Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu thành phần bọ xít hại lúa và thiên địch; Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của loại bọ xít dài Leptocorisa acuta Thunberg vụ xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 104 trang )

1
1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lúa là cây lương thực chính của Việt Nam và góp phần vào sự phồn
vinh của đất nước. Năm 1998 diện tích trồng lúa nước của Việt Nam có
7.340,9 nghìn ha (với năng suất trung bình là 38,7 tạ/ha) chiếm 80% diên tích
trồng lúa đều tập trung ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửư Long.
Chính hai vụ lúa quan trọng này đã cho Việt Nam đứng thứ 2 trong việc xuất
khẩu gạo ra thị trường thế giới. Lúa xuân chiếm 2.442,6 nghìn ha, lúa hè
2.115,6 nghìn ha, (Tổng cục thống kê, 1998) [54]. Ở nước Việt Nam có tới
hơn 70% dân số tham gia vào quá trính sản xuất lúa. Chính vì vậy cây lúa
không những có giá trị về mặt kinh tế mà còn có giá trị về mặt xã hội.
Người ta đã tính toán rằng, trên thế giới phần lượng thực bị mất do sâu
hại mùa màng chiếm tới 30-35% tổng sản phẩm, đồng thời sâu khi thu hoạch
sâu hại còn làm giảm đi 10-20% số sản phẩm bảo quản .trong đó các loài bọ
xít (BX) hại lúa đã trở thành dịch hại nguy hiểm, chúng gây ra những thiệt hại
đáng kể (Leong Yueh Kwong, 1999) [33].
Loài bọ xít dài (BXD) (Leptocorisa corberti) thường gây hại làm giảm
năng suất lúa để lại vết thâm trên hạt. Hạt lúa bị hại thường nhăn nheo, khi hạt
đã bị bọ xít hại thì không thế say sát bình thường mà hay bị gẫy, khi nấu cơm
thường có mùi hôi (Germany, F.R, 1974)[71]. Còn có ở vùng Nagaland thuộc
Ấn Độ thiệt hại do loài BXD (Leptocorisa acuta) gây lên từ 10 - 30% số hạt
trên bông bị lép và loài này là đối tượng dịch hại chính ở Ấn Độ. (Pangtey,
V.S, 1985) [109].
Các loài bọ xít như bọ xít daì (BXD), (Leptocorisa chinensis Dallas),
bọ xít đen (BXĐ) (Scotinophara lurida Burm.), bọ xít xanh (BXX) (Nezara
2
viridula Linnaeus) thường gây hại làm giảm năng suất lúa, để lại vết thâm
trên hạt. Hạt lúa bị hại thường nhãn nheo, khi hạt bị bọ xít hại thì không thể
xay sát bình thường mà hay bị gẫy, nấu cơm thường có mùi hôi (Germany
F.R, 1974) [71]. Loài BXĐ (Scotinophara coartata Farb.) được coi là loài


dịch hại mới và nguy hiểm ở Philippines, nó phá hại trà lan 4.500 ha lúa tháng
3 tới tháng 6 ở Nam Palawan Philippines, mật độ trưởng thành của loài bọ xít
này lên tới 79-188 con/m
2
(Barrion A.T, Mochida,O., 1982) [60]. Còn ở vùng
Nagaland thuộc Ấn Độ thiệt hại do loài BXD (Leptocorisa acuta) gây lên từ
10-30% số hạt trên bông bị lép và loài BX này gây ra là 5% và người ta đã sử
dụng thuốc Malathion (1kg ai/ha), loài thuốc này thuộc nhóm phốt pho hữu
cơ, rất độc với người và động vật máu nóng để phòng trừ chúng (Pangtey,V.S,
1985) [109].
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam bọ xít (BX) thường phát sinh
và gây hại nặng cho lúa ở các tỉnh Miềm Bắc và Bắc Trung Bộ Phạm vi phân
bố và mức độ BX gây hại nhìn chung đều có xu hướng tăng nhanh, có nơi
thiệt hại của BX lên đến 60 - 70%, thậm chí mất mùa trắng hoàn toàn. Đặc
biệt vào vụ mùa năm 1986 ở Nghệ An và Thanh Hoá lên tới 1500 con/m
2
, gây
tổn nhất nghiêm trọng như:
* Huyện Yên Thành, mất trắng 100 ha lúa, hơn 1000 ha bị giảm năng suất
60%, do đó thiệt hại lên tới 1000 tấn thóc.
* Huyện Đô Lương có 23.000 ha bị hại nặng và chỉ còn thu hoạch
không đáng kể. Riêng hợp tác xã Minh Sơn mất trắng 100 ha trong tổng số
346 ha, thất thu 1/3 tổng sản lượng của huyện (Tin trong ngành BVTB,1987)
[49]. Cùng thời điểm đó được sở chỉ đạo thông suốt từ Cục Bảo vệ Thực vật –
chi Cục Bảo vệ Thực vật hai tỉnh Thanh Hoá và Nghệ Tỉnh đã tiến hành
phòng trừ BXD, Thanh hoá bắt được 60,5 tấn, Số BX bắt được bằng 50%
tổng số BX có trong vùng dịch (Đinh Xuân Hường, 1987) [19].
3
Trên thế giới người ta đã sử dụng nhiều biện pháp phòng trừ BX hại lúa
như biện pháp nhân công cơ giới (bắt bằng tay, bằng vợt), biện pháp canh tác

kỹ thuật điều chỉnh vụ mùa, biện pháp hoá học…. Trong đó biện pháp hoá học
đã được áp dụng rộng rãi. Biện pháp hoá học có ưu điểm là có hiệu quả phòng
trừ cao, tác dụng nhanh, ngăn chặn kịp thời dịch hại. Các loài thuốc hoá học vô
cơ đã xuất hiện 100 năm trước đây, nó rất thành công về mặt thương mai, giảm
sức lao động, giảm thiệt hại mùa màng do sâu bện gây ra.Tuy nhien, thuốc bảo
vệ thực vật (TBVTV) chỉ được áp dụng rộng rãi cách đây 500 năm thì người ta
phát hiện ra TBVTV tổng hợp. Loại thuốc này hiểu quả hơn TBVTV vô cơ.
DDT được coi là hoá chất kỳ diệt, là giải pháp giải quyết các vấn đề sâu hại
nông nghiẹp. Vì nó tiêu diệt các côn trùng gây hại. Con nguời đã nhanh chóng
phát minh ra nhiều loại chất hoá học hữu cơ và sử dụng chúng rất rộng rãi.
Tuy vậy cho tới nay biện pháp hoá học đã bộc lộ một số nhược điểm
đòi hỏi các nhà môi trường, các nhà khoa học về bảo vệ thực vật phải quan
tâm nhgiên cứu, vì thuốc hoá học đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ở
nước Việt Nam hàng năm lượng TBVTV sử dụng trên một ha gieo trồng là
0,4-0,5Kgai. Do việc sử dụng quá nhiều và không dúng quy định các loại hoá
chất TBVTV để trừ sâu bệnh, nhất là các loại thuốc độc thuốc bảng A, nên
năm 1992 đã có tới 4572 trường hợp bị nhiễm độc, số lượng thuốc trừ sâu
được phát hiện chiếm 32,54% số mẫu nông sản đem phân tích, trong đó có
7% vượt quá số lượng tối đa cho phép FAO / WHO- 1986 (Trần Khắc Thi,
1995) [46]. Điều này đã đe doạ trực tiếp tới sự sống cuả loài người trên trái
đất. Một ví dụ điển hình ở Ấn Độ hạt lúa mì bị nhiễm bẩn thuốc trừ sâu
Parathion làm 100 người sử dụng nó bị chết, ở Keprala thuộc Nam Ấn Độ vào
năm 1958 và gần hơn là 250 người dân bản xứ Uttar Pradesh của Bắc Ấn Độ
đã bị ngộ độc khi sử dụng hạt lúa mì bị nhiễm bẩn thuốc BHC trong quá trình
bảo quản (David bull, 1982) [72,62-66]. Không những vậy, TBVTV hoá học
4
còn phá vỡ thế cân bằng trong hệ sinh thái đồng ruộng, sử dụng nhiều, không
đúng khoa học còn làm cho dịch hại có tính kháng thuốc, quen thuốc, nhiều
đợt dịch hại bùng phát về số lượng, TBVTV kém hiệu lực và người nông dân
lại sử dụng có nhiều hơn để tiêu diệt dịch hại.

