Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử văn hóa của sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


PHAN QUỐC BẢO

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DI TÍCH
LỊCH SỬ VĂN HĨA CỦA SỞ VĂN HÓA,
THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH HÀ TĨNH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ HẢI HÀ

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2018
Tác giả luận văn thạc sĩ

Phan Quốc Bảo


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Khoa Khoa học Quản lý và các


thầy cô Viện đào tạo sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong
suốt khóa học và trong q trình hồn thành đề tài Luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tác giả bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Đỗ Thị Hải Hà
đã tận tình hướng dẫn tác giả trong quá trình làm Luận văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng và nỗ lực để hoàn thành đề tài Luận văn song
trong quá trình thực hiện với hạn chế về thời gian và trình độ nghiên cứu. Do đó,
Luận văn khơng tránh khỏi những mặt thiếu sót. Tác giả kính mong sự chỉ bảo và
đóng góp ý kiến chân thành của Quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp để tác giả có thể
hồn thiện trong q trình nghiên cứu tiếp vấn đề.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2018
Tác giả luận văn thạc sĩ

Phan Quốc Bảo


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HỘP PHỎNG VẤN
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................. i
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DI
TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA CỦA SỞ VĂN HĨA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH 9
1.1. Di tích lịch sử văn hóa .................................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm di tích lịch sử văn hố ............................................................. 9
1.1.2. Vai trị của di tích lịch sử văn hoá .......................................................... 10

1.2. Quản lý nhà nước của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đối với di tích
lịch sử văn hố ...................................................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước của SVH,TT&DL đối với DTLSVH ....... 10
1.2.2. Mục tiêu quản lý nhà nước của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch về di
tích lịch sử văn hố ........................................................................................... 12
1.2.3. Phân cấp quản lý nhà nước đối với DTLSVH ........................................ 14
1.2.4. Nội dung Quản lý nhà nước của Sở Văn hố, Thể thao và Du lịch về Di
tích lịch sử Văn hoá .......................................................................................... 16
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới QLNN của SVH,TT&DL đối với di tích lịch
sử văn hố ......................................................................................................... 21
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI
TÍCH LỊCH SỬ VĂN HỐ CỦA SỞ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TỈNH HÀ TĨNH ...................................................................................................... 23
2.1. Tổng quan về hệ thống di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh................................................................................................................. 23


2.2. Thực trạng bộ máy quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hố của Sở
Văn hố, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh ...................................................... 25
2.2.1. Sơ đồ, cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự ................................................... 25
2.2.2. Tổ chức hoạt động của Phòng Quản lý di sản văn hóa .......................... 27
2.2.3. Thực trạng nhân lực quản lý DTLSVH của tỉnh Hà Tĩnh ...................... 27
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về Di tích lịch sử văn hoá của Sở Văn hoá,
Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh ...................................................................... 31
2.3.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DTLSVH. ........ 31
2.3.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và dự án bảo tồn DTLSVH. ................ 32
2.3.3. Tuyên truyền giáo dục pháp luật về DSVH và các luật liên quan ......... 36
2.3.4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học về DTLSVH ............ 38
2.3.5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo tồn, phát huy giá trị DTLSVH. 40
2.3.6. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu

nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về DTLSVH ........................................ 42
2.4. Đánh giá QLNN về công tác quản lý DTLSVH của SVH, TT&DL tỉnh
Hà Tĩnh ................................................................................................................. 43
2.4.1. Điểm mạnh của SVH,TT&DL trong công tác QLNN về DTLSVH ...... 43
2.4.2. Điểm yếu của SVH,TT&DL trong công tác QLNN về DTLSVH ......... 43
2.4.3. Nguyên nhân các điểm yếu trong công tác QLNN về DTLSVH của
SVH,TT&DL tỉnh Hà Tĩnh .............................................................................. 44
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ CỦA SỞ VĂN
HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025 ............... 47
3.1. Phương hướng hồn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hố
của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 ................................................... 47
3.1.1. Mục tiêu quản lý nhà nước về DTLSVH của SVH,TT&DL tỉnh Hà Tĩnh
đến năm 2025.................................................................................................... 47
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện QLNN về DTLSVH của SVH,TT&DL
Hà Tĩnh ............................................................................................................. 49


3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về Di tích
lịch sử văn hoá của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh ............... 50
3.2.1. Giải pháp về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về DTLSVH .. 50
3.2.2. Giải pháp về xây dựng quy hoạch, kế hoạch và dự án bảo tồn DTLSVH ... 51
3.2.3. Giải pháp về tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về DTLSVH. 52
3.2.4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học về DTLSVH ............ 52
3.2.5. Giải pháp về huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo tồn, phát
huy giá trị DTLSVH ......................................................................................... 53
3.2.6. Giải pháp về tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp
luật về DTLSVH ............................................................................................... 55
3.2.7. Các giải pháp khác.................................................................................. 57
3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................ 60

