Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

nghiên cứu và đánh giá tiề m năng phát triển khu du lịch vườn xoài thành phố biên hòa, đồng nai thành khu du lịch sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 61 trang )

i

MỤC LUC :
MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.4.1 Phương pháp luận: 3
1.4.2 Phương pháp thực tế: 3
1.5 Giới hạn đề tài 4
1.6 Ý nghĩa của đề tài 4
1.6.1 Ý nghĩa khoa học: 4
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn: 4
1.7 Dự kiến kết quả nghiên cứu 4
Chương II 5
TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN XOÀI TP. BIÊN HÒA, ĐỒNG NAI 5
2.1. Các đặc điểm tự nhiên của khu du lịch sinh thái vườn xoài. 5
2.1.1. Vị trí địa lý 5
2.1.2. Địa hình 6
2.1.3. Khí hậu 7

2.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai 7
2.2.1. Kinh tế 7
2.2.2. Xã hội 9
2.3. Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Sinh thá i Vườn Xoài. 9
2.4. Định hướng phát triển khu du lịch sinh thái vườn xoài. 12
2.4.1 Mục tiêu của khu du lịch sinh thái Vườn Xoài trong việc phát triển DLST 12
2.4.2. Định hướng tổng quát 13
ii


Chương III 14
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI KHU DU
LỊCH SINH THÁI VƯỜN XOÀI TP. BIÊN HÒA ĐỒNG NAI 14
3.1. Vai trò của môi trường đối với các hoạt động du lịch 14
3.1.2. Khái niệm môi trường 14
Chức năng của môi trường sống 14
3.2. Cơ sở lý luận về DLST 15
3.2.1. Khái niệm về du lịch sinh thái 15
3.2.2. Vai trò của phát triển DLST 18
3.2.2.1. DLST với bảo vệ môi trường 18
3.2.2.2.DLST với giải quyết việc làm và các vấn đề văn hóa xã hội 19
3.2.2.3.DLST góp phần tăng GDP 19
3.2.3 Những đặc trưng cơ bản của DLST: 20
3.3. Vai trò của môi trường đối với các hoạt động du lịch 23
3.4. Hiện trạng quản lý các hoạt động du lịch tại khu du lịch sinh thái vườn xoài. 24
3.5. Các tác động đến môi trường do hoạt động du lịch tại khu du lịch sinh thái Vườn Xoài. 25
3.6. Nguồn gây tác động đến môi trường 25
3.6.1. Tác động đến môi trường đất 25
3.6.2. Tác động đến môi trường nước
26
3.6.3. Tác động đến môi trường không khí 27
3.6.4. Đa dạng sinh học 27
3.7. Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với khu du lịch sinh thái vườn xoài
(SWOT) 28
3.7.1. Những điểm mạnh (S) 28
3.7.2. Những điểm yếu (W) 30
3.7.3. Những cơ hội (O) 30
3.7.4. Những thách thức (T) 32
iii


Chương IV 34
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO TÁC ĐỘNG HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN XOÀI TP.BIÊN HÒA, ĐỒNG NAI 34
4.1 Giải pháp về quy tắc và luật về du lịch 34
Bảng 4.1. Bảng Chỉ Thị Môi Trường 35
Bảng 4.2. Các Chỉ Thị Đặc Thù Cho Từng Khu Du Lịch 36
4.2 Giải pháp tổ chức quản lý môi trường du lịch 36
4.3 Giải pháp đánh giá tác động và giám sát môi trường du lịch 37
4.3.1 Dự báo các chỉ tiêu cơ bản về hoạt động du lịch 37
4.3.2 Các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường 37
4.4 Hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường du lịch 38
4.5 Nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ môi trường 39
4.5.1 Từ các nhà quản lý, tổ chức 39
4.5.2 Từ người dân địa phương 40
4.5.3Từ du khách 40
Chương V 42
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 42

5.1 Kết luận 42
5.2 Kiến nghị 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44


iv

DANH MỤC TỪ

VIẾT

TẮT


Du lịch sinh thái

: DLST

Hệ sinh thái : HST

Ủy ban nhân dân : UBND

Thành phố : TP
















v

DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1 Hình ảnh đạp vịt giải trí trên sông ……………………………………… 16























vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của khu du lịch Vườn Xoài năm 2012……………… 21

Bảng 3.1 Dự báo tải lượng RTSH do khách du lịch tại khu du lịch sinh thái Vườn Xoài
…………………………………………………………………………………………36
Bảng 4.1 Bảng chỉ thị môi trường …….45
Bảng 4.2 Các chỉ thị đặc thù cho từng khu du lịch ……………………………………46
Nghiên cứu và đánh giá tiề m năng phát triể n khu du lị ch Vườn
Xoài TP. Biên Hòa, Đồng Na i thành khu du lịch sinh thái

GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Trần Thế Luật trang 1

Chương I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào thế kỷ 21, ngành du lịch ngày càng có những thay đổi rõ rệt. Du lịch
ngày nay đã trở thành nền kinh tế phát triển nhanh và chiếm vị trí quan trọng trong
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo thống kê của Tổ Chức Du Lịch Trên Thế
Giới (UNWTO) và Hiệp Hội Lữ Hành Quốc Tế (WTTC) năm 2000 ngành du lịch
chiếm tới 10,7% GDP của toàn Thế giới. Ở Việt Nam, năm 2007 thu nhập ngành du
lịch lên đến 11%. Ước tính lượng du khách quốc tế năm 2010 là 1100 triệu lượt, năm
2020 đạt 1600 triệu lượt du khách.
Du lịch là một ngành kinh tế mà sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với khả
năng khai thác tài nguyên, khai thác đặc tính của môi trường xung quanh. Chính vì
vậy hoạt động du lịch và môi trường có mối quan hệ qua lại hết sức gắn bó, mật thiết,
tương hỗ lẫn nhau và nếu khai thác, phát triển hoạt động du lịch không hợp lý có thể
sẽ là nguyên nhân làm suy giảm giá trị của các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng
môi trường và cũng có nghĩa là làm suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch.
Tuy nhiên, trong thực tế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, du lịch phát
triển còn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu đặt ra. Trong đó tài nguyên và
môi trường du lịch - yếu tố tiền đề cho phát triển du lịch còn chưa được bảo vệ, tôn
tạo và khai thác hợp lý. Ở nhiều khu vực hoạt động du lịch phải đối mặt với những

vấn đề môi trường khá nghiêm trọng do các hoạt động kinh tế - xã hội trong đó có du
lịch gây ra. Để giải quyết vấn đề này, việc nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải
pháp đảm bảo cho môi trường du lịch Việt Nam là một việc làm hết sức cần thiết. Kết
quả nghiên cứu sẽ góp phần tạo cơ sở để xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển du
lịch thu hút đầu tư, đề xuất các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du
lịch, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường, đảm bảo phát
triển du lịch bền vững.
Nghiên cứu và đánh giá tiề m năng phát triể n khu du lị ch Vườn
Xoài TP. Biên Hòa, Đồng Na i thành khu du lịch sinh thái

GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Trần Thế Luật trang 2

Thực hiện tốt các vấn đề môi trường sẽ đem lại lợi ích cho phát triển kinh tế, cho môi
trường và con người. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường
và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường cho khu du lịch sinh thái Vườn Xoài. TP Biên
Hòa ” được thực hiện với mục tiêu đánh giá tác động môi trường du lịch từ hoạt động
du lịch nhằm đưa ra những giải pháp bảo vệ môi trường du lịch, hướng đến phát triển
bền vững.
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu và đánh tiềm năng phát triển khu du lịch Vườn Xoài để trở thành
khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng.
- Đưa ra những giải pháp thích hợp giảm thiểu những tác động xấu từ hoạt động
du lịch đến môi trường xung quanh để trở thành khu du lịch sinh thái.
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về hoạt động của khu du lịch Sinh thái Vườn Xoài
- Tìm hiểu về hiện trạng quản lý của khu du lịch Sinh thái Vườn Xoài
- Phân tích các nguồn gây tác động đến môi trường xung quanh.
- Phân tích các tác động đến môi trường đất, môi trường nước, môi trường
không khí, đa dạng sinh học, sức khỏe cộng đồng.

- Phân tích, nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với khu du
lịch Sinh thái Vườn Xoài.
- Đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động của khu
du lịch Sinh thái Vườn Xoài.

Nghiên cứu và đánh giá tiề m năng phát triể n khu du lị ch Vườn
Xoài TP. Biên Hòa, Đồng Na i thành khu du lịch sinh thái

GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Trần Thế Luật trang 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp luận:
Hoạt động du lịch và sự phát triển của khu du lịch đối mặt với các thách thức
về:
- Ô nhiễm do nước thải không được xử lý của các hoạt động du lịch.
- Ảnh hưởng đến đa dạng sinh học
- Thiệt hại về môi trường do phát triển du lịch chưa được quản lý và chỉ
đạo thích hợp.
1.4.2 Phương pháp thực tế:
- Phương pháp thống kê, thu thập và tổng hợp tài liệu:
Thu thập các tài liệu tham khảo, tài liệu chuyên ngành liên quan đến đề tài.
Thu thập tổng hợp các tài liệu, các đề tài nghiên cứu liên quan đến hoạt động
du lịch.
Thu thập các tài liệu về khu du lịch Sinh thái Vườn Xoài
+ Các đặc điểm về địa lý, địa hình, kinh tế.
+ Các thông tin về tình trạng cơ sở hạ tầng, dịch vụ của khu du lịch Sinh
thái Vườn Xoài
+ Hiện trạng các hoạt động du lịch.
+ Tài liệu về những định hướng phát triển khu du lịch.

+ Các số liệu quan trắc môi trường.
- Phương pháp đánh giá ô nhiễm môi trường qua các số liệu thống kê, quan
trắc.
- Phương pháp xử lý số liệu, dự báo tải lượng rác thải sinh hoạt do khách
du lịch.
- Phân tích SWOT.


Nghiên cứu và đánh giá tiề m năng phát triể n khu du lị ch Vườn
Xoài TP. Biên Hòa, Đồng Na i thành khu du lịch sinh thái

GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Trần Thế Luật trang 4

1.5 Giới hạn đề tài
Đề tài nghiên cứu các vấn đề môi trường phát sinh từ hoạt động của khu du lịch Sinh
thái Vườn Xoài. TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
1.6 Ý nghĩa của đề tài
1.6.1 Ý nghĩa khoa học:
Đánh giá hiện trạng và quản lý môi trường khu du lịch dựa trên các dữ liệu đã
tổng hợp, các số liệu thống kê thực tế và mới nhất của khu du lịch Sinh thái Vườn
Xoài. Qua phân tích, dự báo lượng chất thải phát sinh trong tương lai, xây dựng các
giải pháp quản lý và kiểm soát môi trường khu du lịch.
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài “Nghiên cứu và đánh giá tiềm năng phát triển khu du lịch Vườn Xoài.
TP Biên Hòa, Đồng Nai, thành khu du lịch sinh thái” cho biết được tình trạng môi
trường xung quanh hiện nay trên địa bàn khu du lịch. Đưa ra giải pháp quản lý môi
trường tốt hơn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bảo vệ môi trường, đưa khu
du lịch Sinh thái Vườn Xoài trở thành trung tâm hoạt động du lịch thân thiện với môi
trường.

