT49A
Trường Đại học Nông nghiệp I
Khoa nông học
3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG

NƯỚC
2.1.1.Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới.
Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới, dễ trồng và cho năng suất cao, quyết
định sự sống còn đối vớ hơn một nửa dân số trên thế giới. Hiện nay, trên thế
giới có khoảng trên 100 nước trồng và sản xuất lúa gạo, trong đó tập trung
chủ yếu ở các nước Châu Á. Tình hình sản xuất lúa gạo toàn cầu trong vài
thập kỷ gần đây đã có mức tăng trưởng đáng kể. Về mặt tiêu dùng thì lúa gạo
được con người tiêu thụ nhiều nhất, 85% tổng sản lượng sản xuất ra.
Theo thống kê của Viện nghiên cứu lúa quốc tế thì cho đến nay lúa vẫn
là cây lương thực được con người sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất. Tổng sản
lượng lúa trong vòng 40 năm qua đã tăng lên gần 3 lần: từ 257 triệu tấn năm
1965 lên đến 681,5 triệu tấn năm 2005 [11]. Cùng với sự tăng lên của sản
lượng lúa thì diện tích trồng lúa cũng tăng lên đáng kể, năm 1970 diện tích
tổng toàn thế giới là 134,39 triệu ha thì đến năm 2005 đã tăng lên tới 153,78
triệu ha [11]. Trong đó các nước Châu Á giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất
lúa gạo. Có đến 85% sản lượng lúa trên thế giới phụ thuộc 8 nước mà những
nước này đều tập trung ở Châu Á đó là: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,
Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Nhật.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ HiÒn - Líp CT49A
Trường Đại học Nông nghiệp I
Khoa nông học
4
Bảng 1: Tình hình sản xuất lúa gạo của các nước sản xuất chính
trên thế giới năm 2005 [4].
Quốc gia
Năng suất( tạ/ha)
Diện tích( ha)
Sản lượng(tấn)
Trung Quốc
62,295

29.300.000
185.454.000
Ấn Độ
300,000
43.000.000
129.000.000
Indonexia
45,688
11.800.901
53.984.592
Bangladesh
36,413
11.000.000
40.054.000
Việt Nam
49,514
7.339.500
36.341.000
Thái Lan
26,471
10.200.000
27.000.000
Myanmar
39,075
6.270.000
24.500.000
Nhật Bản
65,490
1.680.000
10.989.000

(Nguồn www.FAO.org)
Qua bảng số liệu cho thấy nước năng suất cao nhất là Nhật Bản, đạt
65,49 tạ/ ha. Nước có diện tích và sản lượng lúa gạo lớn nhất thế giới là
Trung Quốc.
Những tiến bộ trong sản xuất lúa trên thế giới trong vài ba thập kỷ qua
là rất đáng kể. Việc đầu tư thâm canh, áp dụng giống mới, hoàn chỉnh các
biện pháp kỹ thuật… là những lý do để đạt kết quả trên.
Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới đang có xu hướng tăng dần,
nhưng hiện nay tốc tăng lên rất chậm, năm 1997 đạt 38,23 tạ/ ha, đến năm
2005 tăng lên 39,7 tạ/ ha [11].
So với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay thì việc sản xuất lúa vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Theo dự đoán của tổ chức FAO thì trong
vòng 30 năm tới tổng sản lượng lúa trên toàn thế giới phải tăng 50% mới đảm
bảo được nhu cầu về lương thực cho người dân.
Để phát triển sản xuất lúa trong khi diện tích sản xuất có hạn, phải thâm
canh để tăng năng suất lúa trên một đơn vị diện tích Trung Quốc là nước đã
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ HiÒn - Líp CT49A
Trường Đại học Nông nghiệp I
Khoa nông học
5
nghiên cứu và đưa vào sản xuất thành công thành tựu Khoa học kỹ thuật về
lúa lai, được đánh giá là một phát minh lớn trong nghề trồng lúa thế kỷ XX.
Theo dữ liệu của FAO, diện tích lúa lai năm 1990 chiếm 10% diện tích
trồng lúa của thế giới, nhưng lại tạo ra 20% sản lượng lúa. Thực trạng Nông
nghiệp đã chứng minh, năng suất lúa lai cao hơn lúa thuần từ 15 - 20%
(Virmani,1994, Yuan, 1997) [4].
Cho đến nay diện tích, sản lượng, năng suất lúa lai vẫn chủ yếu ở Châu
Á. Trong tương lai lúa gạo vẫn là cây lương thực chính của nhân loại, do đó
lúa lai vẫn tiếp tục được nghiên cứu và phát triển mạnh.
Hiện nay, Thái Lan là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới theo sau

là Việt Nam và Ấn độ. Trong năm 2007 Thái Lan sẽ xuất khẩu 9 triệu tấn gạo,
cao hơn chỉ tiêu ban đầu là 8,5 triệu tấn, do nhu cầu tăng cao trên thị trường
thế giới và nguồn cung cấp bị sụt giảm từ các đối thủ cạnh tranh. Xuất khẩu
gạo thế giới dự báo sẽ tăng kỷ lục vào năm 2008, giá gạo sẽ liên tục tăng do
giá hàng hoá nói chung đều tăng. (www.vinanet.vn)
2.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Nước ta là một nước nông nghiệp, hiện nay có tới 75% dân số tham gia
vào lĩnh vực này. Do vậy, sản xuất lúa gạo không chỉ giữ vai trò trong việc
cung cấp lương thực nuôi sống mọi người mà còn là mặt hàng xuất khẩu đóng
góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân.
Trước năm 1945, diện tích trồng lúa cả nước là 4,5 triệu ha, với sản
lượng thóc là 5,4 triệu tấn, năng suất trung bình là 13 tạ/ ha [6]. Sau năm 1975,
trong điều kiện đất nước thống nhất, sản xuất lúa ở nước ta đã có những thuận
lợi mới và đã có những bước phát triển đáng kể, từ chỗ hàng năm phải nhập
khoảng 0,8 triệu tấn lương thực quy gạo, đến chỗ đã tự túc lương thực cho 70
triệu dân, ngoài ra cũng giành một phần cho xuất khẩu [5]. Do vậy mà nghề
trồng lúa nước ta đã có những bước nhảy vọt về năng suất và sản lượng. Hiện
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ HiÒn - Líp CT49A
Trường Đại học Nông nghiệp I
Khoa nông học
6
nay nước ta luôn là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới sau Thái
Lan.
Bảng 2: Tình hình sản xuất lúa Việt Nam từ năm 1996- 2006 [11]
Năm
Diện tích( Nghìn ha)
Sản lượng(Nghìn tấn)
1996
7003,8
26396,7

