Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại nam gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.23 KB, 98 trang )





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG






KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI NAM GIA LAI



Ngành : KẾ TOÁN
Chuyên ngành : KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN






Giảng viên hướng dẫn : TS. Phan Mỹ Hạnh


Sinh viên thực hiện : Trần Lê Quyên
MSSV: 0954030430 Lớp: 09DKKT4








TP. Hồ Chí Minh, 2013


BM05/QT04/ĐT



Khoa: Kế toán – Tài chính – Ngân Hàng

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



1. Họ và tên sinh viên được giao đề tài
Họ và tên: Trần Lê Quyên MSSV: 0954030430 Lớp: 09DKKT4
Ngành : Kế toán
Chuyên ngành : Kế toán – Kiểm toán
2. Tên đề tài : KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI NAM GIA LAI
3. Các dữ liệu ban đầu :




4. Các yêu cầu chủ yếu :



5. Kết quả tối thiểu phải có:
1)
2)
3)
4)
Ngày giao đề tài: ……./…… /……… Ngày nộp báo cáo: ……./…… /………


Chủ nhiệm ngành
(Ký và ghi rõ họ tên)

TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….
Giảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên)





Giảng viên hướng dẫn phụ
(Ký và ghi rõ họ tên)





LỜI CAM ĐOAN


Em xin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp đề tài “KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI NAM GIA
LAI” là công trình nghiên cứu thực sự của bản thân, được thực hiện dựa trên cơ sở
nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu khảo sát tình hình thực
tiễn và dưới sự hướng dẫn của cô TS. Phan Mỹ Hạnh.
Các số liệu, bảng biểu trong bài báo cáo là trung thực, xuất phát từ thực tiễn
tại công ty.

Sinh viên thực hiện



Trần Lê Quyên




LỜI CẢM ƠN


Để có thể hoàn thành bài khóa luận này, em xin gửi đến các thầy cô Trường
Đại học Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, cũng như các thầy
cô Khoa Kế toán - Tài chính – Ngân hàng nói riêng lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc nhất. Cảm ơn các thầy cô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến
thức bổ ích và nhiều bài học quý báu trong những năm học vừa qua.

Em xin cảm ơn cô TS. Phan Mỹ Hạnh – người cô đã trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ em trong suốt thời gian hoàn thành đề tài này.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ban Giám đốc, các anh chị kế toán cùng
toàn thể nhân viên tại Công ty CPTM Nam Gia Lai đã tạo điều kiện tốt nhất cho em
được tiếp xúc thực tế và luôn tận tình chỉ bảo em trong quá trình tìm hiểu tại công
ty.
Em xin gửi đến các thầy cô và các anh chị lời chúc sức khỏe và thành đạt!

Sinh viên thực hiện



Trần Lê Quyên

i


MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt v
Danh mục các đồ thị, sơ đồ, hình ảnh vi
Lời mở đầu 01
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH 04
1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 04
1.1.1. Khái niệm 04
1.1.2. Chứng từ sử dụng 05
1.1.3. Tài khoản sử dụng, kết cấu và nội dung phản ánh 05
1.1.4. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 06
1.1.5. Sơ đồ hạch toán tổng hợp 09
1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 10

1.2.1. Khái niệm 10
1.2.2. Chứng từ sử dụng 10
1.2.3. Tài khoản sử dụng, kết cấu và nội dung phản ánh 10
1.2.4. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 11
1.2.5. Sơ đồ hạch toán tổng hợp 14
1.3. Kế toán giá vốn hàng bán 15
1.3.1. Khái niệm 15
1.3.2. Chứng từ sử dụng 15
1.3.3. Tài khoản sử dụng, kết cấu và nội dung phản ánh 16
1.3.4. Các phương pháp xác định giá vốn 18
1.3.5. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 18
1.3.6. Sơ đồ hạch toán tổng hợp 21
1.4. Kế toán chi phí bán hàng 22
1.4.1. Khái niệm 22
1.4.2. Chứng từ sử dụng 22
1.4.3. Tài khoản sử dụng, kết cấu và nội dung phản ánh 22
1.4.4. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 24

ii


1.4.5. Sơ đồ hạch toán tổng hợp 27
1.5. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 28
1.5.1. Khái niệm 28
1.5.2. Chứng từ sử dụng 28
1.5.3. Tài khoản sử dụng, kết cấu và nội dung phản ánh 28
1.5.4. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 30
1.5.5. Sơ đồ hạch toán tổng hợp 32
1.6. Kế toán doanh thu tài chính và chi phí tài chính 33
1.6.1. Khái niệm 33

