Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Thực trạng nghèo đa chiều tỉnh Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 71 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan chuyên đề “Thực trạng nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi”
này là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các tài liệu tham khảo nhƣ đã trình bày
trong đề tài. Tơi xin chịu trách nhiệm về chuyên đề nghiên cứu của mình.
Tác giả

HUỲNH ĐINH PHÁT


ii

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
MỤC LỤC ....................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................... v
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................... 3
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 4
1.6. Cấu trúc chuyên đề ............................................................................................................... 4

CHƢƠNG 1 ..................................................................................................................... 5


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHÈO ĐA CHIỀU .................................................................. 5
1.1. Khái niệm nghèo đa chiều .................................................................................................... 5
1.2. Đo lƣờng nghèo đa chiều theo AF ........................................................................................ 5
1.3. Đo lƣờng nghèo đa chiều ở Việt Nam ................................................................................ 10

CHƢƠNG 2 ................................................................................................................... 15
THỰC TRẠNG NGHÈO ĐA CHIỀU Ở TỈNH QUẢNG NGÃI ................................. 15
2.1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi ................................... 15
2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên ........................................................................................ 15
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................................. 17
2.2. Tổng quan tình hình nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2019................ 21
2.2.1. Tình hình nghèo ở tỉnh Quảng Ngãi ở năm đầu chuyển đổi phƣơng pháp đo lƣờng ...... 21
2.2.2. Tình hình nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 – 2019 ............................. 23
2.2.3. Diễn biến hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 – 2019 ......................................... 31
2.3. Phân tích hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 – 2019 theo tiêu chí thu nhập và tiêu
chí dịch vụ xã hội cơ bản ........................................................................................................... 33
2.3.1 Hộ nghèo tiêu chí thu nhập ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2019 ............................ 33
2.3.2. Hộ nghèo tiêu chí thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 –
2019 ........................................................................................................................................... 36
2.3.3. Phân tích mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo ở tỉnh Quảng Ngãi giai
đoạn 2016 - 2019 ....................................................................................................................... 39


iii
2.4. Đánh giá chung về nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi ...................................................... 51
2.4.1 Những thành tựu ............................................................................................................... 51
2.4.2. Những hạn chế ................................................................................................................. 54
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ..................................................................................... 56

CHƢƠNG 3 ................................................................................................................... 58

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU Ở TỈNH QUẢNG
NGÃI ............................................................................................................................. 58
3.1. Các biện pháp hỗ trợ tăng thu nhập cho hộ gia đình .......................................................... 58
3.2. Tăng cƣờng hiệu quả thực thi chính sách giảm nghèo ....................................................... 59
3.3. Những hạn chế của chuyên đề và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .......................................... 61

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 64


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DTTS

Dân tộc thiểu số

HĐND

Hội đồng nhân dân

LĐTB&XH

Lao động - Thƣơng binh và Xã hội

NĐC

Nghèo đa chiều

MPI


Multiple didimensional Poverty Index (Chỉ số nghèo đa chiều)

OPHI

Oxford Poverty and Human Development Initiative

WB

Ngân hàng thế giới (World Bank)

UN

Liên Hiệp Quốc (The United Nations)

UNDP

Tổ chức phát triển Liên Hiệp Quốc (The United Nations Development
Organization)

UBND

Ủy ban nhân dân


v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1- 1 Biểu đồ các thành phần của nghèo đa chiều ...................................................7
Hình 2- 1: Giá trị và tốc độ tăng GRDP tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2018 ..........17

Hình 2- 2 Cơ cấu kinh tế Quảng Ngãi giai đoạn 2005-2018 (%) ..................................18

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2- 1 Kết quả đánh giá nghèo theo cách tiếp cận đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi năm
2015 ...............................................................................................................................21
Bảng 2- 2 Kết quả đánh giá nghèo theo cách tiếp cận đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi năm
2016 ...............................................................................................................................22
Bảng 2- 3 Tình hình nghèo theo cách tiếp cận đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
2016 - 2019 ....................................................................................................................25
Bảng 2- 4 Tình hình nghèo hộ dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi 2016 - 2019 ...........28
Bảng 2- 5 Tình hình nghèo ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 – 2019 theo địa phƣơng
.......................................................................................................................................29
Bảng 2- 6 Diễn biến hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2019 .......................32
Bảng 2- 7 Hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2019 ...34
Bảng 2- 8 Hộ nghèo tiêu chí thu nhập theo địa phƣơng giai đoạn 2016 - 2019............35
Bảng 2- 9 Hộ nghèo tiêu chí thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản giai đoạn 2016 - 2019 ...37
Bảng 2- 10 Hộ nghèo tiêu chí thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản theo địa phƣơng giai
đoạn 2016 - 2019 ...........................................................................................................38
Bảng 2- 11 Phân tích hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi theo mức độ thiếu hụt chiều Giáo dục
.......................................................................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 2- 12 Phân tích hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi theo mức độ thiếu hụt chiều Y tế ....42
Bảng 2- 13 Phân tích hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi theo mức độ thiếu hụt chiều Nhà ở .44
Bảng 2- 14 Phân tích hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi theo mức độ thiếu hụt chiều Điều
kiện sống ........................................................................................................................47
Bảng 2- 15 Phân tích hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi theo mức độ thiếu hụt chiều Tiếp cận
thông tin .........................................................................................................................49
Bảng 2- 16. Tổng hợp kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo giai đoạn 2016 2019 ...............................................................................................................................52


1


MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Những năm trƣớc đây, vấn đề nghèo đói thƣờng đƣợc đo lƣờng thơng qua thu
nhập hoặc chi tiêu đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và đƣợc quy ra bằng tiền, ngƣời
nghèo hay hộ nghèo là những đối tƣợng có mức thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn chuẩn
nghèo. Cách thức tiếp cận và đo lƣờng này đƣợc gọi là “nghèo đơn chiều”, qua thời
gian bắt đầu bộc lộ những hạn chế nhất định, bởi vốn dĩ một số nhu cầu cơ bản của
con ngƣời nhƣ tham gia xã hội, an ninh, vị thế xã hội, điều kiên sống v.v... không thể
quy ra tiền, hoặc các loại cơ sở hạ tầng công cộng, môi trƣờng, một số dịch vụ y
tế/giáo dục công v.v… không thể dùng tiền để mua. Điều đó dẫn đến có trƣờng hợp hộ
gia đình khơng nghèo về thu nhập nhƣng lại khơng đƣợc đáp ứng những nhu cầu tối
thiểu do trên địa bàn khơng có sẵn dịch vụ, văn hóa vùng miền, tập quán dân tộc...
Suốt một thời gian dài, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều sử dụng thƣớc đo thu
nhập, chi tiêu để đo lƣờng sự thiếu hụt các nhu cầu cơ bản và thụ hƣởng phúc lợi xã
hội (Boadway & Bruce, 1984), nguyên nhân chính là sự phổ biến trong sử dụng chỉ số
tiền tệ để đo lƣờng phúc lợi và việc thống kê thu nhập, chi tiêu là thuận lợi và dễ so
sánh để xác định chuẩn nghèo trong nền kinh tế (Laderchi, Saith, & Stewart, 2003).
Trên quan điểm ngƣời ta có thể có đủ tiền để không bị coi là ngƣời nghèo nhƣng
không đạt đƣợc chất lƣợng cuộc sống nhất định nếu khơng có các tiện ích cơng cộng
nào đó; cụ thể là chi phí ăn uống, giáo dục và quần áo của con cái (Thorbecke, 2005).
Ba thập kỷ qua, mức độ quan tâm về tình trạng đói nghèo đa chiều đã đƣợc gia tăng
đáng kể, thể hiện qua rất nhiều nghiên cứu khác nhau cũng nhƣ sự vận dụng vào chính
sách giảm nghèo của các quốc gia.
Alkire và Foster (2007) bắt đầu nghiên cứu về một cách thức đo lƣờng mới về
nghèo đói, đơn giản nhƣng vẫn đáp ứng tính đa chiều. Cách thức đo lƣờng này đã
đƣợc UNDP sử dụng để tính tốn chỉ số Nghèo đa chiều (MPI) lần đầu tiên đƣợc giới
thiệu trong Báo cáo Phát triển con ngƣời năm 2010 và đƣợc đề xuất áp dụng thống
nhất trên thế giới sau năm 2015 để theo dõi, đánh giá đói nghèo. Chỉ số tổng hợp này
đƣợc tính tốn dựa trên 3 chiều nghèo là Y tế, Giáo dục và Điều kiện sống với 10 chỉ

số về phúc lợi; chuẩn nghèo đƣợc xác định bằng 1/3 tổng số thiếu hụt. Hiện nay, có
nhiều nƣớc trên thế giới (nhƣ Mexico, Colombia, Braxin, Costa Rica, Trung Quốc...)
đã nghiên cứu chuyển đổi và áp dụng phƣơng pháp tiếp cận đo lƣờng nghèo đơn chiều
dựa vào thu nhập sang đo lƣờng nghèo đa chiều trong đo lƣờng và giám sát nghèo, xác
định đối tƣợng nghèo, đánh giá và xây dựng các chính sách giảm nghèo và phát triển
xã hội.


