Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

nghiên cứu áp dụng phương pháp bản đồ tư duy để xây dựng kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu bảo vệ tài nguyên nước bền vững, điển hình tại huyện cần đước, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 82 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
MỞ ĐẦU
1. Lý đo chọn đề tài
ĐBSCL được biết đến là vựa lúa của cả nước, đóng góp trên 50% sản lượng
lúa, 70% sản lượng trái cây, 58% sản lượng thủy sản; chiếm 90% tổng lượng gạo
xuất khẩu và 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Tuy nhiên, do địa
hình thấp so với mực nước biển, nằm hạ lưu sông Mêkông, tiếp giáp với biển nên
ĐBSCL phải đối mặt với nhiều thách thức môi trường, đặc biệt là tác động của
BĐKH toàn cầu và sự thay đổi lưu lượng dòng chảy của con sông Mêkông.
Theo Kịch bản Biến đổi khí hậu (BĐKH) tại ĐBSCL của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì khoảng 70% diện tích đất ở
ĐBSCL bị xâm nhập mặn, mất 2 triệu ha đất trồng lúa. Hàng loạt địa phương bị
chìm trong nước. Cụ thể: Bến Tre, Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Tiền
Giang… mất từ 40% – 50% diện tích; đồng thời 6 tỉnh có trên 400 ngàn người/ tỉnh
sẽ bị ảnh hưởng… Sẽ có rất nhiều người dân trong vùng ĐBSCL bị mất nhà đất và
ruộng vườn trong thời gian không xa. BĐKH sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất
nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực
của quốc gia. Với mật độ dân số cao và hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông
ngư nghiệp các tác động của BĐKH đối với sự đa dạng sinh học, điều kiện cư trú,
sức khỏe, tài sản và sinh kế của người dân, các ngành kinh tế và cơ sở hạ tầng kỹ
thuật… ở ĐBSCL là hết sức nghiêm trọng.
Trong khi biến đổi khí hậu đã trở thành mối đe dọa toàn cầu và ĐBSCL được
xác định là một trong những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Thế nhưng, theo một
kết quả nghiên cứu của Viện Phát triển bền vững vùng ĐBSCL, hiện vẫn còn có tới
gần một nửa số người ở ĐBSCL được hỏi chưa từng nghe nói về BĐKH. Việc
tăng cường thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về
BĐKH đang là vấn đề bức thiết…
Có thể nhận thấy rằng Long An có những bất lợi nhiều hơn so với các tỉnh
khác ở ĐBSCL như không trực tiếp tiếp cận nguồn nước sông Mê Công cũng như
không tiếp giáp trực tiếp với biển, tuy nhiên cũng bị ảnh hưởng bởi lũ sông Mê
Công và xâm nhập mặn cũng như bão từ biển vào đồng bằng.


- 1 -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Về điều kiện tự nhiên khác cũng bất lợi như đất có địa hình trũng thấp, lại bị
nhiễm phèn và mặn trên phần lớn diện tích. Nằm trong vùng ít mưa của ĐBSCL. Vì
vậy thường bị thiệt hại do phèn, xâm nhập mặn, lũ và hạn, ảnh hưởng đến sự ổn
định phát triển trong vùng nói chung và nông nghiệp nói riêng.
Sự gia tăng sử dụng nước của các nước thượng lưu làm suy giảm dòng chảy
về hạ lưu đồng bằng làm tăng nguy cơ gia tăng xâm nhập mặn so với hiện tại. Hơn
thế nữa, những diễn biến thay đổi khí hậu, đặc biệt xét đến yếu tố nước biển dâng,
diễn biến ngập lụt và xâm nhập mặn sẽ ngày càng trở lên phức tạp, ngập không chỉ
xảy ra ở điều kiện có lũ thượng lưu và mưa lớn mà có thể xảy ra ngay trong điều
kiện thời tiết khô hạn có xét đến nước biển dâng 0,5m đến 1m. Xâm nhập mặn có
thể đến sớm hơn làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, các điều kiện tự nhiên
hiện đã bất lợi lại càng trở lên bất lợi hơn. Tuy nhiên cũng có thể nhận thấy rằng,
biến đổi khí hậu, nước biển dâng có thể làm mực nước nội đồng cao hơn, nếu quản
lý khai thác hợp lý có thể làm tăng diện tích tưới tự chảy, hạn chế tác động của đất
phèn.
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu biến đổi khí hậu với những phương pháp
khác nhau, chúng đã mang lại nhiều lợi ích khi đã dự báo được các tác động khi xảy
ra biến đổi khí hậu nhưng nó chưa tạo ra một cách nhìn tổng quát, giúp mọi người
không thể đánh giá được các tác động cũng như đưa ra được các biện pháp ứng phó
một cách tốt nhất.
Sử dụng phương pháp bản đồ tư duy có thể giúp cho mọi người có một
cách nhìn tổng quát và đưa ra các biện pháp ứng phó một cách tốt nhất, phù
hợp nhất cho từng vùng.
Từ đó, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu áp dụng phương pháp bản đồ
tư duy để xây dựng kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu bảo vệ tài nguyên nước
bền vững, điển hình tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An”
2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là sử dụng bản đồ tư duy nhằm xây dựng

thí điểm mô hình đánh giá các rủi ro, tác động của biến đổi khí hậu và nước biển
dâng đối với huyện Cần Đước. Đồng thời, xây dựng chiến lược thích ứng với biến
đổi khí hậu dựa trên sự tham gia đóng góp ý kiến của cộng đồng.
- 2 -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
3. Nội dung thực thực đề tài:
- Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cần
Đước.
- Nêu tổng quan về phương pháp Bản đồ tư duy.
- Áp dụng phương pháp Bản đồ tư duy để đưa ra các đánh giá rủi ro, tác
động của biến đổi khí hậu.
- Thu thập ý kiến đánh giá của cộng đồng, chuyên gia đối với các biện pháp
đã đưa ra.
- Xây dựng kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu cho huyện Cần Đước.
4. Phương pháp thực hiện đề tài
- Phương pháp thống kê, thu thập thông tin:
+ Thu thập tài liệu tổng quan về huyện Cần Đước và tình hình kinh tế xã hội
trên địa bàn
+ Thu thập tài liệu về tình hình biến đổi cũng như các tác động của biến đổi
khí hậu.
+ Tìm hiểu về phương pháp bản đồ tư duy và hiệu quả của nó.
+ Thu thập ý kiến của các hộ nông dân về các vấn đề quan tâm khi biến đổi
khí hậu xảy ra.
- Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến chuyên gia về các tác động của biến đổi khí hậu cũng như
ý kiến về các biện pháp, kế hoạch đưa ra để quản lý tài nguyên ngước.
- Phương pháp đánh giá nhanh
Đánh giá một cách tổng quan về các tác động cũng như biện pháp đưa ra để
quản lý tài nguyên nước.
- Phương pháp chuyên gia:

Đề tài có tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn, cán bộ quản lý trên địa bàn
huyện Cần Đước nói chung và tỉnh Long An nói riêng để rút ra kết luận khoa học.
- 3 -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ DUY
I.1 Giới thiệu đôi nét về tư đuy
I.1.1 Tư duy là gì?
Tư duy là một quá trình nhận thức khái quát và gián tiếp những sự vật và
hiện tượng của hiện thực trong những dấu hiệu, những thuộc tính bản chất của
chúng, những mối quan hệ khách quan, phổ biến của chúng, đồng thời cũng là sự
vận dụng sáng tạo những kết luận khái quát đã thu được vào những dấu hiệu cụ thể,
dự đoán được những thuộc tính, hiện tượng, quan hệ mới.
Tư duy là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh thể hiện qua việc tạo ra
các liên kết giữa các phần tử đã ghi nhớ được chọn lọc và kích thích chúng hoạt
động để thực hiện sự nhận thức về thế giới xung quanh, định hướng cho hành vi phù
hợp với môi trường sống. Tư duy là sự hoạt động, là sự vận động của vật chất, do
đó tư duy không phải là vật chất. Tư duy cũng không phải là ý thức bởi ý thức là kết
quả của quá trình vận động của vật chất.
I.1.2 Các loại hình tư duy
Nhân loại đã đặt cho tư duy rất nhiều loại hình tư duy như tư duy lôgic, tư
duy trừu tượng, tư duy sáng tạo, tư duy kinh nghiệm, tư duy lý luận, tư duy khoa
học, tư duy triết học v.v Về bản chất, tư duy chỉ có một, đó là sự việc hình thành
mới hoặc tái tạo lại các liên kết giữa các phần tử ghi nhớ. Sự phân chia ra các loại
hình tư duy nhằm mục đích hiểu sâu và vận dụng tốt tư duy trong hoạt động của hệ
thần kinh. Có thể phân loại tư duy theo các loại dưới đây:
Phân loại theo cách thể hiện
Phân loại theo cách thể hiện được chia ra thành tư duy bằng hình tượng và tư
duy bằng ngôn ngữ.
- Tư duy bằng hình tượng gồm có sự tư duy hình ảnh, âm thanh. Tư duy hình
tượng còn được gọi bằng cái tên khác là tưởng tượng.

