Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

nhận thức của người dân hà nội về quyền trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 103 trang )

1
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ LÊ NA
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hiện nay, vấn đề quyền trẻ em đang là mối quan tâm lớn không chỉ của
từng quốc gia mà là của toàn xã hội. Tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc phụ
thuộc nhiều vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, ở nhiều
nơi trên thế giới, tình trạng trẻ em phải tự lao động kiếm sống, bị lừa gạt, bạo
lực, bóc lột sức lao động và sa vào các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia
tăng. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, vấn đề quyền trẻ em được đặt ra như một nhu
cầu bức bách cần được giải quyết, nhằm giành lại cho các em quyền được
sống, quyền được học hành, vui chơi, được chăm sóc và bảo vệ…Những khẩu
hiệu “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, “Hãy dành tất cả những gì tốt đẹp
nhất cho trẻ em mà mình có”…đã và đang là khẩu hiệu hành động của các
quốc gia.
Ở Việt Nam, ngay từ khi phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em
(1990), UNICEF đã phối hợp chặt chẽ với chính phủ Việt Nam xây dựng
Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em và nỗ lực triển khai thực hiện.
UNICEF đã kiên trì thực hiện các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao
nhận thức của những người có vai trò và ảnh hưởng đối với trẻ em. Bởi vậy,
trẻ em Việt Nam đã, đang và sẽ được hưởng những cơ hội tốt đẹp so với trước
đây. Mức sống của nhiều gia đình được cải thiện, các bậc cha mẹ có sự lựa
chọn dễ dàng hơn trong việc tổ chức cuộc sống và điều này có ảnh hưởng tích
cực tới lợi ích của trẻ em. Nhưng để có được sự lựa chọn đi tới quyết định
đúng đắn trong việc chăm sóc trẻ em, các gia đình cần được tiếp cận thông tin
nhiều hơn nữa.
Truyền thông đã và đang tiếp tục mở rộng tầm ảnh hưởng tới quần chúng.
Các thông tin xã hội có định hướng, trong đó các vấn đề trẻ em được truyền tải
1
1
2


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ LÊ NA
nhiều hơn tới dân chúng cả về chất lượng và số lượng. “Nhận thức toàn dân” về
quyền cũng như các vấn đề của trẻ em không ngừng được cải thiện.
Mặc dù vậy, vẫn còn một khoảng cách khá lớn giữa nhận thức về Quyền
trẻ em và các hành động cụ thể. Hiện nay, việc quán triệt nội dung các Quyền
của trẻ em từ lời nói, nhận thức đến hành động vẫn chưa thực sự đồng đều.
Nhiều hoạt động truyền thông vẫn chưa thực sự có hiệu quả trong việc
tham gia khuyến khích thay đổi hành vi bền vững nhằm mang lại lợi ích tốt
nhất cho trẻ em. Đâu đó, vẫn tồn tại những khoảng trống, những thiếu hụt
trong nhận thức đến hành động thực tiễn cũng là một quá trình lâu dài. Bởi lẽ,
có thể người dân nhận thức được nhưng chưa chắc nhận thức đó sẽ trở thành
hành động trong thực tiễn, càng khó hình thành được một khuôn mẫu ứng xử
trong xã hội.
Tìm hiểu về nhận thức về Quyền trẻ em của người dân cũng như những
nhận xét về cách thức, phương pháp truyền thông về quyền trẻ em sẽ góp
phần làm cơ sở để các nhà làm công tác truyền thông- vận động về quyền trẻ
em, các nhà hoạch định chính sách đưa ra kế hoạch cũng như chiến lược
truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về quyền trẻ em cho người
dân nói chung và trẻ em nói riêng.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nói trên, đề tài “Nhận
thức của người dân Hà Nội về quyền trẻ em” vừa mang tính cấp thiết vừa có
giá trị khoa học.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Trẻ em là nhóm xã hội đặc biệt luôn chiếm được sự quan tâm rất lớn
của Đảng, Chính phủ và các tổ chức xã hội, do đó có nhiều công trình
nghiên cứu về trẻ em. Tuy nhiên những nghiên cứu về nhận thức của người
dân về quyền trẻ em dường như còn rất ít.
2
2
3

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ LÊ NA
2.1. Các nghiên cứu ngoài nước.
* UNICEF là một trong những tổ chức quốc tế có nhiều đóng góp trong việc
hỗ trợ các hoạt động của Chính phủ liên quan tới trẻ em. Các chương trình của
UNICEF được hình thành theo định hướng của Công ước quốc tế về Quyền trẻ em
(CRC). Trên cơ sở đó, UNICEF đưa ra mục tiêu chung là: vì sự sống còn, phát
triển, bảo vệ và tham gia của trẻ em trong khuôn khổ Công ước quốc tế về Quyền
trẻ em.
Một số nghiên cứu của UNICEF về trẻ em: “UNICEF, tình hình trẻ em
thế giới, 2000; SRVN, UNICEF, Vietnam, Summary of the mid - term review
of the joint country programme of cooperation”, Hanoi, June 1998.
Các nghiên cứu của UNICEF chủ yếu là về các vấn đề sau của trẻ em.
+ Vệ sinh môi trường và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em.
+ Dinh dưỡng cho trẻ.
+ Vấn đề giáo dục.
+ Trẻ em tàn tật.
2.2. Các nghiên cứu trong nước.
Mặc dù công tác BVCS&GDTE đã được Đảng và Nhà nước thực sự
quan tâm, phong trào toàn dân chăm lo cho trẻ em luôn luôn được đẩy mạnh
tại các địa phương trong cả nước, nhưng trong một thời gian dài, những
nghiên cứu, những khảo sát đánh giá về công tác này còn ít ỏi. Điều đáng
mừng là, trong những năm những năm gần đây, đã có những công trình
nghiên cứu về trẻ em nói chung, về những vấn đề xung quanh qúa trình thi
hành Luật BVCS&GDTE, truyền thông – vận động về quyền trẻ em nói riêng
được triển khai và đem lại những giá trị, ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Dưới đây là một số công trình cơ bản:
3
3
4
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ LÊ NA

