Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Hướng dẫn giải đề thi môn Tài Chính Doanh Nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.73 KB, 82 trang )

Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam
I
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI 2014
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP - HỌC PHẦN 1

 Hướng dẫn giải chi tiết Đề Thi Hế Môn Chuyên Ngành.
 Sưu tầm từ Ngân Hàng Đề Thi AOF.
 Kỳ 1- Năm học : 2013
 Tài liệu: Giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp 1
Nhà xuất bản Tài Chính 08/2012.
Chủ biên: TS. Bùi Văn Dần và TS. Vũ Văn Ninh.

Hà Nội, Tháng 01/2014

Tóm Tắt Cấu Trúc Đề Thi Tài Chính doanh nghiệp HP1 - Đợt 1 (2013)
(Dùng cho hệ ĐH Chính quy không phải chuyên ngành TCDN)
Đề thi 90 phút gồm 4 câu. Bài tập 5,5 điểm. Lý thuyết 4,5 điểm.
Lý thuyết : 5 Chương
Hầu như chương nào cũng có thể hỏi.
Mà đề thì thường thích hỏi nhất là chương 1.
Bài tập: Chương 2+3 : 1 câu
Chương 4: 1 câu , chương 5 tha ko hỏi
Có thể hỏi về mấy dạng cơ bản chương 2: giá trị thời gian của tiền
Nói chung chương 2+ 3 : bài tập rất cơ bản
Chương 4 khó hơn: Phần diễn biến nguồn vốn hầu như đề nào cũng có thể hỏi
Phải phân biệt đc khi nào tính các hệ số là thời điểm , thời kỳ
Mấy cái nhóm chỉ tiêu hiệu suất là thời kỳ v v
À: trước đọc đc 1 số bạn hỏi so sánh bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ
(nhưng đề thi sẽ ko hỏi linh tinh sâu đến mức thế đâu, t hỏi cô giáo rồi, cái này là cái đề chép
tay ko rõ nguồn gốc ngoài quán, xem òi ^^ Khác nhau ở số dư tiền


Với 1 bạn hỏi là chứng minh công thức tính giá trị hiện tại của 1 dòng tiền đều vô hạn
Thì dùng cấp số nhân, quy về n > vô cùng thôi, ko phải dùng giới hạn j cả???
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam
II
PHẦN A: HỆ THỐNG LÝ THUYẾT ĐỀ THI 2014

Lời giải:
1) Khái niệm:
Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận mua bán 1 tài sản cơ sở tại một thời điểm xác định trong
tương lai với 1 mức giá ấn định trước ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.
-Đặc điểm:
+ Tại thời điểm ký hợp đồng kỳ hạn, không có sự trao đổi tài sản cơ sở hay thanh toán tiền .
+ Hoạt động thanh toán sẽ diễn ra tại 1 thời điểm trong tương lai theo tỏa thuận đã được ký
kết trong hợp đồng.
+ Hợp đồng kỳ hạn bắt buộc các bên tham gia phải thực hiện thỏa thuận trong hợp đồng khi
đến thời điểm đáo hạn bất kể giá thị trường của tài sản cơ sở có thay đổi như thế nào.
+ Trong hợp đồng kỳ hạn bên mua và bên bán đều không phải trả phí hợp đồng.
+ Không có sự tham gia của tổ chức trung gian.
-Tác dụng của hợp đồng kỳ hạn:
+ Phòng ngừa rủi ro phát sinh do sự biến động bất thường của giá cả hàng hóa, tỷ giá hối
đoái.
+ Với tư cách là công cụ phòng ngừa rủi ro, hợp đồng kỳ hạn được sử dụng để cố định khoản
thu nhập hay chi trả theo mức giá cố định đã được ấn định trước bất chấp sự biến động.
2) Ưu điểm của hợp đồng kỳ hạn:
- Hợp đồng kỳ hạn được thiết kế như là 1 công cụ hữu hiệu để quản lý rủi ro.
- Hợp đồng kỳ hạn thường rất linh hoạt về phương diện thời hạn thực hiện hợp đồng, quy mô
hợp đồng, thời gian giao dịch.
Hạn chế của hợp đồng kỳ hạn:
- Hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu giao dịch của doanh nghiệp khi nào doanh