2

Ở Việt Nam, ngày 15/9/2015, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số
1614/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phƣơng pháp đo lƣờng nghèo từ
đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”; ngày 19/11/2015, Thủ
tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 59/2015/QĐ- TTg về chuẩn nghèo tiếp cận
đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Thực hiện đo lƣờng và thực thi chính
sách giảm nghèo theo cách tiếp cận đa chiều địi hỏi tồn diện hơn trên tất cả các lĩnh
vực và phải đảm bảo các yếu tố nhƣ: Giáo dục, y tế, điều kiện sống về nhà ở, nguồn
nƣớc sinh hoạt, thông tin. Cách tiếp cận này sẽ xảy ra tình trạng một số hộ đang nghèo
lại trở thành cận nghèo hoặc thoát nghèo và ngƣợc lại. Đặc biệt, đối với các huyện
miền núi nhiều yếu tố trong tiêu chuẩn nghèo đa chiều khiến các địa phƣơng này gặp
rất nhiều khó khăn vì điều kiện cơ sở hạ tầng ở đây chƣa đồng bộ, thói quen, tập qn,
nhận thức cịn thấp, việc tiếp cận thơng tin đại chúng cịn thiếu, dịch vụ y tế, giáo dục
chƣa đảm bảo...
Quảng Ngãi là một tỉnh Duyên hải miền Nam Trung Bộ. Khi áp dụng đo lƣờng,
đánh giá nghèo theo cách tiếp cận đa chiều, kết quả đã chỉ ra sự chênh lệch đáng kể.
Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Quảng Ngãi năm 2015 là 9,22% - theo chuẩn nghèo
đơn chiều. Khi áp dụng chuẩn nghèo đa chiều vào năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo đã tăng
lên 13,06%, đặc biệt khu vực miền núi có 25.392 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 41,93% (trong
đó huyện Tây Trà có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất so với các huyện khác trong tỉnh: 75,08%,
tiếp theo là huyện Sơn Tây: 55,07%). Nhƣ vậy, khi áp dụng chuẩn nghèo mới, tỷ lệ hộ

nghèo đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vấn đề chuẩn
nghèo và chỉ số áp dụng trong đo lƣờng nghèo rõ ràng có tác động đáng kể đến kết quả
xác định hộ nghèo, và ảnh hƣởng đến hiệu quả thiết kế - thực thi chính sách giảm
nghèo. Nƣớc sạch, nhà vệ sinh, sử dụng dịch vụ viễn thông, tài sản phục vụ tiếp cận
thông tin... là những thiếu hụt phổ biến đối với đồng bào dân tộc.
Trên cơ sở thực tiễn quốc gia chuyển đổi phƣơng pháp đo lƣờng, đánh giá nghèo
theo cách tiếp cận đa chiều, cần có nghiên cứu nhằm khuyến nghị chính sách giảm
nghèo phù hợp hơn với chuẩn nghèo mới, phù hợp hơn với nhận thức mới về nghèo,
thích hợp với mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,
tồn cầu hóa. Một trong những hƣớng nghiên cứu đặt ra là với chuẩn nghèo mới, bức
tranh nghèo ở Quảng Ngãi thể hiện và diễn biến thế nào. Với những lý do trên tôi
nghiên cứu chuyên đề "Thực trạng nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi" trong quá
trình thực hiện luận án tiến sĩ.


3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng nghèo và giảm nghèo theo phƣơng pháp tiếp cận
đa chiều giai đoạn 2016 -2019, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảm
nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong những năm tiếp theo.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng nghèo ở tỉnh Quảng Ngãi theo chuẩn nghèo đa chiều giai
đoạn 2016 – 2020.
- Phân tích tình trạng nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi theo theo vùng, theo địa
bàn, theo dân tộc…
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giảm nghèo đa chiều trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi giai đoạn 2020 - 2025.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu

- Tình hình nghèo ở tỉnh Quảng Ngãi khi tiếp cận theo chuẩn đa chiều nhƣ thế
nào?
- Động thái nghèo giai đoạn 2016 -2019 diễn biến nhƣ thế nào?
- Phân bổ hộ nghèo ở các vùng nông thôn – thành thị, vùng đồng bằng - miền núi,
hộ dân tộc thiểu số - hộ dân tộc kinh có sự khác biệt nhƣ thế nào?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hiện trạng nghèo theo chuẩn đa
chiều của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 – 2019.
1.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung:
Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu hiện trạng nghèo theo chuẩn nghèo tiếp
cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ban hành
tại Quyết định số 59/2015/QĐ- TTg.
Phạm vi không gian: Địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp về tình hình nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi từ năm 2016 đến năm 2019;


4

1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chuyên đề chủ yếu áp dụng phƣơng pháp định tính trong hệ thống hóa cơ sở lý
thuyết, phân tích và đánh giá dữ liệu thứ cấp, cụ thể nhƣ sau:
- Phƣơng pháp tổng hợp tài liệu: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm hệ thống
hoá các lý thuyết, xác định các luận cứ khoa học và thực tiễn về đo lƣờng nghèo đa
chiều. Thông qua nghiên cứu, tổng hợp cơ sở lý luận về nghèo đa chiều và tiếp cận đo
lƣờng nghèo đa chiều ở Việt Nam.
- Thống kê mô tả và so sánh: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để đánh giá thực
trạng nghèo đa chiều trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2019; So sánh và

nhận định diễn biến nghèo đa chiều cùng với phân tích nghèo thu nhập, phân tích theo
mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản.
Cơ sở dữ liệu: Đề tài chủ yếu sử dụng nguồn dữ liệu dữ liệu thứ cấp từ các báo
cáo, số liệu tổng hợp về nghèo của địa phƣơng qua Sở Lao động Thƣơng binh và Xã
hội.
1.6. Cấu trúc chuyên đề
Chuyên đề đƣợc trình bày bao gồm 4 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về nghèo đa chiều
Chƣơng 2: Thực trạng nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 2019
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả giảm nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng
Ngãi


5

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHÈO ĐA CHIỀU
1.1. Khái niệm nghèo đa chiều
Từ kết quả nghiên cứu các công trình của Sen (1976, 1980, 1988, 1993);
Townsend and Abel-Smith (1979), khái niệm về nghèo đã đƣợc mở rộng bao gồm cả
các khía cạnh khác của cuộc sống con ngƣời. Nghèo không chỉ đƣợc đo lƣờng bằng
thu nhập, chi tiêu mà bao gồm tiếp cận với hàng hóa cơng cộng, y tế, giáo dục, điều
kiện nhà ở, và các mức sống xã hội khác... Nói cách khác khái niệm nghèo khổ đã mở
rộng từ khái niệm nghèo đói vật chất đến nhìn nhận nghèo đói là khái niệm đa chiều:
Nghèo là một hiện tƣợng đa chiều, tình trạng nghèo cần đƣợc nhìn nhận là sự thiếu
hụt/khơng đƣợc thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con ngƣời, thể hiện đƣợc sự thiếu
hụt về giáo dục, y tế và chất lƣợng cuộc sống (UNDP, 2013).
Một khái niệm khá phổ biến thể hiện tính đa chiều của nghèo là Tuyên bố của
Liên hợp quốc (UN) vào tháng 6/2018: “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia
hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là khơng có đủ ăn, đủ mặc, không

