Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

16/BC-UBTVQH13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.23 KB, 9 trang )

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Số: 161/BC-UBTVQH13

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2012
BÁO CÁO
công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội từ sau kỳ họp thứ 2
đến kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII

Kính gửi: Các vị đại biểu Quốc hội,

Thực hiện quy định của Luật tổ chức Quốc hội và chương trình công tác đã
đề ra, Uỷ ban thường vụ Quốc hội xin báo cáo Quốc hội kết quả hoạt động từ sau
kỳ họp thứ 2 đến kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIII và phương hướng, nhiệm vụ
chủ yếu đến cuối năm 2012 như sau:
I- KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TỪ SAU KỲ HỌP THỨ 2 ĐẾN KỲ HỌP THỨ 3,
QUỐC HỘI KHOÁ XIII
1- Công tác xây dựng pháp luật
Tại các phiên họp thường kỳ, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã xem xét việc
chuẩn bị các dự án luật trước khi trình Quốc hội. Đối với các dự án trình lần đầu,
Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tập trung cho ý kiến về phạm vi điều chỉnh, các
nội dung, chính sách lớn, những vấn đề còn ý kiến khác nhau và việc đảm bảo
điều kiện trình Quốc hội. Đối với các dự án trình thông qua, Ủy ban thường vụ
Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với cơ quan trình và các cơ
quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, chỉnh lý dự thảo
luật, gửi các Đoàn đại biểu Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội nghiên cứu, tổ
chức thảo luận, lấy ý kiến đóng góp tại địa phương; tổ chức hội nghị trực tuyến
với các đại biểu Quốc hội để lấy ý kiến về một số dự án; trên cơ sở đó chỉ đạo
hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật. Tại kỳ họp thứ 3, Ủy
ban thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội xem xét, thông qua 13 dự án luật, 02


dự thảo nghị quyết
1
và cho ý kiến về 06 dự án luật
2
khác. Theo đề nghị của Chính
phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thảo luận, thống nhất trình Quốc hội cho ý

1
Luật bảo hiểm tiền gửi; Luật giá; Luật phòng, chống rửa tiền; Luật giám định tư pháp; Luật xử lý vi
phạm hành chính; Luật giáo dục đại học; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Bộ luật lao động (sửa đổi);
Luật công đoàn (sửa đổi); Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá; Luật quảng cáo; Luật tài nguyên nước
(sửa đổi); Luật biển Việt Nam; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013; Nghị quyết
về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
2
Luật xuất bản (sửa đổi); Luật dự trữ quốc gia; Luật hợp tác xã (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật luật sư.

2
kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế thay vì
trình thông qua (như đã xác định trong Nghị quyết của Quốc hội về chương trình
xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012) để tiếp tục hoàn thiện và sẽ trình thông qua
tại kỳ họp thứ 4; rút dự án Luật thư viện ra khỏi chương trình kỳ họp thứ 3;
chuyển dự án Luật đô thị sang năm 2013. Ngoài ra, Uỷ ban thường vụ Quốc hội
cũng đã xem xét, thông qua 03 pháp lệnh
3
.
Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2013, điều chỉnh chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII. Để khắc phục những

tồn tại của việc lập Chương trình, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã giao Ủy ban
pháp luật phối hợp với các cơ quan hữu quan, căn cứ điều kiện, thực tế khả năng
chuẩn bị để lựa chọn đưa vào dự kiến chương trình những dự án luật, pháp lệnh
đủ điều kiện theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thực hiện ủy quyền của Quốc hội và trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu
Quốc hội tại kỳ họp thứ 2, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết
271/NQ-UBTVQH 13 ngày 01/11/2011 về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội; đồng thời thành lập Ban chỉ đạo tổ
chức, nghiên cứu, hoàn thiện Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động của Quốc hội, trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trong quá trình
chuẩn bị kỳ họp thứ 3, Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan hữu quan đã
triển khai thực hiện một số cải tiến, đổi mới trong tổ chức kỳ họp Quốc hội, phiên
họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban
của Quốc hội, hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, công tác thông tin
phục vụ đại biểu Quốc hội, công tác bảo đảm tài chính; đồng thời xây dựng Đề án
trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 3.
Ủy ban thường vụ Quốc hội đã nghe Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp
năm 1992 báo cáo về việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 và một số nội
dung dự kiến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; thống nhất với đề nghị của
Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 hoàn chỉnh các báo cáo trình Hội
nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về 9 vấn đề, đó là: sửa
đổi Hiến pháp để tiếp tục thể chế hóa cụ thể và sâu sắc hơn chủ trương phát huy
dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân;
tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động các lực lượng xã
hội phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước; khẳng định và làm rõ hơn vị trí, vai trò
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội; phát huy nhân tố con người, thể
hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng quyền con người, bảo đảm thực hiện
tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học,
công nghệ, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; tiếp tục bảo vệ vững

chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp

3
Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật; Pháp lệnh chi phí giám định, định giá, chi phí cho
người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng; Pháp lệnh pháp điển hệ thống pháp luật.