1997
7099,7
27523,9
1998
7362,7
29145,5
1999
7653,6
31393,8
2000
7666,3
32529,5
2001
7492,7
32108,4
2002
7504,3
34447,2
2003
7452,2
34568,8
2004
7445,3
36148,9
2005
7329,2
35832,9
2006
7324,4
35826,8

(www.gso.gov.vn)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, diện tích trồng lúa ở nước ta có tăng từ
năm 1996-1999. Nhưng từ năm 2000 đến nay, diện tích trồng lúa đã bị giảm
dần do quá trình đô thị hoá và sự gia tăng dân số nước ta.
Tuy diện tích bị giảm qua các năm nhưng sản lượng lúa vẫn tăng qua
từng năm. Sự tăng sản lượng lúa trong đó có sự đóng góp của lúa lai, tạo điều
kiện vững chắc cho xuất khẩu gạo nước ta trong những năm qua. Các nhà
Khoa học Việt Nam đang tập trung nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi thành
tựu nghiên cứu về lúa lai. Trong đó không những mở rộng diện tích lúa lai
bằng tổ hợp đã có mà cùng các biện pháp canh tác toàn diện đạt hiệu quả cao
đảm bảo nền Nông nghiệp bền vững. Trong những năm gần đây, diện tích lúa
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ HiÒn - Líp CT49A
Trường Đại học Nông nghiệp I
Khoa nông học
7
lai mới chỉ có 100 ha thì đến năm 2003 diện tích tăng lên 600.000 ha với sản
lượng 3780000 tấn. Tuy vậy năng suất lúa lai trong vòng gần 10 năm qua lại
không tăng lên.
Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa lai ở Việt Nam
từ năm 1995- 2003 [21]
Năm
Diện tích(ha)
Năng suất(tấn/ha)
Sản lượng( tấn)
1995
75.503
6,14
451.308
1996
137.700

6,35
874.395
1997
187.700
6,35
1.191.895
1998
201.00
6,45
1.236.000
1999
230.00
6,48
1.490.000
2000
435.508
6,45
2.809.000
2001
480.000
6,20
2.976.000
2002
500.000
6,30
3.150.000
2003
600.000
6,30
3.780.000

Nông nghiệp Việt Nam đứng trước thực trạng diện tích canh tác ngày
càng giảm, đất bị thoái hoá và phân bón nhập khẩu quá nhiều. Vậy làm thế
nào để có thể khắc phục được, cần phải nghiên cứu các biện pháp canh tác
mới để nâng cao năng suất, sản lượng lúa, góp phần đảm bảo an ninh lương
thực cho đất nước.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ HiÒn - Líp CT49A
Trường Đại học Nông nghiệp I
Khoa nông học
8
2.2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón trên thế giới.
Đứng trước thực trạng dân số bùng nổ, quá trình đo thị hoá diễn ra
mạnh mẽ, diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần. Vấn đề an ninh
lương thực được đặt lên hàng đầu.
Ange( 1993) đã nhấn mạnh: Để đáp ứng nhu cầu cơ bản lương thực,
thực phẩm Châu Á trong thời gian tới thì không thể không sử dụng một lượng
lớn phân bón. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu phân bón đối với cây lúa đang
được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm.
Trong các loại phân bón thì phân đạm là yếu tố dinh dưỡng vô cùng
quan trọng. Đối với lúa, đạm gữ vai trò đặc biệt trong tăng năng suất lúa.
Nhu cầu đạm của cây có tính chất liên tục từ đàu thời kỳ sinh trưởng
đến lúc chín. Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa có hai
đỉnh cao nhu cầu dinh dưỡng đạm đó là thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ làm đòng.
Thông thường lúa hút 70% lượng đạm cần thiết trong thời kỳ đẻ nhánh
(S.Mutsui, 1962 [16], Agos, 1977 [14]). Đây là thời kỳ hút đạm có ảnh hưởng
lớn đến năng suất vì số nhánh lúa đẻ quyết định số bông trên khóm. Theo
S.Yoshida, 1985 [17] thì lượng đạm cây hút thời kỳ này quyết định 74% năng
suất lúa.
Theo S.Yoshida (1981) để tạo ra 1 tấn thóc khô ở vùng nhiệt đới thì