- Tư duy bằng ngôn ngữ là tư duy bằng hệ thống tiếng nói. Tư duy bằng
ngôn ngữ còn được gọi là suy nghĩ, nhiều khi tư duy ngôn ngữ cũng được gọi là
tưởng tượng.
- 4 -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trong tư duy hình tượng, các phần tử xuất hiện trong quá trình tư duy là các
hình ảnh, còn tư duy ngôn ngữ là các lời văn. Tư duy hình tượng có tính phổ biến
cao hơn tư duy ngôn ngữ.
Phân loại theo cách vận hành
- Tư duy kinh nghiệm là sự vận dụng kinh nghiệm vào một quá trình nhận
thức mới hay thực hiện một công việc mới, thực hiện một công việc cũ trong điều
kiện hoặc hoặc hoàn cảnh mới. Tư duy kinh nghiệm xem xét, đánh giá các sự vật,
sự việc mới theo những cách thức có sẵn, cố gắng đưa sự nhận thức những sự vật,
sự việc đó về những cái đã biết và do đó thường gặp khó khăn khi tiếp xúc với
những sự vật, sự việc, vấn đề có nhiều sự khác lạ. Tư duy kinh nghiệm dễ tạo nên
các đường mòn tư duy và tạo thành các thói quen trong tư duy.
- Tư duy sáng tạo là tư duy sáng tạo vận hành không hoàn toàn dựa trên các
liên kết ghi nhớ được hình thành do các tác động từ bên ngoài mà có nhiều liên kết
do hệ thần kinh tự tạo ra giữa các vấn đề, các sự vật, sự việc tác động riêng rẽ lên hệ
thần kinh. Tư duy sáng tạo tìm ra cách giải quyết vấn đề không theo khuôn mẫu,
cách thức định sẵn. Trong tư duy kinh nghiệm, để giải quyết được vấn đề đòi hỏi
người giải quyết phải có đủ kinh nghiệm về vấn đề đó, còn trong tư duy sáng tạo chỉ
yêu cầu người giải quyết có một số kinh nghiệm tối thiểu hoặc có kinh nghiệm giải
quyết những vấn đề khác. Tư duy sáng tạo là sự vận dụng các kinh nghiệm giải
quyết vấn đề này cho những vấn đề khác.
- Tư duy trí tuệ cũng vận hành giống tư duy sáng tạo nhưng ở mức độ cao
hơn…Tư duy trí tuệ được vận hành trên cơ sở các liên kết ghi nhớ là không bền và
các phần tử ghi nhớ có phổ tiếp nhận kích thích thần kinh rộng. Liên kết ghi nhớ
không bền khiến cho các con đường tư duy cũ dễ bị xoá, phổ tiếp nhận kích thích
thần kinh rộng khiến cho các phần tử ghi nhớ có thể được kích hoạt bởi các kích

thích thần kinh từ các phần tử không nằm trong cùng liên kết ghi nhớ trước đó và vì
vậy hình thành nên các con đường tư duy mới.
- Tư duy phân tích: Phân tích là sự chia nhỏ sự vật, sự việc, vấn đề, sự
kiện , gọi chung là các đối tượng, thành các thành phần để xem xét, đánh giá về
các mặt cấu trúc, tổ chức, mối liên hệ giữa các thành phần, vai trò và ảnh hưởng của
từng thành phần trong các đối tượng và trên cơ sở các phân tích, đánh giá đó xác
định mối quan hệ và ảnh hưởng của đối tượng được phân tích tới các đối tượng
- 5 -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
khác. Tư duy phân tích là tư duy về một đối tượng, tìm các thành phần tham gia vào
đối tượng, các mối liên kết, quan hệ giữa các đối tượng, xác định các đặc điểm, tính
chất, đặc trưng, vai trò của đối tượng trong mối quan hệ với các đối tượng khác (gọi
chung là các yếu tố). Với việc xác định các yếu tố của một đối tượng, tư duy phân
tích mang tính tư duy theo chiều sâu. Mức độ sâu sắc của tư duy được đánh giá qua
số lượng các yếu tố mà tư duy phân tích tìm được.
- Tư duy tổng hợp: Ngược với sự chia nhỏ đối tượng, tư duy tổng hợp tập
hợp các yếu tố cùng loại, các yếu tố có liên quan với nhau cho đối tượng. Sự phân
tích cho thấy tất cả hay phần lớn các yếu tố của đối tượng, nhưng vai trò của từng
yếu tố trong những hoàn cảnh, những thời điểm khác nhau có thể thay đổi, có yếu tố
chủ yếu và không thể thiếu, có yếu tố hỗ trợ, có yếu tố cần cho hoàn cảnh này
nhưng không cần cho hoàn cảnh khác. Tư duy tổng hợp giúp đánh giá được các tính
chất đó của từng yếu tố thuộc đối tượng và xác định thành phần, đặc điểm, tính chất
của đối tượng phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Tư duy tổng hợp được thực hiện khi
xem xét một đối tượng xuất hiện nhiều lần tại những địa điểm và thời gian khác
nhau, các đối tượng cùng dạng hoặc các đối tượng khác nhau nhau. Vì vậy tư duy
tổng hợp cũng có thể được chia thành nhiều dạng và dẫn đến những kết quả khác
nhau. Tư duy tổng hợp thực hiện trên một đối tượng xuất hiện nhiều lần tại nhiều
địa điểm khác nhau nhằm đánh giá được các yếu tố xuất hiện thường xuyên nhất và
có vai trò chính của đối tượng. Tư duy tổng hợp xem xét đánh giá sự giống và khác
nhau giữa các đối tượng cùng dạng và qua đó xác định xem giữa chúng có mối liên

hệ hay không và nếu có là những mối liên hệ như thế nào.
Phân loại theo tính chất
- Tư duy rộng hay hẹp (còn gọi là tư duy theo chiều rộng hay tư duy theo
diện) được đánh giá qua số lượng các đối tượng, các vấn đề, các sự vật, sự việc
khác nhau được đề cập trong một quá trình tư duy. Tính chất rộng hẹp của tư duy
cho thấy mức độ xem xét đối tượng tư duy trong mối quan hệ với các đối tượng
khác, trong các môi trường khác là nhiều hay ít. Đối tượng được xem xét kỹ càng
hơn, đánh giá đúng đắn hơn về sự cân đối, hài hoà với các đối tượng khác, với môi
trường khi tư duy tìm được càng nhiều các đối tượng có quan hệ tương hỗ với nó.
Tư duy rộng cũng làm cho việc tiếp nhận những tri thức, kinh nghiệm mới, những
sự thay đổi trong tư duy trở nên dễ dàng, tính sáng tạo dễ được thực hiện. Điều kiện
- 6 -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
để có tư duy rộng là hệ thần kinh phải được tiếp nhận tri thức về rất nhiều đối tượng
khác nhau và phải tạo được những mối liên hệ giữa các đối tượng đó. Một đối
tượng có thể phát huy hay hạn chế một số đặc điểm, tính chất, vai trò nào đó trong
một số mối quan hệ với các đối tượng khác. Vì vậy khi cần phát huy hay hạn chế
một số yếu tố nào đó của đối tượng, có thể đặt đối tượng vào những mối quan hệ
tương ứng. Nếu tư duy chỉ xác định được một số mối quan hệ nào đó (tư duy hẹp)
thì đối tượng chỉ có thể phát huy hoặc bị hạn chế một số yếu tố tương ứng.
- Tư duy sâu hay nông là loại tư duy được đánh giá qua số lượng các yếu tố
của một hay một nhóm đối tượng có liên quan trực tiếp được đề cập đến trong quá
trình tư duy. Tư duy càng sâu khi các yếu tố của đối tượng được đề cập đến càng
nhiều và khi đó đối tượng sẽ trở nên rõ ràng hơn, đầy đủ hơn trong nhận thức và ý
thức, đối tượng được hiểu rõ hơn và đúng hơn. Tính chất tư duy sâu hay nông được
thực hiện trên một hoặc một nhóm đối tượng, vì vậy tính chất này cũng được gọi là
tư duy theo chiều sâu và có các khái niệm tư duy nông cạn hay sâu sắc và vai trò
của tư duy cũng được thể hiện trong từng trường hợp cụ thể.
- Tư duy lôgic: Tư duy lôgic là tư duy về mối quan hệ nhân quả mang tính tất
yếu, tính quy luật. Vì vậy các yếu tố, đối tượng (gọi chung là các yếu tố) trong tư

