Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Lộc Sơn giai đoạn I công suất 3000m3/ngày.đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 144 trang )

Đồ án tốt nghiệp
1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nước ta thuộc nhóm các nước đang phát triển và đang trên đà hội nhập với thế
giới. Vì vậy, các hoạt động kinh tế ngày càng phát triển đặc biệt là sự phát triển của
công nghiệp. Những khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên nhanh chóng trong thời
gian ngắn, thu hút nhiều lao động tạo điều kiện phát triển kinh tế cho đất nước, địa
phương.
Cùng với sự phát triển về kinh tế là vấn đề ô nhiễm môi trường được đặt ra, đặc
biệt là sự phát triển công nghiệp không bền vững.Trong quá trình hoạt động và phát
triển đã phát sinh nhiều loại chất thải làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất,
nước, không khí … Không những vậy, mà lượng chất thải này ngày càng lớn nên vượt
quá khả năng tự làm sạch của môi trường, chất thải tồn đọng trong môi trường quá lớn
khiến chất lượng môi trường ô nhiễm ngày càng nặng.
Trước đây các vấn đề bảo vệ môi trường chưa được chú trọng nhiều nhưng hiện
nay với các chính sách đổi mới của Nhà nước, các vấn đề liên quan tới môi trường đã
được quan tâm nhiều hơn. Nhà nước đã đề ra tiêu chuẩn về môi trường và Luật môi
trường … đã góp phần kiểm soát và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường. Đặc
biệt nước ta đang trên đà phát triển về công nghiệp, do đó vấn đề môi trường tại các
Khu công nghiệp cần được kiểm soát chặt chẽ. Nhất là vấn đề về nước thải, phần lớn
nước thải ở các Khu công nghiệp chưa được xử lý trước khi cho ra môi trường tự
nhiên nên làm cho môi trường nước tự nhiên ngày càng ô nhiễm, nguồn nước sạch
ngày càng trở nên khan hiếm.
Hiện nay, Lâm Đồng là một tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ đến việc đầu tư và phát
triển mạnh các Khu công nghiệp (KCN) nhằm phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh, địa
phương nói riêng và nước ta nói chung. Điển hình như Khu công nghiệp Lộc Sơn – TP
Bảo Lộc, đây là Khu công nghiệp có qui mô vừa và tập trung phát triển các ngành
nghề có nguyên liệu sẵn tại tỉnh như chế biến nông sản thực phẩm, trà, cà phê, dâu tằm
tơ, vật liệu xây dựng Tại đây, vấn đề xử lý môi trường được đặt ra rất bức thiết, nhất
là vấn đề xử lý nước thải cho KCN. Việc xả nước thải mới qua xử lý sơ bộ chưa đạt


tiêu chuẩn từ các nhà máy vào nguồn tiếp nhận không những ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống thủy sinh ở khu vực xả thải mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng
người dân xung quanh.
Đồ án tốt nghiệp
2
Một trong những biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường, chống tình trạng ô
nhiễm nguồn nước chính là việc xây dựng và xử lý nước thải đầu ra đạt QCVN 40:
2011/BTNMT trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
Vì vậy, trong phạm vi hẹp của đồ án, tôi xin chọn đề tài “Thiết kế hệ thống XLNT
tập trung KCN Lộc Sơn giai đoạn 1 công suất 3000m
3
/ng.đ” với mục đích giúp cho
KCN có thể xử lý được lượng nước thải đầu ra đạt QCVN 40:2011/ BTNMT nhằm
thực hiện tốt các qui định về BVMT, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững cho
KCN trong giai đoạn hiện nay.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Để khắc phục vấn đề môi trường đặc biệt là vấn đề nước thải của KCN Lộc Sơn,
KCN Lộc Sơn nên đầu tư vào việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung công
suất 6000m
3
/ng.đ chia làm 2 giai đoạn để đảm bảo cho việc thu gom và xử lý tất cả
nguồn nước thải từ các nhà máy, doanh nghiệp trong KCN dễ dàng và hiệu quả hơn.
1.3 Mục tiêu đề tài
Lựa chọn công nghệ và thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho Khu công
nghiệp Lộc Sơn giai đoạn 1 với công suất 3000m
3
/ngày đêm nhằm giảm thiểu tối đa
các chất ô nhiễm trong nước thải trước khi đưa ra ngoài môi trường tự nhiên.
Nước thải sau xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường theo QCVN 40:
2011/BTNMT (loại A).

1.4 Phương pháp nghiên cứu
Một số phương pháp thực hiện được áp dụng trong đồ án như sau:
Phương pháp thống kê số liệu: Phương pháp này nhằm thu thập và xử lý số liệu
đầu vào phục vụ tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung: điều kiện địa
chất, thủy văn, địa hình, lưu lượng thải, nồng độ các chất ô nhiễm.
Phương pháp so sánh: Phương pháp này nhằm đánh giá hiệu quả xử lý nước thải
đầu vào và ra theo tiêu chuẩn Việt Nam (QCVN 40:2011/BTNMT – chất lượng nước
thải – nước thải sinh hoạt – giới hạn ô nhiễm cho phép).
Phương pháp phân tích chi phí lợi ích: Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế trong quá
trình xử lý nước thải của các phương án xử lý.
Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến của các chuyên gia về các nội dung liên
quan đến đồ án.
Đồ án tốt nghiệp
3
1.5 Nội dung thực hiện đề tài
 Giới thiệu về KCN Lộc Sơn.
 Tổng quan về thành phần, tính chất đặc trưng nước thải KCN Lộc Sơn.
 Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải.
 Xây dựng sơ đồ công nghệ, lựa chọn phương án áp dụng cho trạm xử lý nước
thải tập trung KCN Lộc Sơn.
 Tính toán các công trình đơn vị theo phương án đã lựa chọn.
 Tính toán kinh tế.
 Xây dựng phương án vận hành và bảo trì hệ thống.
 Thực hiện bản vẽ.
1.6 Phạm vi thực hiện
Tập trung nghiên cứu tìm hiểu thành phần, tính chất nước thải của Khu công
nghiệp Lộc Sơn, từ đó đưa ra biện pháp xử lý thích hợp để nước thải sau xử lý đạt tiêu
chuẩn Việt Nam (QCVN 40:2011/BTNMT).
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 02 tháng 05 năm 2012 đến ngày 21 tháng 07
năm 2012.