đƣợc đi học, không đƣợc đi khám, không có đất đai để trồng trọt hoặc khơng có nghề
nghiệp để ni sống bản thân, khơng đƣợc tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là
khơng an tồn, khơng có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng
đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều
kiện rủi ro, không đƣợc tiếp cận nƣớc sạch và cơng trình vệ sinh an tồn”.
Theo Đặng Ngun Anh (2015) “Nghèo đa chiều là cách tiếp cận mới nhằm
hạn chế việc bỏ sót những đối tƣợng tuy khơng nghèo về thu nhập nhƣng lại nghèo về
các chiều cạnh khác. Thay vì xem xét nghèo thu nhập, những ai khơng đƣợc khám
chữa bệnh, không đƣợc đến trƣờng, không đƣợc tiếp cận thông tin cũng đƣợc xác định
là nghèo. Cái nghèo gắn liền với sự thiếu thốn thu nhập/chi tiêu mà cịn là việc khơng
đƣợc thỏa mãn các nhu cầu cơ bản khác. Đây là phƣơng pháp khắc phục những bất cập
và hạn chế của chính sách hiện tại. Phƣơng pháp này giúp bảo đảm mức sống tối thiểu,
đồng thời đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản, từng bƣớc giảm nghèo bền vững”.
Nghiên cứu nhiều quan điểm khác nhau của các nhà kinh tế học, các nhà nghiên
cứu thì đại đa số thống nhất nghèo là một hiện tượng đa chiều, nghèo đa chiều được
hiểu là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản về dịch vụ xã hội ở
mức tối thiểu của con người theo quyền lợi cơ bản được xác định ở từng vùng, từng
quốc gia.
1.2. Đo lƣờng nghèo đa chiều theo AF
Trong những năm trƣớc đây nghèo đói thƣờng đƣợc đo lƣờng thông qua thu nhập


6

hoặc chi tiêu. Chuẩn nghèo đƣợc xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những nhu
cầu tối thiểu và đƣợc qui ra bằng tiền; Ngƣời nghèo hay hộ nghèo là những đối tƣợng
có mức thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn chuẩn nghèo. Cách thức đo lƣờng này đã duy
trì trong thời gian dài và bắt đầu bộc lộ những hạn chế.
Dựa trên cách tiếp cận khả năng của Amartya Sen đối với sự phát triển của con
ngƣời, đánh giá nghèo theo đa chiều là sự mở rộng trong phƣơng pháp đo lƣờng, bởi

việc phân loại ngƣời nghèo dựa trên thu nhập và chi tiêu đã phải đối mặt với nhiều lời
chỉ trích và tranh cãi vì nó khơng phản ánh hết những thiếu hụt phải mà ngƣời nghèo
phải đối mặt. Nghèo đói phải đƣợc hiểu nhƣ là một vấn đề đa chiều, trong đó thu nhập
chỉ là một yếu tố trong số nhiều yếu tố khác giúp con ngƣời đạt đƣợc một cuộc sống
tƣơm tất hơn. Bourguignon and Chakravarty (2003) cho rằng chỉ tiêu tiền tệ không
không thể cung cấp một đánh giá toàn diện về phúc lợi của con ngƣời, sự thịnh vƣợng
của con ngƣời phụ thuộc vào các thuộc tính tiền tệ và phi tiền tệ; đo lƣờng đói nghèo
dựa trên thu nhập có thể chứng minh năng lực của ngƣời tiêu dùng thông qua thị
trƣờng, nhƣng nó khơng phản ánh đƣợc sự tiếp cận của họ đối với hàng hố cơng (giáo
dục, y tế, cơ sở hạ tầng…).
Những năm qua, có nhiều phƣơng pháp đo lƣờng đói nghèo đa chiều đã đƣợc đề
xuất, bao gồm: Phƣơng pháp lý thuyết tiên đề ((Alkire & Foster, 2011a; Bourguignon
& Chakravarty, 2003; Chakravarty, Mukherjee, & Ranade, 1998; Tsui, 2002); phƣơng
pháp lý thuyết thông tin (Maasoumi & Lugo, 2008); lý thuyết tập mờ (Lemmi & Betti,
2006); lý thuyết biến tiềm ẩn (Kakwani & Silber, 2008). Những năm gần đây, phƣơng
pháp Alkire-Foster (thƣờng đƣợc gọi là phƣơng pháp AF) của Sabina Alkire và James
Foster thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng quốc tế nhờ vào công cụ đơn giản trong
đo lƣờng và xếp hạng nghèo đa chiều. Phƣơng pháp luận đo lƣờng nghèo đói đa chiều
đƣợc đề xuất bởi Alkire and Foster (2007, 2011a) dựa theo phƣơng pháp tiếp cận lý
thuyết tiên đề. Bên cạnh việc thu hút nhiều nhà nghiên cứu khác vận dụng vào nghiên
cứu thực nghiệm, phƣơng pháp đo lƣờng nghèo đa chiều đƣợc đề xuất bởi Alkire and
Foster (2007) xuất hiện lần đầu tiên trong Báo cáo Phát triển Con ngƣời 2010 của
UNDP bởi Alkire and Santos (2010). Alkire and Santos (2010) đã sử dụng phƣơng
pháp Alkire and Foster (2007) để phát triển thành chỉ số nghèo đa chiều (MPI) phản
ánh tình trạng nghèo cấp tính ở 104 nƣớc đang phát triển. Những năm sau đó, chỉ số
MPI đƣợc nghiên cứu sâu hơn và ngày càng hoàn thiện ((Alkire & Foster, 2011a,
2011b; Alkire & Santos, 2010, 2013; Alkire & Seth, 2008)…), trở thành phƣơng pháp
luận cho nhiều nghiên cứu về nghèo đói (Alkire & Santos, 2013; De Neubourg, de
Milliano, & Plavgo, 2013, 2014; Loaiza, Munetón, & Vanegas, 2014; Rippin, 2010;
Silber, 2011; Vijaya, Lahoti, & Swaminathan, 2014; Wang & Wang, 2016; Zahra &



7

Zafar, 2015)…
Theo Alkire and Santos (2010), đo lƣờng kết quả nghèo ở số ngƣời/hộ theo nhiều
chiều (dimensions) và nhiều chỉ tiêu (Indiacators). MPI đƣợc tổ chức Sáng kiến phát
triển con ngƣời và nghèo đói (OPHI - Oxford Poverty and Human Development
Initiative) của Đại học Oxford cùng UNDP sử dụng trong Báo cáo Phát triển Con
ngƣời (Human Development Report). Theo đó, chỉ số nghèo đa chiều (MPI) đƣợc tính
trên 3 chiều (Giáo dục, y tế, mức sống) và 10 chỉ tiêu, chuẩn nghèo đƣợc xác định
bằng 1/3 tổng số thiếu hụt.. Chỉ số này thay thế chỉ số nghèo khổ tổng hợp (HPI) đã
đƣợc nêu trong các báo cáo phát triển con ngƣời thƣờng niên từ 1997. Đã có nhiều
quốc gia áp dụng phƣơng pháp đo lƣờng nghèo đa chiều để đo lƣờng và giám sát
nghèo ở cấp quốc gia dựa trên khung phân tích của Alkire và Foster.
Hình 1- 1 Biểu đồ các thành phần của nghèo đa chiều

Nguồn: UNDP (2011)
MPI đến nay đƣợc xem là phƣơng pháp trực tiếp để đo lƣờng nghèo đói đa chiều,
cho thấy ngƣời dân có đƣợc đáp ứng đƣợc một số nhu cầu cơ bản nhất định, các
quyền… phù hợp với các phƣơng pháp tiếp cận năng lực của Sen. Việc thực hiện tính
tốn MPI hàm ý một số quyết định quan trọng liên quan đến các chỉ số của nó: xác
định tập hợp các chỉ số để đƣa vào đánh giá, chọn một bộ các biến hoặc các chỉ số
phản ánh từng chiều, sau đó thiết lập và áp dụng các cắt giảm cho mỗi chỉ số, gán
trọng số, và đặt điểm cắt nghèo đói (Alkire & Santos, 2013). Trong thuật ngữ của chỉ
số MPI, mỗi chức năng đƣợc gọi là một chiều, đánh giá tình trạng đói nghèo dựa vào
sự thiếu thốn của hộ gia đình theo ba chiều cơ bản: giáo dục (bao gồm tỷ lệ đi học và
năm học), y tế (bao gồm tử vong ở trẻ em và thông tin về suy dinh dƣỡng), và mức
sống (điện, vệ sinh, nƣớc uống, sàn nhà, loại nhiên liệu nấu ăn đã sử dụng và quyền sở
hữu tài sản). Ba chiều đƣợc trao trọng số cân bằng nhau và sự thiếu hụt chung của hộ

gia đình đƣợc so sánh với ngƣỡng đói nghèo đã đƣợc xác lập. Những ngƣời bị tƣớc
đoạt nhiều hơn một số chỉ số nhất định - trong trƣờng hợp này là 33% - đƣợc xác định


