Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần cơ khí và xây dựng bình triệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 104 trang )





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG
BÌNH TRIỆU


Ngành: Kế Toán
Chuyên ngành: Kế Toán – Kiểm Toán




Giảng viên hướng dẫn : TS. Dương Thị Mai Hà Trâm
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thanh Trang
MSSV: 0954030612 Lớp: 09DKKT2



TP.HỒ CHÍ MINH, 2013
Khóa Luận Tốt Nghiệp i GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu
trong khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây
Dựng Bình Triệu là trung thực, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
TP.Hồ Chí Minh, ngày… tháng…năm 2013
Tác giả
(ký tên)




Trần Thị Thanh Trang
























Khóa Luận Tốt Nghiệp ii GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận của mình, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em xin
chân thành cảm ơn đến tất cả thầy cô của trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ
TP.HCM đã truyền đạt cho em những kiến thức hết sức quý báu trong suốt 4 năm
em học ở trường. Em xin chân thành cảm ơn cô Dương Thị Mai Hà Trâm –
Giảng viên hướng dẫn Khóa Luận Tốt Nghiệp đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn
em hoàn thành tốt khóa luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây
Dựng Bình Triệu, và tập thể phòng Kế Toán – Tài Chính đã giúp đỡ, hướng dẫn
em trong suốt thời gian em làm khóa luận, tạo điều kiện cho em trong việc thu
thập dữ liệu. Đồng thời, tạo điều kiện cho em được tiếp cận với công tác kế toán
thực tế, hiểu rõ hơn giữa lý thuyết học tại Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ
TP.HCM và thực tế tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu .
Tuy nhiên vì thời gian giới hạn, kiến thức cũng như khả năng làm bài của em
còn hạn chế, vì vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, các anh chị, bạn bè để bài
khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, ngày… tháng…năm 2013
Tác giả

(ký tên)




Trần Thị Thanh Trang







Khóa Luận Tốt Nghiệp iii GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang

MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 1
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5. Kết cấu của luận văn 2
Chương 1: Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp 3
1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp 4
1.2 Những vấn đề chung. 4

1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh
nghiệp xây lắp 4
1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp
xây lắp……. 5
1.2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 5
1.2.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế (yếu tố) 5
1.2.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế 5
1.2.2.1.3 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí và
khối lượng công việc hoàn thành 6
1.2.2.1.4 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với đối tượng
chịu chi phí……… 6
1.2.2.1.5 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành chi phí 7
1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 7
1.2.2.2.1 Xét theo thời điểm và nguồn số liệu 7
1.2.2.2.2 Xét theo phạm vi phát sinh chi phí 8
1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 8
Khóa Luận Tốt Nghiệp iv GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang

1.2.4 Nhiệm vụ của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp 8
1.3 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp… . 9
1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 9
1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 9
1.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 10
1.3.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 10
1.3.3.2 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 13
1.3.3.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung 15
1.3.3.4 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí máy thi công 18

1.3.3.5 Kế toán các khoản thiệt hại trong quá trình sản xuất xây lắp 21
1.3.3.5.1 Thiệt hại phá đi làm lại 21
1.3.3.5.2 Thiệt hại ngừng sản xuất 22
1.3.3.6 Tổng hợp chi phí sản xuất 23
1.4 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 27
1.5 Tính giá thành sản phẩm 29
1.5.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp 29
1.5.2 Kỳ tính giá thành sản phẩm 29
1.5.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 30
Chương 2: Thực trạng về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu 32
2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu 33
2.1.1 Vài nét về công ty 33
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 33
2.1.3 Đặc điểm của công ty 34
2.1.3.1 Mục tiêu hoạt động 34
2.1.3.2 Đặc điểm về kinh doanh 35
2.1.4 Cách thức tổ chức quản lý 35
2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức 36
Khóa Luận Tốt Nghiệp v GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang

2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 37
2.1.4.3 Quy trình sản xuất 40
2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 41
2.1.5.1 Sơ đồ bộ máy kế toán 41
2.1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 41
2.1.5.3 Tổ chức sổ kế toán 42
2.1.5.3.1 Hình thức sổ kế toán 42

