Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

tính toán , thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho thị xã dĩ an, tỉnh bình dương( giai đoạn 1 công suất 50.000m3 ngày.đêm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 168 trang )





i
PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp: “Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước
cấp cho thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương” là công trình tính toán, thiết kế của bản
thân. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong đồ án đã được nêu rõ trong
phần tham khảo. Các số liệu, kết quả trình bày trong đồ án là hoàn toàn trung thực,
không hề sao chép. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật
của khoa và nhà trường đề ra.
Tp. HCM, ngày 17 tháng 07 năm 2013
Ký tên


Phan Lê Ngọc Huyền


iii
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy cô. gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gừi đến quý Thầy cô ở Khoa Môi trường
và Công nghệ sinh học – Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM đã cùng


với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng
em trong suốt thời gian học tập ở trường.
Để hoàn thành đồ án này, em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến thầy
Thái Văn Nam, người đã trực tiếp hướng dẫn cho em trong suốt quá trình thực hiện
đề tài. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì em bài đồ án này
của em rất khó mà hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến anh, chị ở phòng thí nghiệm của nhà máy
nước Dĩ An – Tỉnh Bình Dương, đã giúp đỡ em trong phần xử lý số liệu nước thô
của sông Đồng Nai.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Sở tài nguyên môi trường, Sở kế hoạch và
đầu tư và Chi cục thống kê thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã nhiệt tình giúp đỡ và
tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này.
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy cô trong Khoa Môi trường - Công nghệ
sinh học và thầy Thái Văn Nam thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện
sứ mệnh cao đẹ
p của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Trân trọng
Tp. HCM, ngày 17 tháng 07 năm 2013
Phan Lê Ngọc Huyền


iv
MỤC LỤC

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ix

DANH MỤC HÌNH VẼ x
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỒNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP 4
1.1. SƠ LƯỢC NGUỒN NƯỚC MẶT 4
1.1.1. Nước sông 4
1.1.2. Nước suối 4
1.1.3. Nước hồ, đầm 5
1.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC 5
1.2.1. Các chỉ tiêu về lý học 5
1.2.2. Các chỉ tiêu về hóa học 9
1.2.3. Các chi tiêu về vi sinh vật 12
1.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC CẤP 14
1.3.1. Quá trình keo tụ và phản ứng tạo bông cặn 15
1.3.2. Quá trình lắng 17
1.3.3. Quá trình lọc 20
1.3.4. Khử trùng nước 22
1.3.5. Ổn định nước 23
1.4. LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ 24

v
1.4.1. Lựa chọn nguồn nước 24
1.4.2. Lựa chọn phương pháp xử lý nguồn nước cấp 25
1.5. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP 26
1.5.1. Chất lượng nước cấp cho ăn uống, sinh hoạt 26
1.5.2. Chất lượng nước cấp cho sản xuất 26
1.6. CÔNG SUẤT TÍNH TOÁN CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP 27
1.6.1. Niên hạn thiết kế 27
1.6.2. Dân số tính toán 28
1.6.3. Tiêu chuẩn dùng nước 29
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI

THỊ XÃ DĨ AN 35

2.1. MÔ TẢ TỔNG QUAN 35
2.1.1. Khái quát về lịch sử hình thành 35
2.1.3. Phân khu hành chính 36
2.1.4. Mối liên hệ các khu vực xung quanh 36
2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 37
2.2.1. Địa hình 37
2.2.2. Khí hậu 37
2.2.3. Thủy văn 38
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 39
2.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 39
2.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 39
2.3.3. Dân số, lao động, việc làm và mức sống dân cư 41
2.4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG 42
2.4.1. Giao thông 42
2.4.2. Cơ sở y tế 42
2.4.3. Cơ sở giáo dục – đào tạo 42

vi
2.5.1. Điểm mạnh 43
2.5.2. Điểm yếu 44
2.5.3. Cơ hội 44
2.5.4. Thách thức 44
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ 45
3.1. TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT CẤP NƯỚC 45
3.2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC 49
3.2.1. Hiện trạng nguồn nước ngầm 49
3.2.2. Hiện trạng nguồn nước mặt 50
3.2.3. Lựa chọn nguồn nước 53