8

là ngƣời nghèo đa chiều. Việc lựa chọn các khía cạnh và sự cắt giảm có thể đƣợc
hƣớng dẫn bởi các giá trị chung mà xã hội chia sẻ nhƣ đƣợc thể hiện trong Hiến pháp,
Luật pháp hoặc dựa trên các cân nhắc chính sách và các ƣu tiên. Đánh giá về MPI,
Alkire and Santos (2013) cho rằng việc lựa chọn các chỉ số để đƣa vào tính tốn cũng
bị giới hạn bởi những hạn chế về dữ liệu; hơn nữa, có thể đƣa ra các bộ trọng số khác
nhau cho từng chiều, có thể phản ánh một hệ thống thứ bậc hoặc ƣu tiên của một tập
hợp các kích thƣớc (hoặc chức năng) cụ thể (Alkire & Foster, 2011b). Tuy nhiên, theo
Chaudhary (2015), MPI là một thƣớc đo miêu tả về nghèo đói của con ngƣời và chịu
ảnh hƣởng bởi việc hình thành chính sách, các quyết định địa phƣơng về phân phối
hàng hố cơng cộng và việc thực hiện các chƣơng trình quốc gia nhằm cải thiện cuộc
sống của ngƣời dân.
Phƣơng pháp đo lƣờng nghèo đa chiều theo AF đƣợc thực hiện qua các bƣớc nhƣ
sau:
(1) Xác định số lƣợng chiều trong phân tích nghèo đa chiều; các chiều cơ bản và
thƣờng đƣợc sử dụng bao gồm y tế, giáo dục, mức sống. Mỗi chiều nghèo đƣợc đo
lƣờng dựa trên các chỉ số thành phần (kí hiệu Ik).
(2) Xác định mức thiếu hụt của từng chỉ số thành phần, từ đó ƣớc lơợng điểm
thiếu hụt với mỗi hộ gia đình i theo cơng thức:
K

ci   wk I ki

(1)


k 1

Trong đó
- Iki là giá trị của chỉ số thành phần k của hộ i
- wk là quyền số của chỉ số thành phần Iki
- K là tổng số chỉ số thành phần.
Các chỉ số thành phần Iki đƣợc xác định là các chỉ số nhị phân, với 1 là thiếu
hụt, 0 là không thiếu hụt. Giá trị quyền số của chỉ số thành phần phụ thuộc vào số
lƣợng chiều và số lƣợng chỉ số thành phần trong từng chiều. Giá trị quyền số bằng 1,
K

w
k 1

k

 1.

Điểm thiếu hụt c có giá trị từ 0 đến 1, với giá trị càng gần về 1 đồng nghĩa mức
độ thiếu hụt càng lớn của hộ. Nếu không bị thiếu hụt ở bất cứ chiều nào, điểm thiếu
hụt của hộ sẽ có giá trị bằng 0; cũng có nghĩa là bị thiếu hụt ở tất cả các chiều thì hộ sẽ
có điểm thiếu hụt bằng 1.


9

(3) Xác định ngƣỡng nghèo đa chiều: Để xác định tỷ lệ nghèo đa chiều theo
phƣơng pháp của Alkire và Foster, chúng ta cần phải xác định ngƣỡng nghèo đa chiều
(the poverty cut-off), ký hiệu là L. Một hộ gia đình sẽ đƣợc xác định là nghèo nếu nhƣ
có điểm thiếu hụt lớn hơn chuẩn nghèo, tức là ci  L . Chẳng hạn Alkire and Foster

(2007, 2011a) sử dụng ngƣỡng nghèo là 1/3, tức là nếu hộ nghèo có điểm thiếu hụt lớn
hơn 1/3 thì sẽ coi là hộ nghèo.
(4) Xác định tỷ lệ hộ nghèo đa chiều: Sau khi tính đƣợc số hộ nghèo đa chiều sẽ
ƣớc lƣợng đƣợc tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (còn gọi là chỉ số đếm đầu, ký hiệu là H):
H

q
n

(2)

Trong đó:
- q là số lƣợng hộ nghèo đa chiều;
- n là tổng số hộ gia đình.
Chúng ta có thể tính tỷ lệ ngƣời nghèo bằng cách lấy tổng số ngƣời nghèo đa
chiều chia cho tổng dân số. Tỷ lệ nghèo đa chiều không phản ánh đƣợc mức độ hay độ
sâu thiếu hụt của các hộ nghèo. Vì hộ thiếu hụt tất cả các chiều cũng nhƣ hộ chỉ thiếu
hụt 1/L chiều cũng đều đƣợc coi là hộ nghèo. Tỷ lệ nghèo đa chiều giản đơn không
cho thấy đƣợc số chiều thiếu hụt của các hộ nghèo. Chính vì vậy Alkire và Foster
(2007, 2011) đề xuất ƣớc tính mức độ tập trung của Nghèo đa chiều A:
n

A

 c ( L)
i 1

i

(3)


q

Trong đó:
ci (L) là điểm thiếu hút chỉ tính cho hộ nghèo (censored deprivation score),

đƣợc tính nhƣ sau:
ci ( L)  ci nếu hộ là hộ nghèo đa chiều, ci  L
ci ( L)  0 nếu hộ là hộ không nghèo đa chiều, ci  L

(5) Tính chỉ số Nghèo đa chiều MPI (còn gọi là chỉ số đếm đầu điều chỉnh) theo
cơng thức:
MPI = H × A.

(4)

Chỉ số MPI có giá trị càng cao phản ánh mức độ nghèo đa chiều càng nghiêm
trọng. Chỉ số MPI không chỉ phản ánh tỷ lệ nghèo đa chiều mà còn phản ánh mức độ


10

thiếu hụt của ngƣời nghèo đa chiều. Nói cách khác, theo Alkire và Foster (2007,
2011), thì chỉ số MPI phản ánh tỷ lệ dân số nghèo đa chiều đƣợc điều chỉnh theo độ
sâu của nghèo đa chiều.
So sánh với các phƣơng pháp đo lƣờng nghèo đa chiều khác, phƣơng pháp AF
của Alkire và Foster, đặc biệt là chỉ số MPI có những thuận lợi sau:
- Mơ tả đƣợc tổng thể nghèo và khơng có sự tách biệt các chiều nghèo đối với
các nhóm dân cƣ cũng nhƣ các khu vực địa lý khác nhau. Đồng thời, bằng chỉ số MPI
có thể dễ dàng so sánh giữa các nhóm dân cƣ, khu vực và các giai đoạn thời gian khác

nhau.
- Có thể phân tích đƣợc tƣơng quan giữa 2 hay 3 hoặc nhiều thiếu hụt của các
chiều nghèo, giúp xác định đƣợc thiếu hụt ở một chỉ số nào đó có gây ra hiệu ứng tác
động đến các thiếu hụt khác hay không, hoặc nhận thấy sự xuất hiện cùng nhau của
một số thiếu hụt trong một số nhóm dân cƣ hay vùng địa lý. Việc hiểu đƣợc tƣơng
quan này có thể giúp định hƣớng chính sách hiệu quả để cải thiện một thiếu hụt nào đó
của chiều nghèo cụ thể.
- Phƣơng pháp AF đánh giá nghèo qua nhiều chiều và chỉ số nên có khả năng
đánh giá những nhu cầu khác nhau của hộ gia đình, đồng thời giúp xác định sự cấp
thiết của một số nhu cầu so với những nhu cầu cịn lại. Điều này sẽ giúp cơng tác thực
thi chính sách giảm nghèo có trọng tâm, trọng điểm; hạn chế đƣợc những hỗ trợ mang
tính chất bình quân đang đƣợc thực hiện với cách tiếp cận nghèo đơn chiều.
Tóm lại, phƣơng pháp đo lƣờng nghèo đa chiều theo AF có thể kết hợp nhiều
tiêu chí khác nhau để nắm bắt đƣợc tính đa dạng và độ phức tạp của nghèo, qua đó
cung cấp thơng tin xây dựng những chính sách và chƣơng trình phù hợp cho giảm
nghèo. Các chỉ tiêu đo lƣờng sẽ đƣợc lựa chọn sao cho phù hợp với xã hội và hoàn
cảnh thực tế của từng quốc gia, từng địa phƣơng hay vùng miền khác nhau.
1.3. Đo lƣờng nghèo đa chiều ở Việt Nam
Khái niệm về nghèo hay nhận dạng về nghèo của từng quốc gia, vùng hay từng
cộng đồng dân cƣ nhìn chung khơng có sự phân biệt đáng kể. Hầu hết các tiêu chí để
xác định nghèo đều dùng mức thu nhập hay chi tiêu để thỏa mãn những nhu cầu cơ
bản nhất của con ngƣời về: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã
hội. Sự khác nhau thƣờng là ở chỗ mức độ thỏa mãn cao hay thấp phụ thuộc vào trình
độ phát triển kinh tế - xã hội cũng nhƣ phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc
gia.


