Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đặc điểm của FDI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.08 KB, 9 trang )

Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nền kinh tế Việt Nam những
thành tựu, hạn chết và giải pháp phát triển.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem là một trong những trụ cột
góp phần vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên,
trong lĩnh vực này, bên cạnh những thành tựu đã đạt được,
cũng còn không ít hạn chế. Vì vậy, làm thế nào để thu hút tối đa
nguồn FDI vào Việt Nam và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này
là vấn đề cần được quan tâm hiện nay.
Hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức ấn
tượng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế. Từ một nước có tốc độ
phát triển kinh tế chậm, đến nay Việt Nam đã trở thành một trong những
nước có tốc độ phát triển cao và ổn định nhất trong khu vực và trên thế giới.
FDI đã được nhìn nhận như là một trong những trụ cột góp phần vào tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam. Vai trò của FDI được thể hiện thông qua việc
đóng góp vào các yếu tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế như: Bổ sung
nguồn vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo việc làm
và phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, FDI cũng góp phần thúc đẩy Việt
Nam tham gia hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.
Đặc điểm, vai trò của FDI
Là một quốc gia đang phát triển, nếu xét về khía cạnh là bên nhận đầu tư thì
vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam là rất to lớn:
Thứ nhất, FDI bổ sung cho nguồn vốn trong nước.
Trong các lí luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi
một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa.
Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước
ngoài, trong đó có vốn FDI.
Thứ hai, FDI đẩy nhanh tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý.
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động
được phần nào bằng “chính sách thắt lưng buộc bụng”. Tuy nhiên, công
nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút


FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công
nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát
triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ
biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ
thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.
Thứ ba, FDI tạo nguồn thu ngân sách lớn.
Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do
các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan
trọng.
Thứ tư, FDI góp phần tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công.
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được
chi phí sản xuất thấp, nên doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê
mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa
phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế địa
phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp,
mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển
thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao
động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông
thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và
được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thứ năm, FDI thúc đẩy kinh tế trong nước tham gia mạng lưới sản xuất
toàn cầu.
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu
tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có
quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao
động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng
lưới sản xuất toàn cậu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
Tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bên cạnh những lợi ích do việc đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại, còn có

những yếu kém ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và hiệu quả của việc sử
dụng vốn FDI.
- Trong tổng lượng vốn đăng ký, có một nữa số vốn là vào các ngành khai
thác tài nguyên, tận dụng bảo hộ, công nghiệp gây ô nhiễm và bất động sản.
Đây là cơ cấu không mong đợi bởi vì vốn đầu tư vào khai thác tài nguyên thì
không có tác dụng lan tỏa; vốn đầu tư vào các ngành bảo hộ thì không có
sức cạnh tranh chỉ làm cho chi phí của nền kinh tế gia tăng; vốn đầu tư vào
các ngành công nghiệp gây ô nhiễm thì lợi nhuận họ hưởng, còn hậu quả và
- Vấn đề về văn hóa ứng xử : khi thu hút đầu tư vào Việt Nam, ban đầu
chúng ta rất nhiệt tình, đến khi phía nước ngoài tiến hành đầu tư thì lại gặp
khó khăn về thủ tục giấy tờ, mặt bằng không đủ đáp ứng để tiến hành dự án,
không đồng bộ giữa các cấp địa phương
è Từ những tiêu cực trên, có thể thấy thu hút FDI là quan trọng nhưng cần
phải chọn lọc các dự án, để có được “FDI sạch” – FDI đáp ứng nhu cầu tăng
trưởng bền vững, mang lại hiệu quả tốt như mong đợi. Muốn vậy, ta cần
phải đưa ra những biện pháp cải tạo thiết thực như đổi mới giáo dục, đào tạo
lao động có tay nghề, mới hấp thu được nguồn vốn của các nước có công
nghệ hiện đại để tương xứng với nó; hệ thống luật pháp cần phải đồng bộ và
mang tính chất lâu dài, đặt vấn đề ô nhiễm môi trường lên hàng đầu khi xét
duyết các dự án đầu tư
Những thành tựu…
Việt Nam thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài (1987) trong bối cảnh kinh tế –
xã hội còn phát triển ở mức rất thấp, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, khoa học và
công nghệ lạc hậu, nguồn nhân lực dồi dào nhưng phần lớn trong lĩnh vực
nông nghiệp và chưa qua đào tạo. Từ khi thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài
(nay là Luật Đầu tư năm 2005) đến nay, FDI đã góp phần tích luỹ vốn và
tăng thu ngân sách cho Việt Nam. Thời kỳ 1996-2000, không kể nguồn thu
từ dầu thô, các doanh nghiệp có vốn FDI đã nộp ngân sách đạt 1,49 tỷ USD.
Trong 5 năm 2001-2005, thu ngân sách từ khối doanh nghiệp có vốn FDI đạt
hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Riêng hai năm 2006-2007 khu

