Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiêu Chuẩn toán tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.79 KB, 25 trang )

Môn Toán
Ngô Đức Phi Thanh

Ông Lê Tiến Thành, Vụ
trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ
GDĐT cho biết:
Sau khi rà soát nội dung
chương trình và sách giáo khoa,
lãnh đạo Bộ GD&ĐT chỉ đạo Vụ
Giáo dục Tiểu học biên soạn tài
liệu giảm tải. Phải làm điều này bởi
chúng ta chỉ có một bộ sách giáo
khoa cho học sinh tiểu học cả
nước sử dụng. Trong khi đó mặt
bằng trình độ giáo viên và đặc biệt
là học sinh không đồng đều.
Vì thế, cũng một nội dung ấy
trong sách giáo khoa đối với vùng
thuận lợi là dễ, phù hợp; với vùng
khó khăn thấy nặng, khó. Để cũng
một bộ sách giáo khoa ấy nhưng sử
dụng được với tất cả mọi đối tượng
học sinh, giáo viên, Bộ GD&ĐT
cần có một hướng dẫn trong đó chỉ
ra những nội dung nào trong sách
giáo khoa là cơ bản, là cốt lõi để
dạy cho tất cả mọi học sinh; nội
dung nào là phần phát triển dành
riêng cho những học sinh khá, học
sinh ở nơi có điều kiện kinh tế xã
hội phát triển hơn.


Chúng tôi biên soạn theo từng
môn của từng lớp học. Mỗi cuốn từ
150 đến 160 trang và là của một
lớp, trong đó có hướng dẫn cho tất
cả các môn. Như vậy cả cấp học có
năm cuốn (từ lớp 1 đến lớp 5). Đây
là tài liệu dùng cho giáo viên. Các
nội dung hướng dẫn được trình bày
cụ thể ở từng tiết học.
Giáo viên trước khi tiến hành
tiết dạy cần giở sách giáo khoa ra
đối chiếu với chuẩn, từ đó xác định
nội dung nào là cốt lõi, nội dung
nào là phát triển thêm. Bộ GD&ĐT
chỉ đặt yêu cầu: Làm sao để tất cả
học sinh được học theo chuẩn.
Còn phần phát triển là tùy từng địa
phương, Bộ không yêu cầu.
Được biết, cách đây khoảng
ba năm, bà Đặng Huỳnh Mai khi đó
còn là Thứ trưởng Bộ GD&ĐT ký
một văn bản chỉ đạo thực hiện giảm
tải?
Hồi đó, Bộ chủ trương giảm
tải nhưng chưa có quy định rõ ràng,
cụ thể. Bộ chỉ đưa ra quy định
khung, tùy các địa phương thực
hiện. Nhưng các địa phương cho
rằng Bộ chỉ đạo chung chung quá
nên khó thực hiện. Tài liệu hướng

dẫn này nhằm cụ thể hoá chủ
trương giảm tải của Bộ.
Bộ Chuẩn KTKN Bậc tiểu học này là của Phạm Khắc Lập – Email: – Có tại o
Mục tiêu của chuyên đề:
1. Giúp giáo viên thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán ở Tiểu học.
2. Hệ thống những chỉ đạo chuyên môn của Bộ, của Sở.
Mục tiêu của chuyên đề:
1. Giúp giáo viên thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán ở Tiểu học.
2. Hệ thống những chỉ đạo chuyên môn của Bộ, của Sở.
1
Theo báo Tiền Phong, Thứ Năm, 09/04/2009
A. PHẦN CHUNG
Lưu ý:
- Tài liệu được biên soạn giới hạn trong phạm vi môn Toán.
- Tài liệu biên soạn theo chỉ đạo chuyên môn của Vụ Giáo dục Tiểu học, phần
riêng của tỉnh An Giang được đề cập ở lớp một dạy 2buổi/ngày theo phương
án 2.

I. Nội dung, phân phối chương trình
1. Chương trình:
Ngày 09 tháng 11 năm 2001, Bộ GDĐT ban hành Quyết định số
43/2001/QĐ-BGD&ĐT về Chương trình Tiểu học. Căn cứ chương trình trên,
Sách giáo khoa (SGK) được biên soạn hàng năm, bắt đầu từ lớp 1.