3.3. PHÂN TÍCH ĐỀ SUẤT CÔNG NGHỆ 54
3.4. TÍNH TOÁN CÁC QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ 59
3.4.1. Các công trình chính 59
3.4.2. Các công trình phụ 101
CHƯƠNG 4 128
KHÁI TOÁN CHI PHÍ VÀ QUẢN LÝ KĨ THUẬT TRẠM XỬ LÝ 128
4.1. KHAI TOÁN CHI PHÍ 128
4.1.1. Chi phí xây dựng ban đầu 128
4.1.2. Chi phí hằng tháng của nhà máy 134
4.1.3. Tiền bán nước sạch hằng tháng 135
4.2. QUẢN LÝ KĨ THUẬT TRẠM XỬ LÝ 135
4.2.1. Các biện pháp quản lý kĩ thuật 135
4.2.2. Nội dung quản lý kĩ thuật 137
4.2.3. Nội dung quản lý các công trình đơn vị 138
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO 143
PHỤ LỤC A 1

vii
PHỤ LỤC B 4
PHỤ LỤC C 14
PHỤ LỤC D 15




viii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

QCVN : Qui chuẩn Việt Nam
TCXD : Tiêu chuẩn xây dựng
BYT : Bộ y tế
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TLTK : Tài liệu tham khảo
BTCT : Bê tông cốt thép















ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tuổi thọ trung bình của các công trình 27
Bảng 1.2. Hệ số kể đến số dân trong khu dân cư 33
Bảng 2.1. Đơn vị hành chính, diện tích, dân số và mật độ thị xã Dĩ An 2010 36
Bảng 2.2. Hiện trạng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã Dĩ An 40
Bảng 2.3. Hiện trạng giáo dục năm 2009 – 2010 của thị xã Dĩ An 43

Bảng 3.1. Kết quả phân tích mẫu nước thô sông Đồng Nai 2012 51
Bảng 3.2. So sánh về phương diện kĩ thuật của công nghệ xử lý nước ngầm và
nước mặt 53
Bảng 3.3. Thông số kích thước của bể trộn 63
Bảng 3.4. Thông số kích thước của bể phản ứng 73
Bảng 3.5. Thông số kích thước của bể lắng 83
Bảng 3.6. Thông số kích thước của bể lọc 98
Bàng 3.7. Thông số kích thước của bể chứa nước sạch 101
Bảng 4.1. Liệt kê chi phí xây dựng đầu tư ban đầu 128
Bảng 4.2. Liệt kê chi phí trang thiết bị 131
Bảng 4.3. Chi phí hóa chất và điện năng cho 1m
3
nước sạch 134
Bảng 4.4. Chi phí nhân công cho việc quản lý hệ thống trong một tháng 135







x
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Bể trộn đứng 15
Hình 1.2. Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng 15
Hình 1.3. Sơ đồ cấu tạo của bể lắng hình chữ nhật 18
Hình 1.4. Bể lọc áp lực nằm ngang 21
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước mặt có hàm lượng cặn 2500 mg/l 55
Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước mặt của nhà máy Thủ Đức 56

Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước mặt của nhà máy Dĩ An 57
Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước mặt có công suất 50000 m
3
/ngđ 58
Hình 3.5. Sơ đồ cấu tạo của chụp lọc 85
Hình 3.6. Mặt bằng cấu tạo ngăn thu, ngăn hút 105
Hình 3.7. Sơ đồ cấu tạo hệ thống pha chế Clo 120
Hình 3.8. Sơ đồ nguyên lý làm việc của máy làm khô cặn bằng máy lọc ép trên
băng tải 124






ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1
MỞ ĐẦU
Nước sinh hoạt là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của con người
cũng như mọi sinh vật, nếu không có nước thì không thể tồn tại sự sống. Ngày nay
với mức độ tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa, công nghiệp hóa phát triển rầm rộ cùng
với sự gia tăng dân số đã làm cho nhu cầu sử dụng nước tăng lên nhanh chóng.
Trong khi nguồn nước tự nhiên ngày càng cạn kiệt và mức độ ô nhiễm ngày càng
nghiêm trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ xử lí nước nhằm
đem lại nguồn nước sạch cung cấp cho người dân và đang được các ngành các cấp
quan tâm.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bình Dương là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam Việt Nam. Tỉnh Bình Dương có vị trí thuận lợi trong chiến lược phát triển về
kinh tế - xã hội, tiếp giáp với nhiều tỉnh thành có nền kinh tế đã phát triển trước, đặc

