Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cơ khí - khai thác khoáng sản hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.66 KB, 64 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Đối với mỗi doanh nghiệp, sự tồn tại và phát triển được bắt đầu từ sự phát
triển của hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm cho xã hội nói chung và
cho Doanh nghiệp nói riêng. Để hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi Doanh
nghiệp phải có vốn, nhu cầu về vốn của mỗi chu kỳ kinh doanh của Doanh
nghiệp cũng khác nhau, xác định một lượng vốn cần thiết, cơ cấu vốn hợp lý là
việc làm cần thiết, giúp cho Doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn vốn, tránh lãng
phí vốn. Do vậy công tác quản lý tốt các nguồn vốn sẽ giúp cho Doanh nghiệp
nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, đây là mối quan tâm hàng đầu của
các Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Quản lý nguồn vốn còn là công cụ đặc biệt quan trọng để quản lý kinh tế
với chức năng cơ bản là cung cấp thông tin cho tất cả các đối tượng, bao gồm :
Nhà quản lý, nhà đầu tư, các cơ quan chủ quản, ngân hàng chính phủ…Các báo
cáo về nguồn vốn cũng giúp cho các cấp lãnh đạo, các bộ phận có thể nhận biết
được quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình có hiệu quả hay không để
đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của quá
trình sản xuất kinh doanh, đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận
càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường càng vững mạnh.
Quá trình thực tập tại Công ty Cơ khí - khai thác khoáng sản Hà giang đã
giúp Tôi bổ sung thêm kiến thức về Quản trị kinh doanh, đồng thời giúp cho Tôi
tiếp cận với những vấn đề thực tiễn, những hoạt động sản xuất kinh doanh đang
diễn ra tại Doanh nghiệp, thu hẹp dần khoảng cách giữa lý thuyết với thực tế.
Qua đó Tôi đã phần nào hiểu được cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh, bộ máy điều hành sản xuất, mối liên hệ gắn kết giữa các phòng ban,
giữa các bộ phận sản xuất cùng những công việc đang diễn ra từng ngày từng
giờ ở Công ty. Tôi đã lựa chọn đề tài:
“Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cơ khí - khai thác khoáng
sản Hà giang” để viết luận văn tốt nghiệp. Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên
luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết và sai sót. Tôi rất mong được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo khoa quản trị kinh doanh cùng các đồng
nghiệp để luận văn của tôi đạt chất lượng cao hơn. Cuối cùng Tôi xin chân thành


cảm ơn./.
Chương I
THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ - KHAI
THÁC KHOÁNG SẢN HÀ GIANG
I. Giới thiệu khái quát về Công ty CK - KTKS Hà giang
1- Thông tin chung về Công ty
Tên Công ty: Công ty cơ khí - khai thác khoáng sản tỉnh Hà giang
Tên giao dịch: Công ty cơ khí - khai thác khoáng sản Hà giang
Địa chỉ: Số 390 đường Nguyễn Trãi thị xã Hà giang tỉnh Hà giang
Điện thoại: 019.866.875
FAX: 019.866.068
Giám đốc: Kỹ sư Ma Ngọc Tiến
2- Các giai đoạn phát triển của công ty
- Giai đoạn từ 1995 trở về trước
Trước năm 1995 Công ty Cơ khí - khai thác khoáng sản Hà giang gồm hai
đơn vị được hợp nhất lại đó là Xí nghiệp cơ khí Hà giang và Công ty khai thác
chế biến khoáng sản Hà giang.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới, phát triển và
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà
nước cho phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường.
Thực hiện Nghị định số 388/HĐBT, ngày 20 tháng 11 năm 1991 của Hội
đồng Bộ trưởng ban hành ‘’Quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà
nước’’. UBND Tỉnh Hà Giang đã có quyết định số 604/QĐ-UB, ngày 09 tháng 8
năm 1995 ‘’về việc hợp nhất hai Công ty Khai thác chế biến khoáng sản Hà
Giang và Xí nghiệp Cơ khí Hà Giang thành Công ty Cơ khí và khai thác khoáng
sản Hà Giang’’.
Lịch sử hình thành và phát triển của hai đơn vị có thể khái quát như sau:
+ Xí nghiệp Cơ khí Hà Giang
Xí nghiệp cơ khí Hà giang được thành lập năm 1963 với nhiệm vụ sản xuất
các nông cụ cầm tay phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Trong

cơ chế kinh tế kế hoạch hoá mọi hoạt động sản xuất của Xí nghiệp hàng năm
đều do Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch vì vậy có lúc hàng hoá của Xí nghiệp
sản xuất ra dư thừa, chất lượng thấp. Về tiêu thụ sản phẩm Xí nghiệp dựa vào hệ
thống các cửa hàng thương nghiệp đặt tại trung tâm các huyện lỵ để tiêu thụ.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xoá bỏ cơ chế quản lý kinh tế quan
liêu bao cấp đòi hỏi các Xí nghiệp, Doanh nghiệp phải đổi mới phát triển và
nâng cao hiệu quả hoạt động để tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Xí nghiệp
Cơ khí Hà Giang cũng nằm trong tình trạng khó khăn chung về vốn, về trình độ
quản lý…. như các đơn vị sản xuất Cơ khí khác. Đến năm 1995, Xí nghiệp Cơ
khí chỉ còn lại một số máy móc thiết bị dây chuyền cũ, công nghệ lạc hậu trang
bị từ những năm 1950 chưa được nâng cấp cải tạo, hệ thống nhà xưởng, kho
tàng đã hết khấu hao, cũ nát. Lực lượng công nhân, thợ lành nghề còn rất ít, sản
phẩm hàng hoá bị thu hẹp, thị trường bị cạnh tranh, bộ máy quản lý cồng kềnh
kém hiệu quả, chi phí sản xuất sản phẩm lớn, đặc biệt là thiếu vốn cho sản xuất.
+ Công ty khai thác chế biến khoáng sản Hà giang
Thời kỳ 1992- 1993 một bộ phận dân cư tự do khai thác khoáng sản ở
nhiều điểm mỏ trên địa bàn tỉnh Hà giang. Sự việc này đã tạo ra những vấn đề
nhức nhối trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản của Tỉnh.
Trước tình hình đó Sở Công nghiệp Hà Giang là cơ quan quản lý Nhà nước
về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã lập đề án thành lập Công ty Khai
thác và chế biến khoáng sản Hà Giang, trình cấp có thẩm quyền và đã được
UBND Tỉnh nhất trí cho thành lập.
Công ty Khai thác chế biến khoáng sản Hà Giang được thành lập tháng
11 năm 1993, với chức năng nhiệm vụ:
Quản lý, khai thác mỏ Antimon Mậu Duệ huyện Yên Minh
Lập dự án quy hoạch, khai thác Vàng sa khoáng trên địa bàn tỉnh.
Trải qua gần hai năm thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, Công ty đã
hình thành được bộ máy quản lý và cơ sở hạ tầng như sau:
Bộ máy quản lý điều hành Công ty với 3 phòng, ban và 1 đội khảo sát.
Bộ phận sản xuất gồm 2 phân xưởng:

Phân xưởng khai thác quặng Antimon ở xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh.
Phân xưởng khai thác đá XDCB ở phường Quang Trung thị xã Hà Giang.
Tổng số cán bộ công nhân viên có 53 người, trong đó bộ phận quản lý
chiếm 10 người.
- Giai đoạn từ tháng 9 năm 1995 đến nay
Việc hợp nhất hai đơn vị theo chủ trương của Tỉnh tại Quyết định số:
604/QĐ-UB, ngày 09/8/1995 của UBND tỉnh Hà giang là một Quyết định đúng
đắn và phù hợp với xu thế đổi mới của thời cuộc. Tạo tiền đề cho chủ trương của
Tỉnh xắp xếp tổ chức lại các Doanh nghiệp Nhà nước lâu nay vốn làm ăn thua
lỗ.
Khi thành lập Công ty cơ khí - khai thác khoáng sản có chức năng nhiệm
vụ:
+ Sản xuất và sửa chữa cơ khí phục vụ cho sản xuất nông, lâm, công
nghiệp, giao thông thuỷ lợi và xây dựng cơ bản.
+ Tổ chức thăm dò, khai thác các loại khoáng sản, tuyển luyện và chế biến
khoáng sản.
+ Sản xuất chất bón tổng hợp bằng phương pháp vi sinh.
+ Tổ chức các dịch vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, giới thiệu và tiêu thụ
nguyên liệu, sản phẩm trong nước và nước ngoài theo quy định của Nhà nước.
- Các cơ sở sản xuất chính:
+ Khai thác quặng Antimon - mỏ Mậu Duệ, huyện Yên Minh
+ Khai thác đá XDCB - phường Quang Trung, thị xã Hà Giang
+ Xưởng sản xuất phân bón vi sinh – phường Minh Khai, thị xã Hà Giang
+ Xưởng sản xuất Cơ khí – phường Quang Trung, thị xã Hà Giang
+ Tổng số cán bộ công nhân viên: 107 người
- Quá trình phát triển: Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đã làm ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, cụ thể là cuối năm
1995 đầu năm 1996 giá quặng Antimon trên thị trường đã giảm xuống rất thấp,
lúc đầu từ 8 10 triệu VND/tấn quặng xuống còn 3 4 triệu VND/tấn, có thời
điểm giá xuống thấp nhất là 1,6 triệu VND/tấn quặng đã làm cho việc khai thác

phải tạm dừng do chi phí sản xuất cao hơn giá bán sản phẩm, việc khai thác
quặng Antimon phải đến tháng 10 năm 2000 mới khai thác trở lại vì thời gian
này giá kim loại Antimon trên thị trường thế giới có xu hướng tăng.
Để khắc phục khó khăn Công ty đã đăng ký thêm các ngành nghề kinh
doanh, khai thác thêm một số loại khoáng sản khác tạm thời có giá trị nhằm tạo
thêm các nguồn thu tài chính, tạo công ăn việc làm cho CBCNV.
Diễn biến sản xuất kinh doanh qua các năm như sau:
Năm 1998 khai thác quặng sắt tại xã Quyết Tiến - huyện Quản Bạ
Năm 1999 khai thác tận thu quặng Mangan xã Nghĩa thuận - huyện Quản
Bạ
Phần lớn sản lượng quặng khai thác ra được xuất khẩu sang Trung quốc
Năm 2000 đăng ký thêm ngành nghề xây lắp điện, thi công xây lắp các
công trình điện có cấp điện áp đến 35KV trên địa bàn tỉnh.
Năm 2002 xây dựng tại xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh xưởng tinh luyện
quặng Antimon thô sang Antimon kim loại công suất 1.000 tấn/năm. Sản phẩm
kim loại Antimon loại 1 và loại 2 đạt tiêu chuẩn quốc tế, có hàm lượng Sb
99,65%. Sản phẩm này được xuất khẩu trên 70% sản lượng sản xuất ra, số còn
lại tiêu thụ trong nước.
3. Hình thức pháp lý
Công ty Cơ khí - khai thác khoáng sản là loại hình Doanh nghiệp Nhà nước
hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có trụ sở
riêng, có con dấu riêng, có tài khoản riêng, Công ty được tự chủ về sản xuất, tự
chủ về kinh tế…
4. Loại hình sản xuất kinh doanh
Loại hình sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu trong các lĩnh vực cơ
khí – khai thác và chế biến khoáng sản.
Loại hình sản xuất kinh doanh của Công ty gồm:
+ Sản xuất và sửa chữa cơ khí phục vụ cho sản xuất nông - Lâm nghiệp -
Thuỷ lợi, công nghiệp và xây dựng cơ bản.
+ Tổ chức điều tra khảo sát thăm dò các điểm mỏ theo kế hoạch phát triển