- Trong hệ thống các đề tài, chương trình nghiên cứu về trẻ em Việt
Nam, một nghiên cứu có quy mô khá lớn là: “Nghiên cứu vị trí, vai trò của
gia đình và cộng đồng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Việt Nam” do UBBV&CSTE Việt Nam chủ trì, GS.TS.Phạm Tất Dong làm
chủ nhiệm. Mục đích nghiên cứu của chương trình là: Làm rõ vị trí, vai trò
của gia đình và cộng đồng trong việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em;
đánh giá những tác động của chính sách hiện có với gia đình và cộng đồng;
đưa ra những khuyến nghị chính sách và giải pháp chiến lược có hiệu quả
nhằm phát huy vai trò của gia đình và cộng đồng với công tác bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em trong thời gian tới. Nghiên cứu này đã đưa ra nhiều
phát hiện thú vị về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đề xuất hệ
thống khuyến nghị gồm 4 điểm qua tổng hợp các kết quả nghiên cứu từ 6 đề
tài nhánh. Cho dù, lượng mẫu trong nghiên cứu chưa đủ lớn để có thể suy
rộng ra cho toàn bộ khối dân cư, nhiều khía cạnh về trẻ em chưa được phân
tích sâu, đầy đủ, nhưng kết quả nghiên cứu đã cung cấp cho giới hữu trách,
những người hoạch định chính sách những số liệu và sự đánh giá, khái quát
khá mới mẻ và bổ ích. Mặc dù vậy, nghiên cứu cũng chỉ nhấn mạnh đến vai
trò của gia đình và cộng đồng trong việc BVCS&GDTE chứ chưa đi sâu vào
vấn đề nhận thức về quyền trẻ em.
- Với mục đích tổng kết 10 năm thi hành Luật BVCS&GDTE để đánh
giá sự chuyển biến nhận thức và tình hình thực hiện Luật của các tầng lớp
nhân dân, các tổ chức, các đoàn thể xã hội và đặc biệt là việc thực hiện chủ
trương, chính sách cho trẻ em của các cấp chính quyền địa phương, từng bước
nâng cao nhận thức và trách nhiệm với công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục
trẻ em, năm 2001, Trung tâm Thông tin – Tư liệu và Nghiên cứu –
UBBV&CSTE Việt Nam tiến hành cuộc điều tra: “Một số khó khăn và cản
trở qua 10 năm thực hiện Luật BVCS&GDTE (1991-2000)”. Các vấn đề như
4
4
5

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ LÊ NA
nhận thức về Luật của các nhóm lãnh đạo, người nuôi dưỡng trẻ trực tiếp, của
chính trẻ em; Những khó khăn và cản trở khi thực hiện Luật; Những đề xuất,
sửa đổi, bổ sung Luật và các chính sách có liên quan… là những nội dung
chính của nghiên cứu. Có thể nói đó là những đánh giá tổng hợp có giá trị
cung cấp một cái nhìn khá tổng thể về những thành tựu và hạn chế qua 10
năm thực hiện Luật. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chưa đề cập nhiều đến
vấn đề nhận thức của người dân về quyền trẻ em.
- Báo cáo “Hoạt động, tư vấn – xây dựng chương trình truyền thông –
vận động quyền trẻ em giai đoạn 2001 – 2005” do PLAN INTERNATIONAL HÀ
NỘI tài trợ, Hà Nội, 2001 – Trịnh Hoà Bình và cộng sự thực hiện đã đánh giá
nhận thức của người dân về Luật BVCS&GDTE và một số quyền cơ bản của
trẻ em trên 9 tỉnh/ thành phố. Từ đó xây dựng chương trình truyền thông –
vận động quyền trẻ em giai đoạn 2001 – 2005. Báo cáo đã đưa ra được những
kết quả bước đầu về nhận thức của người dân về quyền trẻ em, tuy nhiên mục
đích chính của nghiên cứu này là xây dựng chương trình truyền thông – vận
động về quyền trẻ em chứ không phải là nghiên cứu sâu nhận thức về quyền
trẻ em.
- “Nhận thức và dư luận xã hội qua 10 năm thực hiện Luật
BVCS&GDTE”, chuyên luận, Trung tâm Truyền thông – Vận động xã hội, Hà
Nội 2001, do Trịnh Hoà Bình, Đặng Nam và cộng sự thực hiện. Với mục đích
tổng hợp những kết quả chính về mặt nhận thức và đánh giá của các nhóm đối
tượng về Luật BVCS&GDTE (Dư luận xã hội) từ đó đưa ra những khuyến
nghị, giải pháp cho chương trình hành động quốc gia vì trẻ em của Việt Nam
trong thời gian tới. Đề tài đã đi sâu tìm hiểu nhận thức của xã hội nói chung
về Luật BVCS&GDTE, cũng như tác động của Luật BVCS&GDTE tới nhận
thức của họ. Nhận diện thực trạng dư luận xã hội hiện nay về thành tựu và
hạn chế trong quá trình thực hiện Luật BVCS&GDTE qua các số liệu tiêu
5
5

