Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Thực trạng quản trị bán hàng tại chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi coop food

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328 KB, 23 trang )

Nhóm 3 GVHD: Th.S TRẦN PHI HOÀNG
Lời mở đầu
Ngày nay, khả năng thành công của các nhà bán lẻ đang phụ thuộc vào việc
dung hòa giữa phục vụ nhu cầu của cư dân địa phương trong khi vẫn đảm bảo tính
hiệu quả nhờ quy mô. Sự phát triển của các nhà bán lẻ Việt Nam không nằm ngoài xu
hướng này, nhất là trong bối cảnh các đô thị lớn Việt Nam nói chung và mảng thương
mại nói riêng vẫn chưa có một nền tảng quy hoạch rõ ràng. Sự xuất hiện của mô hình
Co.op Food là một bước đi đáng kể thể hiện khả năng linh hoạt để đáp ứng nhu cầu
người tiêu dùng trong lĩnh vực bán lẻ.
Để đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao về an toàn vệ sinh thực phẩm của người
tiêu dùng, Saigon Co.op đã xây dựng mô hình chuỗi cửa hàng thực phẩm Co.op Food.
Đây là mô hình bán lẻ song song với hệ thống Siêu thị Co.opmart, Co.opXtra nhằm
đáp ứng nhu cầu mua sắm tiện lợi cho người tiêu dùng, đặc biệt là người dân ở các
khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất với sản phẩm an toàn, chất lượng, giá cả
hợp lý. An toàn - tiện lợi - tươi ngon là luôn là tiêu chí hoạt động của Co.op Food
trong suốt chặng đường của mình. “An toàn” với những quy định khắt khe về thực
phẩm; “tiện lợi” với sự thuận tiện, nhanh chóng cho nhu cầu mua sắm của người tiêu
dùng; “tươi ngon” để đáp ứng yêu cầu về chất lượng thực phẩm mỗi ngày. Chính
những điều này đã tạo được sự tin tưởng của người tiêu dùng, đặc biệt ở những người
nội trợ.
Trong năm năm hình thành và phát triển, đi đôi với sự tín nhiệm của người tiêu
dùng là sự phát triển mạng lưới cửa hàng thực phẩm Co.op Food rộng khắp trên các
quận, huyện, các khu công nghiệp, khu chế xuất tại thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến
cuối năm 2013, chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn, tiện lợi, tươi ngon Co.op Food đã
đạt mốc 73 cửa hàng.
Trong quá trình làm bài, nhóm không thể tránh khỏi việc có những sai sót, cũng
như những ý kiến đóng góp chưa hay. Mong Thầy thông cảm và góp ý để nhóm có
thể rút kinh nghiệm và làm tốt hơn.
Quản trị bán hàng 1
Nhóm 3 GVHD: Th.S TRẦN PHI HOÀNG
MỤC LỤC


Quản trị bán hàng 2
Nhóm 3 GVHD: Th.S TRẦN PHI HOÀNG
Phần 1: Giới thiệu về chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn tiện lợi
Co.op Food
1. Quá trình ra đời và phát triển
Vào tháng 12/2008, Saigon Co.op cho ra chuỗi Cửa hàng thực phẩm an toàn -
tiện lợi Co.op Food, mô hình kinh doanh bán lẻ mới của Saigon Co.op. Sự ra đời của
Co.op Food nhằm mở rộng mạng lưới phân phối trên địa bàn TP.HCM, thể hiện nỗ
lực "luôn thỏa mãn khách hàng và hướng đến sự hoàn hảo" của Saigon Co.op, đồng
thời thực thi chiến lược đa dạng hóa mô hình bán lẻ, tăng thị phần, bổ sung các kênh
bán lẻ hiện hữu, mang lại tiện ích mới cho người tiêu dùng.
2. Phương thức lựa chọn vị trí.
TT
Co.op
Food
Ngà
y khai
trương
Địa chỉ
Điện
thoại
Email
.
PVT
27-
12-2008
Tầng trệt, Lô B (9
tầng) Chung cư Phan
Văn Trị P2 Q5
39.24

5209
62.709894
cfphanvantri@saigo
nco-op.com.vn
.
Pasteu
r
08-
01-2009
95 Pasteur Q1
38.25
6064
cfpasteur@saigonco
-op.com.vn
.
TCC
12-
06-2009
113 Trần Chánh
Chiếu P14 Q5
38.59
0126
cftranchanhchieu@s
aigonco-op.com.vn
.
CVA
18-
06-2009
49 - 50 đường số
1 KDC Chu Văn An

p.26 Q.BT
35.11
2683
cfchuvanan@saigon
co-op.com.vn
.
Đông
Thạnh
21-
11-2009
247 Đặng Thúc
Vịnh Ấp 7, xã Đông
Thạnh, Huyện Hóc
Môn
37.11
4719
37.114720
cfdongthanh@saigo
nco-op.com.vn
.
Bình
Chiểu
19-
12-2009
716 Tỉnh lộ 43
P.Bình Chiểu Q.Thủ
22.28
9214
cfbinhchieu@saigon
co-op.com.vn

Quản trị bán hàng 3
Nhóm 3 GVHD: Th.S TRẦN PHI HOÀNG
Đức 22.289215
.
LVS
26-
12-2009
209 Lê Văn Sỹ
P.13, Q.3
35.26
4559
cflevansy@saigonco
-op.com.vn
.
Chợ
Lớn
20-
01-2010
số 2C, đường
Chợ Lớn, p.11, q.6
37.55
5235
cfcholon@saigonco-
op.com.vn
.
HVT
20-
04-2010
405, Hoàng Văn
Thụ, P2, Q.Tân Bình

38.45
7367
38.457102
cfhoangvanthu@sai
gonco-op.com.vn
0.
Bạch

19-
05-2010
P5 Bis Bạch Mã,
P15, Q10
39.77
1363
39.771362
cfbachma@saigonc
o-op.com.vn
1.
Đặng
Văn Bi
22-
07-2010
Số 1 Đặng Văn
Bi, P.Bình Thọ, Q.Thủ
Đức
37.22
8.430
cfdangvanbi@saigo
nco-op.com.vn
2.