vực có vốn FDI đã nộp ngân sách trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996-2000
và bằng 83% thời kỳ 2001-2005. Tính đến hết tháng 6.2009, Việt Nam có
10.409 dự án FDI với tổng mức vốn đầu tư đăng ký hơn 164,6 tỷ USD
1
.

Tạo công ăn việc làm và đào tạo nghề là một trong những đóng góp quan
trọng của khu vực FDI. Tính đến năm 2007, doanh nghiệp có vốn FDI đã tạo
việc làm cho trên 1,2 triệu lao động trực tiếp, trong đó nhiều lao động đã
được đào tạo ở nước ngoài.
Một trong những đóng góp quan trọng nữa của khu vực FDI là chuyển giao
công nghệ. Chuyển giao công nghệ qua các doanh nghiệp có vốn FDI luôn
đi kèm với đào tạo nhân lực quản lý, vận hành, nhờ đó đã góp phần hình
thành một đội ngũ các cán bộ, công nhân có trình độ kỹ thuật và tay nghề
cao. Đối với một số khâu chủ yếu của dây chuyền công nghệ đặc thù, lao
động Việt Nam sau khi được tuyển dụng đều được đưa đi bồi dưỡng kỹ thuật
và tay nghề tại các công ty mẹ ở nước ngoài. Đến nay, hầu hết các công
nghệ tiên tiến và đội ngũ công nhân kỹ thuật cao đều tập trung chủ yếu trong
khu vực có vốn FDI.
Ngoài ra, FDI cũng góp phần mở rộng hợp tác đầu tư với các nước và thúc
đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt sau khi Việt
Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tính đến hết tháng
6.2009, đã có 86 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam
2
. Trong số
96 tập đoàn của 16 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam có 81 tập
đoàn đứng trong danh sách “Global 500” do Tạp chí Fortune bình chọn. Các
tập đoàn đa quốc gia có khoảng 300 dự án đầu tư tại Việt Nam. Với công
nghệ cao, tiềm lực tài chính mạnh, các tập đoàn này đã đầu tư các dự án tập
trung vào các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam như: Công