6
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ LÊ NA
biểu thu thập trong 10 năm qua của UBBV&CSTEVN. Từ thực trạng trên,
báo cáo đề xuất một số khuyến nghị về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em. Nhìn chung chuyên luận chủ yếu
tập trung tìm hiểu về nhận thức của người dân về Luật BVCS&GDTE.
Ngoài ra còn một số nghiên cứu trong nước có sự tham gia của tổ chức
nước ngoài như: UNICEF, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý: “Chuyên đề về
Luật Việt Nam và Công ước quốc tế bảo vệ trẻ em trước tệ nạn lạm dụng tình
dục”, 1998.
Như vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu về trẻ em nói chung và quyền trẻ
em nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên lại tập trung đi sâu vào vấn đề
truyền thông – vận động về quyền trẻ em hay đánh giá qúa trình thực hiện
quyền trẻ em (trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Luật
BVCS&GDTE) mà chưa đi sâu tìm hiểu xem nhận thức của người dân đi đến
đâu và họ đã hiểu về quyền trẻ em như thế nào? với nghiên cứu “Nhận thức
của người dân Hà Nội về quyền trẻ em” tác giả mong muốn góp phần làm
phong phú thêm những nghiên cứu về vấn đề này.
Như vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu về trẻ em nói chung và Quyền trẻ
em nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên tập trung đi sâu vào vấn đề
truyền thông – vận động về quyền trẻ em hay đánh giá quá trình thực hiện
Quyền trẻ em (trong “Công ước quốc tế về Quyền trẻ em và Luật bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em” mà chưa tìm hiểu xem truyền thông – vận động
về Quyền trẻ em đã thực sự đi sâu vào nhận thức của người dân đến đâu? Và
họ đã hiểu về Quyền trẻ em như thế nào? Với nghiên cứu này tác giả mong
muốn đóng góp một phần làm phong phú thêm những nghiên cứu về Quyền
trẻ em.
2.3. Quy định của Liên hợp quốc về Quyền và bổn phận của trẻ em.
6
6

7
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ LÊ NA
Các quyền và bổn phận của trẻ em của trẻ em nói chung đã ghi nhận
một cách rõ ràng trong Công ước về Quyền trẻ em của Liên hợp quốc. Công
ước này được Đại hội đồng Liên hợp quốc chính chức thông qua ngày
20/11/1989 nhân kỷ niệm 30 năm ngày thông qua “Tuyên ngôn về quyền trẻ
em” (1959- 1989) và kỷ niệm 10 năm “Năm quốc tế thiếu nhi” (1979- 1989).
Văn bản quốc tế quan trọng này được đại diện 61 nước ký vào ngày
26/1/1990 đến nay đã có 195 nước ký và phê chuẩn.
Trong năm thiếu nhi Việt Nam 1989- 1990, Việt Nam đã ký Công ước
về Quyền trẻ em ngay trong ngày đầu tiên Công ước được mở cho các nước
ký (26/1/1990) và trở thành một nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai
trên thế giới phê chuẩn Công ước (20/2/1990) mà không bảo lưu. Qua đó Nhà
nước ta cam kết với Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế là sẽ thực hiện đầy
đủ các điều khoản của Công ước.
Các Quyền trẻ em trong Công ước được quy định ở 40 điều khác nhau.
Tựu chung các quyền của trẻ em được chia thành 4 nhóm chính.
+ Nhóm quyền được sống.
Trẻ em phải được chăm sóc từ trong bào thai, khi ra đời phải được công
nhận, có giấy khai sinh, có quốc tịch, quyền được nhận cha, mẹ đẻ, có gia
đình (hoặc gia đình thay thế) được chăm sóc cơm ăn, áo mặc, chữa bệnh khi
ốm đau, được cứu chữa khi có chiến tranh… Những quyền này là quyền cơ
bản đảm bảo sự sống của trẻ em.
7
7
8
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ LÊ NA
Ảnh sưu tầm báo Văn hoá - Thông tin số ra ngày 3/3/2005
+ Nhóm quyền phát triển.
Trẻ em cần có mức sống tốt đảm bảo khoẻ mạnh về thể chất tâm thần,