2.1.5.3.2 Hệ thống chứng từ kế toán 43
2.1.5.4 Chính sách kế toán được áp dụng 44
2.2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu 44
2.2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 44
2.2.1.1 Đặc điểm phân loại chi phí 44
2.2.1.2 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí 45
2.2.1.2.1 Đối tượng hạch toán chi phí 45
2.2.1.2.2 Phương pháp hạch toán chi phí 46
2.2.1.3 Đặc điểm công tác đánh giá sản phẩm dở dang 47
2.2.1.4 Đặc điểm công tác tính giá thành sản phẩm 47
2.2.1.4.1 Đối tượng tính giá thành 48
2.2.1.4.2 Kỳ tính giá thành 48
2.2.1.4.3 Phương pháp tính giá thành 48
2.2.2 Nội dung và trình tự hạch toán chi phí sản xuất 48
2.2.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 48
2.2.2.1.1 Đặc điểm 48
2.2.2.1.2 Tài khoản sử dụng 49
2.2.2.1.3 Chứng từ sử dụng 49
2.2.2.1.4 Sổ sách 50
2.2.2.1.5 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho 50
2.2.2.1.6 Quy trình theo dõi và hạch toán chi phí nguyên vật liệu 50
Khóa Luận Tốt Nghiệp vi GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang

2.2.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 55
2.2.2.2.1 Đặc điểm 55
2.2.2.2.2 Tài khoản sử dụng 55
2.2.2.2.3 Chứng từ sử dụng 56

2.2.2.2.4 Sổ sách 56
2.2.2.2.5 Hình thức trả lương 56
2.2.2.2.6 Quy trình theo dõi và hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 57
2.2.2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung 60
2.2.2.3.1 Đặc điểm chung 60
2.2.2.3.2 Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung 61
2.2.2.3.3 Đặc điểm, chứng từ và sổ sách sử dụng, quy trình hạch toán các
yếu tố của chi phí sản xuất chung 61
2.2.2.3.4 Số liệu minh họa 67
2.2.3 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá
thành sản phẩm 79
2.2.3.1 Tổng hợp chi phí sản xuất 79
2.2.3.2 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 81
2.2.3.3 Tính giá thành sản phẩm 82
Chương 3: Nhận xét và Kiến nghị 83
3.1 Nhận xét 84
3.2 Kiến nghị 86
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92





Khóa Luận Tốt Nghiệp vii GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


STT
Chữ viết tắt
Nguyên nghĩa
1
BTC
Bộ tài chính
2
BHXH
Bảo hiểm xã hội
3
BHYT
Bảo hiểm y tế
4
BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp
5
BV
Bảo vệ
6
CT
Công trình
7
CNV
Công nhân viên
8
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
9
CP
Chi phí

10
CPSX
Chi phí sản xuất
11
CTGS
Chứng từ ghi sổ
12
CK
Cuối kỳ
13
DN
Doanh nghiệp
14
ĐK
Đầu kỳ
15
Đ
đồng
16
Đvt
Đơn vị tính
17
GTGT
Giá trị gia tăng
18
HCNS
Hành chánh nhân sự
19
HĐQT
Hội đồng quản trị

20
HĐBT
Hội đồng bộ trưởng
21
KPCĐ
Kinh phí công đoàn
22
NVPX
Nhân viên phân xưởng
23
NCTT
Nhân công trực tiếp
24
NXT
Nhập xuất thẳng
25
NVL
Nguyên vật liệu
26
NVLTT
Nguyên vật liệu trực tiếp
27
PB
Phân bổ
28
PX
Phân xưởng
29
SXC
Sản xuất chung

30
SX
Sản xuất
31
SP
Sản phẩm
32
SXKD
Sản xuất kinh doanh
33
TK
Tài khoản
34
TSCĐ
Tài sản cố định
35
VNĐ
Việt Nam đồng


Khóa Luận Tốt Nghiệp viii GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG
Trang
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương
pháp kê khai thường xuyên 13
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kê
khai thường xuyên 14

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung theo phương
pháp kê khai thường xuyên 17
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí máy thi công theo phương pháp
kê khai thường xuyên 20
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán thiệt hại phá đi làm lại trong quá trình sản xuất 21
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán thiệt hại ngừng sản xuất 23
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất trong trường hợp doanh
nghiệp xây lắp trực tiếp thi công toàn bộ công trình theo phương pháp kê
khai thường xuyên 25
Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp vừa trực tiếp thi công
vừa giao thầu lại theo phương pháp kê khai thường xuyên 27
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí và
Xây Dựng Bình Triệu 36
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình sản xuất trong Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây
Dựng Bình Triệu 40
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng
Bình Triệu 41
Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán của hình thức chứng từ ghi sổ 43
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng 62
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ quy trình hạch toán chi phí vật liệu 63
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ quy trình hạch toán chi phí dụng cụ sản xuất 64
Sơ đồ 2.8: Sơ đồ quy trình hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ 65
Sơ đồ 2.9: Sơ đồ hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài 66
Sơ đồ 2.10: Sơ đồ quy trình hạch toán chi phí bằng tiền khác 67

