Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Phát triển dịch vụ thuế điện tử tại cục thuế tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
===***===

LA THỊ THÙY DUNG

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ
TẠI CỤC THUẾ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NộI, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
===***===

LA THỊ THÙY DUNG

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ
TẠI CỤC THUẾ TỈNH CAO BẰNG

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ THƢƠNG MẠI
MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS NGUYỄN THỊ XUÂN HƢƠNG

HÀ NộI, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tác giả luận văn

LA THỊ THÙY DUNG


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trường Đại học Kinh tế Quốc dân
đã tận tình giảng dạy, truyền đạt các kiến thức trong suốt quá trình học tập, rèn
luyện, nghiên cứu của tác giả.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương,
người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thiện đề tài luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Cao Bằng đã
tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, cảm ơn các Cán bộ Cục
Thuế tỉnh Cao Bằng đã tận tình cung cấp thơng tin số liệu cần thiết trong quá trình
thực hiện luận văn và các Quý Doanh nghiệp, Cá nhân đã nhiệt tình tham gia cuộc
khảo sát của tác giả.
Do thời gian và trình độ cịn hạn hữu, nên bản luận văn này khơng tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý chân tình của
Quý Thầy Cô và Quý Độc giả quan tâm đến đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

LA THỊ THÙY DUNG


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
TĨM TẮT LUẬN VĂN ...............................................................................................
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THUẾ
ĐIỆN TỬ ..................................................................................................................... 5
1.1 Dịch vụ thuế và vai trò phát triển dịch vụ thuế điện tử .............................. 5
1.1.1 Các dịch vụ thuế và ưu điểm của dịch vụ thuế điện tử.............................. 5
1.1.2 Các loại dịch vụ thuế điện tử ..................................................................... 6
1.1.3 Vai trò phát triển dịch vụ thuế điện tử ....................................................... 9
1.2 Phƣơng hƣớng và nội dung phát triển dịch vụ thuế điện tử .................... 10
1.2.1 Phương hướng phát triển dịch vụ thuế điện tử ........................................ 10
1.2.2 Nội dung hoạt động phát triển dịch vụ thuế điện tử ................................ 11
1.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ thuế điện tử .................... 21
1.3 Một số nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển dịch vụ thuế điện tử ......... 24
1.3.1 Nhu cầu sử dụng dịch vụ thuế điện tử ..................................................... 24
1.3.2 Môi trường pháp lý chung và chính sách pháp luật về thuế điện tử ....... 24
1.3.3 Trình độ và khả năng của cán bộ thuế ..................................................... 27
1.3.4 Cơ sở vật chất và ứng dụng cơng nghệ thơng tin của cơ quan thuế........ 29
1.3.5 Trình độ, nhận thức, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của người nộp
thuế..................................................................................................................... 29

1.3.6 Sự phát triển công nghệ thông tin ............................................................ 30
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ TẠI
CỤC THUẾ TỈNH CAO BẰNG ............................................................................. 31
2.1 Các điều kiện để phát triển dịch vụ thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh Cao


Bằng ....................................................................................................................... 31
2.1.1. Thông tin chung về Cục Thuế tỉnh Cao Bằng ........................................ 31
2.1.2. Các loại dịch vụ thuế điện tử hiện có tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng ....... 31
2.1.3. Điều kiện để phát triển dịch vụ thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh Cao
Bằng ................................................................................................................... 32
2.2 Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh
Cao Bằng. .............................................................................................................. 37
2.2.1. Phân tích thực trạng hoạt động phát triển dịch vụ thuế điện tử tại Cục
Thuế tỉnh Cao Bằng........................................................................................... 38
2.2.2 Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thuế điện tử theo chiều rộng ..... 52
2.2.3 Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thuế điện tử theo chiều sâu ....... 53
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh
Cao Bằng ............................................................................................................... 68
2.3.1 Điểm mạnh ............................................................................................... 68
2.3.2 Điểm yếu................................................................................................... 69
2.3.3. Nguyên nhân............................................................................................ 70
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
THUẾ ĐIỆN TỬ TẠI CỤC THUẾ TỈNH CAO BẰNG ...................................... 73
3.1. Phƣơng hƣớng phát triển dịch vụ thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh Cao
Bằng ....................................................................................................................... 73
3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng .... 73
3.2.1 Xây dựng ứng dụng, hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu công
tác quản lý thuế của cơ quan thuế và người nộp thuế trên địa bàn tỉnh ........... 73
3.2.2 Chuẩn hóa các nội dung cơng tác tun truyền, hoạt động hỗ trợ người

nộp thuế, hoạt động đôn đốc người nộp thuế.................................................... 74
3.2.3 Hoàn thiện cơ sở dữ liệu của người nộp thuế, hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng
công nghệ thông tin của cơ quan thuế............................................................... 76
3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phát triển dịch vụ thuế
điện tử ................................................................................................................ 79
3.3.5 Nâng cao chất lượng đào tạo người nộp thuế .......................................... 81