nghiệp chỉ có nhu cầu mua hoặc bán tài sản cơ sở trong tương lai.
- Là hợp đồng bắt buộc nên đánh mất cơ hội kinh doanh hay đầu cơ.
- Hạn chế về mặt thanh khoản vì các bên tham gia hợp đồng không thể bán hợp đồng khi thấy
có lời và cũng không thể xóa bỏ hợp đồng khi thấy bất lợi.
- Trong thực tế đôi khi Doanh nghiệp vừa có nhu cầu giao dịch tài sản cơ sở giao ngay ở thời
điểm hiện tại, đồng thời vừa có nhu cầu giao dịch tài sản cơ sở kỳ hạn ở 1 thời điểm nào đó
trong tương lai. Khi ấy hợp đồng kỳ hạn không thể đáp ứng được.
- Hợp đồng kỳ hạn không thể đáp ứng cho nhu cầu đầu cơ để kiếm lời.
- Phát sinh rủi ro khi 1 trong 2 bên không có khả năng thực hiện hợp đồng.
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam
III
Câu hỏi thi 1: ( Đề thi 07/10/2013 )
Nêu khái niệm, đặc điểm, tác dụng của hợp đồng kỳ hạn? Nêu ưu điểm, hạn chế của
hợp đồng kỳ hạn? Cho ví dụ minh họa?
3) Ví dụ minh họa:
Một công ty khai thác vàng sẽ sản xuất 100 tấn vàng vào 01/06/2014. Công ty ký 1 hợp
đồng bán vàng có kỳ hạn cho công ty sản xuất đồ trang sức cũng muốn cố định giá vàng vào
ngày 01/06/2014. Nếu cả 2 bên thỏa thuận với nhau giá giao dịch là $600 / ounce thì hợp
đồng kỳ hạn có nội dung :
Người nắm giữ bản hợp đồng giao dịch có kỳ hạn này có nghĩa vụ phải mua tài sản dưới đây
với giá giao dịch được quy định bởi người ký phát như dưới đây:
+ Tài sản cơ sở: 100 tấn vàng
+ Ngày đáo hạn: 01/06/2014
+ Giá giao dịch: $600/ ounce
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam
IV
Lời giải:
Hệ số

β
được định nghĩa: là hệ số đo lường mức độ biến động tỷ suất sinh lời của cổ
phiếu cá biệt so với mức độ biến động tỷ suất sinh lời danh mục thị trường.

β
phản ánh độ nhạy cảm của chứng khoán i đối với sự biến động của thị trường khi rủi ro
cao, hệ số
β
cao và kéo theo tỷ suất sinh lời đòi hỏi cũng tăng theo.

2
),cov(
m
i
mi
δ
β
=
Trong đó:
i
β
hệ số rủi ro của chứng khoán (cổ phiếu) i.
Cov(i,m) hiệp phương sai trung bình giữa tỷ suất sinh lời của chứng khoán (cổ phiếu) i
và tỷ suất sinh lời danh mục thị trường.

2
m
δ
phương sai của tỷ suất sinh lời danh mục thị trường.
Ý nghĩa: Hệ số

β
cho biết tỷ suất sinh lời của cổ phiếu cá biệt thay đổi trung bình gấp bao
nhiêu lần tỷ suất sinh lời danh mục thị trường, thông qua hệ số
β
của chứng khoán cho biết
chứng khoán có nhiều rủi ro và nhạy hay ngược lại chắc chắn và ổn định.
1>
i
β
: cổ phiếu nhạy hơn, rủi ro hơn thị trường.
1=
i
β
: cổ phiếu thay đổi theo thị trường.
1<
i
β
: cổ phiếu kém nhạy hơn, ít rủi ro hơn thị trường.
Rủi ro phi hệ thống là những rủi ro riêng có của từng doanh nghiệp, từng ngành do đó
không thể mô hình hóa và chỉ có thể laoij bỏ bằng đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Hệ số bê ta của doanh nghiệp chỉ phản ánh rủi ro hệ thống vì nó đánh giá được rủi ro hệ
thống của chứng khoán so với danh mục thị trường.

δ
đo lường rủi ro tổng thể ( bao gồm rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống).
*Biểu diễn mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời đòi hỏi qua đường thị trường
chứng khoán SML và giải thích?
Rủi ro là yêu tố không mong muốn tác động xấu tới tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, được xem như khả năng xuất hiện các kết quả thực tế không giống như dự
đoán, thuật ngữ rủi ro được sử dụng với ý nghĩa như là sự không chắc chắn ở thời điểm hiện