3
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tích cực, chủ động hội nhập quốc tế; bảo đảm
hiệu lực, tính ổn định, lâu dài của Hiến pháp.
2- Công tác giám sát
Ủy ban thường vụ Quốc hội đã dành thời gian tại nhiều phiên họp và tổ
chức các đoàn công tác, các đoàn giám sát tại các địa phương, cơ sở để nghe báo
cáo, giám sát việc triển khai thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội về tình hình
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012,
việc triển khai các công trình quan trọng quốc gia; giải quyết ý kiến, kiến nghị của
cử tri, đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân… Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban
thường vụ Quốc hội, các cơ quan hữu quan đã tiếp thu, hoàn chỉnh các báo cáo
trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3.
Về giám sát chuyên đề, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo xây dựng kế
hoạch, chuẩn bị nội dung để Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề: “Việc thực
hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn”
tại kỳ họp thứ 3, chủ động chuẩn bị chương trình, kế hoạch giám sát chuyên đề
“Việc thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công
dân đối với các quyết định hành chính về đất đai” để Quốc hội tiến hành giám sát
tại kỳ họp thứ 4; Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quyết định lập Đoàn giám sát
chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng”.
Qua giám sát và kết quả làm việc với một số bộ, ngành, địa phương, Ủy ban thường
vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 494/NQ-UBTVQH13 ngày 18/5/2012 về
kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về người có công với cách
mạng để Chính phủ và các cơ quan hữu quan khắc phục hạn chế, tháo gỡ khó khăn,

phát huy kết quả và kinh nghiệm nhằm thực hiện có hiệu quả hơn các vấn đề thực
tiễn đặt ra, cử tri cả nước và nhân dân quan tâm. Đồng thời cũng là các căn cứ quan
trọng để sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và đã
được Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 7.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng đã thành lập Đoàn giám sát các chuyên đề:
“Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo
vệ môi trường” và “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho
đồng bào dân tộc thiểu số”. Các đoàn giám sát sẽ báo cáo kết quả giám sát với Uỷ
ban thường vụ Quốc hội tại các phiên họp tháng 8, tháng 9 năm 2012.
Về hoạt động chất vấn, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo tập hợp đầy đủ
các chất vấn của đại biểu Quốc hội, lời hứa của các thành viên Chính phủ tại kỳ
họp thứ 2 gửi các đại biểu Quốc hội và các cơ quan hữu quan; chuẩn bị để Quốc
hội tiến hành chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII.
Tại phiên họp thứ 6 (tháng 3/2012), Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tổ chức
phiên chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ y tế về việc bảo đảm nguồn lực đáp ứng yêu
cầu phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân; vấn đề y đức trong ngành y tế; vấn đề
điều chỉnh khung giá viện phí; chất vấn Bộ trưởng Bộ nội vụ về tuyển dụng, đào

4
tạo, bồi dưỡng và chế độ đối với cán bộ, công chức nhà nước, chế độ, chính sách
đối với cán bộ bán chuyên trách cấp xã; giải pháp nâng cao chất lượng bộ máy
chính quyền ở cơ sở. Phiên chất vấn đã được tổ chức theo đúng quy định của pháp
luật, được phát thanh và truyền hình trực tiếp để cử tri theo dõi. Đồng thời Ủy ban
thường vụ Quốc hội đã tổ chức truyền hình trực tuyến đến 63 Đoàn đại biểu Quốc
hội để các vị đại biểu tham dự và trực tiếp chất vấn Bộ trưởng. Phiên chất vấn được
các vị đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước quan tâm theo dõi. Tại phiên
chất vấn, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã yêu cầu các Bộ trưởng tiếp tục đề cao
trách nhiệm, tập trung chỉ đạo và phối hợp, khắc phục hạn chế, yếu kém nhất là
các lời hứa, các giải pháp đã trình bày tại phiên chất vấn để tạo sự chuyển biến
thực sự trong lĩnh vực y tế và nội vụ.