3
tháng 2
05-
08-2010
Số 1382 Ba
Tháng Hai, P.2, Q.11
39.69
9515
39.699516
cf3thang2@saigonc
o-op.com.vn
3.
Hiệp
Phước
03-
10-2010
Trung tâm sinh
hoạt công nhân, đường
6, khu A, KCN Hiệp
Phước, xã Long Thới,
huyện Nhà Bè
37.80
1.379
cfhiepphuoc@saigo
nco-op.com.vn
4.
Cao
Lỗ
05-
11-2010

Số 90 Đường 218
Cao Lỗ, P.4, Quận 8
38.52
1672
cfcaolo@saigonco-
op.com.vn
5.
Cầu
Kinh
15-
12-2010
Số 684 Xô Viết
Nghệ Tĩnh, P.25, Quận
Bình Thạnh
38.99
8217
cfcaukinh@saigonc
o-op.com.vn
6.
Tân
Thới Hiệp
23-
12-2010
Số 265A Nguyễn
Ảnh Thủ, P. Hiệp
Thành, Quận 12
35.97
8.020
35.978.019
cftanthoihiep@saigo

nco-op.com.vn
Quản trị bán hàng 4
Nhóm 3 GVHD: Th.S TRẦN PHI HOÀNG
7.
Phúc
An Lộc
15-
01-2011
Cụm chung cư
An Phúc An Lộc số 2-
4-6 Đường số 2, KP5,
P.An Phú, Quận 2
62.81
3.345
cfphucanloc@saigo
nco-op.com.vn
8.
Linh
Trung
19-
05-2011
Đường Nam, Khu
Chế Xuất & Công
Nghiệp Linh Trung II,
Tỉnh Lộ 43, P.Bình
Chiểu, Q.Thủ Đức
37.29
6.710
cflinhtrung@coopfo
od.vn

Co.op Food được đặt tại vị trí tập trung đông dân như các khu dân cư, xí
nghiệp,… điều này giúp nó tận dụng được nhiều khách hàng, đáp ứng nhu cầu tiện lợi
và tiết kiệm thời gian cho các những người nội trợ bận rộn.
Là sự mở rộng thương hiệu Co.op sang một loại hình bán lẻ mới - cung cấp
thực phẩm chuyên doanh, góp phần khẳng định & duy trì vị thế dẫn đầu ngành bán lẻ
Việt Nam. Được thừa hưởng trình độ, kinh nghiệm, công nghệ và thương hiệu từ
Co.opMart nên ngay từ khi xuất hiện, Co.op Food có thể nhanh chóng tạo được niềm
tin với người tiêu dùng.
Vì thế nên chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn tiện lợi Co.op Food có thể phát
triển rộng và giúp cho sự phát triển chung của Saigon Co.op trong bối cảnh cạnh
tranh hiện nay.
3. Đặc điểm của coop-food
Co.op Food là một sáng tạo rất đáng chú ý trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam.
Đây là mô hình lai giữa siêu thị- cửa hàng tiện lợi: kinh nghiệm và năng lực của siêu
thị Co.opMart được kết hợp với khả năng đi sâu vào các khu dân cư, chuyên doanh về
hàng thực phẩm.
Sự ra đời của Coop Food nhằm: Hỗ trợ thống bán lẻ thực phẩm truyền thống;
Phục vụ lối sống quan tâm đến sức khỏe & tiết kiệm thời gian để tận hưởng giá trị
cuộc sống; Phục vụ nhu cầu tiêu dùng TP hàng ngày với giải pháp thực phẩm an toàn,
Quản trị bán hàng 5
Nhóm 3 GVHD: Th.S TRẦN PHI HOÀNG
mang tính tiện lợi cao; Đáp ứng nhu cầu riêng của khách hàng trong địa bàn - nguồn
dân cư tại chỗ; Phong cách phục vụ quan tâm, thấu hiểu, chu đáo & thân thiện.
Mô hình Co.op Food từ thiết kế màu sắc, quầy kệ, bố trí mặt bằng, danh mục
hàng hóa, các phương tiện truyền thông đến người tiêu dùng, chọn địa điểm rất phù
hợp với nhu cầu của đại đa số phụ nữ hiện đại: mở cửa từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối với
hàng hóa đa dạng (hàng tươi sống, sơ chế, chế biến, nấu chín, thực phẩm đông lạnh
và công nghệ, hóa phẩm - đồ dùng hàng ngày) được chọn lọc với tiêu chí tươi ngon,
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với giá cả hợp lý. Tùy theo địa bàn, khu vực, mỗi
cửa hàng sẽ cung cấp những thực phẩm theo nhu cầu của dân cư.

Ngoài ra, Co.op Food còn cung cấp dịch vụ tư vấn món ăn hằng ngày, món
ngon cuối tuần, đặt hàng qua điện thoại, giữ xe miễn phí, chấp nhận đổi trả hàng và
chấp nhận thanh toán bằng phiếu quà tặng của Co.opMart, được tích lũy điểm và
hưởng mọi quyền lợi trong chương trình khách hàng thân thiết của hệ thống siêu thị
Co.opMart. Với diện tích dao động từ 100 đến 500m², mục tiêu của cửa hàng là phục
vụ dân cư nền trong khu vực trong bán kính 500m, rất phù hợp với sự phân bố của
các khu dân cư trên địa bàn TP. HCM, đặc biệt là các khu vực trung tâm vốn rất đắt
đỏ về giá mặt bằng.
Coop – food là một loại hình bán lẻ mới - cung cấp thực phẩm chuyên doanh,
góp phần khẳng định & duy trì vị thế dẫn đầu ngành bán lẻ Việt Nam. Được thừa
hưởng trình độ, kinh nghiệm, công nghệ và thương hiệu từ Co.opMart nên ngay từ
khi xuất hiện, Co.op Food có thể nhanh chóng tạo được niềm tin với người tiêu dùng.
Co.op Food nhấn mạnh vào yếu tố: an toàn và tiện lợi. Đây là hai yếu tố đang
được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm, nhất là khi chất lượng cuộc sống ngày càng
nâng cao. Trong đó, yếu tố tiện lợi được phân tích rất kỹ để tìm ra đến 8 đặc tính của
tiện lợi và Co.op Food khai thác hết các đặc tính này để phục vụ cho người tiêu dùng
được trọn vẹn.
Dự kiến vào các năm tới, Saigon Co.op sẽ cho ra đời nhiều hơn nữa các cửa
hàng Co.op Food tại các khu vực dân cư.
Quản trị bán hàng 6
Nhóm 3 GVHD: Th.S TRẦN PHI HOÀNG
Phần 2 : Thực trạng quản trị bán hàng tại chuỗi cửa hàng thực phẩm
tiện lợi Co.op Food
a. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Vào tháng 12/2008, Saigon Co.op đã nghiên cứu và cho ra đời chuỗi Cửa hàng
thực phẩm an toàn - tiện lợi Co.op Food, mô hình kinh doanh bán lẻ mới của Saigon
Co.op. Sự ra đời của Co.op Food nhằm mở rộng mạng lưới phân phối trên địa bàn
TP.HCM, thể hiện nỗ lực "luôn thỏa mãn khách hàng và hướng đến sự hoàn hảo" của
Saigon Co.op, đồng thời thực thi chiến lược đa dạng hóa mô hình bán lẻ, tăng thị
phần, bổ sung các kênh bán lẻ hiện hữu, mang lại tiện ích mới cho người tiêu dùng.