3.2.6 Xây dựng hệ thống các chuẩn mực đánh giá công tác phát triển dịch vụ
thuế điện tử ........................................................................................................ 81
3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp phát triển dịch vụ thuế điện tử tại tỉnh
Cao Bằng ............................................................................................................... 82
3.3.1 Về phía cơ quan thuế................................................................................ 82
3.3.2 Các điều kiện khác ................................................................................... 94
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa tiếng việt

1

CB.T


Cán bộ thuế

2

CN

Cá nhân

3

CN.TT

Công nghệ thông tin

4

CQ.T

Cơ quan thuế

5

CSDL

Cơ sở dữ liệu

6

DV.T.Đ.T


Dịch vụ thuế điện tử

7

DN

Doanh nghiệp

8

GTGT

Giá trị gia tăng

9

HSKT

Hồ sơ khai thuế

10

KK & KTT

Kê khai và kế toán thuế

11

KTQM


Khai thuế qua mạng

12

LPTB

Lệ phí trước bạ

13

MST

Mã số thuế

14

N.N.T

Người nộp thuế

15

NSNN

Ngân sách nhà nước

16

NT.ĐT


Nộp thuế điện tử

17

NVT

Nghĩa vụ thuế

18

QLT

Quản lý thuế

19

QTT TNCN

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân

20

TC

Tổ chức

21

TCT


Tổng cục thuế

22

TĐT

Thuế điện tử

23

TTĐT

Thông tin điện tử

24

TTHT

Tuyên truyền hỗ trợ

25

TTS

Thuê tài sản


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng:
Bảng 2.1: Mức độ tăng/giảm của số lượng CB.T trực tiếp tham gia phát triển

DV.T.Đ.T tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng từ năm 2013-2018 ...................................... 36
Bảng 2.2: Mức độ tăng/giảm của số lượng doanh nghiệp đăng ký sử dụng các
DV.T.Đ.T từ năm 2013-2018..................................................................................... 38
Bảng 2.3: Mức độ tăng/giảm của số tổ chức đăng ký sử dụng các DV.T.Đ.T từ
năm 2013-2018 ........................................................................................................... 39
Bảng 2.4: Nhu cầu sử dụng DV.T.Đ.T của các đối tượng CN có hoạt động cho
thuê tài sản .................................................................................................................. 40
Bảng 2.5: Các hình thức tuyên truyền, số lượng thực hiện tuyên truyền trong năm
đầu triển khai các hệ thống thuế điện tử từ năm 2013-2018 ..................................... 44
Bảng 2.6: Mức độ tăng/giảm của tổng kinh phí tuyên truyền cho các đợt triển
khai DV.T.Đ.T từ năm 2013-2018 ............................................................................ 46
Bảng 2.7: Mức độ tăng/giảm của số lượt hỗ trợ DN đăng ký sử dụng dịch vụ
trong năm đầu triển khai các hệ thống thuế điện tử từ năm 2013-2018 ................... 47
Bảng 2.8: Mức độ tăng giảm của số lượng cán bộ thuế được đào tạo trong mỗi
đợt triển khai DV.T.Đ.T từ năm 2013-2018.............................................................. 49
Bảng 2.9: Mức độ tăng/giảm của số lượng DV.T.Đ.T hiện có tại Cục Thuế tỉnh
Cao Bằng từ năm 2013-2018 ..................................................................................... 52
Bảng 2.10: Mức độ tăng/giảm của đối tượng được phục vụ của các DV.T.Đ.T . 53
Bảng 2.11: Mức độ tăng/giảm của số lượng tờ khai (cả mẫu 02/QTT-TNCN và
05/QTT-TNCN) gửi qua dịch vụ tncnonline từ năm 2014-2018 .............................. 54
Bảng 2.12: Mức độ tăng/giảm của số lượng đăng ký thuế cá nhân được cấp qua
hệ thống tncnonline từ năm 2014-2018 ..................................................................... 55
Bảng 2.13: Mức độ tăng/giảm của số lượng N.N.T đăng ký sử dụng dịch vụ
iHTKK từ năm 2013-2018 ......................................................................................... 56
Bảng 2.14: Mức độ tăng/giảm của số lượng tờ khai nộp qua hệ thống iHTKK từ
năm 2013-2018 ........................................................................................................... 57


Bảng 2.15: Mức độ tăng/giảm của số lượt hỗ trợ N.N.T nộp tờ khai trên iHTKK
từ năm 2013-2017 ...................................................................................................... 58

Bảng 2.16: Chỉ tiêu đáp ứng của dịch vụ tncnonline và dịch vụ iHTKK ............ 59
Bảng 2.17: Mức độ tăng/giảm của số lượng tờ khai QTT TNCN mẫu 05/QTTTNCN được gửi lên hệ thống dịch vụ tncnonline và iHTKK từ năm 2014-2018 .... 60
Bảng 2.18: Đánh giá giữa dịch vụ iHTKK và T-VAN ......................................... 61
Bảng 2.19: Tỷ lệ các chỉ tiêu NT.ĐT qua các năm 2016-2018 ............................ 62
Bảng 2.20: Bảng so sánh giữa dịch vụ NT.ĐT của TCT và dịch vụ NT.ĐT của
Ngân hàng................................................................................................................... 63
Bảng 2.21: So sánh ETax và iHTKK, NT.ĐT ...................................................... 65
Bảng 2.22: Thống kê các ý kiến khác trên phiếu đánh giá DV.T.Đ.T ................. 68