1.7 Dự kiến kết quả nghiên cứu
- Hiện trạng môi trường tại khu du lịch Sinh thái Vườn Xoài.
- Đánh giá các tác động đến môi trường từ hoạt động của khu du lịch Sinh thái
Vườn Xoài.
- Đưa ra các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường xung quanh khu du lịch.






Nghiên cứu và đánh giá tiề m năng phát triể n khu du lị ch Vườn
Xoài TP. Biên Hòa, Đồng Na i thành khu du lịch sinh thái

GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Trần Thế Luật trang 5

Chương II
TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN XOÀI TP. BIÊN HÒA,
ĐỒNG NAI
2.1. Các đặc điểm tự nhiên của khu du lịch sinh thái vườn xoài.
2.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Diện tích khoảng 5894 km ².
Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Phước.
Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Phía Tây Nam giáp TP Hồ Chí Minh.
Phía Tây giáp tỉnh Bìn Dương.
Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận.
+Giao thông:

Đường bộ:
QL1A Bắc Nam nối TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Thuận…
QL 20 nối Đồng Nai – Lâm Đồng Đà Lạt.
QL 51 nối Long Thành Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu
QL 56 nối Long Khánh Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu.
Đường sắt:
Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua tỉnh Đồng Nai dài 87,5 km với 12 ga.
Đường thủy:
Hệ thống cảng ở Đồng Nai : cảng Long Bình Tân (TP Biên Hoà), nằm trên
sông Đồng Nai.
Cảng Gò Dầu A huỵên Long Thành nằm trên sông Thị Vải.
Cảng Gò Dầu B huyện Long Thành nằm trên sông Thị Vải.
Đường hàng không:
Sân bay Biên Hoà rộng 40 km ², tương lai sẽ xây dựng sân bay quốc tế Long
Thành.
Nghiên cứu và đánh giá tiề m năng phát triể n khu du lị ch Vườn
Xoài TP. Biên Hòa, Đồng Na i thành khu du lịch sinh thái

GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Trần Thế Luật trang 6

Tọa lạc tại ấp Tân Cang Xã Phước Tân, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai, khu du
lịch sinh thái Vườn Xoài ngày càng được du khách gần xa biết đến. Sở hữu diện tích
trên 50 hecta, Vườn Xoài đang hội đủ những điều kiện để phát triển thành một khu du
lịch sinh thái, nghĩ dưỡng với nhiều mảng xanh và môi trường trong lành, là điểm đến
lý tưởng để du khách vui chơi, giải trí, nghĩ dưỡng vào những ngày cuối tuần và ngày
lễ.
Được thành lập năm 1998 đến ngày ngày 30/04/2006 khu du lịch sinh thái
vườn xoài chính thức đi vào hoạt động.
2.1.2. Địa hình

Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Trung Du, dạng địa hình chính:
Dạng địa hình núi thấp
Dạng địa hình bậc thềm.
Dạng địa hình đồng bằng.
Địa hình của Đồng Nai là sự kết hợp giữa đồng bằng và vùng trung du, có
sông suối, núi đá vôi,rừng. Điều này tạo cho tỉnh những điểm du lịch sinh thái hấp
dẫn.
Diện tích toàn khu du lịch vườn xoài: trên 50 hecta hiện có khoảng 35hecta đi
vào hoạt động.

Nghiên cứu và đánh giá tiề m năng phát triể n khu du lị ch Vườn
Xoài TP. Biên Hòa, Đồng Na i thành khu du lịch sinh thái

GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Trần Thế Luật trang 7

Hình 2.1: Hình ảnh đạp vịt giải trí trên sông
2.1.3. Khí hậu
Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn
hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. Đất đai màu mở (phần lớn là đất đỏ Bazan), có
hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa).
Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt
đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.
Nhiệt độ bình quân sơ bộ là 25,9
o
C
Số giờ nắng trung bình sơ bộ là 2.454 giờ
Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn
khoảng 22.301,6 mm phân bố theo vùng và theo vụ. Vì thế, Đồng Nai đã sớm hình
thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, những vùng cây ăn

quả nổi tiếng,…cùng với nhiều cảnh quang thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi
cho ngành du lịch phát triển.
Độ ẩm trung bình sơ bộ là 82%.