tại về kết quả xảy ra trong tương lai. Trên góc độ kinh doanh và đầu tư, rủi ro được định
nghĩa là sự không chắc chắn hay sự sai lệch giữa tỷ suất sinh lời thực tế đạt được so với tỷ
suất sinh lời kỳ vọng (tỷ suất sinh lời dự kiến). Những khoản đầu tư nào có khả năng có sự sai
lệch càng lớn được xem như có rủi ro lớn hơn.
Khi 1 danh mục đầu tư đa dạng hóa tốt thì rủi ro danh mục sẽ phụ thuộc vào rủi ro hệ
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam
V
Câu hỏi thi 2: (Đề thi Ca2 - 30/09/2013)
Giải thích vì sao hệ số bê ta của doanh nghiệp chỉ phản ánh rủi ro hệ thống mà không
phản ánh rủi ro phi hệ thống? Biểu diễn mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời
đòi hỏi qua đường thị trường chứng khoán SML và giải thích?
thống của các chứng khoán trong danh mục. Để xác định mức rủi ro hệ thống của 1 chứng
khoán cụ thể ta dùng độ nhạy cảm của chứng khoán đó đối với các biến động của thị trường.
Độ nhạy cảm này gọi là bê ta.
-Hệ số
β
được định nghĩa: là hệ số đo lường mức độ biến động tỷ suất sinh lời của cổ phiếu
cá biệt so với mức độ biến động tỷ suất sinh lời danh mục thị trường.

β
phản ánh độ nhạy cảm của chứng khoán i đối với sự biến động của thị trường khi rủi ro
cao, hệ số
β
cao và kéo theo tỷ suất sinh lời đòi hỏi cũng tăng theo.

2
),cov(
m
i

mi
δ
β
=
Trong đó:
i
β
hệ số rủi ro của chứng khoán (cổ phiếu) i.
Cov(i,m) hiệp phương sai trung bình giữa tỷ suất sinh lời của chứng khoán (cổ phiếu) i
và tỷ suất sinh lời danh mục thị trường.

2
m
δ
phương sai của tỷ suất sinh lời danh mục thị trường.
-Tỷ suất sinh lời đòi hỏi: là tỷ suất sinh lời cần thiết tối thiểu phải đạt được khi thực
hiện đầu tư sao cho có thể bù đắp được rủi ro có thể gặp phải trong đầu tư.
-Dựa theo mô hình định giá tài sản vốn CAPM:
Công thức xác định tỷ suất sinh lời đòi hỏi:

ifmfi
RRRR
β
).( −+=
Trong đó:
i
β
bằng 0; bằng 1; lớn hơn 1 hoặc nhỏ hơn 1 tùy vào mức độ rủi ro của tài sản i so
với rủi ro của danh mục thị trường.
i

R
: Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư với cổ phiếu i.
f
R
: Tỷ suất sinh lời rủi ro.
m
R
: Tỷ suất sinh lời thị trường (danh mục thị trường).
i
β
: Hệ số rủi ro của cố phiếu i.
-Mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời đòi hỏi được thể hiện qua đường SML
( Đường thị trường chứng khoán) .
+ Nếu
fi
RR =→= 0
β
.Tỷ suất sinh lời đòi hỏi chính là tỷ suất phi rủi ro.
+ Nếu
mi
RR
=→=
1
β
. Tỷ suất sinh lời đòi hỏi bằng mức độ rủi ro của danh mục thị trường.
Vì các nhà đầu tư luôn mong muốn bù đắp phần rủi ro nên phần bù rủi ro giả định là dương
(
)0; >−>
fmfm
RRRR

. Do vậy, tỷ suất sinh lời
)(
i
R
của chứng khoán có tương quan xác định
với hệ số
β
của chứng khoán, nghĩa là nếu chứng khoán có hệ số
β
càng cao (rủi ro nhiều
hơn) thì nhà đầu tư sẽ yêu cầu tỷ suất sinh lời của chứng khoản phải cao hơn.
Tỷ suất sinh lời yêu cầu Đừng TTCK SML
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam
VI
Rủi ro thực tế của chứng khoán i

m
R
Chênh lệch
Rủi ro thị trường

f
R

Tỷ suất
sinh lời
fi rủi ro
Ví dụ minh họa: Công ty cổ phần A được định giá trên thị trường chứng khoán là 100.000 đồng/ cổ phần.
Các nhà phân tích tài chính đã tính ra

6,1=
β
. Tỷ suất sinh lời của chứng khoán phi rủi ro là 8%. Tỷ suất sinh
lời trung bình trên thị trường hàng tháng là 0,69%. Xác định tỷ suất sinh lời đòi hỏi của các cổ đông của công
ty A?
Lời giải:
+Tỷ suất trung bình trên thị trường hàng năm:
%)6,8(086,01)0069,01(
12
==−+
+Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của các cổ đông của công ty A là:

%76,10%)5%6,8.(6,1%5
=−+=
A
R
Mức bù rủi ro thị trường là 3,6% và mức bù rủi ro của chứng khoán A là 5,76%.
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam
VII
Câu hỏi thi 3: (Đề Thi 29/09/2012)
Quản trị tài chính là gì và vai trò của quản trị tài chính đến hoạt động của doanh nghiệp? Vì sao
trong nền kinh tế thị trường, quản trị tài chính đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp?

