Bài 9: LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO
CÔ GIÁO (Tiết1 )
I. MỤC TIÊU:
1.Học sinh hiểu:
Thầy giáo, cô giáo là những người đã không quản khó nhọc, chăm sóc dạy dỗ em. Vì
vậy, các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo
2.Học sinh có thái độ:
Học sinh biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Vở bài tập Đạo đức 1.
- Bút chì màu.
- Tranh bài tập 2 phóng to (nếu có thể ).
- Điều 12 Công ước quốc tế quyền trẻ em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH
14’
14’
* Hoạt động 1: Đóng vai (bài tập 1)
_GV chia nhóm
_Yêu cầu mỗi nhóm học sinh đóng
vai theo 1 tình huống của bài tập 1.
_Qua việc đóng vai của các nhóm, em
thấy:
+ Nhóm nào thể hiện được lễ phép và
vâng lời thấy giáo, cô giáo?
+ Cần là gì khi gặp thầy giáo, cô
giáo?
+ Cần làm gì khi đưa hoặc nhận sách
vở từ tay thầy giáo, cô giáo?
GV kết luận:
_Khi gặp thầy giáo, cô giáo cần chào
hỏi lễ phép.
_Khi đưa hoặc nhận vật gì từ thầy
giáo, cô giáo cần đưa bằng hai tay.
Lời nói khi đưa: Thưa cô đây ạ!
Lời nói khi nhận lại: Em cám ơn cô!
* Hoạt động 2: HS làm bài tập 2.
GV kết luận:
_Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
_Một số nhóm lên đóng vai
trước lớp.
_Cả lớp thảo luận, nhận xét:
+ Cần chào hỏi lễ phép
+ Khi đưa: Thưa cô đây ạ!
Khi nhận : Em cám ơn cô!
_HS làm bài tập 2.
_HS tô màu tranh.
_HS trình bày, giải thích lí do
vì sao lại tô màu vào quần áo
bạn đó?
_Cả lớp trao đổi, nhận xét.
-Vở bài
tập
Đạo
đức
-Vở bài
tập
Đạo
đức
2’
Thầy giáo, cô giáo đã không quản
khó nhọc chăm sóc, dạy dỗ các em.
Để tỏ lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo,
các em cần lễ phép, lắng nghe và làm
theo lời thầy giáo, cô giáo dạy bảo.
_Hoạt động nối tiếp:
*Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2 bài 9: “Lễ
phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo”
_HS chuẩn bị kể về một bạn
biết lễ phép và vâng lời thầy
giáo, cô giáo.
Bài 9: LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO
CÔ GIÁO (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1.Học sinh hiểu:
Thầy giáo, cô giáo là những người đã không quản khó nhọc, chăm sóc dạy dỗ em. Vì vậy,
các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo
2.Học sinh có thái độ:
Học sinh biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
_Vở bài tập Đạo đức 1
_Bút chì màu
_Tranh bài tập 2 phóng to (nếu có thể)
_Điều 12 Công ước quốc tế quyền trẻ em
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH
8’
10’
10’
* Hoạt Động 1: HS làm bài tập 3
_Giáo viên kể 1-2 tấm gương của các
bạn trong lớp, trong trường.
_Sau mỗi câu truyện, cả lớp nhận xét:
bạn nào trong câu truyện đã lễ phép
và vâng lời thầy giáo, cô giáo?
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm theo
bài tập 4.
_GV chia nhóm và nêu yêu cầu:
+Em sẽ làm gì nếu bạn em chưa lễ
phép, chưa vâng lời thầy giáo, cô
giáo?
GV kết luận:
Khi bạn em chưa lễ phép, chưa
vâng lời thầy giáo, cô giáo, em nên
nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn
không nên như vậy.
* Hoạt động 3: Múa hát về chủ đề
“Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo”
*Nhận xét –dặn dò:
HS làm bài tập 3
_Một số HS kể trước lớp
_Cả lớp trao đổi
_Các nhóm thảo luận
+Đại diện từng nhóm trình
bày
+Cả lớp trao đổi, nhận xét.
_Học sinh vui múa hát về chủ
đề “ Lễ phép, vâng lời thầy
giáo, cô giáo”
_Học sinh đọc 2 câu thơ cuối
bài.
“Thầy cô như thể mẹ cha.
Vâng lời, lễ phép mới là trò
ngoan”.
-Vở bài
tập
Đạo
đức
-Vở bài
tập
Đạo
đức
-Vở bài
tập
Đạo
đức
2’ _Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 10: “Em và
các bạn”