biệt là giáp với TP. Hồ Chí Minh là trung tâm văn hóa, khoa học của cả nước.
Khu vực phía Nam tỉnh Bình Dương được qui hoạch thành địa bàn phát triển
công nghiệp tập trung lớn ở đó, nhu cầu sử dụng nước của khu vực này là rất lớn.
Vì vậy, sự ra đời đời của xí nghiệp Cấp nước Dĩ An với công suất
90.000m
3
/ngày.đêm đã tháo gỡ được nhu cầu về nước và góp phần rất lớn cho việc
phát triền công nghiệp của thị xã Dĩ An trong hiện tại.
Tuy nhiên, với công suất xử lý nước như hiện nay của xí nghiệp vẫn chưa đáp
ứng đủ nhu cầu dùng ước của người dân và các khu khu công nghiệp. Với thực
trạng đó, cần phải triển khai xây dựng thêm hệ thống xử lý nước cấp đáp ứng cho
nhu cầu hiện tại và tương lai.
2. Mục tiêu của đề tài
Phân tích, thiết kế hệ thống xử lý nước cấp nhằm nâng cao công suất cho thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đến năm 2030.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2
3. Phương pháp thực hiện đề tài
Trong khi thực hiện đề tài, các phương pháp sau đây đã được sử dụng:
• Phương pháp tổng hợp, biên hội tài liệu: điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội của khu vực, quy hoạch phát triển của khu vực, các phương pháp xử lý
nước cấp, các phương pháp xử lý nước hiện đang được áp dụng, các tiêu chuẩn
của nhà nước về cấp nước,…
• Phương pháp phân tích mẫu dựa vào chỉ tiêu đánh giá chất lượng
nước nguồn và nước sau xử lý theo QCVN.
• Phương pháp xử lý thông tin: sử dụng các phần mềm Word, Exel.
• Phương pháp so sánh đánh giá: dùng để phân tích lựa chọn nguồn
nước, công nghệ xử lý thích hợp.
4. Nội dung đề tài
Phân tích đánh giá tình hình sử dụng nước tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình

Dương: mục đích sử dụng, lượng nước sử dụng,
Đánh giá chất lương nguồn nước (nước mặt hay nước ngầm) trên địa bàn
thị xã.
Đề suất và tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước cấp đảm bảo tính hợp lý
về mặt kỹ thuật và kinh tế.
5. Tiêu chuẩn qui phạm áp dụng
Tiêu chuẩn chất lượng nước thô dùng làm nguồn nước cấp : TCXD 233 –
1999.
Tiêu chuẩn ngành cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình – Tiê u
chuẩn thiết kế: TCXD 33 – 2006.
Tiêu chuẩn chất lượng nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt: số
01/2009/BYT ngày 17/06/2009 của Bộ Y Tế.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
3
6. Ý nghĩa của đề tài
Việc thực hiện đề tài sẽ đáp ứng được nhu cầu dùng nước của thị xã Dĩ An đến
năm 2030. Đảm bảo được an toàn vệ sinh, sức khỏe cộng đồng của người dân, cũng
như các ngành công nghiệp – dịch vụ trong khu vực.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài bao gồm ba chương, trình bày những nội dung thu thập được qua các tài
liệu tham khảo và kết quả nghiên cứu, tính toán trong thời gian thực hiện đề tài tốt
nghiệp “ Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dương”
 Chương 1 – Tổng quan về nước cấp
Trình bày sơ lược về nguồn nước mặt, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn
nước và một số phương pháp xử lý.
 Chương 2 – Tổng quan về thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Tổng quan về thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
môi trường, điều kiện kinh tế xã hội cũng như đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế -
xã hội - môi trường.

 Chương 3 – Tính toán thiết kế
Nguồn nước được chọn là nước sông Đồng Nai (pH = 7,29; SS = 16 mg/l; độ
đục = 84 NTU, độ màu 140 Pt-Co). Công suất xử lý của nhà máy Q =
100.000m
3
/ngđ được tính toán dựa vào quy mô quy hoạch phát triển và đặc điểm
của thị xã. Từ đó, sẽ đề suất quy trình công nghệ xử lý nước cấp hợp lý cho thị xã.
 Chương 4 – Tính toán giá thành và quản lý kĩ thuật trạm xử lý
Các công trình được tính toán dựa theo các số liệu tham khảo, số liệu thực
nghiệm, có chú ý đến khía cạnh kinh tế. Vốn đầu tư tổng cộng cho nhà máy là
103,772 tỷ đồng .

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
4
CHƯƠNG 1
TỒNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP
1.1. SƠ LƯỢC NGUỒN NƯỚC MẶT
Nước mặt là loại nguồn nước tồn tại lộ thiên trên mặt đất như: sông, suối,
hồ,… Nguồn bổ sung cho nước mặt là nước mưa. Ở nước ta nguồn nước mặt khá
phong phú vì lượng nước mưa nhiều và có mạng lưới sông, suối phân bố khắp nơi.
Đây là nguồn nước quan trọng được sử dụng trong cấp nước. Nước mặt bao gồm
các dạng sau:
1.1.1. Nước sông
Là loại nguồn nước mặt chủ yếu để cấp nước, nó có thể đáp ứng đúng nhu cầu
phục vụ cho sản xuất và đời sống. Nước sông có đặc điểm như sau:
• Giữa các mùa có sự chênh lệch lớn về mặt nước, lưu lượng, hàm lượng
cặn và nhiệt độ nước.
• Hàm lượng muối khoáng và sắt nhỏ.
• Độ đục cao nên việc xử lí rất phức tạp và tốn kém.
Nước sông là nguồn tiếp nhận nước mưa và các nguồn nước thải xả vào đó. Vì