nghiệp dầu khí, ngân hàng, công nghiệp điện tử – viễn thông, sản xuất ôtô.
… Và hạn chế
Bên cạnh những đóng góp tích cực, FDI cũng đã và đang tạo ra những tác
động tiêu cực, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
Phần lớn các doanh nghiệp có vốn FDI tập trung vào khai thác lợi thế giá
nhân công rẻ, nguồn tài nguyên có sẵn, thị trường tiêu thụ dễ tính để lắp ráp,
gia công sản phẩm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Các doanh nghiệp có vốn
FDI hiện có đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam,
tuy nhiên cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam không thay đổi, trong đó các mặt
hàng nông, thuỷ sản, thực phẩm và các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp như
dệt may, tạp phẩm chiếm đến 49,4%. Trong khi các ngành chế tạo đòi hỏi
công nghệ cao như máy công cụ, chế tạo ôtô, đồ điện tử chỉ chiếm 7,5% so
với 54,6% tại các nước Đông á và ấn Độ
3
. Hơn nữa, sự liên kết giữa các
doanh nghiệp có vốn FDI và các doanh nghiệp nội địa còn hạn chế. Do vậy,
chưa hình thành được chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng hàng hoá và các
ngành công nghiệp phụ trợ. Hiện tại, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp tại
Việt Nam phải nhập khẩu 70-80% lượng sản phẩm phụ trợ.Các doanh
nghiệp có vốn FDI cũng đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây
bức xúc trong dư luận thời gian qua. Chất thải của công ty VEDAN là một
ví dụ tiêu biểu. Rõ ràng là, những hậu quả về môi trường nếu không được
xem xét kỹ lưỡng khi quyết định cấp phép đầu tư sẽ làm giảm tính bền vững
của tăng trưởng kinh tế.
Một trong những hạn chế nữa của khu vực FDI là các doanh nghiệp có vốn
FDI chủ yếu tập trung vào đầu tư tại các khu vực đô thị lớn mà chưa được
phân bổ đều giữa các địa phương trong cả nước, điều này cũng là một trong
những nguyên nhân làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa vùng đô thị và
vùng nông thôn, giữa miền ngược và miền xuôi. Hơn nữa, FDI tập trung quá
nhiều tại các thành phố lớn sẽ càng gia tăng sức ép cho các đô thị này về dân

số, hạ tầng đô thị.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng FDI

Nhóm giải pháp về chính sách: Cần thu hút và sử dụng có lựa chọn nguồn
FDI hơn là chạy theo số lượng, cần tính đến hiệu quả kinh tế và sự phát triển
bền vững cũng như đảm bảo về môi trường. Hướng FDI vào các ngành sản
xuất có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghệ cao, ít tiêu tốn năng lượng,
không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thời gian gần đây, đặc
biệt từ năm 2007, FDI hướng quá nhiều vào bất động sản, sân golf, tiềm ẩn
nhiều nguy cơ dẫn tới bất ổn cho nền kinh tế. Thực tế khủng hoảng tài chính
ở châu á và gần đây ở Mỹ đãchứng minh điều này. Cần tạo ra sự liên kết
giữa khu vực FDI với các ngành sản xuất nội địa để tạo ra chuỗi liên kết sản
xuất và thúc đẩy sản xuất nội địa phát triển cũng như tạo ra các ngành phụ
trợ để hạn chế nhập khẩu các thiết bị hay bộ phận mà Việt Nam có thể tự sản
xuất được. Bên cạnh đó, cũng cần có định hướng về quy hoạch phát triển các
doanh nghiệp Việt Nam theo lĩnh vực và theo nhóm ngành liên kết với khu
vực FDI dựa trên thế mạnh và lợi thế so sánh của từng khu vực và từng địa
phương để thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI lâu dài.
Nhóm giải pháp về hạ tầng: Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, quy hoạch
hợp lý các khu công nghiệp tại các địa phương, đặc biệt chú trọng hình
thành các khu công nghệ cao thu hút đầu tư nước ngoài để nâng cao hiệu quả
của khu vực FDI. Cần có giải pháp khuyến khích và thu hút FDI vào các địa
phương trong cả nước, trong đó chú trọng tìm ra các thế mạnh, lợi thế so
sánh của từng địa phương để hướng FDI vào các địa phương và cũng giúp
giảm sức ép quá tải về hạ tầng cho các đô thị.
Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực: Giá nhân công rẻ, nguồn
nhân lực dồi dào là một lợi thế so sánh của Việt Nam khi thu hút FDI.
Nhưng lợi thế này sẽ dần mất đi khi nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy, lợi
thế ở nguồn nhân lực sẽ được khai thác ở khía cạnh nhân lực có trình độ kỹ
thuật, tay nghề cao, có kinh nghiệm quản lý, sẵn sàng đáp ứng được với

