Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Luận văn tìm hiểu hoạt động khuyến nông của cán bộ khuyến nông xã đồng bẩm thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.52 KB, 58 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
–––––––––––––––––––––

NGƠ THỊ OANH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG CỦA CÁN BỘ KHUYẾN
NÔNG XÃ ĐỒNG BẨM, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Ứng dụng

Chuyên ngành

: Khuyến nông

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2013 - 2017



Thái Nguyên - năm 2017

c


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
–––––––––––––––––––––

NGƠ THỊ OANH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG CỦA CÁN BỘ KHUYẾN
NÔNG XÃ ĐỒNG BẨM, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Ứng dụng

Chuyên ngành

: Khuyến nông


Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2013 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn

: PGS.TS.Dƣơng Văn Sơn

Cán bộ cơ sở hƣớng dẫn : Lê Thị Thúy Hằng

Thái Nguyên - năm 2017

c


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, giảng viên hướng dẫn
PGS.TS Dương Văn Sơn, tơi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp với
tên đề tài: “Tìm hiểu hoạt động khuyến nơng của cán bộ khuyến nông xã
Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
Luận văn được hoàn thành là kết quả của q trình học tập, nghiên cứu
lý luận và tích lũy kinh nghiệm thực tế. Nhân dịp hồn thành khóa luận tôi xin
chân thành cảm ơn ban Giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên,

ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và PTNT cùng các thầy cô giáo trong trường đã
nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập.
Tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn thầy Dương
Văn Sơn, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các cán bộ xã Đồng Bẩm
nơi tôi thực tập, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập
và hồn thành khóa luận.
Do thời gian và kiến thức có hạn nên bài khố luận khơng tránh được
những thiếu sót. Rất mong được q thầy cơ đóng góp ý kiến cho bài khố
luận được hồn chỉnh hơn.
Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy, cơ lãnh đạo của nhà trường, và
tồn thể thầy cơ giáo trong khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân
dân xã Đồng Bẩm sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Ngô Thị Oanh

c


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt qua 3 năm 2014 – 2016 ............. 24
Bảng 3.2: Tình hình chăn ni của xã qua 3 năm 2014 – 2016...................... 26
Bảng 3.3: Kết quả tiêm phòng gia súc, gia cầm năm 2016............................ 28

c



iii

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tình hình sử dụng đất của xã Đồng Bẩm năm 2017 .................. 20
Hình 2.1 : Mơ hình hệ thống tổ chức bộ máy khuyến nông ............................. 8

c


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nội dung đầy đủ

CBCC

Cán bộ công chức

CBKN

Cán bộ khuyến nông

CLB

Câu lạc bộ


CTV

Cộng tác viên

KN

Khuyến nông

NN

Nông nghiệp

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

c


v

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và kết quả mong đợi của đợt thực tập tốt nghiệp. ...................... 2

1.2.1.Mục tiêu của đợt thực tập tốt nghiệp. ................................................................. 2
1.2.2. Kết quả mong đợi của đợt thực tập tốt nghiệp. ................................................. 3
1.3.Nội dung và phương pháp thực hiện ........................................................... 5
1.3.1.Nội dung thực tập. ................................................................................................ 5
1.3.2.Phương pháp thực hiện. ....................................................................................... 5
1.4. Tên, địa chỉ, nhiệm vụ, chức năng của cơ sở thực tập. .............................. 6
1.5.Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập. ................................................. 6
1.6.Thời gian thực tập. ...................................................................................... 6
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU....................................................... 7
2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 7
2.1.1. Một số khái niệm ................................................................................................. 7
2.1.2. Một số văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập. .............................11
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 15
2.2.1. Vai trò của nền nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
........................................................................................................................................15
PHẦN 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP. ............................................................... 18
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Đồng Bẩm . ............................ 18
3.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành ................................................................................18
3.1.2. Đặc điểm tự nhiên..............................................................................................18
3.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................................21
3.1.4. Đánh giá chung địa bàn nghiên cứu.................................................................28
3.2. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ............... 29

c


vi

3.3. Tóm tắt kết quả thực tập........................................................................... 30
3.3.1. Tình hình sản xuất nơng nghiệp xã Đồng Bẩm. .............................................24