2.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai
Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2012 là 2.559.673 người. Trong đó:
Phân theo khu vực thành thị - nông thôn là: Thành thị là 855.703 người; nông
thôn là: 1.703.970 người.
Phân theo giới tính: Nam là: 1.270.120 người, chiếm 49.62%; Nữ là: 1.289.554
người, chiếm 50.38%.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1.12%.
2.2.1. Kinh tế
+Nông nghiệp:
Cây lương thực : lúa, ngô, sắn, khoai…
Cây công nghiệp: cao su (đứng thứ 3 trong cả nước sau Bình Dương và Bình
Phước), cà phê, điều, hồ tiêu, mía, bông vải, thuốc lá…
Nghiên cứu và đánh giá tiề m năng phát triể n khu du lị ch Vườn
Xoài TP. Biên Hòa, Đồng Na i thành khu du lịch sinh thái

GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Trần Thế Luật trang 8

Chăn nuôi: lợn, gia cầm, trâu bò…
Ngư nghiệp: nghề nuôi cá bè trên hồ Trị An và sông Đồng Nai.
+Công nghịêp:
Công nghiệp là ngành kinh tế chính của tỉnh Đồng Nai.
Các khu công nghiệp: KCN Amata, An Phước, Bầu Xéo, Biên Hoà I, Biên Hoà
II, Dệt May Nhơn Trạch, Định Quán, Gò Dầu, Hố Nai, Long Khánh, Long
Thành,Loteco, Nhơn Trạch I, Nhơn Trạch II, Nhơn Trạch III, Nhơn Trạch V, Nhơn
Trạch VI, Song Mây, Tam Phước, Tân Phú, Thạnh Phú, Xuân Lộc, Ông Kèo, Tân

Tạo…
Các ngành nghề chính:
Thực phẩm đồ uống, dệt may da - dày, cơ khí và sản xuất kim loại, hoá chất và
cao su, điện tử viễn thông, vật liệu xây dựng, công nghiệp điện ga, nước…
Tổng sản phẩm quốc nội GDP của tỉnh tăng bình quân 13.2%/năm. Trong đó,
ngành công nghiệp, xây dựng tang 14.5%/năm, dịch vụ tăng 15%/năm, nông lâm
nghiệp thủy sản tăng 4.5%/năm. Quy mô GDP theo giá thực tế năm 2012 dự kiến đạt
75.137 tỷ đồng (tương đương 4,13 tỷ USD), gấp 2,5 lần năm 2005. GDP bình quân
đầu người năm 2010 là 29,65 triệu đồng (1.629 USD), tăng gấp 2,1 lần năm 2005.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng, tỷ trọng các ngành công
nghiệp – xây dựng tang từ 57% năm 2005 lên 57.2% năm 2010; dịch vụ từ 28% lên
34% và giảm ngành nông – lâm – thủy sản từ 14,9% xuống còn 8,7%.
Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân là 17,2%
Tốc độ tang vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bình quân 19,1%/năm. Trong 5
năm 2006-2010 huy động tổng vốn đầu tư phát triển x4 hội đạt 121.500 tỷ đồng. Tốc
độ thu ngân sách bình quân 12,5%/năm, tổng thu ngân sách bình quân chiếm tỷ lệ
khoảng 23% GDP hàng năm.
Trong năm năm 2006-2010 đã phát triển them 11 khu công nghiệp, nâng tổng
số khu công nghiệp được thành lập trên địa bàn tỉnh lên 30 khu với diện tích 9.573 ha.
Về phát triển các cụm công nghiệp, đến cuối năm 2010 toàn tỉnh có 43 cụm công
nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích là 2.143 ha, trong đó có hai cụm công
Nghiên cứu và đánh giá tiề m năng phát triể n khu du lị ch Vườn
Xoài TP. Biên Hòa, Đồng Na i thành khu du lịch sinh thái

GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Trần Thế Luật trang 9

nghiệp đã đầu tư hoàn thiện hạ tầng, 6 cụm công nghiệp đang đầu tư hạ tầng, số còn
lại đang trong quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng và lập thủ tục đầu tư.
2.2.2. Xã hội

Đồng Nai có nhiều dân tộc sinh sống, phần lớn là người Việt. Ngoài ra có
người Hoa, Xtiêng, Chơ Ro, Chăm, Mạ Đồng Nai có một truyền thống dân gian khá
phong phú, đặc biệt là văn hóa của đồng bào dân tộc ít người. Tôn giáo chủ yếu ở
Đồng Nai là Phật giáo và Công giáo. Ngoài ra, một số ít người theo đạo Tin Lành, đạo
Hồi, đạo Cao Đài, Hòa Hảo.
Đồng Nai còn là quê hương của một số loại nhạc cụ dân gian độc đáo: đàn đá
Bình Đa, sáo trúc, chiêng đồng, thanh la, khèn bầu, khèn môi. Lối hát Tam Pót của
dân tộc Mạ, một loại hình hát kể có vần điệu được lưu truyền trong cộng đồng người
Mạ ở huyện Định Quán hiện đang được khôi phục lại.
2.3. Thực trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Sinh thái Vườn Xoài.
Vườn Xoài thuộc xã Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, nằm cách
thành phố Hồ Chí Minh khoảng hơn 40Km.
* Tham quan
Vườn Lan: Nằm gần cổng phía tay phải vào là Vườn Phong Lan với diện tích
gần 1,2 ha quy tụ nhiều loại lan quý hiếm, lan vũ nữ, lan ngọc điểm,…
Vườn Tre:Vườn Tre 7.2 ha trong vai trò là tạo môi trường cảnh quan, điều hòa
cảnh quan sinh thái trong KDL. Tre ở đây là loại tre không gai, cao thẳng đứng, vào
mùa còn cho măng là loại thực phẩm ngon để cho du khách thưởng thức.
Chuồng nuôi gấu: Có khoảng 40 con được nuôi theo quy trình nghiêm ngặt
được sự giám sát và gắn chíp theo giỏi của chi cục kiểm lâm tỉnh Đồng Nai. Tại phía
Nam- KDL Sinh Thái Vườn Xoài tự hào là nơi nuôi gấu trong môi trường bán hoang
dã gấu sinh sản đầu tiên. Ngoài việc nuôi gấu đáp ứng nhu cầu tham quan của du
khách khi đến Vườn Xoài, Gấu còn cho mật là loại thuốc quý hiếm, trị được nhiều
bệnh tât.
Nghiên cứu và đánh giá tiề m năng phát triể n khu du lị ch Vườn
Xoài TP. Biên Hòa, Đồng Na i thành khu du lịch sinh thái

GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Trần Thế Luật trang 10


Chuồng cá sấu: Hiện nay có khoảng trên 1.500 con cá sấu lớn nhỏ được nuôi
tại khu chuồng nuôi cá sấu. Ngoài việc tham quan cá sấu, thịt cá sấu ngon, da cá sấu
làm được nhiều sản phẩm như: ví, túi xách, thắt lưng, giày,…các sản phẩm thuộc da
từ cá sấu có bán tại Siêu Thị Mini Vườn Xoài – ngay cổng chính.
Chuồng Chim: Nơi quy tụ nhiều loại chim quý hiếm như công, gà sao, le le
(vịt trời) các loại chim cò vv đến đây quý khách như lạc vào một khu rừng thiên
nhiên hoang dã, tạo cho du khách cảm giác lạ, các em nhỏ thích thú.
Khu Nuôi Đà Điểu: Hiện nay trang trại nuôi Đà Điểu có khoảng trên 1500.00
con lớn nhỏ, Đà Điểu được cô chủ nhập từ châu Phi, có từ năm 1998. Trọng lượng của
Đà Điểu trưởng thành đạt khoảng 170-200kg. Đà điểu có thể chạy với vận tốc 60km.h.
Ngoài việc cho khách tham quan, cưỡi hugo, thịt đà điểu tương đương thịt bò nhưng
ngon và quý hiếm hơn, giàu chất đạm rất bổ dưỡng cho cơ thể. Da đà điểu làm ví, túi
xách, thắt lưng rất được khách hàng ưa chuộng.
Ngắm Cá Hải Tượng Khổng Lồ: Nằm ngay trước cổng của nhà hàng cây thị
HT 2 là chú cá hải tượng khổng lồ với trọng lượng hiện nay ước đạt trên 140kg với
chiều dài trên 2m. Hiện nay có 05 con tất cả được nuôi tại đây. 04 con khoảng 70kg
được mua về từ Thái Lan còn chú cá lớn trên 200 kg mua từ Sông Amazon Brazil.
Chụp hình cùng bộ sưu tập xe cổ: Với hơn 13 chiếc xe vespa cổ xưa đang
được chưng quanh khu khách sạn nhà cổ. Vườn Xoài tự hào là nơi tổ chức thành công
lễ hội xe cổ năm 2008 (ngày 30 và 31 tháng 08 năm 2008) quy tụ hơn 1200.000 chiếc
xe cổ các loại về Vườn Xoài trưng bày.
* Nghỉ dưỡng
Với 40 phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn đủ để quý khách nghỉ ngơi.
Khách sạn nhà cổ: Đây là loại phòng được thiết kế liền kề, đọc đáo, ấm cúng
với đầy đủ tiện nghi như máy lạnh, tivi màu, nước nóng lạnh, Mini bar,…khu khách
sạn nhà cổ nằm gần ngay cổng vào của Khu Du Lịch.
Khubungalow: Đây là loại phòng hiện đại, đẹp trang nhã, ấm cúng nằm cách
biệt nhau dưới tán cây tỏa bóng mát do đó rất yên tĩnh.
Khu nhà vườn ven suối: Là những căn nhà có con suối chảy qua vườn là nơi
gần gũi với thiên nhiên.

Nghiên cứu và đánh giá tiề m năng phát triể n khu du lị ch Vườn
Xoài TP. Biên Hòa, Đồng Na i thành khu du lịch sinh thái

GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Trần Thế Luật trang 11

* Vui chơi giải trí
Tr ượt cỏ: Đây là loại hình vui chơi mới tại Việt Nam rất được các bạn trẻ yêu
thích. Mặt cỏ non xanh, diện tích rộng thuận lợi cho trượt máng.
Cưỡi Đà Điểu: Cưỡi Đà điểu, cưỡi chú “chim” khổng lồ có nguồn gốc từ Châu
Phi này trên quảng đường 200 mét.
Chèo thuyền thúng – Kayart – Đạp Thiên Nga trên Hồ Mẫu Tử.
Chiếc thuyền nan hay ba lá đến thuyền thúng hay độc mộc, mỗi loại hình đều gắn với
một miền quê, từ thô sơ đến hiện đại. Tại Vườn Xoài mặt hồ rộng 2.7 ha độ sâu có
chổ đạt 2.5 mét rất thuận tiện cho du khách tham gia chèo thuyền thúng 04 người/
thúng, hay Kayart 02 người/ chiếc.
Đi xe đạp đơn, đôi, xe điện: Với không gian rộng rãi thoáng mát, những con
đường nhựa dài nằm dưới tán cây xanh rất thuận tiện cho việc khám phá Vườn Xoài
với nhiều loại hình khác nhau – đi bộ, xe điện, xe ngựa.
Hồ Bơi: Mặt hồ rộng, không gian đẹp, sạch sẽ và đạt tiêu chuẩn phục vụ
khách trong ngày.
Các dịch vụ khác: Ngoài ra còn có karaoke, Vườn trẻ thơ, sân tenis, câu cá
giải trí, câu cá có giải thưởng.
• Dịch vụ ăn uống
Hệ thống nhà hàng:Với 11 Nhà Hàng sức chứa lớn nhỏ khác nhau đủ để đáp
ứng nhu cầu ăn uống, tổ chức tiệc, hội nghị, sinh nhật, đám cưới hay các lễ hội lớn của
quý cơ quan xí nghiệp.
Một số món ăn tiêu biểu như:
+ Đà Điểu nướng, gỏi đà điểu, đà điểu tái chanh, đà điểu hấp gừng,…
+ Cá sấu nướng, gỏi cá sấu, lẩu cá sấu,…