lượng N, P, K cần là: 19 - 24 kg đạm (trung bình 20,5 kg), 4 - 6 kg lân (trung
bình 5 kg), 35 - 60 kg kali (trung bình 44,4 kg) [17]. Tuy nhiên tỷ lệ đạm cây
hút được thay đổi tuỳ tựng loại đất, phương pháp bón, thời gian bón và các kỹ
thuật quản lý khác.
Theo tác giả Yoshida (1981) [17] khẳng định ở đất có độ phì trung bình
để đạt năng suất 6 tấn/ ha cần bón ít nhất 160 kgN.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ HiÒn - Líp CT49A
Trường Đại học Nông nghiệp I
Khoa nông học
9
Nhiều nghiên cứu ở Nhật Bản đã chứng minh rằng: Nếu coi năng suất
lúa trong trường hợp bón đủ phân vô cơ là 100% thì khi không bón phân kali
năng suất giảm 4%, không bón phân lân năng suất giảm 5%, nhưng khi không
bón đạm năng suất giảm 17%.
Theo Yoshida (1981): Bón thúc đạm tiến hành lúc hình thành bông, khi
bông non dài khoảng 1 - 2 mm, độ 25 ngày trước trổ gié. Đạm hấp thu lúc này
được dùng hữu hiệu để tăng số gié, nhờ đó góp phần vào sự quang hợp tích
cực cho sản lượng hạt.
Thời điểm bón thúc đạm cũng ảnh hưởng đến sự kháng đổ ngã ở cây
(Singh và Takahshi 1962). Sự bón thúc vào lúc vào lúc 20 ngày trước trổ gié
không chỉ cho trọng lượng bông tối đa mà còn tăng sự kháng ngã do ảnh
hưởng chiều dài và đường kính lóng, sự tích luỹ chất khô ở phần gốc và sự
khoẻ mạnh của thân [18].
Theo tác giả Tanaka (bàn về lúa sinh thái nhiệt đới) [18], sản xuất chất
khô của quần thể ruộng lúa phụ thuộc vào việc bón đạm. Lượng phân đạm
tăng thì diện tích lá của quần thể tăng, hô hấp hầu như tăng theo. Tốc độ sản
xuất chất khô là sự chênh lệch giữa quang hợp và hô hấp. Thông thường trong
sản xuất lúa nước khi phân bón tăng thì năng suất tăng, nhưng cần bón lượng
phân thích hợp nhất, bón quá nhiều năng suất lại giảm. Lượng phân thích hợp
tuỳ tuỳ vào giống, đất đai, khí hậu. Do vậy, có thể nói khi sử dụng phân đạm

một cách hợp lý sẽ góp phần làm tăng năng suất lúa và làm tăng hiệu quả kinh
tế. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng phân đạm đối với cây lúa được nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu.
Các nghiên cứu đều khẳng định hiệu quả sử dụng phân đạm đối với lúa
nước không cao. Theo kết quả nghiên cứu của trung tâm phát triển phân bón
quốc tế (IFDC) thì cây lúa chỉ hút được 30% lượng đạm được bón cho lúa nếu
bón theo phương pháp vãi trên đồng ruộng. Theo S.Mitxui, 1954 ở Nhật Bản
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ HiÒn - Líp CT49A
Trường Đại học Nông nghiệp I
Khoa nông học
10
cây trồng cạn sử dụng được 50 - 60% lượng đạm bón vào đất trong khi đó cây
lúa chỉ sử dụng được 30 - 40% [16]. Do vậy để đáp ứng nhu cầu về dinh
dưỡng đạm cho cây lúa, người nông dân cần phải bón lượng phân đạm gấp 3
lần lượng đạm cây lúa cần hút. Điều đó dẫn đến tăng chi phí, tăng giá thành
trong sản xuất lúa.
Ngoài đạm, yếu tố lân và kali cũng là những yếu tố dinh dưỡng quan
trọng đối với cây lúa. Lân giúp cho bộ rễ lúa phát triển tót, giúp đẻ nhánh tập
trung và chín sớm, giúp nâng cao năng suất và phẩm chất lúa. Cây lúa hút lân
mạnh nhất vào thời kỳ làm đòng. Kali xúc tiến sự di chuyển các chất đồng
hoá gluxit trong cây. Cây lúa hút nhiều kali ở đầu thời kỳ sinh trưởng. Nếu
thiếu kali vào thời kỳ làm đòng sẽ ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất lúa.
Biện pháp bón phân cho luá không giống như biện pháp bón phân cho
những loại cây trồng khác. Với cây lúa chỉ có thể bón vãi trên mặt ruộng, sau
đó để cho phân tan từ từ vào trong môi trường đất và nước. Với phương pháp
này, người ta có thể tiết kiệm được thời gian bón phân nhưng lại tiêu hao khá
nhiều lượng dinh dưỡng, đặc biệt là dinh dưỡng đạm. Do bón vãi nên phải
bón nhiều lần, do vậy hiệu quả sử dụng phân bón của cây còn phụ thuộc vào
điều kiện ngoại cảnh [2].
Bón phân theo phương pháp vãi có thể gây ô nhiễm môi trường do dinh

dưỡng bị rửa trôi. Hiệu quả sử dụng phân bón trong phương pháp bón vãi nói
chung là thấp. Vì vậy đã có rất nhiều giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu
quả sử dụng phân bón được đề xuất, trong đó có biện pháp bón phân viên nén
dúi sâu cho lúa.
Phương pháp bón phân đạm sâu cho lúa đã được nhiều nước trên thế
giới nghiên cứu. Cho đến năm 1930, phương pháp bón phân sâu cho lúa được
thực hiện ở Nhật Bản và đến những năm 1950, phương pháp này đã được phát
triển và áp dụng ở nhiều vùng trồng lúa khá nhau trên thế giới [2].
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ HiÒn - Líp CT49A
Trường Đại học Nông nghiệp I
Khoa nông học
11
Người ta có thể thực hiện bón phân sâu cho lúa theo hai phương pháp:
Bón phân sâu theo điểm, trong và ngay sau khi làm đất hoặc bón phân sâu
theo điểm dạng viên, viên trộn bùn hoặc viên lớn, sau hoặc trong thời gian
cấy.
Với phương pháp bón phân sâu không theo điểm giúp nâng cao hiệu
quả sử dụng phân bón, đơn giản, có thể tiến hành kết hợp với làm đất. Tuy
nhiên phương pháp này khó áp dụng được trên diện rộng do khó xác định
được thời gian tưới (vùi sâu khi tưới) và khó vùi được toàn bộ phân đạm
xuống sâu. Bón phân theo điểm dạng viên lớn cho ruộng lúa cấy là phương
pháp mang lại hiệu quả sử dụng phân bón cao và là một phương phá mới.
Phương pháp này đã được nhiều tổ chức quốc tế đề nghị áp dụng trên diện
rộng ở các nước đang phát triển trồng lúa. Phương pháp này được nhiều nông
dân ở các nước Nam và Đông Nam Á trồng lúa chấp nhận. Nhìn chung, ở
những vùng mưa tập trung, đất dốc, điều kiện kinh tế nông hộ còn khó khăn
và nhất là khi giá phân bón tăng cao thì nông dân đều muốn tăng công lao
động, giảm lượng phân bón. Nhiều vùng trồng lúa xung quanh những thành
phố lớn cũng áp dụng phương pháp này vì chỉ bón một lần, có đoều kiện để
cơ giới hoá, tiết kiệm được thời gian trên đồng ruộng, dành thời gian cho các