Là giải pháp cung cấp thực phẩm an toàn, tươi ngon & tiện lợi mang phong cách dịch
vụ hiện đại, phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày của người nội trợ bận rộn
Co.op Food là một sáng tạo rất đáng chú ý trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam.
Đây là mô hình lai giữa siêu thị- cửa hàng tiện lợi: kinh nghiệm và năng lực của siêu
thị Co.opMart được kết hợp với khả năng đi sâu vào các khu dân cư, chuyên doanh về
hàng thực phẩm. Sự ra đời của Coop Food nhằm: Hỗ trợ thống bán lẻ thực phẩm
truyền thống; Phục vụ lối sống quan tâm đến sức khỏe & tiết kiệm thời gian để tận
hưởng giá trị cuộc sống; Phục vụ nhu cầu tiêu dùng TP hàng ngày với giải pháp thực
phẩm an toàn, mang tính tiện lợi cao; Đáp ứng nhu cầu riêng của khách hàng trong
địa bàn - nguồn dân cư tại chỗ; Phong cách phục vụ quan tâm, thấu hiểu, chu đáo &
thân thiện.
Một số điểm mạnh trong mô hình của Co.op Food:
- Là cánh tay nối dài của hệ thống siêu thị Co.opMart, mở rộng thương hiệu
Co.op sang một loại hình bán lẻ mới – cung cấp thực phẩm chuyên doanh, góp phần
khẳng định & duy trì vị thế dẫn đầu ngành bán lẻ Việt Nam.
- Được thừa hưởng trình độ, kinh nghiệm, công nghệ và thương hiệu từ
Co.opMart nên ngay từ khi xuất hiện, Co.op Food có thể nhanh chóng tạo được niềm
tin với người tiêu dùng.
- Co.op Food nhấn mạnh vào yếu tố: an toàn và tiện lợi. Đây là hai yếu tố đang
được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm, nhất là khi chất lượng cuộc sống ngày càng
nâng cao. Trong đó, yếu tố tiện lợi được phân tích rất kỹ để tìm ra đến 8 đặc tính của
Quản trị bán hàng 7
Nhóm 3 GVHD: Th.S TRẦN PHI HOÀNG
tiện lợi và Co.op Food khai thác hết các đặc tính này để phục vụ cho người tiêu dùng
được trọn vẹn.
Ở mô hình siêu thị, Co.op Food đã và đang đối mặt với những đối thủ cạnh
tranh với mô hình đại siêu thị của Big C, Metro và mới đây là Lotte Mart. Ngoài ra
còn phải đối mặt các hệ thống siêu thị khác như Hapro mart, Maximark, Citimart (đã
bán lại cho Dairy Farm),Intimex, Vietrolimex, Trở lực lớn nhất cho sự phát triển mô
hình siêu thị hiện nay là vấn đề mặt bằng ở các đô thị lớn trong bối cảnh thị trường đã

gần đến mức bão hòa. Thị trường TP. HCM với 19 quận và 5 huyện xem như đã được
“phủ đầy” tầm phục vụ của 20 siêu thị của Co.opMart, 6 đại siêu thị của Big C và
Metro, cùng hơn chục siêu thị khác. Xu hướng phát triển siêu thị bây giờ sẽ là cuộc
cạnh tranh về mặt bằng ở các đô thị lớn còn “xanh”. Khi không chỉ Big C và Metro
vẫn bám đuổi quyết liệt và sự đe dọa rập rình từ Lotte Mart, và còn những đại gia
khác vẫn đang chờ một cơ hội thuận lợi để nhảy vào khai thác thị trường bán lẻ hấp
dẫn ở Việt Nam.
Riêng trong mô hình chuỗi cửa hàng tiện lợi, một mô hình khá phù hợp với xu
hướng đô thị hóa ở các thành phố lớn, các nhà bán lẻ vẫn chưa có được sự bứt phá đủ
mạnh mẽ. Điển hình cuối năm 2006, hàng loạt chuỗi cửa hàng tiện lợi như Shop&Go,
G7 Mart, Vmart, Best&Buy, Speedy, Day & Night liên tục mở điểm mới tại các khu
trung tâm và khu đô thị mới ở TP. HCM cũng như các tỉnh, thành khác với rất nhiều
kỳ vọng và dự báo mô hình này sẽ thành công. Mỗi mô hình đều cố gắng khai thác
một điểm mạnh trong dịch vụ bán lẻ làm lợi thế. Shop&Go hiện sở hữu chuỗi cửa
hàng lớn nhất với 37 cửa hàng, chuyên giới thiệu các mặt hàng và dịch vụ mới. G7
Mart đặt ra tham vọng trở thành nhà bán lẻ số 1 Việt Nam với chiến dịch khai trương
rất tưng bừng.
Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, người tiêu dùng Việt Nam vẫn
chưa “sẵn sàng” cho mô hình này vì giá cả cao, ít mặt hàng, không thực sự tiện dụng
so với kiểu mua bán nhanh chóng, thuận tiện của các tiệm tạp hóa. Nên dù có những
bước khởi đầu khá đình đám, các chuỗi cửa hàng tiện lợi Việt Nam không duy trì
được tốc độ phát triển như mong muốn, nhất là sau ảnh hưởng của suy giảm kinh tế
toàn cầu. Còn đối thủ của họ, 7-eleven, 108, Circle K… đã và bắt đầu tăng cường sự
Quản trị bán hàng 8
Nhóm 3 GVHD: Th.S TRẦN PHI HOÀNG
hiện diện ở thị trường Việt Nam, dấy lên nỗi lo cạnh tranh khốc liệt trong mảng thị
trường bán lẻ đang tăng trưởng tốt này. Yếu thế hơn hẳn về nguồn vốn, công nghệ,
trình độ, xem ra nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong mảng cửa hàng tiện lợi vẫn còn
loay hoay tìm mô hình cho mình.
b. Khách hàng tiềm năng