Đồ án tốt nghiệp
4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP LỘC SƠN
2.1 Giới thiệu KCN Lộc Sơn
2.1.1 Lịch sử thành lập và phát triển KCN Lộc Sơn
Trong tất cả các tỉnh thành ở nước ta, Lâm Đồng là tỉnh có nhiều lợi thế về điều
kiện tự nhiên để phát triển kinh tế. Với các ưu thế về khí hậu và khoáng sản, Lâm
Đồng thuận lợi để phát triển các ngành nghề như khai khoáng; sản xuất, chế biến nông
sản, lương thực thực phẩm; du lịch. Bên cạnh đó, Lâm Đồng còn có hành lang kinh tế
quốc lộ 20 gắn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hành lang quốc lộ 27 gắn với các
tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. Ngoài ra, tỉnh Lâm Đồng sẽ có các lợi
thế về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, khi dự án đường 20 cao tốc mới từ Tp. Đà
Lạt đi qua thành phố Bảo Lộc đến Dầu Giây được hoàn thành, gắn kết mạnh mẽ sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với vùng kinh tế trọng điểm phía nam (KTTĐPN).
Nhằm mục đích phát triển kinh tế nhanh hơn nữa, rút ngắn khoảng cách về kinh
tế - xã hội giữa các vùng trong tỉnh, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của tỉnh theo
hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ lệ nông lâm nghiệp, phát triển ổn
định các vùng chuyên môn hoá nông – lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tỉnh
đã có chủ trương phát triển một số KCN tập trung, trong đó có KCN Lộc Sơn tại thành
phố Bảo Lộc. KCN Lộc Sơn là KCN tập trung đầu tiên được thành lập tại tỉnh theo

Quyết định số 1733/CP - CN ngày 18/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Dự án đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Lộc Sơn là loại dự án đầu tư mới và do Công ty Phát
triển Hạ tầng KCN Lộc Sơn làm chủ đầu tư xây dựng.
Hình thành KCN Lộc Sơn, các doanh nghiệp (DN) hoạt động đã sử dụng phần
lớn nguyên liệu nông lâm sản, khoáng sản ở vùng Bảo Lộc, Di Linh, Bảo Lâm, tạo
việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Từ đó, KCN góp phần đáng kể tạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thêm động lực mới cho thành phố Bảo Lộc phát triển
theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, tăng giá trị tỷ trọng công nghiệp trong tổng
GDP, tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu của thành phố trong năm 2010 đạt được 150 triệu
USD, chiếm 60% giá trị hàng xuất khẩu của toàn tỉnh và tăng hơn 1,5 lần so với năm
2006. Trong đó, KCN Lộc Sơn đóng góp gần 53% giá trị hàng hóa xuất khẩu của
thành phố.

Cơ sở pháp lý hình thành Khu Công Nghiệp Lộc Sơn
Đồ án tốt nghiệp
5
Khu công nghiệp Lộc Sơn thành lập theo Quyết định số 1733/CP-CN ngày
18/12/2003 của Chính Phủ, với tổng diện tích quy hoạch 185 ha và tổng vốn đầu tư
khoảng 460 tỷ đồng.
Quyết định số 883/QĐ - UB ngày 31/3/2003 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc
Thu hồi đất giao cho Ban QLDA đầu tư và xây dựng thị xã Bảo Lộc quản lý để triển
khai xây dựng khu tái định cư và khu công nghiệp phường Lộc Sơn - Thị xã Bảo Lộc.
Quyết định số 757/QĐ - UB ngày 24/03/2004 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc
Thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Lộc
Sơn - thị xã Bảo Lộc - tỉnh Lâm Đồng.
Quyết định số 1035/QĐ - BXD ngày 28/6/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về
việc Phê duyệt Quy hoạch chi tiết KCN Lộc Sơn, giai đoạn 1, thành phố Bảo Lộc, tỉnh
Lâm Đồng.
Quyết định số 3913/QĐ - UB ngày 03/11/2004 của UBND tỉnh Lâm Đồng về
việc Phê duyệt chi phí bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng (giai đoạn 1 - đợt 3)

sau nhà máy ACOM - khu công nghiệp Lộc Sơn trên địa bàn phường Lộc Sơn, thị xã
Bảo Lộc.
Quyết định số 3925/QĐ - UB ngày 04/11/2004 của UBND tỉnh Lâm Đồng về
việc Phê duyệt chi phí bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng Dự án: Khu Công
nghiệp Lộc Sơn (giai đoạn 1 - đợt 4) hạng mục xây dựng đường khu vực công nghiệp
có ô nhiễm trên địa bàn phường Lộc Sơn, thị xã Bảo Lộc.

Quản lý
Đơn vị quản lý nhà nước: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng.
Chủ đầu tư: Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp Lộc Sơn – tỉnh Lâm Đồng.
Trụ sở: Khu công nghiệp Lộc Sơn – Tỉnh Lâm Đồng.
Điện thoại: 063.863482 Fax: 063.717829
Thời gian hoạt động: 50 năm.

Địa điểm xây dựng KCN Lộc Sơn

Vị trí:
Khu công nghiệp Lộc Sơn – Tỉnh Lâm Đồng Được xây dựng trên phần đất thuộc
phường Lộc Sơn – Thành phố Bảo Lộc.
Khu công nghiệp nằm ở ngã ba giữa quốc lộ 20 đi Đà Lạt và quốc lộ 55 đi Bình
Thuận.
Đồ án tốt nghiệp
6
KCN cách Thành phố Bảo Lộc 3 km về phía Đông Nam, nằm cạnh các đầu mối
giao thông chính.
Phía Bắc có Quốc lộ 20 nối TP Hồ Chí Minh với Đà Lạt.
Phía Tây là Quốc lộ 55 nối với các tỉnh Bình Thuận.
KCN Lộc Sơn nằm ở trung tâm các vùng cây công nghiệp, chè, cà phê, dâu tằm,
cây lương thực và công nghiệp khai khoáng bauxite, kaolin…Thu hút các dự án đầu tư
thuộc nhóm ngành nghề: công nghiệp chế biến khoáng sản, công nghiệp sản xuất vật

liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm sản - thực phẩm, dệt may, cơ khí…
Khoảng cách di chuyển từ Khu Công nghiệp Lộc Sơn đến:
 Trung tâm TP. Đà Lạt 110 Km
 Sân bay Liên Khương - Đức Trọng 80 Km
 Trung tâm Tp.HCM 190 Km
 Sân bay Tân Sơn Nhất 190 Km
 Cảng Sài Gòn 170 Km
 TP. Nha Trang – Khánh Hoà 270 Km
 Thành phố Phan Thiết 120km.

Hình 2.1: Bản đồ quy hoạch KCN Lộc Sơn
Đồ án tốt nghiệp
7

Địa lý:
Thủy văn:
- Khí hậu vùng cao nguyên ôn hòa và mát mẻ quanh năm.
- Nhiệt độ không khí trung bình năm: 21 - 280C.
- Lượng mưa trung bình năm: (2490 - 3319) mm.
- Tổng số giờ nắng trung bình trong năm: 2044h/năm.
Khí tượng:
- Hướng gió chủ đạo là Đông, Đông Bắc và Tây Nam.
- Độ ẩm trung bình hàng năm vào khoảng 80%.
Cấu tạo địa chất:
- Với đặc điểm đất nâu vàng phát triển trên nền đất bazan, cấu tạo địa chất tương
đối ổn định và có sức chịu tải cao rất thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy.
- Cường độ chịu nén của đất nền trong khu vực trung bình từ (2,5 - 3,5)KG/cm
2
.