duy lôgic bắt buộc phải có quan hệ với nhau, trong đó có yếu tố là nguyên nhân, là
tiền đề, yếu tố còn lại là kết quả, là kết luận.
- Tư duy phi lôgic là tư duy không dựa trên các mối quan hệ giữa các yếu tố
của đối tượng hoặc giữa các đối tượng. Các yếu tố không thuộc đối tượng nhưng
được gán cho đối tượng, các đối tượng không có quan hệ với nhau bị buộc cho
những quan hệ nào đó và ngược lại những yếu tố thuộc đối tượng lại bị tách khỏi
đối tượng, một số mối quan hệ tất yếu giữa các đô tượng bị cắt bỏ. Tư duy phi lôgic
có nguồn gốc từ sự lôgic của tư duy. Lôgic của tư duy là sự kết nối có những biểu
hiện của lôgic. Lôgic của tư duy xuất hiện khi sự trùng lặp xuất hiện nhiều lần. Nếu
sự trùng lặp mang tính quy luật thì tư duy theo sự trùng lặp này là tư duy lôgic.
Nhưng nếu sự trùng lặp là kết quả của những quá trình riêng rẽ và không ảnh hưởng
đến nhau thì tư duy sẽ là phi lôgic nếu tư duy gán cho các quá trình này những mối
quan hệ.
- Tư duy đơn giản hay phức tạp: Tính đơn giản hay phức tạp biểu hiện ở số
lượng các yếu tố, các đối tượng, các mối quan hệ, các mối liên kết xuất hiện trong
- 7 -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
một quá trình tư duy. Số lượng càng lớn thì quá trinhg tư duy càng phức tạp. Tính
chất này biểu hiện cho khả năng tư duy của cá nhân và phụ thuộc vào hai yếu tố:
Phương thức hoạt động thần kinh và số lượng các yếu tố, các đối tượng, kinh
nghiệm, tri thức mà bộ não ghi nhớ được. Với cùng một lượng tri thức được ghi
nhớ, hệ thần kinh hoạt động trí tuệ sẽ có tư duy phức tạp hơn bởi nó có thể tạo ra
nhiều liên kết thần kinh hơn so với hệ thần kinh có phương thức phản ứng thần
kinh. Nhưng nếu lượng tri thức thấp thì tư duy trí tuệ cũng không thể có được tư
duy tốt. Tính phức tạp nói chung là biểu hiện của tư duy tốt, nhưng nếu phức tạp
dẫn đến tình trạng không thể trình bày hay thể hiện ra được thì cũng không hay bởi
sẽ không có ai hiểu và tiếp nhận được quá trình tư duy đó.
- Tư duy lý luận: nếu tư duy lôgic xem xét các đối tượng trong mối quan hệ
nhân quả, một chiều từ nguyên nhân tới kết quả thì tư duy lý luận xem xét mọi
nguyên nhân dẫn đến cùng một kết quả và ngược lại, từ kết quả tìm đến các nguyên

nhân, xem xét ảnh hưởng của sự kết hợp các nguyên nhân tới kết quả. Tư duy lý
luận chỉ ra mọi yếu tố đã có và có thể có của đối tượng, chỉ ra các mối quan hệ đã
có và có thể có giữa các đối tượng. Tư duy lý luận xem xét đối tượng trên mọi góc
độ, mọi khía cạnh và theo chiều sâu của đối tượng. Tư duy lôgic có thể được thể
hiện bằng hình ảnh hoặc bằng lời văn, còn tư duy lý luận chỉ được thể hiện bằng lời
văn, điều này có nghĩa là tư duy lý luận chỉ có thể được thực hiện bằng lời văn. Tư
duy lý luận là sự phát triển cao nhất của các quá trình tư duy.
Phân loại theo nội dung
Phân loại theo nội dung là phân loại dựa trên các nội dung, phương pháp,
phạm vi tư duy và các điều kiện về tư duy. Theo cách phân loại này, tư duy có rất
nhiều loại và cũng không khó cho việc đặt tên dưới đây là một số loại:
- Tư duy khoa học: Tư duy khoa học là tư duy có mục đích đảm bảo sự chính
xác, hợp với các quy luật tư nhiên và dựa trên các chứng cứ xác thực. Vì vậy tư duy
khoa học là tư duy lôgic biện chứng duy vật. Yêu cầu đối với tư duy khoa học là các
kết luận của tư duy khoa học phải kiểm chứng được và được kiểm chứng. Khoa học
nghiên cứu sâu về từng hiện tượng, sự vật và các mối quan hệ trực tiếp, vì vậy tính
chất chủ yếu của tư duy khoa học là phân tích, hay đặc trưng của tư duy khoa học là
tư duy phân tích.
- 8 -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Tư duy nghệ thuật: Tư duy nghệ thuật là tư duy tìm kiếm mọi hình thức thể
hiện của nội dung các sự vật, sự việc, các vấn đề, nói chung là nội dung của các đối
tượng tư duy và tìm những cách thể hiện rõ nhất, đặc trưng nhất, đầy đủ nhất, ấn
tượng nhất của các nội dung đó. Nếu nói chức năng của khoa học là tìm kiếm các
yếu tố, các mối quan hệ của đối tượng thì có thể nói khoa học đi tìm nội dung của
các đối tượng đó, còn nghệ thuật lại tìm kiếm các hình thức thể hiện của các đối
tượng đó. Sự tiến triển của lịch sử đã làm cho nghệ thuật chỉ tập chung vào chức
năng tìm kiếm cách thể hiện ấn tượng nhất, nghĩa là thể hiện cái đẹp. Hai thủ pháp
chính để nghệ thuật thể hiện cái đẹp là đặt cái đẹp lên vị trí cao nhất và đặt cái đẹp
vào vị trí tương phản với cái xấu. Tư duy khoa học và tư duy nghệ thuật có mối

quan hệ chặt chẽ. Nếu không tìm được nội dung thì nghệ thuật chẳng có gì để thể
hiện, ngược lại nếu khoa học không biết cách để thể hiện những cái mà khoa học
tìm ra thì chẳng ai có thể biết hoặc hiểu đó là cái gì và nó như thế nào. Tư duy nghệ
thuật cũng còn liên quan đến nhiều loại hình tư duy khác.
- Tư duy triết học: tư duy xem xét các yếu tố, các đối tượng trên mọi mối
quan hệ, cả trực tiếp và gián tiếp. Đặc trưng của tư duy triết học là tư duy tổng hợp.
yêu cầu đặt ra cho quá trình tư duy triết học là phải đặt các đối tượng tư duy trong
môi trường thực vận động của nó xem xét đồng thời nhiều đối tượng hoặc một đối
tượng trong nhiều môi trường khác nhau để tìm ra cái chung nhất, mối quan hệ phổ
biến nhất giữa các đối tượng hoặc cái đặc trưng nhất của đối tượng. Với đặc trưng
của tư duy khoa học là phân tích và của tư duy triết học là tổng hợp, khoa học và
triết học ngày nay có mối quan hệ khăng khít và bổ sung cho nhau trong quá trình
nhận thức thế giới (quan niệm này trước đây chưa có)
- Tư duy tín ngưỡng: Tư duy tín ngưỡng là tư duy dựa trên niềm tin không
dựa trên các cơ sở khoa học. Niềm tin xuất hiện trên cơ sở những giải thích hợp lý
trong một phạm vi nào đó về các hiện tượng. Có các niềm tin dựa trên các giải thích
của khoa học và có các niềm tin không cần các cơ sở khoa học mà chỉ cần tạo nên
một chỗ dựa tinh thần. Loại niềm tin thứ hai này tạo nên tín ngưỡng, tìm chỗ dựa
cho tư duy là nhu cầu của con người trước các nguy cơ đe dọa đến sự sinh tồn. Khi
khoa học chưa đủ sức hoặc chưa thâm nhập sâu vào đời sống của từng cá nhân thì
tất yếu tư duy phải tìm đến chỗ đưa tinh thần là tín ngưỡng. Tư duy tín ngưỡng chủ
yếu nhằm đạt đến sự cân bằng trong đời sống tinh thần, giảm căng thẳng cho hoạt
- 9 -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
động thần kinh và không sử dụng được trong nghiên cứu khoa học. Nhưng nếu tư
duy tín ngưỡng chuyển thành tư duy mê tín thì kết quả có thể làm cho hoạt động
thần kinh trở nên căng thẳng. Định hướng tư duy tín ngưỡng cũng là một việc quan
trọng.
I.1.3 Điều kiện của tư duy
Tư duy là hoạt động cao cấp của hệ thần kinh và để thực hiện được tư duy