Ngày 05 tháng 5 năm 2006, Bộ GDĐT ban hành Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT về Chương trình Giáo dục phổ thông (cấp Tiểu học)
để thay thế QĐ43. Chương trình nầy được biên soạn một lượt với SGK lớp 5
nên SGK 5 được xem là “gần gũi” với QĐ16 nhất.
 Một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa QĐ43 và QĐ16:
Giống nhau:

Về kế hoạch giáo dục, môn Toán được giảng dạy với thời lượng như
sau:
Lớp 1: 4 tiết/tuần Lớp 2: 5 tiết/tuần Lớp 3: 5 tiết/tuần
Lớp 4: 5 tiết/tuần Lớp 5: 5 tiết/tuần
Và được giảng dạy trong 35 tuần (HKI: 18 tuần, HKII: 17 tuần)

Khác nhau:
1/ Về nội dung:
- Các bài toán về tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch được thay bằng Một số
dạng bài toán về quan hệ.
- Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng các số thập
phân được thay bằng Nhân một số với một tổng.
- Không giới thiệu đơn vị đo diện tích a (chỉ giới thiệu ha).
- Không thực hành đo diện tích ruộng đất và đo thể tích.

2/ Về Chuẩn kiến thức, kỹ năng: chỉ có ở QĐ16, không có ở QĐ43

2. Phân phối chương trình:
Từ năm học 2002-2003 đến nay, Bộ có rất nhiều văn bản chỉ đạo thực
hiện chương trình.
Từ phân phối chương trình cứng: tuần nầy, tiết nầy, giáo viên phải
dạy bài nầy.
Đến hướng dẫn phân phối chương trình mềm: để giáo viên tự chủ
trong thực hiện miễn làm sao dạy đủ nội dung trong từng tuần học.

Hiện nay, các trường tiểu học trong cả nước đang thực hiện công văn
số 9832/BGDĐT-GDTH ngày 01 tháng 9 năm 2006 về “Hướng dẫn thực
hiện Chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5”.
II. Sách giáo khoa, giảm tải:
1. Sách giáo khoa:

Không có sự khác biệt lớn giữa nội dung chương trình của 2 quyết
định (QĐ43, QĐ16) nên SGK 1, 2, 3, 4 vẫn tiếp tục sử dụng, chưa phải biên
soạn
lại.
SGK được biên soạn
cho học sinh cả nước sử dụng,
( dùng chuột kích vào góc mở to hình ảnh để xem cho
rõ)
Sách giáo
khoa
Học
sinh
giỏi
Học
sinh
khá
Học
sinh
trung
bình
Học
sinh
yếu
từ vùng thuận lợi đến vùng
khó khăn, từ học sinh khá giỏi
đến học sinh yếu nên đã bộc
lộ một số hạn chế. Cần thiết
phải giảm tải để áp dụng cho
vùng khó khăn.
2. Giảm tải:


SGK sử dụng chung cho học sinh tiểu học trong cả nước nên có vùng
sử dụng dễ dàng, phù hợp có vùng nặng nề, khó khăn.

Từ thực tế trên Bộ GDĐT đã có công văn
hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học. Công văn nầy
nêu nhiều vấn đề để cải tiến chất lượng giảng dạy, học tập. Trong đó có phần
nói về việc giảm tải (giảm-có thể giảm).

Nối tiếp theo đó là những công văn chỉ đạo giảm tải của Sở, của Bộ:
 Số 880/GDĐT-TH ngày 11/7/2008 của Sở GDĐT;
 Công văn số 8397/BGDĐT-GDTrH ngày 11/9/2008 của Bộ
GDĐT;
 Công văn . . ..

Để tiếp cận Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các
môn học ở tiểu học (HDTH.CKTKN) chúng ta tạm quên những văn bản
giảm tải nêu trên.
( dùng chuột kích vào góc mở to hình ảnh để xem cho rõ)
III. Chuẩn kiến thức, kĩ năng-Hướng dẫn thực hiện:

1. Chuẩn kiến thức kĩ năng theo QĐ16
Nội dung dạy học môn Toán được nêu trong Chương trình giáo dục
phổ thông - cấp Tiểu học theo từng lớp, trong đó có mức độ cần đạt về kiến
thức, kĩ năng của từng chủ đề, theo các mạch kiến thức của từng lớp.
LỚP MỘT
Chủ đề Mức độ cần đạt
I. Số
1. Các số đến
100