Ở nước Việt Nam hịên nay nhiều loài BX đã và đang gây hại lớn trong
sản suất nông nghiệp. Theo nhận định của Hồ Khắc Tín, 1991 [50] thì:
“ Ngoài những loại bọ xít hại lúa nghiêm trọng trong sản suất như bọ xít hôi,
bọ xít đen, bọ xít xanh thì bọ xít gai đang là đối tượng có xu thế phát triển
mạnh và khả năng gây hại hơn”.Những nghiên cứu về nhóm bọ xít hại lúa nói
chung và bọ xít dài nói riêng nhìn chung chưa nhiều. Đa số những công trình
nghiên cứu tập trung xác định thành phần loài, một số những nghiên cứu khác
nhà xác định thành phần thiên địch trên bọ xít.
Hiện nay, đối với cây lúa chưa có một chiến lược toàn diện trong phòng
trừ bọ xít dài cả trong điều kiện phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững
trong cả nước nói chung và tại Viêng Chăn Lào nói riêng. Chính vì vậy việc
nghiên cứu về bọ xít dài hại lúa là hết sức cần thiết. Trên cơ sở nghiên cứu
này mới đề ra được biện pháp phòng trừ hiệu quả trong điều kiện cơ cấu
giống lúa, mức độ thâm canh, chế độ tưới tiêu nước có sư thay đổi so với
những năm trước đây.
Những vấn đề trên đây đã ra yêu cầu bức xúc là phải giải sử dụng thuốc
hoá học và quản lý dịch hại có hiệu quả hơn vì vấn đề bảo vệ sức khoẻ con
người và môi trường càng trở nên quan trọng vào thập niên 80.
Xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn sản xuất và những lý do nêu
trên chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu thành phần bọ xít hại lúa và thiên địch; Đặc điểm hình thái,
sinh học, sinh thái học của loại bọ xít dài Leptocorisa acuta Thunberg vụ
xuân 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội”.
5
1.2 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
1.2.1 Ý nghĩa khoa học
- Đã điều tra và xác định một cách đầy đủ hơn về thành phần loài bọ
xít hại lúa và thiên địch của chúng tại vùng Gia Lâm – Hà Nội.
- Bổ sung thêm các dẫn liệu mới về đặc điểm sinh học, sinh thái, tập
tính hoạt động gây hại của bộ xít dài Leptocorisa acuta Thunberg trong điều

kiện sản xuất lúa tại vùng Gia Lâm – Hà Nội.
- Xây dựng biện pháp phòng trừ tổng hợp bọ xít dài Leptocorisa acuta
Thunberg có hiệu quả kinh tế và an toàn môi trường.
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp số liệu về các ngưỡng gây hại của bọ xít dài Leptocorisa
acuta Thunberg từng giai đoạn sinh trửơng của cây lúa.
- Xác định được sự phát sinh, mức độ gây hại và biện pháp phòng trừ
bọ xít dài Leptocorisa acuta Thunberg tại vùng Gia Lâm – Hà Nội.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề ra biện pháp quản lý dịch hại tổng
hợp đối với bọ xít dài Leptocorisa acuta Thunberg tiết kiệm chi phí đặc biệt
là thuốc bảo vệ thực vật hoá học, góp phần xây dựng nền nông nghiệp sinh
thái và bảo vệ môi trường.
1.3. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở điểu tra, xác định thành phần loài bọ xít dài hại lúa và côn
trùng thiên địch của chúng từ đó để xuất biện pháp bảo vệ và lợi dụng nhóm
trong thiên địch có ý nghĩa trong phòng chống bọ xít dài hiệu quả.
6
1.3.2. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra xác định thành phần bọ xít hại lúa và thiên địch của chúng ở
vùng Gia Lâm - Hà Nội.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học các pha phát
dục của loài bọ xít dài Leptocorisa acuta Thunberg và thiên địch của chúng.
- Điều tra tình hình gây hại, biến động mật độ của bọ xít dài chủ yếu
dưới ảnh hường của môt số yếu tố sinh thái (giống lúa, thời vụ và giai đoạn
sinh trường của giống lúa phổ biến).
- Bước đầu để xuất biện pháp bảo vệ lợi dụng nhóm côn trùng thiên
địch trong phòng chống bọ xít dài.
7
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
2.1.1. Nghiên cứu về bọ xít hại lúa nói chung, bọ xít dài nói riêng
Theo điều tra của Bộ Nông nghiệp năm 1961-1962 đã xác định được
23 loài BX có hại và tới năm 1965 đã xác định được 37 loài có hại trong đó
có các loài BXD, BXĐ.
Theo điều tra cơ bản côn trùng Miền Bắc Việt Nam của Bộ Nông
nghiệp và Uỷ Ban Khoa học Kỹ thuật nhà nước năm 1967-1968 đã tập hợp
được 318 loài BX và trên lúa các loài BX hại là 28 loài nhưng chỉ có 9 loài
thường xuyên xuất hiện như:
- Bọ xít dài - Leptocorisa acuta Thunberg
- Bọ xít dài - Leptocorisa varicornis Fabricius
- Bọ xít gai - Cletus trigonus Thunberg
- Bọ xít đen - Scotinophara lurida Burmeister
- Bọ xít xanh - Nezra viridula Linnaeus
- Bọ xít sừng - Tetroda histeroides Fabricius
- Bọ xít 2 sao trắng nhỏ - Eysarcoris ventralis Westwood
- Bọ xít 2 sao trắng lớn - Eysarcoris guttiger Thunberg].
Phần lớn chúng thuộc họ Coreidae và Pentatomidae (Viện Bảo vệ thực
vật, 1968) [56].
Ở Miền Bắc Việt Nam, nhiều loại bọ xít dài và đang gây hại lớn trong
nông nghiệp. Kết qủa nghiên cứu bọ xít Miền Bắc Việt Nam cho thấy: Thành
phần loài của họ Pentotomidae và coreidae phong phú hơn các họ khác trong
bộ cánh nửa Hemiptera. Thời gian xuất hiện gây hại cây trồng nhiều loài bọ
xít tập trung từ tháng 3 tới tháng 11 hàng năm. Trong bộ cánh nửa Hemiptera
8
ở Miền Bắc nước Việt Nam họ Pentatomidae chiếm 22,5%, họ Coreidae
chiếm 17,2%. Trong 378 loài bọ xít xuất hiện ở Miền Bắc Việt Nam thì họ
Pentatomidae có 85 loài, họ Coreidae 9 loài, số loài phát hiện của 2 họ là 56
loài và 40 loài (Tổng cộng là 26/92 loài) (Hồ Khắc tín, 1992) [53]. Còn tính
tới thời điểm năm 1997 thì tổng số loái hại lúa ở Việt Nam là 133 loài côn

