Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

bước đầu tìm hiểu tình hình phát triển và hiệu quả kinh tế của cây cao su tại nông trường truông bát, công ty cao su hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.79 KB, 51 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Cao Su (hévéa brasiliensis) được nhân trồng với quy mô lớn trên thế
giới (năm 1995 đạt được 9,759 triệu ha) là nhờ vào sản phẩm đặc biệt của cây
là mủ Cao Su, đó là một nguyên liệu cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp
hiện nay. Ngoài ra, cây Cao Su còn cho các sản phẩm khác cũng có công
dụng không kém phần quan trọng như gỗ, dầu hạt… Cây Cao Su còn có tác
dụng bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện vấn đề kinh tế, xã hội nhất là ở các
vùng trung du, miền núi, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng tại các vùng
biên giới. [7]
Cây Cao Su được di nhập vào Việt Nam từ những năm 1897, từ những cây
Cao Su thực sinh đầu tiên, với những bước thăng trầm của các giai đoạn lịch
sử trong thời gian 100 năm, đến đầu năm 1997 cả nước đã trồng được trên
288.000 ha Cao Su. Nhận thức được tầm quan trọng của cây Cao Su trong đời
sống kinh tế, củng như tác động về vấn đề cải tạo môi sinh, môi trường nên
thủ tướng chính phủ đã phê duyệt tổng quan phát triển Cao Su phấn đấu đạt
được diện tích 700.000 ha vào năm 2005. [9]
Từ sau năm 1986 đến nay, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế
thị trường thì sản xuất cao su dần đã cải thiện được vị trí của mình và đạt
được những thành quả đó là diện tích cao su năm 2004 đã đạt trên 450.900 ha
với sản lượng mủ khô đạt 400.100 tấn. Đặc biệt là sự phát triển tiên phong
của cao su của các nông trường, công ty cao su. [7]
Hiện nay, ở Việt Nam bên cạnh các vùng Nam Bộ và Tây Nguyên cây Cao
Su đạt được năng suất cao và đưa lại hiệu quả kinh tế cao thì vùng kinh tế
trọng điểm Miền Trung nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng năng suất và hiệu
quả kinh tế mang lại chưa tương xứng với tiềm năng của cây Cao Su.
Hương Khê là vùng đồi núi thuộc về phía tây của Thành Phố Hà Tĩnh, đây
là vùng trọng điểm về cây Cao Su của tỉnh Hà Tĩnh, đã đóng vai trò không
nhỏ tới nền kinh tế xã hội môi trường của vùng, huyện Hương Khê và tỉnh Hà
Tĩnh, tuy nhiên thu nhập của người dân từ việc trồng cây Cao Su vẫn còn
1


thấp. Mặt khác cây cao su tuy đã được trồng ở Hà Tĩnh hơn 10 năm nay
nhưng về kinh tế sản xuất cây cao su còn quá ít công trình nghiên cứu và nếu
có thì chỉ là những nghiên cứu trên từng khía cạnh nhỏ và chủ yếu về mặt kỹ
thuật sản xuất và tiêu thụ cao su ở tỉnh Hà Tĩnh đã và đang đặt ra nhiều vấn
đề cần nghiên cứu giải quyết. Để làm rõ vấn đề này chúng tôi đã chọn đề tài
“Bước đầu tìm hiểu tình hình phát triển và hiệu quả kinh tế của cây Cao
Su tại Nông trường Truông Bát, Công ty Cao Su Hà Tĩnh”
Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá thực trạng, tiềm năng, các yếu tố thuận lợi, khó khăn để phát
triển cây cao su tại Nông trường Trông Bát, Công ty Cao Su Hà Tĩnh
- Đánh giá hiệu quả kinh tế ban đầu của cây cao su tại địa bàn nghiên cứu
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
cây cao su trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
Đề tài chỉ chú trọng nghiên cứu, đánh giá thực trạng, hình thức đầu tư, kết
quả đầu tư phát triển Cao Su trên địa bàn của công ty Cao Su Hà Tĩnh nhằm
mục đích khẳng định tầm quan trọng của hoạt động sản xuất cây Cao Su quốc
doanh sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho vùng nông thôn nói chung và
vùng nghiên cứu nói riêng.
Do hạn chế về thời gian thực tập củng như khả năng của bản thân nên đề
tài không thể tránh khỏi những những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận
được sự giúp đỡ của Thầy, Cô giáo cũng như những ai quan tâm đến đề tài.
2
PHẦN II
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1.1. Cơ sở sinh thái học của cây cao su
Do nguồn gốc của cây cao su ở vùng nhiệt đới (Amazon, Nam Mỹ) cho
nên khi nhân trồng để cây cao su tăng trưởng nhanh, khỏe cho sản lượng cao
cần chọn các điều kiện sinh thái thích hợp như:

* Khí hậu
- Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều với nhiệt độ thích hợp nhất
là từ 25 - 30
0
C, trên 40
0
C cây khô héo, dưới 10
0
cây có thể chịu đựng trong
thời gian ngắn nếu kéo dài cây sẽ bị nguy hại như cây bị héo, rụng, chồi ngon
ngưng tăng trưởng, thân cây cao su KTCB bị nứt nẽ, xì mũ… Nhiệt độ thấp
5
0
C kéo dài sẽ dẫn đến chết cây. Ở nhiệt độ 25
0
C năng suất cây đạt mức tối
hảo, nhiệt độ mát dịu vào buổi sáng sớm (1 - 5 giờ sáng) giúp cây sản xuất mủ
cao nhất.
- Lượng mưa: Cây cao su có thể trồng ở các vùng có lượng mưa từ 1500 -
2000 mm/năm. Tuy vậy đối với các vùng có lượng mưa thấp dưới 1500
mm/năm thì lượng mưa cần phải được phân bổ đều trong năm, đất phải có
khả năng giữ nước tốt, đất phải có thành phần sét khoảng 25%. Ở những nơi
không có điều kiện đất thuận lợi, cây cao su cần lượng mưa 1800 - 2000
mm/năm.
- Gió: Gió nhẹ 1 - 2 m/s có lợi cho cây cao su vì gió giúp cho vườn cây
thông thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho võ cây mau khô sau khi mưa.
Kinh nghiệm tại Mã Lai cho thấy: Khi gió có tốc độ 8 - 13,8 m/s làm lá cao su
non bị xoắn lại, lá bị rách, phiến lá dày nên nhỏ lại, có ảnh hưởng làm chậm
tăng trưởng. Khi gió có tốc độ trên 17,2 m/s cây cao su bị gãy cành và thân.
- Giờ chiếu sáng, sương mù: Giờ chiếu sáng ảnh hưởng đến cường độ

