Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

đánh giá hiện trạng phân loại chất thải rắn tại nguồn cho các siêu thị co.opmart ở thành phố hồ chí minh và đầ xuất biện pháp hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 101 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM










ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP





ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÂN LOẠI
CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN CHO CÁC
SIÊU THỊ CO.OPMART Ở TP.HCM VÀ
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP HIỆU QUẢ




Ngành: MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG




Giảng viên hướng dẫn : GS.TS HOÀNG HƯNG
Sinh viên thực hiện :CAO LÊ UYÊN PHƯƠNG
MSSV: 1091081073 Lớp: 10HMT2


TP. Hồ Chí Minh, 2012
BM05/QT04/ĐT
Khoa: Môi trường & CNSH

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

(Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo ĐATN)

1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài
Cao Lê Uyên Phương MSSV: 1091081073 Lớp: 10HMT2
Ngành : Môi trường
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
2. Tên đề tài : Đánh giá hiện trạng phân loại rác tại nguồn cho các siêu thị Co.opmart ở
TP.HCM và đề xuất biện pháp thích hợp
3. Các dữ liệu ban đầu :
- Tổng quan về CTR và hệ thống thu gom trên địa bàn TP .HCM
- Thông tin về các hệ thống siêu thị Co.opmart trên địa bàn TP.HCM
- Tìm hiểu về dự án phân loại rác thí điểm tại các hệ thống siêu thị Co.opmart
4. Các yêu cầu chủ yếu :
- Thu thập tài liệu, số liệu chi tiết về hiện trạng CTR tại các siêu thị Co.opmart trên
địa bàn TP.HCM gồm nguồn phát sinh, khối lượng và hệ thống thu gom.
- Khảo sát và đánh giá quá trình thực hiện phân loại rác tại các siêu thị Co.opmart
- Đề xuất các biện pháp khắc phục trong tương lai khi thực hiện PLCTRTN.

5. Kết quả tối thiểu phải có:
1) Quá trình thực hiện phân loại rác ở các siêu thị thực hiện khảo sát
2) Kết quả khảo sát khách hàng và siêu thị thể hiện qua các đồ thị
3) Hình ảnh trong quá trình đi khảo sát tại các siêu thị Co.opmart
Ngày giao đề tài: 21/05/2012 Ngày nộp báo cáo: 17/8/2012


Chủ nhiệm ngành
(Ký và ghi rõ họ tên)

TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….
Giảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên)





Giảng viên hướng dẫn phụ
(Ký và ghi rõ họ tên)
BM05/QT04/ĐT

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn ban Giám hiệu trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.
Hồ Chí Minh. Trong quãng thời gian học tập, các thầy cô trong trường đặc biệt là các
thầy cô trong Khoa môi trường và công nghệ sinh học tận tình chỉ dạy, truyền đạt cho
em những kiến thức quý báu.
Lòng biết ơn chân thành xin gởi tới thầy Hoàng Hưng là giáo viên hướng dẫn
chính, đã có những nhận xét góp ý quan trọng trong quá trình em làm luận văn.

Lòng biết ơn sâu sắc nhất xin gởi tới ba mẹ những người đã có công nuôi dưỡng
và dạy dỗ em, luôn khuyến khích động viên và hỗ trợ em rất nhiều trong suốt chặng
đường học tập.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Trung Việt, cô Huỳnh Anh đã hỗ trợ em
về thu thập tài liệu và tạo điều kiện cho em tham gia cuộc họp dự án triển khai
PLCTRTN, và các anh chị khác làm việc ở Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM.
Đồng thời cũng cảm ơn tất cả bạn bè của em, những người luôn bên cạnh, động viên
và giúp đỡ em.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !

TP.HCM, tháng 07 năm 2011






LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung của luận văn này hoàn toàn không sao chép từ bất kì đồ án
nào mà tất cả dựa trên quy trình khảo sát, nghiên cứu từ thực tế và các tài liệu tham
khảo từ mạng. Các số liệu và kết quả đạt được trong đồ án là trung thực.
Đồ án tốt nghiệp