Biết đếm, đọc, viết các số đến 100; biết viết số có hai chữ số
thành tổng của số chục và số đơn vị; nhận biết số lượng của
một nhóm đối tượng; biết so sánh các số trong phạm vi 100;
bước đầu nhận biết thứ tự các số trên tia số.
2. Phép cộng
và phép trừ
trong phạm vi
10
Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 và biết cộng, trừ
nhẩm trong phạm vi 10; biết dựa vào các bảng cộng, trừ để
tìm một thành phần chưa biết trong phép tính; bước đầu
nhận biết về vai trò của số 0 trong phép cộng và phép trừ;
biết tính giá trị các biểu thức số có đến hai dấu phép tính
cộng, trừ (tính theo thứ tự từ trái sang phải).
3. Phép cộng
và phép trừ
không nhớ
- Biết đặt tính (theo cột dọc) và thực hiện phép cộng, phép
trừ không nhớ các số trong phạm vi 100.
- Biết cộng, trừ nhẩm (không nhớ):
 Hai số tròn chục.
 Số có hai chữ số với số có một chữ số (trường hợp phép
cộng, phép trừ ở cột đơn vị dễ thực hiện bằng nhẩm).
II. Đại lượng
1. Độ dài Biết xăng-ti-mét là một đơn vị để đo độ dài; biết đọc, viết
số đo độ dài trong phạm vi 100cm; Biết dùng thước thẳng
có vạch xăng-ti-mét để đo độ dài các đoạn thẳng (trong
phạm vi 20cm) rồi viết các số đo; biết thực hiện phép tính
với các số đo theo đơn vị xăng-ti-mét.
2. Thời gian - Biết mỗi tuần lễ có 7 ngày và tên gọi, thứ tự các ngày

trong tuần lễ.
- Biết xem lịch (loại lịch tờ hằng ngày).
- Biết đọc giờ đúng trên đồng hồ.
III. Hình học
- Bước đầu nhận biết hình tam giác, hình vuông, hình tròn.
- Nhận ra hình vuông, hình tam giác, hình tròn từ các vật
thật; biết xếp, ghép hình đơn giản; bước đầu nhận biết về
điểm, đoạn thẳng; biết nối hai điểm để có đoạn thẳng; biết vẽ
đoạn thẳng có độ dài không quá 10cm; biết nối các điểm để có
hình tam giác, hình vuông; bước đầu nhận biết về điểm ở
trong, điểm ở ngoài một hình
IV. Giải bài toán có lời văn
Biết giải các bài toán về thêm, bớt (giải bằng một phép cộng
Chủ đề Mức độ cần đạt
hoặc một phép trừ) và trình bày bài giải gồm : câu lời giải,
phép tính, đáp số.
LỚP HAI
Chủ đề Mức độ cần đạt
I. Số
1. Các số trong
phạm vi 1000
Biết đếm, đọc, viết các số đến 1000; nhận biết được giá trị
theo vị trí của các chữ số trong một số; biết phân tích số có
ba chữ số thành tổng của số trăm, số chục, số đơn vị và
ngược lại; biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ
bé đến lớn hoặc ngược lại.
2. Phép cộng và
phép trừ các số
có đến ba chữ
số

- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20; biết cộng, trừ
nhẩm trong phạm vi 20; biết cộng, trừ nhẩm các số tròn
trăm; biết cộng, trừ nhẩm số có ba chữ số với số có một chữ
số hoặc với số tròn chục hoặc với số tròn trăm (không nhớ);
biết đặt tính và tính cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 100;
biết đặt tính và tính cộng, trừ (không nhớ) các số có đến ba
chữ số; biết tính giá trị của các biểu thức số có không quá
hai dấu phép tính cộng, trừ (trường hợp đơn giản, chủ yếu
với các số có không quá hai chữ số) không có nhớ; biết tìm x
trong các bài tập dạng: x + a = b; a + x = b; x - a = b; a - x
= b (với a, b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử
dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính.
3. Phép nhân
và phép chia
- Thuộc bảng nhân và bảng chia 2, 3, 4, 5.
- Biết nhân, chia nhẩm trong các trường hợp sau: các phép
nhân, chia trong phạm vi các bảng tính đã học (bảng nhân,
chia 2, 3, 4,5); nhân, chia số tròn chục, tròn trăm với (cho)
số có một chữ số (trong trường hợp đơn giản).
- Biết tính giá trị các biểu thức có không quá hai dấu phép
tính (trong đó có một dấu nhân hoặc chia; nhân, chia trong
phạm vi các bảng tính đã học).
- Biết tìm x trong các bài tập dạng: x × a = b; a × x = b; x :
a = b (với a, b là các số bé và phép tính để tìm x là nhân
hoặc chia trong phạm vi các bảng tính đã học).
4. Giới thiệu
các phần bằng
nhau của đơn
- Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan), biết đọc, viết:
2

