LỰA CHỌN TRANG PHỤC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Biết được khái niệm trang phục, các loại trang phục và chức năng
của trang phục.
2. Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức đã học vào việc lựa chọn trang phục phù hợp
với bản thận và hoàn cảnh gia đình, đảm bảo yêu cầu về mặt thẩm mỹ
3. Thái độ: Có ý thức tiết kiệm trong việc sử dụng trang phục
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên: Tranh ảnh về các loại trang phục.
2. Học sinh: Chuẩn bị đồ dùng, sách vở, đọc và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP.
Nêu giải quyết vấn đề; hoạt động nhóm nhỏ
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC.
1. Khởi động.
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, tạo hứng thú vào bài mới.
- Thời gian: 5 phút
- Cách tiến hành: ? Nêu tính chất của vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học và vải sợi
pha?
2. Bài mới
Hoạt động : Tìm hiểu trang phục và chức năng của trang phục.
- Mục tiêu: Biết được khái niệm trang phục, các loại trang phục và chức năng của
trang phục.
- Thời gian: 33 phút
- Đồ dùng: Tranh ảnh về các loại trang phục.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS quan sát hình1.8 Tr-16
và nêu tên bộ trang phục đó. (Trang
phục đi học gồm áo, quần, mũ, balô,
giầy)
? Trang phục là gì ?
- GV nhận xét, kết luận.
? Em hãy lấy một số ví dụ về trang
phục.
?Một số vật dụng đi kèm sau một thời
gian sử dụng những vật dụng đó bị hỏng
cần phải vứt bỏ. Vậy theo em cần vứt bỏ
- HS quan sát sgk, nêu tên và trả lời câu
hỏi.
- Trang phục bao gồm các loại quần áo
và các vật dụng đi kèm với cơ thể người.
- HS lấy ví dụ trang phục đi học của
mình
- HS trả lời
như thế nào để không làm ảnh hưởng
đến môi trường?
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV cho HS quan sát các loại trang
phục trên hình 1.4 SGK.
? Em hãy cho biết sự đa dạng của các
loại trang phục.
- GV nhận xét, kết luận.
? Em hãy nêu cách phân loại trang
phục? Lấy ví dụ cho mỗi loại?
- GV nhận xét, kết luận.
? Kể tên một số trang phục dành cho các
bộ môn hoặc ngành khác?
? Em hãy nêu những hiểu biết của mình
về tác dụng trang phục?
? Nêu ví dụ về tác dụng bảo vệ cơ thể
của trang phục.
- GV dẫn dắt tác dụng của trang phục
ngoài khả năng bảo vệ cơ thể, trang
phục còn làm đẹp cơ thể.
- GV cho HS thảo luận nhóm nhỏ trả lời
câu hỏi " Em hiểu thế nào là ăn mặc
đẹp".
- GV nhận xét, kết luận.
- HS nêu sự đa dạng của trang phục.
* Cách phân loại.
+ Trang phục theo thời tiết.
+ Trang phục theo công dụng.
+ Trang phục theo lứa tuổi.
+ Trang phục theo giới tính.
- Trang phục có chức năng bảo vệ cơ thể
và làm đẹp cho con người. Trang phục
thể hiện phần nào cá tính, nghề nghiệp
và trình độ văn hoá của người mặc
- HS thảo luận nhóm về câu hỏi “thế nào
là ăn mặc đẹp?”, báo cáo kết quả thảo
luận.
3. Tổng kết.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, hướng dẫn về nhà.
- Thời gian: 7 phút
- Cách tiến hành:
* Củng cố
- GV cho HS đọc ghi nhớ sgk.
- GV nêu câu hỏi củng cố bài.
? Theo em, trang phục là gì? Cho một số ví dụ về vật dụng đi kèm trang phục.
? Trang phục có chức năng như thế nào với con người? Cho ví dụ.
* Dặn dò: Tìm hiểu trước phần II
===============================
Tiết 5
LỰA CHỌN TRANG PHỤC
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Biết cách lựa chọn trang phục phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học vào lựa chọn trang phục phù hợp với bản
thân và người khác.
3. Thái độ: Có ý thức tham gia học tập tốt, biết sáng tạo và tìm tòi cách lựa chọn
trang phục phù hợp với cơ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên: Tranh ảnh về các loại trang phục.