1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ những năm trở lại đây, với sự phát triển bùng nổ của khoa học kỹ thuật và
công nghệ thông tin đã góp phần không ít cho nền kinh tế nước nhà. Bằng chứng là
nhiều doanh nghiệp, công ty ra đời, các KCN, khu chế xuất mọc lên nhiều hơn, các

sản phẩm tạo ra phong phú hơn để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con
người. Xã hội phát triển đồng nghĩa với việc lượng rác phát sinh do con người hoạt
động gia tăng, đó là điều tất yếu. Song điều đáng nói là rác thải tại Việt Nam chưa
được xử lý triệt để dẫn đến tác động xấu tới môi trường, không chỉ làm mất đi vẻ
mỹ quan đô thị, mà còn gây ô nhiễm môi trường và thậm chí là ảnh hưởng tới sức
khỏe con người theo thời gian. TP.HCM được ước tính mỗi ngày phát thải khoảng
hơn 7000 tấn rác thải.
Với dân số hơn 9 triệu người (2010) tại TP.HCM thì có thể nói đây là một con
số đang ở mức báo động. Chúng ta đã và đang lãng phí quá nhiều nguồn rác thải
gồm 60% những thứ bị vứt vào thùng rác có thể tái chế, 50% rác thải gia đình có thể
làm phân compost, 100% thuỷ tinh đã sử dụng có thể tái chế trong khi đem chôn lấp
thì hàng trăm năm sau mới phân hủy. Thế nhưng với tình trạng rác hỗn hợp hiện tại
chưa được phân loại thì làm phân compost sẽ gặp nhiều trở ngại hơn do thiếu nguồn
rác hữu cơ “sạch” và làm mất thời gian và tiền bạc của ban quản lý nhà nước và các
công ty chức năng thu gom, xử lý. Khối lượng rác thải quá nhiều, vượt quá khả
năng thu gom, vận chuyển của các công ty môi trường đô thị, thêm vào đó người
dân không tham gia vào việc thu gom xử lý rác, không tuân thủ quy định đổ vứt rác.
Ngoài ra, ở nông thôn, khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt cũng đang gia
tăng, đặc biệt là túi ni lông, chai lọ thủy tinh, kim loại, các bãi rác đầu làng ứ đọng
không những gây ô nhiễm môi trường mà còn làm mất cảnh quan làng xã…Mặt
khác, quỹ đất BCL có hạn mà rác thải thì ngày một gia tăng, chúng ta không thể cứ
mãi chọn biện pháp chôn lấp để đối phó với rác thải mà cần có biện pháp giải quyết
đúng đắn ngay từ đầu để có thể giảm lượng CTR trước khi đem đi xử lý và tạo quy
trình tuần hoàn vật chất cho tương lai. Để giải quyết tình trạng ô nhiễm chất thải rắn
Đồ án tốt nghiệp

2

thì Nhà nước ta phải có chiến lược cụ thể, mô hình đồng bộ và thống nhất cho tất cả
nguồn thải. Phân loại rác tại nguồn là phương án tối ưu và hữu hiệu giúp giải quyết

một cách cơ bản những vấn đề nóng của môi trường do rác thải gây ra. Phân loại rác
còn giảm áp lực thu gom, xử lý cho công ty đô thị, phục vụ cho công nghệ tái chế,
tái sử dụng, giảm chi phí vận hành, kiểm soát BCL và đem lại lợi ích kinh tế cho
nước nhà.
Với những luận điểm nêu trên thì chọn áp dụng phương pháp phân loại rác tại
nguồn vừa nâng cao khả năng và ý thức cho cộng đồng người dân vừa nâng cao
hiệu quả tái sử dụng các nguồn tài nguyên và giảm được lượng rác thải phải chôn
lấp. Vì vậy đề tài: “ Đánh giá hiện trạng PLCTRTN cho các siêu thị Co.opmart ở
TP.HCM và đề xuất giải pháp thích hợp ” không chỉ góp phần đánh giá chương
trình phân loại rác tại nguồn tốt hơn mà còn tạo ra bước khởi đầu của công nghệ tái
chế.
2. Tình hình nghiên cứu
Đầu tháng 12/2011 vừa qua các hệ thống siêu thị Coopmart đã bắt đầu tham
gia chương trình PLCTRTN (bao gồm cả các siêu thị ở những tỉnh khác cũng áp
dụng chương trình này trong kinh doanh), Sở Tài nguyên và môi trường TPHCM đã
đặt ra mục tiêu trong 2 năm nữa phải hoàn thành công tác phân loại rác tại nguồn ở
các siêu thị, chợ, trung tâm thương mại và các cao ốc văn phòng…Để chương trình
này đạt được hiệu quả cao thì sự hợp tác của các siêu thị, doanh nghiệp, khu thương
mại và kể cả các hộ gia đình là rất cần thiết. Đây là các nơi mà đơn vị công ích đảm
nhận việc thu gom. Trong thời gian này, lực lượng rác dân lập sẽ được tổ chức lại
để có thể bắt đầu công tác thu gom rác đã được phân loại ở các khu dân cư. Chương
trình này không chỉ giúp quản lý chất thải đồng bộ hơn mà còn nâng cao ý thức cho
cộng đồng để bảo vệ môi trường. Tại các siêu thị Co.opmart, khách hàng cho rác
thải vào 2 thùng rác: thùng màu xanh chứa chất thải hữu cơ (thức ăn thừa, rau, củ,
quả…), thùng màu xám chứa chất thải vô cơ (chất thải còn lại). Từ việc phân loại
này, chất thải hữu cơ sẽ phục vụ cho quá trình sản xuất phân compost, chất thải còn
Đồ án tốt nghiệp