Diện tích khu công nghiệp Lộc Sơn
Tổng diện tích quy hoạch là 185 ha, chia làm hai giai đoạn trong đó giai đoạn I là
93,35 ha, giai đoạn II là 91,65 ha.
Bảng 2.1: Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn I dự kiến
Quy hoạch sử dụng đất
Diện Tích (Ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất công nghiệp giai đoạn I
93,35
100
1. Đất xây dựng xí nghiệp công nghiệp
64,89
76,71
2. Đất quản lý điều hành, dịch vụ CN
1,4
1,8
3. Đất cây xanh
15,3
8,8
4. Đất công trình đầu mối
4,2
5,4
5. Đất giao thông
13,49
7,29

Khu công nghiệp có thể bố trí các nền nhà theo những môdun khác nhau như: 0,5
ha; 1,0 ha; 1,5 ha; 2,0 ha; (2,5-4,0) ha. Các xí nghiệp công nghiệp lớn tùy theo quy mô,
tính chất từng loại.


Hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp
Hạ tầng về giao thông:
Đồ án tốt nghiệp
8
Giao thông đối ngoại có quốc lộ 20 đi Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh, Quốc
lộ 55 đi Phan Thiết, ngoài ra còn có hệ thống đường giao thông nội bộ trong toàn khu
công nghiệp. Nhìn chung về mặt giao thông là rất thuận lợi cho các nhà đầu tư vào khu
công nghiệp.
Hệ thống kho bãi:
Có bãi đậu xe và hệ thống kho bãi được xây dựng theo tiêu chuẩn hiện đại, có
khả năng tiếp nhận các phương tiện vận tải lớn, các xe container ra vào dễ dàng.
Hệ thống cấp điện:
Nguồn điện cung cấp cho khu công nghiệp Lộc Sơn là lưới điện 220KV quốc gia
(Đa Nhim –Bảo Lộc – Long Bình, thủy điện Đa Mi – Hàm Thuận – Bảo Lộc) đảm bảo
cung cấp điện đầy đủ, liên tục và ổn định cho các nhà máy và toàn bộ khu công
nghiệp.
Hệ thống cấp – Thoát nước:
Hệ thống cấp nước:
Giai đoạn I sử dụng nguồn nước ngầm gồm 07 giếng khoan với công suất
3900m
3
/ngđ.
Giai đoạn II sử dụng nguồn nước mặt sông Đại Bình với công suất 5000m
3
/ngđ.
Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho khu công nghiệp.
Hệ thống thoát nước:
Hiện tại, khu vực dự án chưa có hệ thống thoát nước. Nước thải tự thấm xuống
đất hoặc chảy tràn trên mặt đất. Nhà máy chè Lâm viên và nhà máy cơ khí, nước thải

không được xử lý mà xả trực tiếp xuống sông Đại Bình.
Nước mưa tự thoát theo độ dốc địa hình về các đường phân thuỷ rồi đổ vào sông
Đại Bình và sông Đam Rông, hai sông này chảy theo hướng Bắc Nam và Tây Nam và
nhập cùng nhập vào hệ thống sông của Lâm Đồng ở giới hạn cuối, phía Tây Nam của
khu vực dự án.
Hệ thống hạ tầng cơ sở và tiện ích công cộng khác:
Khu công nghiệp lộc Sơn phối hợp cùng bưu điện Tỉnh Lâm Đồng xây dựng
mạng lưới viễn thông hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu thông tin liên
lạc trong nước và quốc tế của các nhà đầu tư.
Các công trình cây xanh tăng vẻ mỹ quan, làm dịu môi trường công nghiệp góp
phần phòng chống ô nhiễm.
Đồ án tốt nghiệp
9

Loại ngành nghề dự kiến tiếp nhận vào khu công nghiệp
Là khu công nghiệp đa ngành và tập trung của tỉnh với các điều kiện hạ tầng kỹ
thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Ngành nghề sản suất chính:
- Công nghiệp chế biến chè, cà phê, nông sản, thực phẩm, hoa quả.
- Công nghiệp may mặc, công nghiệp sâu tơ tằm, chế biến nhôm, sản suất vật
liệu xây dựng, lắp ráp điện tử, đóng giày da, sản phẩm từ nhôm…
2.1.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của KCN Lộc Sơn

Thu hút đầu tư trong và ngoài nước
Là khu công nghiệp tập trung, đa ngành, được hình thành nhằm thu hút các
doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư, tạo việc làm cho người lao động.Với những
ưu đãi đầu tư của tỉnh cũng như về thị trường tiêu thụ sản phẩm, KCN Lộc Sơn có khả
năng thu hút các nhà đầu tư xây dựng 20 - 40 nhà máy sản xuất. Bình quân mỗi nhà
máy đầu tư khoảng 5 triệu USD thì KCN có thể thu hút khoảng 150 - 200 triệu USD
vốn đầu tư.


Thúc đẩy phát triển kinh tế và đô thị hoá trong tỉnh
Chế biến nông lâm sản sử dụng nguyên liệu tại chỗ đa dạng và phong phú, giảm
chi phí vận chuyển và chi phí giao thông chung.
Xây dựng KCN Lộc Sơn sẽ kích thích sản xuất nông nghiệp, tạo thêm việc làm
và ổn định thị trường đầu ra cho người nông dân, nâng cao đời sống, ổn định xã hội và
góp phần tích cực đảm bảo an ninh quốc phòng. Các sản phẩm từ sản xuất nông
nghiệp chủ đạo của tỉnh: Chè, cà phê, điều, tiêu, dâu tằm là cây công nghiệp có vai
trò rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Nhờ có công nghiệp chế biến, giá trị nông, lâm sản được trở thành hàng hóa giá
trị cao và tăng kim ngạch xuất khẩu. Sản xuất công nghiệp phát triển sẽ đóng góp đáng
kể vào ngân sách, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và thực hiện hiện đại hóa đất
nước.
Dự án được thực hiện sẽ đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá của
tỉnh, đồng thời thúc đẩy quá trình đô thị hoá khu vực phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng,
đặc biệt là thành phố Bảo Lộc.
Đồ án tốt nghiệp
10
Dự án được thực hiện, trên cơ sở tạo ra những chỗ làm việc mới mang tính chất
công nghiệp sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh và nâng cao dân trí của
nhân dân địa phương.
Quá trình hình thành và phát triển của KCN sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tạo nên
những điều kiện nâng cao trình độ cũng như những kinh nghiệm về quản lý và đầu tư
xây dựng, về kỹ thuật công nghệ và kinh doanh cho người lao động.