trùng và nhện nhỏ. Chúng thuộc 8 bộ, 32 họ, 88 giống của lớp côn trùng và
nhện. Bộ cánh nửa có số lượng loài gây hại chiếm 34 loài (25,6% loài gây
hại). Trong đó có 2 họ, 15 giống và có các loài bọ xít như sau:
- Họ bọ xít mép - Ho.Coreidae (Alydae).
+ Bo xít gai vai - Cletus punctiger Dallas
+ Bo xít gai vai dài - C. trigonus Thunberg
+ Bo xít gai vai bằng - C. tennis Kiritschenko
+ Bo xít dài (Bọ xít hôi) - Leptocorisa acuta Thunberg
+ Bo xít đài - L. varicornis Fabricius
+ Bo xít hông viền trắng - Riptortus linearise Fabricus
+ Bo xít dùi to - R. pedestris Fabricius
- Họ bọ xít năm cạnh - Họ Pentatomidae
+ Bo xít 2 chấm trắng lới - Eysacoris guttiger Thunberg (*)
+ Bo xít 2 CT nhỏ - E. ventralis Westwood (*)
+ Bo xít vân đỏ - Menida histrio Fabricius
+ Bo xít chấm xanh - Nezara aurantiaca Costa
+ Bo xít vai vàng - N. torquata Fabricus
+ Bo xít xanh - N. viridura Linnaeus (*).
+ Bo xít den - Scotinophara lurida Burmeister (*)
Vùng Hà Nôi từ 1976 tới nay đã xuất hiện 16 loài bọ xít hại lúa (những
loài đánh dấu sao (*) là phổ biến và gây hại nhiều- có 5 loài) (Phạm Văn Lầm,
1997) [32, 18-49].
9
Như vậy cùng với sự biến đổi về không gian và thời gian thì thành phần
loài sâu hại nói riêng cũng có những biến đổi nhất định. Như thành phần loài
có nghèo đi theo thời gian và điểm này rất nguy hại cho cây trồng. Những loài
sâu hại trước kia không được coi là quan trọng thì bây giờ lại trở thành quan
trọng. Những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là:
- Phụ thuộc vào tập tính học của loài.
- Phụ thuộc vào nhu cầu sinh thái. Đồng thời chúng bị chi phối bởi các

yếu tố sau:
+ Giống thay đổi dẫn tới thay đổi nguồn thức ăn và các loài sâu sử dụng
thức ăn cũng phải thay đổi theo (cuộc cách mạng về giống).
+ Cơ cấu cây trồng thay đổi từ đa canh sang độc canh làm cho nguồn
thức ăn khan hiếm nên một số loài bị hạn chế.
+ Kỹ thuật canh tác.
+ Công tác bảo vệ thực vật đã làm tuyệt chủng một số loài mẫn cảm với
thuốc trừ sâu hoá học.
+ Thay đổi điều kiện tiểu khí hậu những loài nào thuận lợi thì phát triển
chiếm ưu thế, loài nào không phù hợp thì bị hạn chế.
Vấn đề mà chúng ta quan tâm trong thời đại ngày nay là có một nền
sinh thái ổn định, sinh quần phong phú số lượng loài sâu càng nhiều thì khả
năng gây hại thành dịch càng ít, thiên địch nhiều sẽ khống chế sâu hại. Để làm
được việc đó đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm hình thái các pha,
đặc điểm sinh vật quy luật phát sinh gây hại và cách phòng chống BX như đối
với BXD, BXĐ đã được công bố trong giáo trình côn trùng học nông nghiệp
tập 2-1982 và tài liệu phổ biến khoa học.
Ở Việt Nam đã phát hiện được 8 loài bọ xít gai (BXG- Cletus) khác
nhau nhưng trong đó chỉ có loài Cletus punctiger Dallas là phổ biến hơn cả.
BXG sống gây hại cây trồng và cây dại. Ngoài cây lúa chúng còn có thể hại
10
đậu tương, đậu đen, đậu cô ve, dâu, táo, chanh, điền thanh, cỏ lồng vực, cỏ lá
tre và cây nghể hoa trắng. BXG trưởng thành hàng năm vào tháng 3 - 4 mới
xuất hiện rõ trên đồng ruộng để hoạt động. Mật độ bọ xít tăng đần từ đầu giữa
tháng 5, cũng là lúc lúa xuân trỗ. Mật độ cao nhất vào tháng 9 - 10. Cũng như
BXĐ, BXX, BXD thì BXG dang có xu thế phát triển mạnh và khả năng gây
hại lớn. (Hồ Khắc Tín, 1991) [51].
Bọ xít đen (BXĐ) hại lúa là loài sâu hại quan trọng ở Việt Nam và một
số nước vùng Đông Nam Á. chúng hút dịch cây lúa ở gần gốc. Ngoài việc
nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học thì các nhà khoa học đã xác định

được các cấp hại cây lúa do BXĐ gây hại ra:
+ Cấp 0: Cây không bị hại.
+ Cấp 1: Lá non nhất bị héo.
+ Cập 3: Lá non nhất bị héo và các lá sát gốc chuyển màu vàng.
+ Cấp 5: Héo hơn một lá, lá 1,2,3 chuyển màu vàng.
+ Cấp 7: Hơn nửa khóm lúa bị héo chết, cây còn lại phát triển thấp.
+ Cấp 9: Toàn bộ cây bị chết.
(Tạp chí Bảo vệ Thực vật, 1991) [44].
Bọ xít dài (BXD) hại lúa luôn là đối tượng dịch hại nguy nhiểm. Những
tài liệu đã công bố cho thấy loài bọ xít này là nhiều hơn các loài khác. Sau
vụ dịch bọ xít dài năm 1986-1987 tại vùng Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh thì loài này
được đặc biệt quan tâm nghiên cứu, Nghiên cứu về đặc điểm hình thài, quy
luật phát sinh phát triển, đặc điểm sinh học, tỷ lệ đực và cái ngoài tự nhiên
của loài BX này (Hồ Khắc Tín, 1982) [50, 47-48]. Đặc biệt là nghiên cứu về
sự chu chuyển của BXD như: Sau khi thu hoạch lúa mùa thì BX chuyển lên
bờ bụi sống tụ tập thành quần thể (ở dạng trưởng thành), nhiệt độ càng xuống
thập thì BX càng tiến sâu vào làng ẩn nấp nơi kín gió, tỷ lệ đực-cái là 52 % và
49,7 %. BX cư trú trên nhiều loài cây khác nhâu như cây bụi, cây dây leo,
11
thân gỗ, song tập trung cao nhất là cây tre, cây bạch đàn, duối, chuối. Nhiệt
độ có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của BXD. Nhiệt độ trên 17
0
c BX hoạt
động nhanh nhện. Dưới 17
0
c thì hoạt động chậm, dưới 15
0
c thì chúng sẽ co
cụm như tổ ong (Đinh Xuân hường, 1987; Duy nghi, 1987; Trần Huy Thọ,
1987) [19],[38],[48].