1
;
3
1
;
4
1
;
5
1
.
- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 2, 3, 4, 5 phần
Chủ đề Mức độ cần đạt
vị bằng nhau.
II. Đại lượng
1. Độ dài - Biết đề-xi-mét (dm), mét (m), mi-li-mét (mm), ki-lô-mét
(km) là các đơn vị đo độ dài.
- Ghi nhớ được: 1m = 10dm, 1dm = 10cm, 1cm = 10mm, 1m
= 100cm, 1m = 1000mm, 1km = 1000m.
- Biết sử dụng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét để đo
độ dài.
- Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
2. Khối lượng Biết ki-lô-gam (kg) là đơn vị đo khối lượng; biết sử dụng
một số loại cân thông dụng để thực hành đo khối lượng.
3. Dung tích - Biết lít (l) là đơn vị đo dung tích.
- Biết sử dụng chai 1 lít hoặc ca 1 lít để thực hành đo dung
tích.
4. Thời gian Biết một ngày có 24 giờ, một giờ có 60 phút; biết xem đồng
hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6; biết xem lịch để
xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày

nào đó là thứ mấy (trong tuần lễ).
5. Tiền Việt
Nam
- Nhận biết các đồng tiền Việt Nam: tờ 100 đồng, tờ 200 đồng,
tờ 500 đồng, tờ 1000 đồng.
- Qua thực hành sử dụng tiền biết được mối quan hệ giữa các
đồng tiền trên (đổi tiền trong trường hợp đơn giản).
III. Hình học
1. Hình tứ giác,
hình chữ nhật,
đường thẳng,
đường gấp
khúc
Nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác, hình chữ nhật,
đường thẳng, đường gấp khúc.
2. Độ dài
đường gấp
khúc
Biết tính độ dài đường gấp khúc khi cho sẵn độ dài mỗi đoạn
thẳng của nó.
3. Chu vi hình
tam giác, hình
tứ giác
Biết tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác khi cho sẵn độ
dài mỗi cạnh của nó.
IV. Giải bài toán có lời văn
- Biết giải và trình bày bài giải các bài toán giải bằng một
bước tính về cộng, trừ, trong đó có các bài toán về “nhiều
hơn”, “ít hơn” một số đơn vị; các bài toán có nội dung hình
học.

- Biết giải và trình bày bài giải các bài toán giải bằng một
bước tính về nhân, chia; chủ yếu là các bài toán tìm tích của
hai số trong phạm vi các bảng nhân 2, 3, 4, 5, và các bài toán
về chia thành phần bằng nhau, chia theo nhóm trong phạm vi
các bảng chia 2, 3, 4, 5.
LỚP BA
Chủ đề Mức độ cần đạt
I. Số
1. Các số đến
100000
- Biết đếm trong phạm vi 100 000: đếm thêm 1; đếm thêm 1
chục; đếm thêm 1 trăm; đếm thêm 1 nghìn
- Biết đọc, viết các số đến 100 000.
- Biết tên gọi các hàng (hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm,
hàng nghìn, hàng chục nghìn) và nêu giá trị theo vị trí của
mỗi chữ số.
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị của hai hàng kề nhau
- Biết viết một số thành tổng các số theo các hàng và ngược
lại
- Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí
của các chữ số để so sánh các số có tới 5 chữ số.
- Biết xác định số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm có
không quá 4 số cho trước.
- Biết sắp xếp các số có đến 5 chữ số theo thứ tự từ bé đến
lớn hoặc ngược lại (nhiều nhất là 4 số).
2. Phép cộng,
phép trừ
Biết đặt tính và thực hiện phép cộng các số có đến 5 chữ số
có nhớ không quá hai lượt và không liên tiếp; biết đặt tính và
thực hiện phép trừ các số có đến 5 chữ số có nhớ không quá

hai lượt và không liên tiếp. Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn
chục, tròn trăm, tròn nghìn.
3. Phép nhân,
phép chia
- Biết đặt tính và thực hiện phép nhân các số có đến 5 chữ số
với số có 1 chữ số, có nhớ không quá hai lượt và không liên
tiếp nhau.
- Biết đặt tính và thực hiện phép chia các số có đến 5 chữ số
cho số có 1 chữ số (chia hết hoặc chia có dư).
- Biết nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân, bảng
chia.
Chủ đề Mức độ cần đạt
- Biết nhân, chia nhẩm các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn
... với (cho) số có 1 chữ số (trường hợp đơn giản).
- Nhận biết được
2
1
;
3
1
; ... ;
9
1
bằng hình ảnh trực quan.
Biết đọc, viết:
2
1
;
3
1