3.3.1. Kiến nghị với chính quyền tỉnh Hà Tĩnh ................................................ 60
3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước ......................................................................... 61
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 65


DANH MỤC CHỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

BVHTTDL

:

CNH, ĐTH

: Cơng nghiệp hố, đơ thị hố

DSVH

:

Di sản văn hố

DTLSVH

:

Di tích lịch sử văn hố

QLNN


:

Quản lý nhà nước

SVH,TT&DL

:

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

UBND

:

Uỷ ban nhân dân

VHTTDL

:

Văn hoá, Thể thao và Du lịch

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê phân bố di tích trên địa bàn tỉnh (đến tháng 6/2016) ............... 24
Bảng 2.2: Trình độ chun mơn cán bộ SVH,TT&DL trong lĩnh vực DSVH (2016) .. 28
Bảng 2.3: Trình độ chun mơn đội ngũ cán bộ văn hóa (2016) .............................. 28
Bảng 2.4: Số lượng lao động có liên quan trong lĩnh vực QLNN về DSVH (năm 2016) ... 29
Bảng 2.5: Tổng hợp văn bản của SVHTT&DL ban hành (2010-2016) ................... 31
Bảng 2.6: Số lượng Quy hoạch di tích thực hiện giai đoạn 2010 - 2016 .................. 33
Bảng 2.7: Ngân sách nhà nước chi cơng tác tu bổ, tơn tạo di tích 2010-2016 (bao
gồm di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh) ....................................................................... 35
Bảng 2.8: Số lượng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia được tu bổ tôn tạo từ nguồn
vốn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2010-2016 ................................................ 35
Bảng 2.9: Hình thức tuyên truyền về DSVH từ năm 2010-2016 .............................. 37
Bảng 2.10: Hoạt động nghiên cứu khoa học, xuất bản ấn phẩm năm 2010-2016 .... 38
Bảng 2.11: Số lượng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia được tu bổ tơn tạo từ
nguồn vốn huy động xã hội hóa trong giai đoạn 2010-2016 .................................... 41
Bảng 2.12: Hoạt động thanh tra, kiểm tra năm 2010-2016 ....................................... 42
Bảng 3.1: Mục tiêu trùng tu, tơn tạo di tích lịch sử văn hố đến 2025 ..................... 48
Bảng 3.2: Chỉ tiêu phát triển văn hóa giai đoạn đến 2025 tầm nhìn đến 2030 ......... 49


DANH MỤC HỘP PHỎNG VẤN
Hộp 2.1: Phỏng vấn ông Nguyễn Tùng Lĩnh - Trưởng phòng Quản lý di sản - Sở
Văn hoá, Thể thao và Du lịch: .................................................................................. 32
Hộp 2.2: Phỏng vấn ông Trần Ngọc Bảo - Trưởng ban Quản lý dự án XDCB ngành
Văn hoá, Thể thao và Du lịch: .................................................................................. 34


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN



PHAN QUỐC BẢO

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DI TÍCH
LỊCH SỬ VĂN HĨA CỦA SỞ VĂN HÓA,
THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH HÀ TĨNH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ CƠNG

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2018


i

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Tính cấp thiết của đề tài
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ (nằm giữa tỉnh Nghệ An và
Quảng Bình), phía tây giáp nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào, phía đơng giáp biển
Đơng. Tỉnh Hà Tĩnh có diện tích khá khiêm tốn khoảng 6.019 km². Tính đến hết năm
2016, tồn tỉnh có 512 di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH) được xếp hạng, trong đó có
02 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 77 di tích cấp quốc gia và 433 di tích cấp tỉnh. Tuy
nhiên, cơng tác quản lý nhà nước (QLNN) về DTLSVH còn bộc lộ nhiều hạn chế
như việc quản lý di sản cịn yếu kém, cơng tác bảo vệ chống xuống cấp, lấn chiếm
đất đai, khoanh vùng bảo vệ và thương mại hóa di tích theo chiều hướng tiêu cực;
việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà
nước tới người dân cịn chưa thực hiện đầy đủ, chưa có kế hoạch, chưa hiệu quả...,
cụ thể:
- Công tác ban hành các văn bản hướng dẫn Luật và các Nghị định, thơng tư
cịn chậm trễ, ví dụ: Luật DSVH sửa đổi năm 2009 có hiệu lực năm 2010, tuy nhiên