của các cấp có thẩm quyền
+ Tổ chức khai thác tuyển luyện các loại khoáng sản, tiêu thụ cho các tổ
chức trong nước và ngoài nước.
+ Sản xuất chất bón tổng hợp bằng phương pháp vi sinh
+ Được phép xuất nhập khẩu trực tiếp các loại hàng hoá nguyên liệu, vật tư
thiết bị phục vụ sản xuất
+ Hợp tác liên doanh liên kết với các tổ chức trong nước và nước ngoài
trong các lĩnh vực khoáng sản theo luật định.
+ Xây lắp các công trình điện có cấp điện áp đến 35KV
5. Cơ cấu tổ chức của Công ty
5.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị
Công ty tổ chức bộ máy quản trị theo mô hình trực tuyến - chức năng. Ưu
điểm của mô hình này là gắn việc sử dụng chuyên gia ở các bộ phận chức năng
với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính thống nhất quản trị ở mức độ nhất
định.
Ngoài ban Giám đốc, bộ máy quản trị của Công ty bao gồm năm phòng ban
chức năng.
5.1.1- Ban giám đốc
Đứng đầu Công ty là Giám đốc có chức năng điều hành quản lý toàn bộ
công việc của Công ty và có quyền quyết định những vấn đề mang tính chất
quan trọng của Công ty như nhận vốn, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà
nước giao để quản lý, sử dụng và phát triển. Xây dựng các kế hoạch dài hạn,
trung hạn và ngắn hạn của Công ty, các phương án đầu tư liên doanh liên kết
trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Ban hành các định
mức kinh tế kỹ thuật sản phẩm, đơn giá tiền lương, các qui chế khen thưởng, kỹ
luật lao động trong toàn Công ty. trình cấp trên bổ nhiệm, miễn nhiệm phó giám
đốc và kế toán trưởng của Công ty.
+ Phó giám đốc : Tham mưu giúp việc cho Giám đốc điều hành Công ty
theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc
về nhiệm vụ được phân công.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ VÀ CƠ CẤU SẢN XUẤT CỦA
CÔNG TY CK - KTKS HÀ GIANG
BAN GIÁM ĐỐC
P. KẾ TOÁN TÀI VỤ
P. KẾ HOẠCH KỸ THUẬT
P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
Đ ỘI KHẢO SÁT QUI HOẠCH
XDCB VÀ CHUẨN BỊ ĐT
PX LUYỆN ANTIMON
PX KHAI THÁC CHÌ KẼM
PX KHAI THÁC MAN GAN
PX KHAI THÁC ANTIMON
PX VI SINH
PX CƠ KHÍ VÀ XL
PX TUYỂN CHÌ KẼM
Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến
5.1.2- Phòng kế hoạch kỹ thuật
Có chức năng nhiệm vụ là xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tham
mưu về hướng phát triển phù hợp với
yêu cầu của thị trường trong từng thời kỳ, quản lý vật tư
thiết bi, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, lập kế hoạch giá
thành, lập kế hoạch lao động, lập kế hoạch mua sắm dự trữ vật thư vật liệu đảm
bảo ổn định sản xuất liên tục cho Công ty. Triển khai thực hiện các kế hoạch đã
đựơc duyệt…
Phòng kế hoạch - kỹ thuật gồm có 4 người, trong đó trưởng phòng do một
phó giám đốc kiêm, có một phó phòng và 2 nhân viên chuyên môn nghiệp vụ
khác.
Chức trách nhiệm vụ của từng chức danh được cụ thể như sau:
+ Trưởng phòng:

- Chức trách: Là viên chức chuyên môn thừa hành nhiệm vụ trong Công
ty. Giúp Ban giám đốc Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
triẻn khai thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh trong toàn bộ Công ty.
- Nhiệm vụ: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tới
các phân xưởng, tổ đội, điều động và phân công nhiệm vụ cho các nhân viên
trong phòng. Phải triển khai thực hiện các công việc sau:
a. Xây dựng kế hoạch SXKD hàng năm vào đầu quý tư năm trước, trình và
bảo vệ kế hoạch với các ngành chức năng.
Các kế hoạch thực hiện từng tháng, quý của các đơn vị trực thuộc Công ty.
Xây dựng kế hoạch lao động tiền lương của các phân xưởng trực thuộc và
chung cho toàn bộ Công ty.
Dự trù kế hoạch vật tư, kế hoạch vốn.
Kế hoạch sửa chữa đại tu máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.
Kế hoạch bảo hộ lao động, trang bị cấp phát cho từng bộ phận sản xuất.
Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, vật tư hàng hoá.
b. Công tác kỹ thuật.
Tìm hiểu kỹ thuật, xây dựng tiêu chuẩn định mức kỹ thuật cho các loại
phương tiện, máy móc thiết bị và các tiêu chuẩn kỹ thuật về sản xuất các loại
sản phẩm của các phân xưởng, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật xây lắp điện, kỹ thuật
khai thác mỏ lộ thiên và hầm lò, kỹ thuật khoan bắn nổ mìn, kỹ thuật an toàn lao
động
Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Tổ chức hướng dẫn và lên kế hoạch đào tạo công nhân các phân xưởng
nắm và hiểu biết kỹ thuật, tiêu chuẩn của loại sản phẩm đang sản xuất.
c. Công tác xây dựng định mức và quản lý định mức.
Xây dựng các định mức về tiêu hao nguyên vật liệu, hao mòn kỹ thuật của
các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, định mức tiêu hao phụ tùng thay
thế, sửa chữa định kỳ
Xây dựng định mức lao động cho từng loại sản phẩm và đơn giá tiền lương
của các loại sản phẩm đó.

d. Công tác vật tư hàng hoá:
Theo dõi và quản lý việc xuất nhập vật tư, thực hiện kế hoạch cung ứng vật
tư cho sản xuất của các đơn vị được kịp thời và đảm bảo theo yêu cầu.
Định kỳ tổ chức quyết toán vật tư của các đơn vị trực thuộc. Đề xuất biện
pháp sử lý thừa, thiếu, thay đổi chất lượng của các loại vật tư, hàng hoá.
Thường xuyên nắm bắt thị trường cung cấp đầu vào và tình hình nhu cầu
sử dụng để điều chỉnh kịp thời nơi mua bán, số lượng mua và lượng dự trữ cần
thiết, đảm bảo việc cung ứng vật tư, hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả
cao nhất.
e. Lao động tiền lương: Hướng dẫn và tổng hợp công của các đơn vị và
toàn Công ty, tính toán phép và quản lý phép. Theo dõi cấp phát, trang bị bảo hộ
lao động trong toàn Công ty.
f. Điều phối sự liên hệ giữa các bộ phận sản xuất trong Công ty.
g. Thức hiện các báo cáo định kỳ với cấp trên. Cung cấp tài liệu, số liệu cần
thiết cho lãnh đạo và các bộ phận có liên quan.
h. Tìm kiếm và tổ chức thực hiện các hợp đồng sản xuất kinh doanh khác.
Thực hiện các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.
y. Tổng hợp phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, định mức lao động,
định mức tiền lương, quản lý sử dụng máy móc thiết bị Đề ra các biện pháp sử
lý khi thấy cần thiết, trình Giám đốc kịp thời điều chỉnh để sản xuất kinh doanh
đạt hiệu quả cao.
k. Quản lý nhân viên, phân công công việc cho các nhân viên trong phòng.
Hướng dẫn chuyên môn cho các nhân viên và các cán bộ kế hoạch của các phân
xưởng trực thuộc.
- Quyền hạn: Kiểm tra và ký các phiếu xuất nhập vật tư. Có quyền đình chỉ
nhân viên trong phòng khi vi phạm kỷ luật lao động. Có quyền kiểm tra, tạm
thời đình chỉ các công nhân, các máy móc thiết bị sử dụng không đúng quy trình
quy phạm, tiêu hao vật tư nhiên liệu quá mức gây ảnh hưởng đến kế hoạch sản
xuất và gây thiệt hại kinh tế của Công ty. Giải quyết các công việc khác khi
được Giám đốc uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc của

