Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.34 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................2
1. Đặc điểm tình hình..............................................................................................2
2. Tính cấp thiết của chuyên đề..............................................................................2

B. PHẦN NỘI DUNG.............................................................................4
1. Lý luận chung về tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.............4
1.1. Khái niệm tội phạm..........................................................................................4
1.2. Khái niệm về vay tài sản..................................................................................5
1.3. Khái niệm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự......................................5
2. Tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự...........................................6
2.1. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự....6
2.2. Các trường hợp phạm tội cụ thể.....................................................................7

C. KẾT LUẬN.......................................................................................10


2
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặc điểm tình hình
Xã hội ngày càng phát triển mang đến nhiều lợi ích cho nền kinh tế, song
với đó cịn làm phát sinh một số vấn đề kinh tế - xã hội như sự phân hóa giàu
nghèo, nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ ngày càng tăng cao từ đó làm phát sinh nhiều
hệ lụy nguy hiểm cho xã hội, trong đó nổi bật là tình trạng cho vay lãi nặng trong
giao dịch dân sự.
Đối tượng cho vay là những băng nhóm chuyên cho vay nặng lãi, có tiền án,
tiền sự, cơn đồ, sẵn sàng dùng các thủ đoạn đe dọa để gây sức ép từ người vay tiền,
người thân của những người này để thu hồi các khoản tiền cho vay. Đối tượng đi
vay tín dụng đen thường là những người khơng có nghề nghiệp ổn định, hoặc thất
nghiệp do tình hình dịch bệnh,… Mục đích vay tiền sử dụng vào nhu cầu thiết yếu
như trang trải cuộc sống trong gia đình, sản xuất, kinh doanh, ngồi ra cịn sử dụng


vào mục đích bất hợp pháp như đánh bạc. Thủ đoạn của những người cho vay biết
rõ thông tin về nhân thân, địa chỉ, số điện thoại, khi cho vay chụp ảnh, giữ giấy tờ
tùy thân như sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân, giấy đăng ký xe mô tô của
người vay tiền. Để che giấu hành vi phạm tội của mình, khi cho vay tiền không lập
hợp đồng, khi trả tiền gốc và tiền lãi không lập biên nhận. Với thủ đoạn này, che
đậy hoàn toàn hành vi phạm tội khi bị tố giác, bị phát hiện. Nhận thấy hoạt động
cho vay lãi nặng phạm tội phức tạp, tinh vi, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh,
trật tự xã hội và bức xúc trong dư luận. Khi người vay tiền khơng cịn khả năng chi
trả, bị đe dọa mới tố giác tội phạm, Do đó, rất khó phát hiện hành vi và hậu quả
của tội phạm. Hiện tại, các cơ quan có thẩm quyền chỉ phát hiện, xử lý thông qua
tố giác tội phạm của người dân.
2. Tính cấp thiết của chuyên đề
Việt Nam đang là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
nhất Thế giới, để tiếp tục duy trì và phát huy thành quả này cần phải có sự ổn định
về mặt xã hội. Tuy nhiên, việc phát sinh tội phạm tín dụng đen biến tướng gây ta
nhiều hệ lụy, ngoài việc gây mất an ninh trật tự, mà còn làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sự phát triển kinh tế, làm thất thoát nguồn thu thuế của Nhà nước, làm
ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của đất nước.
Trước thực trạng tội phạm “tín dụng đen”, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa
đổi, bổ sung năm 2017 (gọi tắt là Bộ luật Hình sự) quy định về xử lí hình sự đối
với tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” đáp ứng yêu cầu xử lý loại tội
phạm này hiện nay. Để tăng cường cơng tác phịng ngừa, đấu tranh với tội phạm và
vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen”, trước đó Thủ tướng Chính phủ
ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25-4-2019 về “Tăng cường phòng ngừa, đấu
tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen” là biện pháp
quyết liệt, mạnh mẽ giúp trấn áp, kiềm chế tội phạm và vi phạm pháp luật liên
quan đến lĩnh vực này. Bên cạnh sự vào cuộc mạnh mẽ của các lực lượng chức
năng và sự ủng hộ của người dân, nhưng hiện nay quy định của pháp luật về xử lý
tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự cịn vướng mắc, khó khăn trong



3
việc quy định, áp dụng, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe cũng là một trong
những nguyên nhân hạn chế khi xử lý. Chính vì ngun nhân đó, cần phải nâng
cao hơn nữa chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc xử lý
loại tội phạm này. Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu về “tội phạm cho vay lãi nặng
trong giao dịch dân sự”, để nâng cao hiệu quả trong việc xử lý tội phạm cho vay
lãi nặng, góp phần bảo đảm an ninh, giữ gìn trật tự, an tồn xã hội, phục vụ phát
triển kinh tế, xã hội của thành phố biển.