3.3.2.Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ, kiến thức kỹ năng chungcủa CBKN
và hoạt động của CBKN xã Đồng Bẩm.....................................................................30
3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế. ..................................................... 42
3.5.Đề xuất giải pháp. ..................................................................................... 44
PHẦN 4. KẾT LUẬN .................................................................................... 46
4.1. Kết luận .................................................................................................... 46
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 46
4.2.1. Đối với Đảng và Nhà nước. ..............................................................................46
4.2.2. Đối với tỉnh Thái Nguyên. ...............................................................................47
4.2.3. Đối với UBND thành phố Thái Nguyên. ........................................................47
4.2.4. Đối với Trạm khuyến nông thành phố Thái Nguyên. ....................................48
4.2.5. Đối với UBND xã Đồng Bẩm. .........................................................................48
4.2.6. Đối với các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo về lĩnh vực nông nghiệp. ...49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50

c


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp nước ta là một ngành rất quan trọng đối với nền kinh tế và
đời sống của đại đa số người dân. Hiện nay ngành NN tạo ra gần 20% GDP
cho cả nước, với hơn 50% lao động đang hoạt động trong lĩnh vực NN. Vì
vậy ngành NN được ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển của quốc
gia. Để ngành NN phát triển bền vững và tạo ra những bước tiến bộ trong q
trình sản xuất, địi hỏi đội ngũ cán bộ NN từ TW đến địa phương cần có rất
nhiều tố chất, năng lực về mọi mặt để điều hành một ngành NN ngày càng

phát triển và hiện đại hóa trong thị trường mở hiện nay.
Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá
toàn diện và to lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo
hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm
bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Năm 2016, theo số liệu của Tổng
cục thống kê, tốc độ tăng GDP toàn nghành đạt khoảng 1,2%; giá trị sản xuất
(theo giá so sánh năm 2010) tăng 1,44%. Trong đó: trồng trọt giảm 0,9%,
chăn nuôi tăng 5,4 %, lâm nghiệp tăng 6,17%, thủy sản tăng 2,91%.
Sản xuất nơng nghiệp có được những thành cơng như vậy khơng thể
khơng nói tới vai trị tích cực của cán bộ khuyến nơng. Cán bộ khuyến nơng
đóng vai trị quan trọng vào q trình đào tạo rèn luyện tay nghề cho nông
dân, tư vấn giúp nông dân nắm bắt được các chủ trương, chính sách về nơng
nghiệp của Đảng và nhà nước mang lại nhiều kiến thức và kỹ thuật, thông tin
về thị trường để thúc đẩy sản xuất cải thiện đời sống, góp phần xây dựng và
phát triển nông thôn mới.

c


2

Nhận thức vai trò quan trọng của cán bộ khuyến nơng, chính phủ đã ban
hành một số nghị định như: Nghị định số 13/NĐ-CP ra đời 2/3/1993, nghị định số
56/NĐ- CP ra đời ngày 26/4/2005, và mới nhất là nghị định số 02/2010 NĐ-CP
ban hành ngày 8/1/2010 góp phần hồn thiện hệ thống khuyến nông từ trung ương
đến địa phương, giúp nơng dân có cơ hộ tiếp cận với nhưng tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới nâng cao chất lượng, và khả năng cạnh tranh nhờ đó tăng thu nhập và
cải thiện đời sống của dân cư vùng nông thôn.
Đồng Bẩm là xã có địa hình, địa thế thuận lợi, gần với các khu trung