mình.
+ Phó phòng kế hoạch – kỹ thuật: Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ thừa
hành nhiệm vụ trong Công ty, tổ chức thực hiện một phần kế hoạch được giao.
Phó phòng có nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện phần kế hoạch công việc được phân
công. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và các kế hoạch khác có liên
quan đến phần công việc được giao. Đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
của các phân xưởng. Báo cáo định kỳ và thường xuyên thuộc phần công việc
mình phụ trách. Hướng dẫn kiểm tra nghiệp vụ của các nhân viên cấp dưới. Giải
quyết các công việc của phòng khi trưởng phòng đi vắng.
+ Nhân viên phòng Kế hoạch – kỹ thuật: Là viên chức chuyên môn nghiệp
vụ thừa hành nhiệm vụ trong Công ty, thực hiện một phần kế hoạch được phân
công.
Nhiệm vụ cụ thể của từng nhân viên do trưởng phòng phân công. Phải chịu
sự hướng dẫn, kiểm tra giám sát chuyên môn của lãnh đạo phòng.
5.1.3 - Phòng tổ chức hành chính
Phòng tổ chức hành chính gồm 06 người, trưởng phòng, nhân viên văn thư
đánh máy, nhân viên tạp vụ kiêm thủ quỹ, 1 bảo vệ và 2 lái xe.
Phòng tổ chức hành chính có các nhiệm vụ quản lý, thực hiện, triển khai
công tác hành chính trong Công ty và thực hiện các nhiệm vụ sau:
a. Soạn thảo các văn bản, quy chế, quy định, chế độ, hợp đồng trong nội bộ
Công ty. Lập các thủ tục, Quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển, điều động, cán
bộ công nhân viên chức trong Công ty
b. Mở sổ sách theo dõi trích ngang CBCNV, quản lý và lưu giữ hồ sơ cán
bộ, sổ bảo hiểm xã hội, sổ lao động, bảo hiểm y tế và các hồ sơ khác có liên
quan đến quyền và lợi ích của CBCNVC trong Công ty.
c. Lập báo cáo định kỳ về tăng giảm lao động và các loại báo cáo khác theo
yêu cầu của cơ quan và cấp trên.
d. Phối hợp với các phòng ban, phân xưởng tổ chức thực hiện tốt công việc
chuyên môn và công việc hành chính. Tham gia xây dựng các định mức tiền
lương, định mức lao động. Tham gia các hội đồng xét duyệt thi đua, khen

thưởng, kỷ luật, nâng lương.
e. Tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác tổ chức xắp xếp cán bộ phù
hợp với chuyên môn và sở trường công tác của từng người. Xây dựng kế hoạch
bồi dưỡng đào tạo nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn tay nghề cho CBCNV.
f. Phân tích, đánh giá các kết quả thực hiện các nội quy, quy định, chấp
hành kỷ luật lao động, công tác bảo hộ, an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ trật tự
trị an đề ra biện pháp sử lý khi thấy cần thiết trình Giám đốc để điều chỉnh cho
phù hợp với điều kiện thực tế.
g. Tổ chức tốt các cơ sở vật chất cho các hội thảo, hội nghị và khách đến
làm việc với Công ty và một số công việc ngoại giao khác do Giám đốc giao.
h. Đánh máy, sao in các loại văn bản, chuyển giao, quản lý các loại văn bản
đi và đến của Công ty.
y. Phải thực hiện các công việc khác theo chức trách nhiệm vụ được giao.
Trưởng phòng có trách nhiệm quản lý các nhân viên trong phòng và phân
công nhiệm vụ cho từng nhân viên theo chuyên môn của từng người.
5.1.4- Phòng tài vụ kế toán
Đây là một bộ phận rất quan trọng của Công ty, phòng tài vụ có chức năng
nhiệm vụ theo dõi quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dưới
hình thức tiền tệ, hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày thông qua
hạch toán các khoản thu mua, xuất nhập khẩu hàng hoá, các chi phí phát sinh,
doanh thu, xác định kết quả kinh doanh, thanh toán với khách hàng, với ngân
hàng, cơ quan thuế, cung cấp số liệu kịp thời chính xác cho ban Giám đốc, đồng
thời theo dõi cơ cấu vốn và nguồn hình thành tài sản cho Công ty……
Phòng tài vụ – kế toán của Công ty có 4 người gồm trưởng phòng, kế toán
thanh toán, kế toán kho, kế toán và kế toán tiền lương.
+ Trưởng phòng tài vụ: Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ thừa hành
nhiệm vụ trong Công ty, tổ chức và thực hiện các công việc kế toán, hạch toán
trong toàn Công ty.
Có nhiệm vụ: Tính toán tổng hợp và phân bổ số liệu kế toán, phục vụ cho
công việc kế toán trong toàn Công ty. Điều động và phân công nhiệm vụ cho các

