Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Thiết kế tổng mặt bằng cho nhà máy dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.46 KB, 29 trang )

GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
Nhóm 10
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành dầu thực vật Việt Nam là một ngành kinh tế kỹ thuật có vị trí quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Các sản phẩm của nó là nguồn thực phẩm không thể thiếu
trong mọi bữa ăn hàng ngày.
Nhu cầu sử dụng dầu thực vật càng tăng để thay thế cho mỡ động vật, vậy nên
việc đẩy mạnh xuất khẩu dầu thực vật sẽ góp phần mang lại lượng ngoại tệ đáng kể
cho công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta.
Trong thức ăn của con người, dầu mỡ là loại cơ bản và quan trọng không thể
thiếu trong quá trình hoạt động sinh lý của cơ thể. Nếu thiếu chất béo trong các mô dự
trữ trong cơ thể sẽ bị suy nhược, khả năng lao động giảm sút. Chất béo là nguồn cung
cấp năng lượng lớn (1g chất béo giải phóng 9600calo) lớn gấp 2 lần so với gluxit,
protit.
Chất béo được sử dụng trong thức ăn ở các dạng khác nhau như xào, rán, trộn rau
tươi, bơ thực vật, bánh kẹo. Ngoài ra chất béo là thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao vì
nó ảnh hưởng tốt đến tính chất cảm quan của thực phẩm được chế biến. Chất béo còn
là dung môi hòa tan các vitamin A, D, E giúp cho các quá trình sinh học trong cơ thể
được thực hiện.
Đặc biệt về phương diện sinh lý thì dầu đậu nành cũng như các loại dầu khác như
vừng, lạc Chúng có nhiều ưu điểm hơn mỡ động vật.
Với mục tiêu và tầm quan trọng trên thì việc xây dựng các nhà máy sản xuất dầu
đậu nành là cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và
xuất khẩu, đồng thời khai thác triệt để nguồn nguyên liệu trong nước.
Do vậy việc “Thiết lập t^ng mặt b_ng cho nhà máy dầu thực vật” là điều cần thiết
hiện nay.

MỤC LỤC
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 1
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
Nhóm 10


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DẦU THỰC VẬT (DẦU ĐẬU NÀNH)…………3
1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ dầu thực vật trong nước…… ………………3
2. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm dầu đậu nành……………… ……………5
3. Giá trị dinh dưỡng của dầu đậu nành…………………………………………7
4. Giá trị kinh tế của dầu đậu nành …………………………….……………….8
5. Ứng dụng trong các ngành không phải thực phẩm…………………… 8
CHƯƠNG II:CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY DẦU THỰC VẬT…10
CHƯƠNG III: SẢN XUẤT DẦU THỰC VẬT (DẦU ĐẬU NÀNH)…….………14
1.Nguyên liệu đậu
nành……………………………… 14
2.Quy trình công nghệ sản xuất dầu thô…………………………… ………….17
3.Quy trình công nghệ sản xuất dầu tinh luyện…………………………………21
CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ MẶT BẰNG NHÀ MÁY…………………………… 24
1.Những nguyên tắc trong thiết lập mặt bằng……………………………………24
2.Các công trình trên mặt bằng………………………………… ……………….24
3.Bố trí công trình trên mặt bằng………………………………… …………….25
BẢN VẼ MẶT BẰNG NHÀ MÁY DẦU THỰC VẬT…………………………….29
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DẦU THỰC VẬT (DẦU ĐẬU NÀNH)
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 2
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
Nhóm 10
1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dầu thực vật trong nước
Dầu thực vật là một sản phẩm rất ph^ biến, là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều
năng lượng và góp phần làm tăng hương vị của các loại thực phẩm khác. Chính vì vậy
mà ngành công nghiệp sản xuất dầu đã tồn tại từ lâu và cho đến ngày nay đang ngày
càng phát triển một cách mạnh mẽ. Dầu không những làm tăng hương vị hấp dẫn cho
bữa ăn mà nó còn cung cấp một lượng chất cần thiết cho cơ thể, như vitamin (A, E,…),
cung cấp năng lượng, các acid béo cần thiết, vận chuyển các acid amin tan trong dầu
mỡ (vitamin A, D, E, K)…cho cơ thể. Chính vì thế mà hiện nay trên thị trường có rất
nhiều loại dầu ăn với nhiều nhãn hiệu khác nhau cho các bà nội trợ dễ dàng lựa chọn.

Ngành dầu thực vật ở nước ta trong thời gian qua đã phát triển nhanh và hiệu
quả. Năm 2010, sản lượng dầu thực vật ước tính vào khoảng 700.000 tấn, tăng 19% so
với cùng kỳ năm 2009 (tham khảo bảng 1). Ngành dầu thực vật nước ta tiếp tục sử
dụng các loại dầu thô trong và ngoài nước: trong nước chủ yếu là vừng, lạc và cám
gạo; còn dầu thô nước ngoài chủ yếu là đậu tương và cọ. Dự báo sản lượng trong nước
năm 2011 sẽ tăng 15% vào khoảng 805.000 tấn. Ngày 28 tháng 6 năm 2010 , bộ công
thương đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy định ngành dầu thực vật của Việt Nam
từ 2011-2015 giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng bình quân từ 17,37%/năm.
Đến năm 2015, sản xuất 1.138 ngàn tấn dầu thực vật; 268 ngàn tấn dầu thô; xuất khẩu
50 ngàn tấn dầu các loại.
Bảng 1: Sản xuất dầu thực vật tại Việt Nam
2006 2007 2008 2009 2010* 2011* 2015** 2020** 2025**
T^ng sản
lượng dầu Tv
(nghìn tấn)
415.6 535 592.4 588.5 700 805 1138,0 1587,0 1929,0
DNNN 192.5 252.2 303.7 296.3 - - - - -
DN tư nhân 39.5 48.7 65 66.3 - - - - -
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 3
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
Nhóm 10
DN có vốn ĐT
nước ngoài
183.7 234.1 223.7 225.9 - - - - -
Bảng 2: Tiêu thụ dầu thực vật nước ta giai đoạn 2005 - 2015
Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 2010* 2015*
T^ng tiêu thụ dầu
thực vật trong nước
Nghìn tấn 311,49 346,44 556,53 607 660,42 690 1.200
tiêu thụ dầu