đến năm 2013, SVHTT&DL mới tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định “Quy
định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng
cảnh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”.
- Nhiều dự án trùng tu di tích, khơng xin phép cơ quan chun mơn, thậm chí
phá di tích cũ xây dựng di tích mới, làm sai lệch yếu tố nguyên gốc của di tích
thường xuyên xảy ra. Việc trùng tu, tu bổ bằng nguồn xã hội hóa diễn ra khá phổ
biến, tuy nhiên việc quản lý dự án trùng tu, tôn tạo ở một số địa phương lỏng lẻo.
- Việc tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn Luật DSVH cho cộng đồng chưa có
kế hoạch cụ thể, chưa tiến hành thường xuyên, mới chỉ tập trung vào các BQL di
tích cịn đối với cộng đồng địa phương nơi có di tích thì chưa được quan tâm, dẫn
tới nhận thức của cộng đồng về di tích cịn sơ sài, nhiều hành động đơn giản nhưng
lại ảnh hưởng xấu tới di tích.
- Tổ chức, nghiên cứu khoa học về DTLSVH chưa được chú trọng. Công tác
kiểm kê di tích, cắm mốc giới bảo vệ các khu vực di tích trên thực địa, lập hồ sơ


ii

khoa học xếp hạng di tích chưa có kế hoạch và lộ trình cụ thể. Chưa có kế hoạch
kiểm kê, lập hồ sơ cho các cổ vật tại các di tích cịn lại.
- Cơng tác huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị
DTLSVH còn nhiều hạn chế như: Tổ chức khai thác giá trị của di tích chưa có định
hướng và biện pháp kế hoạch cụ thể, có nơi chỉ chú trọng đến khai thác giá trị kinh tế,
chưa quan tâm đúng mức tới khai thác giá trị truyền thống. Chất lượng nguồn nhân
lực hoạt động trong lĩnh vực DLTLSVH còn hạn chế.
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm
phấp luật về DTLSVH cịn chưa được xử lý. Hiện tượng mê tín dị đoan, đồng cốt,
đốt vàng mã tùy tiện, các tệ nạn xã hội vẫn diễn ra ở nhiều di tích, nhiều lễ hội hàng
năm. Hiện tượng mất cắp di vật, cổ vật cịn xảy ra ở các di tích, việc điều tra, truy
tìm gặp nhiều khó khăn.

Nhận thức tầm quan trọng cũng như tính bức thiết của vấn đề nêu trên ở tỉnh
Hà Tĩnh, tôi đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử văn hóa của
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh” làm luận văn tốt nghiệp bậc cao học
của mình, với mong muốn giảm bớt những khó khăn trong QLNN về DSVH, góp
phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác QLNN về di tích nhằm bảo
tồn và phát huy giá trị của DSVH một cách bền vững trong sự nghiệp phát triển đất
nước trên quê hương Hà Tĩnh.
Về cơ sở lý luận, luận văn có sử dụng các cơng trình nghiên cứu từ trước để
làm rõ được một số nội dung về QLNN đối với DTLSVH. Gồm các nội dung sau:
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DTLSVH;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch dự án bảo tồn di tích;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về DTLSVH;
- Tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học về DTLSVH;
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị
DTLSVH;
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về DTLSVH.


iii

Để làm rõ các nội dung trên, luận văn có sử dụng nội dung và kết quả nghiên
cứu của một số cơng trình nghiên cứu như: Các giáo trình về Quản lý do trường
ĐHKTQD xuất bản, các đề tài luận văn Thạc sỹ, các sách báo, tạp chí... và nhiều
nghiên cứu khác.
Về phương pháp nghiên cứu của luận văn, luận văn thu thập các dữ liệu thứ
cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu, số liệu thông qua các
Nghị quyết, Báo cáo, thống kê của SVH,TT&DL tỉnh Hà Tĩnh (các phòng Quản lý
di sản; Nghiệp vụ Du lịch; Kế hoạch tài chính, Văn phịng), Ban Quản lý di tích liên
quan; của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục thống kê Hà Tĩnh liên

quan đến QLNN về DTLSVH. Sau đó được xử lý bằng các phương pháp như phân
tích, tổng hợp, so sánh, mơ hình hóa. Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng phương pháp
thu thập các tài liệu, số liệu thông qua khảo sát thực tế và phỏng vấn các tổ chức, cá
nhân đang hoạt động trong lĩnh vực Quản lý các DTLSVH cấp quốc gia trở lên trên
địa bàn tỉnh.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và các phụ lục, luận văn có kết cấu 3 chương:
Chương 1, Luận văn trình bày các lý luận cơ bản về quản lý nhà nước và các nội
dung quản lý nhà nước về DTLSVH. Trong chương 2, luận văn sẽ miêu tả rõ thực
trạng QLNN về DTLSVH của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (SVHTT&DL) tỉnh
Hà Tĩnh theo các nội dung quản lý đề ra ở chương 1. Chương 3 đề ra các giải pháp
hoàn thiện QLNN về DTLSVH tại SVHTT&DL Hà Tĩnh, đồng thời đề xuất với
tỉnh và nhà nước các nội dung nhằm nâng cao công tác QLNN về DTLSVH. Cụ thể
như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử văn
hóa của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Quản lý nhà nước về DTLSVH luôn là một trong những nhiệm vụ chính
trong cơng tác quản lý nhà nước của SVHTT&DL. Các vấn đề lý thuyết bao gồm
các khái niệm về quản lý nhà nước về DTLSVH và mục tiêu, vai trò của quản lý
nhà nước về DTLSVH, các nội dung quản lý nhà nước về DTLSVH sẽ được làm


