Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề thi thử Đại học môn Sử năm 2014 - Đề số 3:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.88 KB, 3 trang )


ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ 2014
Thời gian làm bài: 180 phút

I. Phần chung cho tất cả các thí sinh (7 điểm)

Câu 1(2 điểm). Nêu tình hình nước Mĩ từ năm 1973 đến năm 1991.
Câu 2 (2 điểm). Nêu âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa
chiến tranh”, “Đông Dương hóa chiến tranh”.
Câu 3 (3 điểm). Trình bày âm mưu và hành động của Pháp –Mĩ ở Điện Biên Ph
ủ.
Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.

II. Phần riêng (3 điểm)
Thí sinh được lựa chọn làm một trong hai câu (câu 4a hoặc 4b)

Câu 4a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng được họp trong hoàn cảnh
lịch sử nào? Nêu nội dung và ý nghĩa của Đại hội.
Câu 4b. Công cuộc chuẩn bị khở
i nghĩa của Đảng từ sau Hội nghị lần thứ 8 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) đã diễn ra như thế nào?

Gợi ý làm bài
Câu 1
- Về kinh tế:
Từ năm 1973 đến năm 1982, kinh tế Mĩ lâm vào suy thoái và khủng hoảng…
Từ sau năm 1983, kinh tế Mĩ phục hồi và phát triển trở lại. Mĩ vẫn là nước đứng
đầu thế giới về sức mạnh kinh tế - tài chính.
- Về đối ngoại:
Sau thất bại ở Việt Nam, Mĩ phải kí Hiệp định Pari (1973) và rút quân về nước, các
chính quyền Mĩ vẫ


n tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu”. Với học thuyết Rigân,
Mĩ vẫn tăng cường chạy đua vũ trang. Từ giữa những năm 80, Mĩ điều chỉnh chính
sách đối ngoại và trước sự cạnh tranh ngày càng tăng lên của Tây Âu và Nhật Bản.
Mĩ cùng Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh…
Câu 2:
Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ ph
ải chuyển sang chiến lược
“Việt Nam hóa chiến tranh”…
“Việt Nam hóa chiến tranh” là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới…
Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn như lực lượng xung kích ở Đông Dương.
Mĩ còn dùng thủ đoạn ngoại giao …
Câu 3.
- Âm mưu và hành động của Pháp – Mĩ ở Điện Biên Phủ:
Điện Biên Phủ nằm ở Tây Bắc Việt Nam, gần biên giới với Lào, …
Nava quy
ết định xây dựng Điện Biên Phủ trở thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất
Đông Dương.
Thực hiện âm mưu trên, Nava tăng dần số quân chiếm đóng ở Điện Biên Phủ lên tới
16200 quân….
- Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra qua ba đợt:
+ Đợt 1, từ ngày 13-3 đến 17-3-1954….
+ Đợt 2, từ ngày 30-3 đến 26-4-1954…
+ Đợt 3, từ ngày 1-5 đến 7-5-1954…
- K
ết quả:
Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện
Biên Phủ đã toàn thắng. Quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 128200 địch…
Riêng mặt trận Điện Biên Phủ, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16200 địch…
- Ý nghĩa:
Thắng lợi của ta trong cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 và chiến

dịch Điện Biên Phủ đ
ã làm cho kế hoạch Nava bị phá sản…
Câu 4a:
- Hoàn cảnh lịch sử:
Ở miền Bắc: cách mạng xã hội chủ nghĩa đạt nhiều thành tựu quan trọng trong công
cuộc cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế,…
Ở miền Nam, phong trào “Đồng khởi” đã nổ ra và thắng lợi…
Trên thế giới, phong trào giải phóng dân tộc lên cao ở châu Á, châu Phi…
Để đề ra đường lối cho cách mạng cả nước và cách mạng mỗi miền, Đảng
đã tiến
hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960 ở Hà Nội.
- Nội dung Đại hội:

Đại hội đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách
mạng từng miền…
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát
triển của cách mạng cả nước.
Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực
tiếp đối với s
ự nghiệp giải phóng miền Nam.
Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau…
Đối với miền Bắc, Đại hội khảng định đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh…
Đại hội nghe và thảo luận Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng…
- Ý nghĩa Đại hội:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng là kim chỉ nam cho toàn Đả
ng và
toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc…
Câu 4b:
a) Xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang.
- Xây dựng lực lượng chính trị:

Nhiệm vụ cấp bách là vận động quần chúng tham gia Việt Minh. Cao Bằng là nơi
thí điểm xây dựng các hội Cứu quốc…
Ở Bắc Kì và một số tỉnh Trung Kì, các hội Phản đế chuyển thành các hội Cứu
quốc,…
Năm 1934, Đảng đưa ra bản “Đề cương văn hóa Việt Nam”….
Đảng cũng tăng cường vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp và ngoại
kiều ở Đông Dương chống phát xít.
- Xây dựng lực lượng vũ trang:
Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, đội du kích Bắc Sơn được thành lập, hoạt động tại căn cứ
Bắc Sơn – Võ Nhai…
Cuối năm 1941, Nguyễn Ái Quốc quyế
t định thành lập đội tự vệ vũ trang, tổ chức
các lớp huấn luyện chính trị - quân sự…
- Xây dựng căn cứ địa cách mạng:
+ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1940 chủ trương xây dựng Bắc
Sơn – Võ Nhai thành căn cứ địa cách mạng.
+ Năm 1941, sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ
địa.
b) Gấp rút chuẩn bị khởi ngh
ĩa vũ trang giành chính quyền
Tháng 2-1943, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh –
Phúc Yên) vạch ra kế hoạch chuẩn bị toàn diện cho khởi nghĩa vũ trang…
Ở Bắc Sơn – Võ Nhai, Trung đội Cứu quốc quân III ra đời (2-1944)
Ở Cao Bằng, các đội tự vệ vũ trang, đội du kích thành lập…
Tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa”.
Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việ
t Nam Tuyên truyền giải
phóng quân được thành lập,…

×