Khóa Luận Tốt Nghiệp ix GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang


DANH SÁCH CÁC MẪU SỬ DỤNG

Trang
Mẫu số 2.1: Phiếu chi – Tạm ứng tiền CT-Dangote 01/11 51
Mẫu số 2.2: Phiếu nhập kho 52
Mẫu số 2.3: Phiếu xuất kho 52
Mẫu số 2.4: Sổ chi tiết TK 621- CT-Dangote 01/11 55
Mẫu số 2.5: Bảng chấm công PXN1- CT-Dangote 01/11 58
Mẫu số 2.6: Bảng thanh toán lương PXN1 – CT-Dangote 01/11 59
Mẫu số 2.7: Sổ chi tiết tài khoản 622 – CT-Dangote 01/11 60
Mẫu số 2.8: Sổ chi tiết tài khoản 6271 quý I năm 2012 68
Mẫu số 2.9: Sổ chi tiết tài khoản 6272 quý I năm 2012 69
Mẫu số 2.10: Sổ chi tiết tài khoản 6273 quý I năm 2012 70
Mẫu số 2.11: Bảng kê trích khấu hao tài sản cố định quý I năm 2012 70
Mẫu số 2.12: Sổ chi tiết tài khoản 6274 quý I năm 2012 71
Mẫu số 2.13: Sổ chi tiết tài khoản 6277-CT-Dangote 01/11-Quý I năm 2012 72
Mẫu số 2.14: Bảng kê các chứng từ chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh chung
cho tất cả các công trình trong quý I năm 2012 73
Mẫu số 2.15: Sổ chi tiết tài khoản 6278- CT-Dangote01/11- Quý I năm 2012 74
Mẫu số 2.16: Bảng kê các chứng từ chi phí bằng tiền khác phát sinh chung
cho tất cả các công trình trong quý I năm 2012 75
Mẫu số 2.17: Phân bổ chi phí sản xuất chung công trình quý I năm 2012 78
Mẫu số 2.18: Tập hợp chi phí sản xuất chung CT-Dangote 01/11 79
Mẫu số 2.19: Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh quý I năm 2012 CT-
Dangote 01/11 80
Mẫu số 2.20: Sổ chi tiết tài khoản 154 CT-Dangote 01/11 quý I năm 2012 81
Mẫu số 2.21: Phiếu tính giá thành sản phẩm CT-Dangote 01/11 82
Mẫu số 2.22: Bảng so sánh chi phí sản xuất chung cần phân bổ 90



Khóa Luận Tốt Nghiệp 1 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
Khóa Luận Tốt Nghiệp 1 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường đổi mới, xu hướng toàn cầu hóa, hiện đại hóa đất
nước. Đòi hỏi các doanh nghiệp, công ty luôn tiếp cận, phát triển theo chủ
trương, chính sách của nhà nước.
Mỗi doanh nghiệp phải chủ động mở cửa hội nhập, cạnh tranh cùng phát
triển. Luôn tạo ra cho mình những chiến lược kinh doanh sao cho hiệu quả
kinh doanh đạt được là tối ưu. Một trong những chiến lược quan trọng nhất của
doanh nghiệp đó là việc xác định giá thành hợp lý.
Các doanh nghiệp cần phải biết kết hợp các yếu tố đầu vào một cách tối ưu để
không chỉ cho ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng, đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật, mỹ thuật…mà còn phải có một giá thành hợp lý không chỉ đảm bảo
mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà mang tính cạnh tranh cao đối với
doanh nghiệp cùng ngành, thu hút khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm
năng.
Chính vì vậy, mà mỗi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, công tác hạch toán
chi phí và tính giá thành sản phẩm luôn đóng vai trò quan trọng trong chiến
lược kinh doanh. Việc làm thế nào để quản lý tốt chi phí phát sinh, tiết kiệm
chi phí mà hiệu quả đạt được cao là một câu hỏi khó, luôn được các nhà quản
lý quan tâm. Điều này còn quan trọng hơn đối với doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực xây lắp vì đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp là phải thi công
các công trình – hạng mục công trình trong thời gian dài, địa điểm thi công
không cố định…nên việc quản lý các chi phí phát sinh là rất phức tạp. Đòi hỏi
công tác kế toán luôn cập nhật thông tin, phản ánh kịp thời, chính xác các