tâm của thành phố, đất đai màu mỡ thích hợp cho việc hình thành một số
vùng chuyên canh sản xuất trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp
ngắn ngày cũng như dài ngày.
Cùng với sự đổi mới của cả nước nói chung và của thành phố Thái
Nguyên nói riêng, nền kinh tế của xã Đồng Bẩm – thành phố Thái Nguyên
trong những năm qua mặc dù đã có nhiều chuyển biến, song nhìn chung cơ
bản nền kinh tế của xã còn mang nặng một nền sản xuất thuần nơng, mang
tính chất cá thể nhỏ lẻ, tự cung tự cấp. Để nhanh chóng thay đổi bộ mặt nơng
nghiệp nơng thơn, từng bước hình thành các vùng chuyên canh và nguyên liệu
phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng kinh tế trên địa bàn xã, cải thiện và
nâng cao chất lượng đời sống của người dân thì vai trị hoạt động của cán bộ
khuyến nơng xã là hết sức quan trọng. Xuất phát từ những yêu cầu trên nhằm
giúp kinh tế nơng nghiệp xã tìm ra những giải pháp, bước đi trong những năm
tới đạt hiệu quả cao nhất. Tôi đã chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm
hiểu hoạt động khuyến nơng của cán bộ khuyến nông xã Đồng Bẩm,
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ”.
1.2. Mục tiêu và kết quả mong đợi của đợt thực tập tốt nghiệp
1.2.1. Mục tiêu của đợt thực tập tốt nghiệp
* Mục tiêu tổng quát.

c


3

Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá được những thuận lợi, khó khăn trong
hoạt động của cán bộ khuyến nơng xã Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên để từ đó đề xuất một số giải pháp giúp cán bộ khuyến nơng
hoạt động có hiệu quả hơn.
* Mục tiêu cụ thể.

- Tìm hiểu được điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã Đồng
Bẩm.
- Tìm hiểu được tình hình sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn xã
Đồng Bẩm.
- Tìm hiểu được về vai trị, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến
nơng xã.
- Tìm hiểu và được trải nhiệm các công việc hàng ngày cùng cán bộ
cán bộ khuyến nông xã Đồng Bẩm.
- Đề ra được giải pháp khắc phục và hạn chế những khó khăn trong q
trình cơng tác của cán bộ khuyến nơng xã.
1.2.2. Kết quả mong đợi của đợt thực tập tốt nghiệp
 Về chun mơn nghiệp vụ:
- Có thêm được những kiến thức chuyên môn từ thực tế.
- Thành thạo các kỹ năng thu thập, phân tích và xử lí thơng tin, số liệu.
 Về thái độ và ý thức trách nhiệm:
- Nghiêm túc tuân thủ các nội quy, quy định và an toàn lao động.
- Giao tiếp, ứng xử trung thực, lịch sự, nhã nhặn, luôn giữ thái độ
khiêm nhường và cầu thị.
- Không tự ý nghỉ, không tự động rời bỏ vị trí thực tập.
- Thực hiện cơng việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao, chủ
động tiếp cận công việc.

c


4

- Chủ động ghi chép về những nội dung đã thực tập tại đơn vị và
chuẩn bị số liệu để viết báo cáo thực tập.
 Về kỷ luật:

- Chấp hành phân công của khoa, quy chế thực tập của trường và các
quy định của nơi thực tập.
- Đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong cơng việc.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại nơi thực tập.
- Ln trung thực trong lời nói và hành động.
 Về tác phong ứng xử:
- Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị. Thực tập ngồi trường khơng
chỉ là để học tập chun mơn mà cịn là một dịp tốt để tập làm việc trong tập
thể, đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp và xử thế.
- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan nhưng
không can thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan thực tập.
- Hòa nhã với các nhân viên tại nơi thực tập.
- Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự.
 Về kết quả đạt được:
- Tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ quan thực tập.
- Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp
phần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường.
- Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ được kinh
nghiệm.
- Không được tự tiện sử dụng các trang thiết bị ở nơi thực tập.
- Tiết kiệm (không sử dụng điện thoại ở nơi thực tập cho việc riêng).
- Không tự ý sao chép dữ liệu hoặc các phần mềm của cơ quan thực tập
- Không mang đĩa vào cơ quan để đề phịng mang virus vào máy tính.