thực vật trên
đầu người
Kg/người/năm 3,75 4,12 6,54 7,04 7,6 7,8 14,5
Hình 1: Sản xuất dầu thực vật tinh luyện tại Việt Nam 2000 – 2025
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 4
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
Nhóm 10
Hình 2: Tiêu thụ dầu thực vật trên đầu người nước ta giai đoạn 2005 – 2025
2. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm dầu đậu nành (TCVN 6309-97)
2.1 Đặc trưng về chỉ số:
2.2
Đặc trưng chất lượng
Màu sắc Đặc trưng cho sản phẩm đã định
Mùi và vị Đặc trưng cho sản phẩm đã định và không có mùi vị lạ
Chỉ số axit Không lớn hơn 0,6mg KOH/g dầu
Chỉ số peroxit Không lớn hơn 10 mili đương lượng peroxit oxy/kg dầu
2.3 Phụ gia thực phẩm
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 5
Tỷ khối(20
o
C/nước ở 20
o
C) 0,919 - 0,925
Chỉ số khúc xạ
1,466 - 1,470
Chỉ số xà phòng hóa ( mg KOH/kg dầu)
189 - 195
Chỉ số iot ( wijs)
120 -143
Chất không xà phòng hóa

< 15g/kg
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
Nhóm 10
Những phẩm màu sau đây dược phép dùng với mục đích khôi phục lại màu sắc
đã bị mất đi trong quá trình chế biến hoặc với mục đích tiêu chuẩn hóa màu sắc sao
cho sản phẩm màu thêm vào không đánh lừa hoặc làm cho khách hàng hiểu nhầm qua
việc che giấu những hư hỏng hoặc chất lượng thấp kém hoặc làm cho sản phẩm dường
như tốt hơn giá trị thực có.
Phẩm màu Mức tối đa
Beta-caroten 25mg/kg
Các chất chiết annatto
20mg/kg
( tính theo t^ng bixin hoặc norbixin)
Curcumin hoặc turmeric
5mg/kg
(tính theo t^ng curcumin0
Beta-apo-8-carotenal 25mg/kg
Metyl và etyl este của
beta-apo-8-axit carotenoic
25mg/kg
2. 4 H ương liệu
Các hương liệu tự nhiên và các chất t^ng hợp tương đương chúng, loại trừ những
chất được biết là độc hại nguy hiểm và những hương liệu t^ng hợp khác được Ủy ban
Thực phẩm Codex công nhận, cho phép dùng với mục đích khôi phục lại hương tự
nhiên đã mất đi trong quá trình chế biến hoặc với mục đích tiêu chuẩn hóa hương
thơm, sao cho hương liệu được thêm vào không đánh lừa hoặc làm cho khách hàng
hiểu nhầm qua việc che giấu những hư hỏng hoặc chất lượng thấp kém qua việc làm
cho sản phẩm dường như tốt hơn giá trị thực của nó.
2.5 C hất chống oxy hóa
Mức tối đa

Propyl galat 100mg/kg
Butyl hydroxytoluen (BHT) 75mg/kg
Butyl hydroxuanisol (BHA) 175mg/kg
Hỗn hợp của propyl galat, BHA và BHT
200mg/kg nhưng không được
vượt quá giới hạn ở 4.3.1 - 4.3.3
Tocopherol tự nhiên và t^ng hợp 500mg/kg
Ascorbyl palmitat 500mg/kg , riêng biệt hay kết
hợp
Ascorbyl srearat
Dilauryl thiodippropionat 200mg/kg
2. 6 C hất đ iều phối chống oxy hóa
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 6
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
Nhóm 10
Axit xitric Giới hạn bởi GMP
Natri xitrat Giới hạn bởi GMP
Hỗn hợp isopropyl xitrat
100mg/kg, riêng biệt hay kết hợp
Axit photphoric
Monoglyxerit xitrat
2. 7 C hất chống tạo bọt
Dimetil polyxiloxan (dimetyl silicon) riêng biệt hay kết hợp
với silicondioxit
10mg/kg
2. 8 Chất chống kết dính
Oxystearin : 1250mg/kg
2. 9 C hất nhiễm bẩn
Chất bay hơi ở nhiệt độ 150
o

C 0,2% m/m
Tạp chất không tan 0,05% m/m
Hàm lượng xà phòng 0,005% m/m
Sắt (Fe) 1,5mg/kg
Đồng (Cu) 0,1mg/kg
Chì (Pb) 0,1mgkg
Asen (As) 0,1mg/kg
3. Giá trị dinh dưỡng của dầu đậu nành
Chống Oxi hoá: Dầu đậu tương có hàm lượng chất béo no thấp nhưng hàm
lượng chất béo không no 1 nối đôi và nhiều nối đôi cao. Dầu đậu tương cũng chứa 1
lượng quan trọng chất béo của axit linoleic và linolenic. Axit Linoleic và linolenic cần
thiết cho sức khoẻ con người. Ngoài ra nó còn chứa 1 lượng Vitamin E.
Omega 3: Dầu đậu tương cũng giàu lượng omega-3(linolenic). Omega 3 được tin
là có thể giảm nguy cơ bệnh tim và ngăn ngừa chứng loãng xương.
Giảm LDL cholesterol: Dầu đậu tương cũng chứa 1 lượng phytosterolgiúp giảm
LDL cholesterol. Dầu đậu tương không chứa cholesterol.
Bảng 3: Thông tin dinh dưỡng của dầu đậu nành
THÔNG TIN DINH DƯỠNG
TRONG DẦU ĐẬU NÀNH
Hàm lượng
trong mỗi khẩu
phần
Hàm lượng trong 100g
Năng lượng 126Kcal 900Kcal
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 7
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
Nhóm 10
Chất đạm 0g 0g
Chất béo không bão hòa
Omega-3 (tối thiểu)

