Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

giáo trình môn kế toán bảo hiểm - chương 7: Hạch toán doanh thu, xác định kết quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.74 KB, 30 trang )

CHƯƠNG 7
HẠCH TOÁN KẾ TOÁN DOANH THU, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ VÀ PHÂN
PHỐI KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG
DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
6.1. NHIỆM VỤ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN DOANH THU VÀ THU NHẬP
KHÁC TRONG DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
6.1.1. Khái niệm doanh thu và thu nhập khác
Theo Chuẩn mực kế toán số 14 "Doanh thu và thu nhập khác" (31/12/01):
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế
toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, bao gồm:
- Doanh thu bán hàng
- Doanh thu cung cấp dịch vụ
- Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia
Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của
giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy Kết quả của giao dịch cung
cấp dịch vụ được xác định khi thoả mãn tất cả 4 điều kiện sau:
a. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
b. Có khả năng thu được phần công việc đã hoàn vào ngày lập Bảng cân đối
kế toán
d. Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành
giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
Đối với doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các điều kiện (a) và (b)
được thoả mãn khi hợp đồng bảo hiểm được ký kết giữa DNBH với bên mua bảo
hiểm đồng thời bên mua bảo hiểm đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán phí
bảo hiểm, nghĩa là đã phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của DNBH đối với bên mua
bảo hiểm. Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, DNBH cũng đã xác định được các chi
phí cho việc thiết lập hợp đồng bảo hiểm. Bên cạnh đó, nhờ vào các phương pháp
xác định dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo thông lệ quốc tế và theo quy định của
cơ chế tài chính hiện hành, DNBH sẽ xác định được phần công việc đã hoàn thành
và chi phí để hoàn thành dịch vụ bảo hiểm. Các điều kiện (c) và (d) cũng được


thoả mãn.
Đối với doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia,
được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời điều kiện (a) và điều kiện (b).
Theo nghị định 46/2007/NĐ-CP (27/3/07): Doanh thu của DNBH là số tiền
phải thu phát sinh trong kỳ.
Ngoài khái niệm doanh thu, Chuẩn mực kế toán số 14 "Doanh thu và thu
nhập khác" (31/12/01) cũng đưa ra khái niệm thu nhập khác. Theo chuẩn mực này,
thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập từ các hoạt động xảy ra không thường
xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.
Trên phương diện kế toán, hoạt động của DNBH được chia thành 3 loại:
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm
- Hoạt động đầu tư tài chính
- Hoạt động bất thường khác
Theo đó, doanh thu được tạo ra từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt
động đầu tư tài chính, còn thu nhập được hình thành từ hoạt động bất thường khác
của DNBH.
6.1.2. Thời điểm ghi nhận và nguyên tắc xác định doanh thu
Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm DNBH đã nhận trách nhiệm
trước các rủi ro đã cam kết trong hợp đồng bảo hiểm. Điều 15 Luật Kinh doanh
bảo hiểm cũng quy định "Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm
đã được giao kết hoặc khi có bằng chứng DNBH đã chấp nhận bảo hiểm và bên
mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp
đồng bảo hiểm".
Thông tư 111/2005/TT-BTC (13/12/2005) quy định: Thời điểm xác định
doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm là thời điểm bắt đầu phát sinh trách
nhiệm của DNBH, hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết giữa DNBH và bên mua
bảo hiểm, DNBH đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo
hiểm hoặc thời điểm xuất hoá đơn; đối với các khoản thu còn lại, là thời điểm
nghiệp vụ kinh tế phát sinh có bằng chứng chấp thuận thanh toán của các bên,
không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền hoặc thời điểm xuất hoá

đơn.
Cần phải lưu ý rằng khi hợp đồng bảo hiểm thực sự phát sinh hiệu lực thì
doanh thu phí bảo hiểm mới được ghi nhận, đồng thời doanh thu ghi nhận trong kỳ
kế toán nào phải là số phí bảo hiểm phải thu của những hợp đồng bảo hiểm phát
sinh hiệu lực trong kỳ kế toán ấy. Nếu hợp đồng bảo hiểm mới chỉ được ký kết mà
chưa đến ngày bắt đầu có hiệu lực, mặc dù đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh
toán phí bảo hiểm, thì vẫn chưa được ghi nhận là doanh thu.
Theo Thông tư 156/2007/TT-BTC (20/12/2007), doanh thu hoạt động kinh
doanh bảo hiểm được xác định theo nguyên tắc sau:
- DNBH hạch toán khoản thu phí bảo hiểm gốc vào doanh thu khi phát sinh
trách nhiệm bảo hiểm của DNBH đối với bên mua bảo hiểm theo quy định tại
Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm, cụ thể như sau:
+ DNBH hạch toán vào doanh thu khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết
giữa DNBH và bên mua bảo hiểm hoặc có bằng chứng DNBH đã chấp nhận bảo
hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm.
+ DNBH có thoả thuận cho bên mua bảo hiểm được nợ phí bảo hiểm.
Trong trường hợp này DNBH vẫn phải hạch toán voà doanh thu khoản tiền cho
bên mua bảo hiểm nợ mặc dù bên mua bảo hiểm chưa đóng phí bảo hiểm.
+ DNBH thoả thuận với bên mua bảo hiểm việc đóng phí bảo hiểm theo kỳ.
Trong trường hợp này, DNBH hạch toán vào doanh thu tương ứng với kỳ hoặc các
kỳ phí bảo hiểm đã phát sinh, không hạch toán vào doanh thu phần phí bảo hiểm
chưa đến kỳ bên mua bảo hiểm phải nộp theo như đã thoả thuận.
+ Trường hợp đồng bảo hiểm, DNBH hạch toán vào doanh thu tiền thu phí
bảo hiểm gốc được phân bổ theo tỷ lệ đồng bảo hiểm.
- DNBH hạch toán thu phí nhận tái bảo hiểm, thu hoa hồng nhượng tái bảo
hiểm và các khoản thu khác phát sinh từ hoạt động nhượng tái bảo hiểm khi bản
thanh toán về tái bảo hiểm được xác nhận. Trường hợp DNBH thoả thuận với bên
nhượng tái bảo hiểm việc đóng phí bảo hiểm theo kỳ thì sẽ hạch toán vào thu nhập
tương ứng với kỳ hoặc các kỳ phí nhận tái bảo hiểm đã phát sinh, không hạch toán
vào thu nhập phần phí bảo hiểm chưa đến kỳ bên nhượng tái bảo hiểm phải thanh