iv

rõ trong chương 1 sẽ là cơ sở để tác giả vận dụng vào việc đánh giá công tác quản lý
nhà nước về DTLSVH tại SVHTT&DL tỉnh Hà Tĩnh, từ đó có thể đưa ra các giải
pháp và kiến nghị giúp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về DTLSVH tại
SVHTT&DL tỉnh Hà Tĩnh.
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn
hóa của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh.
Trong chương 2 đã chỉ ra thực trạng quản lý nhà nước về DTLSVH của

SVHTT&DL tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở điều tra phân tích. Từ các số liệu, dữ liệu đã
thu thập được, tác giả đã tìm ra được những điểm mạnh cũng như yếu trong công
tác quản lý nhà nước về DTLSVH của SVHTT&DL. Hoạt động quản lý nhà nước
về DTLSVH được tiến hành theo những quy định của Luật di sản văn hóa. Luận
văn đã tiếp cận các hoạt động quản lý trên những khía cạnh cụ thể như việc ban
hành và triển khai các văn bản liên quan đến di tích lịch sử văn hóa vào thực tế, việc
xây dựng các quy hoạch, kế hoạch bảo tồn tơn tạo hệ thống di tích, các hoạt động
bảo tồn, phát huy giá trị di tích trong điều kiện hiện nay... Vai trò của cộng đồng đối
với việc bảo vệ di tích là điều rất quan trọng điều đó được thể hiện qua việc huy
động các nguồn lực để trùng tu, tu bổ cho các di tích ở địa phương. Trên thực tế,
hoạt động quản lý nhà nước về di tích đã có những hiệu quả tích cực là đáp ứng
được nhu cầu của cộng đồng về đời sống văn hóa. Tuy nhiên, do một số yếu tố khác
nhau, việc bảo tồn gìn giữ di tích cịn bộc lộ những hạn chế. Đó là những vấn đề cần
có những giải pháp cụ thể để giải quyết nhằm góp phần gìn giữ, phát huy những di
sản văn hóa nhiều giá trị này. Từ những cơ sở lý thuyết trong quản lý nhà nước về
DTLSVH được trình bày tại chương 1, tác giả đi đến kết luận công tác quản lý nhà
nước về DTLSVH của SVHTT&DL Hà Tĩnh trong thời gian qua đã đạt nhiều thành
tựu, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm hạn chế cần khắc phục. Việc phát hiện những
điểm chưa phù hợp trong công tác quản lý nhà nước về DTLSVH, tìm ra được
nguyên nhân của những hạn chế là căn cứ cho tác giả nghiên cứu và đề xuất các giải
pháp có tính khả thi nhằm hồn thiện hơn nữa công tác quản lý nhà nước về
DTLSVH tại Sở VHTT&DL Hà Tĩnh.


v

Chương 3: Phương hướng, giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà
nước về di tích lịch sử văn hóa của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà
Tĩnh đến năm 2025.
Từ các nghiên cứu thực trạng của hoạt động quản lý nhà nước về DTLSVH,

tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về
DTLSVH của SVHTT&DL Hà Tĩnh. Những giải pháp chú trọng tới vai trò quản
lý của nhà nước, các cơ chế phối hợp giữa các bên tham gia là một trong những
yếu tố đưa lại những thành công trong quản lý. Ngoài ra các giải pháp về cơ chế
chính sách, tăng cường các hoạt động chun mơn, tổ chức khai thác giá trị của di
tích một cách hợp lý, có hiệu quả và đề xuất, kiến nghị với Chính phủ cũng như
các ban ngành liên quan nhằm hướng tới mục tiêu hồn thiện cơng tác quản lý nhà
nước về DTLSVH của SVHTT&DL Hà Tĩnh... cũng được đề cập tới.
Kết luận
Trước hết cần khẳng định rằng di tích lịch sử tồn tại một cách khách quan,
có vị trí vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
cũng như mỗi địa phương. Với ý nghĩa đó, trong nhiều năm qua chúng ta đã đạt
được những thành tựu đáng kể trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di
sản văn hóa nói chung và của di tích lịch sử nói riêng ở những quy mơ khác nhau.
Hàng loạt di tích lịch sử văn hóa đã được cơng nhận, tu bổ, tôn tạo, rất nhiều cổ
vật, di vật đã được bảo vệ. Các lễ hội truyển thống, trò chơi dân gian, phong tục,
nếp sống đẹp… đã được phục hồi và phát triển. Những thành tựu trên đã khẳng
định tính đúng đắn trong đường lối phát triển văn hóa của Đảng cũng như của toàn
dân trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa để xây dựng nền “văn hóa tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc”.
Mục đích bảo tồn, gìn giữ các DSVH là dành cho cộng đồng và coi cộng
đồng là đối tác, là một phần không thiếu trong quản lý di sản. Hiện nay, việc bảo
tồn, gìn giữ di tích khơng chỉ quan tâm đến bản thân các di tích mà cịn coi trọng
đến những giá trị phi vật thể hàm chứa trong các di tích đó nhằm đáp ứng tốt nhất
nhu cầu hưởng thụ của cộng đồng khi đến với di tích. Di sản văn hóa có vai trò rất