vậy, nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường bên ngoài. So với nước ngầm,
nước mặt thường có độ nhiễm bẩn cao hơn.
1.1.2. Nước suối
Nước suối cũng là nguồn nước cấp quan trọng. có đặc tính như sau:
• Không ổn định về chất lượng nước, mức nước, lưu lượng, vận tốc dòng
chảy giữa mùa lũ và mùa kiệt.
• Về mùa lũ, nước suối thường bị đục và thường có những dao động đột
biến về mức nước và vận tốc dòng chảy.
• Về mùa khô, thì nước suối lại rất quan trọng nhưng mực nước thấp.
Nhiều khi mực nước quá thấp không đủ độ sâu cần thiết để thu nước. Nếu
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
5
sử dụng nước suối để cấp nước thì cần có biện pháp dự trữ, nâng cao mực
nước và bảo vệ công trình thu hợp lý.
1.1.3. Nước hồ, đầm
Tùy thuộc vào địa hình và yêu cầu sử dụng nước có thể dùng nước hồ, đầm
nước tự nhiên. Nước hồ, đầm có đặc tính như sau:
• Thường trong, có hàm lượng cặn nhỏ.
• Ở các hồ lớn, ven hồ có sóng nước nên ven hồ có thể bị đục.
• Nước trong hồ, đầm thường có vận tốc dòng chảy nhỏ nên rong, rêu và
các thủy sinh vật phát triển nên nước thường có màu, có mùi và dễ bị
nhiễm bẩn.
 Ưu khuyết điểm của nguồn nước mặt:
o Ưu điểm:
- Tr ữ lượng nước phong phú.
- Khai thác, vân động dễ dàng.
o Khuyết điểm:
- Độ nhiễm bẩn về vi trùng lớn.
- Hàm lượng cặn cao.
- Công trình xử lý lớn và đắt tiền.

1.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC
Muốn xử lý một nguồn nước nào đó cần phải phân tích một cách chính xác 3
loại chỉ tiêu cơ bản của nguồn nước là: chỉ tiêu lý học, hóa học, vi trùng.
1.2.1. Các chỉ tiêu về lý học
1.2.1.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ của nước có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xử lý nước. Sự thay
đổi nhiệt độ của nước phụ thuộc vào từng loại nguồn nước. Nhiệt độ của nguồn
nước mặt dao động rất lớn (từ 4 – 40
o
C) phụ thuộc vào thời tiết, độ sâu nguồn nước.
Nước ngầm có nhiệt độ tương đối ổn định (17 – 27
o
C)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
6
1.2.1.2. Độ màu của nước (tính bằng thang màu coban)
Độ màu của nước do các hợp chất hữu cơ phân hủy trong các giai đoạn (axit
humic, tamin,…), các hợp chất keo Fe, các loại nước thải, rong tảo phát triển nhiều.
• Các axit himic tạo ra màu vàng hoặc màu nâu cho nước, chúng có thể là
các axit fulvic C
10
H
12
O
5
, các axit hymatomelanic C
10
H
12
O

7
, các axit
humic C
10
H
18
O
10
hoặc các hợp chất humus C
10
H
18
O
5
.
• Các hợp chất (Mn, Fe) gây màu đỏ.
• Các thủy sinh gây màu xanh lá cây.
 Có các loại độ màu:
- Màu biểu kiến: do các chất hữu cơ dạng lơ lửng gây ra, có thể xử lý được.
- Màu thực: do các chất keo hòa tan, chỉ dùng hóa lý thích hợp.
 Tiêu chuẩn ăn uống sinh hoạt:
- Ở nông thôn: 40PtCo.
- Ở thành thị: nhỏ hơn 10PtCo.
 Các phương pháp xác định độ màu:
- Phương pháp so sánh với dung dịch chuẩn trong ống Nessler, thường
dùng dung dịch K
2
PtCl
6
+ CaCl

