Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

(Tiểu luận) đề bài tìm hiểu quy định pháp luật về các điều kiện thành lập doanh nghiệp ở việt nam liên hệ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: “Tìm hiểu quy định pháp luật về các điều kiện thành lập doanh
nghiệp ở Việt Nam ? Liên hệ thực tiễn”
Đề số: 51

Sinh viên

: Hoàng Trung Hiếu

Lớp

: Pháp luật đại cương – 2 -1 -22(N09)

Mã SV

: 22013107

HÀ NỘI, THÁNG 12/2022

h


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
NỘI DỤNG...........................................................................................................3
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP
DOANH NGHIỆP................................................................................................3


1.1. Khái niệm.......................................................................................................3
1.1.1 Doanh nghiệp................................................................................................3
1.1.2 Thành lập doanh nghiệp...............................................................................4
1.1.3 Điều kiện thành lập doanh nghiệp................................................................4
1.2 Ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp....................................................5
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC ĐIỀU
KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP............................................................6
2.1 Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp.............................................6
2.2 Điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh............................................7
2.3 Điều kiện về vốn thành lập doanh nghiệp....................................................8
2.4 Điều kiện về tên doanh nghiệp......................................................................8
2.5 Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp................................................8
2.6 Điều kiện về năng lực chuyên môn...............................................................9
2.7 Điều kiện về hồ sơ và nộp lệ phí..................................................................10
CHƯƠNG 3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN...............................................................11
KẾT LUẬN.........................................................................................................12
2

h


MỞ ĐẦU
Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển Cơng nghiệp hóa –
Hiện đại hóa đất nước và hội nhập nền kinh tế thế giới WTO. Do vậy mà nền
kinh tế thị trường đa dạng về thành phần kinh tế cùng các hoạt động kinh doanh
ở nước ta đã ngày càng được củng cố và phát triển, các quyền tự do kinh doanh
của các chủ đầu tư cũng này càng được nâng cao, họ có quyền tự do lựa chọn
cho mình loại hình kinh doanh phù hợp nhất. Trong đó, xu hướng thành lập các
doanh nghiệp, công ty ngày càng gia tăng ở nước ta. Tuy nhiên, vấn đề pháp lý
về đăn ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp không phải ai cũng nắm được rõ.

Luật doanh nghiệp năm 2020 ra đời đã tạo ra khung pháp lý cơ bản, tạo nền tảng
pháp lý vững chắc cho các hoạt động kinh doanh. Trong đó nó đã quy định một
cách chi tiết và cụ thể về các điều kiện để thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam.
NỘI DỤNG
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP
DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm
1.1.1 Doanh nghiệp
Thuật ngữ doanh nghiệp được sử dụng đầu tiên ở nước ta từ năm 1948,
theo tinh thần của Sắc lệnh số 104/SL ngày 01.01.1948 về doanh nghiệp quốc
gia. Trong suốt thời kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thuật ngữ này bị lãng quên,
các thuật ngữ thay thế thường được sử dụng là xí nghiệp, đơn vị kinh tế, cơ quan
kinh tế... Đến khi ở Việt Nam xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, thuật ngữ doanh nghiệp mới được sử dụng trở lại. Theo tỉnh thần
của Luật công ti năm 1990 hay Luật doanh nghiệp năm 1999, thuật ngữ doanh
3

h


nghiệp được xác định là một thực thể pháp lí được thành lập và đăng kí kinh
doanh nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Dựa vào quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy
định: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được
thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
kinh doanh.
1.1.2 Thành lập doanh nghiệp
Đề doanh nghiệp ra đời và đi vào hoạt động thì một trong những vấn đề
quan trọng mà các nhà đầu tư không thể bỏ để tạo nên tính hợp pháp cho doanh