•Người nội trợ chuyên: thường là phụ nữ lớn tuổi, kỹ năng nấu nướng tốt, quan
niệm bữa ăn cần phải ngon, được chế biến từ những thực phẩm tươi, ngon. Rất quan
tâm đến sức khỏe của bản thân và đại gia đình (chồng, con, cháu). Muốn thực phẩm
an toàn và bổ dưỡng để giảm thiểu các nguy cơ về sức khỏe.
•Người nội trợ không chuyên: thường là phụ nữ trẻ, kỹ năng nấu nướng không
giỏi, quan niệm chỉ cần bữa ăn đủ dinh dưỡng và ngon miệng là đủ, không cần quá
cầu kỳ phức tạp. Có nhiều hoài bão, ước mơ. Muốn đơn giản hóa việc nấu nướng để
có thêm thời gian đầu tư
c. Sản phẩm-dịch vụ.
A. Sản phẩm.
a) Thực phẩm tươi sống.
-Thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã chế biến nấu chín là 1 trong những nét
đặc trưng của Hệ thống Co.opFood, với tiêu chí: phục vụ nhanh và đáp ứng nhu cầu
về giảm bớt thời gian cho các bà nội trợ. Hệ thống Co.opFood cung cấp cho người nội
trợ những sản phẩm ngon, sạch và tiện lợi, bao gồm:
o Thực phẩm sơ chế và tẩm ướp.
o Thực phẩm đã chế biến nấu chín.
o Rau an toàn (lấy từ rau ấp đình Củ Chi, rau Hƣng Phát, rau Sao Việt, )
o Trái cây.
Quản trị bán hàng 9
Nhóm 3 GVHD: Th.S TRẦN PHI HOÀNG
-Các nguồn hàng mà Co.opFood lựa chọn kỹ để bán cho khách hàng đƣợc thu
mua từ nhiều nguồn khác nhau nhƣng vẫn phải đảm bảo chất lƣợng sản phẩm với giá
tốt nhất.
- Hệ thống Co.opMart thiết lập một bộ phận kiểm soát xuyên suốt từ trƣớc,
trong và sau khi bán hàng và theo tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng ISO 9001 : 2000,
chứng chỉ HACCP công tác đảm bảo chất lượng và VSATTP hướng đến mục tiêu bảo
vệ sức khỏe và đem lại bữa ăn ngon cho người tiêu dùng.
b) Thực phẩm công nghệ.
-Nhà cung cấp và các đối tác chiến lược của Co.opFood là những nhãn hàng nổi

tiếng về chất lượng, thời gian cộng tác lâu dài với tiêu chí luôn đảm bảo cung cấp
những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của quý khách hàng.
- Quy trình mua hàng và kiểm soát chất lƣợng hàng hóa luôn được chú trọng,
với các hàng hóa thuộc nhóm thực phẩm, việc đảm bảo hạn sử dụng, nhãn hàng hóa
và thông tin hướng dẫn sử dụng luôn được quan tâm.
c) Hoá phẩm
- Nhiều chủng loại hàng hóa từ những nhà cung cấp hàng luôn đem lại những
mặt hàng thiết yếu phục vụ hàng ngày cho ngừơi tiêu dùng. Hiều rõ nhu cầu khách
hàng, Co.opFood phân chia thành những khu vực riêng biệt, đem lại sự tiên lợi cho
các khách hàng.
Quản trị bán hàng 10
Nhóm 3 GVHD: Th.S TRẦN PHI HOÀNG
d) Đồ dùng.
-Hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng đó là những tiêu chí lựa chọn hàng đầu
để Co.opFood lựa chọn phục vụ cho khách hàng, với các thương hiệu nổi tiếng:Happy
Cook, Nhôm Kim Hằng, Supor, Phalê Việt Tiệp, Nhựa Phát Thành… Hàng hóa đa
dạng, phong phú với hàng ngàn chủng loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa
dạng của người tiêu dùng.
-Hàng hoá trong khu đồ gia dụng được trưng bày theo từng nhóm các sản phẩm
phục vụ các tiện ích của gia đình như việc trang trí trong nhà và nhà bếp với những đồ
dùng xinh xắn, kiểu dáng mới lạ.
e) May mặc.
-Các thương hiệu hàng đầu Việt Nam như Việt Tiến, Việt Thắng, Piere Cardin,
An Phước và các nhà cung cấp sản phẩm may mặc nổi tiếng khác đều có mặt tại khu
may mặc của Co.opFood để đáp ứng nhu cầu trang phục của quý khách hàng. Hàng
hóa đẹp, chất lượng cao, giá cả hợp lý và chủng loại phong phú, còn có các dịch vụ
cộng thêm không thu phí như phòng thử đồ, cắt lai, điều chỉnh size.
f) Nhãn hiệu riêng của Co.opFood.
-Thế mạnh của các mặt hàng nhãn riêng là giá cạnh tranh và chất lượng tốt. Sản
phẩm mang nhãn hàng riêng của hệ thống Co.opMart có giá rẻ hơn sản phẩm cùng