Omega-6 (tối thiểu)
Omega-9 (tối thiểu)
0.84g
7g
2.8g
6g
50g
20g
Chất béo bão hòa 2.1g 15g
Vitamin E 0.43mg 3.1mg
Hydrat-Cacbon Đường 0g 0g 0g 0g
Cholesterol 0g 0g
Natri 0g 0g
4. Giá trị kinh tế của dầu đậu nành
Dầu đậu tương cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm trong rất
nhiều loại sản phẩm thực phẩm bao gồm nước sốt cho salát, chất phết lên bánh
sandwich, magarine, bánh mì, mayonnaise, kem café và đồ ăn nhanh. Nhiệt độ sôi cao
của dầu đậu tương cho phép nó được sử dụng như là 1 loại dầu chiên, rán. Dầu đậu
tương thường được hydrogen hoá để tăng thời hạn sử dụng hoặc để tạo ra các sản
phẩm dạng rắn. Trong quá trình này, những chất béo trans không tốt cho sức khoẻ
được tạo ra và có thể làm tăng hàm lượng cholesterol trong máy và tăng nguy cơ
nhiễm các bệnh tim. Những nhà sản xuất thực phẩm hiện nay đang cố để loại các chất
béo “trans” ra khỏi sản phẩm của họ. Để đạt được điều này, các nhà khoa học đang
nghiên cứu rất nhiều chủng đậu tương mới chứa dầu mà không cần phải hydrogen hoá.
5. Ứng dụng trong các ngành không phải thực phẩm
Dầu đậu tương được sử dụng không chỉ cho các sản phẩm thực phẩm mà còn
được biết như là những nguyên liệu thô có thể hồi phục lại để sản xuất những sản
phẩm “không phải thực phẩm” bao gồm diesel sinh học, mực, nhựa, bút màu,bút vẽ và
nến đậu tương.
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 8

GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
Nhóm 10
CHƯƠNG II: CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY DẦU THỰC VẬT
Nhà máy được chọn xây dựng tại Khu công nghiệp Bình Long thuộc huyện Châu
Phú, tỉnh An Giang.
Vị trí của khu công nghiệp Bình Long rất thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy
dầu thực vật (dầu đậu nành) vì có các yếu tố sau:
1. Gần vùng nguyên liệu
Cây đậu nành hay còn được gọi là đậu tương được trồng nhiều ở miền Bắc và
miền Nam nước ta.
Ở miền Bắc, đậu nành được trồng tập trung ở các tỉnh miền núi và trung du: Sơn
La, Cao B_ng, Hà Bắc…và Đồng b_ng sông Hồng.
Ở miền Nam, đậu nành được trồng ở 3 vùng chính gồm:
+ Vùng Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Thuận)
+ Vùng Tây Nam Bộ (Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc
Trăng…)
+ Vùng Tây Nguyên có Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng.
Như vậy, với chính sách phát triển và chính sách đ^i mới của nước ta hiện nay,
chắc chắn các tỉnh thuộc vùng Tây Nam Bộ sẽ cung cấp đủ về số lượng cũng như chất
lượng nguyên liệu đậu nành cho nhà máy hoạt động liên tục.
2. Vị trí địa lí thuận lợi
- Khu công nghiệp Bình Long n_m cạnh Quốc lộ 91 và giáp sông Hậu, thuộc huyện
Châu Phú, tỉnh An Giang.
- Cách thành phố Long Xuyên 30 km.
- Cách thị xã Châu Đốc 23 km.
- Cách khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên 49 km.
- Vị trí thuận lợi về giao thông thủy bộ.
- N_m ngay trung tâm vùng nguyên liệu nông thủy sản Tứ giác Long Xuyên.
- Diện tích khu công nghiệp Bình Long (giai đoạn 1) là 30,7 ha.
3. Khí hậu phù hợp

- Nhiệt độ: 27ºC
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 9
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
Nhóm 10
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình trong những tháng mùa mưa đều là 84%, cá biệt có
tháng đạt xấp xỉ 90%.
- Lượng mưa trung bình năm: 1.132 mm
- Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai
4. Cơ sở hạ tầng thích hợp
- Giao thông đối ngoại:
+ Đường bộ có Quốc Lộ 91.
+ Đường thủy có sông Hậu là tuyến giao thông chính phục vụ vận chuyển hàng
hoá trong khu vực và đến các trung tâm kinh tế khác trong và ngoài nước.
- Khu công nghiệp Bình Long có Cảng sông do Bộ Giao thông - Vận tải đầu tư xây
dựng, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 1000 - 2000 tấn. Hiện nay, Cảng sông Bình
Long được Cảng Mỹ Thới quản lý sử dụng và chuẩn bị nâng cấp để có thể tiếp nhận
tàu có trọng tải 3.000 tấn và vận chuyển công-ten-nơ.
- Đường giao thông nội bộ của khu công nghiệp: trục đường chính rộng 12m và các trục
đường phụ rộng 7-10m. Được trải nhựa thuận lợi cho việc đi lại và phân phối sản
phẩm.
- Hệ thống giao thông bên trong và bên ngoài khu công nghiệp kết hợp với nhau tạo
thành một hệ thống giao thông hoàn chỉnh, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.
- Hệ thống cấp điện: sử dụng điện lưới quốc gia từ trạm biến áp 110/22 KV- 25 MVA
Cái Dầu.
- Hệ thống cấp nước: nguồn nước sạch, tại khu công nghiệp có nhà máy và hệ thống
cung cấp nước sạch dẫn đến hàng rào các xí nghiệp, năng suất 2.000m³/ngày.
- Hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn về môi trường: Trong khu công nghiệp có nhà
máy xử lí nước thải tập trung từ các nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp thải ra,
năng suất 1400 m³/ngày.
- Thông tin liên lạc: Công ty chuyên ngành quản lý đầu tư đáp ứng nhu cầu liên lạc