1.6.2. Chứng từ sử dụng 33
1.6.3. Tài khoản sử dụng, kết cấu và nội dung phản ánh 33
1.6.4. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 35
1.6.5. Sơ đồ hạch toán tổng hợp 37
1.7. Kế toán thu nhập khác và chi phí khác 38
1.7.1. Khái niệm 38
1.7.2. Chứng từ sử dụng 38
1.7.3. Tài khoản sử dụng, kết cấu và nội dung phản ánh 38
1.7.4. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 39
1.7.5. Sơ đồ hạch toán tổng hợp 41
1.8. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 42
1.8.1. Khái niệm 42
1.8.2. Cách xác định kết quả kinh doanh 43
1.8.3. Chứng từ sử dụng 43
1.8.4. Tài khoản sử dụng, kết cấu và nội dung phản ánh 43
1.8.5. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 44
1.8.6. Sơ đồ hạch toán tổng hợp 47
Chương 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
NAM GIA LAI 48
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần thương mại Nam Gia Lai 48
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 48

iii


2.1.2. Ngành nghề kinh doanh 49
2.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn 49
2.1.4. Định hướng phát triển 50
2.1.5. Cơ cấu bộ máy quản lý 50
2.2. Tổ chức công tác kế toán 53

2.2.1. Cơ cấu bộ máy kế toán 53
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 53
2.2.3. Phương pháp kế toán 54
2.3. Đánh giá chung 54
2.3.1. Thuận lợi 54
2.3.2. Khó khăn 55
Chương 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP TM NAM GIA LAI 56
3.1.Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 56
3.1.1. Chứng từ sử dụng 56
3.1.2. Sự luân chuyển chứng từ 56
3.1.3. Các nghiệp vụ phát sinh 57
3.1.4. Sơ đồ hạch toán tổng hợp 59
3.2.Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 60
3.3.Kế toán giá vốn hàng bán 61
3.4.Kế toán chi phí bán hàng 62
3.4.1. Chứng từ sử dụng 62
3.4.2. Sự luân chuyển chứng từ 63
3.4.3. Các nghiệp vụ phát sinh 63
3.4.4. Sơ đồ hạch toán tổng hợp 65
3.5.Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 66
3.5.1. Chứng từ sử dụng 66
3.5.2. Sự luân chuyển chứng từ 67
3.5.3. Các nghiệp vụ phát sinh 67
3.5.4. Sơ đồ hạch toán tổng hợp 69

iv


3.6.Kế toán doanh thu từ hoạt động tài chính và chi phí tài chính 70

3.7. Kế toán thu nhập khác và chi phí khác 72
3.8.Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 72

Chương 4
: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 76
4.1.Nhận xét 76
4.1.1. Nhận xét chung 76
4.1.2. Ưu điểm 77
4.1.3. Nhược điểm 77
4.2.Kiến nghị 78
Kết luận 81
Phụ lục A 82
Phụ lục B 83
Phụ lục C 87




v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Ký hi

u,
ch


vi

ế
t t

t

Di

n gi

i

BĐS Bất động sản
CP Chi phí
CPBH Chi phí bán hàng
CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp
CPTM Cổ phần thương mại
DT Doanh thu
FIFO Nhập trước – xuất trước
GTGT Giá trị gia tăng
HTK Hàng tồn kho
LIFO Nhập sau – xuất trước
NSNN Ngân sách nhà nước
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TK Tài khoản
TSCĐ Tài sản cố định
SXKD Sản xuất kinh doanh
UBND Ủy ban nhân dân
VAT Thuế giá trị gia tăng khấu trừ
XDCB Xây dựng cơ bản