hoạt động tăng thu nhập khác [2].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón tại Việt Nam
Việt Nam là một nước có lịch sử trồng lúa lâu đời với diện tích trồng
7,5 triệu ha và có 80% dân số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, chủ yếu
là trồng lúa nước. Hàng năm nước ta phải nhập một lượng phân bón khá lớn,
90 - 93% phân đạm, 30 - 35% phân lân và 100% phân kali.Theo số liệu của
cơ quan phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam năm 2003 Việt Nam nhập
khẩu lượng phân bón trị giá 628,141 triệu USD [2]. Thế nhưng thực tế lại cho
thấy, trong Nông nghiệp, nông dân sử dụng phân bón rất lãng phí do chưa
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ HiÒn - Líp CT49A
Trường Đại học Nông nghiệp I
Khoa nông học
12
hiểu biết hết tác dụng của phân bón hợp lý và cân đối. Chính vì vậy, hiệu suất
sử dụng phân đạm mới chỉ đạt 35 - 40%, phân lân và phân kaki khoảng 50%.
Như vậy chỉ tính riêng phân đạm, hàng năm bón khoảng 2 triệu tấn thì đã bị
mất (do rửa trôi, bay hơi…) khoảng 1,2 - 1,3 triệu tấn urê. Do vậy tăng được
hệ số sử dụng thêm 5% thì hàng năm chúng ta đã tiết kiệm được ít nhất
100.000 tấn urê. Trong các giải pháp nâng cao hiệu lực phân bón, hạn chế mất
đạm, bón phân cân đối và hợp lý giữ vai trò chủ đạo và là vấn đề đang được
nhiều nha Khoa học quan tâm.
Theo Nguyễn Như Hà, 1999, cây lúa hút đạm trong suốt thời kỳ sinh
trưởng phát triển nhưng hút mạnh nhất vào giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng.
Khi lúa đẻ nhánh rộ, cây hút tới 70% tổng lượng đạm. Theo kết quả nghiên
cứu sử dụng phân bón ở miền Bắc Việt Nam thì với trình độ thâm canh như
hiện nay ở đồng bằng sông Hồng, không nên bón đạm với lượng vượt quá
120N/ ha vì sẽ làm hiệu suất phân đạm giảm mạnh [5].
Theo Đào Thế Tuấn, 1970 [12]; Bùi Huy Đáp, 1970; Vũ Hữu Yêm,
1969 thì muốn đạt năng suất 5 tấn/ ha trên đất phù sa sông Hồng cần bón 90-
120 kg N/ ha, để đạt mức 7 tấn/ ha cần bón 180 - 200kgN/ ha. Khi nghiên cứu

về vấn đề này, tác giả Vũ Minh Kha cho rằng đất phù sa sông Hồng mới được
bồi nên bón 100 kgN + 60 kgP
2
O
5
+ 30 kgK
2
O/ ha để có thể đạt được 5 - 6
tấn/ ha. Những chân ruộng gieo cấy lúa lai, dự tính năng suất 9 - 10,5 tấn/ ha/
vụ cần bón 120N + 60P
2
O
5
+ 30K
2
O kg/ ha/ vụ.
Từ trước tới nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về bón phân cho lúa và các
nghiên cứu này đều khẳng định hiệu quả sử dụng phân đạm đối với lúa nước
không cao. Nguyên nhân của hiệu quả sử dụng phân bón thấp là do lượng
đạm bị mất đi qua các con đường sau [2]:
- Do bốc hơi bề mặt dưới dạng amoniac (NH
3
)
- Do rửa trôi bề mặt khi nước tràn bờ.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ HiÒn - Líp CT49A
Trường Đại học Nông nghiệp I
Khoa nông học
13
- Do rửa trôi theo chiều sâu, nhất là đạm ở dạng nitrat (NO
3

-
)
- Bay hơi dưới dạng khí nitơ (N
2
) do hiện tượng phản nitrat hoá.
Trong 4 con đường mất đạm trên thì đạm bị mất dưới dạng khí NH
3
và phản
đạm hoá là chủ yếu trong môi trường ngập nước. Ở lúa cấy, lượng NH
3
mất đi
do bay hơi có thể từ 20% đến trên 80% tổng lượng đạm mất đi từ phân bón.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc mất NH
3
là nồng độ amon, nhiệt độ và pH của
dung dịch đất. Khi nhiệt độ cao, pH của dung dịch đất cao thì việc mất NH
3
xảy ra càng mạnh. Ngoài ra việc mất NH
3
, mất đạm còn bị chi phối bởi các
yếu tố khác như thành phần cơ giới đất, khả năng hấp thụ của đất, tốc độ
nitrat hoá…
Theo Lê Văn Căn, 1976 do hiện tượng đạm bị rửa trôi ta nên chia
lượng đạm ra làm bón nhiều lần. Đối với lúa bón 2 - 3 lần vào các thời kỳ:
bón lót, bón thúc đẻ nhánh, bón thúc làm đòng nhằm tăng hiệu quả sử dụng
phân bón [13].
Theo Đào Thế Tuấn, 1970 khi bón đạm cho lúa nên dành 1/2 - 2/3 tổng
lượng đạm để bón lót còn lại để bón thúc đẻ nhánh tập trung đồng thời giảm
lượng phân bón mất mát [8].
Biện pháp bón phân cho lúa bao gồm bón lót (được vùi vào trong đất