trong và ngoài nước.
5. Tiện ích công cộng đầy đủ
- Trạm y tế để khám và chữa bệnh cho các kĩ sư và công nhân.
- Trạm phòng cháy chữa cháy.
- Sân thể thao, công viên, siêu thị.
- Trạm bưu điện phục vụ đầy đủ các dịch vụ về bưu chính viễn thông và các đường dây
điện thoại, internet cung cấp đủ đến các nhà máy.
- Văn phòng giao dịch, trao đ^i ngoại tệ.
- Văn phòng hải quan để giải quyết các vấn đề và các thủ tục xuất nhập khẩu.
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 10
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
Nhóm 10
6. Các dịch vụ hỗ trợ chu đáo
- Tuyển dụng lao động, chuyên viên và đào tạo tay nghề.
- Kho bãi vận chuyển container.
- Xuất nhập khẩu.
- Thu gom rác dân dụng, công nghiệp và chất thải rắn.
- Cung ứng xăng dầu, chất đốt, gas.
- Các dịch vụ khác theo yêu cầu của nhà đầu tư.
7. Lực lượng lao động dồi dào
- Dân số của tỉnh An Giang là 2.150.282 người, 70% dân số thuộc độ tu^i lao
động (theo số liệu điều tra cuối năm 2007).

- Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực đồng b_ng sông Cửu Long.
- Mức lương tối thiểu cho người lao động: Mức 1.400.000 đồng/người/tháng
theo Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/08/2011 của Chính phủ.
8. Các loại chi phí
- Giá cho thuê đất: 0,3 - 0,45 USD/m
2
/năm

- Phí hạ tầng: 0,2 USD/m
2
/năm
- Phí sử dụng hạ tầng (chưa tính nước thải) được trả hàng năm là
0,20 USD/m
2
/năm
Phương thức thanh toán
tiền thuê đất
Khu CN Bình Long
(huyện Châu Phú)
Vị trí 1(Cặp bờ
sông Hậu)
Vị trí 2 (Vị trí
còn lại)

- Trả hàng năm
0,450 0,300
- Trả trước 1 lần cho 05 năm 0,428 0,285
- Trả trước 1 lần cho 10 năm 0,405 0,270
- Trả trước 1 lần cho 15 năm 0,383 0,255
- Trả trước 1 lần cho 20 năm 0,360 0,240
- Trả trước 1 lần cho 30 năm trở
lên
0,315 0,210
Đơn giá cho thuê đất trên không bao gồm phí sử dụng hạ tầng
9. Nguồn cung cấp điện
Điện dùng trong nhà máy với nhiều mục đích: cho các thiết bị hoạt động chiếu
sáng trong sản xuất và dùng trong sinh hoạt. Nhà máy sử dụng điện lưới quốc gia từ
trạm biến áp 110/22 KV- 25 MVA Cái Dầu. Nguồn điện cung cấp cho nhà máy lấy

điện từ điện quốc gia thông qua trạm biến thế của khu vực và của nhà máy. Đồng thời
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 11
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
Nhóm 10
nhà máy cũng cần lắp thêm máy phát điện dự phòng để đảm bảo sản xuất liên tục khi
có sự cố mất điện.
10. Nguồn cung cấp hơi
Hơi dùng trong nhà máy với nhiều mục đích khác nhau : Chưng, sấy bột nghiền,
gia nhiệt nước, thủy hóa, dùng trong các quá trình: Trung hòa, tẩy màu, tẩy mùi, vệ
sinh thiết bị. Do đó phải đặt lò hơi, nước phải qua hệ thống xử lý nước nhà máy.
11. Nguồn cung cấp nhiên liệu.
Nhà máy dùng nhiên liệu là dầu được mua của công ty xăng dầu An Giang theo
hợp đồng, để cung cấp cho lò hơi, lò đốt, dầu điezel, xăng, nhớt cho máy phát điện và
ôtô.
CHƯƠNG III: SẢN XUẤT DẦU THỰC VẬT (DẦU ĐẬU NÀNH)
1. Nguyên liệu đậu nành
1.1 Hạt đậu nành
Đậu nành là cây thực phẩm có giá trị rất lớn về nhiều
mặt, nhất là về giá trị dinh dưỡng. Đạm là chất quan trọng
nhất trong thành phần hóa học của đậu nành. Đạm trong
đậu nành chứa tới 18 loại acid amin cần thiết cho cơ thể
với các tỷ lệ gần giống như ở đạm động vật , do đó có thể
thay thế đạm động vật trong bữa ăn hàng ngày.
Ngoài đạm ra, đậu nành còn chứa một lượng chất béo rất cao, nhiều sinh tố và
muối khoáng cần thiết cho cơ thể con người.
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 12
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
Nhóm 10
1.2 Giới thiệu về cây đậu nành
Cây đậu tương hay đỗ tương, đậu nành (tên khoa học