Quản trị bán hàng 11
Nhóm 3 GVHD: Th.S TRẦN PHI HOÀNG
loại từ 3-20%, được sản xuất từ các nhà máy đạt tiêu chuẩn kỹ thuật – chất lượng theo
quy định của cơ quan quản lý nhà nước, chính siêu thị sẽ chịu trách nhiệm bảo đảm
để người tiêu dùng an tâm vào chất lượng hàng hóa mà mình đã lựa chọn.
-Sản phẩm của Coop Mart được trưng bày dựa theo kết cấu từng ngành hàng
của siêu thị, phân bố và trưng bày hợp lý nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
B. Dịch vụ hậu mãi và dịch vụ chăm sóc khách hàng của Co.op Food
Co.op Food có thời gian mở cửa linh hoạt từ 6h đến 21h mỗi ngày. Hơn nữa,
khách hàng còn nhận được nhiều lợi ích gia tăng ( giữ xe miễn phí, sử dụng phiếu quà
tặng Co.op Mart và được hưởng mọi quyền lợi tích lũy điểm của chương trình khách
hàng thân thiết Co.op Mart ). Mỗi Co.op Food cũng là một cửa hàng bán hàng bình
ổn giá , bên cạnh hệ thống siêu thị Co.op Mart.
Co.op Food cũng như Co.op Mart đã dưa ra những chương trình khuyến mãi,
ưu đãi cho khách hàng vào các dịp lễ quan trọng trong năm như là 8/3; 20/11…hay là
các dịp lễ tết, các lễ tri ân khách hàng, mừng sinh nhật của hệ thống siêu thị của
Co.op Mart bằng những hoạt động như là: tập trung vào giảm giá các mặt hàng tươi
sống; thực phẩm chế biến phục vụ các bữa ăn hằng ngày và nhóm hàng giải khát, giải
nhiệt mùa hè. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cò thể lựa chọn cho mình những sản
phẩm thời trang may mặc, mỹ phẩm làm đẹp, đồ dủng gia đình….
Bên cạnh hoạt động giảm giá mạnh các mặt hàng thiết yếu, Co.opMart ( Co.op
Food ) còn mang đến cho khách hàng những món quà bất ngờ: 500.000 phiếu ưu đãi “
Mua 1 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm “ và 600.000 phiếu quà tặng sinh nhật trị giá
30.000 đ/phiếu sẽ giúp khách hàng tiết kiệm đáng kể sinh hoạt phí của gia đình, ngoài
ra còn có hoạt động “ Ưu đãi giá cho khách hàng thành viên, VIP “. Ngoài những lợi
ích khi tham gia các chương trình khuyến mãi chung, khách hàng thành viên VIP còn
được mua 200 mặt hàng với ưu đãi lên đến 45%.
Ngoài những chương trình khuyến mãi dành riêng, khách hàng thân thiết của
Co.opMart còn được chăm sóc về vật chất lẫn tinh thần như tặng quà sinh nhật, tặng
coupon giảm giá bán, tặng quà tết Nguyên đán…

Quản trị bán hàng 12
Nhóm 3 GVHD: Th.S TRẦN PHI HOÀNG
Bê cạnh đó, khách hàng còn được tiết kiệm từ 2-3% dựa vào doanh số mua
hàng cả năm.
Hệ thống siêu thị Co.op Mart ( cũng như Co.op Food ) tiếp tục thực hiện
chương trình bình ổn giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm với 9 nhóm mặt
hàng: gạo, đường, dầu ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế
biến, rau củ quả và thủy sản.
Giá hàng bình ổn sẽ thấp hơn thị trường của sản phẩm cùng quy cách, chủng
loại, chất lượng tại thời điểm cam kết đăng ký giá ít nhất 5-10%. Với hệ thống phân
phối rộng khắp gồm chuỗi siêu thị Co.op Mart, của hàng thực phẩm Co.op Food và
cửa hàng Co.opMart đã góp phần mang hàng bình ổn đến tận tay người tiêu dùng với
giá ổn định, không thay đổi nhiều ngay cả khi thị trường có hững biến động.
Co.opMart cũng như Co.opFood còn đặt hàng qua điện thoại, giao hàng tận
nhà, thanh toán trực tiếp qua thẻ ngân hàng nên rất thuận tiện cho khách hàng.
Tùy theo địa bàn, khu vực, mỗi cửa hàng sẽ cung cấp dịch vụ theo nhu cầu của
cư dân. Ngoài ra, Co.op Food còn cung cấp dịch vụ tư vấn món ăn hằng ngày, món
ngon cuối tuần, chấp nhận đổi trả hàng….
Với diện tích dao động từ 100 đến 500m2, mục tiêu của cửa hàng là phục vụ
dân cư trong khu vực bán kính 500m, rất phù hợp với phân bố của các khu dân cư
trên địa bàn TP.HCM, đặc biệt lá các khu vực trung tâm vốn rất đắt đỏ về giá mặt
bằng.
4. Chiến lược bán hàng tại chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn tiện lợi Co.op Food
a. Cách thức trình bày
Co.op Food kinh doanh hơn 4.000 mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm
chế biến, đồ dùng và một số mặt hàng may mặc.cách thức trưng bày sản phẩm của
co.op Food là đi từ ngoài vào trong ,từ những nơi dễ thấy nhất sẽ trưng bày sản phẩm
tiêu dùng hằng ngày ,sản phẩm tiêu dùng cần thiết nhất, tới những nơi người tiêu
dùng ít thấy nhất sẽ trưng bày các sản phẩm ít tiêu dùng và tiêu dùng chậm .và trưng
bày các mặt hàng giảm giá cao cho người tiêu dùng dễ thấy nhất, ví dụ các mặt hàng

thực phẩm tươi sống như rau, hoa quả, thịt lợn, thịt gà, …và thực phẩm chế biến hoặc
Quản trị bán hàng 13
Nhóm 3 GVHD: Th.S TRẦN PHI HOÀNG
sản phẩm có giảm giá như 10%, … thì những sản phẩm này sẽ trương bày ở điểm mà
khi người tiêu dùng bước ngay vào sẽ thấy ngay những sản phẩm đó.
b. Phương thức truyền thông
An toàn - tiện lợi - tươi ngon là phương thức của Co.op Food trong suốt chặng
đường truyền thông đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng. Ngày
27.12.2008, tại tầng trệt khu chung cư ở đường Phan Văn Trị, quận 5, TP.HCM bỗng
trở nên đông đúc nhộn nhịp khi xuất hiện một cửa hàng thực phẩm có tên gọi Co.op
Food Phan Văn Trị. Sự mới mẻ của cửa hàng này đã thu hút đông đúc người dân tại
khu dân cư đến tham quan, mua sắm.
Với sự linh hoạt về giờ mở cửa Co.op Food tạo sự thuận lợi cho người tiêu
dùng mua sắm.
Từ thành công của cửa hàng đầu tiên, Saigon Co.op tiếp tục khai trương chuỗi
cửa hàng Co.op Food nhằm phục vụ người tiêu dùng. Và truyền thông trên nhiều
phương diên. Với lợi thế linh hoạt về diện tích kinh doanh, các cửa hàng Co.op Food
len lỏi vào sâu trong các cụm dân cư nhằm đem đến các mặt hàng bình ổn thị trường
cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Co.op Food ngày càng hoàn thiện về chất lượng dịch vụ, đa dạng về hàng hóa
để đáp ứng tối đa nhu cầu cho người tiêu dùng. Đơn cử như giờ giấc mở cửa linh hoạt
Quản trị bán hàng 14
Nhóm 3 GVHD: Th.S TRẦN PHI HOÀNG
từ 6 giờ đến 21 giờ mỗi ngày; thực phẩm tươi sống được vận chuyển trực tiếp từ sáng
tinh mơ và bảo quản trong điều kiện nghiêm ngặt để có những sản phẩm tốt nhất, tươi
ngon nhất đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra, còn nhiều lợi ích gia tăng cho khách
hàng như giữ xe miễn phí, đặt hàng qua điện thoại, giao hàng miễn phí với hóa đơn từ
200.000 đồng trở lên, được hưởng mọi quyền lợi trong chương trình khách hàng thân
thiết của hệ thống Siêu thị Co.opmart…
Truyền thông cho người tiêu dùng biết đến với co.op Food với “An toàn” với