toán theo như đã thoả thuận.
- Đối với các khoản thu còn lại, DNBH hạch toán vào doanh thu ngay khi
hoạt động kinh tế phát sinh, có bằng chứng chấp thuận thanh toán của các bên,
không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Đối với các khoản phải chi để giảm thu, DNBH hạch toán vào giảm doanh
thu ngay khi hoạt động kinh tế phát sinh, có bằng chứng chấp thuận của các bên,
không phân biệt là chi tiền hay chưa chi tiền.
6.1.3. Nhiệm vụ của hạch toán kế toán
- Phải theo dõi chi tiết từng loại doanh thu, doanh thu từng loại nghiệp vụ
bảo hiểm, từng dịch vụ nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý hoạt động
kinh doanh bảo hiểm của DNBH.
- Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu như giảm
giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thì cũng phải được hạch toán riêng biệt. Các
khoản giảm trừ doanh thu được tính từ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác
định doanh thu thuần.
- Ghi chép, phản ánh đầy đủ kịp thời doanh thu từ hoạt động đầu tư và thu
nhập từ hoạt động khác của DNBH nhằm giúp cho doanh nghiệp đánh giá chính
xác hiệu quả của hoạt động này, đặc biệt là hoạt động đầu tư, từ đó có những
chính sách và chiến lược đầu tư phù hợp.
6.2. HẠCH TOÁN KẾ TOÁN DOANH THU KINH DOANH BẢO HIỂM
6.2.1. Nội dung doanh thu kinh doanh bảo hiểm
Doanh thu kinh doanh bảo hiểm bao gồm doanh thu hoạt động bảo hiểm
gốc, doanh thu hoạt động nhận tái bảo hiểm, doanh thu hoạt động nhượng tái bảo
hiểm và doanh thu hoạt động kinh doanh khác.
- Doanh thu hoạt động bảo hiểm gốc
+ Thu phí bảo hiểm gốc: Là toàn bộ phí bảo hiểm thu từ các hợp đồng bảo
hiểm đã ký kết trong kỳ kế toán.
+ Thu dịch vụ đại lý giám định, xét bồi thường, đòi người thứ ba, xử lý bồi
thường 100%
+ Thu phí giám định

+ Thu khác
- Doanh thu nhận tái bảo hiểm
+ Thu phí nhận tái bảo hiểm: Là toàn bộ tiền phí nhận tái bảo hiểm thu từ
các hợp đồng tái bảo hiểm trong kỳ kế toán.
+ Thu khác về nhận tái bảo hiểm
- Doanh thu nhượng tái bảo hiểm
+ Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm: Là toàn bộ các khoản tiền thu về hoa
hồng nhượng tái từ hợp đồng tái bảo hiểm trong kỳ kế toán.
+ Thu khác về nhượng tái bảo hiểm
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
- Chiết khấu thương mại
- Hoàn phí bảo hiểm
- Giảm phí bảo hiểm
- Chuyển phí nhượng tái bảo hiểm
- Hoàn phí nhận tái bảo hiểm
- Giảm phí nhận tái bảo hiểm
- Hoàn hoa hồng nhượng tái
- Giảm hoa hồng nhượng tái
Không được tính vào doanh thu các khoản sau:
- Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm
- Thu đòi người thứ ba
- Thu xử lý bồi thường 100% (khoản thu này chỉ hạch toán tạm thời vào
doanh thu sau đó kết chuyển để giảm chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm).
6.2.2. Phương pháp hạch toán kế toán
Để phản ánh doanh thu kinh doanh bảo hiểm và các khoản giảm trừ doanh
thu, kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau đây:
- Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nội dung và kết cấu TK 511
Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh

thu kinh doanh bảo hiểm
- Kết chuyển doanh thu thuần sang tài
khoản 911 để xác định kết quả kinh
doanh
Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo
hiểm thực hiện kỳ hạch toán
TK 511 không có số dư cuối kỳ
TK 511 có 5 tài khoản cấp 2:
+ TK 5111 - Doanh thu bảo hiểm gốc
TK này có 7 TK cấp 3:
TK 51111 - Thu phí bảo hiểm gốc
TK 51112 - Thu phí đại lý giám định bồi thường
TK 51113 - Thu phí đại lý xét giải quyết bồi thường
TK 51114 - Thu phí đại lý đòi người thứ ba bồi hoàn
TK 51115 - Thu phí đại lý xử lý hàng bồi thường 100%
TK 51116 - Thu phí giám định tổn thất
TK 51118 - Thu khác
+ TK 5113 - Doanh thu nhận tái bảo hiểm
Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3:
TK 51131 - Thu phí nhận tái bảo hiểm
TK 51138 - Thu khác
+ TK 5114 - Doanh thu nhượng tái bảo hiểm
TK này có 2 tài khoản cấp 3:
TK 51141 - Thu hoa hồng
TK 51148 - Thu khác
+ TK 5115 - Doanh thu môi giới bảo hiểm
+ TK 5118 - Doanh thu khác
- TK 531 - Hàng bán bị trả lại
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản mà DNBH phải trả cho khách
hàng trong quá trình kinh doanh bảo hiểm, bao gồm: hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn

phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm do khách hàng thay đổi
hợp đồng đã cam kết với khách hàng.
Nội dung, kết cấu TK 531:
Tài khoản 531 - Hàng bán bị trả lại
- Phí bảo hiểm gốc phải hoàn lại do thay
đổi trong hợp đồng
- Phí nhận tái bảo hiểm phải hoàn lại do
thay đổi hợp đồng
- Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm do
thay đổi hợp đồng
- Trị giá hàng hoá, dịch vụ đã bán bị trả
lại
Kết chuyển toàn bộ các khoản phí bảo
hiểm gốc, phí nhận tái bảo hiểm, hoa
hồng nhượng tái bảo hiểm, doanh thu
hàng bán bị trả lại trong kỳ sang TK 511
để xác định doanh thu thuần
TK 531 không có số dư cuối kỳ
TK 531 có 5 TK cấp 2:
+ TK 5311 - Hoàn phí bảo hiểm gốc
+ TK 5313 - Hoàn phí nhận tái bảo hiểm
+ TK 5314 - Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm
+ TK 5315 - Hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm
+ TK 5318 - Hoàn khác
- TK 532 - Giảm giá hàng bán
Tài khoản này phản ánh các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận
tái bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, giảm hoa hồng môi giới bảo
hiểm và các khoản giảm khác mà doanh nghiệp đã chấp nhận cho bên mua bảo
hiểm và mua các dịch vụ, hàng hoá khác trong kỳ.
Nội dung, kết cấu TK 532

b dịch vụ, hàng hoá khác trong kỳ.
Nội dung, kết cấu TK 532
Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán
Các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, giảm
phí nhận tái bảo hiểm, giảm hoa hồng
nhượng tái bảo hiểm, giảm hoa hồng
môi giới bảo hiểm và các khoản giảm
giá hàng bán đã chấp thuận cho người
mua hàng phát sinh trong kỳ
Kết chuyển toàn bộ các khoản giảm giá
hàng bán phát sinh trong kỳ sang TK
511 để xác định doanh thu thuần trong
kỳ hạch toán
TK 532 không có số dư cuối kỳ
TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm
Tài khoản này sử dụng để phản ánh các khoản phí nhượng tái bảo hiểm của
DNBH cho các công ty nhận tái bảo hiểm theo hợp đồng tái bảo hiểm.
Nội dung, kết cấu tài khoản 533
Tài khoản 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm
- Phí nhượng tái bảo hiểm phát sinh
trong kỳ
Kết chuyển toàn bộ phí nhượng tái bảo
hiểm sang TK 511 để xác định doanh
thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán
TK 533 không có số dư cuối kỳ
- TK 521 - Chiết khấu thương mại
Tài khoản này phản ánh các khoản mà DNBH đã giảm trừ hoặc đã thanh
toán cho người mua hàng khi mua với số lượng lớn theo thoả thuận được chiết
khấu đã ghi trên hợp đồng mua bán hoặc các cam kết mua hàng.
Nội dung, kết cấu TK 521:

Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại
Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận
thanh toán cho khách hàng
Kết chuyển số chiết khấu thương mại
sang tài khoản 511 để xác định doanh
thu thuần trong kỳ hạch toán
TK 521 không có số dư cuối kỳ
- TK 005 - Hợp đồng bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm
Phản ánh doanh thu phát sinh liên quan đến hợp đồng bảo hiểm gốc và
nhận tái bảo hiểm mà doanh nghiệp đã ký với khách hàng nhưng chưa phát sinh
trách nhiệm.
Hợp đồng bảo hiểm được ký kết nhưng chưa phát sinh trách nhiệm khi:
+ Hợp đồng bảo hiểm chưa đến ngày bắt đầu hiệu lực và chưa thu phí (Bên
mua bảo hiểm đã chấp nhận nộp phí)
+ Hợp đồng bảo hiểm chưa đến ngày bắt đầu hiệu lực, bên mua bảo hiểm
đã nộp phí bảo hiểm
+ Hợp đồng bảo hiểm đã ký kết nhưng các bên chưa thoả thuận được về phí
bảo hiểm
Tài khoản này được mở tuỳ theo yêu cầu quản lý DNBH
Nội dung, kết cấu TK 005:
Tài khoản 005 - Hợp đồng bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm
Doanh thu phát sinh của hợp đồng bảo
hiểm gốc và hợp đồng nhận tái bảo hiểm
Kết chuyển doanh thu phát sinh sang TK
511 khi DNBH nhận trách nhiệm đối với
hợp đồng bảo hiểm gốc và nhận tái bảo
hiểm
- Số dư cuối kỳ: Doanh thu phát sinh của
HĐBH gốc và hợp đồng nhận tái bảo
hiểm chưa phát sinh trách nhiệm hiện có

của doanh nghiệp
TK 005 có 2 tài khoản cấp 2:
+ TK 0051 - Hợp đồng bảo hiểm gốc chưa phát sinh trách nhiệm
+ TK 0052 - Hợp đồng nhận tái bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm
- TK 006 - Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm
Phản ánh doanh thu phát sinh liên quan đến các hợp đồng nhượng tái bảo
hiểm mà DNBH đã ký kết với khách hàng nhưng chưa phát sinh trách nhiệm.
Tài khoản này được mở theo yêu cầu quản lý của DNBH
Nội dung, kết cấu của TK 006:
- TK 006 - Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm
Doanh thu phát sinh của hợp đồng
nhượng tái bảo hiểm chưa phát sinh
trách nhiệm
Kết chuyển doanh thu phát sinh sang TK
511 khi DNBH nhận trách nhiệm đối với
hợp đồng nhượng bảo hiểm
- Số dư cuối kỳ: Doanh thu phát sinh của
hợp đồng nhượng tái bảo hiểm chưa phát
sinh trách nhiệm hiện có của doanh
nghiệp
Ngoài các tài khoản chủ yếu trên, kế toán doanh thu kinh doanh bảo hiểm
còn sử dụng một số tài khoản khác như: TK 3385 - Phí bảo hiểm tạm thu (đối với
DNBH nhân thọ), TK 131 - Phải thu của khách hàng, TK 111 - Tiền mặt, TK 112
- Tiền gửi ngân hàng
Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc
1. Khi hợp đồng bảo hiểm gốc được ký kết nhưng chưa phát sinh trách
nhiệm, kế toán xác định phần giá trị được ghi nhận doanh thu, ghi:
Nợ TK 005 - Hợp đồng bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm (0051)
2. Khi DNBH nhận trách nhiệm đối với những hợp đồng bảo hiểm gốc đã

được ký kết với bên mua bảo hiểm:
- Nếu bên mua bảo hiểm thanh toán ngay phí bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 511 (51111)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
- Nếu bên mua bảo hiểm chưa thanh toán phí bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (13111)
Có TK 511 (51111)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Đồng thời (đối với cả hai trường hợp trên) ghi:
Có TK 005 - Hợp đồng bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm (0051)
3. Đối với bảo hiểm nhân thọ:
- Khi tạm thu phí bảo hiểm đầu tiên của khách hàng, căn cứ vào hoá đơn
thu phí bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 3385 - Phí bảo hiểm tạm thu
- Khi hợp đồng bảo hiểm chính thức được giao cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (13111)
Có TK 511 (51111)
Đồng thời kết chuyển số phí tạm thu của khách hàng, ghi:
Nợ TK 3385 - Phí bảo hiểm tạm thu
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (13111)
- Đến kỳ thu phí sau, căn cứ trên thông báo thu phí bảo hiểm (hoá đơn thu
phí bảo hiểm) để hạch toán doanh thu bảo hiểm nhân thọ, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511 (51111)
4. Thông thường, khi phát sinh doanh thu phí bảo hiểm, phát sinh các
khoản thu phí đại lý giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý yêu cầu người thứ ba
bồi hoàn và đại lý xử lý hàng bồi thường 100% và phát sinh doanh thu của các
hoạt động kinh doanh khác, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (chi tiết tài khoản liên quan)
Nợ TK 111, 112 (nếu khách hàng trả tiền ngay)
Có TK 511 (Chi tiết liên quan)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
5. Đối với hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm được ký
kết trong nhiều năm liên tục:
- Nếu hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực liên tục, doanh thu được ghi nhận là
toàn bộ số phí thu của các năm, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (13111)
Nợ TK 111, 1112 (Số phí khách hàng đã trả)
Có TK 511 (51111)
Có TK 3331 - Thúe GTGT phải nộp (nếu có)
Đồng thời DNBH phải lập dự phòng phí tương ứng với thời gian còn lại
của hợp đồng vào cuối niên độ kế toán.
- Nếu hợp đồng bảo hiểm cam kết tái tục liên tục nhiều năm xác định và
thời hạn của hợp đồng bảo hiểm được phân định từng năm:
+ Trường hợp khách hàng trả phí bảo hiểm ngay cho nhiều năm liền:
• Phản ánh toàn bộ số tiền thu được và phần ghi nhận doanh thu trong kỳ:
Nợ TK 111, 112 (Toàn bộ số phí thu được)
Có TK 511 (Phần ghi nhận doanh thu trong kỳ)
Có TK 3331 (Thuế GTGT tương ứng với doanh thu)
Có TK 131 (Doanh thu trả trước = Doanh thu phí bảo hiểm +
Thuế GTGT tương ứng của những năm sau)
Đồng thời ghi:
Nợ TK 005 - Hợp đồng bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm (0051)
(Phần doanh thu phí bảo hiểm của những năm sau)
• Phản ánh chiết khấu thanh toán tính trên số tiền trả trước cho nhiều năm
Nợ TK 635 - Chi phí thanh toán
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
• Đến kỳ kế toán sau (năm sau), khi hợp đồng bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực

năm thứ 2, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (13111)
Có TK 511 (51111) (Doanh thu năm thứ 2)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Đồng thời ghi:
Có TK 005 - Hợp đồng bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm (tương
ướng với tài khoản 511).
+ Trường hợp khách hàng chỉ trả tiền năm đầu, chưa trả tiền những năm
sau:
• Phản ánh doanh thu trong kỳ, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 511 (51111)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Đồng thời ghi:
Nợ TK 005 - Hợp đồng bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm (Doanh
thu phí phải thu của các năm sau)
• Đến kỳ kế toán sau (năm sau), khi bắt đầu hiệu lực năm thứ 2, kế toán ghi
nhận doanh thu, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 511 (51111) (Doanh thu năm thứ 2)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Đồng thời ghi:
Có TK 005 - Hợp đồng bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm (tương
ứng với doanh thu ghi vào tài khoản 511).
b. Hoạt động nhận tái bảo hiểm
1. Khi phát sinh doanh thu của hợp đồng nhận tái bảo hiểm mà DNBH đã
ký với khách hàng nhưng chưa phát sinh tráhành chính nhiệm, ghi:
Nợ TK 005 - Hợp đồng bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm (0052)
2. Khi DNBH nhận trách nhiệm đối với hợp đồng tái bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (13131, 13138)

Có TK 511 (51131, 51138)
Đồng thời ghi:
Có TK 005 - Hợp đồng bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm (0052)
c. Hoạt động nhượng tái bảo hiểm
1. Khi phát sinh doanh thu của hợp đồng nhượng tái bảo hiểm mà DNBH
đã ký với khách hàng nhưng chưa phát sinh trách nhiệm, ghi:
Nợ TK 006 - Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm chưa phát sinh trách
nhiệm
2. Khi DNBH nhận trách nhiệm đối với hợp đồng nhượng tái bảo hiểm:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (13142, 13148)
Nợ TK 111, 112 (nếu thanh toán ngay phí bảo hiểm)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5114)
Đồng thời ghi:
Có TK 006 - Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm chưa phát sinh trách
nhiệm
d. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu kinh doanh bảo hiểm và xác định
doanh thu thuần
1. Khi hoàn phí, giảm phí bảo hiểm gốc:
- Trường hợp đã thu phí bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 531, 532
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 - Phải trả người bán (33121, 33128)
- Chưa thu phí bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 531, 532
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
2. Khi hoàn phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm:
Nợ TK 531 (5313, 5314)
Có TK 331 - Phải trả người bán (33135, 33143)
3. Khi giảm phí nhận tái bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm:

Nợ TK 532 (5323, 5324)
Có TK 331 - Phải trả người bán (33135, 33143)
4. Chuyển phí nhượng tái bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 533
Có TK 331 - Phải trả người bán (33141)
5. Phản ánh số chứng khoán thương mại thực tế phát sinh, ghi:
Nợ TK 521 - Chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
6. Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu kinh doanh bảo hiểm để xác
định doanh thu thuần kinh doanh bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521 - Chiết khấu thương mại
Có TK 531 - Hàng bán bị trả lại
Có TK 532 - Giảm giá hàng bán
Có TK 533 - Phí nhượng tái bảo hiểm
6.3. HẠCH TOÁN KẾ TOÁN DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
6.3.1. Nội dung doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:
- Tiền lãi: Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn
Lãi do bán, chuyển nhượng công cụ tài chính, đầu tư vào cơ sở kinh doanh
đồng kiểm soát, đầu tư liên kết, đầu tư vào công ty con.
- Cổ tức và lợi nhuận được chia từ hoạt động góp vốn
- Chênh lệch lãi do mua bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ.
- Thu khác liên quan đến hoạt động tài chính
6.3.2. Phương pháp hạch toán kế toán doanh thu hoạt động tài chính
Kế toán sử dụng Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Nội dung, kết cấu tài khoản 515:
Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