Hình:
Hình 2.1: Phân hệ chức năng hiện có của DV.T.Đ.T eTAX ................................ 64
Hình 2.2 Các phân hệ chức năng trên eTAX được nâng cấp trong giai đoạn 20192020 ............................................................................................................................ 74


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
===***===

LA THỊ THÙY DUNG

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ
TẠI CỤC THUẾ TỈNH CAO BẰNG

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ THƢƠNG MẠI
MÃ NGÀNH: 8340410

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2019



i

TĨM TẮT LUẬN VĂN
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây Cơng nghệ thơng tin (CN.TT) đóng một vai trị
quan trọng trong cơng tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, đem lại
những hiệu quả to lớn trong cơng cuộc hiện đại hóa hành chính Thuế.
Trong bối cảnh cả nước đang thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày
14/10/2015 của Chính phủ về chính phủ điện tử và thực hiện Nghị quyết 30c/NQCP ngày 08/11/2011 về chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 2020. Toàn Ngành Thuế Việt Nam đang tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách hiện
đại hoá theo Quyết định 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngành Thuế tỉnh Cao Bằng đang nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp về cải cách
hành chính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế. Từng bước thực hiện chuyển đổi sang
phương thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, tiến tới triển khai đồng bộ thuế
điện tử.
Tuy nhiên, trong thời gian qua việc triển khai dịch vụ thuế điện tử
(DV.T.Đ.T) tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng còn một số vấn đề tồn tại như việc một số
doanh nghiệp chưa chủ động tiếp cận dịch vụ thuế điện tử, các chức năng bổ sung
cũng chưa thực sự được các doanh nghiệp quan tâm, cũng như sự thờ ơ của các chủ
doanh nghiệp trong việc sử dụng dịch vụ thuế điện tử. Đồng thời với việc tổ chức
tuyên truyền, tập huấn tại Cơ quan Thuế (CQ.T) chưa được chú trọng. Bên cạnh đó,
dịch vụ thuế điện tử còn rất nhiều lỗi và chưa đáp ứng được 100% các thủ tục hành
chính và chưa thay đổi kịp thời theo các chính sách thuế.
Xuất phát từ thực tế và mục tiêu của ngành là đạt hiệu quả cao trong công tác
hỗ trợ người nộp thuế, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ thuế điện tử tại
Cục Thuế tỉnh Cao Bằng” để đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong việc cải cách thủ tục
hành chính, trong cơng cuộc hiện đại hóa cơng tác quản lý thuế của ngành thuế.



ii

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Mục đích tổng qt của luận văn là góp phần phát triển dịch vụ
thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ
bản về dịch vụ thuế điện tử cũng như nghiên cứu thực trạng các dịch vụ thuế điện tử
tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng, luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát
triển các dịch vụ thuế điện tử của Cục Thuế tỉnh Cao Bằng đến năm 2022.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát
triển dịch vụ thuế điện tử; Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thuế điện
tử tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng từ năm 2013-2018; Đề xuất quan điểm và một số
giải pháp cơ bản để phát triển dịch vụ thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng đến
năm 2022.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: lý luận và thực tiễn phát triển dịch vụ thuế điện tử tại
Cục Thuế tỉnh Cao Bằng.
+ Chủ thể: Cục Thuế tỉnh Cao Bằng.
+ Khách thể: Các đối tượng người nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: nghiên cứu sự phát triển dịch vụ thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh
Cao Bằng.
+ Thời gian: Thời gian phân tích, đánh giá đối tượng nghiên cứu: từ năm 2013 đến
năm 2018.
Thời gian đề xuất giải pháp: tầm nhìn đến năm 2022.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích: vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu:
phương pháp logic, phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, hệ thống các sơ đồ

bảng biểu, phương pháp định lượng kết hợp các giả thuyết và kiểm định giả thuyết
dựa trên các kết quả khảo sát điều tra.
- Khung lý thuyết (cơ sở lý luận) dự kiến áp dụng: các lý thuyết về dịch vụ
thuế điện tử.


iii

- Quy mô khảo sát: Khảo sát 400 doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu
từ cao trở xuống, 200 đối tượng cá nhân có hoạt động cho thuê tài sản đang hoạt
động tại tỉnh Cao Bằng.
- Tổ chức khảo sát: Gửi phiếu khảo sát đến địa chỉ mail của doanh
nghiệp, phát tờ rơi cho các đối tượng cá nhân cho thuê tài sản (phiếu khảo sát
tại Phụ lục 01).
- Phương pháp tiếp cận:
+ Bước 1: Nghiên cứu các mô hình lý thuyết về chất lượng dịch vụ thuế điện
tử. Sau khi nghiên cứu các mơ hình lý thuyết, sẽ xây dựng các yêu cầu, tiêu chí