cần có những điều kiện. Có các điều kiện cơ bản và điều kiện riêng cho từng loại
hình tư duy.
- Điều kiện cơ bản: Hệ thần kinh phải có năng lực tư duy. Đây là điều kiện
tiên quyết, điều kiện về bản thể. Thiếu điều kiện này thì không có tư duy nào được
thực hiện. Năng lực tư duy thể hiện ở ba loại hình tư duy là kinh nghiệm, sáng tạo
và trí tuệ. Ba loại hình tư duy này mang tính bẩm sinh nhưng có thể bị biến đổi
trong quá trình sinh trưởng theo xu hướng giảm dần từ trí tuệ xuống kinh nghiệm,
nhưng sự bộc lộ của chúng lại theo chiều hướng ngược lại, đây là biểu hiện của mối
quan hệ giữa năng lực bẩm sinh với môi trường sống và trực tiếp là môi trường kinh
nghiệm.
- Điều kiện riêng được đặt ra nhằm giúp cho mỗi loại hình tư duy thực hiện
được và thực hiện tốt nhất. Ví dụ muốn có tư duy về lĩnh vực vật lý thì hệ thần kinh
phải có các kiến thức về vật lý. Muốn tư duy về lĩnh vực nào thì phải có kinh
nghiệm, tri thức về lĩnh vực đó. Muốn có tư duy lý luận thì phải có sự kết hợp giữa
năng lực tư duy trí tuệ với tư duy triết học và tri thức về triết học…
I.2 Tổng quan về bản đồ tư duy
I.2.1 Bản đồ tư duy là gì?
Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở
rộng và đào sâu các ý tưởng, là sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu
sắc phù hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp
khám phá tiềm năng vô tận của bộ não.
Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh
trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho những ý chính và
đều được nối với ý trung tâm.
- 10 -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Các nhánh chính lại được phân thành những nhánh nhỏ nhằm nghiên cứu
chủ đề ở mức độ sâu hơn. Những nhánh nhỏ này lại tiếp tục được phân thành nhiều
nhánh nhỏ, nhằm nghiên cứu chủ đề ở mức độ sâu hơn nữa…
Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng cũng có sự liên kết dựa trên mối

liên hệ của bản thân chúng, điều này khiến Bản đồ tư duy có thể bao quát được các
ý tưởng trên một phạm vi sâu, rộng mà một bản liệt kê các ý tưởng thông thường
không thể làm được.
Với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh, Bản đồ tư duy khiến
tư duy cũng phải hoạt động tương tự. Từ đó, các ý tưởng sẽ phát triển và chẳng bao
lâu các ý tưởng sáng tạo, trí tưởng tượng sẽ mở rộng và các vấn đề sẽ được nắm bắt
một cách nhanh nhất.
I.2.2 Lịch sử phát triển của Bản đồ tư duy
Tony Buzan là người phát minh ra Bản đồ tư duy. Ông sinh năm 1942 tại
Luân Đôn, Anh. Năm 1964 ông nhận bằng danh dự môn tâm lý, văn chương văn
minh Anh, toán học và khoa học phổ thông. Ông là nhà nghiên cứu hàng đầu về não
bộ và phương pháp học tập, ông làm cố vấn cho nhiều bộ, ngành trong chính phủ,
cho các tập đoàn đa quốc gia (BP,IBM,Walt Disney…) và là nhà thuyết trình
thường xuyên của các doanh nghiệp quốc tế, các trường đại học hàng đầu. Ông còn
là cố vấn cho các huấn luận viên, vận động viên Olympic quốc tế, đội chèo thuyền
Olympic và đội cờ quốc tế của Anh. Ngoài ra, ông còn là chủ tịch Quỹ nghiên cứu
về não bộ (Brain Foundation), nhà sáng lập tổ chức Brain Trust và các giải vô địch
về trí nhớ và tư duy. Ông đã vinh dự nhận phần thưởng Lãnh đạo YPO, là khen
thưởng của EDS phần thưởng Eagle Catcher – dành cho những người đã nổ lực
thực hiện được các việc bất khả thi.
Trong số những cuốn sách bán chạy nhất của ông là cuốn “Sử dụng trí tuệ
của bạn” (Use your head) và các tác phẩm khác trong bộ sách về tư duy. Các tác
phẩm của ông đã được xuất bản ở hơn 100 quốc gia và được dịch sang 30 thứ tiếng.
Đây là câu chuyện của Tony Buzan kể về lịch sử hình thành Bản đồ tư duy “
Lúc học năm thứ hai đại học, tôi bước vào thư viện, lòng đầy quyết tâm, yêu cầu
nhân viên thủ thư chỉ cho tôi vị trí của các sách viết về não bộ và cách sử dụng não
bộ. Ngay lập tức cô ấy chỉ tôi sang khu vực sách y khoa! Khi tôi giải thích rằng tôi
- 11 -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
không muốn giải phẫu bộ não, mà muốn sử dụng nó, tôi được trả lời lịch sự là

không có những cuốn sách như vậy, sửng sốt tôi rời khỏi thư viện.
Vào đầu thập niên 1970, trí thông minh nhân tạo đã ra đời nên tôi có thể mua
một cái máy vi tính 1 megabyte và kèm theo đó là cuốn sách hướng dẫn dày 1.000
trang. Thế thì trong giai đoạn văn minh được cho là tiến bộ này, khi tất cả chúng ta
bước vào thế giới với chiếc máy vi tính sinh học phức tạp nhất, mạnh hơn gấp hàng
tỉ lần so với bất kỳ một chiếc máy vi tính nào, thì những cuốn sách sử dụng chiếc
máy vi tính sinh học ấy ở đâu?
Thế là tôi quyết định viết một loạt sách dựa trên nghiên cứu của mình: Bách
khoa toàn thư về não bộ và cách sử dụng nó. Tôi bắt đầu viết và năm 1971, khi tôi
viết, hình ảnh ở chân trời ngày càng rõ nét hơn – đó là khái niệm Tư duy Mở rộng
và Lập Bản đồ Tư duy”.
Bản đồ tư duy được chính thức giới thiệu với thế giới lần đầu vào mùa xuân
năm 1974 với ấn bản của cuốn đi trước được mang tên “Sử dụng Trí tuệ của bạn”
(Use your head). Ngày 21 tháng 4 năm 1995, một bữa tiệc trọng đại mừng sinh nhật
được tổ chức tại Royal Albert Hall ở Luân Đôn để ghi nhớ ngày phát hành cuốn
Bản đồ tư duy.
Để tạo điều kiện cho những người sử dụng Tư duy Mở rộng và Bản đồ tư
duy có thể hỗ trợ hay liên lạc với nhau, đồng thời để giúp các tổ chức thiện nguyện
đề xuất đưa khái niệm tư duy vào mọi chương trình học, Hội những người sử dụng
Bản đồ tư duy được thành lập vào năm 2000. Mục tiêu của hội là giới Tư duy Mở
rộng, Lập Sơ đồ tư duy và Hiểu biết Trí tuệ cho 100% dân số trên trái đất vào trước
năm 2010.
I.2.3 Chức năng của Bản đồ tư duy
I.2.3.1 Chức năng chung
- Chức năng định hướng tư duy, phát xuất ý tưởng sáng tạo.
Tư duy là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu, khi đứng
trước một tình huống “có vấn đề” hoạt động tư duy của con người sẽ bắt đầu, nhưng
hoạt động ấy sẽ lan man nếu không được định hướng rõ ràng. Bản đồ tư duy với
hình thức là một sơ đồ được phát triển từ một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm cần tư
duy, nó sẽ được mở rộng, nghiên cứu sâu hơn bằng các nhánh chính và các nhánh