11

Chuẩn nghèo của thế giới và Việt Nam thay đổi theo thời gian, ngày càng nâng

cao phù hợp với sự thay đổi chi phí của những nhu cầu cần thiết của cuộc sống. Đƣợc
sự hỗ trợ của tổ chức quốc tế UNDP, năm 2010 Việt Nam công bố kết quả khảo sát
nghèo đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với việc áp dụng chỉ số nghèo đa
chiều MPI bao gồm 08 chiều đo lƣờng (thu nhập, giáo dục, y tế, tiếp cận hệ thống an
sinh xã hội, chất lƣợng và diện tích nhà ở, dịch vụ nhà ở, tham gia các hoạt động xã
hội, an toàn xã hội) và 21 chỉ báo với trọng số ngang bằng nhau. UNDP (2011) đã
công bố Báo cáo quốc gia về phát triển con ngƣời năm 2011 cho Việt Nam, trong đó
chỉ số nghèo đa chiều MPI đƣợc xây dựng gồm 03 chiều (Y tế, Giáo dục, Mức sống)
với chín chỉ tiêu: (1) hộ phải bán tài sản, vay nợ để trả phí chăm sóc y tế hoặc ngƣng
chữa trị; (2) thành viên hộ chƣa hoàn thành bậc tiểu học; (3) trẻ em trong độ tuổi đi
học không đến trƣờng; (4) sử dụng điện thắp sáng; (5) tiếp cận nƣớc uống sạch; (6)
tiếp cận vệ sinh; (7) tiếp cận nhà vệ sinh tiêu chuẩn; (8) sống ở nhà cố định; và (9) có
sở hữu tài sản lâu bền. Ngƣời (hộ) nào chịu bất kỳ hai thiếu hụt nào trong chín chỉ số
trên đƣợc xem là nghèo đa chiều.
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo hiệu quả, từ kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 13 đã
thơng qua Nghị quyết số 76/2014/QH13 về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm
nghèo bền vững đến năm 2020, trong đó nêu rõ: “Xây dựng chuẩn nghèo mới theo
phƣơng pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và đáp ứng các dịch
vụ xã hội cơ bản”; Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tƣớng
Chính phủ ban hành kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 76/2014/QH13 của
Quốc hội đã xác định rõ nhiệm vụ xây dựng, nghiên cứu xây dựng đề án tổng thể về
đổi mới phƣơng pháp tiếp cận nghèo đói ở Việt Nam từ đơn chiều sang đa chiều. Tiếp
đó, ngày 15 tháng 9 năm 2015, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định số 1614/QĐTTg phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phƣơng pháp tiếp cận đo lƣờng nghèo từ
đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020”. Đến ngày 19 tháng 11
năm 2015, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho
giai đoạn 2016 – 2020 tại quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, trong đó quy định rõ các
tiêu chí tiếp cận đo lƣờng nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; chuẩn hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
Phƣơng pháp luận đo lƣờng nghèo đa chiều của Việt Nam áp dụng theo phƣơng
pháp AF, quá trình đo lƣờng đánh giá nghèo sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu

nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (tiếp cận về y tế, giáo dục,
nhà ở, nƣớc sạch và vệ sinh, tiếp cận thơng tin). Với tiêu chí về thu nhập, chuẩn nghèo
ở khu vực nông thôn là 700.000 đồng/ngƣời/tháng; ở khu vực thành thị 900.000
đồng/ngƣời/tháng. Với tiêu chí về mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, 10


12

chỉ số đo lƣờng mức độ thiếu hụt trong nghèo đa chiều tƣơng ứng là: giáo dục ngƣời
lớn, giáo dục trẻ em, khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế, nhà ở, nƣớc sạch, hố xí, dịch vụ
viễn thơng, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Các chỉ số đo lƣờng này đƣợc trình bày
trong Bảng 1-1 dƣới đây:
Bảng 1-1. Các chiều nghèo và tiêu chí đo lƣờng nghèo đa chiều ở Việt Nam
Chiều
nghèo

Tiêu chí để
Ngƣỡng thiếu hụt
đo lƣờng
Hộ gia đình có ít nhất 1
1.1. Trình độ thành viên trong độ tuổi lao
giáo dục của động chƣa tốt nghiệp Trung
ngƣời lớn
học cơ sở và hiện khơng đi
học

1)Giáo
dục
Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ
1.2.

Tình
em trong độ tuổi đi học (5trạng đi học
dƣới 16 tuổi) hiện không đi
của trẻ em
học

2)Y tế

Hộ gia đình có ngƣời bị ốm
đau nhƣng khơng đi khám
chữa bệnh(ốm đau đƣợc xác
định là bị bệnh/chấn thƣơng
2.1. Tiếp cận
nặng đến mức phải nằm một Hiến pháp năm 2013
các dịch vụ y
10
chỗ và phải có ngƣời chăm Luật Khám chữa bệnh
tế
sóc tại giƣờng hoặc nghỉ
việc/học khơng tham gia
đƣợc các hoạt động bình
thƣờng)
Hiến pháp năm 2013
Hộ gia đình có ít nhất 1 Luật bảo hiểm y tế 2014
2.2.
Bảo thành viên từ 6 tuổi trở lên NQ 15/NQ-TW Một số
10
hiểm y tế
hiện tại khơng có bảo hiểm y vấn đề chính sách xã hội
tế

giai đoạn 2012-2020.
Hộ gia đình đang ở trong nhà
thiếu kiên cố hoặc nhà đơn

3.1.
Chất
(Nhà ở chia thành 4 cấp độ:
lƣợng nhà ở
nhà kiên cố, bán kiên cố, nhà
thiếu kiên cố, nhà đơn sơ)

3)Nhà ở

Cơ sở hình thành chiều
nghèo và tiêu chí đo Điểm số
lƣờng
Hiến pháp năm 2013
NQ 15/NQ-TW Một số
vấn đề chính sách xã hội
giai đoạn 2012-2020.
10
Nghị
quyết
số
41/2000/QH (bổ sung
bởi Nghị định số
88/2001/NĐ-CP)
Hiến pháp năm 2013
Luật Giáo dục 2005
Luật bảo vệ, chăm sóc

và giáo dục trẻ em
10
NQ 15/NQ-TW Một số
vấn đề chính sách xã hội
giai đoạn 2012-2020.

Luật Nhà ở;
NQ 15/NQ-TW Một số
10
vấn đề chính sách xã hội
giai đoạn 2012-2020.