khoản chi cho mỗi một công trình để giúp nhà quản lý đưa ra quyết định chính
xác nhất.
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí và tính giá thành.
Cùng với thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình
Triệu em đã quyết định chọn đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây
Dựng Bình Triệu” để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu đòi hỏi tính trung thực, chính xác, khách quan. Vì thế, trong
quá trình nghiên cứu em luôn phải tìm hiểu và cập nhật các thông tin, nội
dung, các chính sách, quy định liên quan đến đề tài.
Bám sát tình hình thực tiễn tại công ty để có cái nhìn tổng quát nhất. Từ đó,
chuyên sâu vào công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây lắp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán.

Khóa Luận Tốt Nghiệp 2 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu chung về mặt lý luận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp nhằm khái quát hóa những vấn đề có tính chất tổng
quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Nghiên cứu thực trạng tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu.
Việc nghiên cứu nhằm bổ sung và trau dồi thêm kiến thức cho bản thân. Để
từ những kiến thức em đúc kết được đưa ra các đề xuất, biện pháp nhằm hoàn
thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp tại Công ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình Triệu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhận thấy được tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, để đạt được yêu cầu

nghiên cứu đặt ra em cần phải xác định rõ các vấn đề liên quan đến đề tài
nghiên cứu của mình bao gồm:
 Đối tượng nghiên cứu
Về đề tài này, em sẽ nghiên cứu về cách kế toán tập hợp chi phí sản xuất như:
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp giữa lý thuyết và thực
tế.
Trong đó, đi sâu nghiên cứu quy trình tập hợp chi phí sản xuất, phương pháp
phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty. Em sẽ nghiên cứu thông
qua một hoặc vài công trình đã thi công để xem xét thực tế công ty hạch toán
như thế nào, từ việc kiểm tra hóa đơn chứng từ cho đến cách lên sổ sách kế
toán.
 Phạm vi nghiên cứu
Tập trung vào nghiên cứu tình hình thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty. Em sẽ nghiên cứu công tác kế
toán tại công ty theo kỳ kế toán là quý, cụ thể là quý 1 năm 2012 với số liệu
minh họa được lấy trong tháng 3 năm 2012.
5. Kết cấu của luận văn
Nội dung của bài luận văn ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu
tham khảo bao gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm xây lắp tại doanh nghiệp xây lắp.
Chƣơng 2: Thực trạng về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí và Xây Dựng Bình
Triệu.
Chƣơng 3: Nhận xét và Kiến nghị.

Khóa Luận Tốt Nghiệp 3 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang












CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP
HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY
LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG
BÌNH TRIỆU











Khóa Luận Tốt Nghiệp 4 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
đều chịu sự tác động của các quy luật kinh tế cơ bản như: quy luật cung cầu, quy
luật cạnh tranh, quy luật giá trị…Do vậy, để tồn tại và phát triển, quá trình sản
xuất kinh doanh cần phải được định hướng và tổ chức theo những hướng đã định.
Sự quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp là lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu kinh
tế tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để tổng hợp và cung cấp các thông tin cần thiết này thì trình tự tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm là thành phần cơ bản quan trọng nhất đối với
các doanh nghiệp sản xuất.
Đối với các sản phẩm xây lắp từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình
bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức
tạp của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi
giai đoạn lại được chia thành nhiều công việc khác nhau và chịu sự tác động của
các yếu tố môi trường. Vì vậy, yêu cầu thông tin về chi phí sản xuất càng phải
nhanh chóng, linh hoạt nhằm giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt những thông tin
kinh tế liên quan đến chi phí. Từ đó, tìm ra phương pháp sản xuất hiệu quả, đảm
bảo chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán. Nhằm tiết kiệm chi phí và
nâng cao chất lượng sản phẩm với giá thành hợp lý, tăng khả năng cạnh tranh trên
thị trường của các doanh nghiệp xây lắp.

1.2 Những vấn đề chung
1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh
nghiệp xây lắp
 Chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao
động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để
tiến hành hoạt động xây lắp trong một thời kỳ nhất định.
Chi phí của đơn vị xây lắp gồm chi phí sản xuất xây lắp và chi phí sản xuất
ngoài xây lắp.