XĐKQKD Xác định kết quả kinh doanh


vi


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hạch toán tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chiết khấu thương mại
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ hạch toán tổng hợp giảm giá hàng bán
Sơ đồ 1.4. Sơ đồ hạch toán tổng hợp hàng bán bị trả lại
Sơ đồ 1.5. Sơ đồ hạch toán tổng hợp giá vốn hàng bán
Sơ đồ 1.6. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí bán hàng
Sơ đồ 1.7. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp
Sơ đồ 1.8. Sơ đồ hạch toán tổng hợp doanh thu tài chính
Sơ đồ 1.9. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí tài chính
Sơ đồ 1.10. Sơ đồ hạch toán tổng hợp thu nhập khác
Sơ đồ 1.11. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí khác
Sơ đồ 1.12. Sơ đồ hạch toán tổng hợp kế toán xác định kết quả kinh doanh
Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty CPTM Nam Gia Lai
Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty CPTM Nam Gia Lai
Hình 3.1. Sơ đồ hạch toán tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Hình 3.2. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí bán hàng
Hình 3.3. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp
Hình 3.4. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí tài chính
Hình 3.5. Sơ đồ hạch toán tổng hợp kế toán xác định kết quả kinh doanh tháng 12
tại công ty CPTM Nam Gia Lai





1

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận luôn là yếu tố quan trọng
hàng đầu cần được quan tâm đến. Mỗi một doanh nghiệp luôn đề ra cho mình nhiều
mục tiêu khác nhau, nhưng tất cả những mục tiêu đó đều hướng về một mục đích
cuối cùng, đó là làm sao cho doanh nghiệp mình đạt được lợi nhuận cao nhất với
mức chi phí bỏ ra tương ứng thấp nhất. Sự tồn tại, phát triển và thành công của
doanh nghiệp đều được phản ánh rõ qua kết quả lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt
được. Nhìn vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể phân tích và đánh giá
được hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp.
Vì vậy, công tác kế toán về doanh thu – chi phí là hết sức cần thiết. Qua việc
xác định các khoản doanh thu và chi phí, doanh nghiệp có thể biết được kết quả
hoạt động kinh doanh của mình như thế nào và cụ thể hơn là biết mình lãi bao
nhiêu, lỗ hay không? Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể tìm cho mình những giải
pháp thích hợp để đảm bảo duy trì và phát triển mở rộng hiệu quả hoạt động của
công ty mình.
Do đó, kết quả của việc xác định kết quả kinh doanh – lợi nhuận - trở nên rất
quan trọng. Vì đây là một khoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính; là cơ sở để
người sử dụng đánh giá về tình hình hoạt động và quy mô của doanh nghiệp. Như
vậy, công tác kế toán là phải cung cấp những thông tin đáng tin cậy để nhà quản lý
đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm lựa chọn phương án tối ưu nhất.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã lựa chọn đề tài “KẾ
TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI NAM GIA LAI” nhằm tìm hiểu sâu hơn về lý thuyết cũng như thực

tế tiến hành công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh của các kế toán viên trong
công ty CPTM Nam Gia Lai, qua đó đưa ra những kiến nghị có thể giúp hoàn thiện
công tác này.

2

2. Mục đích nghiên cứu
Đây là cơ hội tốt để áp dụng những kiến thức đã học được tại giảng đường
vào thực tiễn, nhằm vận dụng lý thuyết vào thực tế. Trong quá trình tìm hiểu công
tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại Nam Gia
Lai có thể giúp ta hiểu phương pháp hạch toán kế toán tại một doanh nghiệp cụ thể.
Xác định doanh thu và chi phí là một quá trình trong công tác kế toán, đòi
hỏi sự chính xác và cẩn thận, đây là công việc cần thiết của một kế toán viên.
Những thông tin cần thiết cho việc đánh giá và phân tích tình hình hoạt động tài
chính để giúp nhà quản lý đưa ra sự lựa chọn tối ưu.
Qua đó, thấy được ưu và nhược điểm của phương pháp hạch toán kế toán tại
công ty, đưa ra những đề xuất sửa đổi giúp công ty ngày càng hoàn thiện hơn về
công tác kế toán.
Mặt khác, đây là điều kiện tốt giúp em tiếp xúc với thực tế công việc của một
kế toán, có nhiều hơn những kinh nghiệm, sự thách thức, là hành trang để em thực
hiện tốt công việc của mình sau khi ra trường.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số cơ sở lý luận về kế toán xác định kết quả kinh doanh.
- Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại một
doanh nghiệp cụ thể
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán xác định kết quả
kinh doanh

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thu thập số liệu từ phía công ty cung
cấp. Xem xét, đánh giá trình tự hạch toán các tài khoản có liên quan đến kế toán xác
định kết quả kinh doanh. Đồng thời kết hợp với phương pháp phỏng vấn các nhân
viên kế toán trong công ty.