- 12 -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
nhỏ hơn từ nhánh chính. Nhờ vậy, hoạt động tư duy của ta luôn được định hướng rõ
ràng. Bên cạnh đó, trong Bản đồ tư duy từ những ý tưởng hay hình ảnh đưa ra ở các
nhánh ta có thể tìm thêm nhiều ý tưởng sáng tạo mà có thể khi suy nghĩ ta không
phát hiện ra. Vì vậy, khi sử dụng Bản đồ tư duy ta có thể định hướng tư duy một
cách rõ ràng và phát xuất nhiều ý tưởng sáng tạo.
- Chức năng nâng cao hiệu suất ghi nhớ
Trí nhớ con người được dựa trên hai nguyên tắc cơ bản là tưởng tượng và
liên kết. Bản đồ tư duy với thế mạnh là hiệu màu sắc, hình ảnh, người sử dụng sẽ dễ
dàng ghi nhớ các dữ kiện hơn qua sự liên tưởng, liên kết các hình ảnh do chính họ
nghĩ ra. Với cùng một chủ đề, mỗi cá thể lại thiết kế một Bản đồ tư duy khác nhau
cả về nội dung và hình thức tùy theo thói quen tư duy và trình độ của người thiết kế,
Bản đồ tư duy sẽ trở nên sinh động và dễ ghi nhớ hơn vì nó mang đậm dấu ấn cá
nhân. Vì vậy, hiệu suất ghi nhớ sẽ được tăng cao khi sử dụng Bản đồ tư duy
- Chức năng hệ thống hóa cơ sở dữ liệu
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay việc hệ thống hóa những kiến
thức dữ liệu mà ta có được rất quan trọng. Nó giúp ta hình dung được tri thức trong
mối quan hệ biện chứng với các tri thức khác trong cùng một chủ đề hay một nội
dung nào đó. Việc hệ thống hóa kiến thức đòi hỏi khả năng khái quát, đồng thời
phải có hiểu biết nhất định về kiến thức đó. Khi hệ thống hóa kiến thức không
những giúp ta ôn tập mà còn có thể kiểm tra trình độ, thói quen tư duy. Nếu tri thức
được hệ thống trong một sơ đồ dưới dạng nhánh khô cứng nó sẽ dẫn đến sự thiếu
linh hoạt trong xử lí và chế biến thông tin. Khi sử dụng Bản đồ tư duy, với thế
mạnh là các hiệu ứng màu sắc, hình ảnh có khả năng giúp ta thoát ra khỏi sự bế tắc
bằng các đường nét, các hình minh họa đầy màu sắc do chính người vẽ thể hiện.
Điều này kích thích sự linh hoạt trong tổ chức và khai thác thông tin.
I.2.3.2 Chức năng phương tiện dạy học
- Chức năng giáo dục, giáo dưỡng
Khi sử dụng Bản đồ tư duy, người giáo viên vẫn đảm bảo hoạt động dạy và

dẫn dắt học sinh giải quyết vấn đề, lĩnh hội kiến thức mới. Ví dụ khi dạy học theo
hướng phát hiện và giải quyết vấn đề, giáo viên đặt học sinh vào tình huống có vấn
đề và giúp học sinh lĩnh hội không chỉ kết quả của quá trình phát hiện và giải quyết
- 13 -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
vấn đề mà còn làm cho học sinh có khả năng tiến hành những quá trình tự học. Đầu
tiên, giáo viên vẽ chủ đề ở giữa bảng, cùng học sinh đưa ra những ý chính có
liênquan. Tương ứng mỗi ý chính, giáo viên vẽ một nhánh chính rồi lan tỏa ra các
nhánh con nhờ việc bổ sung các ý tưởng của cả lớp. Bản đồ tư duy có cấu trúc mở
nên mỗi sự đóng góp ý kiến đều có thể hợp nhất trong bản đồ với sự hợp lý nhất
định.
- Chức năng phát triển tư duy
Bản đồ tư duy là phương tiện định hướng tư duy từ khái quát đến cụ thể hoặc
ngược lại; từ mục đích, mục tiêu đến hành động…đạt kết quả.
Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học sẽ rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng
(vẽ và sử dụng) Bản đồ tư duy trong hoạt động học tập và sau này trong mọi hoạt
động khác – bất cứ hoạt động nào đều cần phải tư duy, sắp xếp kế hoạch thực hiện
một cách khoa học, tránh được lối làm việc tùy tiện, thử và sai mò mẫm kém hiệu
quả.
Bản đồ tư duy có ưu thế là các ý tưởng, sự kiện luôn được liên kết chặt chẽ
với nhau, điều đó giúp học sinh có thể vận dụng sáng tạo những hiểu biết của mình
khi tiếp nhận, đánh giá hay giải quyết một vấn đề gặp phải, dần dần học sinh sẽ có
thói quen tư duy tốt và luôn phát triển trong quá trình nhận thức.
- Chức năng giáo dục kỹ thuật tổng hợp
Việc hướng dẫn học sinh sử dụng tốt và thuần thục Bản đồ tư duy, đó cũng là
một trong những cách giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh. Nó có thể rèn luyện
cho học sinh kỹ năng thực hành, dựa trên những điều đã học để tạo ra sản phẩm
mới, cụ thể ở đây là những Bản đồ tư duy khác nhau cho những vấn đề khác nhau.
Vì thế, việc sử dụng Bản đồ tư duy như một phương tiện hỗ trợ dạy học là điều cần
thiết.

I.2.4 Quy tắc xây dựng Bản đồ tư duy
Mục tiêu của các quy tắc trong việc xây dựng Bản đồ tư duy là tự do tư duy
chứ không phải kìm hãm tư duy. Như vậy, điều quan trọng là không nên nhầm lẫn
giữa trật tự và cứng nhắc, tự do và hỗn độn. Trong Bản đồ tư duy cần tuân thủ
những quy tắc sau:
a. Nhấn mạnh
- 14 -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Nhấn mạnh là quan trọng vì nó có tác dụng tăng trí nhớ và đẩy mạnh sáng
tạo. Mọi kỹ thuật để nhấn mạnh đều có thể được dùng để liên kết, và ngược lại. Để
đảm bảo nguyên tắc này nên sử dụng những thủ thuật sau:
- Luôn dùng một hình ảnh trung tâm:
Hình ảnh có tác dụng thu hút sự tập trung của mắt và não, kích hoạt vô số
liên kết đồng thời giúp ghi nhớ hiệu quả. Hơn nữa, hình ảnh luôn hấp dẫn, lôi cuốn,
gây sự thích thú, và thu hút quan tâm. Nếu buộc phải dùng từ thay cho ảnh làm
trung tâm trong Bản đồ tư duy, hãy tìm cách biến nó thành hình ảnh, chẳng hạn
như dùng kích cỡ, màu sắc và hình thức lôi cuốn.
- Dùng hình ảnh ở mọi nơi trong Bản đồ tư duy; điều này sẽ tạo được sự cân
bằng giữa các kỹ năng thị giác và ngôn ngữ của vỏ não, từ đó tăng cường năng lực
hình dung. Thói quen dùng hình ảnh trong Bản đồ tư duy sẽ khiến ta quan sát thế
giới xung quanh tường tận hơn. Luyện tập kỹ năng vẽ cũng là một cơ hội để tái
khám phá thế giới xung quanh mình.
- Mỗi ảnh trung tâm dùng nhiều màu:
Màu sắc kích thích trí nhớ và sáng tạo, tránh sự đơn điệu, luôn cố gắng làm hình
vẽ sinh động và lôi cuốn hơn.
- Dùng kích cỡ trong các ảnh và xung quanh các từ:
Kích cỡ có tác dụng làm “nổi bật”, dễ nhớ và tăng hiệu quả giao tiếp. Hình
vẽ trong không gian 3 chiều hay chữ viết nổi có hiệu ứng nhấn mạnh các phần tử
quan trọng trong Bản đồ tư duy.
- Thay đổi kích cỡ ảnh, chữ in và dòng chữ chạy:

Thay đổi kích cỡ là cách tốt nhất để chỉ tầm quan trọng tương đối giữa các
thành phần trong cùng một phân cấp. Kích cỡ lớn có tác dụng nhấn mạnh và tích
cực giúp trí nhớ.
- Cách dòng có tổ chức:
Cách dòng có tổ chức làm nổi rõ hình ảnh, giúp tổ chức phân cấp, phân hạng
hiệu quả. Nhờ vậy, Bản đồ tư duy luôn “dễ dàng” khai triển và trông đẹp mắt.
b. Liên kết
- 15 -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Liên kết có vai trò tăng trí nhớ và sáng tạo nên cũng rất quan trọng. Trong
não, liên kết chính là công cụ tích hợp giúp chúng ta nắm bắt những cảm nghiệm
trong thế giới vật chất. Đối với trí nhớ và sự hiểu biết, liên kết là then chốt.
Một khi xác định ảnh trung tâm và ý chủ đạo thì khả năng liên kết của não sẽ
giúp ta đi sâu vào thế giới ý tưởng, các vấn đề cần giải quyết.
- Dùng mũi tên để chỉ các mối liên hệ cùng nhánh, hoặc khác nhánh:
Nhờ những mũi tên chỉ dẫn, ta sẽ nhanh chóng nhìn thấy sự liên hệ giữa các
vùng trong Bản đồ tư duy. Những mũi tên này có thể chạy chỉ theo một chiều, hay
phân thành nhiều mũi, và kích cỡ, hình thù cũng thay đổi. Nhờ đó mà tư duy có
định hướng không gian.
- Dùng màu sắc:
Màu sắc là một trong những công cụ tăng cường trí nhớ và sáng tạo hiệu quả
nhất. Dùng màu sắc để làm ký hiệu hay phân biệt các vùng trong Bản đồ tư duy sẽ
làm tăng tốc độ tiếp cận thông tin và khả năng nhớ thông tin đó, kết quả là những ý
tưởng sáng tạo sẽ mở rộng cả về số lượng lẫn quy mô. Các ký hiệu và biểu tượng
bằng màu sắc có thể được ấn định bởi từng cá nhân hay cả nhóm.
- Dùng ký hiệu:
Khi dùng ký hiệu, ta có thể lập tức tìm mối liên kết giữa các bộ phận trên
cùng một trang trong Bản đồ tư duy, bất kể chúng xa hay gần nhau, có thể ký hiệu
bằng dấu thập chéo, vòng tròn, tam giác, và gạch dưới, hay những dấu hiệu phức
tạp hơn…Ký hiệu cũng giúp tiết kiệm thời gian.