Glycine max) là loại cây họ Ðậu (Fabaceae), đặc điểm
của hạt đậu tương giàu hàm lượng protein, chính vì
vậy là cây thực phẩm quan trọng cho người và gia súc.
Trên thế giới có trên 1,000 loại đậu tương với nhiều
đặc điểm khác nhau, hạt đậu tương có kích thước nhỏ
nhất như hạt đậu Hà lan (pea) cho tới lớn nhất giống
trái anh đào (cherry), hạt đậu có nhiều màu sắc như đỏ,
vàng, xanh, nâu và màu đen. Trong ngũ cốc, đậu tương
được đánh giá cao nhất.
1.3 Thành phần hóa học của đậu nành
Hạt đậu nành chứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 15- 25% glucose, 15-20% chất béo,
35- 45% chất đạm (Trong chất đạm đậu nành, globuline chiếm 85 - 95% ngoài ra còn
có một lượng như albumin, một lượng không đáng kể prolamin và glutenlin) với đủ
các loại amino acid cần thiết như isoleucin, leucin, lysin, metionin, phenylalanin,
tryptophan, valin, các vitamin A, B1, B2, C, D, E, F; các enzyme, sáp, nhựa, cellulose
và thành phần khoáng chiếm khoảng 5% trọng lượng chất khô của hạt đậu nành bao
gồm các chất như Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S. Hydratecarbon chiếm khoảng 34% hạt đậu
nành.
Phần hydratecarbon có thể chia làm hai loại: loại tan và không tan trong nước.
Loại tan trong nước chỉ chiếm khoảng 10% t^ng lượng hydratecarbon. So với thịt động
vật, đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng hơn: 100g đậu nành có 411 calo; 34g đạm; 18g
béo; 165mg calcium; 11mg sắt; trong khi đó thịt bò loại ngon chỉ có 165 calo, 21g
đạm; 9g béo; 10mg calcium và 2.7 mg sắt. Thêm vào đó, trong đậu nành có một hóa
chất tương tự như kích thích tố nữ estrogen mà nhiều công trình khoa học chứng minh
là rất tốt trong việc trị và ngừa một số bệnh. Đó là chất isoflavones.
Dưới đây là một số bảng liên quan đến thành phần hóa học của hạt đậu nành:
Bảng 1: Thành phần hóa học của hạt đậu nành
Thành phần % trọng Thành phần, trọng lượng khô
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 13
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền

Nhóm 10
của hạt đậu
nành
lượng
của hạt
Protein
(%)
Dầu
(%)
Tro
(%)
Hydratecarbo
n (%)
Hạt đậu nành
nguyên
100 40 20 4,9 35
Tử diệp 90 43 23 5 29
Vỏ hạt 8 8,8 1 4,3 86
Phôi 2 41 11 4,4 43
Bảng 2: Thành phần acid amin trong hạt đậu nành
Acid amin Hàm lượng (%)
Izoleucine 1,1
Leucine 7,7
Lyzine 5,9
Methionine 1,6
Cysteine 1,3
Phenylalanine 5
Treonine 4,3
Tritophan 1,3
Valine 5,4

Histidine 2,6
Bảng 3: Thành phần hidratcarbon trong hạt đậu nành
Hydratcarbon Hàm lượng (%)
Cellulose 4
Hemicellulose 15,4
Stachyose 3,8
Rafinose 1,1
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 14
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
Nhóm 10
Saccharose 5
Các loại đường khác 5,1
Bảng 4: Thành phần chất khoáng trong hạt dậu nành
Chất khoáng Hàm lượng (%)
Ca 0,16 – 0,47
P 0,41 – 0,82
Mn 0,22 – 0,24
Zn 37 mg.kg
-1
Fe 90 – 150 mg.kg
-1
Bảng 5: Thành phần vitamin trong hạt đậu nành
Các vitamin Hàm lượng ( mg.kg
-1
)
Thiamin 3,4 – 3,6
Riboflavin 3,4 – 3,6
Niacine 21,4 – 23,0
Pirydoxin 7,1 – 12,0
Biotin 0,8

Acid tantothenic 13,0 – 21,5
Acid folic 1,9
Inoxiton 2300
Vitamin A 0,18 – 2,43
Vitamin E 1,4
Vitamin K 1,9
2. Quy trình công nghệ sản xuất dầu thô
a. Quy trình công nghệ
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 15
Hạt đậu nành
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
Nhóm 10
b. Thuyết minh quy trình
Một số nguyên liệu có vỏ mỏng và dai như đậu nành không cần phải bóc tách vỏ vì
gây quá nhiều t^n thất. Vì thế trong sơ đồ công nghệ sản xuất dầu đậu nành không có
công đoạn bóc tách vỏ cho dù lượng dầu t^n thất trong quá trình sản xuất có tăng lên.
1.2.1. Nghiền
Mục đích: Phá hủy triệt để những tế bào nguyên liệu nh_m giải phóng dầu ra ở dạng tự
do. Khi kích thước các hạt bột nghiền càng nhỏ, các tế bào chứa dầu càng được giải
phóng. Tạo cho nguyên liệu có hình dáng và kích thước đồng đều, từ đó, bột nghiền
sau khi chưng sấy (bột chưng sấy) sẽ có chất lượng đồng đều, khi ép dầu sẽ thoát ra dễ
dàng và đồng đều. Tuy nhiên, nếu kích thước các hạt bột nghiền quá nhỏ, khi chưng
sấy bột không đủ xốp làm nhiệt, nước khó tiếp xúc nên dễ sinh ra vón cục làm cho việc
chưng sấy không đồng đều và do đó hiệu quả tách dầu sẽ không cao.
1.2.2. Chưng sấy bột nghiền
Chưng sấy bột nghiền là quá trình gia công nhiệt ẩm cho khối hạt nh_m mục đích
sau:
- Tạo điều kiện cho bột nghiền có sự biến đ^i về tính chất lý học, tức là làm thay đ^i
tính chất vật lý của phần háo nước và phần kị (dầu) làm cho bột nghiền có tính đàn
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 16