Giải quyết việc làm cho người lao động
Dự án có thể thu hút khoảng 12.000 - 15.000 lao động trực tiếp và cần 12.000 -
15.000 lao động gián tiếp. Nếu tính bình quân tiền lương tháng của lao động trong khu
công nghiệp là 50 USD/người/tháng thì chi phí trả lương cho lao động trực tiếp
khoảng 700.000 USD/năm.


Đóng góp của dự án vào ngân sách nhà nước
Dự án có thể không đóng góp vào ngân sách Nhà nước một cách trực tiếp nhưng
đóng góp đặc biệt quan trọng của Dự án là đóng góp gián tiếp qua thuế giá trị gia tăng
và thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động của các doanh nghiệp thuê lại đất trong
KCN Lộc Sơn để sản xuất kinh doanh.

Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước, tiết kiệm ngoại tệ
nhập khẩu hàng hoá
KCN Lộc Sơn đi vào hoạt động và phát triển sẽ là một khu công nghiệp sản xuất
với công nghệ tiên tiến, tạo ra những sản phẩm đa dạng, chất lượng cao đáp ứng được
đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng tiêu dùng trong nước và ngoài nước.
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước được nâng cao sẽ tạo ra
cơ hội giảm nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng và do đó tiết kiệm được ngoại tệ.
2.2 Tổng quan đặc điểm nguồn nước thải KCN Lộc Sơn
2.2.1 Cơ cấu các ngành công nghiệp của KCN Lộc Sơn
Hiện nay đã có 12 doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào KCN với tổng diện tích thuê
đất công nghiệp khoảng 69,5ha. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xúc tiến thu hút
đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng KCN trong giai đoạn đầu.
Đồ án tốt nghiệp
11
Bảng 2.2: Danh mục các công ty, DN đã đầu tư vào KCN (giai đoạn 1)
Stt
Danh mục
Quy mô (ha)
Ngành nghề kinh doanh
01
Công ty TNHH NiKin
40,0
Đầu tư xây dựng hạ tầng

02
Doanh nghiệp Hương Lâm
0,5
Khai thác chế biến gỗ
03
Công ty chế biến cà phê Nam Mỹ
1,5
Chế biến cà phê bột.
04
Công ty I.Com Alantic (Mỹ)
3,0
Chế biến cà phê xuất khẩu
05
Công ty dệt tơ tằm Việt Nam
10,0
Xe tơ
06
Doanh nghiệp tư nhân P.V.Ninh
2,0
Chế biến thức ăn gia súc.
07
Công ty TMKT - ĐT Petec
2,0
Chế biến cà phê, chè
08
Công ty TNHH Tâm Châu
2,0
Chế biến chè
09
Công ty TNHH Tân Phương

1,5
Chế biến tơ - kén tằm
1
0
Công ty TNHH An Phú
3,0
Khai thác, chế biến khoáng
sản, sản xuất phân bón
11
Công ty chè Hà Nguyên
2,0
Chế biến chè
12
DNTN Minh Thành
2,0
Kinh doanh chế biến than tổ
ong, than đá, lò đốt các loại

Tổng cộng
69,5

Nguồn: Ban QLDA xây dựng Thành phố Bảo Lộc
2.2.2 Các nguồn phát sinh nước thải
Trong quá trình hoạt động của KCN, các nguồn phát sinh nước thải bao gồm:
Nước thải sản xuất từ quy trình sản xuất, nước thải sinh hoạt của toàn bộ cán bộ, công
nhân nhân viên (CBCNV) làm việc trong KCN và nước mưa chảy tràn trên toàn bộ
mặt bằng KCN. Trong đó, nước thải từ quy trình sản xuất và nước thải sinh hoạt với
lưu lượng xả thải và tải lượng các chất ô nhiễm lớn, nên thường gây ô nhiễm môi
trường nước tại khu vực dự án, do đó đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp xử lý đạt tiêu
chuẩn môi trường trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Đối với các doanh nghiệp trong KCN đã đi vào hoạt động có thể xác định được
nguồn nước thải phát sinh như trình bày trong bảng 2.3.
Đồ án tốt nghiệp
12
Bảng 2.3: Các nguồn phát sinh nước thải tại các nhà máy đã đi vào hoạt động tại KCN
Lộc Sơn
Stt
Công ty
Hoạt động SXKD
Nguồn gây ô nhiễm
01
Công ty TNHH NiKin
Đầu tư xây dựng hạ tầng
- Nước thải sinh hoạt
- Nước mưa chảy tràn
02
Doanh nghiệp Hương
Lâm
Khai thác, chế biến gỗ
- Nước thải sản xuất
- Nước thải sinh hoạt
- Nước mưa chảy tràn
03
Công ty chế biến cà phê
Nam Mỹ
Chế biến cà phê bột.
- Nước thải sản xuất
- Nước thải sinh hoạt
- Nước mưa chảy tràn
04

Công ty I.Com Alantic
Chế biến cà phê xuất
khẩu
- Nước thải sản xuất
- Nước thải sinh hoạt
- Nước mưa chảy tràn
05
Công ty dệt tơ tằm Việt
Nam
Xe tơ
- Nước thải sản xuất
- Nước thải sinh hoạt
- Nước mưa chảy tràn
06
Doanh nghiệp tư nhân
P.V.Ninh
Chế biến thức ăn gia súc.
- Nước thải sản xuất
- Nước thải sinh hoạt
- Nước mưa chảy tràn
07
Công ty TMKT - ĐT
Petec
Chế biến cà phê, chè
- Nước thải sản xuất
- Nước thải sinh hoạt
- Nước mưa chảy tràn
08
Công ty TNHH Tâm
Châu

Chế biến chè
- Nước thải sản xuất
- Nước thải sinh hoạt
- Nước mưa chảy tràn
09
Công ty TNHH Tân
Phương
Chế biến tơ - kén tằm
- Nước thải sản xuất
- Nước thải sinh hoạt
- Nước mưa chảy tràn
Đồ án tốt nghiệp
13
Stt
Công ty
Hoạt động SXKD
Nguồn gây ô nhiễm
10
Công ty TNHH An Phú
Khai thác, chế biến
khoáng sản, sản xuất
phân bón
- Nước thải sản xuất
- Nước thải sinh hoạt
- Nước mưa chảy tràn
11
Công ty chè Hà Nguyên
Chế biến chè
- Nước thải sản xuất
- Nước thải sinh hoạt

12
DNTN Minh Thành
Kinh doanh chế biến than
tổ ong, than đá, lò đốt các
loại.
- Nước thải sản xuất
- Nước thải sinh hoạt
- Nước mưa chảy tràn
Nguồn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Phát triển và Xây Dựng (THIKECO),
tháng 5/2007

Nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất phát sinh từ các quá trình sản xuất khác nhau của các nhà
máy, xí nghiệp rất đa dạng, phụ thuộc vào đặc điểm và tính chất của từng loại hình sản
xuất cụ thể, trong đó bao gồm cả nước giải nhiệt, nước thải vệ sinh thiết bị và nhà
xưởng, Tùy theo từng loại hình công nghệ sản xuất mà nước thải có thành phần và
nồng độ các chất ô nhiễm khác nhau. Tuy nhiên, tải lượng các chất ô nhiễm trong nước
thải sản xuất rất khác nhau cho từng ngành.