2
; 1mg/l K
2
PtCl
6
bằng một đơn vị chuẩn
màu.
- Phương pháp trắc quang với dụng cụ có cường độ màu khác nhau. Có thể
giảm cường độ màu hoặc nồng độ các hợp chất humic của nước bằng các
chất oxi hóa mạnh như Cl
2
, O
3
, KMnO
4
, các chất này sẽ oxi hóa phần
gây màu của các phân tử hợp chất humic. Sau đó có thể khử chúng ra
khỏi nước bằng keo tụ, hấp thụ than hoạt tính và lọc. Nếu màu của nước
do sắt (màu nâu), mangan (màu đen) hoặc các hợp chất lơ lửng như tảo
gây màu xanh lam, xanh lục thì có thể khử bằng lọc nhanh hoạc lọc
chậm, keo tụ tạp bông hoặc lọc.
1.2.1.3. Độ đục
Nước nguyên chất là một môi trường trong suốt và có khả năng truyền ánh
sáng tốt. khi trong nước có các vật thể lạ như: chất huyền phù, các hạt cặn đất, cát,
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
7
vi sinh vật thì khả năng truyền ánh sáng giảm đi. Nước có độ đục lớn chứng tỏ có
nhiều cặn bẩn. Có nhiều đơn vị đo độ đục, thường dùng là MgSiO
2
/l, NTU, FTU.

Nước có độ đục 20 – 100 NTU. Mùa lũ có khi lên đến 500 – 600 NTU. Nước cấp
ăn uống có độ đục không quá 5 NTU.
1.2.1.4. Mùi và vị của nước
Các chất khí và các chất hòa tan trong nước làm cho nước có mùi vị. Nước
thiên nhiên có thề có mùi đất, mùi tanh, mùi thối, hoặc mùi đặc trưng của các hóa
chất hòa tan trong nó như mùi clo, mùi amoniac, mùi sunfua hydro… Nước có thể
có vị mặn, ngọt, chát, tùy theo thành phần và hàm lượng các muối hòa tan trong
nước.
Các chất gây mùi vị trong nước có thể chia thành ba nhóm:
1. Các chất gây mùi có nguồn gốc vô cơ như NaCl, MgSO
4
gây mùi mặn, mùi
đồng gây tanh, các chất gây tính kiềm, tính axit của nước, mùi Cl
2
, ClO
2

hoặc mùi trứng thối H
2
S.
2. Các chất gây mùi có nguồn gốc hữu cơ trong chất thải công nghiệp, chất thải
mạ, dầu mỡ, phenol,…
3. Các chất gây mùi từ quá trình sinh hóa, các hoạt động của vi khuẩn, rong tảo
như CH
3
-S-CH
3
cho mùi tanh cá, C
12
H

22
O, C
12
H
18
O
2
cho mùi tanh bùn,…
Các chất gây mùi trong nước phần lớn có thể khử được bằng cách làm thoáng
khi chúng là các chất hòa tan dễ bay hơi. Sử dụng quá trình oxi hóa trong quá trình
lọc nhanh, lọc chậm. Hiệu quả của quá trình phụ thuộc vào khả năng bị oxy hóa của
các chất đó, thường sử dụng các chất oxy hóa như Cl
2
, ClO
2
, O
3
, KMnO
4
,…
Khi lọc nước qua than hoạt tính với thời gian tiếp xúc từ 10 đến 20 phút cũng
có khả năng khử mùi tốt. Phương pháp dùng than hoạt tính có hiệu quả cao nhưng
chi phí tốn kém. Phương pháp keo tụ bằng phèn nhôm, sắt cũng mang lại hiệu quả
đối với mùi gây ra bời H
2
S theo phản ứng:
3H
2
S + 2Fe
3+

Fe
2
S
3
+ 6H
+

Tuy nhiên, nhiều chất gây mùi ở trạng thái hòa tan nên phương pháp keo tụ
khó mang lại hiệu quả cao.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
8
1.2.1.5. Độ nhớt
Là biểu thị độ ma sát nội sinh trong quá trình dịch chuyển giữa các lớp chất
lỏng với nhau. Đây chính là yếu tố gây ra tổn thất áp lực do các hợp chất khí hòa
tan. Độ nhớt tăng khi hàm lượng có muối hòa tan trong nước tăng và giảm khi nhiệt
độ tăng.
1.2.1.6. Hàm lượng cặn không tan (mg/l)
Là trong lượng khô tính bằng miligam của phần còn lại trên giấy lọc khi lọc
một lít nước qua phễu, sấy khô ở 103
o
C – 105
o
C tới khi trọng lượng khô không đổi.
• Hàm lượng căn trong nước ngầm thường nhỏ hơn từ 30 – 50 mg/l.
• Hàm lượng nước sông lớn (20 – 5000 mg/l)
• Hàm lượng cặn là một trong những chỉ tiêu cơ bản của phương pháp xử
lý.
1.2.1.7. Hàm lượng cặn toàn phần (mg/l)
Bao gồm các chất vô cơ và hữu cơ có trong nước, không kể các chất khí. Cặn
toàn phần được xác định bằng cách đun cho bốc hơi một dung dịch nước nguồn