3


lại bao gồm giấy, cacton, thủy tinh, chai nhựa làm nguyên liệu tái chế. Đây chính là
điểm quan trọng trong việc phân loại rác tại nguồn.
3. Mục đích đề tài
- Nêu phương án thực hiện thí điểm PLCTRTN ở các siêu thị Coopmart trênđịa
bàn TP.HCM.
- Đánh giá hiệu quả quá trình thực hiện phân loại rác tại nguồn ở các siêu thị
Coopmart.
- Nâng cao ý thức cho khách hàng đi siêu thị nói riêng và cộng đồng nói chung.
- Đề xuất các biện pháp thích hợp để chương trình phân loại được hoàn thiện
hơn.
4. Nhiệm vụ đề tài
- Tổng quan về hiện trạng chất thải rắn trên TP.HCM.
- Thu thập số liệu, khảo sát về chương trình phân loại rác tại nguồn của khách
hàng tại các siêu thị Co.opmart.
- Đưa ra những thuận lợi – khó khăn khi thực hiện tại các siêu thị Co.op mart.
- Đề xuất các giải pháp hữu ích và hình thức tuyên truyền rộng rãi tới cộng
đồng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá hiệu quả quá trình thực hiện PLCTRTN ở các hệ thống siêu thị
Co.opmart trên địa bàn TP.HCM cần khảo sát hiện trạng tại một số siêu thị (10/22
hệ thống siêu thị), khảo sát các khách hàng đi siêu thị kèm theo phiếu khảo sát với
các câu hỏi cụ thể. Qua quá trình điều tra, khảo sát để thu thập thông tin, sự phản
hồi cũng như ý kiến đóng góp của khách hàng từ chương trình thí điểm PLCTRTN
ở các siêu thị Co.opmart. Từ đó, có thể so sánh quy trình thực hiện PLCTRTN ở
từng siêu thị đạt kết quả như thế nào ở từng quận trên địa bàn TP.HCM. Phương
pháp nghiên cứu có thể được tóm tắt theo sơ đồ sau:


Đồ án tốt nghiệp


4



















Thu th

p s


li

u




Các siêu thị Co.opmart
Khảo sát tình hình thực hiện phân
loại PLCTRTN ở từng siêu thị
Khảo sát ý kiến đóng góp của
khách hàng về chương trình
PLCTRTN
Thống kê và xử lý số liệu
Đánh giá và so sánh
Đồ án tốt nghiệp

5

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CTR TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM VÀ
GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH PLCTRTN
1.1 Tổng quan CTR trên địa bàn TP.HCM
TP.HCM là một đô thị đặc biệt của Việt Nam, là trung tâm lớn nhất về kinh tế,
văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, là đầu mối giao lưu quốc tế,
công nghiệp và dịch vụ đa lĩnh vực. Vùng kinh tế chính của phía Nam gồm
TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh,
Long và tỉnh Tiền Giang.
Với diện tích 2.095 km
2
và dân số hơn 9 triệu dân thì TP.HCM đã đạt được
thành tựu đáng kể khi sản xuất ra một khối lượng lớn sản phẩm phục vụ nhu cầu
trong nước và xuất khẩu, TP.HCM cũng tiêu thụ một khối lượng khổng lồ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng (49 triệu KWh/ngày), đồng thời thải
vào môi trường một khối lượng tương ứng (hơn 2 triệu tấn/ngày) các loại chất thải
(lỏng, khí, rắn và bùn), bao gồm cả chất thải không nguy hại và chất thải nguy hại,

chất thải có thể tái chế và chất thải chưa có khả năng tái chế. Chất lượng môi trường
tự nhiên và cuộc sống của con người đang bị đe dọa do sự phát triển thiếu bền vững,
sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng không hiệu quả.
1.1.1 Nguồn phát sinh CTR
Nguồn phát sinh CTRSH của TP.HCM bao gồm 7 nguồn:
Khu vực dân cư là khu vực sinh sống của người dân đô thị bao gồm biệt thự,
nhà phố (hộ gia đình) riêng lẻ, nhà phố nhiều hộ, chung cư cao tầng, trung bình và
thấp tầng.
Khu vực cơ quan là khu vực văn phòng công sở (cơ quan nhà nước), văn
phòng công ty, trường học, cơ sở y tế, nhà tù, ….
Khu vực thương mại là khu vực cửa hàng tạp hóa, cửa hàng bán sỉ/lẻ, nhà
Đồ án tốt nghiệp