nhân viên trong phòng. Tổ chức thực hiện công việc kế toán trong toàn Công ty,
Lập và luân chuyển chứng từ, mở sổ, ghi sổ, cung cấp số liệu, tài liệu, lập báo
cáo, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán. Tổ chức thực hiện lập báo cáo nghiệp vụ,
báo cáo kế toán thường xuyên, định kỳ, báo cáo quyết toán năm, báo cáo thống
kê, báo cáo thuế theo quy định. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về sự chính
xác trung thực của các số liệu báo cáo. Cung cấp tài liệu, số liệu kế toán phục vụ
cho lãnh đạo và các bộ phận quản lý liên quan. Tham gia xây dựng các định mức
kinh tế, kiểm tra thực hiện dự toán, định mức chỉ tiêu việc sử dụng vật tư, tài
sản, vốn và kinh phí. Phân tích đánh giá việc bảo quản sử dụng vật tư tài sản,
tiền vốn, kinh phí của Công ty. Tổng hợp kết quả phân tích hoạt động kinh tế và
các phương án, biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các nguồn vốn
trong Công ty. Hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ kế toán cho kế toán
viên cấp dưới, thực hiện kiểm tra kế toán nội bộ đối với các đơn vị trực thuộc,
đề xuất các biện pháp sử lý vi phạm và các biện pháp chấn chỉnh hoàn thiện tổ
chức bộ máy kế toán trong Công ty.
Trưởng phòng tài vụ có quyền hạn: Giám sát kiểm tra việc thu chi tài chính
trong toàn Công ty theo đúng quy định của pháp luật. Có quyền đình chỉ nhân
viên trong phòng khi vi phạm kỷ luật lao động và phải báo cáo cấp trên.
+ Phó phòng kế toán:
- Chức trách: Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ làm việc trong Công ty.
Tổ chức và thực hiên các phần việc được phân công. Thay mặt trưởng phòng
giải quyết các công việc khi được uỷ quyền.
- Nhiệm vụ cụ thể: Tính toán, tổng hợp và phân bổ các số liệu kế toán phục
vụ cho công việc kế toán của mình phụ trách các phần việc khác có liên quan.
Lập báo cáo nghiệp vụ, báo cáo kế toán, thuộc phần mình phụ trách và báo cáo
định kỳ do trưởng phòng phân công, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về sự
chính xác trung thực số liệu của các báo cáo. Giúp trưởng phòng đôn đốc các
công việc trong phòng theo sự phân công và khi trưởng phòng đi vắng.
+ Kế toán viên:
- Chức trách: Là chuyên môn nghiệp vụ thi hành nhiệm vụ trong Công ty.

Thực hiện một phần công việc kế toán của Công ty
- Nhiệm vụ: Lập chứng từ ban đầu thuộc phần kế toán được phân công
đúng quy định và đảm bảo kịp thời, chính xác. Kiểm tra các chứng từ, phân loại,
định khoản các chứng từ thuộc phần kế toán được phân công, cập nhật sổ hạch
toán nghiệp vụ. Lập báo cáo nghiệp vụ hàng ngày hoặc định kỳ theo sự phân
công của phòng. Chịu trách nhiệm về sự trung thực các số liệu của báo cáo đó.
Chuyển giao các chứng từ ban đầu cho các bộ phận liên quan theo quy định của
trưởng phòng. Kiểm tra việc mở sổ, ghi sổ của thủ kho, thủ quỹ và các nhân viên
phụ trách vật chất khác. Chuẩn bị các số liệu phục vụ kiểm kê, tham gia kiểm kê
tài sản và giám sát việc giữ gìn, bảo quản, sử dụng tài sản, vật tư thuộc mình
theo dõi. Chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của
trưởng phòng.
5.1.5- Đội khảo sát quy hoạch
Đội khảo sát quy hoạch thực hiện các nhiệm vụ về điều tra, khảo sát thăm
dò các loại tài nguyên khoáng sản và các công việc khác cụ thể:
Xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí thăm dò khảo sát các điểm mỏ. Tiến
hành khảo sát đánh giá hàm lượng, trữ lượng của các mỏ, quản lý, lưu giữ các
mẫu quặng theo quy định.
Lập hồ sơ và các thủ tục cần thiết khi cần xin phép khai thác và mở mỏ
mới.
Kiểm tra hướng dẫn cán bộ kỹ thuật của các mỏ trong Công ty, mở sổ theo
dõi và ghi nhật ký khai thác.
Lập các báo cáo chuyên ngành và báo cáo định kỳ theo quy định quản lý.
Tham gia lập các dự án đầu tư sản xuất có liên quan đến khai thác khoáng
sản và sử dụng đất đai.
Quản lý toàn bộ hồ sơ về đất đai của Công ty. Theo dõi và thực hiện các
hợp đồng về đo vẽ bản đồ cấp đất, cấp mỏ và quy hoạch. Thực hiện công tác đền
bù giải phóng mặt bằng.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công.
5.1.6- Ban XDCB và chuẩn bị đầu tư

Ban xây dựng cơ bản và chuẩn bị đầu tư do Giám đốc làm trưởng ban, các
phó giám đốc làm phó ban, các nhân viên khác được trưng tập từ các bộ phận
khác tuỳ theo từng dự án, từng công trình cho phù hợp. Như vậy các thành viên
trong ban xây dựng cơ bản đều kiêm nhiệm.
Nhiệm vụ của ban xây dựng cơ bản và chuẩn bị đầu tư: Căn cứ vào các
định hướng về phát triển sản xuất kinh doanh và các nhu cầu về đầu tư đổi mới
công nghệ, thiết bị Ban xây dựng cơ bản và chuẩn bị đầu tư phải có nhiệm vụ
phân tích lựa chọn và tính toán lập dự án và các công việc cho chuẩn bị đầu tư.
Khi đã được phê duyệt đầu tư phải tổ chức thực hiện các công tác quản lý đầu tư
và xây dựng cơ bản theo đúng quy định. Lập hồ sơ hoàn công, quyết toán vốn
đầu tư và quản lý hồ sơ XDCB.
5.2. Cơ cấu hệ thống sản xuất
5.2.1- Phân xưởng sản xuất Cơ khí
- Phân xưởng cơ khí có nhiệm vụ chính là sản xuất các nông cụ cầm tay
phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh, ngoài ra phân xưởng còn gia
công chế tạo các sản phẩm khác như sản xuất cột điện bê tông đúc sẵn, sản xuất
gia công các chi tiết máy theo đơn đặt hàng của khách hàng. Thi công xây lắp
các công trình điện có cấp điện áp đến 35KV.
5.2.2- Phân xưởng sản xuất phân vi sinh
Phân xưởng sản xuất phân vi sinh được đầu tư dây truyền và công nghệ sản
xuất chất bón tổng hợp bằng phương pháp vi sinh từ cuối năm 1995 với công
suất 5.000 tấn/năm. Phân bón tổng hợp được sản xuất trên cơ sở nguyên liệu
chính là than bùn được khai thác tại Hồ Noong, xã Phú Linh - thị xã Hà Giang,
cách xưởng 16 Km.
5.2.3- Phân xưởng khai thác đá XDCB
Phân xưởng khai thác đá Nà Cáy thuộc phường Quang Trung thị xã Hà
Giang được thành lập cuối năm 1994 với nhiệm vụ khai thác và chế biến đá
XDCB phục vụ cho giao thông, xây dựng. Phân xưởng có bộ máy quản lý điều
hành sản xuất gồm quản đốc, kỹ thuật, thủ kho và bảo vệ. Công nhân sản xuất
bao gồm các tổ khoan, khai thác và chế biến. Các tổ công nhân được tuyển dụng