 Chi phí sản xuất xây lắp là toàn bộ các chi phí phát sinh trong lĩnh vực hoạt
động sản xuất xây lắp. Nó là bộ phận cơ bản để hình thành giá thành sản phẩm
xây lắp.
 Chi phí sản xuất ngoài xây lắp là toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh
trong lĩnh vực sản xuất ngoài xây lắp như: hoạt động sản xuất công nghiệp phụ
trợ, hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ trợ.
 Giá thành sản phẩm:
Khóa Luận Tốt Nghiệp 5 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao
động sống và lao động vật hóa bỏ ra để tiến hành sản xuất khối lượng sản phẩm,
dịch vụ, lao vụ nhất định hoàn thành.
Giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng
hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn
trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp
đã thực hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều
nhất với chi phí thấp nhất và hạ giá thành.
Giá thành sản phẩm xây lắp gồm 4 khoản mục sau:
- Khoản mục chi phí vật liệu.
- Khoản mục chi phí nhân công.
- Khoản mục chi phí máy thi công.
- Khoản mục chi phí sản xuất chung.

1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp
xây lắp
1.2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
Có nhiều cách phân loại chi phí sản xuất. Xuất phát từ mục đích, yêu cầu khác
nhau của quản lý, chi phí sản xuất cũng được phân loại theo các tiêu thức khác
nhau. Có một số cách phân loại phổ biến như sau:

1.2.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế (yếu tố)
 Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu bao gồm chi phí NVL chính, vật liệu
phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí vật liệu khác
sử dụng vào sản xuất.
 Yếu tố chi phí tiền lương gồm có các khoản chi phí cho công nhân trực
tiếp SX như: tiền lương, phụ cấp lương…
 Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: các khoản trích theo lương của
CNV tính vào chi phí.
 Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ gồm toàn bộ chi phí khấu hao TSCĐ dùng
vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
 Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài gồm chi phí trả cho các dịch vụ mua
ngoài phục vụ cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp như: tiền điện,
nước, điện thoại, chi phí quảng cáo…
 Yếu tố chi phí khác bằng tiền là các khoản chi phí SXKD bằng tiền phát
sinh trong quá trình SXKD của doanh nghiệp.

1.2.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế: có 4
khoản mục:
Khóa Luận Tốt Nghiệp 6 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí của các vật liệu chính, vật
liệu kết cấu, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển bán thành phẩm…và giá trị vật liệu
luân chuyển tính vào chi phí trong kỳ tạo nên sản phẩm xây lắp.
 Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí về tiền lương của công nhân
trực tiếp xây lắp và tiền công thuê ngoài để thực hiện khối lượng xây lắp.
 Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí sử dụng máy thi công để hoàn
thành sản phẩm xây lắp bao gồm:
-Chi phí nhân công.
-Chi phí vật liệu.

-Chi phí dịch vụ sản xuất.
-Chi phí khấu hao máy thi công.
-Chi phí dịch vụ mua ngoài.
-Chi phí bằng tiền khác để sử dụng máy thi công.
 Chi phí sản xuất chung: là những chi phí được dùng để quản lý và phục
vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm bao gồm:
-Chi phí nhân viên phân xưởng.
-Chi phí vật liệu.
-Chi phí dụng cụ sản xuất.
-Chi phí khấu hao TSCĐ.
-Chi phí dịch vụ mua ngoài như: điện, nước, điện thoại, sửa chữa TSCĐ…
-Chi phí bằng tiền khác.

1.2.2.1.3 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí và
khối lượng công việc hoàn thành
Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất chia làm hai loại:
 Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí có sự thay đổi về lượng
tương đương tỷ lệ thuận với sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ
như: chi phí NVLTT, chi phí NCTT…
 Chi phí cố định (định phí): là những chi phí không thay đổi về tổng số
khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định như: chi
phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân, tiền lương bộ phận quản lý
doanh nghiệp…
 Hỗn hợp phí bao gồm cả hai yếu tố biến phí và định phí như chi phí điện
thoại cố định, chi phí bán hàng.

1.2.2.1.4 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với đối tượng chịu
chi phí
Khóa Luận Tốt Nghiệp 7 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm


Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
 Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp với quá trình sản
xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định bao gồm nguyên vật liệu xây
dựng, tiền lương công nhân sản xuất, khấu hao máy móc thiết bị thi công.
 Chi phí gián tiếp: là những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất ra
nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc thường phát sinh ở bộ phận quản lý. Vì vậy,
kế toán phải phân bổ các đối tượng liên quan theo một tiêu thức thích hợp.
Cách phân loại chi phí này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định phương
pháp tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách chính xác và hợp lý.