Nước thải sinh hoạt
Nguồn nước thải sinh hoạt phát sinh do hoạt động của toàn bộ CBCNV làm việc
trong KCN có thành phần khá ổn định và bao gồm các chất cặn bã, các chất rắn lơ
lửng (SS), các chất dinh dưỡng (N, P), chất hữu cơ (BOD, COD), vi sinh, nếu không
được xử lý sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường.

Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ mặt bằng KCN cuốn theo cả những thành phần
gây ô nhiễm vương vãi trên mặt đất. Thành phần chủ yếu của nước mưa chảy tràn là
đất cát, cặn, rác thải, dầu mỡ, gây ảnh hưởng tới môi trường nước mặt, nước ngầm
tầng nông và môi trường đất.

2.2.3 Đặc điểm nguồn nước thải KCN Lộc Sơn

Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải
 Nhiệt độ
Nhiệt độ giữ vai trò quan trọng đối với các quá trình sinh hoá diễn ra trong tự
Đồ án tốt nghiệp
14
nhiên và không ở đâu nhiệt độ lại có những tác động mạnh mẽ như trong các hệ thống
nước. Những thay đổi về nhiệt độ của nước có thể ảnh hưởng đến nhiều mặt của chất
lượng nước. Các thành phần liên quan của các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nước
rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng quyết định loài sinh vật
nào tồn tại và phát triển một cách ưu thế trong hệ sinh thái nước. Điều này cũng có
nghĩa là nhiệt độ ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học, tốc độ và dạng phân huỷ các hợp
chất hữu cơ trong nước, nồng độ ôxy hoà tan (DO) và cuối cùng là dây chuyền thức
ăn.
 Dầu mỡ
Dầu mỡ khi xả vào nguồn nước sẽ loang trên mặt nước tạo thành màng dầu, một
phần nhỏ hoà tan trong nước hoặc tồn tại trong nước ở dạng nhũ tương. Cặn chứa dầu
khi lắng xuống sông, rạch sẽ tích tụ trong bùn đáy. Dầu mỡ không những là những hợp
chất hydrocarbon khó phân huỷ sinh học, mà còn chứa các chất phụ gia độc hại như
các dẫn suất của phenol, gây ô nhiễm môi trường nước, có tác động tiêu cực đến đời
sông thuỷ sinh bao gồm cả tôm cá và ảnh hưởng tới mục đích cấp nước sinh hoạt, nuôi
trồng thuỷ sản. Khi hàm lượng dầu trong nước cao hơn 0,2 mg/l nước có mùi hôi
không dùng được cho mục đích ăn uống.
Ô nhiễm dầu gây cạn kiệt oxy, dẫn đến giảm khả năng tự làm sạch của các nguồn
nước do giết chết các sinh vật phiêu sinh, sinh vật đáy tham gia vào quá trình tự làm
sạch. Khi hàm lượng dầu trong nước 0,1 - 0,5 mg/l sẽ làm giảm năng suất và chất
lượng của việc nuôi cá. Tiêu chuẩn dầu trong các nguồn nước nuôi cá không vượt quá
0,05 mg/l, tiêu chuẩn oxy hoà tan là > 4 mgO
2

/l. Ô nhiễm dầu giàu lưu huỳnh còn có
thể gây chết cá nếu hàm lượng Na
2
S trong nước đạt tới 3 - 4mg/l. Một số loài cá nhạy
cảm có thể bị chết ngay khi hàm lượng Na
2
S nhỏ hơn 1 mg/l.
Ngoài ra, dầu trong nước sẽ bị chuyển hoá thành các hợp chất độc hại khác đối
với con người và thuỷ sinh như phenol, các dẫn xuất clo của phenol. Tiêu chuẩn
phenol cho nguồn nước cấp cho sinh hoạt là 0,001 mg/l, ngưỡng chịu đựng của cá là
10 - 15 mg/l. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy ô nhiễm nguồn nước do
dầu và các sản phẩm phân huỷ của nó có thể gây tổn thất rất lớn cho ngành cấp nước,
thuỷ sản, du lịch và các ngành kinh tế quốc dân khác.
 Các chất hữu cơ
Các chất hữu cơ chủ yếu trong nước thải là carbonhydrate. Đây là hợp chất dễ bị
Đồ án tốt nghiệp
15
vi sinh vật phân huỷ bằng cơ chế sử dụng oxy hoà tan trong nước để oxy hoá các hợp
chất hữu cơ. Việc ô nhiễm chất hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ DO trong nước
do vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan để phân huỷ các chất hữu cơ. Oxy hoà tan giảm sẽ
gây tác hại nghiêm trọng đến tài nguyên thuỷ sinh. Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi
cá của FAO quy định nồng độ oxy hoà tan (DO) trong nước phải cao hơn 50 % giá trị
bão hoà (tức cao hơn 4 mg/l ở 25
0
C).
 Chất rắn lơ lửng
Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thuỷ
sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng
cho nguồn nước mà nó trực tiếp thải ra.
 Các chất dinh dưỡng (N, P)

Các chất dinh dưỡng gây hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, ảnh hưởng tới chất
lượng nước, sự sống thuỷ sinh.
 Độ kiềm
Quy chuẩn môi trường Việt Nam về nước thải (QCVN 40:2011/BTNMT) qui
định đối với của nước thải khi thải vào các nguồn nước tiếp nhận loại A giá trị pH từ 6
- 9.
 Tác hại của các loại vi khuẩn gây bệnh
Nước có lẫn các loại vi khuẩn gây bệnh thường là nguyên nhân của các dịch
bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả. Tuỳ điều kiện mà vi khuẩn có sức chịu đựng
mạnh hay yếu. Các nguồn nước thiên nhiên thường có một số loài vi khuẩn thường
xuyên sống trong nước hoặc một số vi khuẩn của đất nhiễm vào. Coliform là nhóm vi
khuẩn đường ruột hình que hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ tiện và đặc biệt là Escherichia
Coli (E. Coli). E. coli là một loại vi khuẩn có nhiều trong phân người, phân động vật.
Ngoài ra, E. Coli còn được tìm thấy trong môi trường đất và nước bị nhiễm phân. Chỉ
tiêu phân tích số lượng E.Coli là chỉ tiêu rất quan trọng trong nước cấp.
 Các kim loại nặng
Chì: Có trong nước thải sản xuất công nghiệp. Chì có khả năng tích luỹ lâu dài
trong cơ thể con người, là kim loại nặng có độc tính đối với não và có thể gây chết
người nếu bị nhiễm độc nặng. Chì làm giảm khả năng tổng hợp glucose và chuyển hoá
pyruvate, làm tăng bài tiết glucose trong nước tiểu.
Thuỷ ngân: Là kim loại có thể tạo muối ở dạng ion. Thuỷ ngân trong môi trường
Đồ án tốt nghiệp
16
nước có thể được hấp thụ vào cơ thể thuỷ sinh, nhất là các loài động vật không xương
sống. Thuỷ ngân là một chất có độc tính cao đối với người.
Crôm: phần lớn tồn tại ở dạng Crôm VI trong môi trường là từ chất thải công
nghiệp mạ, sơn Crôm có độc tính cao đối với con người và động vật.
Cadimi: Cadimi thường có hàm lượng cao trong nước thải của các ngành công
nghiệp mạ và sơn. Cadimi có độc tính cao đối với thuỷ sinh và đối với người, gây bệnh
về thận.