6

hàng/cửa hàng ăn uống, chợ/siêu thị, cửa hàng/cửa hiệu dịch vụ, trạm sửa chữa và
bảo trì xe máy.
Khu vực khách sạn, nhà nghỉ là khu vực khách sạn với các cấp (sao) khác
nhau, nhà nghỉ, phòng cho thuê, …
Khu vực công cộng là khu vực sinh hoạt chung của cộng đồng (tập trung đông
người) như quảng trường, công viên, sở thú (vườn bách thảo), tượng đài, khu thể
thao, rạp chiếu phim, rạp hát, bến xe, bến tàu, sân bay, đường phố và vỉa hè, …
Khu vực sản xuất là các cơ sở công nghiệp riêng lẻ hoặc các KCN tập trung,
KCX, KCN cao và cụm công nghiệp
Khu vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng là các bệnh viện, trung tâm y tế dự
phòng, trung tâm đa khoa …
Mọi hoạt động của người dân thành phố đều phát sinh CTRSH. Các cơ sở công
nghiệp phát sinh chất thải sinh hoạt từ căn tin, phòng vệ sinh, văn phòng…Nguồn
phát sinh CTRSH trên địa bàn TP.HCM rất đa dạng với nhiều qui mô khác nhau.
Bảng 1.1. Nguồn phát sinh CTRSH

STT

Nguồn thải Số lượng Đơn vị
1 Khu vực dân cư


Dân số năm 2010 (chưa tính đến khách vãng

lai)
7.396.446

người
Dân số năm 2010 (kể cả khách vãng lai) 9.000.000

người

Số hộ nhà biệt lập (tính trung bình 5

người/hộ)
1.479.289

hộ
Số hộ chung cư (ước tính) 400.000

hộ
2 Khu vực cơ quan 2.591 cơ sở
3 Trường học 2.139

Đồ án tốt nghiệp


7

STT

Nguồn thải Số lượng Đơn vị
Mầm non 696
Tiểu học 468
Trung học cơ sở (bao gồm cấp 1-2) 272
Trung học phổ thông (bao gồm cấp 2-3) 162
Trung cấp chuyên nghiệp 36
Đại học - Cao đẳng 75
Viện, trung tâm nghiên cứu 430
4 Doanh nghiệp nhà nước 452 cơ sở
5 Khu vực thương mại 346 cơ sở
6 Chợ 218

Chợ do thành phố quản lý 18
Chợ do quận huyện quản lý 200
7 Trung tâm thương mại, siêu thị 128

Trung tâm thương mại 31

Siêu thị (bao gồm Sài Gòn. Co.op, Big C, siêu

thị điện máy, siêu thị sách và các mặt hàng

gia dụng khác)
97
8
Khu vực khách sạn, nhà nghỉ và thương


mại
354.661 cơ sở
Nhà hàng - khách sạn 62.500
Du lịch 610
Thương mại – dịch vụ 291.551
Đồ án tốt nghiệp

8

STT

Nguồn thải Số lượng Đơn vị
9 Khu vực công cộng 734 cơ sở
10 Bưu điện 194

11 Sân bay 01

12 Bến tàu 01

13 Bến xe 5

14 Cảng 10

15
Trung tâm văn hoá nghệ thuật, TDTT, thư

viện
523


Sân bóng đá 120
Bể bơi 81
Nhà tập 270
Rạp chiếu phim và video 21
Rạp hát 5
Thư viện (thành phố + quận huyện) 26
16 Khu vực sản xuất 53.601 cơ sở
Thực phẩm và đồ uống 6.583
Thuốc lá 05
Dệt, nhuộm 3.345
May mặc 12.123
Thuộc da 2.188
Chế biến gỗ 1.954
Giấy, sản phẩm từ giấy 1.394
Đồ án tốt nghiệp