Kết chuyển doanh thu hoạt động tài
chính để xác định kết quả
Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh
trong kỳ
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ
Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
1. Phản ánh các khoản lãi được chia từ hoạt động đầu tư, cổ tức, lãi định kỳ
của trái phiếu, lãi tiền cho vay, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Nợ TK 121, 221, 222, 223, 228 (nếu đầu tư tiếp)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
2. Các khoản lãi khi bán công cụ tài chính, chuyển nhượng, thanh lý các
khoản đầu tư tài chính, ghi:
Nợ TK 111, 112 (Giá bán)
Có TK 121, 221, 222, 223, 228 (Giá gốc)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Số lãi)
3. Khoản chiết khấu thanh toán khi mua hàng được hưởng, ghi:
Nợ TK 111, 112, 331
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
4. Khi bán bất động sản đầu tư, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
5. Khoản lãi khi bán ngoại tệ, ghi:
Nợ TK 111 (1111), 112 (1121) (Theo tỷ giá bán)
Có TK 111 (112), 112 (1121) (Theo tỷ giá ghi sổ)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
6. Phản ánh khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ (phát sinh trong kỳ) đã
trình bày ở chương 2.
7. Khoản chênh lệch tỷ giá thuần (lãi tỷ giá bù lỗ tỷ giá > 0) khi đánh giá lại

các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối niên độ kế toán, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
6.4. HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU NHẬP KHÁC
6.4.1. Nội dung thu nhập khác
Thu nhập khác trong DNBH bao gồm:
- Thu nhập từ nhượng bái, thanh lý TSCĐ
- Tiền thu được do phạt khách hàng vi phạm hợp đồng
- Tiền thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ
- Các khoản thuế được nhà nước miễn giảm (trừ thuế thu nhập doanh
nghiệp)
- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn
- Thu nhập từ các khoản nợ phải trả không xác định được chủ
- Thu nhập quà biếu, quà tặng
- Các khoản thu nhập kinh doanh của năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ
kế toán nay phát hiện ra.
6.4.2. Phương pháp hạch toán kế toán
Để phản ánh các khoản thu nhập khác, kế toán sử dụng Tài khoản 711 -
Thu nhập khác
Nội dung, kết cấu tài khoản 711
Tài khoản 711 - Thu nhập khác
Kết chuyển các khoản thu nhập khác để
xác định kết quả
Các khoản thu nhập khác phát sinh trong
kỳ
TK 711 không có số dư cuối kỳ
Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
1. Phản ánh số thu nhập về quản lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 711 - Thu nhập khác

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
2. Phản ánh các khoản tiền thu được phạt, được bồi thường do các đơn vị
khác vi phạm hợp đồng kinh tế, ghi:
Nợ TK 111, 112 (nếu thu được tiền)
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (nếu chưa thu được tiền)
Nợ TK 338, 334 (nếu trừ vào tiền nhận ký quỹ, ký cược)
Có TK 711 - Thu nhập khác
3. Phản ánh các khoản thu được từ các khoản nợ phải thu khó đòi trước đây
đã xử lý xoá sổ, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 711 - Thu nhập khác
Đồng thời ghi: Có TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý
4. Phản ánh các khoản nợ phải trả không xác định được chủ, ghi:
Nợ TK 331, 338
Có TK 711 - Thu nhập khác
5. Phản ánh số thuế được nhà nước miễn, giảm (trừ thuế thu nhập doanh
nghiệp), ghi:
Nợ TK 333 (nếu trừ vào số phải nộp)
Nợ TK 111, 112 (nếu nhận lại bằng tiền)
Có TK 711 - Thu nhập khác
6. Phản ánh các khoản tiền, hiện vật được biếu tặng, ghi:
Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211
Có TK 711 - Thu nhập khác
7. Thu nhập khác phát sinh từ hoạt động góp vốn liên doanh, đầu tư vào
công ty liên kết (đã trình bày ở Chương 3).
6.5. HẠCH TOÁN KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN PHỐI KẾT QUẢ
KINH DOANH
6.5.1. Xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh
doanh thông thường và hoạt động khác của DNBH trong một kỳ nhất định.

Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường của DNBH bao gồm kết quả
hoạt động từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt động tài chính.
Kết quả từ hoạt
động kinh
doanh bảo
hiểm
=
Doanh thu bán
hàng thuần
-
Chi phí trực
tiếp kinh
doanh bảo
hiểm
-
Chi phí
bán hàng
-
Chi phí quản
lý doanh
nghiệp
Trong đó, doanh thu bán hàng thuần được tính bằng công thức:
Doanh thu bán
hàng thuần
=
Doanh thu bán
hàng
-
Các khoản giảm
trừ doanh thu

Kết quả hoạt
động tài chính
=
Doanh thu hoạt
động tài chính
-
Chi phí
tài chính
Kết quả hoạt động khác là kết quả được tính bằng chênh lệch giữa thu nhập
khác và chi phí khác.
Kết quả hoạt
động khác
= Thu nhập khác - Chi phí khác
6.5.2. Phân phối kết quả kinh doanh
Việc phân phối kết quả kinh doanh của DNBH chịu sự điều chỉnh bởi nhiều
văn bản pháp lý như Nghị định 46/2007/NĐ-CP (27/3/07), Thông tư
156/2007/TT-BTC (20/12/07), Thông tư 111/2005/TT-BTC (31/12/05) Riêng
các DNBH là doanh nghiệp nhà nước, việc phân phối lợi nhuận còn chịu sự điều
chỉnh của Nghị định 199/2004/NĐ-CP (3/12/2004). Theo các văn bản pháp lý trên,
lợi nhuận của DNBH được phân phối như sau:
1. Bù lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thông tư 111/2005/TT-BTC (31/12/05) hướng dẫn khoản bù lỗ này được thực
hiện trong khoảng thời gian không quá 5 năm.
2. Trích quỹ dự phòng đảm bảo cân đối, 1% lợi nhuận trước thuế (áp dụng
với các DNBH nhân thọ). Theo Thông tư 156/2007/TT-BTC (20/12/07), quỹ dự
phòng này được trích lập tới không vượt quá 5% phí bảo hiểm thu được.
3. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế suất 25%)
4. Trích lập quỹ dự trữ bắt buộc (5% lợi nhuận sau thuế) tối đa không vượt
quá 10% vốn điều lệ theo Nghị định 46/2007/NĐ-CP (27/3/07).
5. Trả các khoản không được hạch toán vào chi phí hợp lý khi xác định thu