Lời giải :
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết
định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
Vai trò của quản trị tài chính đến hoạt động của doanh nghiệp thể hiện qua các mặt chủ yếu sau:
1.Huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục.
+Nhà quản trị tài chính cần xem xét tình hình thị trường tài chính nhu cầu vốn và điều kiện cụ thể của doanh

nghiệp để đưa ra các quyết định tối ưu nhất trong việc tổ chức huy động các nguồn vốn cả bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động của doanh nghiệp.
+Một chính sách tài trợ đúng đắn không những giúp DN giảm thiểu rủi ro tài chính mà còn tác động rất lớn
đến việc thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
2.Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
+ Nhà quản trị lựa chọn các dự án đầu tư tối ưu trên cơ sở cân nhắc, so sánh các chỉ tiêu liên quan sẽ tạo tiền
đề cho việc sử dụng vốn tiết kiệm và đạt hiểu quả cao.
+Tổ chức huy động vốn kịp thời, đầy đủ giúp DN chớp được thời cơ kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Việc lựa chọn hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp, đảm bảo cơ cấu vốn tối
ưu có thể giúp cho doanh nghiệp giảm bớt chi phí sử dụng vốn, góp phần tăng lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận
vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
+Huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh giúp DN tránh thiệt hại do ứ đọng vốn, góp phần
tăng vòng quay tài sản, giảm số vốn vay từ đó sẽ giảm được tiền trả lãi vay, tăng lợi nhuận sau thuế của DN.
3.Kiểm tra, giám sát một cách toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
+Thông qua việc xem xét tình hình thu chi tiền tệ hàng ngày và phân tích, đánh giá tình hình tài chính của
doanh nghiệp và thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhà quản trị tài chính có thể kiểm soát kịp thời, toàn
diện các mặt hoạt động của DN. Từ đó chỉ ra những tồn tại và những tiềm năng chưa được khai thác để đưa
ra các quyết định thích hợp, điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam
VIII
Câu hỏi thi 4: (Đề thi 30/09/2013- Ca1)
Giải thích các chỉ tiêu sau: "Thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận chưa phân phối, vốn đầu tư của chủ
sở hữu, nợ phải trả". Công thức tính NWC, ý nghĩa của việc tính chỉ số này với công tác quản trị tài
chính. Cho ví dụ minh họa trong trường hợp NWC>0 và phân tích?

Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam
IX

Câu hỏi thi 5: (Đề Thi 30/09/2013)
Trình bày mô hình CAPM. Nêu ý nghĩa đối với công tác quản trị tài chính?
Lời giải:
*Mô hình định giá tài sản vốn - CAPM :
Đây là mô hình mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời đòi hỏi, được sử dụng để định giá các tài
sản tài chính. Trong mô hình này, tỷ suất sinh lời đòi hỏi khi đầu tư vào chứng khoán bằng tỷ suất sinh lời phi
rủi ro cộng với một khoản bù đắp rủi ro dựa trên cơ sở rủi ro hệ thống của chứng khoán đó. Còn rủi ro phi hệ
thống không được xem xét trong mô hình này, do nhà đầu tư có thể xây dựng những danh mục đầu tư đa
dạng hóa để loại bỏ rủi ro phi hệ thống.
Công thức xác định tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư đối với chứng khoán i :

ifmfi
RRRR
β
).( −+=
Trong đó:
i
R
: Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư đối với cổ phiếu i
f
R
: Tỷ suất sinh lời phi rủi ro.
m
R
: Tỷ suất sinh lời thị trường (danh mục đầu tư thị trường).
i
β
: Hệ số rủi ro của cổ phiếu i.
Những giả định của mô hình CAPM:
+ Các nhà đầu tư nắm giữ danh mục chứng khoán đã được đa dạng hóa hoàn toàn. Do đó những đòi hỏi về tỷ