quang hợp của cây và như thế là ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản xuất
mủ của cây. Giờ sáng được ghi nhận là tốt cho cây cao su bình quân là 1800 -
3
2800 giờ/ năm và tối hảo là khoảng 1600 - 1700 giờ/năm. Sương mù nhiều
gây một tiểu khí hậu ướt tạo cơ hội cho các loại nấm bệnh phát triển và tấn
công cây cao su như trường hợp bệnh phấn trắng do nấm bệnh Oidium gây
nên ở mức độ nặng tại vùng trồng cao su Tây Nguyên. [6], [7]
* Đất đai
Có quan niệm cho rằng cây cao su có thể sống được trên hầu hết các loại
đất mà các cây khác không sống được. Thực ra cây cao su có thể phát triển
trên các loại đất khác nhau ở vùng nhiệt đới ẩm ướt nhưng thành tích và hiệu
quả kinh tế của cây cao su là một vấn đề cần lưu ý khi nhân trồng cao su trên
quy mô lớn. Do vậy việc lựa chọn các vùng đất thích hợp cho cây cao su là
một vấn đề cơ bản cần được đặt ra.
- Độ cao: Cây cao su thích hợp với các vùng đất có độ cao tương đối thấp:
Dưới 200 m, càng lên cao càng bất lợi do độ cao của đất có tương quan với
nhiệt độ thấp và gió mạnh.
- Độ dốc: Độ dốc đất có liên quan đến độ phì của đất. Đất càng dốc xói
mòn càng mạnh khiến các dinh dưỡng trong đất nhất là trong lớp đất mặt bị
mất đi nhanh chóng. Khi trồng cao su trên các vùng đất dốc cần thiết lập các
hệ thống bảo vệ đất chống xói mòn rất tốn kém như hệ thống đê, mương,
đường đồng mức…
- Lý và hóa tính của đất
+ pH: pH đất thích hợp cho cây cao su là 4,5 - 5,5. Theo Edgar (1960),
dưới hạn pH có thể trồng cao su là 3,5 - 7,0.
+ Chiều sâu đất: Đây là một yếu tố quan trọng, đất trồng cao su lý tưởng
phải có tầng đất canh tác sâu 2 m trong đó không có tầng trở ngại cho sự tăng
trưởng của rễ cao su như lớp thủy cấp treo, lớp laterit hóa dày đặc, lớp đá
tảng… Tuy nhiên trên thực tế các loại có chiều sâu tầng canh tác từ 1 m trở
lên có thể xem là đạt yêu cầu để trồng cao su.

+ Thành phần hạt (sa cấu): Đất có thể trồng cao su phải có thành phần sét
ở lớp đất mặt (0 - 30 cm) tối thiểu 20% và lớp đất sâu hơn trên 30 cm tối thiểu
là 25%. Ở nơi có mùa khô kéo dài đất có tỷ lệ sét 20 - 25% (đất pha sét) được
xem là giới hạn cho cây cao su. [6], [7]
4
Trên đây là một số điều kiện chung để phát triển cây cao su, nhưng để phát
triển một cách có hiệu quả cần có những tiêu chí kỹ thuật và dựa vào các điều
kiện sau:
- Đất trồng phải đạt các tiêu chuẩn
+ Tầng đất canh tác dày trên 80 cm
+ Mực nước ngầm về mùa mưa sâu hơn 1 m
+ Độ dốc dưới 30%
+ Hàm lượng mùn ở lớp đất mặt trên 15%
+ Đất có khả năng thấm và tiêu nước tốt không bị ngập úng
- Thiết kế đường đi lại
+ Đường liên lô rộng trên 6 m
+ Đường lô rộng 4 m
+ Đường liên lô và đường lô phải thông với trục chính
- Thiết kế đai rừng chắn gió
+ Đai rừng chính rộng 15 m, đai rừng phụ rộng 6 m
+ Hướng đai rừng
+ Đai rừng chính vuông góc với hướng gió chính, đai rừng phụ vuông góc
với đai rừng chính.
2.1.1.2. Vị trí, vai tò và ý nghĩa kinh tế của cây Cao Su
Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở vùng nông
thôn và có tổng diện tích đất tự nhiên là 32.925,1 ha. Nên việc phát triển
ngành nông nghiệp để tạo công ăn việc làm cho người lao động nông thôn
cũng như sử dụng quỹ đất có hạn này là vấn đề hết sức có ý nghĩa. Chương
trình 327CT, dự án đa dạng hoá nông nghiệp trong đó có chương trình phát
triển Cao Su quốc doanh đã là một giải pháp tích cực cho vấn đề này.