1.2.2.1.5 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành chi phí
 Chi phí đơn nhất: là chi phí do một yếu tố chi phí duy nhất cấu thành như chi
phí nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất, tiền lương công nhân sản xuất.
 Chi phí tổng hợp: là những chi phí bao gồm nhiều yếu tố khác nhau nhưng do
cùng một công dụng như chi phí sản xuất chung.

1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.2.2.2.5 Xét theo thời điểm và nguồn số liệu
 Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được xác định trên cơ sở chi phí
sản xuất kế hoạch và số lượng kế hoạch. Việc tính giá thành do bộ phận kế hoạch
của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu sản xuất, chế tạo
sản phẩm.
Giá thành kế hoạch được xác định theo công thức:

Giá thành kế hoạch
công tác xây lắp
=
Giá thành dự toán
công tác xây lắp
_

Mức hạ giá thành
kế hoạch
(tính cho từng công trình, hạng mục công trình)

 Giá thành dự toán: được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Là
hạn mức chi phí cao nhất mà đơn vị có thể chi ra để đảm bảo có lãi, là tiêu chuẩn
để đơn vị xây lắp phấn đấu hạ giá thành thực tế và là căn cứ để chủ đầu tư thanh
toán cho doanh nghiệp khối lượng hoàn thành đã nghiệm thu.

Giá thành dự toán của
từng công trình- hạng
mục công trình
=
Giá thành dự toán
của từng công trình- hạng
mục công trình
_
Lãi định mức

Trong đó: Lãi định mức là số phần trăm trên giá thành xây lắp do Nhà Nước
quy định đối với từng loại xây lắp khác nhau, từng sản phẩm xây lắp cụ thể.
Khóa Luận Tốt Nghiệp 8 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
 Giá thành thực tế: Sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của tất cả chi phí
sản xuất thực tế mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để hoàn thành khối lượng xây
dựng nhất định. Nó được xác định theo số liệu kế toán cung cấp.
1.2.2.2.6 Xét theo phạm vi phát sinh chi phí
 Giá thành sản xuất là giá thành tính trên cơ sở toàn bộ chi phí liên quan đến
sản xuất, chế tạo sản phẩm, gồm: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí máy thi

công, chi phí SX chung.
 Giá thành toàn bộ là giá thành tính trên cơ sở toàn bộ chi phí liên quan đến
việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, gồm: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí
máy thi công, chi phí SX chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp.

1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Chúng đều giới hạn để tập hợp chi
phí cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra giá thành.
- Giống nhau: Cả 2 cùng giống nhau về chất, cùng biểu hiện bằng tiền của lao
động sống và lao động vật hóa.
- Khác nhau: Chúng khác nhau về lượng. Chi phí sản xuất gắn liền với một kỳ
nhất định. Còn giá thành sản phẩm gắn với một loại sản phẩm, công việc, lao vụ
nhất định.

1.2.4 Nhiệm vụ của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây lắp
Thực hiện các tiêu chuẩn chứng từ, hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán phải phù
hợp với quy định của Nhà Nước, các chuẩn mực cũng như chế độ kế toán.
Xác định được đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản
phẩm xây lắp dựa trên đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công
nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp.
Tổ chức tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi
phí sản xuất. Tính toán chính xác giá thành thực tế của đối tượng tính giá thành
và thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện công tác tính giá thành của doanh
nghiệp.
Hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận có liên quan đến việc tính toán, phân loại chi
phí phục vụ cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhanh
chóng, trung thực và hợp lý. Lập báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm xây lắp.

Khóa Luận Tốt Nghiệp 9 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
1.3 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây
lắp
1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nơi phát sinh và chịu chi phí. Tùy theo yêu
cầu quản lý, yêu cầu tính giá thành mà đối tượng tập hợp chi phí có thể được xác
định là từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, từng phân xưởng sản xuất hay từng
giai đoạn công nghệ sản xuất sản phẩm.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí là nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí
phải căn cứ vào:
- Tính chất sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: sản xuất giản
đơn, sản xuất phức tạp.
- Loại hình sản xuất: sản xuất đơn chiếc, sản xuất hàng loạt.
- Đặc điểm tổ chức sản xuất: có phân xưởng hoặc không có phân xưởng, đội sản
xuất.
- Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
- Đơn vị giá thành áp dụng trong doanh nghiệp.
Do đó, đối với doanh nghiệp xây lắp, thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có
thể là từng công trình – hạng mục công trình hay các giai đoạn công việc của
hạng mục công trình hoặc nhóm các hạng mục công trình…từ đó mà xác định
phương pháp hạch toán chi phí sản xuất thích hợp.