3

5. Kết quả đạt được
Trên cơ sở lý thuyết cũng như kiến thức, sách vở, tài liệu thu thập và quá
trình thực tập tại công ty CPTM Nam Gia Lai, em đã mô tả thực trạng công tác kế
toán xác định kết quả kinh doanh theo chuẩn mực và sự áp dụng trên thực tế tại
công ty. Tuy nhiên do giới hạn khách quan về thời gian và hạn chế về kinh nghiệm
nên trong bài viết không thể tránh được các sai sót và thiếu sót về nội dung.
Rất mong quý thầy cô và các anh chị hướng dẫn góp phần giúp em hoàn
thành tốt đề tài này và bổ sung kiến thức về chuyên ngành kế toán – kiểm toán, để
em ngày càng hoàn thiện kiến thức của mình.

6. Kết cấu đề tài
Kết cấu bài báo cáo bao gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán xác định kết quả kinh doanh
Chương 2: Giới thiệu chung về công ty cổ phần thương mại Nam Gia Lai
Chương 3: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần thương mại
Nam Gia Lai
Chương 4: Nhận xét và kiến nghị

4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH

DOANH
Để xác định kết quả kinh doanh của một công ty hay của một doanh nghiệp,
người làm công tác kế toán thường xác định các khoản mục doanh thu cũng như các
chi phí liên quan phát sinh trong kỳ. Từ đó, tổng hợp và tính toán đưa ra kết quả của
một kỳ kinh doanh. Công tác này có ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty
hay doanh nghiệp rất nhiều. Do đó, việc xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa
quan trọng. Và công việc này thường dựa trên số liệu của các khoản mục sau:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu (Chiết khấu
thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại), doanh thu từ hoạt động tài
chính, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, thu nhập
khác và chi phí khác. Dưới đây là một số cơ sở lý luận của các khoản mục trên.
1.9. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.9.1. Khái niệm
Theo chuẩn mực kế toán số 14: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế
doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh
doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.”
Theo đó, doanh thu bán hàng được ghi nhận phải thỏa mãn đồng thời cả năm điều
kiện sau:
 Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
 Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu
hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
 Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng;
 Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Và doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận phải thỏa mãn các điều kiện sau:
 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
 Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;


5

 Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế
toán;
 Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao
dịch cung cấp dịch vụ đó.

1.9.2. Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn GTGT
- Hóa đơn bán hàng
- Phiếu thu
- Giấy báo Có của ngân hàng

1.9.3. Tài khoản sử dụng, kết cấu và nội dung phản ánh
Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cng cấp dịch vụ
Bên Nợ:
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu
bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và
đã được xác định là đã bán trong kỳ kế toán;
- Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương
pháp trực tiếp;
- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;
- Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;
- Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;
- Kết chuyển doanh thu thuần vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh
doanh”.
Bên Có:
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ
của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.
 Các tiểu khoản:

Tài khoản 511 có năm tài khoản cấp 2:

6

- Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá: Phản ánh doanh thu và doanh thu
thuần của khối lượng hàng hoá đã được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của
doanh nghiệp.
Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh hàng hoá, vật tư, lương
thực…
- Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm: Phản ánh doanh thu và
doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm (Thành phẩm, bán thành phẩm) đã được
xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp.
Tài khoản này chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp sản xuất vật chất như: Công
nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp,. . .
- Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ: Phản ánh doanh thu và doanh
thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và đã
được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán.
Tài khoản này chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như: Giao
thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch
vụ kế toán, kiểm toán,. . .
- Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Dùng để phản ánh các khoản
doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ
cung cấp sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
- Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Tài khoản
này dùng để phản ánh doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và doanh thu bán,
thanh lý bất động sản đầu tư.