trình độ công nghệ mới và hiện đại. FDI là một kênh đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực. Tuy nhiên, cần chủ động phát triển nguồn nhân lực của Việt
Nam theo hướng chuyên môn hoá, tập trung đào tạo nguồn nhân lực có kỹ
thuật, tay nghề và trình độ quản lý tốt để chủ động hơn, sẵn sàng nắm bắt và
tiếp nhận công nghệ ở trình độ cao. Một ví dụ là, Tập đoàn IBM dự định sẽ
tuyển 250 chuyên gia công nghệ thông tin vào làm việc tại Trung tâm Dịch
vụ toàn cầu của tập đoàn này tại Việt Nam, và Trung tâm này có thể tiếp
nhận từ 3.000 đến 5.000 lao động Việt Nam có trình độ cao về công nghệ
thông tin vào làm việc. Tuỳ thuộc vào tốc độ phát triển, tập đoàn này tuyên
bố có thể tiếp nhận 20.000 lao động có trình độ nếu Việt Nam đáp ứng đủ
5
.
Tuy nhiên thực tế hiện nay, Việt Nam chưa đáp ứng đủ số lượng lao động có
trình độ cao theo yêu cầu của khu vực FDI nói riêng và nhu cầu của xã hội
nói chung
Mặc dù còn có nhiều hạn chế, nhưng bằng những đóng góp cụ thể vào tăng
trưởng, tạo công ăn việc làm, tăng thu ngân sách, chuyển giao công nghệ,
thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế đã chứng minh vai trò quan trọng của FDI
trong nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên vai trò của FDI chỉ thực sự phát
huy hiệu quả và góp phần vào sự phát triển bền vững khi nó được lựa chọn
và khuyến khích vào những ngành, những khu vực thật sự cần thiết cho nền
kinh tế để đảm bảo tính bền vững cho phát triển lâu dài và phục vụ sự
0000.nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam
I. Sự cần thiết và tiềm năng thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài
(FII) tại Việt Nam
Sự cần thiết thu hút FII
Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò
quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này
bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FII). Trong khi
nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì FII lại có tác

động kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao
hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo
điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn
vốn mới; nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng quản trị
doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ kinh
tế.
Đối với Việt Nam, thu hút nguồn vốn FII mang một ý nghĩa rất quan
trọng. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Việt
Nam cần một lượng vốn đầu tư rất lớn (khoảng 140 tỷ USD) cho giai
đoạn (2006-2010) để xây dựng, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ
tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Các doanh nghiệp Việt Nam đang
trong quá trình cải cách và cổ phần hóa nhằm gia tăng năng lực và
hiệu quả cạnh tranh khi gia nhập WTO. Cổ phần hóa phải đi đôi với
việc hình thành các thị trường vốn, các kênh huy động vốn (hạt nhân
là thị trường chứng khoán (TTCK). Các mối quan hệ kinh tế gia tăng,
dòng vốn lưu chuyển nhanh sẽ góp phần tạo ra các hiệu ứng tốt tác
động đến các doanh nghiệp. Vì lợi ích của hội nhập không những
được đánh giá thông qua sự luân chuyển (vào, ra) dễ dàng của dòng
hàng hóa, dòng người mà còn có cả dòng vốn.Việc tham gia của các
nhà đầu tư FII sẽ có tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính, giúp
cho thị trường tài chính minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn, xác
lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyên
nghiệp, giảm thiểu những dao động “phi thị trường” và góp phần giải
quyết một cách cơ bản các mối quan hệ kinh tế (vốn, công nghệ,
quản lý…).
Hơn nữa, FII có thể giúp vốn cho doanh nghiệp trong nước, giúp
doanh nghiệp tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, do vậy
FII rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nước đang thiếu
vốn.
Tuy nhiên, dòng vốn FII cũng tiềm ẩn những rủi ro hơn so với các