4
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Lý luận chung về tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1.1. Khái niệm tội phạm
Điều 8 Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định “Tội phạm là hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế
độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của
cơng dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa
mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”. Như vậy tội phạm phải là
hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bởi chủ thể có năng lực trách nhiệm
hình sự, có lỗi và xâm phạm đến các mối quan hệ xã hội được pháp luật hình sự
bảo vệ.
Một hành vi được xem là tội phạm khi đủ các yếu tố cấu thành bao gồm
khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan và chủ thể của tội phạm, cụ thể:
Thứ nhất, khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại.
Nếu quan hệ xã hội khơng bị xâm hại thì khơng có hành vi nguy hiểm cho xã hội

và tất yếu khơng có tội phạm. Do đó, khi đề cập đến tội phạm thì trước tiên cần
phải xác định quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ bị xâm hại.
Thứ hai, mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội phạm là
những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội,
hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và
hậu quả, công cụ, phương tiện, hồn cảnh phạm tội… Thơng qua biểu hiện bên
ngồi ở mặt khách quan của tội phạm có thể đánh giá được tính chất, mức độ nguy
hiểm của tội phạm. Mặt khách quan của tội phạm bao gồm:
Hành vi là dấu hiệu bắt buộc ở tất cả các tội phạm. Hành vi bao gồm hành vi
hành động (ví dụ: hành vi của tội giết người, tội cướp tài sản,…) và hành vi khơng
hành động (ví dụ: hành vi của tội khơng cứu giúp người đang ở trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng,…)
Hậu quả khơng phải là dấu hiệu bắt buộc ở tất cả tội phạm. Ví dụ, tội hiếp
dâm thì hậu quả khơng phải là dấu hiệu định tội, tội vứt bỏ con mới đẻ thì hậu quả
là dấu hiệu định tội.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm.
Thứ ba, mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lý bên trong của
tội phạm được phản ánh qua hình thức động cơ, mục đích của tội phạm. Mặt chủ
quan của tội phạm bao gồm:
Lỗi là dấu hiệu bắt buộc ở tất cả các tội phạm, bao gồm
- Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.


5
- Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy khơng mong
muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
- Lỗi vô ý vì quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có
thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ khơng xảy ra

hoặc có thể ngăn ngừa được.
- Lỗi vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có
thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy
trước hậu quả đó.
Thứ tư, Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi phạm tội. Người
phạm tội (chủ thể của tội phạm) phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự
và đạt độ tuổi nhất định mà Bộ luật hình sự quy định đối với mỗi loại tội phạm.
1.2. Khái niệm về vay tài sản
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết
giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một
thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi 1. Như
vậy, cho vay là sự thỏa thuận giữa các bên mà thơng qua đó làm phát sinh quyền
và nghĩa vụ của các bên. Hay nói cách khác, cho vay là một loại hợp đồng dân sự.
Điều 463 Bộ luật Dân sự (BLDS) quy định “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận
giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên
vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất
lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.Theo
Điều 116 BLDS, giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương
làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Vì vậy, hợp đồng
cho vay là một loại giao dịch dân sự, mà để giao dịch này có hiệu lực thì cần phải
đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 117 BLDS, bao gồm: Chủ thể có
năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự
được xác lập; Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hồn tồn tự nguyện; Mục đích và
nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo
đức xã hội. Ngồi ra, Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Tóm lại, vay tài sản là một loại giao dịch dân sự và thơng qua đó làm bên
cho vay có nghĩa vụ giao tài sản và quyền được nhận lại tài sản cùng với lãi nếu có
thỏa thuận, bên vay có quyền được nhận tài sản vay và có nghĩa vụ hồn trả tài sản
cùng với lãi nếu có cho bên cho vay khi đến thời hạn mà các bên thỏa thuận. Hợp

đồng cho vay cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định thì mới có hiệu lực.
1.3. Khái niệm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
Vay tài sản là một loại hợp đồng phát sinh từ sự thỏa thuận, thống nhất giữa
các bên. Tuy nhiên, để hạn chế tác động xấu đến xã hội và đảm bảo an ninh tiền tệ,
pháp luật đã giới hạn mức lãi suất trong hợp đồng vay tài sản. Cụ thể, khoản 1
Điều 468 BLDS quy định lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt
Khoản 16 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

1


6
quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có quy định khác, nếu
vượt mức này thì mức lãi suất vượt q khơng có hiệu lực. Như vậy, khi lãi suất
vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay thì được coi là cho vay lãi nặng trong giao
dịch dân sự.
2. Tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
Tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được quy định tại Điều
201 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS), cụ thể:
“Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở
lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ
30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi
phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên[155], thì bị phạt
tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03
năm.
3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến

100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
sự

2.1. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự thể
hiện qua các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội này.
Về chủ thể của tội phạm, Điều 12 BLHS quy định gười từ đủ 16 tuổi trở lên
phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này
có quy định khác. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một
trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173,
178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của
Bộ luật này. Căn cứ Điều 201 BLHS, tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
không quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, cũng khơng phải là tội phạm rất
nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp người từ đủ 14 đến dưới 16
tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Song với đó, tội cho vay lãi nặng trong giao dịch
dân sự không thuộc phạm vi chị trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
theo Điều 76 BLHS. Do đó, người từ đủ 16 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự
là chủ thể của loại tội này.
Về khách thể của tội phạm, khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội
phạm xâm phạm đến, và quan hệ xã hội mà tội cho vay nặng lại xâm phạm ở đây
là trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Ngoài ra cho


7
vay nặng lãi có thể là nguyên nhân dẫn đến xâm phạm trật tự an tồn, an ninh khi
có hành vi thu hồi nợ trái pháp luật diễn ra trên thực tế.
Về mặt chủ quan của tội phạm, khi xét đến mặt chủ quan của tội phạm,

người ta xét đến yếu tố lỗi của người phạm tội. Đối với tội cho vay nặng lãi, người
phạm tội biết rõ hành vi của mình là hành vi trái pháp luật, thấy trước hậu quả là
người vay tiền phải trả quá lãi suất mà pháp luật quy định nhưng vẫn mong muốn
hậu quả xảy ra. Do đó, lỗi của loại tội phạm này là lỗi cố ý trực tiếp.
Về mặt khách quan tội phạm, hành vi khách quan của tội này là hành vi cho
người khác vay tiền, nhưng là cho vay với mức lãi suất cao gấp 05 lần mức lại suất
cao nhất trong hợp đồng dân sự nhằm thu lợi bất chính. Thu lợi bất chính trong
giao dịch dân sự, tức là số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
về dân sự, là khoản lợi ích mà người cho vay thu được do thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật về dân sự, ở đây là gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất mà BLDS quy
định.
Bên cho vay thường dùng thủ đoạn lợi dụng lúc người vay đang gặp khó
khăn về tài chính, có thể là do tai nạn, ốm đau, hoặc khó khăn đột xuất, cần gấp
một khoản tiền lớn, họ sẽ áp dụng hình thức cho vay nóng, quảng cáo thủ tục đơn
giản, giải ngân dễ dàng so với vay ở ngân hàng hay các tổ chức tín dụng hoạt động
chính thống để người vay phải vay với lãi suất cao.
Hậu quả gây ra thiệt hại về vật chất đối với người đi vay do phải trả một
khoản lãi quá cao so với quy định. Và đơi khi là cịn kem theo cả tổn hại về sức
khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, do trên thực tế, không phải ai vay nặng lãi
cũng có khả năng trả nợ, mà nhắc đến vay nặng lãi thì người ta cũng đồng thời
nghĩ đến siết nợ xã hội đen, do đó thiệt hại xảy ra khơng chỉ là đối với người đi vay
mà còn ảnh hưởng tớ cả trật tự an ninh xã hội.
2.2. Các trường hợp phạm tội cụ thể
2.2.1. Trường hợp phạm tội theo khoản 1 Điều 201 Bộ luật Hình sự
Mức phạt của tội cho vay nặng lãi được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều
201 Bộ luật Hình sự như sau:
“Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần trở lên
của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ
30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi

phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo
không giam giữ đến 3 năm’.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì lãi suất trong hợp đồng vay
được xác định như sau:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận
về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản
tiền vay, trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác. Căn cứ tình hình
thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều


8
chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp
lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì
mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
   2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định
rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức
lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”2.
Cách tính mức lãi suất cụ thể như sau: 20%/năm, tức là 1,67%/tháng =
0,056%/ngày. Mức lãi suất cho vay gấp 05 lần trở lên, tức là 100%/năm =
8,3%/tháng = 0,28%/ngày. Số tiền thu lợi bất chính phải từ 30.000.000 đồng đến
dưới 100.000.000 đồng. Trừ trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành
vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự hoặc đã bị kết án về tội cho vay lãi nặng
trong giao dịch dân sự, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm, thì bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
* Cách xác định số tiền thu lợi bất chính như sau:
Trường hợp cho vay lãi nặng đã hết thời hạn vay theo thỏa thuận thì số tiền
thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu
trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền
lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự trong cả
kỳ hạn vay.