1.9.4. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
1. Doanh thu của khối lượng sản phẩm (Thành phẩm, bán thành phẩm), hàng hoá,
dịch vụ đã được xác định là đã bán trong kỳ kế toán:

a) Khi bán hàng hoá theo phương thức trả chậm, trả góp đối với sản phẩm, hàng
hoá, BĐS đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ,
kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế
GTGT, ghi:

7

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán trả
tiền ngay chưa có thuế GTGT)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Chênh lệch giữa tổng số tiền
theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay chưa có thuế
GTGT).
- Khi thu được tiền bán hàng, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
- Định kỳ, ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi trả chậm, trả góp).
b) Khi bán hàng hoá theo phương thức trả chậm, trả góp, đối với sản phẩm,
hàng hoá, bất động sản đầu tư không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc
đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh
thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay đã có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán trả
tiền ngay có thuế GTGT)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Chênh lệch giữa tổng số tiền
theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay có thuế
GTGT).

- Khi thu được tiền bán hàng, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
- Định kỳ, ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Tiền lãi trả chậm, trả
góp).

8

2. Xác định thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế xuất khẩu).

3. Cuối kỳ, kế toán tính toán, xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp
trực tiếp đối với hoạt động SXKD, ghi:
Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.

4. Kế toán doanh thu từ các khoản trợ cấp, trợ giá của Nhà nước cho doanh
nghiệp:
- Trường hợp nhận được thông báo của Nhà nước về trợ cấp, trợ giá, ghi:
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Khi nhận được tiền của Ngân sách Nhà nước thanh toán, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước


5. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại, khoản giảm
giá hàng bán và chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ trừ vào doanh thu thực tế
trong kỳ để xác định doanh thu thuần, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 531 - Hàng bán bị trả lại
Có TK 532 - Giảm giá hàng bán
Có TK 521 - Chiết khấu thương mại.

6. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu thuần sang Tài khoản 911 “Xác định
kết quả kinh doanh”, ghi:

9

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

1.1.5. Sơ đồ hạch toán tổng hợp:

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hạch toán tổng hợp Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Ghi chú:

(1) Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp; thuế GTGT phải nộp theo
phương pháp trực tiếp
(2) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Chưa bao gồm thuế GTGT)
(3) Thuế GTGT đầu ra
(4) Các khoản giảm trừ doanh thu
(5) Các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ
(6) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để XĐKQKD



TK 521,531,532

TK 511

TK 111,112,131…

TK 3331

TK 333

TK 911

1

4

6

3

2

5


10

1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
1.2.1. Khái niệm
Trong hoạt động bán hàng, có thể phát sinh các nghiệp vụ kinh tế làm giảm trừ

doanh thu bán hàng như chương trình khuyến mại, giảm giá hàng bán,…Do đó để
xác định được doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, có các khái niệm
sau để phân biệt giữa chúng:
- Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho
khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
- Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém
phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
- Hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị
khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.

1.2.2. Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Phiếu giao hàng
- Đối với hàng hóa bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý
do trả lại hàng, số lượng hàng bị trả lại, đính kèm hóa đơn hoặc bản sao hóa đơn và
đính kèm chứng từ nhập lại tại kho của doanh nghiệp số hàng bị trả lại.
- Văn bản đề nghị giảm giá hàng bán

1.2.3. Tài khoản sử dụng, kết cấu và nội dung phản ánh
1.2.3.1. Chiết khấu thương mại
Tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại
Bên Nợ:
Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
Bên Có:
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang Tài khoản 511
“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo
cáo.

11


Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ.
1.2.3.2. Giảm giá hàng bán
Tài khoản 531 – Giảm giá hàng bán
Bên Nợ:
Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào
khoản phải thu của khách hàng về số sản phẩm, hàng hoá đã bán.
Bên Có:
Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại vào bên Nợ Tài khoản 511 “Doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ”, hoặc Tài khoản 512 “Doanh thu nội bộ” để xác định
doanh thu thuần trong kỳ báo cáo.
Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ
1.2.3.3. Hàng bán bị trả lại
Tài khoản 532 – Hàng bán bị trả lại
Bên Nợ:
Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng do hàng bán kém,
mất phẩm chất hoặc sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.
Bên Có:
Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang Tài khoản “Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ” hoặc Tài khoản “Doanh thu bán hàng nội bộ”.
Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ.

1.2.4.
Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

1.2.4.1. Chiết khấu thương mại
1. Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 521 - Chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có các TK 111, 112, 131,. . .
2. Cuối kỳ, kết chuyển số chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua

phát sinh trong kỳ sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ghi:

12

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521 - Chiết khấu thương mại.