Luật Nhà ở;
Quyết định 2127/QĐ3.2. Diện tích
Diện tích nhà ở bình qn Ttg của Thủ tƣớng
nhà ở bình
đầu ngƣời của hộ gia đình Chính phủ Phê duyệt 10
qn
đầu
nhỏ hơn 8m2
Chiến lƣợc phát triển
ngƣời
nhà ở quốc gia đến năm
2020 và tầm nhìn đến


13
năm 2030

4.1

Nguồn
NQ 15/NQ-TW Một số
Hộ gia đình khơng đƣợc tiếp
nƣớc
sinh
vấn đề chính sách xã hội
cận nguồn nƣớc hợp vệ sinh
4)Điều
hoạt
giai đoạn 2012-2020.
kiện sống
NQ 15/NQ-TW Một số
4.2.
Hố Hộ gia đình khơng sử dụng
vấn đề chính sách xã hội
xí/nhà tiêu
hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh
giai đoạn 2012-2020.
Luật Viễn thông
5.1 Sử dụng Hộ gia đình khơng có thành
NQ 15/NQ-TW Một số
dịch vụ viễn viên nào sử dụng thuê bao
vấn đề chính sách xã hội
thông
điện thoại và internet
giai đoạn 2012-2020.
5)Tiếp cận
Luật Thông tin truyền
Hộ gia đình khơng có tài sản
thơng tin

thơng
5.2 Tài sản nào trong số các tài sản: Ti
NQ 15/NQ-TW Một số
phục vụ tiếp vi, radio, máy tính; và khơng
vấn đề chính sách xã hội
cận thông tin nghe đƣợc hệ thống loa đài
giai đoạn 2012-2020.
truyền thanh xã/thôn

10

10

10

10

Nguồn: Bộ LĐTB&XH (2015)
Điểm của các chỉ số: Các chiều, thể hiện các nhóm dịch vụ xã hội cơ bản, sẽ
đƣợc cho điểm bằng nhau, thể hiện vai trị quan trọng ngang bằng nhau. Cụ thể: có tất
cả 5 chiều, mỗi chiều quy định là 20 điểm, trong mỗi chiều, các chỉ số cũng đƣợc cho
điểm bằng nhau, mỗi chỉ số sẽ đƣợc cho 10 điểm. Nhƣ vậy tổng số điểm thiếu hụt sẽ là
100 điểm. Tổng điểm thiếu hụt của tất cả các chỉ số sẽ cộng thành điểm thiếu hụt
chung của hộ gia đình. Nếu điểm thiếu hụt chung này nhiều hơn ngƣỡng thiếu hụt
chung thì hộ sẽ bị coi là thiếu hụt các nhu cầu cơ bản.
Ngƣỡng thiếu hụt đa chiều: Ngƣỡng thiếu hụt đa chiều là mức độ thiếu hụt mà
nếu hộ gia đình thiếu nhiều hơn mức độ này thì bị coi là thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ
xã hội cơ bản. Chỉ số nghèo đa chiều toàn cầu (MPI) quy định ngƣỡng thiếu hụt đối
với một hộ gia đình là thiếu từ 1/3 tổng điểm thiếu hụt trở lên. Tại Việt Nam, cũng đã
đề xuất ngƣỡng thiếu hụt đối với một hộ gia đình là thiếu từ 1/3 tổng điểm thiếu hụt

trở lên. Ngƣỡng thiếu hụt đa chiều là mức độ thiếu hụt mà nếu hộ gia đình thiếu nhiều
hơn mức độ này thì bị coi là thiếu hụt các nhu cầu cơ bản. Ngƣỡng thiếu hụt đa chiều
sẽ không thay đổi trong thời gian nhất định (5 năm), không phụ thuộc khả năng ngân
sách, không thay đổi khi thay đổi mục tiêu hay khi tình hình thay đổi do tác động
chính sách.
Trong giai đoạn 2016-2020, hộ nghèo ở Việt Nam đƣợc xác định nhƣ sau: Hộ
nghèo khu vực nông thơn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: (1) Có thu nhập
bình qn đầu ngƣời/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; (2) Có thu nhập bình qn
đầu ngƣời/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo
lƣờng mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Hộ nghèo khu vực


14

thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: 1- Có thu nhập bình qn đầu
ngƣời/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; 2- Có thu nhập bình quân đầu ngƣời/tháng
trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lƣờng mức độ thiếu
hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Nhƣ vậy, phƣơng pháp đo lƣờng nghèo đa chiều của Việt Nam hiện nay dựa
trên quan điểm nghèo là tình trạng con ngƣời không đƣợc đáp ứng một số nhu cầu cơ
bản trong cuộc sống. Nghèo đa chiều đƣợc đo lƣờng ở cấp hộ bởi đặc điểm văn hoá
gắn kết hộ gia đình ở Việt Nam rất chặt chẽ, các thành viên hộ gia đình chia sẻ và hỗ
trợ lẫn nhau khi khó khăn; một số chỉ số đo lƣờng nghèo đa chiều là chỉ số chỉ có thể
đo lƣờng ở cấp hộ mà khơng có ở cấp cá nhân, ví dụ các chỉ số thể hiện điều kiện nhà
ở, điện, nƣớc, vệ sinh, tài sản... Bên cạnh đó, số liệu vẫn đƣợc thu thập ở cấp cá nhân
đối với một số chỉ số thiếu hụt liên quan đến thiết kế chính sách phù hợp cho cấp cá
nhân (ví dụ các chính sách y tế, giáo dục,..). Một hộ gia đình sẽ bị coi là nghèo đa
chiều nếu khơng đƣợc đáp ứng một số nhu cầu xã hội cơ bản. Các nhu cầu cơ bản
trong cuộc sống đƣợc quy định trong Hiến pháp 2013, Luật nhà ở, Luật Giáo dục, Luật
Khám chữa bệnh, Luật viễn thông, Luật Thông tin truyền thông, Nghị quyết 15NQ/TW, Nghị quyết 76/2014/QH13… bao gồm nhu cầu y tế, giáo dục, việc làm, nhà

ở và thông tin, và an sinh xã hội. Cụ thể nhƣ Hiến pháp sửa đổi năm 2013, tại Điều 34
quy định “Công dân có quyền đƣợc bảo đảm an sinh xã hội”; Nghị quyết 15- NQ/TW,
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ƣơng khố XI, về chính sách xã hội giai
đoạn 2012 - 2020 đƣa ra các nhiệm vụ về đảm bảo an sinh xã hội trong đó có đáp ứng
các nhu cầu tối thiểu về y tế, giáo dục, việc làm, nhà ở và thông tin; Nghị quyết
76/2014/QH13 của Quốc hội chỉ đạo định hƣớng "xây dựng chuẩn nghèo mới theo
phƣơng pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và đáp ứng các dịch
vụ xã hội cơ bản".


15

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG NGHÈO ĐA CHIỀU Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Ngãi có tọa độ địa lý 14032’ – 15025’ vĩ Bắc, 108006’ – 109004’
kinh Đơng; phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam trên ranh giới các huyện Bình Sơn, Trà
Bồng và Tây Trà; phía nam giáp tỉnh Bình Định trên ranh giới các huyện Đức Phổ, Ba
Tơ; phía tây, tây bắc giáp tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum trên ranh giới các huyện
Tây Trà, Trà Bồng, Sơn Tây và Ba Tơ; phía tây nam giáp tỉnh Gia Lai trên ranh giới
huyện Ba Tơ; phía đơng giáp biển Đơng, có đƣờng bờ biển dài khoảng 130 km với 5
cửa biển chính là Sa Cần, Sa Kỳ, cửa Đại, Mỹ Á và Sa Huỳnh. Là một tỉnh ven biển,
Quảng Ngãi có cảng biển nƣớc sâu Dung Quất và Đảo Lý Sơn có điều kiện thuận lợi
và lợi thế để phát triển kinh tế biển, kết nối với các vùng phát triển trong khu vực
ASEAN và quốc tế bằng giao thông đƣờng biển, đồng thời có vị trí quan trọng về quốc
phịng – an ninh.
Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5.131,5km2, bằng 1,7% diện tích tự
nhiên cả nƣớc, bao gồm 14 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố, 6 huyện đồng

bằng (Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tƣ Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ), 6 huyện miền
núi (Sơn Hà, Trà Bồng, Ba Tơ, Sơn Tây, Tây Trà, Minh Long) và 1 huyện đảo (Lý
Sơn). Ở các vùng miền khác nhau, điều kiện phát triển kinh tế xã hội có sự khác biệt
đáng kể. Quảng Ngãi nối với các tỉnh Duyên hải miền Trung bằng quốc lộ 1A và
đƣờng sắt Thống Nhất; với Tây Nguyên và hạ Lào bằng đƣờng bộ là quốc lộ 24; có
thể kết nối với các trung tâm kinh tế trong nƣớc và khu vực bằng đƣờng bộ, bằng
đƣờng biển từ Cảng Dung Quất và đƣờng hàng không qua sân bay Chu Lai và sân bay
quốc tế Đà Nẵng.
2.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên
(1) Đặc điểm địa hình
Địa hình tỉnh Quảng Ngãi tƣơng đối phức tạp, có đặc điểm núi lấn sát biển, địa
hình chuyển tiếp từ địa hình đồng bằng ven biển ở phía đơng đến địa hình miền núi
cao ở phía tây.
Phía Tây của tỉnh là sƣờn Đông của dãy Trƣờng Sơn Nam, tiếp theo là các đồi
và núi thấp. Vùng miền núi chiếm gần bằng 2/3 diện tích tồn tỉnh gồm các huyện Trà
Bồng, Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ và Minh Long; có nhiều đá và khả năng khai thác kém.