2. Học sinh: Chuẩn bị đồ dùng, sách vở, đọc và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP.
Nêu giải quyết vấn đề; hoạt động nhóm nhỏ
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC.
1. Khởi động.
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, tạo hứng thú vào bài mới.
- Thời gian: 5 phút
- Cách tiến hành:? Trang phục là gì? Nêu cách phân loại trang phục, lấy ví dụ?
2. Bài mới.
Hoạt động : Tìm hiểu cách lựa chọn chọn trang phục
- Mục tiêu: Biết cách lựa chọn trang phục phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi.Biết được
sự đồng bộ của trang phục.
- Thời gian: 34 phút
- Đồ dùng: H 1.5, H1.6, H1.7
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV đặt vấn đề như sách giáo khoa
- Yêu cầu hs đọc sgk trả lời các câu hỏi:
? Màu sắc, hoa văn, chất liệu của vải có
- HS đọc sgk trả lời được:
- Màu sắc, hoa văn, chất liệu vải có thể
ảnh hưởng gì đến vóc dáng cơ thể?
- GV nhận xét, kết luận.
? Vậy chọn vải có màu sắc và hoa văn
như thế nào cho phù hợp với vóc dáng
cơ thể?
- GV cho HS đọc bảng 2 SGK.
? Lựa chọn kiểu may có ảnh hưởng như
thế nào đến vóc dáng cơ thể.
- Cho HS đọc nội dung bảng 3 SGK.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1.6
và cho HS thảo luận thực hiện câu hỏi
SGK.
- GV nhận xét, bổ sung, Kết luận.
? Từ những dáng người trên hình 1.7
SGK em hãy chọn vải, kiểu may cho
từng người.
- GV nhận xét, kết luận.
? Vì sao cần phải chọn vải may mặc và
hàng may sẵn phù hợp với lứa tuổi.
GV bổ sung, kết luận.
- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1.8
làm cho người mặc gầy đi hoặc béo lên,
có thể làm cho họ duyên dáng hơn hoặc
buồn tẻ , kém hấp dẫn hơn.
- Người gầy, cao: Chọn vải màu sáng,
mặt vải bóng, kẻ sọc ngang, hoa văn to.
- Người béo, thấp: Chọn vải màu tối,
mặt vải trơn, kẻ dọc, hoa nhỏ.
- HS đọc bảng 2 sgk Tr-13
- Lựa chọn kiểu may cũng làm cho
người mặc có vẻ gầy đi hoặc béo ra.
- HS đọc bảng 3 sgk Tr-14
- HS thực hiện bài tập:
* Bài tập.
- Người cân đối: Chọn mầu sắc,hoa văn,
kiểu may phù hợp với lứa tuổi.
- Người cao, gầy: Chọn vải (màu sáng),
kiểu may tạo cảm giác đỡ cao, đỡ gầy.
- Người thấp, bé: Chọn vải màu sáng,
may vừa người tạo dáng cân đối.
- Người béo, lùn: Chọn vải kẻ sọc dọc
hoặc hoa nhỏ, kiểu may có đường nét
dọc
- Mỗi lứa tuổi có nhu cầu, điều kiện sinh
hoạt, làm việc, vui chơi và đặc điểm tính
cách khác nhau nên sự lựa chọn vải may
hoặc kiểu may cũng khác nhau.
- Trang phục đồng bộ khi có vải, kiểu
may và một số vật dụng đi kèm phải phù
hợp với vóc dáng cơ thể.
và nhận xét về sự đồng bộ của trang
phục.
? Sự đồng bộ trang phục được thể hiện
khi nào?
- GV nhận xét, kết luận.
- GV cho HS đọc ví dụ SGK và liên hệ
thực tế
3. Tổng kết.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, hướng dẫn về nhà.
- Thời gian: 6 phút
- Cách tiến hành:
* Củng cố:
? Vì sao phải chọn vải và kiểu may phù hợp với lứa tuổi?
? Mặc đẹp có hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu mốt và giá tiền trang phục không? Vì
sao?
* Dặn dò:
- Đọc trước bài 3 SGK.
- Tự nhận xét về vóc dáng của bản thân và nêu dự kiến lựa chọn vải, kiểu may cho
phù hợp với bản thân.