nghiệp đó là tiến hành thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Thành lập doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý được thực hiện tại cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền. Tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp
đó thuộc sở hữu nhà nước hay sở hữu tư nhân; tuỳ thuộc vào mức độ cải cách
hành chính và thái độ của nhà nước đối với quyền tự do kinh doanh, mà thủ tục
pháp lý này có tính đơn giản hay phức tạp khác nhau. Theo đó thủ tục thành lập
doanh nghiệp số thể bao gồm thủ tục cho phép thành lập doanh nghiệp và thủ tục
đăng ký kinh doanh hoặc chỉ có một thủ tục duy nhất là đăng ký kinh doanh.
Việc đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc, nó cho phép xác lập tư cách pháp lý
của chủ thể kinh doanh.
1.1.3 Điều kiện thành lập doanh nghiệp
Điều kiện thành lập doanh nghiệp là gì những yêu cầu mà pháp luật quy
định phải đáp ứng để có thể thành lập và đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp
dưới một hình thức nào đó.

4

h


1.2 Ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp
Việc thành lập doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khơng những
đổi với các cơ quan nhà nước mà cịn có ý nghĩa đối với chính các chủ thể tiến
hành hoạt động kinh doanh:
Đối với nhà nước: việc thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh là
thể hiện sự bảo hộ của Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động kinh doanh và
quản lý chủ doanh nghiệp. Đồng thời Nhà nước cũng dễ dàng hơn trong việc
quản lý các thành phần kinh tế và kiểm soát các hoạt động đó.
Việc đăng ký kinh doanh và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp giúp
Nhà nước năm bắt được các yếu tố trong kinh doanh, nắm bắt được việc áp dụng

các quy định pháp luật trong thực tiễn và từ đó có những chủ trương, chính sách,
biện pháp khuyến khích hoặc hạn chế phủ hợp và kịp thời.
Đối với chủ thể đăng ký kinh doanh: Sau khi được cấp giấy phép thành lập
doanh nghiệp, và đăng kí kinh doanh, doanh nghiệp được thừa nhận về mặt pháp
lý, có quyền tiến hành các hoạt động kinh doanh như đã đăng ký dưới sự bảo hộ
của pháp luật.
Về mặt xã hội: việc đăng ký kinh doanh còn giúp các doanh nghiệp cơng
khai hoa hoạt động của mình trên thị trường tạo được niềm tin ở các bạn hàng
khi giao dịch.
Thành lập doanh nghiệp cịn có ý nghĩa kinh tế là khi đi vào hoạt động các
hoạt động của doanh nghiệp góp phần tác động vào sự phát triển của nền kinh tế
tồn xã hội.
Như vậy việc thành lập doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng
không chỉ đối với việc đảm bảo quyền lợi cho bản thân các doanh nghiệp mà cịn
có ý nghĩa đối với việc đảm bảo trật tự quản lý Nhà nước và bảo vệ lợi ích cho
các chủ thể khác trong xã hội.
5

h


CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC ĐIỀU
KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Trước đây, việc thành lập và đăng ký cho doanh nghiệp là hết sức khó
khăn, mát thời gian và tốn kém Luật Doanh nghiệp 2020 ra đời đã có những thay
đổi căn bản về điều kiện và thủ tục đăng ký kinh doanh, trở nên đơn giản và dễ
dàng hơn rất nhiều. Việc thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh là quyền
của nhà đầu tư, song để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho
doanh nghiệp, nhà đầu từ phải thỏa mãn những điều kiện nhất định.
2.1 Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp

Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp
tại Việt Nam, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh
nghiệp năm 2020 như sau:
(i) Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản Nhà nước
để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
(ii)Cán bộ, cơng chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công
chức, viên chức;
(iii) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc
phòng thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp thuộc Công
an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để
quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
(iv) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những
người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà
nước tại doanh nghiệp khác;
(v) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất
năng lực hành vi dân sự; tổ chức khơng có tư cách pháp nhân;

6

h


(vi) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết
định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định
liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án;
Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn
vào cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của thành lập
doanh nghiệp:
(i) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài

sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị
mình;
(ii) Các đối tượng khơng được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật về cán bộ, công chức.
2.2 Điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh
Theo điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Doanh nghiệp, một trong những điều
kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là
ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh. Doanh nghiệp
chỉ được kinh doanh ngành nghề đã được đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
(i) Ngành nghề cấm kinh doanh là các ngành nghề có khả năng phương hại đến
quốc phịng an ninh, trật tự, an tồn xã hội, văn hóa…Điều 6 Luật đầu tư
2020 các ngành nghề kinh doanh bị cấm như: Cấm kinh doanh mại dâm; Mua,
bán người, mô, bộ phận cơ thể người; Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh
sản vơ tính trên người…
(ii) Ngành nghề thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh
nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật.