hay bón trên bề mặt) và bón thúc từ một đến hai lần. Biện pháp bón phân
truyền thống này nói chung tiện lợi, nhưng rất nhiều nghiên cứu đã chứng
minh rằng bón phân đạm theo kiểu trên thường cho hiệu quả rất thấp. Nói
chung chỉ có 30 - 40% lượng đạm bón được cây lúa sử dụng, phần còn lại bị
mất đi do quá trình bay hơi, rửa trôi bề mặt và thấm sâu [2].
Mặt khác, phân đạm được chia bón làm nhiều lần, dẫn đến người nông
dân khó xác đinh được thời gian và lượng bón chính xác cho lúa. Nhiều
trường hợp, bón quá nhiều đạm ở giai đoạn sau, lúa quá tốt, nhiều sâu bệnh
dẫn đến năng suất lúa không cao. Ngoài ra việc chia phân đạm thành nhiều
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ HiÒn - Líp CT49A
Trường Đại học Nông nghiệp I
Khoa nông học
14
lần bón còn phụ thuộc vào thời tiết (nhiều trường hợp bón xong gặp mưa ngay,
làm hầu hết lượng đạm bón bị rửa trôi) [2].
Quá trình mất đạm xảy ra mạnh hay yếu chủ yếu phụ thuộc vào loại hệ
thống nông nghiệp, đặc điểm đất đai, phương thức canh tác, biện pháp bón
phân và điều kiện thời tiết.
Bón phân Ure vãi vùi trộn ới đất trước khi cấy có tác dụng làm giảm
thiểu sự mất đạm. Tuy nhiên việc vùi trộn này không phải lúc nào cũng dễ
thực hiện đối với hầu hết các hộ nông dân trồng lúa. Những nghiên cứu gần
đây chỉ ra biện pháp bón phân viên nén dúi sâu cho lúa nhằm mục đích nâng
cao hiệu quả sử dụng phân đạm của cây lúa [2].
Việc áp dụng bón phân sâu cho lúa được thực hiện tại Việt Nam trong
những năm 70 của thế kỷ XX. Người ta thực hiện phương pháp này bằng cách
hoà tan đạm vào trong nước và tưới lên đất sét để vo thành viên bón cho cây
lúa, nhưng phương pháp này khong được nông dân chấp nhận vì tốn nhiều
công, hiệu quả kinh tế không cao [2].
Trong những năm gần đây, thử nghiệm phân viên nén dúi sâu đã được
tiến hành trên 4 tỉnh là Quảng Trị, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế và Quảng

Nam. Ngoài ra ở miền Bắc có huyện SaPa của tỉnh Lào Cai cũng đã mua phân
viên nén về thử nghiệm trên ruộng bậc thang vụ mùa năm 2002. Kết quả thử
nghiệm là rất khả quan, Mức tăng năng suất ở SaPa do bón phân viên nén
tăng từ 30 - 40% so với phương pháp bón truyền thống [2].
Nhiều thí nghiệm của viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
về các dạng phân viên nén bón cho lúa, kết quả đều cho thấy hiệu quả của
phân bón tăng lên gấp đôi. Ví dụ: Thí nghiệm làm với giống NN8, cấy 20x
30cm, 3 - 4 dảnh / khóm. Bón hai mức phân 40N + 20P
2
O
5
và 80N + 40P
2
O
5
.
Kết quả cho thấy bón dúi cho năng suất cao hơn bón vãi. Bón vãi 40N chỉ
tăng 4 tạ/ ha so với đối chứng không bón, còn bón viên tăng 8,5 - 15,5 tạ/ ha.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ HiÒn - Líp CT49A
Trường Đại học Nông nghiệp I
Khoa nông học
15
Bón vãi mức 80N tăng 1,5 tạ/ ha, bón dúi tăng 20,5 - 25,5 tạ/ha. Thí nghiệm
này cũng cho thấy bón viên dúi mức 40N + 20P
2
O
5
cho năng suất 48,5 tạ/ ha,
cao hơn hẳn bón vãi ở mức phân tăng gấp đôi: 80N + 40P
2

O
5
đạt 47,5 tạ/ ha.
Khi nghiên cứu về vấn đề này, để khắc phục hạn chế nêu trên, từ vụ
Xuân 2001, PGS.TS.Nguyễn Tất Cảnh- Bộ môn Thuỷ nông - Canh tác -
Trường Đại học Nông nghiệp I và TS. Ray Diomond, chuyên gia của tổ
chức phát triển phân bón quốc tế đã tiến hành thí nghiệm bón phân USG và
phân viên nén NPK và NK cho lúa trên 3 loại đất: Đất phù sa sông Hồng,
đất phù sa sông Mã (Thanh hoá) và đất ven biển Quảng Trị với lượng phân
bón giảm hơn so với mức bón thông thường 30 - 50% mà năng suất vẫn
tăng 0 - 30% [21]
Phân viên nén NK có chứa 55% Ure và 45% KCl, được dúi sâu vào đất
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đạm cho cây lúa. Tuy nhiên, phân viên nén
NK rất dễ hút ẩm, dễ bị hư vỡ trong quá trình bảo quản và vận chuyển. Vì vậy
ý tưởng về phân viên nén NK bọc ra đời nhằm mục đích hạn chế những
khuyết điểm của phân viên nén NK. Vấn đề đặt ra là liệu lớp vỏ bọc ngoài có
làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dinh dưỡng của viên phân không, và
ảnh hưởng đến các đối tượng khác nhau có giống nhau không, chúng tôi tiến
hành đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén NK bọc các lớp
khác nhau đến sinh trưởng phát triển và năng suất hai giống lúa KD và
VL24”.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ HiÒn - Líp CT49A
Trường Đại học Nông nghiệp I
Khoa nông học
16
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU
3.1.ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1.1.Giống lúa Khang Dân (KD).
Khang Dân là giống lúa thuần Trung Quốc nhập vào Việt Nam năm
1992, được gieo trồng phổ biến ở phía Bắc đặc biệt là đồng bằng Sông Hồng.