Hiện tượng ngừng phát dục theo mùa của côn trùng nói chúng và BX
nói riêng là một vấn đề lý thù có ý nghĩa trong sinh học và trong Khoa học
bảo vệ thực vật: Ngừng pháp dục theo mùa (diapause) là một giai đoạn tồn tại
đặc biệt của côn trùng, xảy ra như một khâu ổn định trong chu ký phát triển
hàng năm của chúng. Giai đoạn này diễn ra dụng vào thời kỳ mà điều kiện
sống ít thuận lợi với chúng, chẳng hạn như khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ (Trần
Kiện, Phan Nguyên Hồng, 1990) [24]. Đối với các loài BX thì biển hiện hình
thức ngừng phát dục rõ rệt. Các loài BX hại nhãn vải, bấu bí, lúa đều qua
đông hết sức ổn định, chặt chẽ từ tháng 10 năm trước tới tháng 3 năm sau. BX
hại thường qua đông ở pha trưởng thành, các loài BXD, BXĐ, BX sừng hại
lúa thường qua đông quần tụ tai các bờ bụi ngoài đồng ruộng và đây là giai
đoạn phòng trừ hiệu quả, ít tồn kém (Nguyễn Viết Tùng, 1992) [55].
Vùng Hà Nội và phụ cận loài BXD (Leptocorisa acuta có 3 lứa trong
năm (2 lứa chính, một lứa phụ) chúng có đặc tính trú đông và trú hè rất đặc
biệt. Đặc tính trú đông có ý nghĩa đặc biệt lớn trong công tác bảo vệ thực vật
(Vũ Quang Côn, 1997) [1], [8].
Như vậy tính từ thời điểm 1961 trở lại đây thì những nghiên cứu được
công bố về bọ xít hại nói chúng và nói riêng không nhiều. Phân lớn những
nghiên cứu chỉ tập trung vào xác định thành phân loài và chỉ có một số ít tài
liệu nghien cứu về đặc tính sinh học, sinh thái của một số loài bo xit hại lúa
chính. Như BXD (Leptocorisa acuta), BXG (Cletus punctiger), BXĐ
(Scotinophara lirida). Trong nhưng năm gần đây do có sự biến đổi về điều
12
kiện sinh thái, cơ cấu giống cây trồng, trình độ thâm canh và đặc biệt là việc
sử dụng tràn lan TBVTV hoá học đã làm cho tình hình diễn biến sâu hại nói
chung và BX hại lúa nói riêng trở lên phực tạp hơn. Chính vì vậy thường
xuyên điều tra về diễn biến thành phân BX hại lúa và các mối quan hệ hữu cơ
của chúng trong sinh quần cây lúa là rất cần thiết và có ý nghĩa.
2.1.2. Nghiên cứu về thiên địch của bọ xít hại lúa nói chúng, bọ xít dài nói
riêng

Việt Nam tình tới thời điểm năm 1994 trên ruộng lúa đã thu thập được
344 loài thiên địch sâu hại lúa. Những loài thiên địch như côn trùng, nhện,
nấm, virus và tuyến trùng đã phát hiện được thuộc 14 bộ, 53 họ, 205 giống.
Trong số những thiên địch đã phát hiện được trên ruộng lúa có 199 loài bắt
mồi ăn thị (BMĂT), chiếm 57,8% tổng số loài thiên địch. Các bộ có số lượng
loài BMĂT nhiều nhất là bộ cánh cứng (34 loài), bộ cánh nửa 67 loài và bộ
nhện lớn 32 loài. Côn trùng ký sinh có 137 loài chiếm 39,8%, trong đó bộ
cánh màng chiếm 126 loài. Nhóm vi sinh vật đã phát hiện được 8 loài chiếm
2,3% trong đó có 5 loài nấm, 2 loài virus và một số loài tuyến trúng.
Nấm trắng Beauveria bassianna và nấm xanh Metarhizium ký sinh trên
BXĐ BXX (Phạm văn Lầm, 1994)[28]. Loài muồm muỗm (sắt sành)
Conocephalus longipennis De Haan, họ sặt sành Tettigonidae, bộ cánh thẳng
Orthoptera là loài côn trùng ăn trứng của nhiều loài bọ xit hại lúa như
BXĐ ,BXX (Phạm Văn Lầm, 1997, Lưu Tham Mưu, 1995,2000) [32], [35],
[36].
Tính tới thời điểm năm 1997 thì tổng số loài thiên địch của sâu hại lúa
Việt Nam đã tập hợp được 386 loài. Bao gồm159 loài côn trùng ký sinh
(chiếm 41,2% tổng số loài), 219 loài côn trùng và nhện lớn bắt mồi (56,75).
Trong đó bộ cánh màng Hymenoptera chiếm 148 loài (38,3%) và là bộ có số
loài lớn nhất. Thành phần thiên địch trên ruộng lúa (chiếm 22,1% Tổng số
13
loài phát triển được) (Phạm văn Lầm, 1999) [32, 24-26].
Một trong những thiên địch quan trọng đối với pha trứng của BX là các
loài ong thuộc họ Scelionidae. Nhiều tác gia trong và ngoài nước đã nghiên
cứu côn trúng ký sinh và ăn thị khẳng định: Đây là họ ký sinh lớn ở trên thế
giới chúng gồm có 4 họ phụ (subfamily) đó là: Scelionidae, Teleasinae,
Bacinae, telenomidae và gần 134 giống với 2500 loài. Những loài ong đã biết
của họ này ký sinh trong trứng côn trùng thuộc 17 loài bộ và trong trứng nhện,
chúng ký sinh trong những loai sâu quan trọng như sâu đục thân lúa, châu
chấu, sâu róm thông.

Ở Việt Nam, ong ký sinh thuộc Scelionidae đã được nghiên cứu từ
những năm 1970 trở lại đây : Phạm Bình Quyền, 1972 - 1979; Lương Minh
Khôi, 1978; Lê Xuân Huệ, 1979. Giống ong Trissolcus Ashmead là một trong
những giống có số lượng loài lớn. Phân bố rộng của họ Scelionidae, các loai
của giống ong này ký sinh trong trứng BX thuộc họ Pentatomidae (Lê Xuân
Huệ, 1983) [12]. Ong ký sinh họ Scelionidae không những ký sinh trứng BX
hại lúa mà còn ký sinh trên trứng BX hại bầu bí. Trong trứng loài BX nâu
Aspongopus fuscus West. Có 4 loài ong ký sinh thuộc 3 họ Scelionidae, 2 loài
Telenomus sp 1, sp 2, họ Eupelmidae ong Anatatus sp. Và họ Encyrtidae có
ong Oencyrtus sp. Và tỷ lệ ký sinh là 72- 96,7% (số ở bị ký sinh), 51,4-
86,7% (số quả bị ký sinh)
(Hồ Khắc Tín, 1991) [52].
Từ năm 1978 đến năm 1989 Việt Nam đã xác định được 200 loài thuộc
30 giống họ Scelionidae trong đó có các loài ký sinh trên trứng BX như sau:
- Ký sinh trứng BXD phân bố ở Hà Nội, Hoá Bình (Gryon cromion)
- Ký sinh trứng BXG-Hà Nội (Trissolcus hogenakalensis)
- Ký sinh trứng BXĐ, BXX- Hà Nội ( T. rudus Le)
- Ký sinh trứng BXX, BXĐ-Hà Nội (T. monius)
14
- Ký sinh trứng BX vai đỏ- Hà Nội (T. reticus)
- Ký sinh trứng BX mướp- Hà Nội (T. criventus)(Lê Xuân Huệ, 1994) [13].
Ong ký sinh trứng BX hại lúa, ở vùng Hà Nội năm 1980- 1982 thu
được 6 loài, 5 loài thuộc họ Scelionidae và một loài thuộc họ Encyrtidae bộ
Hymenoptera:
- Ký sinh trên trứng BXX (Telenomus sp. 4)
- Ký sinh trên trứng BX nâu (Telenomus sp. 5)
- Ký sinh trên trứng BX nâu (Telenomus sp. 6)
- Ký sinh trên trứng BX đỏ, bọ xít hai chấm trắng (BX2CT)
(Telenomus sp. 7)
- Ký sinh trên trứng BXG (Gyon sp.)

