ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2014
Môn thi: NGỮ VĂN; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH :
Câu1 (2 điểm ) :
Cảm hứng lãng mạn của nhà văn Nguyễn Tuân trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”.
Câu 2 ( 3 điểm ) :
Martin Luther King – nhà hoạt động nhân quyền Mĩ gốc Phi, đã đạt giải Nobel Hoà
bình năm 1964 cho rằ
ng: “ Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành
động của những kẻ xấu, mà vì còn sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt”
Anh , chị có suy nghĩ về ý kiến trên :
( Bài viết không quá 600 từ ).
PHẦN RIÊNG ( Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu : 3a hoặc 3b)
Câu 3a( 5 điểm ) : Dành cho HS ban cơ bản :
Cảm nhận của anh/chị về sự tương đồng và nét độc đáo riêng củ
a hình tượng sông Đà
và sông Hương trong hai tác phẩm : “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân) và “Ai đã
đặt tên cho dòng sông” (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
Câu 3b( 5 điểm ) : Dành cho HS ban cơ bản C, D:
Cảm nhận của anh, chị về sự tương đồng và nột độc đỏo của hai nhõn vật Huấn Cao
(Chữ người tử tự - Nguyễn Tuõn) và Vũ Như Tụ (Vĩnh biệt Cửu Trựng Đ
ài - trớch Vũ Như Tụ
- Nguyễn Huy Tưởng).
Hết
SBD :
Ghi chú : Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
GỢI Ý ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
( Đáp án gồm có 5 trang )
Câ
u
Ý Nội dung Điểm
1
Cảm hứng lãng mạn của nhà văn Nguyễn Tuân trong truyện ngắn
“Chữ người tử tù”.
2,0
Yêu cầu về kĩ năng: Diễn đạt trong sáng, mạch lạc; không mắc lỗi
chính tả,dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức: Cảm hứng lãng mạn của Nuyễn Tuân trong tác
phẩm biểu hiện trên những phương diện sau:
1 - Xây dựng nhân vật lí tưởng:(ở nhânvật Huấn Cao hiện thân của tâm-
tài- dũng)
0,5
2 - Niềm tin vào phần “ thiên lương” trong mỗi con người (ở nhân vật
quản ngục với sở nguyện cao đẹp: xin chữ Huấn Cao).
0,5
3 -Sử dụng triệt để những thủ pháp đối lập, tương phản (ở “cảnh cho
chữ”:
+ Ánh sáng>< bóng tối, thanh cao>< nhơ nhớp, thơm tho>< hôi
hám…(yếu tố không gian, thời gian).
+ Sự sống >< cái chết, đẹp><xấu, thiện >< ác, cao cả >< thấp hèn,
tài hoa>< phàm tục…( con người- xã hội).
0,5
4 -Ý nghĩa:
+ Ca ngợi và tin tưởng vào sự “ thống soái” của cái Đẹp, cái thiên
lương, cái khí phách của con người trong đời sống.
+ Nâng niu những giá trị truyền thống của dân tộc đang bị mai một
trong xã hội hiện tại.
0,5
2
Martin Luther King – nhà hoạt động nhân quyền Mĩ gốc Phi, đã đạt
giải Nobel Hoà bình năm 1964 cho rằng: “ Trong thế giới này, chúng
ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà vì
còn sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt”
3,0
Về kĩ năng: Biết viết bài văn nghị luận xó hội, kết cấu chặt chẽ, rừ
ràng, mạch lạc, diễn đạt tốt, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính
tả, trỡnh bày sạch sẽ, dẫn chứng cụ thể sinh động.
Về kiến thức: HS có thể làm bài theo cách riêng nhưng cần đáp ứng
được những nôi dung sau:
1
* Giải thớch ý kiến
- Giải nghĩa một số từ và cụm từ:
+ “kẻ xấu” là những kẻ có tâm địa độc ác.
+ “lời nói và hành động của kẻ xấu”: những lời phỉ báng, gièm
pha, bôi nhọ, vu oan giá hoạ, những hành động côn đồ hung ác làm tổn
hại đến người khác.
+ “người tốt”: người nhân hậu, không làm gỡ phương hại người
khác
0,5
+ “im lặng”: không hành động, phản ứng gỡ trước những việc
làm của kẻ xấu hoặc thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của những người
xung quanh.
+ “sự im lặng của cả người tốt”: thỏi độ bàng quan, thiếu trỏch
nhiệm, lạnh lựng, vô cảm của những người vốn nhõn hậu, khụng biết
làm những hành động sai trỏi Đõy cũng là m
ột cỏch ứng xử tiờu
cực.
- Nội dung câu nói: Bày tỏ thái độ phê phán với những kẻ có tâm địa
độc ác dùng lời phỉ bỏng, giốm pha, bụi nhọ, vu oan và có những hành
động côn đồ hung ác làm phương hại đến những người khác; những
người có thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những bất
công, đau khổ của những người xung quanh.
2
* Phõn tích, bỡnh luận về cõu núi (khi phõn tích phải cú dẫn
chứng).
- Đây là câu nói đầy tâm huyết của một người suốt đời phấn đấu
vỡ quyền con người.