theo hợp đồng có thời hạn, hưởng lương theo mức khoán gọn trên đầu sản phẩm.
5.2.4- Phân xưởng khai thác quặng sắt Quyết Tiến
Năm 1998 phân xưởng khai thác quặng sắt được thành lập tại xã Quyết
Tiến thuộc huyện Quản Bạ với nhiệm vụ khai thác tận thu mỏ sắt Quyết Tiến.
Do trữ lượng mỏ và sản lượng cung cấp theo hợp đồng không lớn cho nên
Công ty lựa chọn hình thức tổ chức khai thác thủ công, không sử dụng đến sự hỗ
trợ của máy móc thiết bị.
5.2.5- Phân xưởng khai thác quặng mangan Nghĩa Thuận
Qua kết quả khảo sát thăm dò sơ bộ của đội Khảo sát quy hoạch Công ty đã
phát hiện điểm lộ thân quặng Mangan tại xã Nghĩa Thuận huyện Quản Bạ cách
văn phòng Công ty 75 Km về phía bắc, cách đường biên giới Việt – Trung 3
Km. Công ty đã làm các thủ tục đầu tư xin các ngành chức năng cho khai thác
tận thu điểm quặng này và đã được cấp giấy phép khai thác.
5.2.6- Phân xưởng khai thác quặng Antimon Mậu Duệ
Dự án xây dựng xưởng luyện Antimon kim loại đã được UBND Tỉnh Hà
Giang phê duyệt. Để cung cấp kịp thời nguyên liệu quặng thô cho xưởng luyện,
cần phải tiến hành khai thác trước một bước. Tháng 10 năm 2000 Công ty đã tổ
chức khai thác trở lại nhưng với quy mô lớn và theo hình thức khai thác công
nghiệp, sử dụng bằng máy móc thiết bị, kết hợp với nhân công kỹ thuật. Khai
thác theo thiết kế với công suất 11.000 tấn quặng nguyên khai một năm.
Do khai thác theo quy mô công nghiệp nên hình thức tổ chức quản lý và kỹ
thuật khai thác phải hết sức chú trọng. Hình thức khai thác là khai thác lộ thiên,
khối lượng đất đá bóc ra hàng năm từ 150 đến 200 nghìn m3.
Bộ máy quản lý phân xưởng bao gồm Quản đốc chịu trách nhiệm điều hành
chung và các phó quản đốc chịu trách nhiệm cho từng phần công việc. Trong đó
một phó quản đốc là kỹ sư khai thác kiêm chức vụ Giám đốc điều hành mỏ. Các
bộ phận giúp việc bao gồm các nhân viên kỹ thuật khai thác, kỹ thuật thiết bị, kế
toán phân xưởng, thủ kho kiêm thủ quỹ, tạp vụ, cấp dưỡng, bảo vệ, giám sát. Bộ
phận sản xuất trực tiếp được phân thành các tổ: tổ xe máy, tổ khoan bắn nổ mìn,
tổ khai thác, tổ giám sát theo dõi lao động thuê ngoài, tổ bốc vác. Biên chế chính

thức thường xuyên 30 người và khoảng 100 lao động thuê ngoài theo thời vụ.
5.2.7- Phân xưởng luyện Antimon kim loại
Xưởng luyện Antimon Kim loại bắt đầu khởi công xây dựng từ tháng 3
năm 2002 và hoàn thành tháng 12 năm 2002. Chính thức đi vào hoạt động từ
tháng 01 năm 2003. Với công suất thiết kế 1.000 tấn kim loại một năm. Đây là
kết quả của cả một quá trình đầy quyết tâm sáng tạo của các cấp, các ngành và
của Công ty nhằm đạt mục đích chế biến sâu nguồn khoáng sản, hạn chế xuất
khẩu quặng thô, nâng cao giá trị của hàng xuất khẩu theo đúng tinh thần chỉ đạo
của Tỉnh.
II. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TẠI CÔNG TY
1. Máy móc thiết bị và quy trình công nghệ
1.1- Về máy móc thiết bị
Các máy móc thiết bị của phân xưởng Cơ khí và một số xe ôtô tải của
Công ty là những máy móc thiết bị đã cũ, công nghệ lạc hậu không được nâng
cấp cải tạo, nên có tính năng kỹ thuật, độ chính xác thấp, năng suất không cao,
tiêu hao vật tư, năng lượng và nhân công nhiều.
Dây chuyền sản xuất Antimon kim loại tại xã Mậu duệ Yên minh được
Công ty đầu tư mới, các loại máy móc thiết bị này đều mới sản xuất, các tiêu
chuẩn kỹ thuật đều rất đảm bảo.
Máy móc thiết bị của phân xưởng khai thác Antimon thuộc diện trung
bình. Công ty không đầu tư máy móc thiết bị mới 100% mà đầu tư mua các máy
đã qua sử dụng để vừa đảm bảo giá nhập khẩu rẻ mà vẫn đáp ứng được yêu cầu
của sản xuất.
Nhìn chung phân nửa số máy móc thiết bị của Công ty đã qua nhiều năm sử
dụng nên năng lực sản suất còn rất thấp (còn khoảng 30 – 40%) dễ hỏng hóc, độ
chính xác thấp gây khó khăn cho việc bảo đảm tình hình sản suất của Công ty
hơn nữa công tác bảo dưởng sửa chữa máy móc thiết bị của Công ty còn yếu, số
lượng máy móc thiết bị được bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên còn ít.
1.2- Về quy trình công nghệ