Cây Cao Su là cây công nghiệp lâu năm không những có giá trị về mặt
kinh tế mà còn có tác dụng rất lớn đối với môi trường sinh thái và tạo công ăn
việc làm ổn định cho rất nhiều lao động được đào tạo và lao động nông
nghiệp nông thôn.
5
* Giá trị kinh tế
- Sản phẩm chủ yếu của cây Cao Su là mủ Cao Su với các đặc tính hơn
hẳn Cao Su tổng hợp là về độ giãn, độ đàn hồi… Là nguyên liệu không thể
thiếu trong đời sống hàng ngày của con người thông qua các đồ dùng sinh
hoạt.
- Cao Su là nguồn xuất khẩu quan trọng đóng góp không nhỏ vào kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay Cao Su là mặt hàng nông sản xuất
khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Gạo và Cà Phê. Năm 2005, xuất khẩu cao
su Việt Nam đạt kim ngạch trên 610 triệu USD, với lượng cao su xuất khẩu
đạt tới 513.300 tấn/năm (tăng 7 lần so với năm 1990). Hiện nay, Việt Nam
đang là nước đứng thứ 4 về xuất khẩu Cao Su thiên nhiên (sau Thái Lan,
Indonesia và Malaysia). [4]
- Cao Su đem lại thu nhập và ổn định cho người sản xuất trong lĩnh vực
nông nghiệp.
- Ngoài ra, khi cây Cao Su hết niên hạn phải thanh lý thì gỗ cây Cao Su là
một sản phẩm rất quan trọng, một nguồn kinh tế đáng kể.
* Tác dụng đối với môi trường và xã hội
- Bảo vệ môi trường sinh thái: Trên các loại đất bạc màu, đất đồi dốc, đất
trống, đồi trọc, cây Cao su khi trồng với diện tích lớn còn có tác dụng phủ
xanh đất trống, đồi núi trọc, chống xói mòn, bảo vệ môi trường rất tốt nhờ vào
tán lá Cao Su rậm che phủ toàn bộ mặt đất. Ngoài ra, do chu kỳ sống của cây
dài 28 - 35 năm nên việc bảo vệ môi trường sinh thái được bền vững trong
thời gian dài.
- Ổn định xã hội và tạo công ăn việc làm: Việc trồng, chăm sóc và khai
thác cây Cao Su đòi hỏi một lực lượng lao động khá lớn, bình quân một lao

động sẽ đảm nhận được từ 2,5 - 3,5 ha và ổn định lâu dài suốt 28 - 35 năm.
Do vậy đây là điều kiện để tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn, cũng
như phân bố hợp lý giữa vùng thành thị và vùng nông thôn. [3], [6], [7]
2.1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1.2.1. Tình hình sản xuất Cao Su trên thế giới
Cuối thế kỷ XIX, khi rời vùng nguyên quán Amazone (Nam Mỹ), cây Cao
6
Su Hévéa Brasiliensis đã được phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới,
nhất là ở vùng Đông Nam Á. Do yêu cầu về mủ Cao Su thiên nhiên ngày càng
tăng, gắn liền với việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại nên cây Cao Su
được trồng ở Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh.
Diện tích Cao Su thiên nhiên tăng mạnh trong những năm đầu của thế kỷ
XX. Năm 1905 toàn thế giới trồng được 52.000 ha, sản lượng Cao Su khoảng
49,9 nghìn tấn. Đến năm 1910 được 455.000 ha với sản lượng Cao Su đạt
mức cao nhất là 80.000 tấn. Theo viện nghiên cứu Malaysia thì tổng diện tích
hiện nay là 8,5 triệu ha được trồng trên 30 nước. Châu Á, đặc biệt là các nước
Đông Nam Á chiếm khoảng 90% sản lượng Cao Su thiên nhiên trên thế giới
và trên 75% sản lượng Cao Su thiên nhiên được sản xuấn ở Thái Lan,
Inđonesia, Malaysia. Châu Phi phát triển Cao Su chậm hơn trong những năm
gần đây, Nigienia và Liberia là hai nước có diện tích trồng Cao Su tương đối
lớn ở châu lục này. Ở Châu mỹ, Brazin là nước trồng nhiều Cao Su nhất. [2],
[10], [15]
Để biết được sự biến động sản lượng Cao Su thế giới ta xem xét bảng 1
sau:
Bảng 1: Sản lượng Cao Su của một số quốc gia trên thế giới qua
các năm 2003 - 2005
ĐVT: 1000 tấn
Quốc gia Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Thái Lan
Indonesia

Malaysia
Ấn Độ
Trung Quốc
Nước khác
2.873
1.792
985
707
480
1.152
2.984
2.070
1.169
743
483
961
2.800
2.215
1.232
772
482
1.181
Thế giới 7.989 8.410 8.682
Nguồn:
7
Qua số liệu bảng 1 chúng ta nhận thấy, sản lượng Cao Su trên thế giới có
xu hướng tăng chậm qua năm 2003 - 2005. Năm 2003, tổng sản lượng Cao Su
trên thế giới đạt 7,98 nghìn tấn, trong đó chủ yếu tập trung ở 6 nước có mức
sản lượng Cao Su dẫn đầu thế giới bao gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia,
Ấn Độ, Trung Qốc và Việt Nam. Năm 2004, sản lượng Cao Su thế giới tăng

lên 420 nghìn tấn tương ứng với 5,25% so với năm 2003. Năm 2005, sản
lượng Cao Su thế giới tăng lên 272 nghìn tấn tương ứng với 3,23%. Tuy
nhiên, do nhiều hạn chế về điều kiện đất đai khí hậu nên diện tích trồng cây
Cao Su ít được mở rộng, trong khi đó ở những vùng có điều kiện thích hợp lại
khó khăn về vốn, lao động nên sản lượng Cao Su tăng lên không đáng kể. Cao
Su là một mặt hàng quan trọng, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của mỗi
quốc gia khá lớn. Qua bảng 2 sau chúng ta sẽ biết được tình hình xuất khẩu
Cao Su của các nước trên thế giới. [15]
Bảng 2: Tình hình xuất khẩu Cao Su của các nước trên
thế giới năm 2003 - 2005
ĐVT: 1000 tấn
Quốc gia Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Thái Lan
Indonesia
Malaysia
Philipin
Liberia
Nước khác
2.354
1.532
430
45
109
830
2.593
1.661
510
56
104
796