những quy định khắt khe về thực phẩm; “tiện lợi” với sự thuận tiện, nhanh chóng cho
nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng; “tươi ngon” để đáp ứng yêu cầu về chất lượng
thực phẩm mỗi ngày. Chính những điều này đã tạo được sự tin tưởng của người tiêu
dùng, đặc biệt ở những người nội trợ.
Trong năm năm hình thành và phát triển, đi đôi với sự tín nhiệm của người tiêu
dùng là sự phát triển mạng lưới cửa hàng thực phẩm Co.op Food rộng khắp trên các
quận, huyện, các KCN, KCX tại TP.HCM. Tính đến cuối năm 2013, chuỗi cửa hàng
thực phẩm an toàn, tiện lợi, tươi ngon Co.op Food đã đạt mốc 73 cửa hàng.
Co.op Food - thiết thực sẻ chia: Trong đợt truyền thông mạnh của co.op Food có hơn
1.000 mặt hàng giảm giá đến 50%, tập trung vào các mặt hàng thực phẩm tươi sống,
sơ chế sẵn, thực phẩm tẩm ướp; thực phẩm công nghệ, hóa mỹ phẩm đã mang tiến
vang và sự quan tâm của người tiêu dùng. Đặc biệt chuỗi chương trình khuyến mãi
hoạt động chào mừng sinh nhật năm năm Co.op Food, sẽ được đánh dấu bằng bộ đôi
chương trình “điểm” là: “Quầy hàng đồng giá 5.000 đồng và 50.000 đồng”: Khách
hàng sẽ có cơ hội mua sản phẩm chỉ với giá 5.000 đồng hoặc 50.000 đồng trong thời
gian diễn ra chương trình. “Mua sắm thả ga - nhận quà thỏa thích” diễn ra trong ngày
27.12, khách hàng sẽ được tham gia chương trình rút thăm trúng thưởng 100%.
c. Chiến lược định giá
Giá sản phẩm luôn là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào khi bước vào kinh
doanh cũng phải để tâm. Trướt hết, giá cả lien quan trực tiếp đến doanh thu, đến lợi
nhuận của công ty. Kế đến giá sản phẩm quyết định mạnh mẽ vào quyết định mua
hảng của người tiêu dùng. Ngay từ khi thành lập, Saigon Co.op đã xác định mục tiêu
rất cụ thể, đó là Co.op Food sẽ nhắm vào đối tượng chủ yếu là những nữ công nhân
viên chức vừa đi làm, vừa lo nội trợ. Họ có nhu cầu mua thực phẩm ở những nơi sạch
sẽ, lựa chọn nhanh, thực phẩm đã được sơ chế và đảm bảo vệ sinh Đó là những yêu
Quản trị bán hàng 15
Nhóm 3 GVHD: Th.S TRẦN PHI HOÀNG
cầu mà hệ thống chợ hay các kênh bán lẻ hiện có chưa thực sự làm họ thỏa mãn.
Saigon Co.op muốn thông qua Co.op Food để hút khách từ các kênh mua sắm khác,
từ đó tăng thị phần và độ bao phủ của mình.

Mua hàng tại cửa hàng tiện lợi Co.op trên đường Phan Đình Phùng, quận Phú
Nhuận.
Bên cạnh các cửa hàng Co.op Food, Saigon Co.op cũng đang triển khai tốt việc
bán hàng bình ổn ở nhiều mặt hang như đường, gạo, dầu, trứng,…và đưa hang bình
ổn giá đến với vùng sâu, vùng xa. Góp phần hiện đại hóa ngành bán buôn, bán lẻ của
TPHCM, từng bước đẩy lùi các điểm bán hàng tự phát, gây mất an ninh trật tự ở khu
vực ngoại thành.
5. Thuận lợi và khó khăn trong quản lý bán hàng
a. Thuận lợi
 Từ ngày 1/1/2014, Co.op Food đang triển khai dự án ERP giai đoạn hai, nâng cấp và
cập nhật các phần mềm công cụ quản lý trong toàn hệ thống bằng phiên bản mới nhất,
đưa nhiều ứng dụng vào để kết nối với toàn hệ thống và tiến tới kết nối với nhà cung
cấp, rút ngắn vấn đề đặt hàng, mua hàng, giám sát.
 So với kinh doanh siêu thị, các cửa hàng Co.op Food đã và đang phát huy được nhiều
lợi thế như không cần diện tích lớn, không tốn nhiều chi phí khi đầu tư, có thể đi sâu
vào các khu dân cư và so với hệ thống các cửa hàng tạp hoá cũng như chợ thì mô
hình này văn minh cùng với sự đa dạng, phong phú của hàng hóa… nên dễ dàng thu
Quản trị bán hàng 16
Nhóm 3 GVHD: Th.S TRẦN PHI HOÀNG
hút người tiêu dùng. Theo ông Nguyễn Thành Nhân - Phó Tổng Giám đốc Saigon
Co.op cho biết , so với siêu thị, doanh thu tại chuỗi cửa hàng Co.op Food liên tục đạt
mức tăng trưởng 100%. Như vậy, Co.op Food đã góp phần tăng thêm doanh thu cho
Saigon Co.op.
 Với diện tích dao động từ 100 đến 500m
2
, mục tiêu của cửa hàng là phục vụ dân cư
trong bán kính 500m. Như vậy rất phù hợp với sự phân bố của các khu dân cư trên
địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là các khu vực trung tâm vốn rất đắt đỏ về giá mặt
bằng.
 Được thừa hưởng trình độ, kinh nghiệm, công nghệ và thương hiệu từ Co.op Mart nên