Nghiền
Chưng sấy bột
Ép sơ bộ
Bánh dầuDầu
Lọc và làm sạch
Dầu thô
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
Nhóm 10
hồi. Các mối liên kết phân tử vững bền giữa phần dầu (kị nước) và phần háo nước bị
đứt hoặc yếu đi, khi ép dầu dễ dàng thoát ra.
- Làm cho độ nhớt của dầu giảm đi, khi ép dầu dễ dàng thoát ra.
- Làm cho một số thành phần không có lợi (mùi, độc tố ) mất tác dụng, từ đó làm
tăng chất lượng của thành phẩm và khô dầu.
- Làm vô hoạt hệ thống enzym không chịu được nhiệt độ cao tồn tại trong bột
nghiền
- Làm cho độ ẩm của bột nghiền được điều chỉnh từ 3- 5 % tùy theo từng loại nguyên
liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho công đoạn tiếp theo (ép hoặc trích ly).
1.2.3. Chiết tách dầu bằng quá trình ép
1.2.3.1. Cơ chế của quá trình ép dầu
Khi ép, dưới tác dụng của ngoại lực, trong khối bột xảy ra sự liên kết bề mặt bên
trong cũng như bên ngoài của các phần tử, ta có thể chia ra làm hai quá trình chủ yếu:
Quá trình xảy ra đối với phần lỏng: đây là quá trình làm dầu thoát ra khỏi các
khe vách giữa các bề mặt bên trong cũng như bên ngoài của tế bào. Khi bắt đầu ép, do
lực nén các phần tử bột sít lại gần nhau, khi lực nén tăng lên, các phần tử bột bị biến
dạng. Các khoảng trống chứa dầu bị thu hẹp lại và đến khi lớp dầu có chiều dày nhất
định, dầu bắt đầu thoát ra. Tốc độ thoát dầu phụ thuộc vào độ nhớt của lớp dầu và phụ
thuộc vào áp lực ép, độ nhớt càng bé, áp lực càng lớn thì dầu thoát ra càng nhanh.
Quá trình xảy ra đối với phần rắn: khi lực nén tăng lên, sự biến dạng xảy ra
càng mạnh cho đến khi các phần tử liên kết chặt chẽ với nhau thì sự biến dạng không
xảy ra nữa. Nếu như trong các khe vách không bị giữ lại một ít dầu và áp lực còn có

thể tiếp tục tăng lên thì từ các phần tử bột riêng biệt sẽ tạo thành một khối chắc dính
liền nhau. Trên thực tế, áp lực ép cũng chỉ đạt đến một giới hạn nhất định, có một
lượng nhỏ dầu còn n_m lại ở những chỗ tiếp giáp nhau, cho nên khô dầu vẫn còn có
tính xốp. Đặc biệt khi ra khỏi máy ép, tính xốp của khô dầu lại tăng lên khi không còn
tác dụng của lực nén nữa.
1.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất tách dầu
Mức độ nghiền hạt: Bột chưng sấy không đồng đều, khả năng hút ẩm với lượng cần
thiết cũng không đồng đều về tốc độ, lượng ẩm phân phối không đồng nhất ở toàn khối
bột, hiệu suất chiết tách giảm. Ngoài ra, cấu trúc bột nghiền phải được phá vỡ ở mức
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 17
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
Nhóm 10
tối đa vì nếu bột nghiền có kích thước lớn, đường đi của dầu dài nên dầu khó thoát ra
dưới tác dụng của lực khuấy.
Số lượng vỏ lẫn trong khối bột nghiền: Vỏ lẫn trong khối bột nhiều, lượng nước làm
ẩm cũng tăng, thời gian, ngoài ra vỏ có thành phần chủ yếu là cellulose khả năng hút
dầu cao làm giảm hiệu suất. Mức độ làm ẩm và nhiệt độ chưng sấy:
+ Mức độ làm ẩm và nhiệt độ chưng sấy phải thích hợp để bột có tính chất cơ lý thích
hợp (dẻo, đàn hồi). Ở trạng thái này, dưới tác động của cánh khuấy, dầu thoát ra dễ
dàng.
+ Nếu bột quá khô khi chưng sấy bột không dẻo, không bị vón thành cục có kích thước
nhất định. Khi ép, bột rời rạc, dầu không thoát ra được.
+ Nếu bột quá nhão, dầu được giữ lại trong các khe vách tế bào, các tế bào lại liên kết
chặt chẽ với nhau do bột quá ướt, làm tắc các đường thoát dầu.
1.2.4. Làm sạch
Dầu thoát ra sau khi ép, mặc dù đã qua lớp lưới lọc nhưng vẫn còn nhiều tạp chất,
chủ yếu là các mảnh nguyên liệu. Do đó, để bảo quản dầu được lâu hơn cần phải tiến
hành lắng lọc. Đầu tiên cho dầu chảy vào bể chứa lắng sơ bộ các tạp chất lớn, sau đó
bơm lên máy lọc khung bản để tách cặn huyền phù. Độ nhớt của dầu ảnh hưởng rất lớn
đến tốc độ lọc, như vậy, tốc độ lọc phụ thuộc vào nhiệt độ của dầu. Nhiệt độ càng cao,

độ nhớt càng thấp, lọc càng nhanh nhưng ở nhiệt độ cao một số cặn lọc lại tan vào dầu
nên dầu không được lọc sạch, do đó, nhiệt độ lọc thích hợp khoảng 45 – 65ºC Cặn lọc
còn chứa nhiều dầu, có thể đưa trở lại máy ép hoặc dùng dung môi trích ly thu hồi dầu.
Dầu sau khi lắng lọc xong có hàm lượng cặn cơ học < 0,3 %, hàm lượng nước và các
chất dễ bốc khác < 0,3 %, chỉ số axit ≤ 5mg KOH Dầu sau khi lắng lọc xong gọi là dầu
thô.
1.2.5. Xử lý bánh dầu
Bánh dầu sau khi ép thường 5 - 6 % (nếu ép vít), và chứa 14 - 16 % dầu trong
bánh dầu (ép thủ công), còn có nhiều chất dinh dưỡng như protit, gluxit sau khi ép
lấy dầu, bánh dầu của nó có thể sử dụng làm nước chấm hoặc làm thức ăn gia súc. Để
bảo quản bánh dầu nh_m phục vụ cho các mục đích trên, trước tiên cần phải làm nguội
khô dầu, việc làm nguội có thể thực hiện b_ng cách cho bánh dầu tiếp xúc với không
khí sau khi ra khỏi máy ép, tránh ủ đống.
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 18
Dầu thô
Xử lý sơ bộ
Hydrat hóa
Trung hòa
Rửa dầu
Sấy khử nước
Tẩy màu
Lọc
Khử mùi
Lọc
Dầu đậu nành
H2O hoặc dd điện ly
NaOH
Đất, than hoạt <nh
Hơi quá nhiệt trong chân không
Cặn dầu