trí tuệ, đạo đức, được tiếp xúc với các nguồn thông tin cần thiết, được học
hành theo khả năng, năng khiếu của mình, được nghỉ ngơi, vui chơi giải trí
theo đặc điểm lứa tuổi và sở thích cá nhân, được sử dụng tiếng mẹ đẻ và phát
triển nhân cách theo bản sắc văn hoá dân tộc. Những quyền này là quyền cơ
bản đảm bảo sự phát triển đầy đủ nhất của mỗi trẻ em.
8
8
9
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ LÊ NA
Ảnh sưu tầm báo Mẹ và Bé, số tháng 4/2006
+ Nhóm quyền được bảo vệ.
Trẻ em phải được bảo vệ tránh mọi sự phân biệt đối xử, được bảo vệ
trước những tệ nạn xã hội, buôn bán trẻ em, xâm hại tình dục, nghiện ma tuý,
bạo lực, làm nhục mạ về thể chất và tinh thần… được bảo vệ khỏi bị bóc lột
về kinh tế và làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… Những
quyền này là quyền cơ bản bảo đảm trẻ em không bị lôi kéo, xô đẩy vào tệ
nạn xã hội, bạo lực và bóc lột.
9
9
10
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ LÊ NA
Ảnh sưu tầm báo Mẹ và Bé, số tháng 4/2006
+ Nhóm quyền được tham gia.
Trẻ em được tham gia vào các hoạt động xã hội theo khả năng, sở thích
và nguyện vọng của trẻ em, được nêu ý kiến của mình trong các cuộc họp về
vấn đề liên quan đến quyền và sự phát triển của trẻ em. Đây là các quyền cơ
bản để trẻ em được rèn luyện đưa quyết định trước những vấn đề của cuộc
sống.
10
10

11
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ LÊ NA
(1): Với chủ đề “Đánh thức ước mơ, ngời sáng tương lai” các em đã được
thoả sức vẽ và thể hiện biết bao ước mơ và hình dung của mình về tương lai
ngời sáng mai sau. Ảnh sưu tầm báo Thế giới phụ nữ , số ra ngày 29/11/2004
11
11
12
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ LÊ NA
(2) Cuộc thi “Em vẽ tương lai” giúp cho trẻ em vẽ ra ước mơ của mình. Cuộc
thi mang lại một sân chơi bổ ích cho các em, mặt khác cuộc thi còn dấy lên
động thái mới trong xã hội, kêu gọi người lớn quan tâm nhiều hơn nữa đến
đời sống tinh thần của trẻ em. Ảnh sưu tầm báo Thế giới phụ nữ, số ra ngày
20/12/2004.
Như vậy, Công ước quốc tế về quyền trẻ em của Liên hợp quốc đã thể
hiện và khẳng định những quyền của trẻ em như quyền của con người nói
chung. Đó là các quyền được có họ tên và quốc tịch, được học tập, được
hưởng an toàn xã hội, chăm sóc sức khoẻ. Tuy nhiên các quyền trẻ em trong
Công ước được xác định là quyền nhằm nâng cao hay bổ sung thêm vào
quyền con người nói chung đã được công nhận, có xét đến nhu cầu và đặc thù
của trẻ em. Vì vậy nguyên tắc bao trùm Công ước là “Trẻ em có quyền được
chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt do còn non nớt về thể chất và trí tuệ”.
12
12
13
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ LÊ NA
Các nhóm quyền trên không chỉ được nêu ra trong Công ước quốc tế
mà còn được phản ánh đầy đủ trong hệ thống Luật pháp Việt Nam mà trước
hết là Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2.4. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề Quyền trẻ

em.
Ở Việt Nam, trẻ em từ 0 đến 16 tuổi chiếm 43,6% dân số, hàng năm có
khoảng 1,5 triệu trẻ em được sinh ra. Về mặt văn hoá và truyền thống, trẻ em
được coi là niềm hạnh phúc của gia đình và tương lai của đất nước. Trẻ em là
lớp công dân đặc biệt mà Nhà nước và xã hội phải chăm sóc, tạo những ưu
tiên cho việc tạo môi trường thuận lợi, trong lành để trẻ em được bảo vệ và
chăm sóc.
Việt Nam đã ký và phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em của Liên hợp
quốc. Trong những năm qua mặc dù còn có những khó khăn nhưng các điều
khoản cơ bản của Công ước về quyền trẻ em đã dần dần được đưa vào chiến
lược phát triển và Luật pháp quốc gia. Những bước quan trọng đã được thể
hiện để thi hành Công ước nhằm tăng việc bảo vệ quyền trẻ em. Các văn bản
pháp Luật quan trọng liên quan đến trẻ em như: Luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục tiểu học, Bộ Luật Lao động và Bộ
Luật Dân sự được ban hành trong đó có vận dụng các điều khoản của Công
ước về quyền trẻ em.
Với tinh thần “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”, Đảng và Nhà nước
luôn mong muốn những điều tốt đẹp cho trẻ em. Điều này được minh chứng
bằng những chính sách ưu tiên đối với trẻ em qua: một số chương trình, Quyết
định, Chỉ thị, liên quan đến trẻ em: Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em
1999 – 2000, Chỉ thị 38/CT-TW của Ban Bí thư TW Đảng về tăng cường bảo vệ
và chăm sóc trẻ em, tiếp đó đến quyết định số 34/1991/QĐ-TTG ngày
13
13
14
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ LÊ NA
27/12/1991 của Thủ tướng chính phủ về trẻ em, tổng kết chương trình quốc gia
hành động về trẻ em 1999 – 2000; Xây dựng chương trình hành động quốc gia vì
trẻ em 2001 – 2010; Chỉ thị số 55CT/TW ngày 28/6/2000 của Bộ Chính trị về
tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ,