2.553
1.668
799
58
90
552
Thế giới 5.270 5.720 5.720
Nguồn:
Nhìn chung, mức xuất khẩu của những nước trong khu vực Châu Á khá
lớn vì đây là những nước có sản lượng Cao Su chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
sản lượng của toàn thế giới, thị trường nội địa yêu cầu về mặt hàng Cao Su
tương đối thấp. Vì vậy, phần lớn sản lượng Cao Su sản xuất ra đều được xuất
khẩu qua các thị trường chính như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức Theo
8
dự báo của FAO, Châu Á sẽ là khu vực sản xuất Cao Su thiên nhiên lớn nhất
khoảng 6,8 triệu tấn Cao Su vào năm 2010, chiếm trên 85% tổng lượng Cao
Su thiên nhiên trên thế giới. Tuy tốc độ tăng trưởng sản xuấn Cao Su thiên
nhiên của Châu Á giai đoạn 2001 chỉ đạt 1% (so với tốc độ 2,7% thập kỷ
trước) do các nước Châu Á không mở rộng sản xuất. Thậm chí ở Thái Lan
còn giảm xuống do phần lớn diện tích cây Cao Su được trồng vào thập kỷ 80,
đến nay phải trồng lại và diện tích Cao Su trồng mới rất thấp Tuy nhiên,
Thái Lan vẫn là nước sản xuất Cao Su lớn nhất thế giới vào năm 2010 với sản
lượng dự báo là 2,2 triệu tấn. Sản lượng Cao Su thiên nhiên của Indonesia dự
kiến sẽ đạt khoảng 2,05 triệu tấn vào năm 2010. Trong khi sản xuất Cao Su
thiên nhiên của các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ tăng trưởng với tốc độ
thấp thì Việt Nam và Philipine có tốc độ tăng trưởng sản xuất Cao Su thiên
nhiên lần lượt là 8,4% và 5,9% và dự kiến sản lượng Cao Su của hai nước này
sẽ tăng gấp đôi vào năm 2010. Ngoài ra, sản lượng Cao Su của Châu Phi sẽ
tăng khoảng 0,5 triệu tấn/năm, với tốc độ tăng hàng năm dự kiến khoảng
2,2%/năm thời kỳ 2001 - 2010 (cao hơn 1,8% so thập kỷ trước). Châu Mỹ La

Tinh có tốc độ tăng trưởng sản xuất lớn nhất thế giới trong thập kỷ tới với tốc
độ dự báo là 5%/năm. Trong đó, Brazin là nước sản xuất Cao Su thiên nhiên
lớn nhất khu vực do điều kiện thời tiết, đất đai mầu mỡ và chi phí lao động
thấp. Tuy nhiên, do sản lượng thấp (Brazin chỉ sản xuất 31.000 tấn giai đoạn
1998 - 1999) nên họ vẫn là nước sản xuất Cao Su thiên nhiên thấp trên thế
giới. [9]
Với mức độ tiêu dùng Cao Su thiên nhiên như hiện nay có xu hướng tăng
lên rất nhanh, chủ yếu là ở các nước công nghiệp đứng đầu là Mỹ, tiếp sau là
Anh, Pháp, Đức chiếm 60% tổng mức Cao Su thiên nhiên trên thế giới.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc và các nước công nghiệp mới (NICs)
cũng tăng mức tiêu thụ. Vào đầu thế kỷ XX việc sử dụng Cao Su nhân tạo dể
thay thế Cao Su thiên nhiên bị gảm sút.
Thị trường giá cả Cao Su thường biến động lớn. Năm 1994, giá Cao Su
tăng mạnh nhưng vào những năm 1996 đến 1998 giá Cao Su giảm xuống.
Nguyên nhân chủ yếu là do cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở khu vực
Đông Nam Á năm 1997. Từ những năm 2000 đến nay, giá Cao Su trên tại
9
trường thế giới tăng rất mạnh và nhiều nhà kinh tế nước ngoài vẫn dự đoán là
giá Cao Su tiếp tục tăng và sẽ đạt được 2100 USD/tấn vào năm 2020 (theo tài
liệu về thị trường Cao Su của Burger và Smith năm 1994). [10]
2.1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Cao Su ở nước ta
Cây Cao Su được di nhập vào Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1878 do
Pierre đưa hạt giống vào trồng ở vườn Bách Thảo Sài Gòn nhưng không sống
được cây nào. Đến năm 1897 Raul, một dược sỹ hải quan Pháp mang một số
hạt giống Cao Su từ vườn thực nghiệm Buitorg (ở Zava) đem trồng lần đầu
tiên tại trạm thí nghiệm của ông Yệm (Sông Bé) và tại trạm thí nghiệm của
viện Pasteur tại Suối Dầu Nha Trang do bác sỹ Yersin nhận 200 cây giống
Cao Su từ vườn Bách Thảo Sài Gòn đã tổ chức nhân trồng. Sau đó ông Yersin
đã nhập nhiều hạt giống Cao Su từ Srilanca để thành lập đồn điền Cao Su đầu
tiên ở nước ta. Nhưng thực tế từ năm 1914 về sau việc trồng Cao Su mới được

mở rộng đáng kể. Đến năm 1920, diện tích Cao Su ở Việt Nam đạt 7.000 ha
và sản lượng mủ thô đạt 3.000 tấn, tập trung ở Thủ Dầu Một và Biên Hoà.
Cao Su Việt Nam có bước nhảy vọt từ 1920 đến 1945. Năm 1945 Cao Su Việt
Nam đã có diện tích gần 140.000 ha và sản lượng mủ khô đạt 75.000 nghìn
tấn với 8 công ty lớn và đồn điền nhỏ hoạt động.
Từ năm 1945 đến năm 1954 do ảnh hưởng của chiến tranh, diện tích Cao
Su giảm xuống. Từ năm 1955 đến năm 1961, diện tích Cao Su tăng lên đến
142.700 ha và sản lượng đạt 79.500 tấn. Từ sau năm 1945 hậu quả của chiến
tranh và cơ chế bao cấp đã kìm hảm sự phát triển của Cao Su. Giai đoạn 1976
đến năm 1980 chủ yếu là khai thác và khôi phục các diện tích Cao Su sẵn có
và trồng mới mỗi năm khoảng 3.000 ha và trồng tập trung chủ yếu ở Công ty
Cao Su Đồng Nai và Công ty Cao Su Đông Nam Bộ. Năm 1981 đến 1985 nhờ
vào nguồn vốn vay của Liên Xô nên phát triển được nhanh diện tích. Tổng diện
tích Cao Su trồng trong 5 năm này đạt 105.000 ha, như vậy tốc độ trồng mới
bình quân đạt 20.000 ha/năm, trong đó năm 1984 trồng trên 33.000 ha.
Sau thời kỳ đổi mới ngành Cao Su đã dần cải thiện vị trí của mình. Năm
1997, diện tích Cao Su tăng lên đến 329.400 ha với sản lượng 180.700 tấn và
lên đến 402.775 ha vào năm 2000. Diện tích, sản lượng Cao Su Việt Nam qua
các năm 1999- 2004 thể hiện qua bảng 3 như sau: [11]
10
Bảng 3: Diện tích, sản lượng Cao Su Việt Nam qua các năm 1999 - 2004
ĐVT: 1000 tấn
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Sản lượng mủ khô
(1000 tấn)
1999
2000
2001