16

Ở các huyện miền núi, dân cƣ chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số, điều kiện tự
nhiên khơng thuận lợi, có địa hình khá phức tạp, nhiều đồi núi cao, bị chia cắt bởi
nhiều sông suối, mùa mƣa thƣờng xảy ra sạt lở lớn, mùa nắng thƣờng bị khơ hạn kéo
dài; diện tích đất có khả năng sản xuất nơng nghiệp ít, khơng tập trung, tập qn sản
xuất cịn mang tính truyền thống, chậm thay đổi.
Tiếp giáp với vùng rừng núi là vùng trung du. Địa hình này chiếm tỷ lệ rất nhỏ
trong tổng diện tích tồn tỉnh (0,3%) với đặc điểm gò đồi nhiều sỏi đá và đất bạc màu.
Vùng đồng bằng ven biển Quảng Ngãi hẹp với tổng diện tích khoảng 1.200 km2, đƣợc
hình thành một phần bởi nguồn đất đồi phân hóa, một phần do phù sa của các con sông
bồi đắp nhƣ sông Trà Khúc, Trà Bồng, Trà Câu, Sông Vệ.

Hải đảo Lý Sơn: trƣớc đây đƣợc gọi là cù lao Ré (vì trƣớc kia có nhiều cây Ré
dùng làm dây rất dai và bền) nằm về phía Đơng Bắc, vĩ độ Bắc 15'40 và kinh độ 19',
cách đất liền 15 hải lý. Đảo Lý Sơn hiện đang đƣợc biết đến rộng rãi trong nƣớc, là
một điểm du lịch nhân văn và nghỉ dƣỡng đang hấp dẫn du khách không chỉ với thắng
cảnh thiên nhiên độc đáo mà còn là nơi lƣu giữ các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh nhƣ suối
Chình, xóm Ốc và đặc biệt là các dấu vết của văn hóa Chăm Pa và 24 chùa, am... Diện
tích của huyện đảo này khoảng 9,97 km² gồm 2 đảo: đảo Lớn (Lý Sơn, hoặc gọi Cù
Lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) ở phía Bắc đảo Lớn, và hịn Mù Cu ở phía Đơng của
đảo Lớn. Đảo Lý Sơn có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phịng, an ninh, bảo vệ chủ
quyền Tổ quốc và phát triển kinh tế biển trong bối cảnh hiện nay.
(2) Đặc điểm về khí hậu
Quảng Ngãi là một tỉnh nằm sâu trong đới nội chí tuyến với khí hậu nhiệt đới
gió mùa, mƣa nhiều vào nửa sau mùa nóng và nửa đầu mùa lạnh. Quảng Ngãi chịu ảnh
hƣởng của bão chủ yếu tập trung trong tháng 10, tháng 11, tháng 12. Hằng năm, bão,
gió và mƣa lũ ở Quảng Ngãi gây ra nhiều tác hại và ảnh hƣởng lớn đến đời sống sinh
hoạt, sản xuất của ngƣời dân và doanh nghiệp.
(3) Đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất thuộc hệ thống phân loại của FAO UNESCO, trên diện tích 513.688,14 ha, Quảng Ngãi có 9 nhóm đất chính với 25 đơn
vị đất chính và 68 đơn vị đất phụ. Chín nhóm đất chính là: cồn cát, đất cát ven biển,
đất mặn, đất phù sa, đất giây, đất xám, đất đỏ vàng, đất đen, đất nứt nẻ, đất xói mịn trơ
trọi đá. Trong đó, nhóm đất xám có vị trí quan trọng (chiếm 74,65% diện tích đất tự
nhiên) thích hợp với cây cơng nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dƣợc liệu, chăn nuôi gia
súc và nhóm đất phù sa thuộc hạ lƣu các sơng (chiếm 19,3% diện tích đất tự nhiên),
thích hợp với trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu.


17

Rừng Quảng Ngãi phong phú về lâm, thổ sản với nhiều loại gỗ nhƣ: trắc,
huỳnh, đinh hƣơng, sến, kiền kiền, gụ, giồi…, tổng trữ lƣợng gỗ khoảng 9,8 triệu m3.

So với các tỉnh trong vùng duyên hải miền Trung, vốn rừng tự nhiên của Quảng Ngãi
rất ít, chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo.
Nguồn tài ngun khống sản ở Quảng Ngãi không đa dạng và trữ lƣợng khá
thấp. Tài ngun khống sản khơng đa dạng về chủng loại, chủ yếu là khống sản phục
vụ cho cơng nghiệp vật liệu xây dựng, nƣớc khoáng và một số khoáng sản khác.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2018, theo giá so sánh năm 2010, tốc độ tăng
trƣởng GRDP bình quân của tỉnh Quảng Ngãi đạt mức 7,21 %/năm, trong đó, năm
2013, Quảng Ngãi đạt mức tăng trƣởng cao nhất 12,76%. Riêng trong năm 2018, tỉnh
Quảng Ngãi đạt mức tăng trƣởng 9,6%, cao hơn nhiều so với mức chung của cá nƣớc
là 7,08%. Tính đến năm 2018, theo giá so sánh 2010, quy mô nền kinh tế địa phƣơng
tại Quảng Ngãi đạt 51.224.840 triệu đồng, gấp khoảng 1,75 lần so với năm 2010.
Hình 2- 1: Giá trị và tốc độ tăng GRDP tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2018

(Nguồn: Niêm giám thống kê Quảng Ngãi, Báo cáo kinh tế xã hội Quảng Ngãi năm
2018)
Tăng trƣởng kinh tế cao cho phép thu ngân sách ở địa phƣơng đƣợc cải thiện.
Năm 2018, tổng thu ngân sách ở tỉnh Quảng Ngãi là 20.103 tỷ đồng tăng 10,5% so với
năm 2017, tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội năm 2018 của tỉnh là 29.600 tỷ đồng tạo điều
kiện cung cấp nguồn lực cho đầu tƣ phát triển, tăng cƣờng cơ sở vật chất, kết cấu hạ
tầng kỹ thuật thuận lợi cho thu hút nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp phát triển.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi chuyển dịch tích cực, công nghiệp, xây dựng
tăng dần và ổn định, nông nghiệp giảm dần. Kể từ năm 2010 đến nay, tính theo giá
hiện hành, tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng dao động trên 50%, dịch vụ


18

chiếm trên 20%, tỷ trọng nông lâm thủy sản giảm dần. Năm 2018, cơ cấu kinh tế của

tỉnh tƣơng ứng với công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ là 52,1%-30,17% và 17,82%.
Hình 2- 2 Cơ cấu kinh tế Quảng Ngãi giai đoạn 2005-2018 (%)

(Nguồn: Cục thống kê Quảng Ngãi)
2.1.2.2 Hạ tầng kinh tế kỹ thuật
Nền tảng cơ sở hạ tầng đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp và xây dựng mới, đặc biệt là hệ
thống giao thông kết nối với các địa phƣơng, vùng trong và ngồi nƣớc, có cả đƣờng
bộ, đƣờng cao tốc, đƣờng sắt, đƣờng thủy, đƣờng biển và đƣờng hàng không:
- Mạng lƣới đƣờng bộ, đƣờng sắt: Quảng Ngãi có tuyến quốc lộ huyết mạch 1A
chạy dọc nối liền với các tỉnh lân cận Quảng Nam và Bình Định; Đƣờng cao tốc Đà
Nẵng – Quảng Ngãi đã đƣợc thông xe toàn tuyến trong năm 2018, rút ngắn thời gian di
chuyển từ Đà Nẵng đến các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Trục ngang của khu
vực kinh tế trọng điểm miền Trung, Quảng Ngãi có quốc lộ 24 qua địa phận các huyện
Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành, Ba Tơ nối tuyến sang tỉnh Kon Tum. Quốc lộ 24B dài
108 km, điểm đầu tại cảng Sa Kỳ, điểm cuối nối vào quốc lộ 24 thuộc địa phận xã Ba
Tiêu huyện Sơn Tây; Đƣờng Đông Trƣờng Sơn, đoạn qua địa phận Quảng Ngãi đi qua
các xã Sơn Mùa, Sơn Bua, Sơn Dung, Sơn Long huyện Sơn Tây với tổng chiều dài 31
km. Tuyến đƣờng sắt Bắc – Nam trên địa phận tỉnh Quảng Ngãi góp phần đáng kể
trong việc vận chuyển hành khách và hàng hóa, tạo sự giao lƣu với các tỉnh trong tồn
quốc.
- Hệ thống giao thơng đƣờng thủy: bên cạnh 2 cảng biển chính Dung Quất và Sa
Kỳ, còn các bến cảng nhỏ khác nhƣ cảng Cổ Lũy, cảng cá Lý Sơn, cảng cá Sa Huỳnh,
cảng Mỹ Á,... Các cảng có thể kết hợp khai thác phát triển du lịch đƣờng biển nhƣ:
cảng Lý Sơn, cảng Sa Kỳ, cảng Cổ Lũy, trong đó cảng Sa Kỳ và cảng Lý Sơn giữ vị trí
quan trọng.
- Đƣờng hàng khơng: tỉnh Quảng Ngãi khơng có sân bay nhƣng trung tâm của
tỉnh gần sân bay Chu Lai (Quảng Nam) và sân bay quốc tế Đà Nẵng.