- Ký sinh trên trứng BXD họ Encyrtidae có giống spp. 3 (Hà Quang
Hùng, 1984) [16].
Theo kết quả điều tra ong ký sinh trên sâu hại lúa vùng Hà Nội 1987,
đã thu được 11 loài ong ký sinh trứng, 47 loài ong ký sinh sâu non và nhộng.
Trong đó các loài ong ký sinh trên trứng BX là:
- Ký sinh trên trứng BXX (Telenomus sp.), tỷ lệ ký sinh là 70,9 - 85,7%
số trứng trên ổ.
- Ký sinh trên trứng BXD (Copidosoma dilicone), với tỷ lệ ký sinh là
57,1 - 76,2% số trứng trên ổ.
- Ký sinh trên trứng BXĐ (Telenomus triptus), tỷ lệ ký sinh là 38,8 -
75,4%.
- Ký sinh trên trứng BXD (ong Gryon sp.), tỷ lệ ký sinh trên ổ 54%.
(Hà Quang Hùng, 1990) [17].
Trên quần thể cây đậu tương và bông đay nhiều loài ong ký sinh thuộc
15
họ Scelionnidae, tỷ lệ ký sinh của tất cả các loài này trên trứng bọ xít là 10 -
35% (Vũ Quang Côn, 1996) [7]. Trên quần thể cây bông đay thì ong họ
Sceliondae ký sinh trứng bọ xít thu được 3 loài thuộc giống Trissolcus là: -
Trissolcus rudus Le; T. monirus; T. reticus ký sinh trên trứng của BXX và
BXĐ (Nguyễn Xuân Thành, 1996) [44].
Giống ong Gryon Haliday là một giống lớn của họ Scelionnidae có số
lượng loài phong phú và ký sinh trong trứng của nhiều loài côn trùng, chủ yếu
trên trứng của bọ xít họ Pentatomidae, Coreidae, ong ký sinh giống Gryon ở
Việt Nam có 35 loài trong đố có 30 loài mới cho khoa học (Lê Xuân Huệ,
1996) [14]. Theo thống kê gần đây nhất thì ong ký sinh trứng bọ xít ở Việt
Nam họ Scelionidae có 14 loài và có 4 loài mới cho khoa học (Lê Xuân Huệ,
1997) [15].
Tại vùng Gia Lâm- Hà Nội trên trứng của 3 loài bọ xít hại lúa BXD,
BXĐ, BXG đã thu được 4 loài ong ký sinh, trong đó loài ong Tenomus
subitus Le ký sinh trong trừng BXD, BXĐ, BXG, Loài T. espenus Le và loài

T. citmes Le ký sinh trong trứng BXĐ và Ooencyrtus sp. ký sinh trong trứng
BXD, BXĐ, BXG (Nguyễn Đình Thi, 1996) [45].
Qua những tài liệu thu thập được, chúng tôi thấy rằng ong ký sinh trên
các loài sâu hại lúa ở Việt Nam nói chung và ký sinh trên trứng bọ xít nói
riêng chưa được nghiên cứu ở tất cả các vùng địa l khác nhau. Về thành phần
loài ong ký sinh qua các mốc thời gian thì só loài mới lại được tìm thấy và
đặc biệt là nghiên cứu về đặc điểm sinh vật, sinh thái của các loài ong ký sinh
trứng bọ xít còn rất ít. Do vậy cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu về thành phần
loài, đặc điểm sinh vật, sinh thái của ong ký sinh trên trứng bọ xít, nắm rõ vai
trò của chúng trong việc khống chế mật độ bọ xít hại lúa, nhằm phục vụ cho
16
công tác phòng trừ bọ xít hại lúa.
2.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của bọ xít đen
hại lúa
- Bọ xít đen
Tên khoa học: Scotinophara spp.
Họ: Pentatomidae
Bộ: Hemiptera
* Triệu chứng
Bọ trưởng thành và bọ non sống tập trung ở gốc lúa ngay phía trên mặt
nước, hút nhựa làm bẹ lúa thâm đen, lá vàng. Nếu mật độ cao cây lúa có thể
bị héo chết hoặc bị cháy giống như hiện tượng cháy rầy.
Có thể phát sinh gây hại các vụ lúa trong năm, tuy vậy mật độ và tác
hại thường cao trong vụ hè thu khi thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều.
Trong vụ lúa bọ xít thường phát sinh gây hại khi lúa ở giai đoạn đẻ
nhánh rộ đến có đòng.
* Đặc điểm hình thái
Bọ trưởng thành màu đen hoặc màu nâu đen, hình gần như lục giác, dài
7-8 mm, hai bên đốt ngực có gai nhọn.
Trứng đẻ thành ổ khoảng 10-15 trứng xếp thành những hàng dọc theo

gân lá lúa phía dưới gần mặt nước.
Bọ non hình dạng giống trưởng thành, không cánh, màu nâu vàng, trên
có những chấm đen. Không có giai đoạn nhộng.
* Đặc điểm sinh học và sinh thái
* Vòng đời: 50-60 ngày
- Trứng: 4-5 ngày
17
- Bọ non: 40 - 45 ngày
- Bọ trưởng thành: 10-15 ngày
Bọ trưởng thành và bọ non sống tụ tập ở gốc lúa ngay phía trên mặt
nước cả ngày, ban đêm di chuyển lên trên và vào đèn nhiều. Trong mùa khô
bọ trưởng thành và bọ non sống ở kẻ nứt của đất nơi có cỏ, gặp điều kiện
thích hợp di chuyển đến ruộng lúa để phá hại. Một con cái có thể đẻ tới 200
trứng.
Bọ xít đen có thể gây hại ở các vụ lúa trong năm, tuy nhiên gây hại
nặng nhất ở vụ hè thu có điều kiện thời tiết nóng và ẩm. Bọ thường gây hại
nặng ở giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ đến làm đòng và thường tập trung chích hút
ở mắt thân lúa. Có nhiều loại thiên địch có thể hạn chế bọ xít đen (Cục BVTV
Thành Phố Hồ Chí Minh).
2.1.4. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của bọ xít dài
chính hại lúa
- Bọ xít dài
Tên khoa học: Leptocorisa acuta.
Họ: Coreidae
Bộ: Hemiptera
* Triệu chứng và gây hại.
Năn 1976, viện BVTV công bố ở Việt Nam có 5 loài thuộc giống bọ xít
dài Leptocorisa là: L. acuta, L.varicornis, L. lepida, L.costalis và L. chinensis.
Trong năm loài kể trên thì loài L. acuta là loài thường gặp nhất. Trần Huy
Thọ (1992) khi điều tra thành phần bọ xít hại lúa tại các ở Nghệ Tĩnh Thanh