ngay từ khi xuất hiện, Co.op Food có thể nhanh chóng tạo được niềm tin với người
tiêu dùng.
 Theo kết quả đo lường Chỉ số hài lòng khách hàng ( CSI ) và Khảo sát Thói quen mua
thực phẩm của các hộ dân trong bán kính phục vụ của các cửa hàng Co.op Food đầu
tiên do Saigon Co.op thực hiện tháng 5/2009, Co.op Food đang thay đổi thói quen
mua thực phẩm hàng ngày của người nội trợ, có hơn 80% hộ dân chọn Co.op Food là
nơi mua thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày với tần suất 20-21l lần / tháng. Hơn 90%
khách hàng nữ đồng ý rằng Co.op Food đã làm cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn vì
đã giúp tiết kiệm thời gian và giảm công sức cho việc nội trợ một cách đáng kể. Có
thể coi đây là lợi thế để Co.op Food mở rộng chuỗi cửa hàng của mình.
 Co.op Food luôn có những chương trình khuyến mãi như : “Quầy hàng đồng giá 5.000
đồng và 50.000 đồng”; “Mua sắm thả ga - nhận quà thỏa thích” không chỉ là cơ hội
thu hút khách hàng mà còn là dịp quảng bá thương hiệu.
b. Khó khăn
• Cần đa dạng về sản phẩm hàng hóa, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng khác
nhau.
• Sản phẩm hàng hóa phải bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, có chế độ
bảo hành tốt vì yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn trước tình
trạng thực phẩm kém chất lượng tràn lan trên thị trường hiện nay. Điều này buộc
doanh nghiệp Saigon Co.op phải cải tiến, đổi mới phương thức quản trị, nâng cao
hiệu suất của mọi khâu trong quá trình bán lẻ. Nếu không đáp ứng được yêu cầu của
Quản trị bán hàng 17
Nhóm 3 GVHD: Th.S TRẦN PHI HOÀNG
người mua thì lẽ đương nhiên sẽ bị mất khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh có khả
năng đáp ứng tốt hơn.
• Trước tình hình diện tích đất ở các khu dân cư, khu trung tâm hiện nay rất đắt đỏ, việc
tìm mặt bằng để xây dựng các cửa hàng Co.op Food gặp không ít khó khăn cũng như
bị áp lực cạnh tranh bởi hệ thống các chợ và tiệm tạp hóa.
• Quản trị một doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Hợp Tác Xã nói riêng, ngoài
cái tâm vì cộng đồng thì rất cần có kiến thức, có khả năng ứng dụng công nghệ cũng

như phải hoạch định chiến lược đúng đắn. Khi xác định được đây là yếu tố quan
trọng, Saigon Co.op đã đầu tư để đào tạo cho đội ngũ quản trị thật sự chuyên nghiệp.
• Bên cạnh đó công ty cũng đầu tư vào việc đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng những
kĩ năng cần thiết để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
• Saigon Co.op đã có hơn 60 cửa hàng Co.op Food trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh và các
tỉnh lân cận. Với số lượng đó, Co.op Food cần một lực lượng nhân viên ko nhỏ. Vì
vậy chi phí trả cho nhân viên cũng không ít.
Phần 3: Kết luận
1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tại chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn
tiện lợi Co.op Food
- Đầu tư để nâng cấp và thay mới trang thiết bị sử dụng cho công việc quản lý và bán
hàng.
- Nâng cao trình độ quản lý và công tác nghiệp vụ của nhân viên tại cửa hàng: thường
xuyên tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng khả năng và nâng cao công tác nghiệp vụ của
nhân viên bán hàng qua các lớp đào tạo kỹ năng bán hang, kỹ năng phục vụ khách
hàng.
- Tăng cường công tác giám sát mọi hoạt động trong cửa hàng để kịp thời xử lý những
sai sót.
- Thực hiện thường xuyên, liên tục các công tác điều tra, đánh giá điều chỉnh nhằm đem
lại hiệu quả cho những chiến lược đã được hoạch định và tránh được sự chi tiêu
hoang phí,
- Đầu tư và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng để để mở rộng quy mô hơn nữa.
- Đầu tư thêm mặt bằng, diện tích để xe khách hàng, trưng bày sản phẩm.
- Tìm kiếm thêm các mặt hàng mới, chủng loại, giá cả đa dạng, bình ổn thị trường để
thu hút khách hàng.
Quản trị bán hàng 18
Nhóm 3 GVHD: Th.S TRẦN PHI HOÀNG
- Trưng bày các sản phẩm khuyến mãi ở nơi thu hút nhất, bảng giá cập nhật rõ rang,
nhanh chóng, đầy đủ hơn.
- Thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, ưu đãi khách hang với các mặt

hàng nổi trội, thu hút bằng mức giá cả cạnh tranh gây được dấu ấn trong long tin của
người tiêu dung.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ giao hàng, đặt hàng qua điện thoại…
- Đầu tư xây dựng thêm các chi nhánh cửa hàng để thương hiệu đến gần với dân cư, đi
vào thói quen mua sắm của người dân.
Sự xuất hiện của chuỗi cửa hàng Co.op Food cho thấy Saigon Co.op đã duy trì
được sự cân bằng giữa chiến lược tiêu chuẩn hóa và chiến lược thích nghi theo nhu
cầu khách hàng trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Và đây sẽ là chìa khóa để phục
vụ sự đa dạng của người tiêu dùng trong thời gian tới cho các nhà bán lẻ Việt Nam.
2. Bài học kinh nghiệm và ý kiến nhóm.
Ngày nay hệ thống chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn tiện lợi Co.opFood đã có
một vị thế khá vững mạnh trên thị trường bán lẻ Việt Nam nói chung, tại khu vực
miền Nam nói riêng. Đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh, mạng lưới chuỗi cửa hàng
thực phẩm an toàn tiện lợi Co.opFood đã trải dài bao phủ khắp các quận thành với
những vị trí thuận tiện thu hút nhiều nhóm người tiêu dùng tạo nên một lợi thế cạnh
tranh độc đáo của riêng Co.opFood.
Sau nhiều năm hoạt động Co.opFood đã xây dựng hình ảnh khá gần gũi quen
thuộc với người tiêu dùng bằng các đội ngũ nhân viên, dịch vụ hỗ trợ và hệ thống
cung ứng khá hoàn thiện đảm bảo số lượng, chất lượng, và giá cả hàng hóa tốt nhất
sẳn sàng đáp ứng các nhu cầu đa dạng của giới trẻ.
Co.opFood đang phấn đấu giữ vững niềm tin khách hàng và thay đổi dần thói
quen mua sắm tại các chợ truyền thống sang các siêu thị - kênh bán hàng hiện đại.
Toàn cầu hóa đã mang lại những thuận lợi và sức ép cạnh tranh mới cho thị
trường Việt Nam. Do đó, Co.opFood phải cố gắng không ngừng phát triển kinh
doanh, nhằm xóa bỏ các mối nguy hiểm đến từ các “đại gia” nước ngoài đang xâm
lấn thị trường bán lẻ Việt Nam đầy tiềm năng. Trong bối cảnh này, việc lựa chọn các
Quản trị bán hàng 19
Nhóm 3 GVHD: Th.S TRẦN PHI HOÀNG
giải pháp khả thi và hiệu quả ngay là ưu tiên hàng đầu và đây cũng là bước chiến
lược phát triền khôn ngoan của CoopFood. Đặc biệt chú trọng triển khai các hoạt