kênh huy động vốn từ nước ngoài khác. Do vậy, thúc đẩy thu hút FII
ổn định, tương xứng với tiềm năng, góp phần tạo động lực phát triển
thị trường vốn, nâng cao năng lực quản trị của nhà doanh nghiệp và
nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu WTO là vấn đề cần được quan tâm.
Tiềm năng thu hút FII
Theo khảo sát của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây cho thấy, vào
năm 2001 lợi nhuận từ vốn FII thế giới tăng gấp 2 lần vốn FDI. Trong
vòng 4 năm, đầu tư gián tiếp toàn cầu đã tăng 2 lần; nước có tỷ trọng
đầu tư gián tiếp lớn nhất là Mỹ chiếm 24,5%, tiếp đó là Anh chiếm
10%. Dòng vốn FII đang trỗi dậy mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài
chính 1997 và đang chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia đang
phát triển có tiềm năng, nhằm hạn chế các rủi ro đầu tư.
Hiện có khoảng trên 100 định chế đầu tư tài chính chuyên nghiệp
trên thế giới đang quản lý một khối lượng tài sản khổng lồ, khoảng
300 tỷ USD. Chỉ cần họ chấp nhận đầu tư vào Việt Nam 0,1% là
chúng ta đã có khoảng 300 triệu USD.
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các yếu tố sản xuất trong quá trình
tái sản xuất hàng hóa, dịch vụ được dịch chuyển tự do hơn từ nơi
này sang nơi khác, nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia
thông qua các cam kết mở cửa thị trường. Việt Nam đang nổi lên
như một quốc gia có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài. Bên
cạnh vị trí địa lý thuận lợi, chính trị ổn định, tiềm năng tăng trưởng
kinh tế dài hạn, Việt Nam còn là một quốc gia có nhiều lợi thế so
sánh hấp dẫn nhà đầu tư như: nguồn lao động, thị trường, tài
nguyên. Hơn nữa, vận nước đang lên, Việt Nam ngày càng khẳng
định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của mình trên bản đồ kinh tế khu
vực và thế giới. Sự quan tâm của khu vực và thế giới tới Việt Nam,
đặc biệt là thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, cộng với sự thành
công của các nhà đầu tư hiện hữu tại đây sẽ mở ra cơ hội lớn trong
thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII) là một tiềm năng rất lớn
đối với thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Với các yếu tố
thuận lợi khách quan, Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác
tiềm năng dòng chảy vốn FII của thế giới phục vụ cho mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội.
Kết Luận:
Có thể thấy rằng nguồn vốn FDI vẫn sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thiên niên kỷ mới. Qua trình
thu hút ĐTNN đã mang lại những kinh nghiệm quý giá cho sự phát triển và
làm cơ sở cho chính phủ hoạch định và hoàn thành chiến lược phát triển.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thu hút ĐTNN vào VN còn
bộc lộ nhiều bất cập.Chúng ta là một trong những quốc gia còn yếu trong
việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hiệu quả của các dich vụ hành chính, cơ sở
hạ tầng, hệ thống thuế và khung pháp luật cho hoạt động đầu tư nước ngoài,
một số nhà đầu tư có tâm lí chờ đợi các văn bản hướng dẫn thi hành pháp
luật mới. Ngoài ra các tình trạng đình công chưa được ngăn chặn kịp thời,
tình trạng tranh chấp kéo dài và triển khai dự án chậm chưa được xử lý dứt
điểm cũng như gấy ảnh hưởng xấu đối với môi trường đầu tư về công tác
quy hoạch và thực hiện quy hoạch.Bên cạnh đó còn tồn tại rất nhiều vấn đề
cần giải quyết về đất đai, giải phóng mặt bằng, thu hút lao động và công tác
quản lí của chính phủ đối với các dự án đầu tư nước ngoài.Vì thế để phục vụ
sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước chúng ta cần phải tiến hành
đồng bộ những giải pháp từ các cấp chính quyền sao cho phù hợp với quá
trình phát triển kinh tế xã hội theo quy hoạch và đáp ứng nhu cầu hội nhập
quốc tế, để cho VN thực sự trở thành điểm đến của các nhà đầu tư, của các
nước trên thế giới.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×