c. Mạch lạc
Diễn đạt không sáng sủa sẽ khó tiếp thu. Một ghi chú viết vẽ nguệch ngoạc
sẽ gây trở ngại nhiều hơn là giúp cho trí nhớ vì nó đi ngược lại bản tính liên kết của
tư duy, và hạn chế tư duy mạch lạc.
- Mỗi dòng chỉ có một từ khóa:
Mỗi từ có thể có đến hàng ngàn liên kết, sẽ dễ liên kết hơn nếu mỗi dòng chỉ
có một từ. Hơn nữa, các cụm từ quan trọng sẽ không bị lạc mất trong đám rừng chữ,
và ta sẽ luôn có nhiều lựa chọn khác nhau.
- Viết từ khóa trên vạch liên kết:
- 16 -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Vạch liên kết là khung đỡ ý tưởng cho từ, cấu thành tổ chức và hiệu quả cao.
Vạch liên kết không những làm tăng tính mạch lạc, giúp trí nhớ, mà còn tạo điều
kiện mở rộng liên kết và khai triển.
- Vạch liên kết và các từ luôn cùng độ dài:
Bằng cách này, các từ dễ dàng được đặt kề nhau hơn, thuận lợi liên kết hơn
và sẽ dành được nhiều khoảng trống để bổ sung thông tin cho Bản đồ tư duy.
- Các vạch liên kết nối liền nhau và các nhánh chính luôn nối với ảnh trung
tâm:
Nối liền các vạch liên kết trong Bản đồ tư duy là một cách giúp liên kết ý
tưởng. Vạch nối có thể là mũi tên, đường cung, vòng xoắn, vòng tròn, hình bầu dục,
tam giác, đa giác, hay bất kể hình thù nào mà ta có thể nghĩ tới.
- Ảnh vẽ thật rõ ràng:
Hình thức mạch lạc giúp tư duy mạch lạc hơn. Bản đồ tư duy rõ ràng trông
cũng đẹp mắt và hấp dẫn hơn.
d. Trình tự phân cấp
Phân cấp thứ nhất là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm. Ý tưởng hay hình
ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh (các phân cấp tiếp theo của
Bản đồ tư duy) tượng trưng cho những ý chính và đều được nối với ý trung tâm.
Các nhánh chính lại được phân thành những nhánh nhỏ (các phân cấp nhỏ

hơn của Bản đồ) nhằm nghiên cứu chủ đề ở mức độ sâu hơn.
e. Trình tự đánh số
Nếu Bản đồ tư duy được dùng cho một mục đích cụ thể, như soạn diễn văn,
làm tiểu luận hay bài kiểm tra, ta cần truyền đạt ý tưởng theo một trình tự cụ thể,
theo thời gian hay thứ tự quan trọng. Để thực hiện những việc này, chỉ cần đánh số
nhánh Bản đồ tư duy theo trình tự mong muốn, trong trường hợp cần thiết, có thể
phân bố cả thời gian hay mức độ nhấn mạnh phù hợp cho từng nhánh. Nếu thích, ta
cũng có thể dùng ký tự alpha beta, thay vì dùng số, theo cách nào đó giúp ta trình
bày ý tưởng hợp lý hơn.
I.2.5 Những sai lầm trong việc lập Bản đồ tư duy
- 17 -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Khi lập Bản đồ tư duy do không tuân theo các quy tắc mạch lạc, nhấn mạnh,
liên kết, trình tự đánh số, trình tự phân cấp nên ta thường gặp những sai lầm sau.
- Những Bản đồ tư duy không thực sự là Bản đồ tư duy
Thoạt nhìn trông chúng cũng giống như Bản đồ tư duy và cũng có vẻ tuân
theo các nguyên tắc cơ bản để thực hiện Bản đồ tư duy. Tuy vậy, chúng có một số
khác biệt. Những sơ đồ này khi được mở rộng thì mỗi lúc càng rắc rối và đơn điệu.
Hơn nữa, mọi ý tưởng cũng chỉ cùng một cấp bậc và hoàn toàn rời rạc.Vì không
tuân theo quy tắc mạch lạc, nhấn mạnh, liên kết nên mọi thứ khởi đầu tuy có vẻ hứa
hẹn tính trật tự và hệ thống nhưng đến kết cục thì rối rắm, đơn điệu và hỗn loạn.
- Sai lầm cho rằng dùng nhóm từ sẽ đầy đủ nghĩa hơn
Từ đơn có khả năng liên kết tốt hơn, vì nhóm từ được dùng đã diễn tả một ý
tưởng xác định, rõ ràng, chẳng thể hiểu theo cách nào khác, vì vậy làm giảm khả
năng liên kết của nó. Việc dùng từ đơn trong Bản đồ tư duy giúp ta có thể nhìn thấy
nội tâm và toàn cảnh rõ ràng, thực tế hơn. Ngoài ra, ta còn có được sự quân bình, và
nhờ đó mà có khả năng nhìn thấy “mặt trái” của bất kỳ vấn đề nào. Đây là điều đặc
biệt hữu ích cho việc giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo vì tầm nhìn của ta sẽ
được mở rộng để cân nhắc tất cả chọn lựa.
- Sai lầm cho rằng Bản đồ tư duy “lộn xộn” là không tốt. Trong những tình

huống nào đó, có lẽ là khi không có thời gian hoặc đang nghe một bài giảng khá rối
rắm, ta có thể tạo ra một Bản đồ tư duy trông có vẻ “lộn xộn”. Điều này không có
nghĩa đó là một Bản đồ tư duy “tồi”. Bản đồ tư duy ấy chỉ phản ánh tâm trạng lúc
bấy giờ, hoặc phản ánh loại thông tin mà não ta đang nhận được. Bản đồ tư duy
trông có vẻ “lộn xộn” có thể không rõ ràng và thiếu tính thẩm mỹ nhưng nó vẫn sẽ
là một sự ghi nhận chính xác những quy trình tư duy của ta trong khi sáng tạo ra nó.
Các ghi chú tuần tự ngay hàng thẳng lối có thể trông đẹp mắt, nhưng ta không thu
được loại thông tin nào từ những ghi chú ấy. Những Bản đồ tư duy tuy có vẻ chính
xác và gọn gàng nhưng những ghi chú tuần tự gần như không thể giúp cho mắt
chúng ta giải mã thông tin do thiếu sự nhấn mạnh hoặc liên tưởng.
- 18 -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CẦN ĐƯỚC
II.1 Diện tích, dân số
Huyện Cần Đước nằm ở phía Đông nam vùng hạ tỉnh Long An, thuộc vùng kinh tế
trọng điểm của tỉnh.
Hình 2.1 Bản đồ huyện Cần Đước, tỉnh Long An
BẢNG 2.1 Diện tích, dân số huyện Cần Đước
STT
1 Diện tích 219,57 km
2
2 Dân số 169.000 người.
3 Mật độ bình quân 769 người/km
2
.
II.2 Vị trí địa lý
Sông Vàm Cỏ Đông làm ranh giới với huyện Tân Trụ, và một đoạn Vàm Cỏ
làm ranh giới với huyện Châu Thành.
BẢNG 2.2 Vị trí tiếp giáp
Phương hướng Vị trí tiếp giáp