đánh giá chất lượng DV.T.Đ.T tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng nhằm có thể so sánh
đánh giá hiệu quả chất lượng DV.T.Đ.T tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng.
+ Bước 2: Tiến hành khảo sát, thu thập, thống kê các số liệu về chất lượng
DV.T.Đ.T. Xây dựng được bảng điều tra, thu thập số liệu, phân tích báo cáo nhằm
so sánh với các tiêu chí đánh giá chất lượng DV.T.Đ.T tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng.
+ Bước 3: Phân tích các tồn tại, vướng mắc, những nội dung cần xử lý để nâng
cao chất lượng DV.T.Đ.T tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng. Từ đó đưa ra các giải pháp
cơ bản để nâng cao chất lượng DV.T.Đ.T tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng trong lộ trình
triển khai thuế điện tử.
- Nguồn tài liệu: Các văn bản quy phạm pháp luật; Thư viện trường đại học
Kinh tế quốc dân; các trang web của ngành Thuế, Bộ tài chính; các báo cáo, thống
kê của Cục Thuế tỉnh Cao Bằng.


5. Kết cấu luận văn
Luận văn được trình bày làm 3 phần: Những vấn đề cơ bản về phát triển dịch
vụ thuế điện tử; Thực trạng phát triển dịch vụ thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh Cao
Bằng; Phương hướng và giải pháp phát triển dịch vụ thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh
Cao Bằng.
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển dịch vụ thuế điện tử
Chương này tác giả làm rõ các khái niệm dịch vụ thuế, ưu điểm của dịch vụ
thuế điện tử đối với công tác quản lý thuế của Cơ quan Thuế và đối với hoạt động


iv

thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Liệt kê các loại dịch vụ thuế điện tử
hiện có tại Việt Nam do Cơ quan Thuế và do các Đơn vị tư nhân được cấp phép
cung cấp. Nêu rõ khái niệm phát triển dịch vụ thuế điện tử và vai trò phát triển dịch
vụ thuế điện tử tại Việt Nam.
Tác giả tìm hiểu các nội dung phát triển dịch vụ thuế điện tử theo cả chiều dài,
chiều rộng, chiều sâu và một số tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ thuế điện tử.
Từ đó đưa ra một số nhân tố ảnh hưởng đến sự sự phát triển dịch vụ thuế điện tử.
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh
Cao Bằng
Nội dung chương 2, tác giả tìm hiểu về các điều kiện phát triển dịch vụ thuế
điện tử tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng. Tiến hành phân tích thực trạng phát triển dịch
vụ thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng theo cả chiều dài, chiều rộng, chiều sâu.
Từ đó nêu lên các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu.
Kết quả từ việc phân tích như sau:
Về điểm mạnh
Thứ nhất, cơng tác tun truyền N.N.T áp dụng hình thức điện tử trong quá
trình triển khai DV.T.Đ.T giúp giảm chi phí, thời gian, nhân lực thực hiện cơng tác

của Cục Thuế.
Thứ hai, bằng việc đầu tư cho hạ tầng CN.TT, tổ chức rà soát cơ sở dữ liệu là
bước đầu giúp việc triển khai dịch vụ thuế điện tử được thực hiện một cách xuyên
suốt. Cung cấp thêm nhiều ứng dụng giúp cán bộ thuế (CB.T) quả lý dữ liệu, hỗ trợ
N.N.T một cách nhanh chóng.
Thứ ba, việc chú trọng đào tạo chuyên môn cho CB.T, Cục Thuế đã ngày càng
gia tăng khả năng hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của N.N.T. Hỗ trợ kịp thời các vướng
mắc của N.N.T đảm bảo cho dữ liệu N.N.T được gửi lên hệ thống chính xác, kịp
tiến độ, khơng tồn đọng.
Thứ tư, đáp ứng được nhu cầu của N.N.T về dịch vụ thuế điện tử, bằng cách
tạo ra một ứng dụng mới đáp ứng được các dịch vụ sẵn có mà cịn bổ sung thêm
nhiều chức năng mới phục vụ cho nhiều đối tượng N.N.T hơn. Thuận lợi hơn trong


v

quá trình thực hiện, hỗ trợ N.N.T được tiếp cận dễ dàng hơn.
Thứ năm, DV.T.Đ.T mang tính tin cậy, pháp lý, bảo mật. Các ứng dụng
DV.T.Đ.T đa phần đều đạt mức độ 3 trở lên. Cung cấp trực tuyến được khoản
122/298 TTHC.
Thứ sáu, việc phát triển dịch vụ thuế điện tử làm tiết kiệm chi phí, tinh giảm
nhân lực cho cơ quan thuế, N.N.T mà vẫn đem lại hiệu quả cao.
Về điểm yếu
Thứ nhất, CQ.T chưa chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức điều tra nhu cầu
của người nộp thuế.
Thứ hai, kiểm soát dữ liệu N.N.T chưa được thực hiện kịp thời, vẫn còn hiện
tượng tồn trên trục, dẫn đến dữ liệu của N.N.T từ DV.T.Đ.T không được đồng bộ
vào ứng dụng quản lý thuế của CQ.T.
Thứ ba, đào tạo cán bộ thuế chưa được đồng đều, chẳng hạn như ở Văn phòng
Cục Thuế số lượng CB.T được đào tạo rất nhiều trong khi ở Chi cục Thuế số lượng