Mức độ tác động ô nhiễm của một số ngành chính trong KCN Lộc Sơn
 Ngành chế biến thực phẩm
Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải chế biến thực phẩm là các chất hữu
cơ có nguồn gốc động, thực vật hoặc là các sản phẩm từ quá trình lên men:
- Chất thải từ nguồn gốc thực vật có thành phần chủ yếu là carbonhydrate và các
vitamin, chất béo và protein chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
- Chất thải từ nguồn gốc động vật có thành phần chủ yếu là protein và chất béo.
- Chất thải từ nguồn gốc từ các sản phẩm của quá trình lên men (bia, nước trái
cây lên men, bánh sữa ) chủ yếu chứa carbonhydrate, vitamin, protein và chất béo.
Hệ số ô nhiễm do nước thải của loại hình công nghiệp chế biến thực phẩm (Nước
giải khát và đồ uống) được trình bày trong bảng 2.4.
Bảng 2.4: Hệ số ô nhiễm do nước thải của loại hình công nghiệp chế biến thực phẩm
(Nước giải khát và đồ uống)
Loại hình sản xuất
Đơn vị
Nước thải
m
3
/đơn vị
BOD
5

kg/đơn vị
TSS
kg/đơn vị
 N
Kg/đơn vị
Nước giải khát:
- Đóng chai

- Đóng lon
m
3

sản phẩm
12,8
4,2
2
3,1
2,1
0,8
4,3
0,7
0,3
12
Rượu từ đường mía
m
3

sản phẩm
36
210
75

Bia:
- Malting
- Malt và chất khác
tấn
sản phẩm


7,3
11

5
10,5

0,85
7,3

Nguồn: Assessment of sources of Air, Water, and Land pollution, WHO, 1993
Đồ án tốt nghiệp
17
Các loại nước thải dạng này thường tác động gây ô nhiễm nguồn nước do chất
hữu cơ và chất dinh dưỡng, gây phú dưỡng, sinh tảo độc, mùi hôi, giảm nồng độ DO
và huỷ hoại môi trường sinh tồn của các loài thuỷ sinh vật trong nước.
 Ngành công nghiệp cơ khí, điện tử
Nước thải sản xuất của loại hình công nghiệp này chủ yếu chứa các thành phần
sau:
- Dầu mỡ từ khâu làm sạch bề mặt. Lượng dầu mỡ có thể được tính theo thông số
sau: 5 kg/1000 m
2
bề mặt kim loại.
- Zn, Fe và phốt phát từ bể phốt phát hóa bề mặt.
- Các hóa chất khác như Borrát, Nitrite
Hệ số ô nhiễm do nước thải của loại hình công nghiệp chế tạo cơ khí, điện tử
được trình bày trong bảng 2.5.
Bảng 2.5: Hệ số ô nhiễm do nước thải công nghiệp chế tạo cơ khí, điện tử
Các quá trình chế tạo
Đơn vị
Tải lượng ô nhiễm

Chất ô nhiễm
Kg/đơn vị
Làm sạch bề mặt
1.000 m
2

Dầu
5
Tẩy sạch
Thép
1.000 m
2

Fe
Cl
-

23
15
Tẩy kiềm
1.000 m
2

Al
NaOH
55
430
Nguồn: Assessment of sources of Air, Water, and Land pollution, WHO, 1993
Các loại nước thải dạng này thường chứa nhiều các loại hoá chất và kim loại độc
hại, tác động gây độc các loài thuỷ sinh vật trong nước (kể cả con người khi tiếp xúc

với nguồn nước), giảm nồng độ DO và huỷ hoại môi trường đất, làm giảm tốc độ sinh
trưởng và năng suất sinh học của các loại cây trồng, canh tác.
 Một số ngành công nghiệp khác
Để ước lượng mức độ tác động ô nhiễm do nước thải của một số ngành công
nghiệp và dịch vụ khác nhau, có thể tham khảo bảng tổng hợp 2.6 về nồng độ trung
bình của các chất ô nhiễm chỉ thị điển hình trong nước thải công nghiệp và dịch vụ
như sau:
Đồ án tốt nghiệp
18
Bảng 2.6: Nồng độ trung bình của các chất ô nhiễm chỉ thị điển hình trong nước thải
của một số ngành công nghiệp và dịch vụ khác nhau
Stt
Ngành công nghiệp
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)
SS
BOD
COD
01
SX đồ dùng bằng sắt
27
8
36
02
Công nghiệp giặt là
450
700
2.400
03
Nước ngọt
480

480
1.000
04
Sữa đóng chai
110
230
420
05
Chế biến gỗ
268
976
500
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) tổng hợp, tháng 5/2007
Theo bảng 2.6, nước thải của một số ngành công nghiệp đều bị ô nhiễm do chất
rắn lơ lửng, chất hữu cơ và dinh dưỡng ở mức độ khá cao, có thể gây ô nhiễm và suy
thoái chất lượng các nguồn nước mặt và nước ngầm. Vì vậy, nước thải công nghiệp là
những nguyên nhân chính gây ô nhiễm và suy thoái nguồn nước mặt sử dụng cho mục
đích cấp nước sinh hoạt hoặc nuôi trồng thuỷ sinh.
 Nước thải sinh hoạt
Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt gồm: các chất cặn bã,
chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh.
2.2.4 Nồng độ và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải KCN Lộc Sơn

Tải lượng nước thải sản xuất
Hiện tại, KCN Lộc Sơn đang có 12 nhà máy đang hoạt động với tổng diện tích là
69,5ha. Ước tính nước thải sản xuất của 12 nhà máy này có lưu lượng trung bình là
3.127,5 m
3
/ngày.đêm. Ước tính tổng tải lượng các chất ô nhiễm chính trong nước thải
công nghiệp tại 12 nhà máy đang hoạt động như trong bảng 2.7.