2002
2003
2004
344,9
412,0
415,8
428,8
440,8
450,9
344,9
412,0
415,8
428,8
440,8
450,9
Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam năm 2006
Như vậy, những năm qua một số địa phương đã có những cố gắng tích cực
trong công tác phát triển diện tích trồng cây Cao Su do đường lối đúng đắn
của Đảng, chính sách của Nhà nước, các tổ chức và người dân thật sự thấy
được giá trị mang lại từ vườn cây Cao Su. Vì vậy, diện tích và sản lượng Cao
Su đã tăng lên qua các năm.
Việt Nam xuất khẩu Cao Su trên thị trường 46 nước, đối tác lớn nhất là
Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản. Ngoài ra, có các nước như Singapore, Malaysia,
Hàn Quốc là khách hàng mới nhưng khối lượng mua tăng nhanh. Theo đánh
giá xếp hạng mới công bố của Hiệp hội Cao Su Thế giới thì Việt Nam đứng
thứ 6 về sản xuất và đứng thứ 4 về xuất khẩu Cao Su trên Thế giới (sau Thái
Lan, Indonesia, Malaysia), giá bán Cao Su bằng 80- 90% giá bình quân của
thị trường thế giới. Tuy nhiên, chủ yếu là do chất lượng sản phẩm chưa cao,
tổ chức sản xuất chưa tốt. Ở Việt Nam tồn tại 3 mô hình sản xuất như sau:
- Cao Su quốc doanh do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (Viet

nam Rubber Group), tiền thân là Tổng công ty cao su Việt Nam, được thành
lập theo quyết định số 249/2006/QĐ - TTg ngày 30/10/2006 của Thủ tướng
chính phủ. Tổng công ty Cao Su quản lý đến năm 2005 có 220.000 ha chiếm
65,5% tổng diện tích Cao Su cả nước, xuất khẩu 290.000 tấn chiếm 725 tổng
sản lượng xuất khẩu Cao Su của Việt Nam. công ty Cao Su quốc doanh thực
11
hiện nhiệm vụ trồng, chăm sóc, khai thác và sơ chế mủ Cao Su. Mô hình có tổ
chức hoàn chỉnh gồm 5 cấp: Cấp tổng công ty, cấp công ty, cấp nông trường,
cấp đội và cấp tổ chức sản xuất. Tổ chức Cao Su quốc doanh có ưu điểm là
tập trung được nguồn vốn, có tư cách pháp nhân được liên doanh với nước
ngoài, ứng dụng công nghệ mới nhanh Bên cạnh đó nhược điểm lớn của mô
hình này là đòi hỏi vốn đầu tư lớn, đầu tư dài hạn, hệ thống cơ sở hạ tầng
hoàn chỉnh, bộ máy quản lý tốn kém…
- Cao Su quốc doanh địa phương: Đó là các công ty hay nông trường quốc
doanh trực thuộc tỉnh. Đến năm 1996 đã trồng được trên 50.000 ha phần lớn
tập trung ở vùng Tây Nguyên và Duyên Hải Miền trung.
- Cao Su tiểu điền: Cao Su tiểu điền phần lớn là do nông dân hay công
nhân Cao Su có đất và vốn nên tự trồng Cao Su với quy mô trồng từ 1 - 4 ha.
Hầu hết chất lượng của các vườn cây Cao Su chưa cao do chưa áp dụng tiến
bộ kỷ thuật về giống cây, phương pháp trồng, chăm sóc và khai thác mủ. sản
phẩm thu hoạch được bán cho thị trường tự do dưới dạng mủ tươi (bao gồm
mủ nước và mủ tạp). Theo Tập đoàn Cao Su Việt Nam, tính đến đầu năm
2006 tổng diện tích Cao Su cả nước đạt 454.000 ha (trong đó có 170.000 ha
Cao Su tiểu điền), diện tích trồng Cao Su chủ yếu tập trung ở miền Đông
Nam Bộ với 293.143 ha (chiếm 65% diện tích cả nước) Tây Nguyên có
104.458 ha (chiếm 23% diện tích), Bắc Trung Bộ có 35.994 ha (chiếm 8%
diện tích) và Nam Trung Bộ có 17.278 ha (chiếm 3.8%). [7], [9]
2.1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT CÂY CAO SU
2.1.3.1. Nhóm nhân tố tự nhiên
Mỗi ngành sản xuất đều có những đối tượng để tác động. Do vậy đối với

những người sản xuất phải hiểu được bản chất của đối tượng sản xuất của
mình để từ đó có những kế hoạch, phương hướng sản xuất phù hợp hơn.
Ngành nông nghiệp cũng như vậy, do đối tượng sản xuất của ngành là cây
trồng - vật nuôi, đều là những cơ thể sống, do đó nhân tố tự nhiên sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của chúng ta đặc biệt là ngành trồng
trọt.
Từ những đặc điểm thực vật học của cây Cao Su mà nó yêu cầu về điều
12
kiện sinh thái nhất định. Để trồng Cao Su có năng suất và hiệu quả kinh tế cao
cần chú ý đến nhóm nhân tố tự nhiên sau:
- Điều kiện địa hình: Cây Cao Su có khả năng sinh trưởng tốt ở địa hình
không cao so mực nước biển, thường địa hình bằng phẳng hoặc dốc dưới 5
0