hoá và Hà Nội chỉ thấy 1 loài đố là loài L. acuta. Tài liệu dưới đây mô tả về
loài L. acuta. Tuy vậy, nhiều công trình nghiên cứu trong vùng Đông Nam A
chi ra rằng loài phổ biến là loài L.acuta (Heinrichs, 1994).
18
Bọ xít dài gây hại nhiều nhất là ở các tỉnh miền núi. Hàng năm ở tỉnh
Bắc Thái, bọ xít phá hại mạnh nhất vào tháng 5,6,7 và 9,10 trên các chân lúa
xuân, thu và lúa mùa, mật độ trung bình từ 10-200 con/m
2
. Ở HTX Tiên Tiến
(huyện Định Hoá) có 54 mẫu chiêm trắng bị bọ xít phá làm giảm từ 4-50%
năng suất. Năm 1964, ở Đại Đồng, Đề Thám, Quốc Khánh (huyện Tràng
Định) mật độ bọ xít có từ 7-10 con/bông làm cho hạt bị lép và thâm đen.
Trong 3 năm 1998, 1999 và 2000 diện tích lúa mùa bị bọ xít hại ở miền Bắc
tương ứng là 5950,80 000 và 16 460 ha và diện tích bị nhiễm nặng tương ứng
là 160,180 và 550 ha.
Bọ xít non và trưởng thành chích hút các hạt lúa non làm cho hạt lúa bị
lép trắng và hoặc làm giảm phẩm chất hạt gạo, gạo dễ gẫy, ăn cơm có vị đắng.
* Đặc điểm hình thái.
Thành trùng bọ xít hôi có màu xanh hơi nâu ở trên lưng, màu vàng nâu
ở bụng, cơ thể thon dài. Phía trước của đồt ngực trước nhỏ hơn phía sau. Con
cái dài 14- 18 mm, con đực dài 14- 15 mm. Con cái,con đực phân biệt nhờ đồt
bụng thứ 8, con cái bị chế đôi ở giữa có 1 phiến dọc, con đực tròn và tù.
* Đặc điểm sinh học và sinh thái.
* Vong đời: 29- 41 ngày
- Trứng: 6- 7 ngày
- Bọ non 17- 20 ngày
- Bọ trưởng thành: 6- 14 ngày
Bọ xít có xu tính yếu đối với ánh sáng, ưa mùi hôi tanh thường bay vào
đèn những đêm có mưa gió, con đực vào bẫy bả nhiều hơn con cái. Bọ xít
trưởng thành Thường hoạt động và giao phối vào ban ngày nhất là lúc sáng và

chiều mát, buổi trưa thì nằm im. Sau khi mưa trời hửng nắng hoạt động mạnh.
Cuối vụ mưa, trời mát chúng hoạt động cả trưa và chiều. Bọ xít trưởng thành
19
khi hút dịch ở bông lúa non bị khua động rơi ngay xuống và lập tức lẩn trốn.
Bọ xít non sau khi nở ra tập trung quanh ổ trứng, sau 2-3 tiếng đồng hố
thì phân tán lên bông lúa hoặc lá lúa để chích hút nhựa, sau 2-5 ngày lột xác
lần thứ nhất. Trung Bình một con cái có thể để được 100- 200 trứng, cao nhất
đạt 475 quả.
Bọ xít hôi phát sinh gây hại có liên quan với nhiều yếu tố sinh thái. Mật
độ bọ xít hôi ở những khu đồng gần rừng nhiều hơn ở những đồng gần đồi gò
và xa rừng. Bọ xít phá hại nhiều trên giống lúa nếp hơn các giống lúa tẻ, ở
thời kỳ chắc xanh bị hại nặng hơn thời kỳ lúa ngậm sữa và các thời kỳ khác.
Mùa đông bọ xít trưởng thành cư trú trên cỏ, ống tre nứa trong rừng,
vừơn, ruộng rồi chuyển sang lúa xuân. Sau khi gặt lúa chiếm xuân bọ xít lại
chuyển sang cây cỏ, lau sậy
2.1.5. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bọ xít hại lúa nói chung, bọ xít
dài nói riêng
Tác hại của sâu hại nói chung và bọ xít hại lúa nói riêng đã được trình
bày ở mục (2.1.1.).
Đứng trước những thiệt hại to lớn do BX gây ra đối với cây lúa thì
người nông dân đã tìm cách phòng trừ chúng để bảo vệ mùa màng. Các biện
pháp được sử dụng đề phòng trừ BX như biẹn pháp canh tác: Bọ xít đen là đối
tượng gây hại khá quan trọng cho cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng.
Chúng có tập tính đẻ trứng ở thân và bẹ lá lúa, nên đã có biện pháp tưới tiêu
hợp lý đẻ diệt trứng bọ xít đen (Hồ Khắc Tín, 1982) [50,22-24].
Biện pháp thủ công: Năm 1986- 1987 do có nạn dịch BXD ở Nghệ –
Thành Hoá nên đã có nhiều nghiên cứu về phòng trừ loài này như tiêu diệt để
BX cư trú qua các vụ trên các cây bụi, trong vườn, trong làng, trên bờ ruộng,
dùng vợt bắt ở ngoài đồng từ khi có mạ tới khi lúa trỗ, phun thuốc hoá học
20

tiêu diệt các ổ BX, ngưỡng phòng trừ BXD là 10 - 30 con/m
2
(Thông tin Bảo
vệ Thực vật, 1987) [47].
Biện pháp dùng đèn để diệt BX là rất hiệu qủa. Dùng các loài đèn như
đèn Hoa ký, Toạ đăng các cỡ che chắn 3 phía còn một phía để và chĩa vào ở
BX đang có cụm đồng thời khu ruồng (vào ban đêm) thì BX sẽ bay vào đèn
hầu hết rơi xuống châu nước ở dưới đèn bị chết sặc do có dầu hoả. Thời gian
bắt từ 8
h
- 8.30
h
tới. Với loài đèn cỡ lớn trong 1 giờ có tới 1.890 con BXD
bay vào đén (Định Xuân Hường, 1988) [21]. Tiêu diệt BXD co cụm trong
các bụi cây vào những ngày rét đậm (thàng 12 – thàng 1), dùng sào chọc vào
các bụi cây cho bọ xít bay ra và chết rét. Làm liên tục 3 – 4 ngày đêm hiệu
quả diệt BX rất cao (Vũ Quang Côn, 2001) [9].
Biện pháp dùng thuốc trừ sâu: Thuốc hóa sử dụng để trừ bọ xít như:
Bassa, Mipcine, Dipterex, Sumithion (Duy nghi, 1987) [37]. Trong đó thuốc
Sumithion được đánh giá là một trong những thuốc đặc hiệu trừ bọ xít và
hỗn hợp giữa Sumithion và Bassa (gọi là Sumibass) với tỷ lệ 1,5:1,600 gai/ha
diệt được cả bọ xít, sâu đục thân, rầy, sâu keo, cuốn lá nhỏ, rầy hại lá lúa
(Nguyễn Văn Thái, 1987) [42].
Cùng với việc sử dụng phòng trừ BX bắng các biện pháp thủ công như
vợt, bẫy đèn, thuốc hoá học như Bassa, Dipterex, Sumithion, cón có một số
loài thuộc thảo mộc dễ kiếm, giá thành hạ đó là: lá xoan, quả xoan và thân cây
xương rồng. Kết quả thử nghiệm cho thấy:
- Dung dịch là xoan: 400 lít/ha hiệu lực thuốc sau 12 giờ là 52,92% bọ
xít chết.
- Dung dịch xương rồng: 400 lít/ha hiệu lực 50- 56%.