Bảng 2.7: Ước tính tổng tải lượng trung bình của một số chất ô nhiễm chính trong
nước thải sản xuất của 12 nhà máy đang hoạt động tại KCN Lộc Sơn
Stt
Thông số
Lưu lượng tính (m
3
/ngày.đêm)
Tải lượng (kg/ngày.đêm)
01
SS
3.127,5
694,3
02
BOD
5

3.127,5
428,5
03
COD
3.127,5
997,7
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) tổng hợp, tháng 5/2007
Đồ án tốt nghiệp
19
Bảng 2.8: Ước tính tổng tải lượng trung bình của một số chất ô nhiễm chính trong
nước thải sản xuất của phần diện tích còn lại dành cho công nghiệp của KCN Lộc Sơn
Stt
Thông số
Lưu lượng tính (m

3
/ngày.đêm)
Tải lượng (kg/ngày.đêm)
01
SS
1.024,4
227,4
02
BOD
5

1.024,4
140,3
03
COD
1.024,4
326,8
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) tổng hợp, tháng 5/2007

Tải lượng nước thải sinh hoạt
Dựa vào hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi trường
(chưa qua xử lý) do WHO thiết lập, có thể dự báo tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh
từ nước thải sinh hoạt của lực lượng lao động trực tiếp trong KCN như trình bày trong
bảng 2.9.
Bảng 2.9: Tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý)
trong KCN
Stt
Chất ô nhiễm
Tải lượng (kg/ngày)
01

BOD
5

675 - 810
02
COD (dicromate)
1.080 - 1.530
03
Chất rắn lơ lửng (SS)
1.050 - 2.175
04
Dầu mỡ
150 - 450
05
Tổng nitơ (N)
90 - 180
06
Amoni (N-NH
4
)
36 - 72
07
Tổng photpho (P)
12 - 60
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) tổng hợp, tháng 5/2007

Nồng độ các chất ô nhiễm chứa trong nước thải
Dựa vào tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày) và lưu lượng nước thải (m
3
/ngày)

có thể tính được nồng độ các chất ô nhiễm chứa trong nước thải sinh hoạt như trong
bảng 2.10.
Đồ án tốt nghiệp
20
Bảng 2.10: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Stt
Chất ô nhiễm
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)
Không qua xử

Xử lý bằng bể
tự hoại (5 ngăn)
QCVN 40: 2011
(cột A)

01
BOD
5

469 - 563
94 - 113
30
02
COD (dicromate)
750 - 1.063
150 - 213
50
03
Chất rắn lơ lửng
(SS)

729 - 1.510
146 - 302
50
04
Dầu mỡ
104 - 313
2163
5
05
Tổng nitơ (N)
63 - 125
13 - 25
15
06
Amoni (N-NH
4
)
25 - 50
5 - 10
5
07
Tổng photpho (P)
8 - 42
2 - 8
4
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) tổng hợp, tháng 5/2007
Ghi chú: QCVN 40:2011/BTNMT: Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải, cột
A áp dụng cho nguồn nước mặt tiếp nhận cấp cho sinh hoạt (Kq = 0,9 và Kf = 0,9).
So sánh với QCVN 40:2011/BTNMT (cột A) cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm
sau khi xử lý bằng bể tự hoại 5 ngăn cải tiến, thì các chỉ tiêu ô nhiễm vẫn vượt gấp

nhiều lần so với mức tiêu chuẩn quy định. Do đó, chủ đầu tư dự án sẽ yêu cầu các nhà
máy áp dụng biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt bằng hệ thống các bể tự hoại, sau đó
chuyển nước thải về trạm XLNT tập trung để tiếp tục xử lý cùng với nước thải công
nghiệp nhằm đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là
sông Đại Bình.

Tổng nước thải công nghiệp
Theo các kết quả ước tính tải lượng trung bình của một số chất ô nhiễm chính
trong nước thải sản xuất như các bảng 2.6 và 2.7 ở trên, có thể tổng hợp lưu lượng
nước thải và tải lượng ô nhiễm của một số chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất của
KCN Lộc Sơn như trình bày trong bảng 2.11.
\
Đồ án tốt nghiệp
21
Bảng 2.11: Tổng hợp lưu lượng nước thải và tải lượng ô nhiễm của một số chất ô
nhiễm trong nước thải sản xuất của KCN Lộc Sơn
Stt
Thông số
Lưu lượng nước thải
(m
3
/ngày.đêm)
Tải lượng các chất ô
nhiễm (kg/ngày.đêm)
I
12 nhà máy đang hoạt động
3.127,5

01
SS

3.127,5
694,3
02
BOD
5

3.127,5
428,5
03
COD
3.127,5
997,7
II
Phần còn lại của diện tích
đất dành cho công nghiệp
1.024,4

01
SS
1.024,4
227,4
02
BOD
5

1.024,4
140,3
03
COD
1.024,4

326,8
III
Tổng cộng
4.151,9

01
SS
4.151,9
921,7
02
BOD
5

4.151,9
568,8
03
COD
4.151,9
1.324,5
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) tổng hợp, tháng 5/2007

Tổng nước thải sản xuất và sinh hoạt
Có thể tổng hợp tổng lưu lượng nước thải và tải lượng ô nhiễm của một số chất ô
nhiễm trong nước thải sản xuất và sinh hoạt của KCN Lộc Sơn như trình bày trong
bảng 2.12.
Bảng 2.12: Tổng hợp tổng lưu lượng nước thải và tải lượng ô nhiễm của một số chất ô
nhiễm trong nước thải sản xuất và sinh hoạt của KCN Lộc Sơn
Stt
Thông số
Lưu lượng

nước cấp
(m
3
/ngày.đêm)
Lưu lượng
nước thải
(m
3
/ngày.đêm)
Tải lượng các chất
ô nhiễm
(kg/ngày.đêm)
I
Nước sản xuất
5.908
4.151,9

01
SS

4.151,9
921,7
02
BOD
5


4.151,9
568,8
03

COD

4.151,9
1.324,5
Đồ án tốt nghiệp
22
Stt
Thông số
Lưu lượng
nước cấp
(m
3
/ngày.đêm)
Lưu lượng
nước thải
(m
3
/ngày.đêm)
Tải lượng các chất
ô nhiễm
(kg/ngày.đêm)
II
Nước sinh hoạt
1.800
1.440