9

STT

Nguồn thải Số lượng Đơn vị
Xuất bản, in ấn 2.657
Sản xuất than, sản phẩm dầu mỏ 53
Hóa chất 1.450
Sản phẩm từ cao su 4.369
Sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại 1.310
Sản xuất kim loại 488
Sản phẩm từ kim loại 8.877
Sản xuất trang thiết bị, văn phòng 20
Thiết bị điện tử (radio, tivi ) 443


Dụng cụ y tế, dụng cụ quang học, đồng hồ các

loại
352
Xe có động cơ, rơ móc 315
Phương tiện vận tải khác 666
Trang trí, nội thất (giường, tủ, bàn ghế ) 3.579
Tái chế 648
Sản xuất và phân phối điện 3
Khai thác và phân phối nước 167
Công nghiệp khai thác 612
17 Khu vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng 12.502 cơ sở
Bệnh viện 185
Trạm y tế phường xã 317
Đồ án tốt nghiệp

10

STT

Nguồn thải Số lượng Đơn vị

Cơ sở y tế tư nhân khác (bao gồm phòng

mạch, phòng nha, phòng khám đa khoa,

chuyên khoa, nhà hộ, chốt điểm sơ cứu,

phòng chẩn đoán cận lâm sàng… - ước tính).

12.000
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh 2010.
Việc xác định và phân loại nguồn thải có ý nghĩa quan trọng cho các kế hoạch
PLCTRTN, chương trình thu phí, chương trình tuyên truyền…cho hiện tại và tương
lai.
1.1.2 Thành phần và khối lượng CTR tại TPHCM
1.1.2.1 Thành phần CTR
Thành phần CTR tại một số loại nguồn thải như hộ gia đình, trường học, nhà
hàng, khách sạn…
Trong đó hộ gia đình chiếm phần CTR nhiều nhất là thực phẩm ( 61-96%), ni
long (0,5-13%), nhựa (0,5-10%), giấy (0,7- 14,2%), thủy tinh (1,7- 4%), vải (1-
5,1%), xà bần và lá cây (1-2%), lon đồ hộp (0,98 – 2,3%) và gỗ (0,7 -3,1%). Tại các
trường học theo số liệu phân tích thống kê từ Sở Tài Nguyên và Môi trường cho thấy
hầu hết CTR ở đây có khả năng tái chế chiếm tỷ lệ khá cao như: ni lông (8,5-
34,4%), nhựa (3,5 - 18,9%) và giấy (1,5- 27,5%). Tỷ lệ các thành phần này còn thay
đổi phụ thuộc vào các cấp đào tạo và phương thức sinh hoạt ở mỗi trường như CTR
thực phẩm bán trú cao nhất (23,5- 75,8%), các trường còn lại khoảng 23,5-32,5%.
Nhà hàng, khách sạn tùy thuộc vào quy mô và cách thức quản lý sẽ phát sinh thành
phần CTR khác nhau rất lớn. Với khách sạn quy mô lớn thì gần như CTR được phân
loại trước khi thải ra ngoài, còn quy mô nhỏ thì hầu hết các thành phần giống hộ gia
đình.


Đồ án tốt nghiệp

11

Bảng 1.2. Thành phần CTR của hộ gia đình, trường học, nhà hàng và
khách sạn
STT Thành phần

Hộ gia đình Trường học
Nhà hàng và

khách sạn
% (ww) % (ww) % (ww)
1 Thực phẩm 61,0 – 96,6 23,5 – 75,8 79,5 – 100
2 Ni lông KĐK – 13,0 8,5 – 34,4 KĐK – 5,3
3 Nhựa 0,5 – 10,0 3,5 – 18,9 KĐK – 6,0
4 Vải 1,0 – 5,1 1,0 – 3,1 -
5 Cao su mềm KĐK – 0,3 - -
6 Cao su cứng KĐK – 2,8 - -
7 Gỗ 0,7 – 3,1 - -
8 Mốp xốp KĐK – 1,3 1,0 – 2,0 KĐK – 2,1
9 Giấy 0,7 – 14,2 1,5 – 27,5 KĐK – 2,8
10 Thủy tinh 1,65 – 4,0 KĐK – 2,5 KĐK – 1,0
11 Kim Loại 0,9 – 3,3 KĐK -
12 Da - KĐK – 4,2 -
13 Xà bần, đất KĐK – 10,5 - -
14 Sành sứ KĐK – 3,6 - -
15 Carton KĐK – 0,6 - KĐK – 0,5
16 Lon đồ hộp 0,98 – 2 - -
17 Pin - - -
18 Bông gòn KĐK – 2,0 - -
19 Tre, rơm rạ, lá cây

1 – 2,0 - -
Đồ án tốt nghiệp

12


STT Thành phần
Hộ gia đình Trường học
Nhà hàng và

khách sạn
% (ww) % (ww) % (ww)
20
Vỏ sò, xương
động vật
KĐK – 9,0 - -

Nguồn: Báo cáo cơ sở dữ liệu quản lý CTR – 2010
(Sở Tài nguyên và Môi trường).