Bã hấp phụ
Nước
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
Nhóm 10
3. Quy trình công nghệ sản xuất dầu tinh luyện
a. Quy trình công nghệ
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 19
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
Nhóm 10
2.2 Thuyết minh quy trình
2.2.1. Xử lý sơ bộ:
• Mục đích:
- Loại tạp chất cơ học
- Tách sáp, khử gôm.
• Cách tiến hành: việc sử lý sơ bộ được tiến hành b_ng phương pháp lọc nguội, nguyên
lý của phương pháp là: dựa vào sự khác nhau về kích thước các phân tử, người ta cho
hỗn hợp đi qua các màng lọc, các tạp chất sẽ bám lên bề mặt màng lọc thành lớp bã
lọc, và lớp bã lọc này cũng dần trở thành màng lọc.
Tiến hành lọc ở nhiệt độ trong khoảng 10 - 20
0
C
3.2.3. Hydrat hóa:
• Mục đích: Dùng phương pháp thủy hóa để tách photphatid (gôm – gum) ra khỏi dầu.
• Nguyên tắc:
Dựa vào phản ứng hydrat hóa để tăng độ phân cực của các tạp chất keo hòa tan
trong dầu mỡ, do đó làm giảm độ hòa tan của chúng trong dầu.
Dầu mỡ là một dung môi không phân cực nên có thể hòa tan một số tạp chất
không phân cực hoặc phân cực yếu. Nếu ta làm cho các tạp chất trở thành có cực hoặc
phân tử phân cực yếu trở thành phân cực mạnh, khi đó độ hòa tan của chúng trong dầu
sẽ giảm xuống và tách ra khỏi dầu.

Ngoài ra, tác dụng hydrat hóa còn có khả năng làm giảm chỉ số acid của dầu do
tạp chất keo có tính acid như protein bị kết tủa sẽ kéo theo các tạp chất keo hòa tan
khác, làm giảm mức tiêu hao dầu trung tính khi luyện kiềm, tách được một lượng sáp
đáng kể.
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 20
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
Nhóm 10
3.2.4. Trung hòa:
• Mục đích: loại trừ các acid béo tự do (hạ AV của dầu xuống nhỏ hơn 0,2)
Ngoài ra, do xà phòng sinh ra có khả năng hấp thụ nên chúng kéo theo các tạp chất
như protid, chất nhựa, chất màu, tạp chất cơ học vào trong kết tủa nên dầu sau
trung hòa không những giảm tối đa chỉ số acid mà còn loại trừ một số tạp chất khác
làm cho dầu có màu sáng hơn.
• Nguyên tắc:
Phương pháp chủ yếu dựa vào phản ứng trung hòa acid b_ng base. Dưới tác dụng
của dung dịch kiềm, các acid béo tự do và các tạp chất có tính acid sẽ tạo thành muối
kiềm, chúng không tan trong dầu mỡ nhưng có thể tan trong nước nên có thể phân ly ra
khỏi dầu b_ng cách lắng (trung hòa gián đoạn) hoặc rửa nhiều lần (dùng máy ly tâm
trung hòa liên tục). quá trình hình thành xà phòng từ acid béo tự do theo phản ứng:
RCOOH + NaOH = RCOONa + H
2
O
3.2.5. Rửa dầu
• Mục đích: loại bỏ hết xà phòng có trong dầu (ngoài ra protein và các tạp chất
nhầy khi gặp nước nóng sẽ trương nhũ ra và tạo thành dạng không hòa tan và tất cả sẽ
được tách ra khỏi dầu).
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 21
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
Nhóm 10
CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ MẶT BẰNG NHÀ MÁY

I. Những nguyên tắc trong thiết lập mặt bằng
1. Nguyên tắc tiết kiệm:
Kết hợp các công trình hợp lý để tiết kiệm diện tích xây dựng, giảm chi phí.
Cần tránh những xây dựng thừa làm tốn vật liệu xây dựng, đồng thời gây tốn kém cho
việc xây dựng và tốn kém trong việc sử dụng và bảo quản thực phẩm về sau.
Trước tiên cần chú ý mấy điểm: giảm diện tích xây dựng đến mức tối thiểu, nên
bỏ bớt những công trình phụ không cần thiết. Lãnh th^i nhà máy nên xây dựng có giới
hạn, không nên tràn lan. Cố gắng phối hợp những ngôi nhà nhỏ thành một ngôi nhà
lớn. Khi đó vừa tiết kiệm vật liệu vừa tiện lợi cho sản xuất, giảm lãng phí trong khâu
vận chuyển.
2.Nguyên tắc thiết lập chiều cao:
Tùy đặc trưng của từng quy trình công nghệ, tính chất của nguyên liệu- bán chế
phẩm mà quy định số tầng nhà của phân xưởng sản xuất chính.
3. Nguyên tắc bố trí phân xưởng chính phụ:
Mặt tiền nhà máy phải hướng ra đường cái chính để thuận tiện giao dịch, tiếp
thị…Các công trình phụ phải bố trí ở sau khu vực trung tâm nhà máy. Nếu phân xưởng
nào có phát sinh khói bụi, khí độc gây ô nhiểm….phải bố trí ở cuối hướng gió hoặc
cần phải có trạm xử lý cục bộ trước khi thải ra môi trường xung quanh.
4. Nguyên tắc bố trí giao thông nội bộ:
Ưu tiên sử dụng đường một chiều, giảm tối đa số giao lộ trong hệ thống giao
thông của nhà máy để đảm bảo an toàn. Nếu sử dụng đường 2 chiều thì phải đảm bảo
độ rộng cần thiết (6 ÷ 8 m), còn đường một chiều (4 ÷ 5 m), có thể trải nhựa hoặc bê
tông tùy theo yêu cầu. Xung quanh nhà máy phải có tường bao quanh và trồng một
hàng cây để tránh bụi.
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 22
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
Nhóm 10
II. Các công trình trên mặt bằng
- Nhà để xe và nhà bảo vệ
- Nhà hành chánh