Công nghệ kỹ thuật sản xuất Cơ khí là dưới mức trung bình, nên sản
phẩm sản xuất ra có chất lượng không cao, chất lượng phụ thuộc vào rất nhiều
tay nghề của người công nhân
Những khó khăn chính của phân xưởng sản xuất cơ khí đó là:
+ Cơ sở vật chất, kỹ thuật được trang bị từ rất lâu, máy móc thiết bị được
sản xuất, chế tạo từ những năm 1950 đến nay không còn đồng bộ, độ chính xác
không cao, năng xuất thấp, tỷ lệ hao phí nguyên vật liệu cao đã làm cho giá
thành các sản phẩm tăng cao.
Do đặc điểm tự nhiên của khu mỏ Antimon Mậu Duệ là dễ khai thác nên
Công nghệ khai thác mỏ là công nghệ phổ thông, dễ thực hiện, không yêu cầu
công nhân có tay nghề cao, tổ chức sản xuất an toàn hơn so với khai thác bằng
công nghệ khai thác hầm lò.
Công nghệ thiêu luyện Antimon Kim loại mới được chuyển giao từ Trung
Quốc, thiêu quặng bằng lò giếng đứng và tinh luyện bằng lò phản xạ, nhìn
chung công nghệ thiêu luyện này ở mức trung bình tiên tiến, vì nó được kết hợp
giữa công nghệ truyền thống với cải tiến ở một số khâu, một số bộ phận. Công
nghệ này rất phù hợp với điều kiện sản xuất của nước ta hiện nay và phù hợp với
trình độ tay nghề, khả năng tiếp thu của đội ngũ công nhân, phù hợp với khả
năng huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước.
Qui trình công nghệ điển hình
Qui trình công nghệ sản xuất Antimon kim loại tại Nhà máy Antimon Mậu
Duệ – Yên Minh.
Xưởng luyện Antimon Kim loại bắt đầu khởi công xây dựng từ tháng 3
năm 2002 và hoàn thành tháng 12 năm 2002. Chính thức đi vào hoạt động từ
tháng 01 năm 2003. Với công suất thiết kế 1.000 tấn kim loại một năm. Đây là
kết quả của cả một quá trình đầy quyết tâm sáng tạo của các cấp, các ngành và
của Công ty nhằm đạt được mục đích chế biến sâu nguồn khoáng sản sẵn có tại
địa phương, phát huy lợi thế so sánh trong khu vực, hạn chế xuất khẩu quặng
thô, nâng cao giá trị của hàng xuất khẩu theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tỉnh.
Xưởng luyện Antimon Kim loại đặt tại xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh,

cách văn phòng Công ty 117 Km, cách phân xưởng khai thác quặng Antimon 2,2
Km. Quy trình sản xuất mô tả sơ bộ như sau:
Quặng Antimon được chở từ phân xưởng khai thác Antimon hoặc được
mua từ các mỏ khác trong và ngoài Tỉnh, đưa vào nghiền trên máy nghiền hàm
công suất 8 10 tấn/giờ ra quặng có cỡ hạt 2 4Cm sau đó được phối trộn để đạt
hàm lượng trung bình từ 10 đến 15%Sb rồi đưa vào lò thiêu. Lò thiêu gồm 4 lò
là loại lò giếng đứng, mỗi lò có diện tích thiêu 4 m2. Năng suất thiêu cả cụm đạt
40 tấn quặng một ngày đêm.
Nhiên liệu để thiêu là than cốc hoá công nghiệp có năng suất toả nhiệt Q
6.500 Kcalo được mua trong nước hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc. Than cốc
phải nghiền, đập thành cỡ hạt khoảng 4 6 Cm, yêu cầu không được để bị vụn vì
không sử dụng được. Quặng đã phối trộn và than đã nghiền được đưa vào lò
theo từng lớp. Khi than đã bén và cháy đều khắp mặt lò, công nhân dùng xẻng
xúc quặng hất rải đều khắp mặt lò, mỗi lần khoảng 1 tấn. Chờ đến khi quặng đã
được thiêu hết, công nhân dùng cây chọc lò để chọc, đập cho các mảng xỉ đã bị
chảy, đóng bánh trên khắp bề mặt lò vỡ nhỏ ra và tụt xuống dưới. Sau đó tiếp tục
nạp than để đốt cho một mẻ mới.
Khi thiêu kết antimon từ dạng sunphua chuyển thành dạng oxit Sb2O3
bốc hơi bay lên trên theo luồng khí lò. Thu bột oxit bằng hệ thống ống cong và
buồng thu bụi túi vải. Qua hệ thống này oxit antimon được giữ lại còn khí lò có
chứa nhiều lưu huỳnh và các khí khác theo đường kênh dẫn khói dẫn lên ống
khói ở độ cao 170 m so với mặt bằng nhà xưởng.
Bột oxit được đưa vào lò phản xạ để tinh luyện thành kim loại antimon.
Nhiên liệu sử dụng để cấp nhiệt cho lò phản xạ là than mỡ được mua ở
trong nước hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc. Yêu cầu của than mỡ là phải có độ
bốc cao, có ngọn lửa dài và tạo ra được nhiều khói.
Buồng lò phản xạ có diện tích 8 m2 có khả năng chứa được 25 30 tấn kim
loại lỏng.
Bột oxit trộn với than gầy theo tỷ lệ, nạp vào buồng lò phản xạ theo mẻ,
mỗi mẻ từ 1 2 tấn bột. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, cacbon ở than và của khí