c


5

1.3. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện

1.3.1. Nội dung thực tập
- Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Đồng Bẩm.
- Tìm hiểu về vai trò, chức năng nhiệm vụ của cán bộ khuyến nơng xã.
- Đóng vai trị là người tập sự cho vị trí cán bộ khuyến nơng tại xã
Đồng Bẩm.
- Tìm hiểu công việc của cán bộ khuyến nông xã Đồng Bẩm.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong q trình cơng tác của
cán bộ khuyến nơng xã Đồng Bẩm.
- Rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra giải pháp để khắc phục những
khó khăn trong q trình công tác của cán bộ khuyến nông xã.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
Phương pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp: Các thông tin thứ cấp
được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như sách, Internet, báo cáo tổng kết của
xã, các nghị định, thông tư, quyết định của Nhà nước có liên quan đến vai trị,
nhiệm vụ, chức năng của cán bộ khuyến nông. Số liệu trong báo cáo tổng kết
tình hình kinh tế xã hội, tham khảo các tài liệu liên quan đến tình hình kinh tế,
xã hội của xã Đồng Bẩm nhằm khái quát sự phát triển của cơ sở, những thuận
lợi, khó khăn và những lợi ích mà cơ sở đem lại cho người dân tại địa bàn. Để
từ đó thấy được vai trị, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã.
- Tiế p câ ̣n có sự tham gia hướng dẫn của cán bô ̣ khuy ến nông của trạm
khuyến nông thành phố Thái Nguyên và cán bộ khuyến nông xã Đồng Bẩm:
Trong quá trình thực tập đi xuống các xóm được CBKN giới thiệu, hướng dẫn
thực hiên các hoạt động khuyến nông cùng với bà con nông dân.
- Thảo luận, tham vấn cùng cán bô ̣ khuyến nông của trạm khuyến nông
thành phố Thái Nguyên và cán bộ khuyến nông xã Đồng Bẩm.

c


6


- Phương pháp quan sát: Quan sát tác phong làm việc, cách làm việc và
xử lí cơng việc của các cán bộ, cơng chức.
- Phương pháp đóng vai: Đóng vai trị là người tập sự cho vị trí cán bộ
khuyến nơng xã Đồng Bẩm.
- Tổng hợp và phân tích thơng tin: Những thông tin, số liệu thu thập
được tôi tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có được thơng tin cần thiết cho
đề tài.
1.4. Tên, địa chỉ, chức năng, nhiệm vụ của cơ sở thực tập
1. Tên cơ sở thực tập: UBND xã Đồng Bẩm, thành phố Thái nguyên,
tỉnh Thái Nguyên.
2. Địa chỉ: xã Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
3. Chức năng, nhiệm vụ:
Là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước
Hội đồng nhân dân xã và cơ quan nhà nước cấp trên. UBND chịu trách nhiệm
chấp hành Hiến pháp, Pháp Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên
và nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã nhằm bảo đảm thực hiện thắng lợi
các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố Quốc phòng, An ninh và
thựchiện các chính sách đảm bảo cơng tác an sinh xã hội trên địa bàn.
Uỷ ban nhân dân xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa
phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành
chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.
1.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập
Sinh viên phải thực hiện nghiêm túc các quy định của đơn vị UBND xã
Đồng Bẩm trong thời gian thực tập tại đơn vị UBND xã Đồng Bẩm.
1.6. Thời gian thực tập
Từ ngày 05 tháng 01 năm 2017 đến ngày 30 tháng 05 năm 2017.

c



7

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm
- Cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã: là công dân Việt Nam trong
biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp
luật, làm việc tại Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân do được bầu để giữ
chức vụ, hoặc được tuyển dụng giao giữ chức danh chuyên môn nghiệp vụ
thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.[1]
- Viên chức: là cơng dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc
làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc,
hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của
pháp luật.
- Nông nghiệp: là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng
đất đai để trồng trọt và chăn nuôi khai thác cây trồng vật nuôi làm tư liệu lao
động chủ yếu tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công
nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên
ngành: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản, theo nghĩa rộng còn bao gồm
cả lâm nghiệp, thủy sản. [12]
- Khuyến nông ( theo nghĩa rộng): Khuyến nông là khái niệm chung để
chỉ tất cả các hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn.
- Khuyến nông ( theo nghĩa hẹp): Khuyến nông là một tiến trình giáo
dục khơng chính thức mà đối tượng của nó là nơng dân. Tiến trình này đem
đến cho nơng dân những thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải
quyết những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ
trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không
ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân và gia đình họ.


c


8

 Khuyến nông Việt Nam, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động
- Khuyến nông Việt Nam là các hoạt động, chính sách khuyến khích
phát triển nơng nghiệp ở Việt Nam. Khuyến nơng Việt Nam có lịch sử phát
triển từ lâu đời gắn liền với lịch sử nông nghiệp Việt Nam.

