Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp - Giáo án Công nghệ 6 - GV:L.N.Mai:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.89 KB, 3 trang )

GIỮ GÌN NHÀ Ở SẠCH SẼ, NGĂN NẮP.

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nêu được thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và các công việc để giữ
nhà ở luôn sạch sẽ và ngăn nắp.
2. Kĩ năng: Sắp xếp được chỗ ở, nơi học tập của bản thân ngăn nắp sạch sẽ.
3. Thái độ: Rèn luyện ý thức cẩn thận, gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp để môi trường
luôn sạch đẹp.
II. ĐỒ DÙNG.
1. Giáo viên: Giáo án, TLTK
2. Học sinh: SGK, vở ghi, liên hệ thực tế.
III. PHƯƠNG PHÁP.
- Đàm thoại, hoạt động nhóm
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.
1. Khởi động: 3 phút
- Cách tiến hành: Trong đời sống, thòi gian mỗi người chúng ta gắn bó và sinh hoạt
ở ngôi nhà của mình rất lớn vì vậy bất cứ ai cũng muốn nhà mình là một tổ ấm
luôn gọn gàng ngăn nắp và sạch sẽ Vậy thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và cần
phải làm gì để giữ cho nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm
nay.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
- Mục tiêu: Nêu được thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và nhà ở lộn xộn, thiếu vệ
sinh.
- Thời gian: 20 phút
- Đồ dùng: hình 2.8 - 2.9 SGK
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV cho HS quan sát tranh hình 2.8 -
2.9 SGK , hoạt động nhóm trả lời các
câu hỏi:


? Em có nhận xét gì về các đồ dùng
trong nhà và ngoài sân của nhà ở sạch
sẽ và ngăn nắp. Thế nào là nhà ở sạch
sẽ, ngăn nắp.
- HS quan sát hình vẽ, trả lời các câu hỏi:
- Ngoài nhà : Ko có rác, lá rụng,có cây
cảnh được đặt ở vị trí thích hợp.
- Trong nhà : đồ dùng được đặt ở vị trí
tiện sử dụng, hợp lí
- Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp là nhà ở có môi
trường sống luôn luôn sạch, đẹp giúp cho
mọi thành viên trong gia đình sống thỏa
mái, giữ được sức khỏe tốt, đồng thời làm
? Em có nhận xét gì về các đồ đạc
trong nhà và ngoài sân của nhà ở lộn
xộn, thiếu vệ sinh.Tác hại của nhà ở
lộn xộn, mất vệ sinh.
- GV cho các nhóm nhận xét chéo
nhau.
- GV nhận xét và chốt kiến thức cho
từng phần.
tăng vẻ đẹp cho nhà ở.
- Ngoài nhà: Sân nhiều rác , đồ dùng để
ngổn ngang
- Trong nhà: đồ dùng vứt bừa bãi trên
bàn, dưới đất
- Nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh gây cảm
giác khó chịu, tìm kiếm vật gì trong nhà
cũng khó khăn, mất thời gian, dễ đau ốm
do môi trường ô nhiễm, làm nơi ở xấu đi,

đồ dùng dễ bị hỏng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu vấn đề sắp xếp nhà ở hợp lý.
- Mục tiêu: Nêu được sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp và các công
việc để giữ nhà ở luôn sạch sẽ và ngăn nắp.
- Thời gian: 17 phút
- Đồ dùng:
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS đọc nội dung phần 1
SGK/41.
? Tại sao phải giữ gìn nhà ở sạch, đẹp,
ngăn nắp ?
? GV cho HS lấy ví dụ và phân tích để
thấy được sự cần thiết của việc giữ gìn
nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
- GV nhận xét, kết luận.
- Yêu cầu HS đọc nội dung phần 2
SGK - Tr41.
? Muốn giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn
nắp, ta phải làm gì ?
? Em làm được những việc gì để giữ
gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
- Đảm bảo sức khoẻ cho các thành viên
trong gia đình
- Phải thường xuyên quét dọn, lau chùi,
sắp xếp đồ đạc vào đúng vị trí
- Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở
sạch sẽ, ngăn nắp.
- Phải thường xuyên quét dọn, lau chùi,
sắp xếp đồ đạc đúng vị trí.

? Trong mỗi tổ dân phố mọi người cần
thực hiện như thế nào để góp phần làm
cho môi trường trong sạch, không gây
ô nhiễm ảnh hưởng đến cuộc sống
chung.

- Kết luận: Mỗi người phải tự giác
thực hiện các công việc nghiêm túc,
nền nếp, trật tự, thường xuyên.
- Khi nấu nướng, ăn uống, cần chú ý: bát,
đĩa, ly, chén cần phải rửa, dọn, úp vào
giá; vụn thức ăn, vỏ củ quả sau khi sơ chế
phải đổ vào thùng rác
- Thường xuyên tham gia vào các công
việc nội trợ của gia đình như: dọn dẹp,
lau chùi, quét nhà, quét sân.
3. Tổng kết: 5 phút
* Củng cố:
- Hệ thống kiến thức và cho hs đọc phần ghi nhớ.
- GV gọi 1 HS liên hệ tại lớp học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài.
- Trả lời các câu hỏi SGK/41.
- Đọc trước phần I, II bài 11 SGK
========================

×