1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp hạch toán CPSX là một phương pháp hay hệ thống các phương
pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các CPSX trong phạm vi giới hạn của

đối tượng hạch toán CPSX. Thực chất của phương pháp kế toán CPSX chính là
việc mở các sổ (thẻ) chi tiết hạch toán chi phí tương ứng với các đối tượng kế
toán chi phí đã được lựa chọn, cuối kỳ tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. Vì
vậy, dựa trên đối tượng chi phí trong DN xây lắp, kế toán xác định các phương
pháp hạch toán CPSX sau: phương pháp hạch toán CPSX theo từng công trình –
hạng mục công trình, theo các giai đoạn công trình hoặc nhóm các hạng mục
công trình…
Có 2 phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là:
 Phương pháp tập hợp trực tiếp: là phương pháp áp dụng đối với các chi
phí liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt, chi phí
sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí.
 Phương pháp phân bổ gián tiếp: là phương pháp áp dụng khi một loại chi
phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, không thể tập hợp riêng cho từng
Khóa Luận Tốt Nghiệp 10 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
đối tượng được. Vì vậy, cần phải thực hiện việc phân bổ cho từng đối tượng có
liên quan. Việc phân bổ trải qua 2 bước:
- Bước 1: Tính hệ số phân bổ
H
=
C
T



Trong đó:
C: tổng chi phí đã tập hợp phân bổ
T: tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ
- Bước 2: Phân bổ chi phí cho từng đối tượng liên quan



 

 x H
Trong đó:


: Chi phí phân bổ cho từng đối tượng


: Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng n
Có 2 phương pháp để hạch toán kế toán là: phương pháp kê khai thường xuyên
và phương pháp kiểm kê định kỳ. Riêng đối với ngành xây lắp, chỉ được áp dụng
phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên,
không được áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ. Phần chi phí NVLTT, chi phí
NCTT, chi phí sử dụng MTC vượt trên mức bình thường và phần chi phí SX cố
định không phân bổ, không được tính vào giá thành xây lắp mà hạch toán vào giá
vốn hàng bán trong kỳ.

1.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.3.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
 Khái niệm: Chi phí NVLTT là những chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu
phụ, vật kết cấu…được sử dụng để cấu thành nên sản phẩm xây lắp.
 Tính giá xuất kho nguyên vật liệu:
Việc tính giá xuất kho NVL phụ thuộc vào đơn giá của từng loại NVL trong các
thời kỳ khác nhau, sự biến động về mặt giá cả trên thị trường, chi phí mua phát
sinh liên quan đến NVL. Điều này, đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý được giá
mua và chi phí mua để không chỉ đảm bảo được chất lượng NVL mà còn tiết
kiệm được chi phí. Tùy thuộc vào quy mô, cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động

kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp có thể sử dụng một trong 4 phương pháp sau để
tính giá xuất kho nguyên vật liệu:
- Phương pháp thực tế đích danh
- Phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO)
- Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO)
Khóa Luận Tốt Nghiệp 11 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
 Phương pháp thực tế đích danh
Phương pháp này được áp dụng đối với đơn vị có ít loại mặt hàng, mặt hàng ổn
định và loại hàng tồn kho nhận diện được. Khi xuất kho vật liệu doanh nghiệp chỉ
định rõ giá xuất. Vì vậy, doanh nghiệp phải biết được các NVL tồn kho, các NVL
xuất kho thuộc những lần mua nào và dùng đơn giá của những lần mua đó để xác
định giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ.
 Phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp này, giá trị của từng loại NVL được tính theo giá trị trung
bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được
mua hoặc sản xuất trong kỳ. Phương pháp bình quân có thể được tính theo thời kỳ
hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng.
- Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ
Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho
trong kỳ. Tùy theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho
căn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính đơn giá
bình quân cho từng mặt hàng.