; ... ;
9
1
- Biết tìm
2
1
;
3
1
; ...;
9
1
của một đại lượng.
- Bước đầu làm quen với biểu thức, giá trị của biểu thức.
- Thuộc quy tắc và tính đúng giá trị các biểu thức số có đến
hai dấu phép tính (có hoặc không có dấu ngoặc).
- Biết tìm thành phần chưa biết của phép tính:
+ Biết tìm thành phần chưa biết (số hạng) trong phép cộng.
+ Biết tìm thành phần chưa biết (số bị trừ, số trừ) trong phép
trừ.
+ Biết tìm thành phần chưa biết (thừa số) trong phép nhân.
+ Biết tìm thành phần chưa biết (số bị chia, số chia) trong
phép chia.
4. Yếu tố
thống kê
- Bước đầu làm quen với dãy số liệu. Biết sắp xếp các số liệu
thành dãy số liệu.
- Bước đầu làm quen với bảng thống kê số liệu. Biết ý nghĩa
của các số liệu có trong bảng thống kê đơn giản, biết đọc và
tập nhận xét bảng thống kê.

II. Đại lượng
1. Độ dài Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo độ dài
trong bảng đơn vị đo độ dài; biết đổi từ số đo có hai tên đơn
vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo; biết thực hiện các
phép tính với các số đo độ dài; biết sử dụng thước đo độ dài
để xác định kích thước các đồ vật, đối tượng thường gặp
trong đời sống; Biết ước lượng độ dài trong một số trường
hợp đơn giản.
2. Diện tích - Biết so sánh diện tích hai hình trong một số trường hợp đơn
giản (bằng cách đếm số ô vuông trong mỗi hình rồi so sánh
các số ô vuông đó hoặc bằng cách chồng hình lên nhau).
- Biết cm
2
là đơn vị đo diện tích.
3. Khối lượng Biết gam (g) là một đơn vị đo khối lượng; biết mối quan hệ
giữa kg và g; biết sử dụng các dụng cụ đo: cân đĩa, cân đồng
hồ để xác định khối lượng các đồ vật; biết ước lượng khối
lượng trong một số trường hợp đơn giản.
4. Thời gian - Biết xem đồng hồ chính xác tới phút.
- Biết 1 năm có 12 tháng, số ngày trong từng tháng. Biết xem
lịch (loại lịch tháng, năm).
5.Tiền Việt
Nam
- Nhận biết các đồng tiền: tờ 200đồng, tờ 5000đồng, tờ
10000đồng, tờ 20 000đồng, tờ 50 000đồng, tờ 100 000đ; biết
đổi tiền, tính toán trong một số trường hợp đơn giản
III. Hình học
1. Góc vuông,
góc không
- Nhận biết, gọi đúng tên góc vuông, góc không vuông.

- Biết dùng ê ke xác định góc vuông, góc không vuông.
2. Hình chữ
nhật
- Nhận biết hình chữ nhật và một số đặc điểm của hình chữ
nhật: Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng
nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.
- Biết tính chu vi, diện tích hình chữ nhật (theo quy tắc).
3. Hình vuông - Biết một số đặc điểm của hình vuông: Hình vuông có 4 góc
vuông và 4 cạnh bằng nhau.
- Biết tính chu vi, diện tích hình vuông (theo quy tắc).
4. Điểm ở giữa, - Nhận biết điểm ở giữa và trung điểm đoạn thẳng.
- Xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước
trong trường hợp đơn giản: đoạn thẳng vẽ trên giấy kẻ ô ly,
số đo độ dài đoạn thẳng là số chẵn (2cm, 4cm, 6cm, ...).
5. Hình tròn Nhận biết tâm, đường kính, bán kính của hình tròn; biết dùng
com pa để vẽ hình tròn; biết vẽ bán kính, đường kính của
một hình tròn cho trước (có tâm đã xác định).
IV. Giải bài toán có lời văn
1. Bài toán vận
dụng các kiến
thức về phép
nhân và phép
chia
Biết giải và trình bày bài giải các bài toán giải bằng một bước
tính, trong đó có các bài toán về: Áp dụng trực tiếp phép nhân,
phép chia, Gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần, Tìm
một trong các phần bằng nhau của một số, So sánh số lớn
gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn.
2. Bài toán giải
bằng hai bước

tính
Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến hai bước
tính, trong đó có bài toán liên quan đến rút về đơn vị, bài
toán có nội dung hình học.
LỚP BỐN
Chủ đề Mức độ cần đạt
I. Số
1. Đọc, viết, so 1) Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
2) Biết so sánh các số có đến sáu chữ số; biết sắp xếp bốn số

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×