được đào tạo ít. Ngồi ra thái độ của CB.T khi hỗ trợ N.N.T chưa được đánh giá
cao.
Thứ tư, đạo tạo N.N.T chưa thực sự được chú trọng.
Thứ năm, chưa có báo cáo đánh giá chi tiết cụ thể sau mỗi đợt triển khai, các
báo cáo riêng về công tác cải cách thủ tục hành chính nhất là hiện đại hóa hành
chính của Cục Thuế chưa có.
Thứ sáu, ứng dụng của CQ.T chưa liên thông được với các sở, ban, ngành, đặc
biệt là Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.
Ngoài ra, dịch vụ eTAX được kỳ vọng là một dịch vụ hệ thống thuế điện tử một cửa - tập trung cung cấp toàn bộ các dịch vụ về giao dịch thuế điện tử cho
N.N.T nhưng lại chưa chủ động gửi các thông báo từ CQ.T cho N.N.T (thông báo
đôn đốc kê khai, thông báo nợ, phạt,….); chưa đáp ứng việc đăng ký thuế cá nhân –
là một chức năng được sử dụng nhiều trong việc cấp MST cá nhân của dịch vụ
tncnonline; chưa có chức năng tương tác giữa N.N.T khi có nhu cầu hỏi đáp từ
CQ.T; chưa được nâng cấp kịp thời đáp ứng những thay đổi về chế độ chính sách


vi

thuế; đơi khi cịn bị treo, lắc, và cấu hình còn hơi phức tạp. Một số chức năng mới
chưa được người nộp thuế quan tâm.
Hoạt động cung cấp hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp chưa được CQ.T
kiểm soát kỹ lưỡng.
Về nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan từ phía Cục Thuế tỉnh Cao Bằng:
Công tác tuyên truyền N.N.T chưa thực sự được đầu tư theo chiều sâu, thường
xuyên, liên tục. Chưa điều tra được dữ liệu thông tin cụ thể về N.N.T, việc phân tích
hồ sơ N.N.T trước khi tiến hành triển khai dịch vụ thuế điện tử chưa thực sự
hiệu quả.
Cơng tác hồn thiện cơ sở dữ liệu N.N.T chưa thực sự tốt.
Công tác đào tạo CB.T chỉ chú trọng vào đạo tào chuyên môn nghiệp vụ,

CN.TT mà chưa chú trọng vào đào tạo kỹ năng mềm - kỹ năng giao tiếp là một
trong những kỹ năng quan trọng trong việc giúp CB.T gần hơn với N.N.T. Đồng
thời công tác đào tạo CB.T chưa đồng đều do CB.T từ chi cục ra tập huấn sẽ mất
nhiều kinh phí hơn so vói các CB.T tại VP Cục Thuế (kinh phí đi lại, ăn, ở).
Cơng tác đào tạo N.N.T cịn đơn điệu, chưa gây được ấn tượng thu hút N.N.T,
còn mang nặng triển khai chính sách mà chưa cho thấy tầm quan trọng của việc áp
dụng dịch vụ thuế điện tử. Đồng thời, từ khi triển khai eTAX CQ.T chưa tổ chức
đào tạo N.N.T, trong khi có nhiều điểm mới hơn các ứng dụng trước đây.
Công tác theo dõi, đánh giá hoạt động phát triển dịch vụ thuế điện tử chưa
chuyên nghiệp.
Việc phát triển dịch vụ thuế điện tử phải đáp ứng bảo mật nghiêm ngặt của
ngành thuế nên việc triển khai liên thông một cửa giữa các sở ban ngành phải cần
xem xét kỹ càng hơn. Ngồi ra cịn phụ thuộc vào việc ứng dụng của các sở, ban,
ngành có phù hợp với ứng dụng của CQ.T hay không.
Mặc dù công tác nâng cấp của dịch vụ eTAX được diễn ra thường xuyên
nhưng chưa thực sự kịp thời đáp ứng những thay đổi về chế độ chính sách, một
phần là do sự thay đổi liên tục của nhiều chính sách thuế, việc chính sách khơng


vii

nhất quán và ổn định ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai DV.T.Đ.T, chính sách ra
trước trong khi ứng dụng lại đi sau, đồng thời nâng cấp ứng dụng rất phức tạp cần
nhiều thời gian dẫn đến ứng dụng chưa kịp thời đáp ứng.
Nguyên nhân khách quan từ phía N.N.T và từ các Cơ quan, tổ chức khác:
Một, Nguyên nhân từ phía người nộp thuế:
Ý thức của người nộp thuế cịn chưa cao, khơng tự chủ động cập nhật thông
tin mà luôn chờ vào sự hỗ trợ trực tiếp của CB.T, vì vậy triển khai dịch vụ thuế điện
tử chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn.
Hiện tượng treo, lắc khi gửi tờ khai, hoặc nộp thuế là do một phần lỗi của