+ Trứng cá sấu, trứng đà điểu…vv
Hệ thống phòng hội nghị hội thảo: Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ phòng
máy lạnh, phòng quạt, phòng họp giữa lòng hồ yên tĩnh thoáng mát, phòng tách
biệt vv đảm bảo phục vụ quý công ty tổ chức hội họp, ngày hội công ty.
• Lượng khách du lịch và doanh thu khu du lịch sinh thái Vườn Xoài
Nghiên cứu và đánh giá tiề m năng phát triể n khu du lị ch Vườn
Xoài TP. Biên Hòa, Đồng Na i thành khu du lịch sinh thái

GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Trần Thế Luật trang 12

Bảng 2.1 Lượng khách du lịch và doanh thu
Năm Lượt khách (người) Doanh thu (triệu đồng)
2008
84640
466800
2009 97336 536820
2010
111936
617343
2011
128726
709944
2012 148035 816436

2.4. Định hướng phát triển khu du lịch sinh thái vườn xoài.
Du lịch sinh thái đang dấy lên trong giới lữ hành và bảo tồn ngày một tăng,
nguồn gốc của nó giống như một sự tiến hoá hơn là một cuộc cách mạng. Du lịch sinh
thái bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời.
Theo định hướng phát triển du lịch sinh thái và văn hóa trên cơ sở phong phú

và đa dạng của tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn là định
hướng mang nhiều yếu tố tích cực, linh hoạt. Một mặt, thông qua việc đưa thêm vào
các yếu tố nhân văn sẽ góp phần nâng cao và tạo điều kiện thuận lợi việc bảo vệ, giữ
gìn các giá trị văn hóa. Hiện nay, trong điều kiện du lịch được Nhà nước xem là một
ngành kinh doanh với mức độ hỗ trợ và mặt ngân sách có hạn, chỉ dừng lại ở việc đầu
tư các công trình hạ tầng trọng điểm để tạo điều kiện cho việc khuyến khích mời gọi
đầu t
ư khai thác, thì việc xã hội hóa du lịch để phát huy sức mạnh tổng hợp của các
thành phần kinh tế tham gia là yếu tố mang tính chiến lược.
2.4.1 Mục tiêu của khu du lịch sinh thái Vườn Xoài trong việc phát triển
DLST
- Vườn Xoài đang phấn đấu trở thành khu du lịch đảm bảo đúng nguyên tắc
phát triển của khu du lịch sinh thái.
Nghiên cứu và đánh giá tiề m năng phát triể n khu du lị ch Vườn
Xoài TP. Biên Hòa, Đồng Na i thành khu du lịch sinh thái

GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Trần Thế Luật trang 13

- Khai thác du lịch trên cơ sở phát triển bền vững, bảo vệ những giá trị văn hóa,
lịch sử, kinh doanh du lịch phải đảm bảo trật tự xã hội, an ninh quốc gia và an toàn
khu vực.
- Các hoạt động DLST sẽ tham gia tích cực vào việc bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ môi trường và giữ vững cảnh quan của khu du lịch.
- Phát triển kinh tế địa phương, đưa DLST trở thành kinh tế chính của địa
phương, góp phần nâng cao đời sống cho cư dân, xóa đói giảm nghèo cho người dân
và có đóng góp cho công tác bảo tồn.
- Mục tiêu chủ đạo là đưa Vườn Xoài trở thành khu du lịch sinh thài nổi tiếng,
hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.



2.4.2. Định hướng tổng quát
- Bước đầu nhanh chóng đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất
kỹ thuật và cơ sở hạ tầng để đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu cho khách du lịch
khi đến tham quan.
- Khai thác và phát triển du lịch phải đảm bảo tính bền vững, giữ gìn và bảo vệ
tài nguyên du lịch tự nhiên, môi trường sinh thái và các giá trị tài nguyên du lịch nhân
văn. Đầu tư phát triển và khai thác phải gắn liền với hoạt động tôn tạo, bảo tồn.
- Đầu tư để khhu DLST Vườn Xoài phát triển mạnh trở thành trọng điểm du
lịch của tỉnh Đồng Nai.
- Thông qua hoạt động du lịch, tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Nghiên cứu và đánh giá tiề m năng phát triể n khu du lị ch Vườn
Xoài TP. Biên Hòa, Đồng Na i thành khu du lịch sinh thái

GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Trần Thế Luật trang 14


Chương III
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI VƯ ỜN XOÀI TP. BIÊN HÒA ĐỒNG
NAI
3.1. Vai trò của môi trường đối với các hoạt động du lịch
3.1.2. Khái niệm môi trường
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con
người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người
như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
Chức năng của môi trường sống
Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn

tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước,
nhà ở cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do
môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó của con người là
có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kì.
Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người như đất,
đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung
cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc và mức độ khan hiếm và giá trị của nó trong xã
hội. - Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá
trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài nguyên sau khi hết hạn sử
dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các
quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại
phục vụ con người. Tuy nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là
có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái
và ô nhiễm môi trường.