nhập chịu thuế hoặc vào các quỹ.
6. Số còn lại được phân phối vào các quỹ dự phòng tài chính, đầu tư phát
triển, đầu tư xây dựng cơ bản
Riêng đối với các DNBH là doanh nghiệp nhà nước, số lợi nhuận còn lại
được phân phối như sau:
a. Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng
(nếu có)
b. Bù đắp khoản lỗ của năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận
trước thuế.
c. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều
lệ thì không trích nữa.
d. Số còn lại sau khi lập các quỹ theo quy định tại điểm a, b, c được phân
phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư tại công ty và vốn công ty tự huy động
bình quân trong năm.
Vốn do công ty tự huy động là số tiền công ty huy động do phát hành trái
phiếu, tín phiếu, vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trên cơ sở công
ty tự chịu trách nhệim hoàn trả cả gốc và lãi cho người vay theo cam kết, trừ các
khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ, Bộ Tài chính, các khoản vay được hỗ trợ lãi
suất.
Phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước đầu tư được dùng để tái đầu tư
bổ sung vốn nhà nước tại công ty nhà nước. Trường hợp không cần thiết bổ sung
vốn nhà nước tại công ty nhà nước, đại diện chủ sở hữu quyết định điều động về
quỹ tập trung để đầu tư vào các công ty khác. Thủ tướng Chính phủ quyết định
thành lập quỹ này.
Phần lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động được phân phối như sau:
- Trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển của công ty;
- Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty. Mức trích
một năm không quá 500 triệu đồng (đối với công ty có hội đồng quản trị), 200
triệu đồng (đối với công ty không có hội đồng quản trị) với điều kiện tỷ suất lợi
nhuận thực hiện trước thuế trên vốn nhà nước tại công ty phải bằng hoặc lớn hơn

tỷ suất lợi nhuận kế hoạch;
- Số lợi nhuận còn lại được phân phối vào quỹ khen thưởng, phúc lợi của
công ty. Mức trích vào mỗi quỹ do hội đồng quản trị hoặc giám đốc công ty không
có hội đồng quản trị quyết định sau khi tham khảo ý kiến của ban chấp hành công
ty đoàn công ty.
Trong các doanh nghiệp, số phân phối chính thức các lĩnh vực trên phải căn
cứ vào số lợi nhuận thực tế được công nhận (khi báo cáo quyết toán năm được phê
duyệt chính thức). Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn thu cho NSNN cũng như cho các
lĩnh vực khác, định kỳ doanh nghiệp tạm phân phối lợi nhuận theo kế hoạch. Song
niên độ kế toán sau, khi quyết toán được duyệt sẽ phân phối chính thức.
6.5.3. Phương pháp hạch toán kế toán
Hạch toán kế toán xác định và phân phối kết quả kinh doanh sử dụng các
tài khoản chủ yếu sau đây:
- Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Nội dung, kết cấu TK 911
Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh
- Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm
phát sinh trong kỳ
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
- Chi phí tài chính trong kỳ
- Chi phí bán hàng, chi phí QLDN trong
kỳ
- Chi phí khác trong kỳ
- Kết chuyển số lãi từ hoạt động kinh
- Doanh thu thuần về hoạt động kinh
doanh bảo hiểm
- Doanh thu hoạt động tài chính
- Thu nhập khác trong kỳ
- Kết chuyển số lỗ từ hoạt động kinh
doanh trong kỳ

doanh trong kỳ
TK 911 không có số dư cuối kỳ
- TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Khi hạch toán trên TK 421 cần chú ý một số quy định sau:
+ Kết quả từ hoạt động kinh doanh phản ánh trên TK 421 là lợi nhuận hoặc
lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Kế toán không phản ánh vào tài khoản này chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành
+ Kế toán không phản ánh vào tài khoản này số thuế thu nhập hoãn lại phải
trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm hiện hành đã
được ghi nhận vào chi phí (hoặc thu nhập) thuế thu nhập hoãn lại.
+ Khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố có
sai sót trọng yếu của năm trước nhưng năm nay mới phát hiện dẫn đến phải điều
chỉnh số dư đầu năm của TK 421 thì kế toán phải điều chỉnh tăng hạơc giảm số dư
đầu năm của TK 4211 và chỉ tiêu "Lợi nhuận chưa phân phối" trên bảng cân đối
kế toán theo quy định của chuẩn mực kế toán số 28 và chuẩn mực kế toán số 17.
Nội dung, kết cấu TK 421
Tài khoản 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
- Số lỗ từ hoạt động kinh doanh
- Phân phối tiền lãi
- Số lãi từ hoạt động kinh doanh trong
kỳ
- Số lãi cấp dưới nộp lên, số lỗ của cấp
dưới được cấp trên cấp bù
- Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh
doanh
- Số dư bên Nợ: Số lỗ chưa xử lý hoặc
số phân phối quá số lãi
Số dư bên Có: Lãi từ hoạt động kinh
doanh chưa phân phối