suất sinh lời của nhà đầu tư bị tác động chủ yếu bởi rủi ro hệ thống của từng chứng khoán chứ không phải rủi
ro tổng thể.
+ Thị trường vốn là thị trường hiệu quả và hoàn hảo, ở chỗ nhà đầu tư được cung cấp thông tin đày đủ và
công khai.
+ Không có thuế, không có lạm phát hay bất kỳ thay đổi nào trong lãi suất hoặc lạm phát được phản ánh một
cách đầy đủ.
+ Nhà đầu tư kỳ vọng nắm giữ chứng khoán trong thời kỳ 1 năm và có hai cơ hội đầu tư: đầu tư vào chứng
khoán phi rủi ro và đầu tư vào danh mục cổ phiếu thường trên thị trường.
+ Các nhà đầu tư có thể vay nợ hoặc cho vay với lãi suất phi rủi ro và lãi suất này liên tục không thay đổi
theo thời gian.
+ Tất cả các nhà đầu tư là những người ngại rủi ro thích lựa chọn chứng khoán có tỷ suất sinh lời cao nhất
tương ứng với mức độ rủi ro cho trước hoặc lựa chọn rủi ro thấp nhất tương ứng với tỷ suất sinh lời cho
trước.
+ Tất cả các nhà đầu tư có kỳ vọng giống nhau liên quan đến tỷ suất sinh lời kỳ vọng, phương sai và hiệp
phương sai, họ đều ưa thích đa dạng hóa.
Ví dụ minh họa: Công ty cổ phần A được định giá trên thị trường chứng khoán là 100.000 đồng/ cổ phần.
Các nhà phân tích tài chính đã tính ra
6,1
=
β
. Tỷ suất sinh lời của chứng khoán phi rủi ro là 8%. Tỷ suất sinh
lời trung bình trên thị trường hàng tháng là 0,69%. Xác định tỷ suất sinh lời đòi hỏi của các cổ đông của công
ty A?
Lời giải:
+Tỷ suất trung bình trên thị trường hàng năm:
%)6,8(086,01)0069,01(
12
==−+
+Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của các cổ đông của công ty A là:


%76,10%)5%6,8.(6,1%5
=−+=
A
R
Mức bù rủi ro thị trường là 3,6% và mức bù rủi ro của chứng khoán A là 5,76%.
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam
X
Lời giải:
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam
XI
Câu hỏi thi 6: (Đề Thi Ca1- 30/09/2013)
Có ý kiến cho rằng " Khi hệ số thanh toán hiện thời của doanh nghiệp ở mức cao thì DN chắc chắn
thanh toán đúng hạn các khoản nợ tới hạn". Ý kiến này có hợp lý không? Cho ví dụ minh họa?
Hệ số thanh toán hiện thời còn được gọi là hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng Tài sản ngắn hạn
=
thanh toán hiện thời Nợ ngắn hạn
Ý kiến này chưa hợp lý bởi vì:
(1) Hệ số này cao cho thấy DN có khả năng cao trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, tình hình tài
chính của DN là khả quan. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp thì hệ số này quá cao chưa chắc đã phản ánh
năng lực thanh toán của DN là tốt. Lúc này rất có thể DN có lượng tài sản ngắn hạn lớn do 1 bộ phận hàng
tồn kho bị ứ đọng hoặc vốn bị đọng lại ở các khoản phải thu là quá lớn.
(2) Mặt khác, hệ số này phản ánh 1 cách tổng quát khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền để thanh
toán nợ ngắn hạn. Trong đó tài sản ngắn hạn bao gồm:
+Tiền và các khoản tương đương tiền
+Các khoản phải thu
+Hàng tồn kho và TSNH khác.
Ngoài tiền và các khoản tương đương tiền thì các khoản mục còn lại của TSNH mặc dù đều có tính thanh

khoản tốt nhưng khả năng chuyển đổi thành tiền chậm. Vậy nên chưa thể đảm bảo khả năng thanh toán ngắn
hạn.
Chính vì vậy hệ số này cao chỉ chứng tỏ khả năng cao trong việc thanh toán nợ đúng hạn của DN
chứ không thể chắc chắn đảm bảo khả năng thanh toán nợ đúng hạn được.
Để đánh giá 1 cách khách quan, chúng ta cần nghiên cứu thêm hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức
thời. Trong đó :
Hệ số thanh toán nhanh = (TSNH- Hàng tồn kho) / (Nợ ngắn hạn)
Hệ số thanh toán tức thời= (Tiền và các khoản tương đương tiền) / (Nợ ngắn hạn).

Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam
XII
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam
XIII
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam
XIV
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam
XV
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam
XVI
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam
XVII
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam
XVIII

Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam
XIX
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam
XX
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam
XXI
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam
XXII
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam
XXIII
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam
XXIV
Luu Ngoc Hai
Business Administration CQ49, Academy of Finance, Ha Noi, Viet Nam
XXV

×