Ghi chú:
KĐK – không đáng kể khi % theo khối lượng ướt < 0,5%
ww – trọng lượng ướt (wet weight)
“-“ – không phát hiện
Tại các nguồn thải, CTR thường “sạch”, dễ phân loại và dễ thu gom, độ ẩm thấp (trừ
chất thải rắn thực phẩm).
1.1.2.2 Khối lượng CTR
Với hơn 9 triệu dân, tổng khối lượng CTR đô thị phát sinh trên địa bàn TP.HCM
được ước tính khoảng 7.500 – 8.000 tấn/ngày. Trong đó, khối lượng thu gom và vận
chuyển lên BCL khoảng 6.500 – 6.700 tấn/ngày, phần còn lại là phế liệu được mua bán
để tái chế. Chỉ có một phần nhỏ, chủ yếu là các chất thải hữu cơ xả xuống đồng ruộng ở
vùng ngoại thành. Ước tính tỷ lệ gia tăng khối lượng hàng năm khoảng 7 – 8 %.







Đồ án tốt nghiệp

13

Bảng 1.3 Khối lượng CTR đô thị thống kê từ 1992 đến 2010
Năm
Khối lượng CTR
đô thị

Tỉ lệ tăng
hàng năm (%)
Tấn/năm

Tấn/ngày

1992 424.807 1.164 -
1993 562.227 1.540 32,0%
1994 719.889 1.972 28,0%
1995 978.084 2.680 35,8%
1996 1.058.468 2.900 8,2%
1997 983.811 2.695 -7,0%
1998 939.943 2.575 -4,4%
1999 1.066.272 2.921 13,4%
2000 1.483.963 4.066 39,2%
2001 1.369.358 3.752 -7,7%
2002 1.568.476 4.700 14,5%
2003 1.788.500 4.900 14,0%
2004 1.684.023 4.678 -5,8%

2005 1.746.485 4.785 3,7%
2006 1.895.889 5.194 8,5%
2007 1.971.421 5.401 3,9%
2008 2.021.593 5.538 2,5%
2009 2.121.819 5.813 4,9%
2010 2.372.500 6.500 7,4%


Bảng 1.4 Khối lượng CTR được thu gom tại từng quận huyện
STT
Khối lượng CTR thu gom (tấn/ngày)
2007 2008 2009 2010
Cty Môi

trường đô thị

(CITENCO) 2.296,31 2.323,55 2.258,38 2.601,17
Hợp tác xã 529,45 560,81 617,59 799,42
Quận 1 134,06 108,16 107,27 109,71
Đồ án tốt nghiệp

14

STT
Khối lượng CTR thu gom (tấn/ngày)
2007 2008 2009 2010
Quận 2 17,95 18,75 27,78 27,08
Quận 3 53,88 49,78 49,31 53,92
Quận 5 83,84 86,94 85,95 83,67
Quận 6 285,35 297,58 294,90 269,07

Quận 7 11,10 92,68 118,56 150,67
Quận 8 128,78 122,39 121,24 122,25
Quận 9 96,37 99,61 114,78 102,17
Quận 10 57,80 60,15 177,56 211,69
Quận 12 143,72 165,22 193,52 212,23
Phú Nhuận 275,80 266,12 267,36 261,18
Gò Vấp 126,15 120,28 134,50 164,26
Tân Bình 323,84 340,07 380,80 403,19
Tân Phú 189,25 143,31 113,45 110,37
Thủ Đức 189,89 183,36 201,37 215,31
Hóc Môn 109,46 103,93 116,82 119,92
Bình Thạnh 4,84 29,60 31,87 39,41
Bình Chánh 117,34 118,98 130,29 142,37
Bình Tân 155,52 152,98 152,93 154,23
Nhà Bè 1,90 14,53 20,79 25,78
Củ Chi 68,40 79,22 95,98 119,93
TỔNG (làm