nhất định và sấy khô ở nhiệt độ 103
o
C – 110
o
C đến khi trọng lượng không đổi.
1.2.1.8. Độ dẫn điện
Đặc trưng cho khả năng dòng điện đi qua nước bằng nghịch đảo của điện trở R
L = 1 / R
Nếu R =
L =
Đặt 1 / = ( độ dẫn điện riêng)
Độ dẫn điễn riêng là đại lượng chúng ta xác định bằng máy và có đơn vị là
S/m.
Độ dẫn điện phụ thuộc vào:
• Số lượng ion có trong nước.
• Các loại ion trong nước.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
9
• Phụ thuộc vào thành phần khí hòa tan.
Nước có tính dẫn điện kém. Nước tinh khiết ở 20
o
C có độ dẫn điện là 4,2
S/m. Độ dẫn điện nước tăng theo hàm lượng các chất khoáng hòa tan trong nước
và dao động theo nhiệt độ.
1.2.2. Các chỉ tiêu về hóa học
1.2.2.1. Giá trị pH
Được đặc trưng bởi nồng độ ion H
+
trong nước, pH là đại lượng đặc trưng tính
axit hay bazơ của nước.

Độ pH phân loại như sau: (cho nước cấp)
• pH
5.5 axit mạnh
• 5.5
pH 6 axit yếu
• 6.5 pH 7.5 trung tính
• 7.5
pH 10.5 kiềm yếu
• pH
10.5 kiềm mạnh
Trong thiên nhiên pH chi phối hầu hết các tiến trình sinh học trong nước liên
quan đến tính ăn mòn, tính tan của nước, pH chi phối các quá trình xử lý sau: tạo
bông, kết cợn, làm mềm, diệt khuẩn,…
Việc xác định và điểu chỉnh pH không chỉ là đáp ứng những kĩ thuật cho phù
hợp đối với yêu cầu của từng khâu quản lý mà là bảo đảm chất lượng nước đến tận
người tiêu dùng. Có nhiều cách xác định pH: dùng pH kế, chuẩn độ TF,…

1.2.2.2. Độ kiềm
Độ kiềm toàn phần là tổng hàm lượng của các ion bicacbonat, cacbonat,
hydroxyt và amoni của các muối axit yếu. Do hàm lượng các muối này có trong
nước rất nhỏ nên có thể bỏ qua.
Ở nhiệt độ nhất định, độ kiềm phụ thuộc vào độ pH và hàm lượng khí CO
2
tự
do trong nước.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
10
Độ kiềm bicacbonat và cacbonat góp phần tạo nên tính đệm cho dung dịch
nước.
Nguồn nước có tính đệm cao, nếu trong quá trình xử lý có dùng thêm các hóa

chất như phèn thì độ pH của nước cũng ít thay đổi nên sẽ tiết kiệm được các hóa
chất dùng để điều chỉnh pH.
1.2.2.3. Độ cứng
Độ cứng của nước là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion canxi và magiê có
trong nước. Trong kỹ thuật xử lý nước sử dụng ba loại khái niệm độ cứng.
• Độ cứng toàn phần biểu thị tổng hàm lượng các ion canxi và magiê có
trong nước.
• Độ cứng tạm thời biểu thị tổng hàm lượng các muối cacbonat và
bicacbonat của canxi và magiê có trong nước.
• Độ cứng vĩnh cửu biểu thị tổng hàm lượng các muối còn lại của canxi và
magiê có trong nước
Dùng nước có độ cứng cao trong sinh hoạt sẽ gây lãng phí xà phòng do canxi
và magiê phản ứng với các axit béo tạo thành các hợp chất khó tan. Trong sản xuất,
nước cứng có thể tạo lớp cặn trong lò hơi hoặc gây kết tủa ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm.
 Tùy theo giá trị độ cứng, nước được phân loại thành:
- Độ cứng 50 mg CaCO
3
/ l: nước mềm
- Độ cứng 50 – 150 mg CaCO
3
/ l: nước trung bình
- Độ cứng 150 – 300 mg CaCO
3
/l: nước cứng
- Độ cứng 300 mg CaCO
3
/ l: nước rất cứng
1.2.2.4. Clorua
Tồn tại ở dạng Cl