N.N.T, không chủ động thực hiện NVT khi đến kỳ mà phải đợi đến gần hạn nộp
mới thực hiện. Với một lượng lớn các doanh nghiệp trên cả nước cùng truy cập vào
ứng dụng TĐT đồng thời cùng thực hiện gửi trong cùng một ngày với lượng tờ khai
và chứng từ lớn dấn đến sự cố treo, lắc hệ thống là điều dễ dàng xảy ra.
Trình độ về cơng nghệ thơng tin của N.N.T chưa cao, hạ tầng CN.TT (thiết bị
máy tính, đường truyền,...) tại một số đơn vị còn hạn chế.
Hai, Nguyên nhân từ các Cơ quan, tổ chức khác:
Mặc dù việc sử dụng dịch vụ thuế điện tử mang lại quyền lợi cho cả N.N.T
Ngân hàng và cơ quan Thuế. Tuy nhiên, hiện nay việc tuyên truyền N.N.T sử dụng
dịch vụ thuế điện tử mới chỉ cơ quan Thuế thực hiện, đồng thời việc thông tin trên
các cơ quan truyền thông đại chúng cũng cịn hạn chế.
Hành lang pháp lý mang tính bắt buộc của việc thực hiện thuế điện tử còn yếu
cũng gây khó khăn cho việc triển khai nộp thuế điện tử tại tỉnh Cao Bằng. Theo
Điểm 4 Luật số 21/2012/QH13 bổ sung thêm Khoản 10 vào Điều 7 của Luật Quản
lý thuế số 78/2006/QH11, các DN tại các địa phương có đủ điều kiện về cơ sở hạ
tầng cơng nghệ thông tin bắt buộc phải kê khai, nộp thuế qua mạng. Tuy nhiên, trên
thực tế hiện nay, dù đã có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng thông tin nhưng việc khai
thuế qua mạng, nộp thuế điện tử của N.N.T tại Tỉnh Cao Bằng chủ yếu mới chỉ vận
động là chính chưa có chế tài bắt buộc nên dù là quyền lợi, trách nhiệm của DN
nhưng nhiều DN vẫn chần chừ không muốn tham gia, hoặc tham gia theo kiểu hình


viii

thức đối phó.
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển dịch vụ thuế điện tử tại
Cục Thuế tỉnh Cao Bằng
Từ những những kết quả phân tích ở chương 2, trong chương 3 tác giải mạnh
dạn đưa ra các phương hướng phát triển dịch vụ thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh Cao
Bằng, đồng thời từ những điểm yếu ở chương 2 tác giả đưa ra các giải pháp nhằm

phát triển dịch vụ thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng và từ nguyên nhân của
điểm yếu để đưa ra các điều kiện để thực hiện giải pháp.
Phương hướng phát triển
Thứ nhất, đề xuất phát triển dịch vụ thuế điện tử mới hướng tới phục vụ nhiều
đối tượng N.N.T hơn, mục tiêu giai đoạn này là 02 đối tượng N.N.T sau: N.N.T có
sử dụng hóa đơn điện tử, N.N.T có nhu cầu nộp lệ phí trước bạ, nhà đất.
Thứ hai, nâng cấp dịch vụ eTAX cung cấp thêm các chức năng Đăng ký thuế,
Thông báo thuế, Hỏi đáp,… theo đúng lộ trình nâng cấp của Tổng Cục Thuế. Tiếp
tục tuyên truyền, đào tạo cho N.N.T các phân hệ mới trên eTAX, mục tiêu là các
đối tượng cá nhân có hoạt động cho thuê tài sản.
Thứ ba, tiếp tục công tác cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục chuẩn hóa, hồn
thiện cơ sở dữ liệu N.N.T trên các ứng dụng quản lý thuế của CQ.T.
Giải pháp phát triển dịch vụ thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng
Thứ nhất, Xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu công tác
quản lý thuế của cơ quan thuế và người nộp thuế trên địa bàn tỉnh.
Thứ hai, Chuẩn hóa các nội dung cơng tác tun truyền, hoạt động hỗ trợ
người nộp thuế, hoạt động đôn đốc người nộp thuế.
Thứ ba, Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về người nộp thuế, hạ tầng kỹ thuật, ứng
dụng công nghệ thông tin.
Thứ tư, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phát triển dịch vụ
thuế điện tử.
Thứ năm, Nâng cao chất lượng đào tạo Người nộp thuế
Thứ sáu, Xây dựng hệ thống các chuẩn mực đánh giá công tác phát triển dịch


ix

vụ thuế điện tử.
Điều kiện để thực hiện giải pháp phát triển dịch vụ thuế điện tử tại tỉnh
Cao Bằng