CƠ QUAN QUẢN LÝ

Cấp Quốc gia

Bộ Nơng nghiệp &
PTNT

HỆ THỐNG
KHUYẾN NƠNG

ĐƠN VỊ PHỐI
HỢP

Trung tâm Khuyến
nông-Khuyến ngư
Quốc gia

1. KNV thôn bản
2. HTX NN

3. CLB KN
4. Các tổ chức Hội,

Cấp tỉnh/Tp

Sở Nông nghiệp
&PTNT

Trung tâm Khuyến
nơng-Khuyến tỉnh

đồn thể
5. Doanh nghiệp
Các tổ chức quốc tế,
NGOs

Cấp
quận/huyện

UBND huyện/ Phịng
NN

Trạm Khuyến nơng
huyện

Cấp xã,
phường

UBND xã/phường


KNV xã/phường
(KNV cơ sở)

Hội nơng dân

Hình 2.1: Mơ hình hệ thống tổ chức bộ máy khuyến nông
- Mục tiêu:
1. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng
thu nhập, thoát đói nghèo, làm giàu thơng qua các hoạt động đào tạo nông dân
về kiến thức, kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân

c


9

sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái, khí
hậu và thị trường.
2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát
triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực
phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, xây dựng nông thôn mới, bảo
đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.
3. Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngồi tham gia khuyến nơng.
- Nguyên tắc hoạt động:
1. Xuất phát từ nhu cầu của nông dân và yêu cầu phát triển nông nghiệp
của Nhà nước.
2. Phát huy vai trị chủ động, tích cực và sự tham gia tự nguyện của
nông dân trong hoạt động khuyến nông.

3. Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học,
các doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nông dân.
4. Xã hội hóa hoạt động khuyến nơng, đa dạng hóa dịch vụ khuyến
nông để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài tham gia hoạt động khuyến nơng.
5. Dân chủ, cơng khai, có sự giám sát của cộng đồng.
6. Nội dung, phương pháp khuyến nông phù hợp với từng vùng miền,
địa bàn và nhóm đối tượng nông dân, cộng đồng dân tộc khác nhau.
- Cán bộ nông nghiệp cấp xã: là những người trực tiếp chỉ đạo hoặc
trực tiếp làm công tác trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn cấp xã. Đây là
những người trực tiếp tiếp cận với nông dân và tổ chức chỉ đạo hoặc triển khai
các hoạt động nông nghiệp cho nông dân. [8]

c


10

- Cán bộ khuyến nông xã: Cán bộ khuyến nông xã nằm trong đội ngũ
cán bộ kỹ thuật nông nghiệp xã. Cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật
công tác trên địa bàn cấp xã do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
 Một số yêu cầu đối với cán bộ khuyến nơng xã cần có:
Sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn không thể thiếu sự tham
gia và đóng góp của CBKN. CBKN là một trong những nhân tố trong tồn bộ
tiến trình khuyến nơng. Nếu khơng có họ trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo, giám
sát các hoạt động khuyến nơng ở địa phương sẽ khơng có các dịch vụ khuyến
nơng cho nơng dân. Do đó, để làm tốt công tác khuyến nông cán bộ khuyến
nông cần trang bị kiến thức tổng hợp. Đó là:
- Kiến thức về mặt kỹ thuật: Các hoạt động ở nông thôn tương đối
tồn diện và đa nghành: trồng trọt, chăn ni, trồng rừng thủy sản… nên địi