-
, ion Cl
-
không độc hại. Tuy nhiên với hàm lượng lớn (
250mg/l) thì nước có vị mặn, Cl
-
xâm nhập do sư hòa tan các muối khoáng hoặc quá
trình phân hủy các chất hữu cơ.
Nước ngầm có khi lên tới 500 – 1000 mg/l nếu sử dụng sẽ gây ra bệnh thận,
nước có hiều Cl
-
sẽ xâm thực bêtông.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
11
1.2.2.5. Độ oxi hóa
Độ oxy hóa là một đại lượng để đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm của nguồn
nước. Đó là lượng oxi cần thiết đề oxi hóa các chất hữu cơ trong nước. Chất oxy
hóa thường dùng để xác định chỉ tiêu này là Kali permanganat.
Trong thực tế, nguồn nước có độ oxi hóa lớn hơn 10 mgO
2
/l đã có thể bị
nhiễm bẩn. Nếu trong quá trình xử lý có dùng Clo ở dạng clo tự do hay hợp chất
hypoclorit sẽ tạo thành các hợp chất Clo hữu cơ (trihalometan (THM)) có khả năng
gây ung thư. Tổ chức Y tế thới giới qui định mức độ tối đa của THM trong nước
uống là 0,1 mg/l.
Ngo ài ra, để đánh giá khả năng ô nhiễm nguồn nước, cần cân nhắc thêm các
yếu tố sau:
• Độ oxy hóa trong nước mặt, đặc biệt nước có màu có thể hơn nước mặt.
• Khi nguồn nước có hiện tượng nhuộm màu do rong tảo phát triển, hàm
lượng oxy hòa tan trong nước sẽ cao nên độ oxy hóa có thể thấp hơn thực

tế.
• Sự thay đổi độ oxy hóa theo dòng chảy: Nếu thay đổi chậm, lượng chất
hữu cơ có trong nguồn nước chủ yếu là các axit humic. Nếu độ oxi hóa
giảm nhanh, chứng tỏ nguồn ô nhiễm là do các dòng thải từ bên ngoài đổ
vào nguồn nước.
Cần kết hợp các chỉ tiêu khác như hàm lượng ion clorua, sunfat, photphat, oxi
hòa tan, các hợp chất nitơ, hàm lượng vi sinh vật gây bệnh để có thể đánh giá tổng
quát về mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước
1.2.2.6. Các hợp chất nitơ
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ tạo ra amoniac, nitrit và nitrat. Do đó, các
hợp chất này thường được xem là các chất chỉ thị dùng để nhận biết mức độ nhiễm
bẩn của nguồn nước. Khi mới bị nhiễm bẩn, ngoài các chỉ tiêu có giá trị cao như độ
oxi hóa, amoniac, trong nước còn có một ít nitrit và nitrat. Sau một thời gian
amoniac, nitrit bị oxy hóa thành nitrat.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
12
1.2.2.7. Các hợp chất của axit silic
Thường gặp trong nước tự nhiên ở dạng keo hay dạng ion hòa tan, tùy thuộc
vào độ pH của nước. Nồng độ axit silic trong nước cao gây khó khăn c ho việc khử
sắt. Trong nước cấp cho nồi hơi áp lực cao, sự có mặt của hợp chất axit silic rất
nguy hiểm do cặn silicat lắng đọng trên thành ống, nồi hơi, làm giảm khả năng vận
chuyển và khả năng truyền nhiệt.
1.2.2.8. Các hợp chất photphat
Khi nguồn nước bị nhiễm bẩn phân rác và các hợp chất hữu cơ, quá trình phân
hủy giải phóng ion PO
4
3-
. Sản phẩm của quá trình có thể tồn tại ở dạng H
2
PO

4
-
,
HPO
4
2-
, PO
4
3-
, NaPO
3
, các hợp chất hữu cơ photpho,… khi trong nước có hàm
lượng photpho cao, sẽ thúc đẩy quá trình phì dưỡng.
1.2.2.9. Khí hòa tan
Các khí thường gặp như O
2
, H
2
S, CO
2
trong nước thiên nhiên dao động rất
lớn. Nhiều O
2
, CO
2
không làm chất lượng nước uống xấu đi, nhưng chúng ăn mòn
kim loại và phá hủy bêtông. H
2
S có trong nước sẽ gây ra mùi khó chịu và cũng ăn
mòn vật liệu.