vi

quan trọng được thể hiện thơng qua đó là tài sản của cả cộng đồng, là nguồn lực

phát triển, là linh hồn gắn kết cộng đồng gìn giữ bản sắc trong thời kỳ CNH, ĐTH
hình thành nên hệ giá trị mới. Trong điều kiện phát triển hiện nay, quá trình CNH,
ĐTH diễn ra mạnh mẽ đã có tác động đến di tích cũng như hoạt động quản lý theo
cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Sự phát triển kinh tế - xã hội cũng kéo theo mối
quan hệ giữa mục tiêu bảo tồn và phát triển, ưu tiên lựa chọn vấn đề nào trước cũng
được đặt ra hiện nay.
Nhận thức được vai trị to lớn của di tích lịch sử tác giả luận văn đã chọn đề
tài “Quản lý nhà nước đối với Di tích lịch sử văn hóa của Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch Hà Tĩnh”. Tác giả đã tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt
động QLNN về DSVH ở tỉnh Hà Tĩnh của SVH,TT&DL những năm gần đây. Tuy
vậy, do hạn chế về thời gian và tầm hiểu biết của tác giả, luận văn vẫn còn một số
vấn đề hạn chế như kết quả điều tra còn sơ lược do điều tra gấp trong thời gian
ngắn. Tác giả rất mong nhận được được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy cơ, các
chun gia, nhà khoa học và những nhà quản lý có liên quan để đề tài của tác giả
có thể được tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu và hoàn thiện hơn./.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


PHAN QUỐC BẢO

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DI TÍCH
LỊCH SỬ VĂN HĨA CỦA SỞ VĂN HÓA,
THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH HÀ TĨNH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ HẢI HÀ

Hà Nội - 2018


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ (nằm giữa tỉnh Nghệ An và
Quảng Bình), phía tây giáp nước CHDC Nhân dân Lào, phía đơng giáp biển Đơng.
Tỉnh Hà Tĩnh có diện tích khá khiêm tốn khoảng 6.019 km², song chính từ mảnh đất
này chứa đựng nhiều giá trị DSVH vật thể và phi vật thể hết sức phong phú, đa dạng và
góp phần quan trọng vào nền văn hóa truyền thống nước Việt Nam. Là nơi quần tụ của
các cư dân bản địa và cư dân từ nhiều vùng khác, từng là “phiên trấn”, “phên dậu” của
nước Đại Việt xưa, mảnh đất Hà Tĩnh gắn liền với nhiều dấu ấn, sự kiện quan trọng
trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Hà Tĩnh không chỉ là mảnh đất “giang
sơn tụ khí” theo nghĩa địa lý phong thổ mà cịn cả về trầm tích văn hóa qua các thời đại
ở từng vùng và cả đất nước. Thời nào Hà Tĩnh cũng xuất hiện những anh hùng, chí sỹ,
danh nhân văn hoá, từ 3 Trạng nguyên thời nhà Trần, 148 vị đại khoa thời nhà Nguyễn,
đến những tên tuổi nổi danh đất nước: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Huy
Tự, Phan Huy Ích, La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, Lê Hữu Trác, Phan Đình Phùng, Trần
Phú, Hà Huy Tập, Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Phan Chánh, Xuân Diệu,
Huy Cận... Những chứng tích khoa học mà các nhà khảo cổ đã khẳng định với nhiều di
chỉ có niên đại trên 4 ngàn năm như Phôi Phối - Bãi Cọi, Thạch Lạc và hàng chục di
tích khảo cổ học khác trên đất liền và dưới biển đã được phát hiện là dấu tích minh
chứng Hà Tĩnh là một địa bàn tụ cư của người Việt cổ từ hàng ngàn năm trước với
huyền thoại "Cố đô ngàn Hống" và bên cạnh đó, Hà Tĩnh cịn có một bề dày truyền
thống lịch sử dựng nước và giữ nước, văn hoá và giáo dục.
Nơi đây là một trong những đầu mối của các nền văn hóa đặc trưng giao thoa

giữa: Đơng Sơn - Sa Huỳnh, Đại Việt - Chiêm Thành, Đàng Trong - Đàng Ngồi.
Mảnh đất Hà Tĩnh đựng nhiều di tích lịch sử cách mạng gắn liền với hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và đế quốc Mỹ (1954-1975) xâm lược, nơi
có Khu di tích lịch sử cách mạng Ngã Ba Đồng Lộc (gắn liền với sự hy sinh anh
dũng của 10 cô gái thanh niên xung phong ngày 24/7/1968) nằm trên Quốc lộ 15A một nhánh chính của đường mịn Hồ Chí Minh huyền thoại.