- Phòng trưng bày
- Phân xưởng sản xuất chính
- Phòng phát triển sản phẩm, phòng kiểm tra chất lượng
- Lò hơi
- Kho nhiên liệu
- Nhà để máy phát điện
- Trạm cấp và xử lý nước
- Kho nguyên liệu
- Kho thành phẩm và xưởng đóng thùng
- Nhà ăn
- Sân ô tô
- Khu vực thoát nước
- Các công trình phụ
III. Bố trí công trình trên mặt bằng
1. Phòng trưng bày sản phẩm
Phòng trưng bày sản phẩm nên được đặt ở chính diện, gần c^ng chính để thuận lợi cho
việc trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
Diện tích phòng trưng bày: 216 m
2
Chiều rộng: 12 m
Chiều dài: 18 m
2. Nhà hành chính
Nhà hành chính bao gồm tất cả bộ phận lãnh đạo, quản lý như giám đốc, phó giám
đốc, phòng quản trị, cung tiêu kế hoạch, t^ chức, tài vụ, phòng khách…
Diện tích trung bình cho mỗi người làm việc là 4m
2
.
Nhà hành chính được bố trí phía trước nhà máy, qua phòng trưng bày là sẽ đến nhà
hành chính, thuận tiện cho việc làm việc, nhân viên đi về tiện nhất.
Kích thước nhà hành chính:

Chiều rộng: 24 m
Chiều dài: 45 m
Diện tích: 1080 m
2
3. Phòng bảo vệ
Hai phòng bảo vệ ở 2 c^ng của nhà máy, mỗi phòng có kích thước như sau:
Chiều rộng: 6 m
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 23
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
Nhóm 10
Chiều dài: 6 m
Diện tích 36 m
2
4. Nhà để xe công nhân:
Chọn nhà để xe có kích thước như sau:
Chiều rộng: 9 m
Chiều dài: 18 m
Diện tích: 162 m
2
5. Nhà ăn
Nhà ăn được đặt gần nhà hành chính, phân xưởng chính để thuận tiện cho việc ăn uống
của công nhân.
Chọn nhà ăn có kích thước như sau:
Chiều rộng: 12 m
Chiều dài: 24 m
Diện tích: 288 m
2
6. Phân xưởng sản xuất chính
Phân xưởng chính chứa tất cả các công trình phục vụ cho việc sản xuất: Bao gồm: kho
nguyên liệu, kho thành phẩm, xưởng đóng thùng, Lò hơi, kho nhiên liệu.

Ngoài ra còn có các phòng phát triển sản phẩm, phòng kiểm tra chất lượng và phòng
thay đồ cho công nhân.
6.1 Kho nguyên liệu:
Kho này để chứa mọi thứ nguyên vật liệu cần thiết cho nhà máy, mỗi loại được để ở
những ngăn riêng biệt.
Kho nguyên liệu được đặt cuối phân xưởng, gần đường chuyên chở để thuận tiện cho
việc vận chuyển.
Lượng nguyên liệu sử dụng tối đa trong 1 ngày là 1000 tấn
Xây dựng kho nguyên liệu để chứa trong 10 ngày sản xuất
Vậy lượng nguyên liệu dự trữ trong 1 tháng là: 10000 tấn
Đậu nành được xếp trong các bao 50kg, cứ mỗi 1m
2
thì xếp được 2 bao, các bao xếp
thành 15 chồng.
Vậy mỗi m
2
xếp được một lượng nguyên liệu là: 2*15*50 = 1,5 tấn
Hệ số sử dụng của kho là 0,7. Vậy diện tích thực sự của nhà kho là:
Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 24
GVHD: Nguyễn Hữu Quyền
Nhóm 10
= 9523,8 m
2
Diện tích mở rộng chiếm 20% diện tích kho, nên diện tích thiết kế là:
9523,8 + 9523,8*0,2 = 11428,57 m
2
Chọn nhà kho có kích thước như sau:
Chiều rộng: 100 m
Chiều dài: 120 m
Diện tích: 12000 m

2
6.2 Kho thành phẩm:
Sản phẩm sau khi đóng chai sẽ được đưa vào kho thành phẩm. Kho này cần phải kín,
duy trì ở nhiệt độ khoảng 37ºC, chiều cao phòng khoảng 2,2m.
Kho thành phẩm được đặt cuối phân xưởng sản xuất, cũng chính là cuối dây chuyền
sản xuất.
Chọn kích thước cho kho thành phẩm:
Chiều rộng: 100 m
Chiều dài: 120 m
Diện tích: 12000 m
2
6.3 Xưởng đóng thùng:
Xưởng đóng thùng bao gồm bộ phận sản xuất ra thùng và kho chứa.
Thành phẩm sẽ được đưa qua xưởng đóng thùng và vận chuyển ra ngoài
Xưởng đóng thùng được đặt cạnh kho thành phẩm, gần đường vận chuyển, đem phân
phối đi sử dụng.
Lượng dầu dự tính sản xuất 170 tấn/ngày, tương đương 170000 chai 1 lít.
Đóng vào thùng giấy, mỗi thùng 20 chai => Số thùng là 8500. Thông thường 1 m
2
xếp
được 6 thùng, xếp cao 10 chồng. Vậy diện tích chứa thùng dầu là:
= 141,67 m
2
Hệ số sử dụng kho là 70%. Kho chứa lượng dầu sản xuất trong 4 ngày. Vậy diện tích
kho là:
= 809,52 m
2
Chọn xưởng đóng thùng có kích thước như sau:
Chiều rộng: 24 m
Chiều dài: 35 m

Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy dầu thực vật 25

×