- Câu nói nêu đúng thực trạng đau lũng đang cú chiều hướng
gia tăng trong xó hội, đặc biệt là thời điểm hiện nay.
- Cõu núi cho thấy người nói thấu hiểu sự nghiêm trọng của thực
trạng đó với đờ
i sống con người. Vỡ:
+ Những lời vu cáo bịa đặt, những lời mạt sát xúc phạm
danh dự nhân phẩm của người khác, những lời gièm pha không
chỉ làm tổn thương họ mà cũn làm tan vỡ hạnh phỳc gia đỡnh,
gõy mất đoàn kết trong tập thể
+ Những hành vi côn đồ độc ác, ném đá giấu tay làm tổn
hại tinh thần, thể xác và tài sản của con người, gây tâm lý bất an,
hoang mang trong xó hội.
+ Thái
độ thờ ơ trước những sự việc, những hành động trái
với chuẩn mực đạo đức xã hội, trỏi pháp luật, sự vô cảm của con
người khiến cái ác lộng hành thống trị xó hội, người tốt, người
đáng thương không được bênh vực sẽ bi quan, chán nản, thiếu
niềm tin, đạo đức con người bị băng hoại, kỡm hóm sự phỏt triển
của xó hộ
i.
+ Vô cảm, thiếu trách nhiệm trước nỗi đau người khác dần
làm mất nhân cách của chính mình, nhõn lờn căn bệnh vô cảm ở
mọi người trong xó hội.
- Câu nói nhắc nhở mọi người hướng đến một lối sống tích cực:
sống có trách nhiệm, biết quan tâm chia sẻ với những đau khổ,
bất hạnh của người khác cũng như kiên quyết đấu tranh chống lại
nhữ
ng hành động làm tổn hại đến nhân phẩm, sức khoẻ, tính
mạng, tài sản của những người xung quanh, chống lại bệnh thờ ơ,
vô cảm.
2,0
0,25
0,25
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
- Bài học về nhận thức và hành động.
+ Bản thân cần nhận thức sâu sắc về sự nguy hại của những
0,5
0,25
lời nói, hành động của kẻ xấu và sự thờ ơ, vô cảm.
+ Rốn cho mình lối sống tích cực biết quan tâm, chia sẻ,
yờu thương, có thái độ kiên quyết đấu tranh chống lại kẻ xấu và
lối sống ích kỉ, thiếu trách nhiệm.
0,25
3a
Cảm nhận của anh/chị về sự tương đồng và nét độc đáo riêng của
hình tượng sông Đà và sông Hương trong hai tác phẩm : “Người lái
đò sông Đà” (Nguyễn Tuân) và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” (Hoàng
Phủ Ngọc Tường).
5,0
1 Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt
chẽ, diễn đạt lưu loát,không mắc lỗi dùng từ,diễn đạt,ngữ pháp.
Khuyến khích chất cảm xúc, sáng tạo.
Về kiến thức: HS có thể làm bài theo cách riêng nhưng cần đáp ứng
được những n.dung sau:
2
1. Giới thiệu khái quát được hai tác phẩm của và hai hình tượng Sông
Đà, sông Hương trong hai tác phẩm
Ví dụ : Sông nước xứ Việt đã tuôn chảy trong bao áng thơ ca
trong trẻo ngọt ngào. Trong văn xuôi cũng vậy và có lẽ gợi cảm nhất
vẫn là hình tượng sông Đà trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” của
Nguyễn Tuân và hình tượng sông Hương trong bài kí “ Ai đã đặt tên
cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hình tượng hai con
sông ấy dườ
ng như đã kết đọng những vẻ đẹp của sông núi quê hương
và là những đỉnh cao văn chương của hai nhà tuỳ bút xuất sắc nhất
Việt Nam.
0,5
3
2. Sự tương đồng của hai hình tượng
1.1. Sông Đà và sông Hương đều mang những nét đẹp của sự
hùng vĩ
a. Vẻ đẹp hùng vĩ của sông Đà thể hiện qua sự hung bạo dữ dội của
nó trên nhiều phương diện :
- Hướng chảy “ độc Bắc lưu”
- Bờ sông dựng vách thành
- Thác nước dày đặc
- Các hút nước nguy hiểm
- Trùng vi thạch thuỷ trận
( Lưu ý : phần về
trùng vi thạch thuỷ trận chỉ nhắc đến , sẽ triển khai
ở phần riêng )
b. Sông Hương cũng thật hùng vĩ khi đi giữa lòng Trường Sơn
- Sông Hương là “ bản trường ca của rừng gìa” hùng tráng dữ dội
“ rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, “cuộn xoáy như cơn lốc …”
- Ở khúc thượng nguồn ấy, sông Hương đầy hoang dã, phóng
khoáng- như “cô gái Di -gan phóng khoáng và man dại”, có “ một
bản lĩnh gan dạ
, một tâm hồn tự do và trong sáng”…
1.2. Hai dòng sông đều lấp lánh vẻ đẹp thơ mộng lãng mạn
a. Sông Đà :
- Dáng vẻ tuôn dài như áng tóc trữ tình
1,5
0,5
- Sắc nước thay đổi từng mùa
- Hội tụ bao vẻ gợi cảm
b. Sông Hương :
- Ở thượng lưu : cũng đã thật trữ tình mĩ lệ “dịu dàng và say đắm
giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”
- Khi về đến đồng bằng sông Hương giống như “ người gái đẹp
nằm ngủ mơ màng” giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa d
ại được
người tình mong đợi đến đánh thức.”