tròn)
5.401 5.538 5.813 6.500
Đồ án tốt nghiệp

15

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường - 2010)
Nhận xét: Theo thống kê trên cho thấy khối lượng CTR phát sinh tăng 5,6 lần tính
từ năm 1992 đến năm 2010. Tỉ lệ thu gom và xử lý có xu hướng tăng dần theo thời
gian, từ 75% lên gần 85%. Tuy nhiên, khối lượng CTR xử lý thu gom được và vận
chuyển lên các BCL (qua trạm cân) năm 2004 giảm so với năm trước đó (-5,8%) là
do BCL Phước Hiệp xảy ra sự cố lún trượt và năm 2005 tỉ lệ tăng khối lượng CTR

thấp hơn các năm trước là do trạm cân tại công trường Phước Hiệp không hoạt
động khối lượng CTR được tính trung bình theo khối lượng trước khi trạm cân hư.
1.1.3 Hệ thống thu gom tại TPHCM
1.1.3.1 Phương tiện quét thu gom
Hiện tại thời gian thu gom CTR được thực hiện vào ban đêm từ 18h-22h mỗi
ngày và kết thúc trước 6h sáng hôm sau. Đối với các quận thuộc trung tâm thành
phố là quận 1, 3, 10, 5… thì công tác quét được bố trí tua để đảm bảo chất lượng vệ
sinh đường phố luôn sạch đẹp .
Ở huyện Bình Chánh vẫn tồn tại một số công nhân dùng xe ba gác cải tiến để
vận chuyển chất thải rắn nhưng số lượng không nhiều. Các quận huyện khác như
quận 4, 9, Phú Nhuận, Gò Vấp, Củ Chi vẫn còn dùng xe tự chế, thùng 240L…để
phục vụ công tác quét dọn. Ngoài ra, thành phố còn bố trí 5 phương tiện quét cơ
giới quét lau, hút cát ở các tuyến đường trọng điểm của thành phố.
1.1.3.2 Thu gom tại nguồn
1.1.3.2.1 Tồn trữ tại nguồn
Với tình trạng hiện tại hầu hết các chủ nguồn thải chưa phân loại rác tại
nguồn, các hộ gia đình tự trang bị thùng chứa CTR bằng nhựa, bằng kim loại hoặc
bằng các giỏ tre nứa, phổ biến nhất vẫn là dùng các túi ni lông đựng rác và đặt trong
các thùng chứa.




Đồ án tốt nghiệp

16








Hình 1.1 Người thu nhặt ve chai “bươi móc” rác tại thùng rác
Tại các chợ, do diện tích các sạp buôn bán có hạn nên các tiểu thương sẽ tận
dụng các khoảng trống là nơi chứa hàng. Vì thế, các CTR phát sinh sẽ bị bỏ ngay tại
các lối đi trong chợ. Sau khi tan chợ, công nhân vệ sinh sẽ thu gom CTR trong chợ.
Đối với trường học, công sở, nhà hàng, khách sạn, CTR được lưu giữ trong các
thùng chứa nhỏ được trang bị ngay trong đơn vị. Sau đó, hầu hết CTR đều được
chuyển ra đổ vào các thùng 240 lít.







Hình 1.2 Thu gom rác tại chợ và hộ gia đình
Tại các khu vực công cộng trên đường phố, vỉa hè, phần lớn chưa được bố trí
thùng CTR công cộng hoặc có nhưng không đảm bảo phục vụ theo đúng chức năng
của thùng CTR công cộng.
1.1.3.2.2 Thu gom tại nguồn
Công tác thu gom CTRSH tại thành phố do 3 nhóm đơn vị thực hiện:
- Hệ thống công lập do công ty MTĐT và 22 công ty DVCI quận/huyện (nay là
Đồ án tốt nghiệp

17

công ty TNHH MTV).
- Hệ thống dân lập do lực lượng thu gom dân lập.

- Hợp tác xã thu gom CTR (quận 2, quận 4, quận 6, quận Gò Vấp và Thủ Đức).








Hình 1.3 Thu gom rác tại TPHCM
Số liệu thống kê từ Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho thấy:
- 60% khối lượng CTR do hệ thống dân lập thu gom, 40% do HTX và công ty
DVCI thực hiện.
- Phương tiện thu gom với hơn 200 xe tải nhỏ 550kg, gần 1000 xe ba, bốn bánh
tự chế và hơn 2500 thùng 660L (3, 4 bánh).
- Nhân lực thu gom gồm khoảng 4000 người thu gom CTR dân lập, 1500 người
thu gom trong các công ty DVCI và HTX.