hỏi người cán bộ khuyến nơng khơng chỉ hiểu sâu về một chun nghành nào
đó mà cần phải có hiểu biết rộng về các chuyên nghành khác, có như vậy thì
người CBKN mới có thể hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Kiến thức về xã hội và cuộc sống nơng thơn: Người CBKN cần phải
có những hiểu biết về những vấn đề liên quan đến nhân văn và xã hội của đời
sống nông thôn nơi mình đang cơng tác.
- Kiến thức về đường lối, quan điểm và chính sách của Nhà nước.
- Kiến thức về giáo dục người lớn: vì khuyến nơng là một tiến trình
giáo dục mà đối tượng của nó là nơng dân nên người CBKN cần phải biết
cách tiếp cận và giáo dục đối với người lớn.
- Kiến thức về thị trường: Để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp
hướng tới nơng nghiệp sản xuất hàng hóa thì u cầu về kiến thức thị trường
là đòi hỏi bức thiết đối với CBKN.
Ngồi kiến thức cơ bản trên, người làm cơng tác khuyến nơng cần có
những kỹ năng cơ bản sau:

c


11

- Năng lực tổ chức và lập kế hoạch: Người CBKN cần có khả năng lập
kế hoạch các hoạt động khuyến nông và tổ chức nông dân thực hiện những kế
hoạch đó.
- Năng lực truyền đạt thơng tin: Người cán bộ khuyến nơng phải có khả
năng nói và viết tốt. Bởi vì đó là hai kỹ năng cơ bản phải sử dụng thường
xuyên trong giao tiếp với mọi người trong cơng tác khuyến nơng.
- Năng lực phân tích và đánh giá: Người CBKN phải có khả năng đánh
giá những tình huống gặp phải hàng ngày, nhận thức và hiểu rõ được các vấn
đề để có thể kịp thời đề xuất các giải pháp kịp thời và hợp lý.

- Năng lực lãnh đạo: tự tin, gương mẫu và có khả năng thuyết phục
quần chúng, tiếp cận được với các đối tác, với lãnh đạo địa phương.
- Năng lực sáng tạo: Người CBKN thường phải làm việc trong điều
kiện độc lập và ít chịu sự giám sát của cấp trên, vì vậy cần phải có khả năng
sáng tạo, tự tin vào cơng việc của chính mình chứ khơng phải lúc nào cũng
dựa vào sự chỉ đạo và hỗ trợ của cấp trên.
- Ngồi ra thì CBKN cần phải có các kỹ năng tổ chức và làm việc
nhóm, thực hành các kỹ năng tại hiện trường…
2.1.2. Một số văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
- Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung
ương đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” .
- Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính
phủ về khuyến nơng.
- Thơng tư số 04/2009 TT-BNN hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân
viên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn công
tác trên địa bàn cấp xã có nội dung như sau:
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật nơng nghiệp xã có nhiệm vụ chính sau đây:

c


12

1. Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện
quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển nơng
nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thơn.
2. Tun truyền, phổ biến pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước
về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
3. Tổng hợp, hướng dẫn kế hoạch sản xuất nông nghiệp, diêm nghiệp,
thuỷ sản, phát triển rừng hàng năm; hướng dẫn nông dân thực hiện các biện

pháp kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất
nông lâm nghiệp, thuỷ sản theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.
4. Xây dựng kế hoạch, huy động lực lượng và tổ chức thực hiện phòng
trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản; Tổ chức thực hiện việc tu bổ, bảo
vệ đê điều, đê bao, bờ vùng, cơng trình và cơ sở hậu cần chun ngành, bảo
vệ rừng; Phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt phá rừng và khắc phục hậu
quả thiên tai hạn hán, bão, lũ, úng, lụt, sạt, lở, cháy rừng; Biện pháp ngăn
chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ
rừng, cơng trình và cơ sở hậu cần chuyên ngành tại địa phương.
5. Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã giám sát việc xây dựng các cơng trình
thuỷ lợi nhỏ, cơng trình nước sạch nơng thơn và mạng lưới thuỷ nông; Việc
sử dụng nước trong công trình thuỷ lợi và nước sạch nơng thơn trên địa bàn
theo quy định của pháp luật.
6. Phối hợp hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thống kê diễn biến
đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất diêm nghiệp, thống kê rừng, kiểm kê
rừng, diễn biến tài nguyên rừng, diễn biến số lượng gia súc, gia cầm trên địa
bàn cấp xã theo quy định. Tổng hợp tình hình thực hiện tiến độ sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.
7. Hướng dẫn việc triển khai và phát triển các ngành, nghề, làng nghề
truyền thống nông thôn; Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển

c



×