Là giống được gieo cấy cả hai vụ, có thời gian sinh trưởng ngắn.Vụ mùa sớm
từ 115 - 120 ngày, vụ xuân muộn từ 135 - 140 ngày. Khả năng đẻ nhánh khá,
trổ kéo dài, P1000 hạt từ 19 - 20g, cơm thơm, mềm , năng suất trung bình từ
35 - 40 tạ/ ha. Chống đổ trung bình, chịu rét ở giai đoạn mạ, nhiễm rầy, đạo
ôn, khô vằn từ nhẹ đến trung bình, nhiễm bạc lá trong vụ xuân.
3.1.2. Giống lúa Việt Lai 24 (VL24).
VL24 là giống lúa mới được PGS.TS.Nguyễn Văn Hoan - Trường
ĐHNN I lai tạo thành. Khi lai tạo, VL24 được bổ xung gen Xa21 từ một
giống lúa dại. Giống VL24 đã được khảo nghiệm trong 3 năm qua trên hầu
hết các vùng sinh thái, đặc biệt thích hợp với chân ruộng cao nhờ khả năng
chống hạn tốt. VL24 có thời gian sinh trưởng 120 ngày, ngắn nhất trong số
các giống lúa lai đang trồng ở nước ta, cây thấp cứng, kháng bệnh bạc lá,
thích hợp trồng trong cả 2 vụ trong năm, chất lượng gạo tốt, không bạc
bụng.Trên địa hình đồi núi xấu, bạc màu VL24 đạt năng suất trung bình 75 tạ/
ha, địa hình đồng bằng năng suất 79 - 84 tạ/ ha.
3.1.3.Phân bón
Phân viên nén NK (thành phần 55% Urê, 45% KCl)
Phân viên nén NK như trên bọc 1 lớp, 2 lớp, 3 lớp, bằng dung dịch bọc.
Phân vi sinh cầu diễn có tỷ lệ N : P : K = 0,5 : 0,5 : 1, phân supe lân
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ HiÒn - Líp CT49A
Trường Đại học Nông nghiệp I
Khoa nông học
17
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đánh giá ảnh hưỏng của phân nén NK bọc các lớp khác nhau đến sinh
trưỏng, phát triển, năng suất của hai giống lúa KD và VL24
3.3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí tại khu thí nghiệm của bộ môn Thuỷ nông -
Canh tác - Khoa Đất và Môi trường - Trường ĐHNNI- Hà Nội

3.3.2. Thời gian nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ mùa năm 2007
3.3.3. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), có 4
lần nhắc lại, với 4 công thức, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 1m
2
, số ô thí
nghiệm cho 1 giống = 4 x 4 = 16 ô. Tổng diện tích thí nghiệm là 32m
2
.
Hai giống được bố trí với các công thức sau:
Với trọng lượng viên phân 3,6g
CT1: Viên nén NK không bọc
CT2: Viên nén NK bọc 1 lớp
CT3: Viên nén NK bọc 2 lớp
CT4: Viên nén NK bọc 3 lớp
Sơ đồ thí nghiệm chung cho 2 giống KD và VL24.
1
3
2
4
2
1
4
3
4
2
3
1
3

4
1
2
3.3.4. Biện pháp kỹ thuật áp dụng
+ Làm sạch cỏ dại, làm đất bằng tay.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ HiÒn - Líp CT49A
Trường Đại học Nông nghiệp I
Khoa nông học
18
+ Cấy lúa với mật độ 16 khóm/ m
2
+ Bón phân: bón lót phân hữu cơ, supe lân
Bón phân viên nén cho lúa sau khi cấy 1 ngày.
Phương pháp bón: Dúi viên phân vào giữa 4 khóm lúa, dúi sâu xuống
ruộng 7 - 10cm, 4 viên/ m
2
. Ngay sau khi dúi xong, dùng tay thoa nhẹ bùn để
lấp hết viên phân.
Lượng bón: Cho 1 ha: 5 tấn phân hữu cơ sinh học
280kg supe lân
144 kg NK (thành phần 55% urê, 45% kali)
+ Tưới nước, phòng trừ sâu bệnh.
3.3.5. Thời gian cấy và thu hoạch
Ngày gieo mạ: ngày 2/7, gieo bằng phương pháp làm mạ cải tiến.
Ngày cấy: ngày 12/7, cấy với mật độ 16 khóm/ m
2
(khoảng cách 20 x 20 cm)
Ngày bắt đầu đẻ nhánh: ngày 17/7.
Ngày bắt đầu trỗ: ngày 6/9 (giống VL24), 9/9 (giống KD)
Ngày thu hoạch: ngày 13/10 (VL24), 18/10 (KD).

3.4. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI
3.4.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng
+ Chiều cao cây được xác định theo phương pháp vuốt lá: đo từ mặt đất
đến chóp lá (hoặc đến đầu bông cao nhất), đo tất cả các cây.
Chiều cao cây trung bình (TB) (cm) = Chiều cao của tổng số cây theo dõi/
Tổng số cây theo dõi
+ Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu .
Số nhánh trung bình/ khóm = Tổng số nhánh đẻ của các khóm theo dõi/
Tổng số khóm theo dõi.
Tỷ lệ nhánh hữu hiệu = (Số nhánh hữu hiệu/ Số nhánh đẻ)x 100
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ HiÒn - Líp CT49A
Trường Đại học Nông nghiệp I
Khoa nông học
19
+ Diện tích lá và chỉ số diện tích lá: Xác định theo phương pháp cân
nhanh
Chỉ số diện tích lá (LAI= Số m
2
lá /m
2
đất )
+ Khả năng tích luỹ chất khô: được xác định bằng cách nhổ 3 khóm
trên 1 công thức, lấy phần trên mặt đất đem sấy khô đến khối lượng không đổi,
cân và tính giá trị trung bình cho 1 khóm.
+ Hiệu suất quang hợp thuần:
P
2
- P
1
NAR = (g chất khô /m