7

h


2.3 Điều kiện về vốn thành lập doanh nghiệp
Vốn điều lệ: là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết
góp khi thành lập cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị
mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh
nghiệp đối với công ty cổ phần.
Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật
để thành lập doanh nghiệp.

2.4 Điều kiện về tên doanh nghiệp
Theo Luật doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải đáp ứng các điều
kiện về tên quy định từ Điều 38 – 42 Luật doanh nghiệp và không thuộc các
trường hợp bị cấm sau đây:
(i) Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký
được quy định tại Điều 42 của Luật này.
(ii) Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên
riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị
hoặc tổ chức đó.
(iii) Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và
thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2.5 Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 42 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về trụ sở
chính cảu doanh nghiệp như sau:
“Điều 42. Trụ sở chính của doanh nghiệp

8

h


Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc
của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện
thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).”
Do đó, là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp mà theo quy định tại Khoản 13
Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về địa chỉ đăng ký trụ sở chính đối
với tổ chức; địa chỉ thường trú hoặc nơi làm việc hoặc địa chỉ khác của cá nhân
mà người đó đăng ký với doanh nghiệp để làm địa chỉ liên lạc.

Cụ thể, trụ sở chính phải có địa chỉ xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố,
phố, đường hoặc thơn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, số điện thoại, số fax và
thư điện tử (nếu có).
Trường hợp nơi đặt trụ sở chính chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì làm
cơng văn có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường
nộp kèm hồ sơ khi đăng ký kinh doanh.
Theo quy định tại Nghị đinh 50/2016/NĐ-CP, những hành vi của các cơng
ty cố tình sai phạm về trụ sở chính sẽ bị xử phạt hành chính sẽ bị áp dụng hình
thức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng do hành vi kê khai
không trung thực, khơng chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Đồng
thời, doanh nghiệp phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký
thay đổi và thông báo lại các thông tin doanh nghiệp đã kê khai khơng trung
thực, khơng chính xác.
2.6 Điều kiện về năng lực chuyên môn
Bên cạnh những điều kiện về chủ thể, ngành nghề đăng ký kinh doanh,
vốn điều lệ, tên doanh nghiệp, trụ sở chính,… thì đối với một số doanh nghiệp
muốn đăng ký kinh doanh thì đối với một số doanh nghiệp còn phải đáp ứng
thêm về điều kiện về năng lực chuyên môn. Đây là những ngành nghề đặc thù
9

h


khơng phải ai cũng có khả năng đáp ứng cho khách hàng, địi hỏi nhà cung cấp
phải có trình độ chuyên môn nhất định mới đảm bảo được chất lượng dịch vụ
cho khách hàng.
Do đó đối với một số ngành nghề kinh doanh thì pháp luật cịn u cầu các
cá nhân, tổ chức phải có chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề là văn bản
mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước

ủy quyền cho cá nhân có đủ trình độ chun môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về
một ngành, nghề nhất định. Theo quy định của pháp luật hiện nay một số ngành
nghề địi hịi phải có chứng chỉ hành nghề bao gồm: Kinh doanh dịch vụ pháp lý;
Kinh doanh dịch vụ, khám chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm; Kinh doanh
dịch vụ kiểm toán, Kinh doanh dịch vụ thú ý và kinh doanh thuốc thú y,…
2.7 Điều kiện về hồ sơ và nộp lệ phí
Theo khoản 20 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: Hồ sơ hợp
lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật này và nội dung các giấy tờ
đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Người thành lập doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính
xác của các nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký. Cơ quan đăng ký kinh doanh
chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định thì đối với mỗi
loại hình doanh nghiệp thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà các tổ chức, cá nhân
muốn thành lập phải chuẩn bị các bộ hồ sơ khác nhau. Luật doanh nghiệp năm
2020 quy định hồ sơ thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị từ Điều 19 đến Điều
22 tương ứng với các loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân, công ty
hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phẩn.
Người thành lập doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại
thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (trừ một số trường hợp được miễn lệ
10