TK 421 có 2 tài khoản cấp 2
TK 4211 - Lợi nhuận năm trước
TK 4212 - Lợi nhuận năm nay
- TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao
gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn
lại làm căn cứ để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài
chính hiện hành.
Tài khoản 821 có 2 tài khoản cấp 2:
TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập hiện hành: tài khoản này dùng để phản
ánh chi phí thuế thu nhập hiện hành phát sinh trong năm của doanh nghiệp - là số
thuế TNDN phải nộp trong năm của doanh nghiệp.
TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập hoãn lại: tài khoản này chi phí thuế thu
nhập hoãn lại phát sinh trong năm của doanh nghiệp - là số thuế TNDN sẽ phải
nộp trong tương lai phát sinh từ thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm và hoàn
nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.
Nội dung, kết cấu của các TK này như sau:
Tài khoản 821 - Chi phí thuế thu nhập hiện hành
- Thuế TNDN phải nộp tính vào chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
- Thuế TNDN hiện hành của các năm
trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai
sót không trọng yếu của năm trước được
ghi nhận tăng chi phí thuế TNDN của
năm hiện tại
- Thuế TNDN phải nộp trong năm nhỏ
hơn số thúe thu nhập tạm nộp được giảm
trừ vào chi phí thuế TNDN hiện hành đã
ghi nhận trong năm.
- Thuế TNDN phải nộp ghi giảm do phát

hiện sai sót không trọng yếu của các
năm trước được ghi giảm chi phí thuế
TNDN hiện hành trong năm hiện tại.
- Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện
hành vào bên Nợ TK 911
TK 8211 không có số dư cuối kỳ
TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
- Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh
trong năm từ việc ghi nhận thếu thu
- Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại
(số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập
nhập hoãn lại phải trả (số chênh lệch
giữa thuế thu nhập hoãn lại phát sinh
trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn
lại phải trả được hoàn nhập trong năm).
- Số hoàn nhập tài sản thuế TNDN hoãn
lại được ghi nhận từ các năm trước (số
chênh lệch giữa tài sản thúe thu nhập
hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn
hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát
sinh trong năm)
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát
sinh bên Có TK 8212 lớn hơn số phát
sinh bên Nợ TK 8212 vào bên Có TK
911
hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài
sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn
nhập trong năm).
- Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại
(số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn

lại phải trả được hoàn nhập trong năm
lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả
phát sinh trong năm).
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát
sinh bên Có TK 8212 nhỏ hơn số phát
sinh bên Nợ TK 8212 vào bên Nợ TK
911
TK 8218 không có số dư cuối kỳ
- TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Tài khoản này dùng để phản ánh thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải
trả - thuế TNDN hoãn lại phải trả được xác định trên cơ sở các khoản chênh lệch
tạm thời phải chịu thuế phát sinh trong năm và thuế suất thuế thu nhập hiện hành
theo công thức:
Thuế thu nhập hoãn
lại phải trả
=
Chênh lệch tạm
thời chịu thuế
x
Thuế suất thuế TNDN
hiện hành
Một số quy định khi hạch toán trên tài khoản 347:
1. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản
chênh lệch tạm thời chịu thuế, trừ khi thúe thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ
ghi nhận ban đầu của một tài sản hay nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch
này không có ảnh hưởng tới lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thếu thu nhập
(hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch.
2. Tại ngày kết thúc năm tài chính, kế toán phải xác định các khoản chênh
lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm hiện tại làm căn cứ xác định số thuế
thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trong năm.

3. Việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm được thực hiện
theo nguyên tắc bù trừ giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm
nay với số thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước nhưng
năm nay được ghi giảm (hoàn nhập), theo nguyên tắc:
- Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số
thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhận trong năm, kế toán chỉ ghi nhận bổ
sung số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn
lại phải trả phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm.
- Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số
thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhận trong năm, kế toán chỉ ghi giảm
(hoàn nhập) số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu
nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm.
4. Thuế thunhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm không liên quan đến
các khoản mục được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu phải được ghi nhận là
chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm.
5. Kế toán phải ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả khi các khoản
chênh lệch tạm thời phải chịu thuế không còn ảnh hưởng tới lợi nhuận tính thuế
(Khi tài sản bị thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán).
Nội dung, kết cấu TK 347:
Tài khoản 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả giảm
(được hoàn nhập) trong kỳ
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi
nhận trong kỳ
- Số dư cuối kỳ: Thuế thu nhập hoãn lại
phải trả còn lại cuối kỳ
Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a. Liên quan đến chi phí TNDN hiện hành

×