1.2.3. Các chi tiêu về vi sinh vật
Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong, tảo và các
loài thủy sinh khác. Tùy theo tính chất, các loại vi sinh trong nước được chia thành
2 nhóm: nhóm vi sinh vật có hại và nhóm vi sinh vật vô hại. Nhóm vi sinh có hại
bao gồm những vi trùng gây bệnh, các loại rong, rêu, tảo, nhóm này cần phải loại bỏ
khỏi nước khi sử dụng.
1.2.3.1. Tổng số vi sinh vât hiếu khí
Tổng số vi sinh vật hiếu khí cung cấp một phương tiện tiêu chuẩn để xác định
mật độ vi khuẩn dị dưỡng hiếu khí và kị khí tùy tiện trong nước. Kỹ thuật đếm trên
đĩa petri các tế bào dị dưỡng là phương pháp tốt nhất để xác định thành phần vi
khuẩn tổng quát trong nước, để có thể đánh giá hiệu quả của nhà máy xử lý nước.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
13
Theo tiêu chuẩn Việt Nam quy định tổng số vi sinh vật hiếm khí không vượt quá
100 trong 10 ml nước và tổng số vi si nh vật kị khí không có trong 1 ml nước.
1.2.3.2. Tổng số Coliform
Nhóm Coliform bao gồm tất cả các vi khuẩn hình que, không tạo bao tử, gram
âm, hiếu khí, kị khí tùy tiện, không sinh bào tử, lên men lactose với sự sinh khí
trong vòng 48 giờ ở 35
o
C.
1.2.3.3. E.Coli
Sự có mặt của E.coli trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị nhiễm bởi phân
rác, chất thải của người và động vật có thể tồn tại các loại vi trùng gây bệnh. Số
lượng E.coli nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Đặc
tính của vi khuẩn E.coli là có khả năng tồn tại cao hơn các loại vi trùng gây bệnh
khác, do đó sau khi xử lý nếu trong nước không còn phát hiện thấy vi khuẩn E.coli
chứng tỏ các loài vi khuẩn khác đã bị tiêu diệt hết. Mặc khác, việc xác định số vi
khuẩn E.coli thường đơn giản và nhanh chóng, cho nên loại vi khuẩn này được chọn
làm loại vi khuẩn đặc trưng cho việc xác định mức độ nhiễm bẩn do vi trùng gây

bệnh trong nước.
Theo tiêu chuẩn vệ sinh Việt Nam qui định chỉ số E.coli của nước sinh hoạt
phải nhỏ hơn 20 trong một lít nước.
1.2.3.4. Các loại rong tảo
Các loại rong tảo phát triển trong nước làm cho nước nhiễm bẩn chất hữu cơ
và làm cho nước có màu xanh, các loại gây hại chủ yếu và khó loại trừ là nhóm tảo
diệp lục và tảo đơn bào. Trong kỹ thuật xử lý nước cấp, hai loại tảo đó thường đi
qua bể lắng và đọng lại trên bề mặt lọc làm cho tổn thất áp lực trong bể tăng nhanh
và thời gian giữa hai lần rửa lọc ngắn đi. Khi phát triển trong đường ống dẫn nước
rong tảo có thể làm tắc ống, làm cho nước có tính ăn mòn do quá trình quan hợp, hô
hấp thải ra.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
14
1.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC CẤP
Cung cấp số lượng nước đầy đủ và an toàn về mặt hóa học, vi trùng học để
thỏa mãn yêu cầu về ăn uống sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất công nghiệp và phục vụ
sinh hoạt công cộng của các đối tượng dùng nước.
Cung cấp nước có chất lượng tốt, ngon, không chứa các chất gây vẫn đục, gây
ra mùi, màu, vị của nước.
Cung cấp nước có đủ thành phần khoáng chất cần thiết cho việc bảo vệ sức
khỏe của người tiêu dùng.
Nước sau xử lý phải thỏa mãn “ Tiêu chuẩn vệ sinh đối với nước cấp cho ăn
uống và sinh hoạt” ( Bộ y tế số 01/2009/BYT/QĐ ngày 17 - 06 - 2009).
 Một số phương pháp xử lý nước cấp
Trong quá trình xử lý nước cấp, cần phải áp dụng các biện pháp xử lý như sau:
• Biện pháp cơ học: dùng các công trình và thiết bị để làm sạch nước như:
song chắn rác, lưới chắn rác, bể lắng, bể lọc.
• Biện pháp hóa học: dùng các hóa chất cho vào nước để xử lý nước như:
dùng phèn làm chất keo tụ, dùng vôi để kiềm hóa nước, cho clo vào nước

để khử trùng.
• Biện pháp lý học: dùng các tia vật lý để khử trùng nước như tia tử ngoại,
sóng siêu âm. Điện phân nước biển để khử muối. Khử khí CO
2
hòa tan
trong nước bằng phương pháp làm thoáng.
Trong ba biện pháp xử lý nước nêu ra, thì biện pháp cơ học là biện pháp xử lý
nước cơ bản nhất. Có thể dùng biện pháp cơ học để xử lý nước một cách độc lập
hoặc kết hợp với phương pháp hóa học và lý học để rút ngắn thời gian và nâng cao
hiệu quả xử lý nước.
Trong thực tế, để đạt được mục đích xử lý một nguồn nước nào đấy một cách
kinh tế, hiệu quả nhất phải thực hiện quá trình xử lý bằng sự kết hợp của nhiều
phương pháp. Thực ra, cách phân chial các biện pháp xử lý như trên chỉ là tương
đối, nhiều khi bằng biện pháp xử lý này lại mang tính chất của biện pháp khác.

×