Phía đông giáp sông Soài Rạp
- 19 -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Phía đông bắc giáp huyện Cần Giuộc
Phía bắc giáp huyện Bến Lức
Phía Tây giáp huyện Tân Trụ và Châu Thành
Phía Nam giáp huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang
Địa hình khá bằng phẳng hơi nghiêng về phía biển Đông chia ra làm hai
vùng thượng - hạ ranh giới là nơi kinh Xóm Bồ nối với Rạch Đào. Hai vùng này
không mang đặc điểm sinh thái rõ rệt như huyện Cần Giuộc. Tuy nhiên, ở vùng hạ
một số khu vực dọc theo sông Vàm Cỏ khá thấp, đặc biệt là hai xã Long Hựu Đông,
Long Hựu Tây được bao bọc bởi sông lớn nên đất nhiễm mặn. Long Hựu Đông xã
cuối cùng của tỉnh Long An, nằm đối mặt với Biển Đông có đồn Rạch Cát, một
pháo đài phòng thủ ven biển kiên cố, kiến trúc độc đáo, được Pháp xây dựng hồi
năm 1910, nay được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia đáng được chú ý.
II.3. Hành chính
Gồm 1 thị trấn và 16 xã: Thị trấn Cần Đước, Long Cang, Long Định, Long
Hoà, Long Hựu Đông, Long Hựu Tây, Long Khê, Long Sơn, Long Trạch, Mỹ Lệ,
Phước Đông, Phước Tuy, Phước Vân, Tân Ân, Tân Chánh, Tân Lân, Tân Trạch.
Cần Đước có hệ thống giao thông bộ khá tốt. Quốc lộ 50 nối liền Chợ Lớn
đến Thị xã Gò Công, đường tỉnh lộ 826 nối Bình Chánh qua Rạch Kiến về Tân Lân
gặp QL50, các huyện lộ 16, 17, 18, 19, 21, 22, 23, 24 trải nhựa khang trang, các bến
phà Kinh Nước Mặn,Cầu Nổi, Bà Nhờ, Xã Bảy, Long Sơn được nâng cấp, cầu qua
sông đa số bằng bê tông cốt thép, xe cộ đi lại hai mùa mưa nắng đều thuận tiện.Cần
Đước là một huyện ven biển, được bao bọc bởi sông Rạch Cát và sông Vàm Cỏ.
II.4 Lĩnh vực kinh tế
II.4.1 Sản xuất nông nghiệp, nông thôn:
- Diện tích sản xuất lúa cả năm 20.143,79 ha, sản lượng 87.387,498 tấn; so
kế hoạch tỉnh giao 79.000 tấn, đạt 110,62%. Vụ lúa mùa- đông xuân 2011-2012 đã
sạ và cấy 10.912,90 ha/10.900 ha (diện tích sạ 3.874 ha), đạt 100,12% kế hoạch,

trong đó diện tích lúa đông xuân là 9.535,40 ha (sạ 3.000 ha). Các ngành chức năng
và các xã, thị trấn thường xuyên hướng dẫn nông dân các biện pháp chăm sóc,
phòng trừ dịch bệnh gây hại trên lúa, đồng thời vận hành các cống đầu mối đảm bảo
- 20 -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
nước phục vụ sản xuất. Nhìn chung thời tiết thuận lợi cho sản suất, cây lúa vụ mùa-
đông xuân đang phát triển tốt.
- Diện tích rau màu duy trì khoảng 700 ha, năng suất 20 tấn/ha/1 vụ, chất
lượng rau ngày càng được chú trọng và sản xuất theo hướng rau an toàn, giá cả ổn
định, người trồng rau có thu nhập khá.
- Chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm có hướng phát triển khá, đặc biệt là gia
cầm phát triển theo hướng trang trại, gia trại. Hiện có trên 818 trang trại, gia trại,
trong đó có 38 trang trại có quy mô từ trên 2 ngàn đến 13 ngàn con và 780 gia trại
có quy mô từ 500 đến 2000 con. Trong năm, giá cả gia cầm tương đối ổn định, hộ
chăn nuôi có lãi. Đàn heo có thường xuyên khoảng 25.000 con, đến cuối quí
IV/2011 đàn heo giảm do dịch bệnh tai xanh xảy ra 10/17 xã, thị trấn, đã tiêu hủy
1.127 con, nhiều nhất ở địa bàn xã Long Cang, Long Sơn, Phước Vân; trước tình
hình đó, huyện đã kịp thời chỉ đạo tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch
bệnh trên gia súc, gia cầm, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý
thức trong nhân dân về công tác phòng, chống dịch bệnh. Tổng đàn gia súc sau khi
hết dịch là 12.276 con, trong đó đàn heo là 11.426 con. Gia cầm khoảng từ 800- 900
ngàn con, trong đó gà khoảng 650 ngàn con. Công tác tiêm phòng trên gia súc, gia
cầm được quan tâm, đã tổ chức tiêm cúm A H5N1, lở mồm long móng, PRRS, bệnh
dại đạt kế hoạch, đến nay tình hình dịch bệnh không xảy.
- Vụ nuôi tôm năm 2011 đã thả nuôi diện tích là 2.705,60 ha. Dịch bệnh đầu
vụ đã làm cho 1.128,20 ha bị hư không thu hoạch được, mức lỗ từ 05- 10 triệu
đồng/ha. Diện tích thu hoạch được là 1.572,10 ha (1.066,40 ha tôm sú, 505,70 ha
tôm thẻ); năng suất thu hoạch bình quân đạt 1.430 kg/ha (năng suất tôm sú 870,6
kg/ha, tôm thẻ 2.631,12 kg/ha), sản lượng 2.257,38 tấn/3.300 tấn, đạt 74,64% chỉ
tiêu tỉnh giao, mức lãi từ 40- 60 triệu đồng/ha, có một số hộ mức lãi trên 100 triệu

đồng/ha. Ngoài ra, các loại giống thủy mới như: Cá nàng hai, cá chình, cá bống
tượng, cua biển cũng được nuôi trình diễn, kết quả các loài cá phát triển tốt khả
năng có lãi và mô hình có thể nhân rộng, riêng mô hình nuôi cua biển ở 03 điểm
đều bị lỗ do điều kiện môi trường, kỹ thuật chăm sóc, quản lý chưa đạt cần nghiên
cứu thêm.
- Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật được quan tâm, đến nay đã tổ chức tập
huấn 29 lớp kỹ thuật nuôi thủy sản với 270 lượt người dự, 04 lớp kỹ thuật nuôi cá cho hộ
- 21 -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
nghèo với 74 lượt người dự, 18 lớp về vệ sinh an toàn thực phẩm với 250 lượt người dự,
06 cuộc hội thảo nuôi thủy sản với 400 lượt người dự.
Xây dựng cánh đồng trị giá tăng thêm trên 25 triệu đồng/ ha/ năm được chỉ
đạo sâu sát, một số mô hình mới được hình thành như: dưa hấu, dưa leo, trồng bầu,
… Toàn huyện có 05 cánh đồng trị giá tăng thêm trên 25 triệu đồng/ ha/ năm, với
diện tích 36,60 ha, gồm 86 hộ; Các cánh đồng rau: ấp 1- xã Long Khê, ấp Đồng Tâm-
xã Long Trạch, ấp 5- xã Phước Vân; cánh đồng lúa - màu ấp Cầu Chùa- xã Mỹ Lệ và
xã Long Hòa đã mang lại hiệu quả thiết thực, giá trị tăng thêm đạt từ 30- 40 triệu
đồng/ha/năm, trong đó giá trị tăng thêm của cây rau là cao nhất gần 100 triệu
đồng/ha/năm. Việc tổ chức nhân rộng mô hình này còn hạn chế, nông dân chưa thông
hiểu nhiều về chương trình.
Nghị quyết số 47-NQ/HU ngày 12/5/2008 của Huyện ủy và Kế hoạch số
115/KH-UBND ngày 16/9/2009 của UBND huyện về nâng cao hiệu quả kinh tế nông
nghiệp, xây dựng nông thôn mới để nâng cao mức sống nhân dân trong thời kỳ phát
triển công nghiệp được các ngành và xã, thị trấn triển khai thực hiện có hiệu quả, các
chương trình, mục tiêu đều đạt theo kế hoạch; kinh tế nông nghiệp nông thôn phát
triển đảm bảo nâng cao hiệu quả, có tính bền vững; việc đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn được tập trung thực hiện có hiệu quả; công
tác giảm nghèo, giải quyết việc làm đạt các mục tiêu theo từng giai đoạn của huyện;
đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn được nâng lên, thu dần khoảng
cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn.