- Khi vào giữa lòng thành phố Huế sông Hương như“điệu slow tình
cảm”- một giai điệu trữ tình chậm rãi dành riêng cho xứ Huế.v.v
1.3. Hình tượng hai con sông đều được khắc hoạ bằng ngòi bút tài
hoa uyên bác : cả hai nhà văn đều đã vận dụng cái nhìn đa ngành,
vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực nghệ thuật để kh
ắc hoạ hình
tượng
> Đó là vận dụng cái nhìn, kiến thức của địa lí, lịch sử, thi ca, âm
nhạc, huyền thoại …
0,5
0,5
4
3. Nét độc đáo của mỗi hình tượng
3.1. Hình tượng sông Đà :
- Được tô đậm nhất ở nét hung bạo dữ dội - tập trung rõ nét nhất ở
hình ảnh trùng vi thạch thuỷ trận : đầy tướng đá, quân nước, hàng
tập đoàn cửa tử
- Sông Đà được cảm nhận chủ yếu thông qua lăng kính nghiêng về
sự phi thường khác lạ: tiếng nước như tiếng rống ngàn con trâu mộng
gi
ữa rừng luồng nứa nổ lửa; đá trên sông như những tên tướng mặt gỗ
ngược
- Sự hung bạo dữ dội của Đà giang đã làm cái nền thể hiện tài hoa
trí dũng của người lái đò sông Đà
3.2. Hình tượng sông Hương :
- Được tô đậm nhất ở nét lãng mạn nữ tính - sông Hương luôn
mang dáng vẻ một người gái đẹp, say đắm tình yêu : “cô gái Di -gan
phóng khoáng ”; “ người gái đẹp nằm ngủ mơ màng”; “ng
ười tài
nữ đánh đàn lúc đêm khuya; sông Hương như nàng Kiều trở lại tìm
Kim Trọng để nói một lời thề trước khi đi xa ; trong đời thường
sông Hương “ làm một người con gái dịu dàng của đất nước”.
- Sông Hương được nhìn chủ yếu qua lăng kính tình yêu :
> Xuôi về phía thành phố tựa “ một cuộc tìm kiếm có ý thức” ng-
ười tình nhân đích thực của một người con gái đẹp
> Khi vào giữa lòng thành ph
ố Huế sông Hương “mềm hẳn đi,
như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”…,
> Trước khi đổ ra cửa biển, Sông Hương như người con gái dùng
dằng chia tay người yêu với " nỗi vương vấn , cả một chút lẳng lơ
kín đáo
- Thông qua hình tượng Hương giang mang đậm chất nữ tính ấy, nhà
văn đã thể hiện được vẻ đẹp lãng mạn trữ tình thơ mộng củ
a đất trời
và con người xứ Huế .
2,5
1,25
0,5
0,25
0,25
1,25
0,5
0,5
0,25
4. Đánh giá chung
- Qua những vẻ đẹp tương đồng của sông Đà và sông Hương cho
thấy sự gặp gỡ của hai ngòi bút ở tình yêu thiên nhiên tha thiết và
niềm tự hào đối với non sông đất nước.
- Những nét riêng ở hình tượng sông Đà và sông Hương là bởi tài năng
văn chương độc đáo của mỗi nhà văn
0,5
3b Nột độc đỏo của hai nhõn vật Huấn Cao (Chữ người tử tự - Nguyễn
Tuõn) và Vũ Như Tụ (Vĩnh biệt Cửu Trựng Đài - trớch Vũ Như Tụ -
Nguyễn Huy Tưởng).
5,0
1 Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt
chẽ, diễn đạt lưu loát,không mắc lỗi dùng từ,diễn đạt,ngữ pháp.
Khuyến khích chất cảm xúc, sáng tạo.
Về kiến thức: HS có thể làm bài theo cách riêng nhưng cần đáp ứng
được những n.dung sau:
2 2. Giới thiệu khái quát được hai tác phẩm của và hai hình tượng Huấn
Cao (Chữ người tử tự - Nguyễn Tuõn) và Vũ Như Tụ (Vĩnh biệt Cửu
Trựng Đài )
0,5
3
3. Sự tương đồng của hai hình tượng
1,5
4
4. Nét độc đáo của mỗi hình tượng
4.1. Hình tượng Huấn Cao :
4.2. Hình tượng Vũ Như Tô :
2,5
5
5. Đánh giá chung
0,5
Lưu ý : Thí sinh có thể làm bài theo trình tự phân tích các nhan vật
như trong đáp án , hoặc nêu từng luận điểm và lần lượt phân tích các
nhân vật để làm sáng tỏ , miễn sao đảm bảo được tính chỉnh thể của
bài văn.
Hết