01
SS

1.440

2.138
02
BOD
5


1.440
1.080
03
COD

1.440
1.845
III
Tổng cộng
7.708
5.590,9

01
SS

5.590,9
3.060
02
BOD
5


5.590,9
1.649

03
COD

5.590,9
3.170
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) tổng hợp, tháng 5/2007
Như vậy, dựa trên cơ sở lưu lượng nước thải của KCN là 5.590,9 m
3
/ngày.đêm,
ta sẽ thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung có công suất 6000 m
3
/ngày.đêm chia làm 2
giai đoạn: giai đoạn 1 là 3000m
3
/ngày.đêm và giai đoạn 2 là 3000
3
/ngày.đêm tương tự.
Nhìn chung, một số chỉ số ô nhiễm bình quân chính trong nước thải sản xuất (SS,
BOD
5
, COD) đều vượt gấp nhiều lần mức quy định theo QCVN 40:2011/BTNMT, cột
A (Kq = 0,9; Kf = 0,9) do nước thải bị ô nhiễm bởi các loại tạp chất, hoá chất, chất
hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất màu,… nên buộc phải xử lý theo 2 cấp (cục bộ tại các
nhà máy, xí nghiệp và tập trung tại Trạm XLNT tập trung của KCN) nhằm đạt được
tiêu chuẩn xả thải quy định.
Vì vậy, theo quy chế hoạt động của KCN Lộc Sơn, nước thải của các cơ sở sản
xuất phải được xử lý sơ bộ trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung, sau đó chuyển
nước thải về trạm XLNT tập trung để tiếp tục xử lý nhằm đạt tiêu chuẩn môi trường
Việt Nam, trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là sông Đại Bình.


Nguyên lý xử lý nước thải KCN
Nước thải sản xuất và sinh hoạt tại các nhà máy, xí nghiệp trong KCN được thu
gom, xử lý theo 2 cấp như sau: xử lý cục bộ tại nhà máy, xí nghiệp đạt tiêu chuẩn quy
định của Chủ đầu tư KCN và sau đó xử lý tập trung lần cuối tại hệ thống XLNT tập
trung của KCN để đạt được tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, (Kq = 0,9, Kf
= 0,9) trước khi được xả thải vào nguồn tiếp nhận là sông Đại Bình.
Đồ án tốt nghiệp
23
Nước thải từ các nhà ăn phải qua thiết bị lọc mỡ trước khi thoát vào bể tự hoại
tại các nhà máy, xí nghiệp sau đó là hệ thống XLNT tập trung của KCN.
Nước mưa chảy tràn được thu gom theo đường thoát riêng, sau khi qua hệ thống
song chắn rác, hố ga lắng lọc, sẽ được xả thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận.












Sơ đồ nguyên lý xử lý nước thải KCN Lộc Sơn
Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sau khi xử lý cục bộ tại các nhà
máy (trước khi đưa về hệ thống XLNT tập trung) phải đạt những chỉ số giới hạn trong
bảng 2.13.
Bảng 2.13: Giá trị giới hạn thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đầu
vào và đầu ra tại KCN Lộc Sơn

Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Giá trị đầu
vào
Giá trị đầu ra
QCVN (Cột A)
40: 2011/BTNMT
01
Nhiệt độ
0
C
45
40
02
pH
-
5 - 9
6-9
03
BOD
5
mgO
2
/l
850
30
04
COD
mgO

2
/l
1480
50
05
SS
mg/l
1600
50
06
Tổng N
mg/l
54
15
Nước thải công
nghiệp
Nước thải sinh
hoạt
Nước mưa
Xử lý cục bộ
Bể phốt
Bể lắng sơ bộ
Trạm xử lý
nước thải tập
trung

Nguồn tiếp
nhận (sông Đại
Bình)
Đồ án tốt nghiệp

24
07
Chì
mg/l
0,08
0,1
08
Cadimi
mg/l
0,004
0,005
09
Kẽm
mg/l
2
3
10
Niken
mg/l
0,2
0,2
11
Magan
mg/l
0,4
0,5
12
Tổng sắt
mg/l
0,8

1
13
Xyanua
mg/l
0,06
0,07
14
Phenol
mg/l
0,08
0,1
15
Dầu mỡ khoáng
mg/l
10
5
16
Dầu động thực vật
mg/l
20
10
17
Sunfua
mg/l
0,2
0,2
18
Florua
mg/l
4,1

5
19
Clorua
mg/l
405
500
20
Amôni
mg/l
4,1
5
21
Tổng phốt pho
mg/l
7,0
4
22
Tổng Coliform
MPN/100ml
3.000
3000
Nguồn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Phát triển và Xây Dựng (THIKECO),
tháng 5/2007
Ghi chú: Giá trị giới hạn được tính toán dựa trên cơ sở QCVN 40: 2011/BTNMT
với hệ số lưu lượng dòng chảy Kq = 0,9 và lưu lượng nguồn thải Kf = 0,9.













Đồ án tốt nghiệp
25
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Nước thải nói chung có chứa nhiều chất ô nhiễm khác nhau nên đòi hỏi phải xử
lý bằng nhiều phương pháp thích hợp khác nhau. Một cách tổng quát, các phương
pháp XLNT được chia thành 4 phương pháp cơ bản sau:
1, Phương pháp xử lý cơ học
2, Phương pháp xử lý hóa lý
3, Phương pháp xử lý hóa học
4, Phương pháp xử lý sinh học
3.1 Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
Để tách các hạt lơ lửng ra khỏi nước thải, thường người ta sử dụng các quá trình
thuỷ cơ. Việc lựa chọn phương pháp xử lý tuỳ thuộc vào kích thước hạt, tính chất hóa
lý, nồng độ hạt lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch cần thiết.
Phương pháp xử lý cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất không hoà
tan có trong nước thải và giảm BOD đến 30%. Để tăng hiệu suất của các công trình xử
lý cơ học có thể dùng biện pháp làm thoáng sơ bộ… Hiệu quả xử lý có thể lên tới 75%
chất lơ lửng và 40 ÷ 50% BOD.
3.1.1 Lọc qua song chắn hoặc lưới chắn
Đây là bước xử lý sơ bộ, mục đích của quá trình là khử tất cả các tạp vật có thể
gây ra sự cố trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải.


Song chắn rác
Nhằm giữ lại các vật thô ở phía trước. Song chắn được chia làm hai loại di động
hoặc cố định, thường được đặt nghiêng một góc 60
o
– 75
o
theo hướng dòng chảy, được
làm bằng sắt tròn hoặc vuông và cũng có thể là vừa tròn vừa vuông, thanh nọ cách
thanh kia một khoảng bằng 60 – 100 mm để chắn vật thô và 10 – 25mm để chắn vật
nhỏ hơn. Vận tốc dòng chảy qua song chắn thường thường lày 0,8 – 1 m/s. Trước chắn
rác còn có khi lắp thêm máy nghiền để nghiền nhỏ các tạp chất .

Lưới lọc
Sau song chắn rác, để có thể loại bỏ các tạp chất rắn có kích thước cở nhỏ và mịn
hơn ta có thể đặt thêm lưới lọc. Lưới có kích thước lỗ từ 0,5 – 1mm. Lưới lọc được
thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau.

×