chăm sóc và giáo dục trẻ em; Quyết định số 23 ngày 25/02/2001 phê duyệt
chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010.
Bằng những chính sách, chương trình hoạt động chăm lo đến trẻ em
Chính phủ đã quyết tâm thực hiện có hiệu quả Công ước quốc tế về trẻ em,
từng bước đưa nội dung cơ bản của Công ước vào các chiến lược kinh tế – xã
hội. Các Quyền trẻ em đã được ghi vào trong hiến pháp và các đạo Luật khác
nhau như : Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật hôn nhân và gia
đình… Ngoài ra, còn có một số văn bản chỉ thị khác nữa thể hiện sự quan tâm
sâu sắc của Đảng và Chính phủ đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn.
Bên cạnh đó, nhiều cơ quan tổ chức xã hội đã có các hoạt động về
BVCS&GDTE như : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có phong trào toàn dân đoàn
kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư gắn với công tác bảo vệ và chăm
sóc trẻ em (1996).
Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đã ban hành nhiều văn bản để
hướng dẫn và tổ chức hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, và thực
hiện quyền trẻ em, trong đó có những hoạt động rất thiết thực và cụ thể như
thành lập: “Quỹ bảo trợ trẻ em”, “Hướng dẫn: Tiêu chuẩn xây dựng xã,
phường phù hợp với trẻ em” (01/6/2004); Hội Liên Hiệp (HLH) Thanh Niên
Việt Nam cũng đã phát động phong trào vì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn bằng nhiều hình thức cuộc sống khác nhau. Đặc biệt là xây dựng những
đội tuyên truyền thanh niên có kỹ năng nghiệp vụ vận động phòng chống các
14
14
15
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ LÊ NA
tệ nạn xã hội… tổ chức vận động truyền thông với nhiều hình thức thay đổi
nhận thức và hinh vi của người dân trong công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Hội Liên Hiệp (HLH) Phụ nữ Việt Nam đã có
nhiều chính sách khuyến khích, nỗ lực lồng ghép các hoạt động trong khuôn

khổ Hội với vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Hội nông dân Việt
Nam có chương trình hành động vì trẻ em nông thôn. Hội đã phối hợp liên
ngành, lồng ghép nội dung chương trình đào tạo nguồn lực. Đưa nội dung
chương trình vào văn kiện Đại hội, nội dung công tác của hội; Đoàn Thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh với cuộc vận động “ Xã hội tình nguyện vì trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt” với các mục tiêu cụ thể như: bảo vệ trẻ em, ngăn chặn
trẻ em phạm tội. Giúp đỡ trẻ em mồ côi lang thang cơ nhỡ. Chăm sóc trẻ em
bị hậu quả chất độc màu da cam …
Nhiều chương trình, chính sách, mục tiêu ở tầm quốc gia đã được triển
khai và có tác động mạnh mẽ đến nhận thức của cả người dân ở cả nông thôn,
thành thị cũng như tác động đến việc thực hiện Quyền trẻ em nói riêng. Các
chương trình, chính sách đó phần nào làm cho đời sống của nhân dân nói
chung và trẻ em nói riêng được nâng lên nhiều. Tuy nhiên, ở một khía cạnh
nào đó vẫn có điều cần bàn đến chủ trương, chính sách, chương trình của Nhà
nước. Các chủ trương, chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra
với những mục tiêu hết sức tốt cho người dân, nhưng khi triển khai ở tuyến cơ
sở thường nảy sinh hoặc thiếu chiều sâu, hoặc hình thức, ít chú ý đến vấn đề
trọng tâm, chậm đi vào thực chất.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
3.1. Ý nghĩa khoa học.
15
15
16
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ LÊ NA
- Góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận vấn đề nhận thức của người dân
Hà Nội về quyền trẻ em. Qua đó, bổ sung, làm phong phú thêm cách nhìn
nhận, đánh giá vấn đề của người dân về quyền trẻ em.
- Đề tài cũng góp phần làm sáng tỏ những khái niệm liên quan đến vấn
đề nghiên cứu như: nhận thức, quyền trẻ em, trẻ em, truyền thông. Mặt khác,
đề tài cũng góp phần làm phong phú thêm các tiếp cận lý thuyết về vấn đề

nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.
- Cung cấp bức tranh thực trạng nhận thức của người dân Hà Nội về
quyền trẻ em, những yếu tố tác động đến nhận thức của người dân. Trên cơ sở
đó, giúp các nhà làm công tác truyền thông – vận động, những người làm
công tác trẻ em có cách nhìn nhận chính xác hơn thực trạng nhận thức về
quyền trẻ em của người dân, từ đó đề ra những kế hoạch truyền thông – vận
động nâng cao nhận thức về quyền trẻ em cho người dân thành phố Hà Nội.
- Kết quả đề tài có thể là tài liệu tham khảo có giá trị với các cán bộ
quản lý cấp phường, các nhà truyền thông – vận động về quyền trẻ em, những
người làm công tác trẻ em ở Hà Nội, cũng như các sinh viên cao đẳng, đại
học, những ai quan tâm nghiên cứu vấn đề quyền trẻ em.
- Bằng việc chỉ ra thực trạng, những mặt tích cực và hạn chế của công
tác truyền thông – vận động về quyền trẻ em ở Hà Nội, những giải pháp mà
đề tài đưa ra có thể giúp hoàn thiện các kế hoạch, chương trình truyền thông –
vận động nâng cao nhận thức của người dân Hà Nội về quyền trẻ em.
4. Đối tượng, mục đích, khách thể và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Nhận thức của người dân Hà Nội về Quyền trẻ em.
16
16
17
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ LÊ NA
4.2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu mức độ hiểu biết của trẻ em, các bậc cha mẹ, cộng đồng về
quyền trẻ em và việc thực hiện các Quyền trẻ em.
- Đánh giá của trẻ em, các bậc cha mẹ và cộng đồng về những thành công
và hạn chế của công tác truyền thông – vận động thực hiện Quyền trẻ em.
Bước đầu đề xuất một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả công tác
truyền thông vận động về Quyền trẻ em.

4.3. Khách thể nghiên cứu.
Khách thể nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Ông (bà), cha/mẹ của trẻ em.
- Giáo viên
- Trẻ em
- Lãnh đạo các tổ chức xã hội cấp phường, quận, thành phố Hà Nội.
- Cán bộ làm công tác Dân số, Gia đình, Trẻ em.
- Một số cơ quan tổ chức quốc tế có liên quan đến các hoạt động quyền
trẻ em (Unicef/Plan/SKUK …)
4.4. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài này được thực hiện thông qua việc xử lý và phân tích một phần
số liệu của đề tài “Điều tra cơ bản về nhận thức, thái độ, hành vi của cộng
đồng phục vụ xây dựng chiến lược truyền thông vận động về quyền trẻ em
giai đoạn 2006 – 2010” do TS. Trịnh Hoà Bình – Viện Xã hội làm chủ nhiệm.
Cụ thể, đề tài đã phân tích số liệu khảo sát tại địa bàn Hà Nội.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
17
17
18
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ LÊ NA
5.1. Phương pháp luận chung.
Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở khoa học nhằm
biện giải cho vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện.
Xem xét vấn đề nghiên cứu trong sự tương tác và mối quan hệ biện
chứng với các vấn đề xã hội khác chứ không tồn tại một cách độc lập, riêng
lẻ, các vấn đề liên quan đến vấn đề nghiên cứu được nhìn nhận một cách
khách quan trong sự vận động, biến đổi của quá trình hình thành, phát triển.
Phương pháp luận chung nói trên cho chúng ta một quan điểm đúng đắn khi
tiến hành lập luận phân tích các vấn đề lý luận, thực tiễn trong quá trình

nghiên cứu đề tài, đồng thời đây cũng là cơ sở khoa học cho việc lựa chọn sử
dụng các phương pháp cụ thể nhằm luận giải cho vấn đề nghiên cứu.
18
18
19
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ LÊ NA
5.2. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân tích tài liệu: Sử dụng phương pháp này tác giả tiến
hành phân tích các văn kiện, Luật, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, đặc biệt
là sử dụng, phân tích nguồn số liệu và báo cáo “Điều tra cơ bản về nhận thức,
thái độ, hành vi của cộng đồng phục vụ xây dựng chiến lược truyền thông vận
động về quyền trẻ em giai đoạn 2006- 2010” của Phòng Xã hội học sức khoẻ
và phát triển- Viện xã hội học. Đồng thời kết hợp và phân tích sách, báo, những
thông tin từ Internet, các đề tài nghiên cứu xã hội học, những công trình khoa
học có liên quan đến Quyền trẻ em. Việc tiếp cận nhiều nguồn thông tin sẽ giúp
tác giả luận văn thu được nhiều thông tin liên quan đến chủ đề nghiên cứu giúp
cho sự so sánh, đánh giá vấn đề nghiên cứu được sâu sắc hơn.
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết.
6.1. Giả thuyết nghiên cứu.
- Nhận thức của nhóm ông, bà/ cha, mẹ và ngay cả một số cán bộ Dân
số - Gia đình - Trẻ em về các nhóm quyền ghi trong Công ước quốc tế về
Quyền trẻ em vẫn còn nhiều hạn chế, chỉ dừng lại mức độ chung chung hoặc
bề nổi, chưa đầy đủ và thực sự sâu sắc.
- Nhận thức của trẻ em về quyền của mình còn nhiều hạn chế bởi
phương thức truyền thông chưa phù hợp, nội dung truyền thông còn chung
chung, thời lượng truyền thông chưa nhiều, tính chất một chiều của truyền
thông, những người cung cấp thông tin cho trẻ em (thầy cô giáo, ông bà/cha,
mẹ, cán bộ có trách nhiệm) cũng chưa thực sự hiểu sâu về quyền trẻ em.
- Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp có ảnh hưởng đến
nhận thức của người dân Hà Nội về quyền trẻ em.