tốt nhất nhưng phải tránh tình trạng ngập úng. Do vậy, cây Cao Su được phân
bố chủ yếu ở trên vùng đất gò đồi và vùng núi thấp, có địa hình chia cắt nhẹ,
dốc thoải thoát nước tốt. Nếu địa hình quá cao so mực nước biển thì cây càng
chậm lớn và năng suất càng thấp. Hơn nữa, những diện tích trên đất dốc sẽ
phải có hệ thống về đê mương, cũng như gặp khó khăn trong công tác cạo mủ,
thu mủ và vận chuyển mủ về nhà máy chế biến.
- Điều kiện về đất đai: Cây Cao Su có thể phát triển trên các loại đất khác
nhau, ở vùng khí hậu nhiệt độ ẩm ướt nhưng đối với mỗi loại đất sẽ ảnh
hưởng đến tốc độ sinh trưởng, năng suất, tuổi thọ cũng như chất lượng sản
phẩm mủ Cao Su. Nhìn chung, cây Cao Su thích hợp với nhóm đất đỏ bazan
và đất phù sa cổ. Do vậy, việc lựa chọn các vùng đất thích hợp cho cây Cao
Su là một vấn đề cơ bản cần được đặt ra. Các yếu tố cần được chú ý:
+ Độ sâu tầng đất, lý tính và hóa tính của đất. Nếu tầng đất canh tác sâu 2
m và trong đó không có tầng trở ngại cho sự tăng trưởng của rễ cây Cao Su
như lớp Laterit hóa dày đặc, lớp đá tảng Cây tốt thường được trồng trên đất
tơi xốp, thoát nước tốt, phải có độ pH thích hợp cho cây Cao Su 4,5 - 5,5 và

phải có một tỷ lệ sét nhất định để giữ ẩm và giữ màu đất. Đất trồng phải có
hàm lượng các chất hữu cơ thích hợp cây mới phát triển tốt.
+ Điều kiện thời tiết - khí hậu: Do nguồn gốc của cây Cao su ở vùng nhiệt
đới nên chế độ nhiệt, chế độ mưa, chế đệ gió bảo đều ảnh hưởng đến sự phát
triển của cây Cao Su. Cây Cao Su cần nhiệt độ từ 25
0
- 30
0
c, nếu nhiệt độ quá
thấp dưới 10
0
hoặc quá cao trên 40
0
cây có thể chịu đựng trong một thời gian
ngắn nên kéo dài cây sẽ nguy hại như cây bị rụng, héo, chồi ngọn ngừng tăng
trưởng, thân cây Cao Su thời kỳ kiến thiết cơ bản bị nứt nẻ, xì mủ…
Lượng mưa tối thiểu phải đạt trên 1500 mm/năm và phân bố đều trong
năm. Nếu lượng mưa quá nhiều sẽ làm cho cây dễ bị thối rể ảnh hưởng đến
việc cạo mủ, nhưng nếu lượng mưa quá ít sẽ dẫn đến tình trạng cây thiếu
nước, cây khô cằn. Về độ ẩm không khí thích hợp cho cây Cao Su phát triển
13
tốt là 80 - 85% nếu trên hoặc dưới mức này đều ảnh hưởng không tốt đên cây
Cao Su. Trồng Cao Su ở những nơi có gió lạnh thường xuyên, gió bảo, gió lốc
sẽ gây hư hại cho cây Cao Su. Làm gãy cành, thân do gỗ Cao Su dòn, dễ gãy
và làm bật gốc, đổ cây nhất là những vùng cạn rễ Cao Su không phát triển sâu
và rộng được. Do vậy, hạn chế được bệnh và giúp võ cây Cao Su mau khô sau
khi mưa.
Ngoài ra, giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp của
cây, ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản xuất mủ của cây. Giờ chiếu sáng
cho cây Cao Su bình quân là 1800 – 2800 h/năm. Sương mù nhiều gây một

tiểu khí hậu ẩm ướt tạo cơ hội cho các loại nấm phát triển và tấn công cây
Cao Su, chẳng hạn như bệnh nấm trắng. [6]
2.1.3.2. Nhóm nhân tố kỹ thuật
Cây Cao Su là cây trồng lâu năm, đòi hỏi kỹ thuật cao. Mỗi biện pháp kỹ
thuật trong quy trình sản xuất đều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.
Cao Su là cây công nghiệp dài ngày, sau 7 - 8 năm của thời kỳ KTCB, cây
Cao Su sẽ chuyển sang thời kỳ khai thác mủ và chu kỳ kinh tế kéo dài 28 - 35
năm. Năng suất cây Cao Su phụ thuộc vào mức độ thâm canh của thời kỳ
KTCB. Do vậy việc trồng và chăm sóc cây Cao Su thời kỳ KTCB là yếu tố
hết sức quan trọng để mang lại hiệu quả kinh tế cho Cao Su kinh doanh sau
này.
* Quy trình kỹ thuật canh tác
- Quy trình kỹ thuật bao gồm các khâu: Chọn đất, chuẩn bị đất trồng, thiết
kế lô thửa, đào hố, bón phân lót, phân vô cơ, chọn gống, trồng dặm…
Đầu tiên yếu tố chọn đất cần phải dựa vào đặc điểm thích nghi của cây cao
su thích hợp với loại đất nào mới được chọn. Đất xám trên phù sa cổ là phù
hợp nhất.
Chuẩn bị đất trồng: Bao gồm các khâu khai hoang, dùng xe ủi hoặc dụng
cụ lao động ủi đổ gốc, rà gốc, đào gốc rể… Đối với đất ở vùng gió mạnh phải
trừa lại hệ thống đai rừng phòng hộ khoảng 6 - 10 m.
- Thiết kế lô thửa và hàng trồng: Tùy từng khu vực và hình thức trồng cao
su mà thiết kế lô thửa có kích thước khác nhau.
14
Đào hố và bón lót: Hố trồng cao su được trồng với kích thước 60 x 60 x
dài 70. Đào hố để ải đất trước khi bón phân lấp hố 15 ngày. Bón lót mỗi hố 15
kg phân chuồng và 0,2 kg Lân.
Giống: Cần phải chọn gống có năng suất cao, sản lượng ổn định lâu dài,
chất lượng và hàm lượng mủ tốt đồng thời phải thích ứng với điều kiện tự
nhiên của vùng. Các giống phổ biến hiện nay là GT1, RRIM 600, PB 235, VN
515, RRIC 110… Cần trồng một loại giống trên cùng một đơn vị diện tích.