Về giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, Ủy ban thường
vụ Quốc hội đã chỉ đạo Ban dân nguyện tiếp nhận, nghiên cứu, phân loại 6286
đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân và đã chuyển 5907 đơn, thư
đến Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Ban công tác đại biểu xử lý
theo thẩm quyền; nghiên cứu, xử lý 379 đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân
thuộc trách nhiệm của Ban dân nguyện; phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ
chức việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương
Đảng và Nhà nước ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; tiếp 404 lượt công dân
đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với Quốc hội, các cơ quan của Quốc
hội về 386 vụ việc, trong đó có 12 đoàn khiếu nại đông người.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã quan tâm chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội
triển khai công tác giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại các
bộ, ngành, địa phương và trực tiếp đôn đốc giải quyết một số vụ việc cụ thể. Thực
hiện chương trình giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thực thi pháp
luật về khiếu nại, tố cáo, được Ủy ban thường vụ Quốc hội phân công, Ban dân
nguyện đã tổ chức các Đoàn công tác tiến hành giám sát tại các tỉnh: Bình Phước,
Đồng Nai, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Dương, Hà Giang, Tuyên Quang và TP. Hồ
Chí Minh. Đồng thời đã phối hợp với Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam chuẩn bị tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri báo cáo với Quốc
hội, Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp
thứ 2, Quốc hội khóa XIII.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã chỉ đạo công tác điều hòa hoạt động
giám sát của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội theo lĩnh vực phụ trách.
3- Xem xét, quyết định một số nội dung khác thuộc thẩm quyền của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội
Cùng với việc xem xét Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011;
việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước
những tháng đầu năm 2012; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010,
Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc bổ sung một số dự án vào Danh


5
mục các dự án, công trình được phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011
- 2015; Nghị quyết về ban hành một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất
kinh doanh, hỗ trợ thị trường năm 2012.
Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo xác minh các nội dung liên quan
đến đơn tố cáo đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến; tổ chức họp nhiều phiên để cân
nhắc kỹ lưỡng thận trọng việc này; phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Tỉnh ủy và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Long An,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao nhằm hoàn thiện thủ tục
bãi nhiệm đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến, đại biểu Quốc hội tỉnh Long An để trình
Quốc hội tại kỳ họp thứ 3.
Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc xây dựng lực lượng kiểm
ngư; việc bổ sung biên chế, số lượng thẩm phán Tòa án nhân dân địa phương năm
2012-2013; việc tham gia Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân và Phần sửa
đổi; thông qua Nghị quyết về việc cử ủy viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án Quân sự Trung ương; Ủy viên Hội
đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên
Viện kiểm sát quân sự Trung ương; việc thành lập Báo kiểm toán trên cơ sở nâng
cấp Tạp chí kiểm toán.
Thực hiện Nghị quyết số 11/2011/QH13 của Quốc hội về kế hoạch phát
triển kinh tế-xã hội năm 2012, tại phiên họp thứ 7, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã
cho ý kiến về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế để Chính phủ và các cơ quan,
tổ chức hữu quan tiếp thu, hoàn thiện Đề án; đồng thời, tổ chức Hội nghị trực
tuyến xin ý kiến các đại biểu Quốc hội trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3.
4- Công tác hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; hướng dẫn
và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội
Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tổ chức các Đoàn giám sát, kiểm tra việc
thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường tại một số tỉnh,
thành phố; xây dựng báo cáo chuyên đề tổng kết hoạt động tiếp xúc cử tri và hoạt

động giám sát của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với hoạt động
của UBND huyện, quận, phường, TAND, VKSND huyện, quận nơi thực hiện thí
điểm không tổ chức HĐND.
Ủy ban thường vụ Quốc hội đã rà soát, tiến hành kiện toàn Trưởng đoàn,
đại biểu Quốc hội chuyên trách ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
điều động một số đại biểu Quốc hội chuyên trách ở địa phương về công tác tại các
Ủy ban của Quốc hội theo yêu cầu công tác; ban hành 53 Nghị quyết về lương và
75 Nghị quyết về phụ cấp chức vụ cho đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung
ương và địa phương;
Ủy ban thường vụ Quốc hội đã giao Ban công tác đại biểu tham mưu,
nghiên cứu để ban hành Nghị quyết phê chuẩn việc sửa đổi Mục II Bảng phụ cấp
chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước và đại biểu Quốc hội hoạt động

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×