19
19
20
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ LÊ NA
- Giới tính, cấp học của trẻ em khác nhau thì nhận thức về quyền trẻ em
khác biệt nhau.
MÔI TRƯỜNG KINH TẾ – XÃ HỘI
Truyền
thông
đại
chúng
NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN HÀ NỘI VỀ QUYỀN TRẺ EM
Giới tính
Tuổi
Trình độ học vấn
Nghề nghiệp
Công ước quốc tế về quyền trẻ em
Bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ em
6.2. Khung lý thuyết.
+ Giải trình khung lý thuyết.
20
20
21
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ LÊ NA
- Biến can thiệp gồm có:
+ Môi trường kinh tế xã hội. Trong đó đề tài nhấn mạnh đến những nhân
tố có ảnh hưởng đến nhận thức của người dân Hà Nội về Quyền trẻ em.
+ Truyền thông đại chúng: Hiện nay truyền thông đại chúng với nhiều
hình thức đa dạng và phong phú (Các tổ chức Chính phủ và Phi Chính Phủ)
đã và đang tác động rất lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội nói chung và

trong vấn đề về Quyền trẻ em nói riêng.
Sự tham gia của tổ chức Đảng, chính quyền: Vai trò của tổ chức Đảng
và chính quyền các cấp trong công tác truyền thông - vận động Quyền trẻ em
là rất lớn trước tiên là ở tính định hướng. Sự tham gia của Đảng uỷ và chính
quyền trong công tác Quyền trẻ em thể hiện qua các việc ban hành và triển
khai các văn bản, nghị quyết, chỉ thị liên quan xuống cơ sở nhằm tạo môi
trường chính trị thuận lợi, sự ủng hộ, đồng tình của dư luận xã hội.
Các tổ chức như: UNICEF, PLAN INTERNATIONAL và một số tổ
chức khác như: Liên minh các tổ chức phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ
em, Tổ chức cứu trợ nhi đồng Anh (SCUK)… Là những tổ chức Phi Chính
Phủ có nhiều hoạt động giúp đỡ trẻ em và cộng đồng nâng cao nhận thức,
thực hiện Quyền trẻ em ở Việt Nam với nhiều hoạt động truyền thông vận
động. Điều này đã tác động một phần không nhỏ đến nhận thức cũng như thái
độ và hành vi của người dân Hà Nội về Quyền trẻ em.
- Biến độc lập: Là các đặc điểm cá nhân của người trả lời như: Giới
tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp.
- Biến phụ thuộc: Là Nhận thức của người dân Hà Nội về Quyền trẻ em.
Để tìm hiểu nhận thức của người dân Hà Nội về Quyền trẻ em hiện nay, tác giả
xin đưa ra 2 tiêu chí (đề cập đến nhận thức của người dân Hà Nội về 2 nội dung
21
21
22
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ LÊ NA
cơ bản) đó là: Nhận thức của người dân Hà Nội về Công ước quốc tế về Quyền trẻ
em và nhận thức của người dân Hà Nội về bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ em.
7. Những khó khăn khi thực hiện đề tài.
Đây là lần đầu tiên tác giả thực hiện một đề tài khoa học độc lập nên
ít nhiều gặp những khó khăn về kinh nghiệm, cách thức triển khai…
Do nguồn số liệu của đề tài rất lớn. Mặt khác, đề tài không còn lưu số
liệu gốc, điều này dẫn đến khó khăn khi phân tích các tương quan trên một địa

bàn cụ thể (Hà Nội).
Các nghiên cứu về nhận thức, thái độ, hành vi về Quyền trẻ em ở Việt
Nam còn rất ít nên tác giả chủ yếu tham khảo báo cáo tổng hợp của đề tài:
“Điều tra nhận thức, thái độ và hành vi phục vụ xây dựng chiến lược truyền
thông – vận động về Quyền trẻ em giai đoạn 2006 – 2010” do TS. Trịnh Hoà
Bình chủ nhiệm.
22
22
23
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ LÊ NA
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các lý thuyết liên quan.
1.1.1. Lý thuyết vai trò.
Vai trò của cá nhân không chỉ đơn giản liên quan đến những hành vi
được xã hội quan sát xem các cá nhân có thực hiện hay không mà trong thực
tế còn bao gồm xã hội quan niệm những hành vi đó phải được thực hiện.
Những điều mà mỗi cá nhân sẽ phải làm cho đúng với mong muốn của xã hội
được gọi là những chuẩn mực và giá trị xã hội đó. Những đòi hỏi quan trọng
nhất đối với vai trò cá nhân không chỉ là các thực tế xảy ra mà còn là những
cái có liên quan đến sự mong đợi, kỳ vọng, chuẩn mực, quy ước của xã hội
đối với những hành vi của mỗi cá nhân. Người làm cha thì phải thực hiện một
loạt những hành động theo khuôn mẫu, quy định của xã hội có từ trước, nghĩa
là phải yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, đảm bảo cho con cái có
điều kiện phát triển cả thể chất và trí tuệ. Chỉ khi làm đúng như vậy thì anh ta
mới được coi là đã hoàn thành trách nhiệm của người cha đối với con.
Thực tế, mỗi cá nhân tham gia nhóm xã hội khác nhau, nên đảm nhiệm
những vai trò khác nhau. Ví dụ một đứa trẻ vừa có vai trò là một đứa con, một
học sinh… Tuy nhiên, dù có nắm vững, đảm nhận nhiều vai trò trong hoạt
động xã hội, thì các cá nhân đều phải hoàn thành tất cả để đáp ứng những qui
định, chuẩn mực, giá trị xã hội đã đặt ra. Một đứa trẻ khi ở nhà đảm nhận vai