Chọn cây con: Tùy theo điều kiện thời tiết và khả năng đầu tư, khả năng
điều động công nhân để quyết định chọn loại cây nào cho phù hợp.
Trồng dặm: Trồng dặm theo cây chết ngay sau năm trồng mới, cây trồng
dặm phải cùng giống với lô trồng và cùng tháng tuổi để đạt được độ đồng đều
cao.
* Kỹ thuật chăm sóc
- Làm cỏ theo băng: Sau khi trồng mới hoàn chỉnh hàng cây cao su, phải
được làm cỏ theo một băng rộng 2 – 3 m cách gốc cao su mỗi bên từ 1 - 1,5
m. Năm thứ nhất làm cỏ 3 - 4 lần, năm thứ 2 làm cỏ 5 - 6 lần, từ năm thứ 3
đến năm thứ 7 nên làm cỏ 4 - 5 lần và có thể dùng thuốc diệt cỏ.
- Tủ gốc để giữ độ ẩm: Cuối mùa mưa hàng năm phải tiến hành tủ gốc cho
cây cao su để giữ độ ẩm cho mùa khô tới, vật liệu tủ ẩm nên dùng các loại cây
họ đậu trồng xen hoặc rơm rạ, cỏ khô và chú ý đến việc phòng cháy.
- Tỉa chồi non: Sau khi trồng mới 2 tháng tuổi cây cao su thường nảy chồi
ngang, đó là chồi thực sinh nên phải tỉa bỏ chồi gép chính phát triển. Khi tỉa
dùng kéo cắt sát phần thân cây để vỏ tái sinh được liền da trơn láng không u
lồi.
- Bón phân: Là khâu quan trọng nhất trong quá trình đầu tư thâm canh.
Cần bón theo rảnh một bên cây cao su (rảnh dài 1 m, sâu 14 - 15 cm) cách gốc
cây 1 m, rải phân chôn lấp đất. Thời gian bón 2 lần trong năm vào tháng 4 và
tháng 9, thường bón sau khi làm sạch cỏ.
- Cần phòng trị bệnh như bệnh rụng lá phấn trắng. Phòng trị bằng cách bón
bón tăng lượng đạm và kali giúp cho cây ra lá tập trung. Sớm ổn định để tránh
ra lá non vào các tháng bệnh phát triển, phun phòng trừ vào lúc trời mát im
15
gió bằng lưu huỳnh bột hoặc phun lưu huỳnh nước.
Phun thuốc Daconin 0,2%, dung dịch Bordeau 0,5 - 1% để trị bệnh héo
đầu đen với bệnh trên thân cành đó là bệnh nấm hồng, là bệnh hại thân, cành
rất nặng, phổ biến ở cây từ 3 - 8 tuổi, cần phát hiện bệnh sớm. [5], [7]
2.1.3.3. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội

+ Vốn: Là đầu vào cho mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Kinh doanh cây
Cao Su không thể loại trừ yếu tố quan trọng này. Đặc biệt cây Cao Su là loại
cây có chu kỳ sống khá dài từ 28 - 35 năm, vốn đầu tư cho thời kỳ KTCB rất
lớn, số vòng quay của vốn chậm. Do vậy, việc huy động vốn và sử dụng vốn
một cách có hiệu quả là nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề kinh doanh Cao Su.
+ Lao động: Bất cứ một hình thức sản xuất kinh doanh nào cũng cần đến
lao động. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến quá trình sản xuất kinh
doanh, là tiền đề cơ sở để đào tạo ra mọi của cải xã hội. Trong lĩnh vực nông
nghiệp cũng vậy, lao động ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất. Cây Cao
Su là loại cây công nghiệp dài ngày, thường được trồng trên diện tích lớn nên
yêu cầu rất nhiều về lao động ở thời kỳ KTCB củng như thời kỳ kinh doanh.
Vì vậy, việc đáp ứng được nhu cầu về lao động có ý nghĩa rất lớn. Hơn nữa,
để có được năng suất cao thì thì vấn đề trồng và khai thác cây Cao Su yêu cầu
về lao động phải am hiểu kỷ thuật cao, có kiến thức chuyên môn vững vàng.
[7]
+ Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng phát triển tốt kéo theo sản xuất phát triển.
Do đặc điểm của cây Cao Su đòi hỏi phải trồng tập trung, tính chuyên môn
hóa cao và thường được trồng trên những vùng gò đồi nên bố trí kết cấu hạ
tầng như: Điện, thủy lợi, giao thông, nhà máy chế biến phải phù hợp để sản
xuất Cao Su mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do vậy, với cơ sở hạ tầng đảm bảo
ở nơi sản xuất cây Cao Su thì sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi, giảm thiểu được
rất nhiều rủi ro và ngược lại. Ở những địa phương không đảm bảo vấn đề này
thì nhìn chung vấn đề phòng chống thiên tai và tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp rất
nhiều khó khăn.
+ Thị trường - giá cả: Trong nền kinh tế thị trường vừa là điều kiện vừa là
phương tiện để thực hiện tái sản xuất là khâu trung gian cần thiết giữa người
16
sản xuất và người tiêu dùng. Xác định thị trường cho sản phẩm của mình có
tác dụng quan trọng nhằm xác định đúng mục tiêu, kế hoạch sản xuất của
ngành. Vì vậy, nghiên cứu thị trường luôn là vấn đề quan tâm đối với các đơn