19


Nguồn điện ở Quảng Ngãi đƣợc cung cấp từ lƣới điện quốc gia cho tất cả các xã,
phƣờng, thị trấn của các huyện đất liền và thành phố Quảng Ngãi. Đến nay, việc điều
tiết và cung cấp điện cho tỉnh cơ bản đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy
nhiên ở một số khu vực đòi hỏi mức tiêu thụ điện lớn vẫn cịn nhiều khó khăn.
Các nhà máy nƣớc trên địa bàn Quảng Ngãi đảm bảo đủ cấp nƣớc sinh hoạt và
cho các khu dịch vụ. Đối với vùng nông thôn, đến nay tỉnh đã xây dựng các cơng trình
cấp nƣớc thuộc chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh nơng thơn. Các cơng trình cấp nƣớc
sinh hoạt đã đem lại hiệu quả xã hội cao, trừ một số cơng trình miền núi nhƣ Ba Vì
(Ba Tơ), Long Sơn (Minh Long), Phổ Châu (Đức Phổ)... Nhìn chung hệ thống cung
cấp nƣớc sạch đảm bảo nhu cầu đời sống và phát triển các kinh tế của tỉnh.
Tuy nhiên, hạ tầng kỹ thuật đến nay vẫn là điểm nghẽn lớn cho sự phát triển kinh
tế - xã hội của Quảng Ngãi, đặc biệt là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa.
2.1.2.3 Dân số, lao động
Dân số Quảng Ngãi đến năm 2018 có 1,27 triệu ngƣời; mật độ dân số trên 245
ngƣời/km2. Dân cƣ sống ở khu vực đồng bằng chiếm 81%, miền núi 17%, hải đảo gần
2%. Trong cơ cấu dân số là dân số trẻ, có hơn 60% trong độ tuổi lao động, 94% ngƣời
từ 15 tuổi trở lên biết chữ. Đồng bào dân tộc thiểu số sống rải rác ở những thôn, khu
dân cƣ vùng sâu vùng xa.
2.1.2.4 Văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ và một số vấn đề
xã hội khác
- Văn hóa: Quảng Ngãi là tỉnh có bề dày về lịch sử văn hóa và truyền thống cách
mạng với nhiều nét văn hóa độc đáo, góp phần làm phong phú nền văn hóa cộng đồng
các dân tộc Việt Nam. Nền văn hóa xa xƣa nhất trên đất Quảng Ngãi đƣợc biết đến là
văn hóa Sa Huỳnh, một trong ba nền văn hóa lớn của Việt Nam. Trong thời đại mới,
các giá trị mới về văn hóa, con ngƣời của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hội nhập nhƣ năng
động, cởi mở, thân thiện, hợp tác, chia sẻ, thích ứng nhanh với cái mới, khát khao làm
giàu... đang hình thành và đƣợc khẳng định.
- Giáo dục, đào tạo của Quảng Ngãi phát triển cả về quy mô, chất lƣợng và cơ
cấu ngành nghề, góp phần đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã

hội của tỉnh, cũng nhƣ sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Hệ thống trƣờng học, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trƣờng ở các cấp học đều
tăng. Phổ cập giáo dục đƣợc duy trì kết quả vững chắc. Tồn tỉnh có 184/184 xã đạt
chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi. Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 99,9%, trẻ 6 11 tuổi đang học tiểu học: 98,7 %.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 03 trƣờng đại học, 06 cơ sở đào tạo cao đẳng và 03
trƣờng trung cấp nghề. Sự hình thành và phát triển các trƣờng đại học, cao đẳng, nghề


20

trên địa bàn đã góp phần tích cực vào đào tạo nguồn nhân lực cho địa phƣơng, phần
nào đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn.
Tuy vậy, giáo dục và đào tạo của tỉnh cũng đang cho thấy một số số tồn tại, bất
cập. Việc quy hoạch, sắp xếp mạng lƣới trƣờng lớp học ở một số nơi chƣa phù hợp với
thực tế; một số huyện còn thiếu phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, nhà vệ
sinh chƣa đạt yêu cầu, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Nguồn lực đầu tƣ cho giáo dục
chƣa tƣơng xứng và đáp ứng nhu cầu; nguồn vốn của địa phƣơng không đáp ứng kịp
thời trong công tác duy tu, bảo dƣỡng, chống xuống cấp; việc huy động các nguồn lực
xã hội đầu tƣ cho giáo dục đào tạo chƣa cao. Công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục
cịn bất cập; cơ chế, chính sách về ngành giáo dục và đào tạo chƣa nhất quán, chậm
sửa đổi, bổ sung.
- Khoa học công nghệ ở Quảng Ngãi cũng có những bƣớc phát triển, tạo động
lực thúc đẩy sự tăng trƣởng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác quản lý nhà
nƣớc về khoa học, cơng nghệ có nhiều tiến bộ. Đội ngũ trí thức, nghiên cứu khoa học
tăng lên; cơ sở vật chất đƣợc quan tâm đầu tƣ; hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng
dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ có hiệu quả hơn. Mặc dù môi trƣờng khoa học công
nghệ chƣa phát triển nhƣ các thành phố lớn nhƣng tỉnh Quảng Ngãi đã dành sự quan
tâm khá lớn đến lĩnh vực này, tạo cơ sở ban đầu phát triển thị trƣờng khoa học cơng
nghệ, góp phần vào định hƣớng phát triển doanh nghiệp công nghiệp, nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao (mơ hình sản xuất nơng sản sạch, hình thành vùng ngun liệu

mía, ngơ, sắn, lúa, nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm và thu nhập cho ngƣời
dân; thực hiện chủ trƣơng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp: chƣơng trình hỗ trợ đổi
mới thiết bị, công nghệ trong khu vực sản xuất kinh doanh; chƣơng trình phát triển tài
sản trí tuệ; chƣơng trình hỗ trợ nâng cao năng suất chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa...).
Tuy nhiên, đến nay hệ thống các cơ sở nghiên cứu kỹ thuật – công nghệ còn chƣa
nhiều, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém. Khả năng tự cung cấp trang thiết bị cho
tỉnh khơng có, khả năng nghiên cứu sáng tạo cơng nghệ trong tỉnh cịn hạn chế nên
trình độ kỹ thuật cơng nghệ của Quảng Ngãi còn khoảng cách khá xa so với các địa
phƣơng khác. Việc đa dạng hóa nguồn lực đầu tƣ cho khoa học và cơng nghệ cịn gặp
nhiều khó khăn, kết quả hạn chế, chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách nhà nƣớc.
Bên cạnh những điều kiện về dân số, giáo dục, khoa học công nghệ, lĩnh vực y
tế, văn hóa thể dục thể thao cũng ngày càng đƣợc mở rộng, đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ
của nhân dân. Trong quá trình phát triển kinh tế, tỉnh Quảng Ngãi đã chú trọng thực
hiện các chính sách xã hội và bảo đảm an sinh xã hội. Các phong trào đền ơn, đáp
nghĩa đƣợc đẩy mạnh, đời sống ngƣời có công cách mạng đƣợc nâng lên. Công tác
giảm nghèo đƣợc chú trọng thực hiện, nhất là ở miền núi. Nhiều giải pháp tích cực đã
đƣợc triển khai, tạo điều kiện cho hộ nghèo vƣơn lên phát triển sản xuất, ổn định đời
sống, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn tỉnh giảm còn 7,69%.


×