II.4.2 Về công nghiệp – Xây dựng:
II.4.2.1 Sản xuất công nghiệp:
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp ước đạt 5.000 tỷ đồng, các ngành sản
xuất phát triển khá như: Sản xuất phân bón, chế biến thức ăn gia súc, thủy sản,
dệt nhuộm vải, dệt bao bì, bê tông đúc sẵn. Tiểu thủ công nghiệp được khuyến
khích và tạo điều kiện nhằm phát huy các nghề truyền thống địa phương và một
số ngành mới góp phần giải quyết việc cho người lao động, riêng ngành tiểu thủ
công nghiệp ước đạt 176,25 tỷ đồng (giá cố định), so cùng kỳ tăng 11%, các
nhóm ngành hoạt động mạnh như: hàn cửa sắt, đóng sửa chữa ghe tàu, hàn xì, đồ
gỗ, dệt chiếu, se nhang, ấp trứng gia cầm,…
- 22 -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Năm 2011, với đà phục hồi của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp đã ổn định
và phát triển sản suất, đến nay toàn huyện đã tiếp nhận 23 dự án đầu tư, xây dựng
các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư, tái định cư và các công trình khác có tổng
diện tích là 2.364,5 ha, trong đó: 02 khu công nghiệp, diện tích 273,4 ha; 10 cụm
công nghiệp, diện tích 1683,4 ha; 06 dự án khu dân cư, tái định cự… diện tích 407,7
ha; san lắp trên 800 ha; hiện có 37 nhà máy hoạt động sản xuất cụ thể như: cụm công
nghiệp Long Định- Long Cang có 34 nhà máy, khu công nghiệp Cầu tràm có 03 nhà
máy đi vào sản suất và khoảng 10 nhà máy khác đang đầu tư xây dựng.
II.4.2.2 Xây dựng cơ bản:
Các ngành, UBND các xã, thị trấn tập trung thực hiện nhiệm vụ, giải quyết
kịp thời các vướng mắc về thủ tục, vốn nên tiến độ thực hiện và tiến độ giải ngân
đạt khá. Đối với các công trình trọng điểm chào mừng Đại hội đảng đều hoàn thành
đúng thời gian qui định.
- Nguồn vốn ngân sách huyện theo Nghị quyết HĐND huyện giao là 20,600
tỷ đồng, đến tháng 11/2010 khối lượng thực hiện là 19,261 tỷ đồng, đạt 94% kế
hoạch, giá trị cấp phát là 15,052 tỷ đồng, đạt 73% kế hoạch. Ước giá trị thực hiện cả
năm cấp phát 20,600 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch.
- Nguồn vốn khác thuộc ngân sách huyện là 71,619 tỷ đồng bao gồm nguồn

đền bù QL50 (63,5 tỷ đồng), nguồn tăng thu tiền sử dụng đất năm 2011 chi đầu tư
(3,7 tỷ đồng), nguồn kết dư năm 2010 chuyển sang 2011 (4,419 tỷ đồng) đến tháng
11/2011 khối lượng thực hiện là 35,510 tỷ đồng, đạt 50% kế hoạch, giá trị cấp phát
là 26,029 tỷ đồng, đạt 36% kế hoạch. Ước giá trị thực hiện cả năm 45,949 tỷ đồng
đạt 64% kế hoạch.
- Nguồn vốn tỉnh hỗ trợ năm 2011 là 60,891 tỷ đồng, đến tháng 11/2011 khối
lượng thực hiện là 43,916 tỷ đồng, đạt 72% kế hoạch, giá trị cấp phát là 41,276 tỷ
đồng, đạt 68% kế hoạch. Ước giá trị thực hiện cả năm cấp phát 60,891 tỷ đồng đạt
100% kế hoạch.
- Vốn trái phiếu Chính phủ (4.440 tr.đ): Xây dựng Trường THCS Thị trấn
Cần Đước (18 phòng), Trường TH Long Sơn (14 phòng), Trường TH Long Trạch
1(8 phòng) , Trường TH Nguyễn Văn Tiến (12 phòng), đã giải ngân 4.440 tr.đ, đạt
100%.
- 23 -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Công trình trọng điểm được tỉnh đầu tư như: Cầu Kinh Nước mặn hoàn
thành đưa vào sử dụng; Cầu Mỹ Lợi qua Tiền Giang hoàn thành công tác giải phóng
mặt bằng chuẩn bị thi công, dự án nâng cấp Quốc lộ 50 đã giao mặt bằng cho đơn vị
đang tiếp tục thi công, Cống Bến Trễ xã Tân Ân đã chi tiền hỗ trợ bồi thường, đang
thi công.
II.4.3 Về thương mại- dịch vụ:
Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển mạnh, mức lưu chuyển hàng hóa
có tăng, nhất là trong dịp lễ, tết hàng hóa đảm bảo về số lượng và chất lượng, cơ
bản đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Về giá cả một số mặt hàng lương thực, thực
phẩm, hàng tiêu dùng phục vụ đời sống có tăng nhẹ.Việc sắp xếp mua bán ở các
chợ được thông thoáng, an tòan, thuận tiện cho người mua, bán; đã trang bị cân đối
chứng cho 10/11 chợ nhằm hạn chế gian lận thương mại trong cân đo; Phối hợp với
Sở Công Thương tổ chức Phiên chợ hàng Việt Nam về nông thôn tại huyện, doanh
số bán ra khoảng 300 triệu đồng, đồng thời tham gia Hội chợ triển lãm công nghiệp
thương mại năm 2011 tại tỉnh; Hòan chỉnh đề cương qui hoạch tổng thể phát triển

thương mại- dịch vụ trên địa bàn huyện đến năm 2020 và định hướng đến năm
2025.
Các ngành dịch vụ, bưu chính, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, xây dựng,
vận tải, cho thuê nhà, văn phòng công ty, phát triển ổn định, góp phần duy trì tăng
trưởng khu vực III.
Công tác quản lý thị trường được tăng cường kiểm tra, chú trọng đấu tranh
phòng chống buôn lậu, kiểm tra chất lượng hàng hóa. Trong năm kiểm tra xử phạt 27
trường hợp vi phạm với số tiền là 31,75 triệu đồng, thu giữ một số hàng hóa gia
dụng trị giá khoảng 23 triệu đồng,đặc biệt phát hiện 01 vụ sản xuất nước mắm giả
hiệu Nam Việt, tại ấp 2- xã Phước Đông, đã thu giữ tòan bộ tang vật.
II.4.4 Tài chính- tín dụng:
Công tác quản lý, điều hành thu, chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, cơ bản
đáp ứng yêu cầu hoạt động bộ máy và đầu tư phát triển, ngay từ đầu năm UBND
huyện đã giao chỉ tiêu thu, chi ngân sách cho các xã, thị trấn và các cơ quan; ban
hành Chỉ thị số 02/2010/CT-UBND ngày 12/01/2011 về thu thuế môn bài và nhà
- 24 -
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
đất để tập trung chỉ đạo ở quí I/2011 và nhiều văn bản chỉ đạo về công tác thu ngân
sách, kết quả thực hiện:
Thu ngân sách trên địa bàn 203.077 triệu đồng, đạt 217,2 % so dự toán
huyện, đạt 234,8% so dự toán tỉnh giao; Ước cả năm 209.346 triệu đồng, đạt 223,9 %
so dự toán huyện, đạt 242% so dự toán tỉnh. Chi ngân sách 179.715 triệu đồng, đạt
128,6 % so dự toán huyện, đạt 135,4% dự toán tỉnh giao; Ước chi ngân sách cả năm
249.016 triệu đồng, đạt 178,2% so dự toán huyện, đạt 187,6% so dự toán tỉnh.
Các ngân hàng trên địa bàn hoạt động ổn định, đảm bảo nhu cầu cho vay
phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Trong năm, mạng lưới ngân hàng tín dụng
phát triển thêm 05 cơ sở: xã Long Hòa có Phòng giao dịch của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Cần Đước, Phòng giao dịch của Ngân
hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long; Thị trấn Cần Đước có Phòng giao
dịch của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Phòng giao dịch của Ngân hàng Công

Thương, Phòng giao dịch của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt
Nam- Chi nhánh Long An.
II.4.5. Quản lý Tài nguyên - Môi trường:
- Quản lý chặt chẽ đất công, đất bãi bồi và khai thác đất đen, hoàn thành
công tác kiểm kê đất đai năm 2011 đã nghiệm thu xong dự án đối với đơn vị thi
công, công tác đo đạc nâng tỉ lệ bản đồ 08 xã, Thị trấn đang tiến hành cấp giấy
chứng nhận QSDĐ; điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất 07 xã Long Sơn,
Tân Trạch, Long hựu Đông, Long hựu Tây, Tân Lân, Long Định và Phước Đông
giai đoạn 2010-2015 định hướng 2020. Khảo sát giá thu tiền chuyển mục đích, thuê
đất, giao đất của các cá nhân và đơn vị. Đề nghị tỉnh thẩm định đơn giá chuyển mục
đích sử dụng đất của 22 công ty và cơ sở sản xuất; thẩm định đơn giá bồi thường
thu hồi đất 08 dự án.
Cấp phép khai thác đất san lắp mặt bằng cho 20 doanh nghiệp với khối lượng
18.682 m
3
; kiểm tra xử phạt hành chính 12 vụ vi phạm lĩnh vực đất đai và sử dụng
đất không đúng mục đích với số tiền là 167,25 triệu đồng.
- Công tác quản lý môi trường được tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt
chẽ, kịp thời giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm về môi trường ở các cơ sở sản
xuất, qua kiểm tra xử phạt hành chính 03 vụ với số tiền là 55 triệu đồng; đã cấp 23
- 25 -

×