2

Hà Tĩnh có đường bờ biển dài 137km với những bãi biển đẹp với các khu du
lịch, văn hóa, danh lam thắng cảnh được quy hoạch đầu tư xây dựng. Tính đến hết năm
2016, tồn tỉnh có 512 DTLSVH được xếp hạng, trong đó có 02 di tích cấp quốc gia
đặc biệt, 77 di tích cấp quốc gia và 433 di tích cấp tỉnh. Đặc biệt UNESCO đã chính
thức cơng nhận vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du là “Danh nhân văn hóa thế giới”
(năm 2013); Ca trù (năm 2009) và Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh (năm 2014) là “DSVH
phi vật thể đại diện của nhân loại”; Mộc bản Phúc Giang (năm 2016) là “Di sản tư liệu
thuộc Chương trình Ký ức thế giới”; Khu lưu niệm Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân gắn
với Truyện Kiều - Nguyễn Du và Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí
Minh (Gắn với Di tích Ngã Ba Đồng Lộc) được Thủ tướng Chính phủ cơng nhận là
khu di tích quốc gia đặc biệt; Súng thần công thời Nguyễn là Bảo vật quốc gia... Tuy số
lượng di tích và danh thắng khơng nhiều nhưng lại đầy đủ các loại hình, phân bố đều
khắp địa bàn tỉnh; đặc biệt Hà Tĩnh có 03 trong 22 di sản của Việt Nam được UNESCO
vinh danh (Theo Ủy ban quốc gia Unesco Việt Nam - Ngồi những giá trị về lịch sử, văn hóa và truyền thống; di tích và danh
lam thắng cảnh ở Hà Tĩnh khá phong phú và đa dạng trong việc phát triển các loại hình
kinh tế gắn với thương mại dịch vụ và du lịch.
Từ khi Luật DSVH năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
DSVH số 28/2001/QH10 số 32/2009/QH12, công tác QLNN về DTLSVH nói
chung và DSVH nói riêng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có nhiều chuyển biến tích cực.
Các di tích lịch sử lớn, quan trọng đã được đầu tư tu bổ, tơn tạo hồn thành từ các
nguồn vốn “Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hóa” và xã hội hóa đã phát huy

giá trị của di tích, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, văn hóa tâm linh của nhân
dân. Tuy nhiên, cơng tác QLNN về DTLSVH cịn bộc lộ nhiều hạn chế như việc
quản lý di sản còn yếu kém, công tác bảo vệ chống xuống cấp, lấn chiếm đất đai,
khoanh vùng bảo vệ và thương mại hóa di tích theo chiều hướng tiêu cực; việc
tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước tới
người dân còn chưa thực hiện đầy đủ, chưa có kế hoạch, chưa hiệu quả... Những
chính là vấn đề này Đảng, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh và đặc biệt là cơ quan tham


3

mưu của UBND tỉnh Hà Tĩnh về DSVH là SVH,TT&DL Hà Tĩnh cần phải được
giải quyết vấn đề này một cách khoa học, biện chứng.
Nhận thức tầm quan trọng cũng như tính bức thiết của vấn đề nêu trên ở tỉnh
Hà Tĩnh, tôi đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử văn hóa của
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh” làm luận văn tốt nghiệp bậc cao học
của mình, với mong muốn giảm bớt những khó khăn trong QLNN về DSVH, góp
phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác QLNN về di tích nhằm bảo
tồn và phát huy giá trị của DSVH một cách bền vững trong sự nghiệp phát triển đất
nước trên quê hương Hà Tĩnh.
2. Các nghiên cứu có liên quan
Qua tham khảo một số đề tài có liên quan đến lĩnh vực Quản lý DSVH của
các trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Văn hóa Hà Nội;
Đại học khoa học xã hội và nhân văn, bao gồm các đề tài sau:
- Đề tài luận văn thạc sỹ “Quản lý du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng”;
Nghiên cứu sinh Hoàng Thị Thu Phương; Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội, năm 2015. Nghiên cứu của tác giả đã giới thiệu và khái quát về thực trạng công
tác quản lý du lịch khu di tích lịch sử Đền Hùng, với tầm vóc là khu di tích quốc gia
đặc biệt, là cuội nguồn của văn hoá dân tộc. Đề tài đã đánh giá đúng thực trạng
công tác quản lý nhà nước về du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, chỉ ra những

kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn
cho việc hoàn thiện công tác quản lý du lịch trên địa bàn Khu di tích.
- Đề tài luận văn thạc sỹ: “Quản lý nhà nước đối với di tích quốc gia đặc biệt
Tân Trào”; Nghiên cứu: Vũ Thị Hồng Luyến; Trường Đại học khoa học xã hội và
nhân văn, năm 2015. Nghiên cứu của tác giả đã giới thiệu và khái quát về thực trạng
cơng tác quản lý khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, với đặc thù là di tích lịch
sử cách mạng. Đề tài đã chỉ ra những điểm còn hạn chế và đề xuất các biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong phạm vi khu di tích Quốc gia đặc
biệt Tân Trào nói riêng và các di tích lịch sử cách mạng nói chung.
- Đề tài luận văn thạc sỹ “Quản lý khu di tích lịch sử Nà Pậu xã Lương Bằng,
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn gắn với phát triển du lịch”; Nghiên cứu: Lục Tiến


4

Chương; Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, năm 2015. Nghiên cứu của tác giả đã
đánh giá về thực trạng cơng tác quản lý tại di tích lịch sử cách mạng Nà Pậu. Đưa ra
một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý di tích lịch sử - văn
hóa gắn với phát triển du lịch trong thời gian tới. Tuy nhiên các giải pháp đề xuất
trong phạm vi là một di tích lịch sử cách mạng cụ thể, thuộc các chính sách phát
triển du lịch của quốc gia và địa phương.
Các đề tài trên nghiên cứu trong phạm vi hẹp đối với một DTLSVH cụ thể,
trong đó các di tích được nghiên cứu là những di tích tiêu biểu của các địa phương.
Về nội dung có nhiều điểm chung về QLNN như Ban Quản lý di tích do chính
quyền tỉnh thành lập, cơ cấu bộ máy quản lý di tích cơ bản tương tự nhau; Về công
tác tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp và phát huy giá trị di tích cơ bản do nhà nước
đầu tư, nguồn vốn xã hội hóa chiếm tỉ lệ thấp.
Về mặt lý luận các đề tài trên đã xây dựng được khung lý thuyết về QLNN
đối với di tích được nghiên cứu, đã phân tích được thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu
và đề xuất được các giải pháp hoàn thiện cơng tác QLNN đối với từng di tích cụ

thể. Tuy nhiên nội dung nghiên cứu trong phạm vi hẹp là một đối tượng cụ thể;
phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa vào các quy định, quy phạm hiện hành về
quản lý DTLSVH của Luật DSVH 2001 và văn bản dưới Luật; chưa nghiên cứu
được tổng thể và mối liên hệ giữa các di tích nghiên cứu với các DTLSVH khác
trong tỉnh để đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác QLNN đối với các di tích trên
địa bàn; các nội dung nghiên cứu tập trung nhiều vào công tác phát huy giá trị di
tích để nhằm phát triển kinh tế thông qua đầu tư, thu hút lượng khách đến với di tích
mà chưa có đề xuất cụ thể các công tác quản lý nhà nước về bảo tồn, bảo vệ di tích,
dự án đầu tư xây dựng tu bổ, tơn tạo di tích...
Qua nghiên cứu một số đề tài luận văn thạc sỹ liên quan trên, tôi đã chọn đề
tài “Quản lý nhà nước đối với Di tích lịch sử văn hoá của Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ ngành
Quản lý cơng của mình. Đề tài nghiên cứu cơng tác QLNN của ngành Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh đối với các DTLSVH tiêu biểu của tỉnh, phân


5

tích thực trạng, xác định điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất các giải pháp hồn thiện
cơng tác QLNN đối với DTLSVH, từ đó áp dụng rộng rãi đối với toàn bộ
DTLSVH của tỉnh.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xây dựng khung lý thuyết về QLNN đối với DTLSVH của SVH,TT&DL;
- Phân tích thực trạng QLNN đối với DTLSVH của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn
2010-2016.
- Xác định điểm mạnh, điểm yếu và các nguyên nhân của điểm yếu trong
QLNN đối với DTLSVH của SVH,TT&DL tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN đối với DTLSVH của SVH,TT&DL
tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động QLNN đối với DTLSVH cấp quốc gia và DTLSVH cấp quốc gia
đặc biệt của Sở VH,TT&DL tỉnh.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi nội dung đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung QLNN đối
với DTLSVH cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt của Sở VH,TT&DL tỉnh sau:
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DTLSVH;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch - dự án bảo tồn DTLSVH;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về DTLSVH;
- Tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học về DTLSVH;
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá
trị DTLSVH;
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về DTLSVH.
4.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác QLNN về DTLSVH cấp Quốc gia và
Quốc gia đặc biệt của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh.