Trường hợp cho vay lãi nặng chưa hết thời hạn vay theo thỏa thuận mà bị
phát hiện thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền
lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay
sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ
luật Dân sự tính đến thời điểm cơ quan có thẩm quyền phát hiện và ngăn chặn.
Trường hợp bên vay đã trả tiền lãi trước hạn và các khoản thu trái pháp luật
khác thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi
và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay thực tế đã trả cho người cho vay
sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ
luật Dân sự3.
* Truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể
- Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà số tiền
thu lợi bất chính của mỗi lần phạm tội từ 30.000.000 đồng trở lên, nếu mỗi lần
phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự, thì ngồi việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng
số tiền thu lợi bất chính, họ cịn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
“phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
- Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng mà các lần
thu lợi bất chính đều dưới 30.000.000 đồng nhưng tổng số tiền thu lợi bất chính từ
Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Điều 6 Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐTP ngày 20/12/2021 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao
dịch dân sự.
2
3


9
30.000.000 đồng trở lên và các hành vi này chưa lần nào bị xử phạt vi phạm hành
chính, chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì bị truy cứu trách nhiệm

hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các
lần cho vay lãi nặng, khơng áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm
tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
- Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, trong đó
có một lần cho vay lãi nặng, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và hành
vi cho vay lãi nặng này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; cịn các
hành vi cho vay lãi nặng khác thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, các hành vi
này chưa bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm
hành chính, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với
tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, khơng áp dụng tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản
1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
- Trường hợp người cho vay lãi nặng thực hiện nhiều hành vi khác nhau liên
quan đến việc đòi nợ (như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần, gây
thương tích, gây tổn hại sức khỏe hoặc có hành vi khác để lấy tài sản,...) thì tùy
từng trường hợp họ cịn bị xử lý hình sự về tội phạm tương ứng, nếu đủ yếu tố cấu
thành tội phạm.
- Trường hợp người cho vay lãi nặng nhằm thu lợi bất chính từ 30.000.000
đồng trở lên, nhưng vì ngun nhân ngoài ý muốn mà người cho vay chưa thu lợi
bất chính hoặc đã thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, thì bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính
mà họ nhằm đạt được. Việc xác định số tiền thu lợi bất chính được thực hiện theo
hướng dẫn tại Điều 6 Nghị quyết này. Khi quyết định hình phạt, Tòa án áp
dụng Điều 15 và khoản 3 Điều 57 của Bộ luật Hình sự về phạm tội chưa đạt4.
2.2.2. Trường hợp phạm tội theo khoản 2 Điều 201 Bộ luật Hình sự
Mức phạt của tội cho vay nặng lãi được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều
201 Bộ luật Hình sự như sau:
“Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ
200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”.
Đây là trường hợp phạm tội thu lợi bất chính số tiền từ 100.000.000 đồng trở

lên. Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân
sự như sau: Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự và tố tụng hình
sự; Xem xét áp dụng nghiêm khắc hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người
thực hiện hành vi phạm tội. Trường hợp phạm tội có tính chất chun nghiệp, hoạt
động dưới hình thức băng, ổ nhóm thì xem xét áp dụng hình phạt tù là hình phạt
chính5.
Điều 7 Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐTP ngày 20/12/2021 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao
dịch dân sự.
510
Điều 3 Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐTP ngày 20/12/2021 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao
4


10
Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội theo khoản 3 Điều 201 Bộ luật
Hình sự như sau:
“Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ 1 năm đến 5 năm”. Trường hợp hình phạt chính được áp dụng khơng
phải hình phạt tiền thì phải xem xét áp dụng nghiêm khắc hình phạt bổ sung là
hình phạt tiền6.
C. KẾT LUẬN
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định tội danh
và khung hình phạt hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Nhưng hiện
nay, chế tài của pháp luật còn nhẹ, văn bản hướng dẫn còn chưa cụ thể, chưa rõ
ràng nên thực thi pháp luật còn một số hạn chế, bất cập khi xử lý tội phạm, chưa
đảm bảo tính răn đe, phịng ngừa.
Để đảm bảo cơng tác phịng ngừa, đấu tranh, xử lý tội phạm cho vay lãi

nặng trong giao dịch dân sự, đảm bảo pháp luật đi vào đời sống thực tiễn, góp phần
giải quyết các bất cập hiện tại, cần phải có giải pháp đồng bộ, thống nhất về pháp
luật và thực tiễn, để góp phần thực hiện có hiệu quả cơng tác đấu tranh, phịng,
chống tội phạm cho vay lãi nặng, đảm bảo an ninh trật tự, an tồn xã hội, phát triển
bền vững văn minh đơ thị thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam.

dịch dân sự.
611
Điều 3 Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐTP ngày 20/12/2021 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao
dịch dân sự.



×