Nghiên cứu và đánh giá tiề m năng phát triể n khu du lị ch Vườn
Xoài TP. Biên Hòa, Đồng Na i thành khu du lịch sinh thái

GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Trần Thế Luật trang 15

3.2. Cơ sở lý luận về DLST
3.2.1. Khái niệm về du lịch sinh thái
“Du lịch sinh thái”(Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam và
đã thu hút được sự quan tâm của nhiều lĩnh vực. Đây là một khái niệm rộng được hiểu
theo nhiều góc độ khác nhau. Đối với một số người, “Du lịch sinh thái” được hiểu một
cách đơn giản là sự kết hợp ý nghĩa của hai từghép “Du lịch” và “sinh thái”. Tuy
nhiên cần có góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn để hiểu du lịch sinh thái một cách đầy
đủ. Với khái niệm này, mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như: tắm
biển, nghỉ mát…đều được hiểu là du lịch sinh thái.

Có thể nói cho đến nay khái niệm về DLST vẫn được hiểu dưới nhiều góc độ khác
nhau với nhiều tên gọi khác nhau . Cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận nhằm đưa ra
một định nghĩa chung được chấp nhận về DLST, đa số ý kiến tại các diễn đàn quốc tế
chính thức về DLST đều cho rằng: DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ
trợ các hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái. Du khách sẽ
được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao
hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác
động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa.
DLST là loại hình du lịch có những đặc tính cơ bản sau:
Tổ chức thực hiện và phát triển dựa vào những giá trị thiên nhiên và văn hóa
bản địa.
Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái.
Có giáo dục và diễn giải về môi trường.
Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng.
Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về DLST lần đầu tiên được Hector Ceballos-
Lascurain đưa ra vào năm 1987: “DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn
ít bị biến đổi, với những mục đích đặc biệt : Nghiên cứu, tham quan với ý thức trân
trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”.
Theo Allen.K(1993): “DLST đ ược phân biệt với các loại hình thiên nhiên khác về
mức độ giáo dục cao về môi trường sinh thái, thông qua hướng dẫn viên có nghiệp vụ.
Nghiên cứu và đánh giá tiề m năng phát triể n khu du lị ch Vườn
Xoài TP. Biên Hòa, Đồng Na i thành khu du lịch sinh thái

GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Trần Thế Luật trang 16

DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức
được giáo dục để biến bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác
bảo vệ môi trường. Phát triển DLST là giảm thiểu tác động của du khách đến văn hóa
và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng quyền lợi tài chính do du lịch

mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên”
Định nghĩa của(Wood,1991): “Du lịch sinh thái là du lịch đến với những khu vực
còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn
hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo những cơ
hội về kinh tế ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người
dân địa phương”.
Một số định nghĩa về DLST có thể tham khảo như sau:
Định nghĩa của Nêpal: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cao sự tham gia của
nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng cường phát
triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, đồng thời sử
dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào.
Định nghĩa của Malaysia: Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch thăm viếng một cách
có trách nhiệm với môi trường tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận
hưởng và trân trọng các giá trị của thiên nhiên và những đặc tính văn hóa kèm theo,
trước đây cũng như hiện nay), mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh
hưởng của du khách không lớn, và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham
dự một cách tích cực có lợi về xã hội và kinh tế.
Định nghĩa của Australia: DLST là du lịch dựa vào thiên nhiên có liên quan đến sự
giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên và được quản lý bền vững về mặt sinh
thái.
Định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái Quốc tế: DLST là việc đi lại có trách
nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi
cho người dân địa phương. Trong đó yếu tố quản lý bền vững bao hàm cả nội dung hỗ
trợ phát triển cộng đồng.
Nghiên cứu và đánh giá tiề m năng phát triể n khu du lị ch Vườn
Xoài TP. Biên Hòa, Đồng Na i thành khu du lịch sinh thái

GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Trần Thế Luật trang 17


Có rất nhiều định nghĩa khác về DLST trong đó Buckley (1994) đã tổng quát như
sau: “Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản lý bền vững, hỗ trợ bảo tồn, và
có giáo dục môi trường mới được xem là du lịch sinh thái”.
Như vậy DLST là hoạt động du lịch không chỉ đơn thuần là du lịch ít tác động đến
môi trường tự nhiên mà là du lịch có trách nhiệm với môi trường tự nhiên, có tính
giáo dục và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại
lợi ích cho cộng đồng địa phương.
Ở Việt Nam, DLST là một lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa những thập kỷ 90
của thế kỷ XX, song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về
du lịch và môi trường. Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ nhìn nhận
khác nhau. Khái niệm về DLST cũng chưa có nhiều điểm thống nhất. Để có được sự
thống nhất về khái niệm làm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn của
DLST, Tổng cục du lịch Việt Nam đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như
ESCAP, WWF…có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế Việt
Nam về DLST và các lĩnh vực liên quan, tổ chức hội thảo quốc gia về “Xây dựng
chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7 đến 9/9/1999. Một trong
những kết quả quan trọng của hội thảo lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa về DLST ở
Việt Nam, theo đó: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa
gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững,
với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
DLST còn có những tên gọi khác nhau:
Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism)
- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature based Tourism)
- Du lịch môi trường (Environmental Tourism)
- Du lịch đặc thù (Particcular Tourism)
- Du lịch xanh (Green Tourism)
- Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism)
- Du lịch bản xứ (Indigennous Tourism)
- Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism)
- Du lịch nhậy cảm (Sensitized Tourism)