- Dung dịch là xoan + Bassa 50EC hiệu lực 97,58%.
Trên đồng lúa với dung dịch là xoan 400 lít/ha bưm bằng động cơ sau
21
24 giờ hiệu quả diệt là 85,33%. (Đinh Xuân Hường, 1987) [20].
Sử đụng chất chiết từ cây thành hao hoa vàng để phòng trừ BXD, tỷ lệ
chết sau phun thuốc vào giai đoạn BX co cụm trú đông 66 – 70% (Vũ Quang
Côn, 1993) [5],[6].
Như vây phòng trừ bọ xít hại lúa những biện pháp thủ công như bằng
vợt, bẫy đèn và sử dụng một số loài thuốc thảo mộc thì chủ yếu dựa vào thuốc
trừ sâu hoá học, không thấy tính đến vai trò của lực lượng thiên địch, bảo vệ
và khích lệ chúng trong việc điều hoà số lượng BX hại lúa. Một ví dụ điển
hình về đầu tư thuốc trừ sâu hoá học trong phòng trừ BXD ở Nghệ Tĩnh -
Thanh Hóa năm 1985 - 1986. Cục Bảo vệ Thực vật đã ứng cho tỉnh Thanh
Hoá 30 tấn thuốc trứ sâu (trong đó có 10 tấn thuốc Bassa đặc hiệu), Nghệ
Tĩnh 42 tấn (trong đó có hơn 10 tấn Bassa). Đã điều động vào vùng dịch 40
máy bơm thuốc trừ sâu động cơ, 3000 bình bơm tay và kối lượng phụ từng
bơm máy trị giá 20.000 USD (Tin trong ngành Bảo vệ Thực vật, 1987) [49].
Thuốc hoá học bảo vệ thực vật có hiệu quả rất cao trong phòng trừ sâu
hại, song nó cũng rất độc đối với thiên địch của sâu hại. Điều này hoàn toàn
không có lợi cho hệ sinh thái đồng ruộng và góp phần vào sự bùng phát về số
lượng của một số loại sâu hại nào đó, do không có lực lượng thiên địch không
chế (Vũ Quang Côn, 1990; Phạm Văn Lầm, 1995) [2], [31].
Kết quả nghiên cứu về tác động của thuốc trừ sâu Wofatox 50EC nồng
độ 0,2- 0,3% và padan 95SP 0,1 - 0,7% đã làm chết 19 loài côn trùng và nhện
lợn. Loài nhện lớn ăn thị và bọ rùa bi chết nhiều hơn các côn trùng thiên địch
khác. Các loài ong ký sinh trứng sâu hại trước phun thuuốc có tỷ lệ vũ hoá
trung bình đạt 69,2 - 79,6%. Còn sau khi phun thuốc chỉ đạt 8,4 - 28,5%
(Phạm Văn Lầm, 1988 – 1994) [25] [29]. Ong Gryon sp. Ký sinh trên trứng
BXD L. acuta Thumberg, với loài thuốc trên đã giảm tỷ lệ vũ hoá từ 69,2 -
93,3% xuống còn 0 - 39,3% (Phạm Văn Lầm, 1989) [26].Các loại thuốc trừ

22
sâu phổ tác động rộng rất độc với nhóm BMĂT và các loại ong ký sinh trên
sâu hại lúa (Khuất Đăng Long, 1990; Vũ Quang Côn,1992) [34], [3], [4].
Việt Nam hàng năm lượng TBVTV sử dụng trên một ha gieo trồng là
0,4 – 0,5 Kg ai. Do việc sử dụng quá nhiều và không dúng quy định các loại
hoá chất TBVTV để trừ sâu bệnh, nhất là các loại thuốc độc thuốc bảng A, cho
nên năm 1992 đã có tới 4572 trường hợp bị nhiễm độc, dư lượng thuốc trừ sâu
được phát hiện chiếm 32,54% số mẫu nông sản đem phân tích, trong đó có 7%
vượt qúa dư lượng tối đã cho phép FAO/ WHO -1986 (Trần Khắc Thi, 1995).
[44]. Điều này đã đe doạ trực tiếp tới sự sống của loài người trên trái đất.
Biện pháp hoá học đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong chương
trình QLDHTH. Một chương trình bảo vệ thực vật bền vững hiệu qủa đòi hỏi
phải sử dụng tối ưu nhất các kỹ thuật hoá học và phi hoá học một cách hợp lý
(Phạm Văn Lầm,1994) [30].
Để giảm việc sử dụng không hiệu quả thuốc trừ sau đã có thí nghiệm
trong chương trình phòng trừ tổng hợp sâu hại lúa tại Tỉnh An Giang, Cần
Thơ thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Thí nghiệm được tiến hành trong 58 hộ
nông dân có 42 hộ phun thuốc trừ sâu sớm (30 - 40 ngày sau khi cấy) số lần
phun là 2,4 lần/vụ và 16 hộ chỉ phun có 0,52 lần/vụ. Kết qủa là năng suất
không khác nhau giữa các hộ nông đân (Heong, K.L., 1994) [10].
Qua các tài liệu tham khảo chúng tôi nhận thấy rằng: Việc nghiên cứu
về tác động của thuốc trừ sâu hoá học lên thiên địch của sâu hại lúa nói chung
và bọ xít hại lúa nói riêng chưa chiều. Trên thực tế đồng ruộng việc sử dụng
tràn lan và sử dụng sai thuốc trừ sâu là phổ biến dẫn tới không có hiệu quả.
Nguyên nhân phần lớn là do thiếu hiểu biết về cách thức sử dụng các loài
TBVTV cho cây trồng và thiếu hiểu biết về đặc điểm sinh vật của các loài
sâu bệnh. Tần số, thời gian và loài TBVTV được sử dụng thường là không
đúng. Kết quả là tốn thời gian, sức lực và tiền bạc. Đồng thời cũng gây ô
23
nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khoẻ người sản xuất và tiêu dùng