2
lá / ngày đêm )
T/2 (L
1
+L
2
)
Trong đó : P
1
là khối lượng theo dõi chất khô lần 1(g)
P
2
là khối lượng chất khô theo dõi lần 2 (g)
L1 là diện tích lá theo dõi lần 1 (m
2
)
L2 là diện tích lá theo dõi lần 2 (m
2
)
T là thời gian giữa 2 lần lấy mẫu (ngày )
Các thời kỳ lấy mẫu để xác định diện tích lá và khả năng tích luỹ chất khô :
Thời kỳ đẻ nhánh, phân hoá đòng, trỗ 50%, chín.
3.4.2.Các yếu tố cấu thành năng suất lúa và năng suất lúa
+ Số bông trung bình (TB)/ khóm = Tổng số bông của các khóm theo
dõi/ Tổng số khóm theo dõi.
+ Số hạt TB/ bông (hạt)= Tổng số hạt của các bông thuộc các khóm
theo dõi/ Tổng số khóm theo dõi
+ Số hạt chắc TB/ bông (hạt) = Tổng số hạt chắc của các bông theo dõi/
Tổng số bông theo dõi
+ Khối lượng 1000 hạt (P1000 ): Mỗi ô lấy 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt

đem cân, nếu chênh lệch giữa 2 lần cân < 0,1g thì cộng 2 lần đó lại có P1000
hạt. Nếu chênh lệch lớn thì phải đếm mẫu thứ ba, chọn 2 mẫu có kết quả gần
nhau nhất để tính .
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ HiÒn - Líp CT49A
Trường Đại học Nông nghiệp I
Khoa nông học
20
+ Năng suất lý thuyết được tính theo công thức Pinixep :
S = A x B x C x D x 10
-4
Trong đó S là năng suất lý thuyết (tạ/ ha)
A là số khóm TB/ m
2
B là số bông TB/ khóm
C là số hạt chắc TB/ bông
D là khối lượng TB của 1000 hạt
+ Năng suất thực thu (tạ/ ha)
Thu hoạch riêng từng lần nhắc lại của từng ô thí nghiệm, của mỗi
công thức, phơi khô quạt sạch rồi đem cân và tính trung bình suy ra năng
suất tạ/ ha.
+ Năng suất sinh vật học (NSSVH) : là lượng chất khô tích luỹ trong
cây lúa.
+ Hệ số kinh tế (HSKT) = NSKT/ NSSVH
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU
Số liệu được tính toán và xử lý theo chưong trình thống kê
IRRISTAT4.0 và Exel.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ HiÒn - Líp CT49A
Trường Đại học Nông nghiệp I
Khoa nông học
21

PHẦN IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Trong sản xuất nông nghiệp, thâm canh đang là vấn đề được nhiều
người quan tâm, nhất là trong thâm canh phân bón. Đối với cây lúa quá trình
sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất lúa gạo ngoài chịu ảnh hưởng
của yếu tố nội tại là bản chất di truyền giống, còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
của các yếu tố ngoại cảnh như : đất đai, khí hậu, kỹ thuật canh tác, đặc biệt là
chế độ bón phân. Vì vậy để xác định dược loại phân viên nén phù hợp đồng
thời làm tăng năng suất lúa chúng tôi tiến hành tìm hiểu ảnh hưởng của các
loại phân viên nén NK đến hai giống lúa VL24 và KD. Những ảnh hưởng này
được đánh giá qua các chỉ tiêu : chiều cao cây, động thái đẻ nhánh, số nhánh
hữu hiệu, chỉ số diện tích lá, khả năng tích luỹ chất khô, khả năng chống chịu
sâu bệnh, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. Chúng tôi thu được kết
quả sau :
4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN VIÊN NÉN NK BỌC CÁC LỚP KHÁC
NHAU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA 2 GIỐNG KD VÀ VL24
4.1.1.Ảnh hưởng của phân viên nén NK bọc các lớp khác nhau đến
chiều cao cây của 2 giống lúa KD và VL24.
Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng khi theo dõi khả năng sinh
trưởng, phát triển của cây. Chỉ tiêu chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu
giúp đánh giá được khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi, đặc biệt
khả năng chống lốp đổ.
Chiều cao cây bắt đầu tăng trưởng khi hạt lúa nảy mầm đến lúa lúa trỗ bông
hoàn toàn, sau đó tăng chậm và hầu như không tăng đến khi thu hoạch.
Chiều cao cây chủ yếu phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống mà ít phụ
thuộc vào điêù kiện ngoại cảnh. Khi 2 giống lúa khác nhau trong điều kiện
ngoại cảnh giống nhau thì chiều cao cây lúa cũng khác nhau.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ HiÒn - Líp CT49A
Trường Đại học Nông nghiệp I
Khoa nông học
22

Tiến hành theo dõi ảnh hưởng của các loại phân viên nén NK đên động thái
tăng trưởng chiều cao cây trên 2 giống KD và VL24, chúng tôi thu được kết
quả sau :
Bảng 1: Ảnh hưởng của các loại phân viên nén NK đến chiều cao cây.
Đơn vị: cm
Ngày
CT
26/7
2/8
9/8
16/8
23/8
30/8
6/9
13/9
cccc
1A
30,83
43,82
54,05
64,97
71,63
76,09
82,70
98,60
100,80
2A
29,14
42,34
52,34

64,13
70,41
75,36
83,68
97,18
99,30
3A
31,64
44,19
54,52
64,92
70,82
73,99
82,25
97,23
99,05
4A
28,98
41,16
52,27
63,85
69,98
74,33
81,65
96,06
99,22
LSD
0,05
3,31
CV%

2,10
1B
30,95
43,88
56,38
70,57
77,67
84,66
98,46
122,59
124,99
2B
30,59
43,98
56,09
68,82
76,43
83,16
97,80
120,59
123,30
3B
31,73
44,27
56,98
70,23
77,62
84,63
98,59
122,66

124,45
4B
29,62
42,95
56,51
69,40
77,51
84,12
96,82
119,73
124,46
LSD
0,05
2,99
CV%
1,50
 Chú thích:
CT: công thức
Cccc: chiều cao cây cuối cùng
1A, 1B: công thức bón phân viên NK không bọc
2A, 2B: Công thức bón phân viên NK bọc 1 lớp
3A, 3B: Công thức bón phân viên NK bọc 2 lớp
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ HiÒn - Líp CT49A
Trường Đại học Nông nghiệp I
Khoa nông học
23
4A, 4B: Công thức bón phân viên NK bọc 3 lớp
Các công thức A , B tương ứng với giống VL24 và KD.
Bảng 1a: Ảnh hưởng của các loại phân viên nén NK đến tốc độ tăng
trưởng chiều cao cây.