Về phía Cơ quan Thuế:
Thứ nhất, Điều kiện về thể chế, chính sách, cơng tác cải cách thủ tục hành
chính thuế. Muốn phát triển dịch vụ thuế điện tử phải dựa vào môi trường pháp lý,
và các hoạt động phát triển dịch vụ thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng như
công tác xây dựng: Kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ N.N.T; Kế hoạch hoàn thiện cơ
sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật; Kế hoạch đào tạo CB.T; Kế hoạch đào tạo N.N.T; Kế
hoạch đánh giá công tác triển khai dịch vụ thuế điện tử.
Thứ hai, phát triển ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong cơng tác hiện đại hóa
ngành Thuế. Phát triển dịch vụ thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng phụ thuộc
rất nhiều vào việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hiện đại
hóa ngành Thuế. Phát triển ứng dụng CN.TT trong ngành Thuế càng mạnh mẽ thì
việc phát triển dịch vụ thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng càng cao.
Các điều kiện khác: về phía các Cơ quan liên quan và về phía Người nộp thuế.
Để phát triển dịch vụ thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng đạt được hiệu quả tối
đa phải có sự phối hợp của các Cơ quan liên quan trên địa bàn tỉnh và sự nhiệt tình
tham gia của người nộp thuế.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
===***===

LA THỊ THÙY DUNG

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ
TẠI CỤC THUẾ TỈNH CAO BẰNG

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ THƢƠNG MẠI
MÃ NGÀNH: 8340410


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN THỊ XUÂN HƢƠNG

HÀ NộI, NĂM 2019


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây Cơng nghệ thơng tin (CN.TT) đóng một vai trị
quan trọng trong cơng tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, đem lại
những hiệu quả to lớn trong cơng cuộc hiện đại hóa hành chính Thuế.
Trong bối cảnh cả nước đang thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày
14/10/2015 của Chính phủ về chính phủ điện tử và thực hiện Nghị quyết 30c/NQCP ngày 08/11/2011 về chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 2020. Toàn Ngành Thuế Việt Nam đang tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách hiện
đại hoá theo Quyết định 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngành Thuế tỉnh Cao Bằng đang nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp về cải cách
hành chính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng cơng
nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế. Từng bước thực hiện chuyển đổi sang
phương thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, tiến tới triển khai đồng bộ thuế
điện tử.
Tháng 5 năm 2018, Tổng cục Thuế triển khai mở rộng hệ thống Dịch vụ
thuế điện tử (eTAX) ra thêm 13 tỉnh trong đó có tỉnh Cao Bằng. Hệ thống eTAX
là dịch vụ thuế điện tử hỗ trợ doanh nghiệp khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, và bổ
sung các chức năng về quản lý tài khoản doanh nghiệp, tra cứu nghĩa vụ kê khai,
tra cứu nghĩa vụ thuế, tra cứu số thuế cịn phải nộp. Ngồi ra eTAX cịn hỗ trợ cho
cá nhân khai tờ khai cho thuê tài sản (01/TTs); các tờ khai quyết toán thuế thu

nhập cá nhân (TNCN) dành cho cá nhân và tổ chức chưa sử dụng chữ ký số. Hệ
thống eTAX là bước tiến to lớn trong sự phát triển của dịch vụ thuế, nếu như trước
kia các hệ thống dịch vụ hỗ trợ chạy đơn lẻ thì nay đã được đồng bộ trong hệ
thống eTAX, tạo thuận tiện cho người nộp thuế và mang lại nhiều lợi ích cho cả
Cơ quan Thuế (CQ.T) và Người nộp Thuế (N.N.T).
Tuy nhiên, trong thời gian qua việc triển khai dịch vụ thuế điện tử (DV.T.Đ.T)
tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng còn một số vấn đề tồn tại như việc một số doanh