1.2.4.2. Giảm giá hàng bán
1. Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hoá bị trả lại, kế toán phản ánh giá
vốn của hàng bán bị trả lại:
- Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang
Nợ TK 155 - Thành phẩm
Nợ TK 156 - Hàng hoá
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.

2. Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại:
- Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương
pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ,
ghi:
Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp(Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại)
Có các TK 111, 112, 131,. . .

- Đối với sản phẩm, hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc
đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, số tiền thanh toán với
người mua về hàng bán bị trả lại, ghi:
Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại
Có các TK 111, 112, 131,. . .


3. Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có), ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có các TK 111, 112, 141, 334,. . .

13

4. Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại phát
sinh trong kỳ vào tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc tài khoản
doanh thu nội bộ, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 512 - Doanh thu nội bộ
Có TK 531 - Hàng bán bị trả lại.

1.2.4.3. Hàng bán bị trả lại
1. Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho người mua về số lượng
hàng đã bán do kém, mất phẩm chất, sai quy cách hợp đồng:
a) Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá cho người mua thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, và doanh nghiệp tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ thì khoản giảm giá đã chấp thuận cho người mua,
ghi:
Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán (Theo giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Thuế GTGT của hàng bán phải giảm
giá)
Có các TK 111, 112, 131,. . .
b) Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá cho người mua không
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo
phương pháp trực tiếp thì khoản giảm giá hàng bán cho người mua, ghi:
Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán
Có các TK 111, 112, 131,. . .


2. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ sang
Tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” hoặc Tài khoản “Doanh thu
bán hàng nội bộ”, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 512 - Doanh thu nội bộ
Có TK 532 - Giảm giá hàng bán.

14

1.2.5. S hch toỏn tng hp
1.2.5.1. Chit khu thng mi

S 1.2. S hch toỏn tng hp Chit khu thng mi

1.2.5.2. Gim giỏ hng bỏn

S 1.3. S hch toỏn tng hp Gim giỏ hng bỏn



TK 111, 112, 131

TK 33311

TK 511

TK 521

Cuối kỳ, kết chuyển chiết

khấu thơng mại sang tài
khoản doanh thu bán hàng

Doanh thu không
có thuế GTGT

Thuế GTGT đầu
ra (nếu có)
Số tiền chiết khấu thơng
mại cho ngời mua


TK 111, 112, 131

TK 532

TK 511, 512

Doanh thu do giảm giá hàng bán (có cả

thuế GTGT)

Cuối kỳ, kết chuyển tổng số giảm giá hàng
bán phát sinh trong kỳ

Giảm giá hàng bán
(đơn vị áp dụng phơng
pháp khấu trừ)

Doanh thu không có

thuế GTGT

TK 33311

Thuế GTGT


15

1.2.5.3. Hng bỏn b tr li

S 1.4. S hch toỏn tng hp Hng bỏn b tr li


1.3. K toỏn giỏ vn hng bỏn
1.3.1. Khỏi nim
Giỏ vn hng bỏn l tr giỏ vn hng húa ó tiờu th trong k. Tr giỏ vn hng bỏn
bao gm tr giỏ vn ca thnh phm, hng húa, dch v, bt ng sn u t bỏn ra
trong k, cỏc chi phớ liờn quan n hot ng kinh doanh bt ng sn u t nh:
chi phớ khu hao, chi phớ sa cha, chi phớ nghip v cho thuờ bt ng sn u t
theo phng thc cho thuờ hot ng ( trng hp chi phớ phỏt sinh khụng ln), chi
phớ nhng bỏn, thanh lý bt ng sn u t.

1.3.2. Chng t s dng
- Phiu nhp kho, phiu xut kho
- Bng tng hp xut nhp tn
- Bng phõn b giỏ
- Phiu xut kho kiờm vn chuyn ni b
- Phiu xut kho hng húa gi i lý


TK 111, 112,
131

TK 531

TK 511, 512

Doanh thu hàng bán bị trả lại (có
cả thuế GTGT) của đơn vị áp dụng
phơng pháp trực tiếp

Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu của
hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ

Hàng bán bị trả
lại (đơn vị áp
dụng phơng
pháp khấu trừ)

Doanh thu
hàng bán bị trả
lại (không có
thuế GTGT)

TK 33311

Thuế GTGT

TK 111, 112


TK 641

Chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại

×