6

Các di tích nghiên cứu:
+ DTLSVH quốc gia đặc biệt: Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, huyện
Nghi Xuân.
+ DTLSVH cấp quốc gia: Chùa Hương Tích, Can Lộc; Đền thờ Lê Khôi,
Thạch Hà; Đền Củi, huyện Nghi Xuân; Đền Bích Châu, huyện Kỳ Anh.
4.2.3. Phạm vi thời gian
+ Dữ liệu nghiên cứu trong đề tài là số liệu thu thập thứ cấp cho giai đoạn từ
năm 2010 đến 2016;
+ Các giải pháp hoàn thiện QLNN về DTLSVH được đề xuất đến năm 2025.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung nghiên cứu
Các nhân tố
ảnh hưởng
đến quản lý
nhà nước về
Di tích lịch
sử văn hoá
của Sở Văn
hoá, Thể thao
và Du lịch:
* Các nhân tố
thuộc về
SVH,TT&DL
* Các nhân tố
thuộc về bên
ngoài
SVH,TT&DL

Nội dung Quản lý nhà nước về Di
tích lịch sử văn hố của Sở Văn
hoá, Thể thao và Du lịch:
(1) Tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật về DTLSVH;
(2) Xây dựng và tổ chức thực hiện
quy hoạch, kế hoạch - dự án bảo tồn
DTLSVH;
(3) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về DTLSVH;
(4) Tổ chức triển khai hoạt động

nghiên cứu khoa học về DTLSVH;
(5) Huy động, quản lý, sử dụng các
nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá
trị DTLSVH;
(6) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc
chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật
về DTLSVH.

Mục tiêu
Quản lý nhà
nước đối với
di tích lịch sử
văn hoá:
(i) Bảo vệ, bảo
tồn và phát huy
các giá trị của
di tích;

(ii) Phát triển,
khai thác các
tiềm năng di
tích lịch sử văn
hóa để phát
triển du lịch


7

5.2. Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Tổng hợp lý thuyết về QLNN về DTLSVH và làm rõ các nội dung
QLNN về DTLSVH của SVH,TT&DL. Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng khung
nghiên cứu QLNN về DTLSVH của SVH,TT&DL.
Bước 2: Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến QLNN về DTLSVH

của SVH,TT&DL tỉnh Hà Tĩnh.
Bước 3: Phân tích số liệu: Kết quả thu thập được tổng hợp, phân tích làm căn
cứ đánh giá thực trạng QLNN về DTLSVH của SVH,TT&DL tỉnh Hà Tĩnh tỉnh
Hà Tĩnh, từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu để làm cơ
sở cho các giải pháp hoàn thiện QLNN về DSVH của SVH,TT&DL tỉnh Hà Tĩnh.
Bước 4: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về DTLSVH của

SVH,TT&DL tỉnh Hà Tĩnh.
5.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
- Số liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu, số liệu thông qua các Nghị quyết,
Báo cáo, thống kê của SVH,TT&DL tỉnh Hà Tĩnh (các phòng Quản lý di sản;

Nghiệp vụ Du lịch; Kế hoạch tài chính, Văn phịng), Ban Quản lý di tích liên
quan; của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục thống kê Hà Tĩnh
liên quan đến QLNN về DTLSVH. Sau đó được xử lý bằng các phương pháp
như phân tích, tổng hợp, so sánh, mơ hình hóa.
- Số liệu sơ cấp: Thu thập các tài liệu, số liệu thông qua khảo sát thực tế và
phỏng vấn các tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực Quản lý các
DTLSVH cấp quốc gia trở lên trên địa bàn tỉnh, bao gồm:
* Ông Nguyễn Tùng Lĩnh, Trưởng phòng Quản lý di sản - SVH,TT&DL:
Mục đích và nội dung phỏng vấn: Thực trạng ban hành các văn bản hướng
dẫn QLNN về DSVH của tỉnh Hà Tĩnh. Thực trạng công tác quản lý các DSVH
được thực hiện sau khi có Quyết định số 27/2013/QĐ-UBND ngày 10/7/2013 của
UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc “ban hành Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị
di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”.



8

Địa điểm phỏng vấn: Văn phòng SVH,TT&DL tỉnh Hà Tĩnh
* Ông Trần Ngọc Bảo, Trưởng ban - Ban quản lý dự án XDCB ngành VHTTDL
tỉnh Hà Tĩnh.
Mục đích và nội dung phỏng vấn: Tìm hiểu các yếu tố quan trọng trong công
tác thực hiện các dự án bảo tồn, tôn tạo di tích.
Địa điểm phỏng vấn: Văn phịng Ban Quản lý dự án
6. Kết cấu luận văn: Ngoài mục lục, lời mở đầu, danh mục chữ viết tắt, bảng
biểu, kết luận và các tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về QLNN của SVH,TT&DL đối với DTLSVH.
Chương 2: Phân tích thực trạng QLNN của SVH,TT&DL tỉnh Hà Tĩnh về DTLSVH.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện QLNN về DTLSVH của SVH,TT&DL
tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025.


×