2

nghiệp chưa chủ động tiếp cận dịch vụ thuế điện tử, doanh nghiệp vẫn phải nhờ cơ
quan thuế hỗ trợ trong cơng tác khai thuế, thậm chí mang chứng thư số lên nhờ cơ
quan thuế kê khai và nộp hộ tờ khai. Ngoài ra các chức năng bổ sung cũng chưa
thực sự được các doanh nghiệp quan tâm, việc các chủ doanh nghiệp giao chứng thư
số cho kế toán cầm và tự nộp thuế, tự ký điện tử gửi đến cơ quan thuế cho thấy phần
nào sự thờ ơ của các chủ doanh nghiệp trong việc sử dụng dịch vụ thuế điện tử.
Đồng thời với việc tổ chức tuyên truyền, tập huấn tại Cơ quan Thuế chưa được chú
trọng. Từ năm 2013 Tổng cục Thuế đã triển khai và Cục Thuế tỉnh Cao Bằng cũng
đã đào tạo sử dụng hệ thống Khai thuế qua mạng (iHTKK) để hỗ trợ kê khai qua
mạng cho doanh nghiệp, nhưng từ đó đến nay đó là lần duy nhất Cục Thuế tỉnh Cao
Bằng tổ chức tập huấn cho NNT bằng hình thức thực hành trực tiếp trên máy tính,
trong khi DV.T.Đ.T thì nâng cấp thường xuyên và có nhiều điểm mới. Bên cạnh đó,
DV.T.Đ.T còn rất nhiều lỗi như: lỗi khi nhận tờ khai điện tử vào hệ thống Quản lý
thuế tập trung (TMS); đôi lúc dịch vụ thuế điện tử lỗi không gửi, nhận được tờ khai
nhất là gần hạn nộp tờ khai; cài đặt, cấu hình để sử dụng dịch vụ cũng còn khá phức
tạp;…Hiện nay, dịch vụ thuế điện tử chưa đáp ứng được 100% các thủ tục hành
chính và chưa thay đổi kịp thời theo các chính sách thuế.
Xuất phát từ thực tế và mục tiêu của ngành là đạt hiệu quả cao trong công tác
hỗ trợ người nộp thuế, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ thuế điện tử tại

Cục Thuế tỉnh Cao Bằng” để đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong việc cải cách thủ tục
hành chính, trong cơng cuộc hiện đại hóa cơng tác quản lý thuế của ngành thuế.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Mục đích tổng quát của luận văn là góp phần phát triển dịch vụ
thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ
bản về dịch vụ thuế điện tử cũng như nghiên cứu thực trạng các dịch vụ thuế điện tử
tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng, luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát
triển các dịch vụ thuế điện tử của Cục Thuế tỉnh Cao Bằng đến năm 2022.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát
triển dịch vụ thuế điện tử; Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thuế điện


3

tử tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng từ năm 2013-2018; Đề xuất quan điểm và một số
giải pháp cơ bản để phát triển dịch vụ thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng đến
năm 2022.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: lý luận và thực tiễn phát triển dịch vụ thuế điện tử tại
Cục Thuế tỉnh Cao Bằng.
+ Chủ thể: Cục Thuế tỉnh Cao Bằng.
+ Khách thể: Các đối tượng người nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: nghiên cứu sự phát triển dịch vụ thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh
Cao Bằng.
+ Thời gian: Thời gian phân tích, đánh giá đối tượng nghiên cứu: từ năm 2013 đến
năm 2018.
Thời gian đề xuất giải pháp: tầm nhìn đến năm 2022.


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích: vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu:
phương pháp logic, phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, hệ thống các sơ đồ
bảng biểu, phương pháp định lượng kết hợp các giả thuyết và kiểm định giả thuyết
dựa trên các kết quả khảo sát điều tra.
- Khung lý thuyết (cơ sở lý luận) dự kiến áp dụng: các lý thuyết về dịch vụ
thuế điện tử.
- Quy mô khảo sát: Khảo sát 400 doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu
từ cao trở xuống, 200 đối tượng cá nhân có hoạt động cho thuê tài sản đang hoạt
động tại tỉnh Cao Bằng.
- Tổ chức khảo sát: Gửi phiếu khảo sát đến địa chỉ mail của doanh
nghiệp, phát tờ rơi cho các đối tượng cá nhân cho thuê tài sản (phiếu khảo sát
tại Phụ lục 01).
- Phương pháp tiếp cận:
+ Bước 1: Nghiên cứu các mơ hình lý thuyết về chất lượng dịch vụ thuế điện


4

tử. Sau khi nghiên cứu các mơ hình lý thuyết, sẽ xây dựng các yêu cầu, tiêu chí

đánh giá chất lượng DV.T.Đ.T tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng nhằm có thể so sánh
đánh giá hiệu quả chất lượng DV.T.Đ.T tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng.
+ Bước 2: Tiến hành khảo sát, thu thập, thống kê các số liệu về chất lượng
DV.T.Đ.T. Xây dựng được bảng điều tra, thu thập số liệu, phân tích báo cáo nhằm
so sánh với các tiêu chí đánh giá chất lượng DV.T.Đ.T tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng.
+ Bước 3: Phân tích các tồn tại, vướng mắc, những nội dung cần xử lý để nâng
cao chất lượng DV.T.Đ.T tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng. Từ đó đưa ra các giải pháp
cơ bản để nâng cao chất lượng DV.T.Đ.T tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng trong lộ trình

triển khai thuế điện tử.
- Nguồn tài liệu: Các văn bản quy phạm pháp luật; Thư viện trường đại học
Kinh tế quốc dân; các trang web của ngành Thuế, Bộ tài chính; các báo cáo, thống
kê của Cục Thuế tỉnh Cao Bằng.

5. Kết cấu luận văn
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển dịch vụ thuế điện tử.
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thuế điện tử tại Cục Thuế tỉnh Cao Bằng.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển dịch vụ thuế điện tử tại Cục
Thuế tỉnh Cao Bằng.


×