Hình 1.4 Quá trình thu gom phân loại rác
Hiện tại TP.HCM có 241 điểm hẹn tập trung chủ yếu ở các quận Tân Phú (76
điểm), quận 10 (41 điểm), quận 8 (17 điểm), còn lại rải rác ở các quận huyện khác.
Đồ án tốt nghiệp

18


Vị trí các điểm hẹn thường xuyên bị di dời do chất lượng vệ sinh môi trường tại các
điểm thấp.
Đơn vị quản lý điểm hẹn chủ yếu là các công ty TNHH MTV DVCI của các
quận huyện, còn lại là do công ty TNHH MTV MTĐT thành phố.

Bảng 1.5 Số lượng điểm hẹn tại các quận/huyện
STT Quận/Huyện
Điểm hẹn
2009 2010
1 Quận 1 10 9
2 Quận 2 0 2
3 Quận 3 12 10
4 Quận 4 8 10
5 Quận 5 11 7
6 Quận 6 0 0
7 Quận 7 18 12
8 Quận 8 17 17
9 Quận 9 0 0
10 Quận 10 43 41
11 Quận 11 0 0
12 Quận 12 8 8
13 Tân Bình 7 5
14 Tân Phú 76 76
15 Phú Nhuận 6 4
16 Gò Vấp 7 5
Đồ án tốt nghiệp

19

STT Quận/Huyện

Điểm hẹn
2009 2010
17 Bình Thạnh 8 9
18 Thủ Đức 0 0
19 Bình Chánh 6 5
20 Bình Tân 0 0
21 Hooc Môn 0 0
22 Củ Chi 12 12
23 Nhà Bè 11 9
24 Cần Giờ 7 7
Tổng cộng 265 241

Nguồn: Báo cáo cơ sở dữ liệu quản lý CTR – 2010
(Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM)
Số lượng điểm hẹn của từng quận/huyện phụ thuộc vào qui trình, nhân lực và
phương tiện thực hiện thu gom, vận chuyển hoặc quét dọn vệ sinh của từng địa bàn.
Theo kết quả khảo sát cho thấy, có đến 71% điểm hẹn bị ô nhiễm do mùi hôi và bụi.
Số lượng điểm hẹn có xu hướng giảm dần từ năm 2009 (265 điểm) đến năm 2010
(241 điểm).
Nhận xét: Việc giảm số lượng vị trí điểm hẹn sẽ tác động đến cự ly thu gom, vận
chuyển, số lượng trạm trung chuyển hoặc định hướng quy hoạch tuyến thu gom dọc
tuyến (thay các điểm hẹn).
1.1.3.3 Trung chuyển và vận chuyển
1.1.3.3.1 Trạm trung chuyển
Hiện tại TPHCM có 45 trạm trung chuyển CTR nhiệm vụ tập trung CTR từ các
xe thu gom dân lập, HTX, và các điểm hẹn. Từ trạm trung chuyển, CTR được vận
Đồ án tốt nghiệp

20


chuyển lên BCL bằng xe tải có tải trọng 10-15 tấn/xe.
Trạm trung chuyển được phân thành 4 loại:
Loại 1: (có 2 trạm trung chuyển)
- Công suất tiếp nhận trên 800 tấn/ngày.
- Nhà xưởng được thiết kế đạt yêu cầu, khuôn viên lớn.
- Công nghệ có phương tiện hooklif , hệ thống thu gom nước rỉ rác.
Loại 2: (có 6 trạm trung chuyển)
- Công suất tiếp nhận nhỏ từ 20-100 tấn/ngày.
- Công nghệ có phương tiện hooklif.
- Trạm trung chuyển có tường bao xung quanh, có cổng bảo vệ, mái che và sàn
tráng xi măng, có hệ thống thu gom nước rỉ rác.
Loại 3: (có 4 trạm trung chuyển)
- Công suất trên 100 tấn/ngày.
- Phương tiện vận chuyển ép kín hoặc tải ben.
- Trạm trung chuyển có tường bao xung quanh, có cổng bảo vệ, có/không mái
che và sàn tráng xi măng, có/không hệ thống thu gom nước rỉ rác.
Loại 4: (có 33 trạm trung chuyển)
- Công suất nhỏ hơn 100 tấn/ngày.
- Phương tiện vận chuyển ép kín hoặc tải ben.
- Trạm trung chuyển có tường bao xung quanh, không có cổng bảo vệ, có/không
mái che và sàn tráng xi măng, không hệ thống thu gom nước rỉ rác.







Hình 1.5 Hoạt động tại trạm ép rác kín Bà Lài (quận 6 TPHCM)

×