2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1. Nghiên cứu về bọ xít dài hại lúa nói chung, bọ xít dài nói riêng
Ở các nước trên thế giới BX đã và đang gây những thiệt hại đang kể
cho cây lúa. Rất nhiều tài liệu nghiên cứu về thành phần loài BX, một nửa
trong số chúng được coi là loài sâu hại làm giảm năng suất cây lúa như BXĐ
(Scotinophara lurida Burm.) phá hại ở giai đoạn lúa đẻ nhánh làm giảm khả
năng đẻ nhánh của cây, còn phá hại chích hút nhựa bông lúa ở giai đoạn cây
lúa vào chắc hạt như BXX (Nezara viridula), BXN (Lagynotomus elongatus)
và BXD (Leptocorisa chinesis) (Kisimoto. R., 1983) [94].
Tại Malaysia loài BXD (L. oratorius Fabricius) là loài dịch hại nguy
hiểm phá hại trên lúa gây thiệt hại đáng kể về năng suất và phẩm chất lúa
(Rothschild G. H. L., 1970) [108]. Bọ xít hại chấm trắng (Eysarcoris lewisi
Distant) là đối tượng sâu hại quan trọng tại Nhật Bản (Ueno H., 1992) [118].
Loài bọ xít đen (Scotinophara coartata Farb.) được coi là loài dịch hại mới và
nguy hiểm ở Philippines, nó phá hại tràn lan 4.500 ha lúa từ tháng 3 tới tháng
6 ở Nam Palawan Philippines, mật độ trưởng thành của loài bọ xít này lên tới
79-188 con/m
2
(Barrion A. T, Mochida, O., 1982) [60]. Còn ở vùng
Nagalanh thuộc Ấn Độ thiệt hại do loài bọ xít dai (Leptocorisa acuta thunb.)
gây lên từ 10-30% số hạt trên bông bị lép và loài này là đốí tượng dịch haị
chính ở Ẩn Độ. Những thiết hại kinh tế do loài BX này gây ra là 5% và người
ta đã sử dụng thuốc Malathion (1kg ai/ha) để phòng trừ chúng (Pangtey V. S.,
1985) [104].
Loài bọ xít Podops limosa Walker họ Pentatomidae là loài sâu hại nguy
hiểm ở vùng Sujawal-Thatta. Pakistan. Chúng tập trung và gây hại ở ruộng
lúa cạn nước, chích hút nhựa ở phàn thân cây lúa làm cho cây phát triển cằn
24
cỗi năng suất giảm (Ahmad,I., Afzal, M., 1976) [57]. Tại Brazil loài BXX, N.
viridula Linnaeus hại trên cây lúa, đậu đỗ đã có hiện tượng kháng thuốc. Hệ

số kháng thuốc cuả loài này với thuốc Endosulfan RR= 8,7; Metamidophos
RR= 2,7; Monocrotophos RR= 3,1. việc sử dụng thuốc trừ sâu tại dây đã phải
có những thay đổi (Sosa Gomez, 2001) [114].
Ngoài hai lúa, ở Ấn độ loài BX Clavigoalla gibbosa-họ Coreidae là
đối tượng dịch hại nguy hiểm cho cây đậu đỗ. Hậu quả là làm chết cây đậu và
đặc biệt làm giảm chất lượng hạt và giảm giá nông sản Người dân ở đây đã sử
dụng loài thuốc hoá học BHC Endosulfan và Monocrotophos để phòng trừ
loại BX này. Ở Miền Tây Bengal-ấn Độ trên lúa có 2 loài BX nâu Dolycoris
indicus và D. baccarum họ Pentatomidae. Pha sâu non và trưởng thành của 2
loài này chích hút nhựa thân và hạt cây lúa ở giai đoạn sắp chín và gây thiệt
hại 10% số bông thui (Chatterjee, P.B., 1986) [66]. Còn ở vùng cao Uttar
pradesh ấn Độ loài BXD (L. acuta) loài sâu hại năng suất 15-20% (Nigan,
P.M., 1985) [102].
Ở Miền Tây Bengal – Ấn Độ, trên lúa có 2 loài BX nâu Đolycoris
indicus Linnaeus và D. baccarum Linnaeus họ Pentatomidae. Pha sâu non và
trưởng thành của 2 loài này chích hút nhựa thân và hạt cây lúa ở giai đoạn sắp
chín và gây thiệt hại 10% số bông thui (Chattejee P. B., 1986) [66].
Tại Mỹ trên cây lúa có loài BX Oebalus pugnax Linnaeus phá hại. Hạt
lúa bị hại thường có kích thước và trọng lượng nhỏ hơn hạt bình thường. Loài
này thường gây hại nhiều ở giai đoạn hình thành hạt. Năng suất lúa bị giảm
nhiều hơn khi BX phá hại vào giai đoạn từ ngậm sữa tới trước chín (28 ngày
trước thu hoạch) là khi hạt vào chắc tới chín (20 ngày trước khi thu hoạch).
Năng suất lúa giảm không đáng kể khi BX hại vào giai đoạn trước khi thu
hoạch 10 ngày, nhưng trên hạt có thể để lại dấu vết bị hại (Hall D. G., Teetes
G. L., 1982) [78]. Tại Nhật Bản, loài BXG Cletus punctiger Dallas là loài sâu
25
hại khá nguy hiểm trên lúa và trên đậu đỗ, nên đã có rất nhiều nghiên cưú tập
trung vào loài BX này, như thời gian sống của BXG phụ thuộc chặt chẽ vào
loại thức ăn, chúng có đặc tính hoạt động theo múa (Ito K., 1980, 1984, 1985;
Egurata R. I., 1977; Kawada H., 1983) [83], [85], [87], [75], [90].

Nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy rằng thời vụ có vai trò quan trọng
trong điều khiển số lượng BX hại lúa. Như ở Nam Florida thu được 4 loài BX
hại lúa, trong đó có loài Oebalus puguax chiếm 95% về số lượng BX và
chúng xuất hiện từ tháng 6 tới tháng 11, mật độ BX tăng quá ngưỡng kinh tế
ở 50% ruộng cây chính vụ và 100% ở ruộng cây vụ muộn (Jones,D.B., 1986;
Saroja, R., 1985) [88],[111].
Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng tỷ lệ hại và mật độ BX hai lúa
có liên quan chặt chẽ với sự có mặt của cây cỏ lồng vực (Echinochloa
crusgalli). Ở vùng Puerto Rico-Mỹ đã tìm thấy 5 loài BX hại lúa và 10 loài
cây ký chủ của chúng. Trên ruông lúa có cỏ dại (cây ký chủ phụ của bọ xít)
thì số loài BX nhiều gấp 2 lần trên ruộng không có cỏ dại (Franqui,R.A.,1988)
[77]. Ở Malaysia người ta nghiên cứu và thấy rằng: Cỏ lồng vực
(Echinochloa crusgalli) là cây chung chuyển ký chủ phụ của nhiều loài BX
trong đó có loài BXD (Leptocorisa oratorius). Trên ruộng có BXD và cỏ lồng
vực ở giai đoạn sớm thì thiệt hại năng suất lúa không lớn. Còn ở ruộng lúa
không cỏ lồng vực thì thiệt hại do BX gây ra làm giảm năng suất 3,7%, nhưng
năng suất giảm 63% khi ruộng không có BX mà có cỏ lồng vực. Còn nếu
ruộng có cỏ lồng vực và cả BX phá hại ở giai đoạn muộn thì thiệt hại năng
suất lớn hơn. (Supaad-Mohd- Amin,1989; Ito, K.,1982) [116][84].
Một nghiên cứu về khả năng truyền bệnh nấm lên hạt lúa do BX làm
môi giới cho thấy: những vết bị hại do BX ở trên hạt lúa có màu úa và thâm
nâu là do nấm Fusarium oxysporum Schlect và vết bị hại điển hình nhất khi
BX chích vào 5 – 10 ngày sau khi hoa lúa thụ phấn (Lee F. N., 1993) [99].

×