Đơn giá thực tế bình
quân gia quyền của NVL
=
Giá trị NVL tồn

kho đầu kỳ
+
Giá trị NVL nhập
trong kỳ
Số lượng NVL tồn
kho đầu kỳ
+
Số lượng NVL
nhập trong kỳ

Giá trị thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất trong kỳ x Đơn giá bình quân
Trị giá NVL tồn kho cuối kỳ = Số lượng NVL tồn kho x Đơn giá bình quân

- Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm)
Sau mỗi lần nhập NVL, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho
và đơn giá bình quân cho từng loại hàng tồn kho theo công thức sau:







 Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO)
Đơn giá xuất kho lần
thứ a

=
Giá trị NVL tồn
kho đầu kỳ

+
Giá trị NVL
nhập trước lần xuất
thứ a
Số lượng NVL
tồn kho đầu kỳ
+
Số lượng NVL
nhập trước lần xuất
thứ a





Khóa Luận Tốt Nghiệp 12 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
Theo phương pháp này, giá trị NVL xuất dùng được tính theo giá nhập kho lần
trước, xong mới tính theo giá nhập kho lần sau. Giá trị NVL cuối kỳ là NVL được
mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.
 Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO)
Theo phương pháp này, giá trị NVL xuất dùng được tính theo giá của lần nhập
sau cùng và NVL còn lại cuối kỳ là những NVL được mua hoặc sản xuất trước
đó.
 Chứng từ sử dụng: Hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho, phiếu
xuất kho, giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi…
 Tài khoản sử dụng: 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Nội dung và kết cấu của tài khoản này:
Bên Nợ: Trị giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, sản

xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ trong kỳ hạch toán.
Bên Có: - Trị giá NVLTT sử dụng không hết được nhập lại kho.
- Kết chuyển chi phí NVLTT vào chi phí SXKD dở dang.
TK 621 không có số dư cuối kỳ, được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục
công trình.
 Phƣơng pháp hạch toán:
 Xuất NVL để SXSP, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi:
Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 152- Nguyên vật liệu
 Xuất thẳng NVL, công cụ, dụng cụ để SXSP, kế toán ghi:
Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 331, 111, 112
 Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí NVLTT, ghi:
Nợ TK 154- Chi phí SXKD dở dang
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (phần chi phí NVLTT vượt trên mức bình
thường)
Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
 NVL xuất ra không sử dụng hết vào hoạt động xây lắp, cuối kỳ nhập lại kho,
ghi:
Nợ TK 152- Nguyên vật liệu
Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp




Khóa Luận Tốt Nghiệp 13 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phƣơng

pháp kê khai thƣờng xuyên












Ghi chú:
(1): Xuất kho NVL để sản xuất sản phẩm
(2): Mua NVL xuất thẳng để sản xuất sản phẩm
(3): Thuế GTGT được khấu trừ
(4): NVL thừa nhập lại kho
(5): Chi phí NVL vượt trên mức bình thường
(6): Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào chi phí SXKD dở dang

1.3.3.2 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
 Khái niệm: Là các khoản chi phí về tiền lương chính- lương phụ, phụ cấp
lương cho công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình bao gồm cả các khoản
phải trả cho người lao động thuộc DN quản lý và cho lao động thuê ngoài theo
từng loại công việc.
 Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương.
 Tài khoản sử dụng: 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
Nội dung và kết cấu của tài khoản này:
Bên Nợ: Chi phí NCTT tham gia vào quá trình SXSP.

Bên Có: Kết chuyển chi phí NCTT vào chi phí SXKD dở dang.
TK 622 không có số dư cuối kỳ, được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục
công trình.
TK 152


(1)
TK 111, 112,
141, 331


(2)
TK 621


(4)




(5)




(6)
TK 152


TK 632



TK 154


TK 133
(3)

Khóa Luận Tốt Nghiệp 14 GVHD: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ SVTH: Trần Thị Thanh Trang
 Chú ý: đối với hoạt động xây lắp không hạch toán tài khoản này khoản tiền
lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương trả cho CNTT điều
khiển xe, máy thi công, phục vụ máy thi công, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ
tính trên quỹ lương phải trả CNTT của hoạt động xây lắp, điều khiển máy thi
công, phục vụ máy thi công.
 Phƣơng pháp hạch toán:
 Lương phải trả cho CNTT sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334- Phải trả CNV
 Trích trước tiền lương nghỉ phép của CNTT sản xuất, ghi:
Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335- Chi phí phải trả
 Cuối kỳ kết chuyển chi phí NCTT sản xuất, ghi:
Nợ TK 154- Chi phí SXKD dở dang
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (Phần chi phí NCTT vượt trên mức bình thường)
Có TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phƣơng pháp kê
khai thƣờng xuyên



(1)



(2)


Ghi chú:
(1): Chi phí lương cho công nhân trực tiếp sản xuất
(2): Trích khoản tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất
(3): Chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường
(4): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp



TK 622



(3)




(4)
TK 334



TK 632


TK 154


TK 335


×