h


phí đăng ký doanh nghiệp). Lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực
tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng
ký kinh doanh và sẽ khơng được hồn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp
doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2020, trên Cổng thông tin quốc gia về
đăng ký doanh nghiệp đã thơng báo có hơn 60.000 doanh nghiệp được thành lập
mới trên cả nước, hơn 17.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động sau tạm
ngừng, và hơn 7.000 doanh nghiệp giải thể.
Có thể thấy, một thực tế hiện nay là doanh nghiệp được thành lập ngày một nhiều
và số lượng doanh nghiệp quay trở lại là tương đối đáng kể. Các doanh nghiệp
được thành lập cũng khơng có sự phân bố đồng đều mà thành lập tập trung ở các
thành phố lớn và các khu công nghiệp như tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…
Việc các cơng ty được thành lập với số lượng lớn mang lại nhiều lợi ích
cho kinh tế nước nhà như : (i) Thúc đẩy GDP của cả nước (ii) Tạo công ăn, việc
làm cho lao động trong nước (iii) Giúp thu hút nguồn vốn từ nước ngoài vào Việt
Nam (iv) Tạo đà cho kinh tế nước nhà phát triển như xuất nhập khẩu, dịch vụ,
thương mại hàng hóa…
Bên cạch những ưu điểm của việc thành lập doanh nghiệp mang lại vẫn
cịn đó những khuyết điểm lớn cần sớm giải quyết như:
– Việc thành lập doanh nghiệp ồ ạt khiến công tác quản lý và hỗ trợ doanh
nghiệp của cơ quan Nhà nước gặp nhiều khó khăn
– Nhiều công ty, doanh nghiệp thành lập tự phát mà chưa đăng ký với cơ quan
chức năng làm khó dễ cho việc giám sát hoạt động
– Các công ty, doanh nghiệp thành lập chỉ ở một hoặc một số tỉnh thành, khu vực
càng tạo nên sự phân hóa nặng nề về kinh tế
11

h


– Thành lập doanh nghiệp ma, doanh nghiệp ảo còn rất nhiều, quản lý chưa triệt
để…
– Nhiều công ty cung cấp dịch vụ thành lập công ty với quảng cáo là giá rẻ, miễn
phí nhưng thực chất khơng phải vậy. Ngồi những quảng cáo như thành lập

doanh nghiệp miễn phí thì thành lập doanh nghiệp giá cực rẻ hoặc giá rẻ cũng là
những cách thức mà các công ty cung cấp dịch vụ thường sử dụng để lôi kéo
khách hàng.
KẾT LUẬN
Có thể nói, hệ thống pháp luật quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong đảm
bảo quyền tự do kinh doanh nói chung và đảm bảo quyền tự do thành lập doanh
nghiệp nói riêng. Sự rõ ràng, hiệu quả, tồn diện của hệ thống pháp luật sẽ quyết
định cho sự phát triển của nền kinh tế. Hiện nay xu thể chung của các nhà đầu tư
là thành lập cho mình các doanh nghiệp, công ty riêng qua đây họ muốn chứng
tỏ khả năng làm chủ của mình cũng như khả năng lãnh đạo của bản thân trong
việc hoạt động của doanh nghiệp. Pháp luật Việt Nam ln khuyến khích điều
này nhưng tuy nhiên pháp luật về thành lập doanh nghiệp ở nước ta vẫn còn
những điểm bất cập cản phải khắc phục một cách triệt để có như vậy thì các
doanh nghiệp Việt Nam mới có thể đứng vững và phát triển được trước xu thế
hội nhập nền kinh tế thế giới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đề ra.

12

h


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam tập 1,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2018.
2. Luật Doanh nghiệp 2020
3. Nghị đinh 50/2016/NĐ-CP

13

h




×