Đơn vị: cm/ 7 ngày
Ngày
CT
26/7-2/8
2 -9/8
9-16/8
16-23/8
23-30/8
1/9-6/9
6-13/9
1A
12,99
10,23
10,92
6,66
4,46
6,62
15,90
2A
13,20
10,00
11,79
6,28
4,95
8,32
13,50
3A
12,55
10,38
10,42

5,88
3,17
8,26
14,98
4A
12,17
11,11
11,58
6,13
4,35
7,32
14,43
1B
13,53
12,50
14,19
7,10
6,99
13,80
24,13
2B
12,39
13,11
12,73
7,61
6,73
14,64
22,79
3B
12,54

12,71
13,25
7,39
7,01
13,96
24,07
4B
13,33
13,56
12,89
8,11
6,61
12,71
22,91
0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
120.00
140.00
26/7
2/8
9/8
16/8
23/8
30/8
6/9
13/9

CCCC
Ngày theo dõi
Chiều cao cây
1A
2A
3A
4A
1B
2B
3B
4B
Đồ thị 1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ HiÒn - Líp CT49A
Trường Đại học Nông nghiệp I
Khoa nông học
24
Qua bảng 1 cho thấy: Nhìn chung chiều cao cây lúa có xu hướng tăng dần
theo thời gian sinh trưởng và đạt ổn định khi lúa trỗ thoát.
Ở giai đoạn lúa bắt đầu đẻ nhánh, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giữa
các công thức ở cả hai giống hầu như ít có sự khác nhau. Khi lúa bắt đầu đẻ
nhánh rộ thì chiều cao cây của lúa tăng lên khá nhanh, tốc độ tăng trưởng
chiều cao cây là lớn nhất, trong đó công thức bón phân viên nén NK bọc 1 lớp
tăng nhanh nhất, tăng từ 29,14 - 42,34 cm (đối với giống VL24), còn ở giống
KD công thức bón phân viên nén NK không bọc tăng nhanh nhất (tăng từ
30,95 - 43,88 cm). Nếu so sánh giữa công thức bón phân viên nén NK không
bọc và các công thức bón phân viên nén NK bọc 1 lớp, 2 lớp, 3 lớp trên cùng
một giống thì ở cả hai giống công thức bón phân viên nén NK bọc 2 lớp có
chiều cao lớn hơn công thức bón phân viên nén NK không bọc, công thức NK
bọc 1 lớp và bọc 3 lớp có chiều cao thấp hơn công thức bón phân viên nén
NK không bọc .

Ở thời gian sau đẻ nhánh đến gần hết thời kỳ làm đòng, tốc độ tăng
trưởng chiều cao cây ở các công thức trên cả 2 giống đều giảm dần. Khi bước
sang giai đoạn làm đòng, trên cả 2 giống, công thức bón phân viên nén NK
không bọc có chiều cao lớn hơn các công thức bón phân viên nén NK bọc 1
lớp, 2 lớp, 3 lớp. Nếu so sánh về chiều cao cây của các công thức bón phân
viên NK bọc, công thức bón phân viên NK bọc 2 lớp có chiều cao lớn nhất.
Giai đoạn làm đòng của giống KD dài hơn giống VL24 do thời gian sinh
trưởng dài hơn.
Giai đoạn trỗ: Chiều cao cây tiếp tục tăng cao, do khả năng cung cấp
dinh dưỡng cho cây của các công thức bón phân viên NK là tương đương
nhau nên chiều cao cây các công thức ít có sự sai khác nhau. Tốc độ tăng
trưởng chiều cao cây ở giai đoạn này là cao nhất, lý do là lá đòng của cây lúa
đẩy vươn cao làm chiều cao cây tăng mạnh.
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ HiÒn - Líp CT49A
Trường Đại học Nông nghiệp I
Khoa nông học
25
Đến giai đoạn thu hoạch: Chiều cao cây là lớn nhất, qua xử lý thống kê,
trên giống VL24 với LSD
0,05
= 3,31, trên giống KD với LSD
0,05
= 2,99, chiều
cao cây giữa các công thức không có sự sai khác.
Như vậy, trong toàn bộ giai đoạn sinh trưởng chiều cao cây giữa các
công thức trong cùng một giống không có sự khác nhau nhiều. Các công thức
bón phân viên nén NK không bọc, NK bọc 1 lớp, bọc 2 lớp, bọc 3 lớp có tốc
độ tăng trưởng chiều cao cây ổn định qua các giai đoạn, do phân viên nén có
tác dụng cung cấp đạm từ từ cho cây trong toàn bộ quá trình sinh trưởng.
Từ những nhận xét và phân tích trên chúng tôi rút ra kết luận bón phân

viên nén NK không bọc, NK bọc các lớp khác nhau ít có ảnh hưởng đến chiều
cao cây hay chiều cao cây cuối cùng của lúa. Chiều cao cây của lúa là do đặc
điểm di truyền của giống quyết định.
4.1.2 Ảnh hưởng của phân viên nén NK bọc các lớp khác nhau đến
khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu của 2 giống lúa KD và VL24.
Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, liên quan chặt chẽ đến
quá trình hình thành bông và năng suất sau này. Nhánh lúa được hình thành
và phát triển từ các màm nách ở đốt thân. Khả năng đẻ nhánh, sự phát triển
của nhánh cũng như số nhánh hữu hiệu phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố
như: mật độ cấy, tuổi mạ, kỹ thuật chăm sóc, phân bón Trong đó phân bón
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự đẻ nhánh và hình thành số nhánh
hữu hiệu lúa. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu này được trình bày trong bảng :

×