động bán hàng hiệu quả, nâng cao năng lực và trình độ nhân viên cơ hữu và tăng
cường thiết kế chương trình tiếp thị thị trường tạo sự khác biệt.
Năm 2013, thị trường bán lẻ đã chứng kiến nhiều đổi thay. Bước sang năm
2014, vẫn còn những thách thức, nhất là sức mua của thị trường chưa có dấu hiệu khả
quan, đồng thời thị trường bán lẻ xuất hiện thêm nhiều tập đoàn, doanh nghiệp nước
ngoài lớn, khiến cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Nhìn lại thị trường bán lẻ năm 2013 cho thấy, xét theo loại hình kinh tế, tổng
mức bán lẻ của loại hình kinh tế cá thể tăng cao (16,7%), chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng số (50,3%), tăng so với cùng kỳ năm trước (48,5%). Tỷ trọng cao và tăng
chứng tỏ phần lớn người tiêu dùng vẫn giữ truyền thống mua bán ở các cửa hàng nhỏ
lẻ với các loại hàng có phẩm cấp, giá cả phù hợp với thu nhập. Các loại hình kinh tế
khác (như kinh tế Nhà nước, kinh tế tư nhân, khu vực FDI) có tốc độ tăng chậm hơn,
tỷ trọng giảm so với cùng kỳ năm trước. Kinh tế Nhà nước giảm làm tỷ trọng cũng
giảm so với cùng kỳ năm trước (9,9% so với 12,1%). Loại hình kinh tế tư nhân tăng
thấp hơn tốc độ tăng chung, nên tỷ trọng cũng giảm nhẹ (từ 35,6% xuống còn
35,3%)
Tỷ trọng trong tổng mức bán lẻ của khu vực FDI, nếu năm 2007 - năm đầu tiên
Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với cam kết mở
cửa trong nhóm ngành dịch vụ sâu rộng hơn, chiếm 3,7%, thì năm 2008 giảm xuống
còn 3,4%, 11 tháng 2013, tỷ trọng đã tăng lên đạt 3,4%.Bước sang năm 2014, một số
nhà đầu tư mới trong nước và nước ngoài gia nhập thị trường sẽ làm tăng nguồn cung
cho hệ thống bán lẻ để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.Trong
đó Saigon Coop là một trong những doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Việt Nam với gần
70 hệ thống Coop Mart và gần 70 Coop Food tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Nhiều doanh nghiệp khác đang nỗ lực đầu tư, mở rộng hệ thống và nâng cao chất
lượng phục vụ trong lĩnh vực bán lẻ tổng hợp như: Satra, Hapro, Phú Thái,
Fivimart… Theo một chuyên gia kinh tế thì: “kinh tế luôn khó khăn nhưng nhu cầu
tiêu dùng của người dân luôn tồn tại. Điều quan trọng là biết kích cầu tiêu dùng.
Quản trị bán hàng 20
Nhóm 3 GVHD: Th.S TRẦN PHI HOÀNG

Thêm nữa, nếu không nhanh chân đón đầu, các nhà bán lẻ trong nước sẽ bỏ mặc thị
trường cho các nhà đầu tư ngoại có tiềm lực về kinh tế, kinh nghiệm trong bán hàng,
tính chuyên nghiệp trong kinh doanh bán lẻ chiếm lĩnh”.
Tuy nhiên, thách thức mới cũng đặt ra trong năm 2014 là kênh bán lẻ hiện đại
của Việt Nam mới chỉ chiếm 15% trong tổng hệ thống bán lẻ cả nước, trong khi các
nước trong khu vực tỷ lệ này xấp xỉ 50%. Trong tương lai gần phân khúc này đang
tăng lên khi thu nhập của giới trung lưu đang tăng dần. Và các doanh nghiệp nước
ngoài đã nhắm đến phân khúc thị trường này. Theo số liệu của Công ty khảo sát, đánh
giá thị trường Niesel, tại thành phố Hồ Chí Minh có trên 500 cửa hàng tiện lợi, trong
đó 60% do các tập đoàn nước ngoài đầu tư, có sự khác biệt so với các cửa hàng tiện
lợi trong nước, đó là hầu hết mởã cửa 24 giờ mỗi ngày và xuyên suốt cả tuần. Cửa
hàng tiện lợi có cả không gian ăn uống và nghỉ trưa, có nghiên cứu sâu về tập quán
tiêu dùng nội địa, dịch vụ tốt, đã “hút ” được người tiêu dùng. Doanh nghiệp bán lẻ có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhiều lợi thế về vốn, thương hiệu, mạng lưới, kỹ
năng bán hàng, tuyên truyền quảng cáo, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết,
phương tiện cân đo đong đếm, vệ sinh an toàn thực phẩm…
Việc mở rộng đầu tư trong năm 2014 và những năm tiếp theo của các nhà đầu
tư trong và ngoài nước đang trở thành minh chứng rõ nét cho sức hấp dẫn của thị
trường bán lẻ Việt Nam. Cạnh tranh trên thị trường bán lẻ càng gay gắt, sẽ là sự thử
thách, sàng lọc loại bỏ các doanh nghiệp có tư duy “ăn xổi” và người tiêu dùng sẽ
được hưởng lợi từ quá trình cạnh tranh này. Để có thể trụ vững, phát triển, bài học
kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành công cho thấy cần phải có sự nghiên cứu xu
hướng tiêu dùng trong nước và trên thế giới nhằm định hướng phát triển cho ngành
bán lẻ trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới cũng như nhu cầu thay đổi của người
tiêu dùng.
Tài liệu tham khảo:
Quản trị bán hàng 21

×