lò lấy oxi trong bột oxit tạo thành khí oxitcacbon CO và cacbonnic CO2 bay
theo khí lò, để lại thành phần antimon kết tinh thành kim loại. Quá trình này gọi
là quá trình hoàn nguyên. Khi hoàn nguyên xong tiếp tục cho mẻ bột mới vào lò.
Cứ như vậy khi kim loại lỏng trong buồng lò đã đầy thì thôi không cho bột oxit
vào nữa, kết thúc quá trình nạp liệu. Quá trình nạp liệu có thể kéo dài từ 2 đến 3
ngày tuỳ theo lượng kim loại trong lò và kỹ thuật các thao tác của công nhân.
Trước khi cho ra lò, kim loại phải được lấy mẫu để phân tích hoá học tại
phòng hoá nghiệm của xưởng. Khi có các tạp chất quá tiêu chuẩn, căn cứ vào
kinh nghiệm và tính toán, trưởng phòng hoá nghiệm sẽ quyết định cho vào
buồng kim loại bao nhiêu hoá chất để khử các tạp chất thì vừa. Khi đã khử các
tạp chất bằng hoá chất thì kim loại vẫn phải lấy mẫu để phân tích, nếu kết quả
phân tích đã đạt yêu cầu thì sẽ cho ra lò, còn nếu kết quả phân tích thấy chưa
đạt yêu cầu thì tiếp tục lại khử tạp chất theo các bước như lần đầu cho đến khi
đạt yêu cầu thì thôi. Thông thường quá trình khử tạp chất phải diễn ra 3 lần.
Cho ra lò, kim loại lỏng được múc vào khuôn để tạo thành viên kim loại
có dạng hình chóp cụt, có khối lượng khoảng 25 kg/viên.
Thời gian tinh luyện một lò mất từ 5 đến 6 ngày, với số lượng ra một lò từ
25 đến 30 tấn kim loại thành phẩm.
Antimon kim loại được xếp vào hàng kim loại chiến lược thế giới, là kim
loại quý có nhiều công dụng đặc biệt như: làm tăng khả năng chịu mài mòn của
hợp kim, là thành phần quan trọng để sản xuất Chì cứng phục vụ cho các lĩng
vực có sử dụng chì như bản cực ắc quy chất lượng cao, con chữ trong ngành in,
phục vụ ngành quân giới chế tạo vũ khí, là thành phần hợp kim chất bán dẫn.
Antimon còn dùng để sản xuất bột ôxit antimon cao cấp phục vụ cho ngành hoá
công nghiệp, điện tử, ngành cao su, ngành kính, đồ men sứ, sơn, dệt kim, phòng
chống cháy, dược phẩm
2. Trình độ đội ngũ lao động
Nhân tố lao động luôn có ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đối với hoạt động sản xuất nhân tố này
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh thể hiện qua các điểm như trình độ tay

nghề, kinh nghiệm sản xuất, và thái độ làm việc của công nhân.
Bảng 1: Trình độ đội ngũ lao động
Năm 2000 2001 2002 2003
Tổng số người 86 98 115 125
Theo trình độ
Đại học 10 11 12 15
Tỷ lệ % 11,6 11,22 10,43 12
Cao đẳng 4 4 6 8
Tỷ lệ % 4,65 4,08 5,21 6,4
Trung cấp 22 25 30 35
Tỷ lệ % 25,55 25,51 26,08 28
Thợ lành nghề 50 58 67 67
Tỷ lệ % 62,5 59,18 58,26 53,6
Theo tính chất công
việc
CB quản lý 14 15 18 23
Tỷ lệ % 16,279 15,3 15,6 18,4
Trực tiếp sản xuất 72 83 97 102
Tỷ lệ % 83,72 84,7 84,34 81,6
Nguồn Phòng TCHC Công ty CK&KTKS
Qua bảng trên ta thấy số lượng lao động của Công ty tăng qua các năm từ
năm 2000 có 86 người, năm 2001 là 98 người với tỷ lệ tăng 13,95 %. Năm 2002
là 115 người, tỷ lệ tăng là 17,34%. Năm 2003 là 125 người, tỷ lệ tăng 8,69%.
Mặt khác trình độ của đội ngũ lao động cũng ngày một tăng theo phù hợp với
tính chất công việc. Đối với Công ty sản xuất kinh doanh thì số lao động gián
tiếp chiếm 18,4% còn lao động trực tiếp chiếm 81,6% là tương đối hợp lý trong
cơ cấu lao động
Ngoài ra ta có thể xem xét trình độ bậc thợ, cơ cấu bậc thợ của Công ty
trong 4 năm.
Bảng: 2 Cơ cấu bậc thợ

Năm Tổng số
thợ
Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5
2000 53 23 15 15
Tỷ lệ % 43,4 28,30 28,30
2001 58 25 20 13
Tỷ lệ % 43,1 34,5 22,41
2002 67 27 25 15
Tỷ lệ % 40,3 37,31 22,4
2003 67 20 30 17
Tỷ lệ % 29,86 44,77 25,38
Qua số liệu trên cho thấy trình độ của lực lượng lao động trong Công ty
tương đối cao, cơ cấu lao động cũng tương đối hợp lý. Điều này có ảnh hưởng
tốt đến việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cố định. Đội ngũ lao
động của Công ty được đào tạo cơ bản qua các trường Trung cấp, Cao đẳng và
Đại học hệ chính qui nên có đủ năng lực và trình độ quản lý các máy móc thiết
bị cũng như tài sản cố định của Công ty.
3. Trình độ quản trị Công ty
Số liệu bảng 1 cho ta thấy trình độ đội ngũ làm công tác quản trị của
Công ty có tăng qua các năm nhưng với tỷ lệ thấp, điều này có ưu điểm là tiết
kiệm được chi phí quản lý trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty, phát huy hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân, song về lâu dài Công
ty cần tăng thêm biên chế đội ngũ quản trị để góp phần giải quyết công việc
ngày một tăng do qui mô Công ty tăng.
4. Sản phẩm và thị trường
Sản phẩm chính hiện nay của Công ty là sản phẩm kim loại Antimon đạt
loại I và loại II theo tiêu chuẩn Quốc tế. Đây là sản phẩm đạt chất lượng cao lần
đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam.
Đối với thị trường trong nước: Công ty là đơn vị đầu tiên sản
xuất được loại sản phẩm có chất lượng cao, do đó các đối thủ cạnh

tranh trong nước hiện nay không có, chỉ có các sản phẩm nhập khẩu
từ nước ngoài. Nhưng do chính sách thuế xuất, nhập khẩu làm cho
giá thành kim loại nhập khẩu lên rất cao. Do đó Công ty có thế mạnh
ở thị trường trong nước. Đối với thị trường nước ngoài: Sản phẩm
Antimon kim loại được liệt vào hàng kim loại chiến lược, có giá trị
cao, do đó trên thực tế sản phẩm này rất dễ tiêu thụ.
5. Đặc điểm về nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất
Dây chuyền thiêu luyện quặng Antimon cần rất lớn nhiệt lượng vì vậy
không thể dùng than đá thông thường để thiêu vì hầu hết than đá trong nước có
nhiệt độ toả nhiệt không cao, không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, Nhiên liệu
để thiêu phải là than cốc công nghiệp có năng suất toả nhiệt Q 6.500 Kcalo
được mua của các dịch vụ trong nước hoặc nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc.

×