Nghiên cứu và đánh giá tiề m năng phát triể n khu du lị ch Vườn
Xoài TP. Biên Hòa, Đồng Na i thành khu du lịch sinh thái

GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Trần Thế Luật trang 18

- Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism)
- Du lịch bền vững (Sustainable Tourism)
3.2.2. Vai trò của phát triển DLST
Phát triển DLST là khai thác có hiệu quả những giá trị của tài nguyên DLST
kèm theo những giá trị về cơ sở hạ tầng và lao động, tạo ra sức hấp dẫn về tài nguyên
DLST bằng các sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của du khách,
đem lại lợi ích cho xã hội. Sự phát triển DLST có vai trò vô cùng to lớn.
3.2.2.1. DLST với bảo vệ môi trường
Môi trường và du lịch có mối quan hệ biện chứng với nhau. Môi trường là các
thông số đầu vào, tiền đề để phát triển mạnh du lịch, ngược lại thông qua phát triển
DLST sẽ giúp môi trường được bảo vệ và nâng cao chất lượng.
DLST được xem là công cụ tốt nhất để bảo tồn thiên nhiên, nâng cao chất
lượng môi trường, đề cao các giá trị cảnh quan và nhận thức của toàn dân về sự cần
thiết phải bảo vệ hệ sinh thái (HST) dễ bị tổn thương, khống chế sự thay đổi của môi
trƣờng sinh thái, khắc phục những tài nguyên đang bị hủy hoại.
Phát triển DLST đồng nghĩa với bảo vệ môi trường vì DLST tồn tại gắn với
bảo vệ môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điển hình. DLST được xem là công cụ
bảo tồn đa dạng sinh học, nếu các hoạt động DLST được thực hiện một cách đúng
nghĩa thì sẽ giảm thiểu được các tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học. Sở dĩ như
vậy là vì bản chất của DLST là loại hình du lịch dựa trên cơ sở các khu vực có tính
hấp dẫn cao về tự nhiên và có hỗ trợ cho bảo tồn tựnhiên.
Bên cạnh đó, việc phát triển DLST còn đặt ra yêu cầu đồng thời khuyến khích
và tạo điều kiện về kinh phí để nâng cấp cơ sở hạ tầng, duy trì và bảo tồn các thắng
cảnh, tuyên truyền, vận động người dân địa phương thông qua các dự án bảo vệ môi

trường, ngoài ra, DLST còn tạo cơ hội để du khách ủng hộ tích cực trong việc bảo tồn
tài nguyên môi trường.
Nghiên cứu và đánh giá tiề m năng phát triể n khu du lị ch Vườn
Xoài TP. Biên Hòa, Đồng Na i thành khu du lịch sinh thái

GVHD : Th.S Lê Thị Vu Lan
SVTH : Trần Thế Luật trang 19

DLST còn t ạo động lực quan trọng, khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường và duy
trì HST. Người dân khi nhận được lợi ích từ hoạt động DLST, họ có thể hỗ trợ ngành
du lịch và công tác bảo tồn tốt hơn, bảo vệ các điểm tham quan.
Không chỉ dừng lại ở đó DLST còn khuyến khích cải thiện cơ sở hạ tầng địa
phương gồm đường xá, cầu cống, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin
liên lạc…nhờ đó mà ngày càng thu hút khách du lịch và cải thiện môi trường địa
phương.
Như vậy phát triển DLST ngoài việc thỏa mãn những nhu cầu mong đợi của du
khách nó còn duy trì, quản lý tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường và là “Bí quyết
để phát triển bền vững”.
3.2.2.2.DLST với giải quyết việc làm và các vấn đề văn hóa xã hội
Việc phát triển DLST tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao
động, đặc biệt là cộng đồng địa phương.
DLST phát triển làm thay đổi cách sử dụng tài nguyên truyền thống, thay đổi
cơ cấu sản xuất, thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân dựa trên cơ sở tài nguyên và
nội lực của mình. Phát triển DLST góp phần cải thiện đáng kể đời sống văn hóa xã hội
của nhân dân. DLST tạo điều kiện đẩy mạnh sự giao lưu văn hóa giữa du khách và
người địa phương, góp phần làm cho đời sống văn hóa - xã hội những vùng này càng
trở lên sôi động hơn, văn minh hơn.DLST phát triển tốt, nhiều dịch vụ du lịch chất
lượng cao được tăng cường, điều đó tạo điều kiện giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Tuy nhiên về mặt người dân bản địa dù dưới hình thức nào khi đã thương mại hóa thì
văn hóa của họ cũng bị ảnh hưởng, du lịch luôn du nhập những thói quen có thể tốt có

thể tiêu cực. DLST sẽ góp phần hạn chế tối thiểu mặt tiêu cực thông qua giáo dục có
mục đích cho du khách, cộng đồng địa phương khi tham gia vào hành trình DLST.
3.2.2.3.DLST góp phần tăng GDP
Du lịch là một ngành kinh doanh sinh lợi hơn bất kỳ một ngành kinh tế nào
khác. Lợi nhuận hàng năm mang lại cho các quốc gia này hàng trăm triệu USD.
Theo số liệu điều tra của hiệp hội DLST thế giới thì DLST chiếm khoảng 20%
thị phần du lịch thế giới, ước tính DLST đang tăng trưởng hàng năm với tốc độ trung

×