trò làm con thì phải nghe lời ông bà, bố mẹ, yêu thương anh chị em, ngoan
ngoãn. Còn khi ở trường, lớp, là một học sinh thì phải lễ phép với thầy cô,
hoà nhã với bạn bè, phấn đấu học giỏi … Đôi khi chính các em thể hiện đúng
vai trò của mình trong hoạt động xã hội là đã một phần nâng cao quyền của
chính mình trong đó.
23
23
24
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ LÊ NA
Lý thuyết này áp dụng vào đề tài với mục đích, tìm ra vai trò của cộng
đồng, của giáo viên, ông bà, cha mẹ trong việc nâng cao nhận thức về quyền
trẻ em cho trẻ em nói chung và con em mình nói riêng. Đặc biệt gia đình có
một vai trò hết sức quan trọng trong vấn đề này. Như vậy giúp ta đặt ra một
loạt câu hỏi. Cộng đồng đã thể hiện đúng vai trò của mình với trẻ em chưa?
Ông bà, cha mẹ đã thể hiện đúng vai trò của mình cho con em mình chưa?
(Trong vấn đề nâng cao nhận thức về Quyền trẻ em cho trẻ em).
1.1.2. Lý thuyết truyền thông.
- Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng: Kiến trúc thượng
tầng và cơ sở hạ tầng là một trong những thành phần cơ bản cấu thành hình
thái kinh tế xã hội. Trong các hình thái kinh tế xã hội thì kiến trúc thượng tầng
bị quy định bởi cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên quy định này không mang tính máy
móc, một chiều mà mang tính độc lập tương đối với cơ sở hạ tầng. Kiến trúc
thượng tầng có thể tác động, ảnh hưởng trở lại cơ sở hạ tầng, giúp hoàn thiện
cơ sở hạ tầng của mỗi xã hội. Mối quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng và cơ
sở hạ tầng là mối quan hệ biện chứng. Hoạt động của truyền thông đại chúng
thuộc về thượng tầng kiến trúc xã hội các phương tiện truyền thông đại chúng
có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và hành vi tích cực cho
công chúng. Đồng thời nó là động lực làm ổn định và phát triển.
- Một số nhà xã hội học cho rằng người mở đầu cho môn khoa học
nghiên cứu tác động của phương tiện truyền thông đại chúng đối với công

chúng là MaxWeber. Ông đã luận chứng về mặt phương pháp luận cho sự cần
thiết của môn xã hội học báo chí và vạch ra phạm vi các vấn đề nghiên cứu.
+ Hướng vào các tập đoàn, tầng lớp xã hội khác nhau.
+ Phân tích yêu cầu xã hội đối với nhà báo.
+ Coi trọng phương pháp phân tích báo chí.
24
24
25
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ LÊ NA
+ Phân tích hiệu quả của báo chí đối với việc xây dựng con người.
Luận điểm của MaxWeber nói rõ tác động của báo chí trong quá trình
hình thành ý thức quần chúng, và vạch ra mối liên hệ của nhân tố báo chí với
hoạt động xã hội của cá nhân, các tầng lớp xã hội. Như vậy phương tiện
truyền thông đại chúng là một tác nhân quan trọng trong việc xã hội hoá cá
nhân và hình thành dư luận xã hội.
Các phân tích thực nghiệm và lí luận xã hội học báo chí nói lên rằng
công chúng đang ngày càng tỏ ra chủ động hơn trong hoạt động giao tiếp với
các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như trong việc sử dụng thông
tin mà họ tiếp nhận được từ hệ thống ấy vào hoạt động thực tiễn. Công chúng
cũng như không phải là những bản đúc của các phương tiện truyền thông đại
chúng. Cái gọi là “Xã hội đại chúng” thực sự không đáng lo ngại như có một
người ta lầm tưởng. Các chuyển biến này có nhiều nguyên nhân như: Sự
trưởng thành về trình độ dân trí, về kinh nghiệm chính trị của người dân, sự
phổ biến ngày càng rộng rãi và sự tác động ngày càng lớn mạnh của các
phương tiện truyền thông đại chúng.
Ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đối với nhận thức, thái độ và
hành vi của công chúng không hề đơn giản.
Quá trình truyền thông 2 chiều được xác nhận là có hiệu quả hơn quá
trình truyền thông 1 chiều trong việc thay đổi nhận thức, hành vi, kỹ năng với
thông tin phản hồi giúp cho chúng ta biết ngay về việc có hiệu quả hay không

hiệu quả trong quá trình truyền thông.
Lý thuyết truyền thông có thể áp dụng vào đề tài: “Nhận thức của
người dân Hà Nội về Quyền trẻ em” như sau:
Theo hướng tiếp cận về mặt lý thuyết, con người hiểu biết các vấn đề sự
kiện, hiện tượng xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Cụ thể
25
25

×