vị sản xuất kinh doanh, các nhà nghiên cứu kinh tế. Song song với vấn đề lựa
chọn thị trường, thì vấn đề về giá cả các nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu
ra là vấn đề quyết định thành bại của hoạt động sản xuấ kinh doanh. Đặc biệt
hơn, cây Cao Su là cây công nghiệp lâu năm nên yếu tố biến động ảnh hưởng
rất lớn. Sản xuất Cao Su là quá trình sản xuất hàng hóa, do vậy sẽ luôn gắn
với thị trường và gá cả cũng như chịu sự tác động của chúng. [7]
+ Tổ chức sản xuất: Đa dạng hóa nông nghiệp là chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước. Sản xuất Cao Su phải được tiến hành trên quy mô
tương đối lớn. Do vậy việc quy hoạch, nghiên cứu, tổ chức sản xuất để khai
thác tốt tiềm năng, lợi thế đất đai của từng vùng là rất quan trọng trong điều
kiện đất đai có hạn như hiện nay.
Ngoài ra, vấn đề bố trí sản xuất còn mang một ý nghĩa hết sức to lớn. Sản
phẩm chính của cây Cao Su là mủ Cao Su, yêu cầu mủ nước sau khi khai thác
ở vườn cây phải đưa nhanh đến nhà máy chế biến. Do vậy, bố trí sản xuất
trồng Cao Su phân tán sẽ làm giảm chất lượng mủ trong quá trình vận chuyển,
chi phí vận chuyển cao.
Quá trình sản xuất Cao Su là quá trình sản xuất có trình độ chuyên môn
hóa cao, mang cả đặc điểm sản xuất nông nghiệp và công nghiệp với quy
trình kỹ thuật canh tác và công nghệ chế biến phức tạp. Nên việc bố trí, quản
lý càng quan trọng trong sản xuất kinh doanh.
+ Các chính sách kinh tế: Đây là những tác động vĩ mô của nhà nước đối
với sản xuất kinh doanh, nó có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển hay
kìm hãm nền kinh tế của xã hội nói chung và trong sản xuất Cao Su nói riêng.
Mỗi chính sách phù hợp với với mỗi thời kỳ nhất định, tương ứng với một
điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Vì vậy, các chính sách kinh tế phải được
điều chỉnh cho phù hợp. Đối với sản xuất Cao Su trên quy mô lớn, tập trung
và yêu cầu về vốn lớn nên cần có những chính sách chung và chính sách riêng
phù hợp với đặc điểm sản xuất của nó như chính sách đất đai, chính sách tín
dụng chính sách, chính sách thuế, chính sách khoa học kỹ thuật, chính sách
17

tiêu thụ sản phẩm. [9]
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là cây cao su. Do đó chúng tôi đã
đi vào tìm hiểu tình hình sinh trưởng, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội ban
đầu mà cây cao su đem lại.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các diện tích cao su thuộc phạm vi quản
lý của nông trường Truông Bát, công ty cao su Hà Tĩnh.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi
sủ dụng các phương pháp sau:
3.2.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Chọn điểm điều tra: Căn cứ vào thời điểm trồng Cao Su và mức đầu tư
của các nông trường chúng tôi quyết định chọn địa bàn Nông trường Truông
Bát làm địa điểm điều tra.
- Chọn mẩu điều tra: Chúng tôi chọn nông trường Truông Bát thuộc công
ty Cao Su Hà Tĩnh để nghiên cứu, do đây là đơn vị tiền thân của công ty và có
diện tích Cao Su nhiều nhất có ở các cấp tuổi. Để thông tin khách quan chúng
tôi đã tiến hành phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp theo khoảng
cách đã được định trước trong danh sách của đơn vị. Ngoài ra chúng tôi tiến
hành khảo sát hiện trường, lập ô tiêu chuẩn, thu thập và xử lý số liệu.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp công nhân theo bảng câu
hỏi điều tra chuẩn bị trước kết hợp với quan sát hiện trạng để thu thập thông
tin.
- Thu thập số liệu thứ cấp
Các tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động sản xuất
18

và tiêu thụ cao su của công ty cao su và nông trường. Các tài liệu liên quan
đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, các báo cáo kế hoạch của huyện, xã
được thu thập từ các cơ quan chính quyền và cơ quan chức năng như phòng
Nông nghiệp - Địa chính huyện Hương Khê, UBND xã Hà Linh và các loại
sách báo, mạng Internet.
Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo ý hiến chuyên môn của các cán bộ kỹ
thuật, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm
công tác tại đơn vị.
3.2.3. Phương pháp phân tích kinh tế
- Phương pháp thống kê kinh tế: Dựa vào số liệu thống kê để phân tích,
làm rõ những vấn đề có tính quy luật, những nhận xét đánh giá đúng đắn.
Phương pháp này giúp cho việc tổng hợp và phân tích thống kê các tài liệu
điều tra đồng thời hệ thống chỉ tiêu cho phép đánh giá hiệu quả kinh tế của
mô hình nghiên cứu.
- Phương pháp hoạch toán kinh tế: Dựa vào số liệu thu thập được để tính
toán các khoản chi phí, giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp nhằm định hướng
sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các yếu tố đầu vào để sản xuất kinh doanh có
lãi.
3.3. Các chỉ số phản ánh chi phí, kết quả và hiệu quả của mô hình Cao Su
quốc doanh
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế là các chỉ tiêu quan trọng,
phản ánh mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản
xuất, hay nói cách khác là quan hệ giữa kết quả kinh tế và hiệu quả kinh tế.
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu và điều kiện thu thập, tổng hợp thông tin,
các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất điều tra được xây dựng ở dạng sau.
[8], [9]
Để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị chúng tôi
đã sử dụng các chỉ tiêu sau: Tổng giá trị sản xuất (GO), chi phí trực tiếp (DI),
thu nhập hỗn hợp (GM), lợi nhuận kinh tế (EP).
* Tổng giá trị sản xuất bình quân cho 1 ha cao su (GO): Tổng giá trị sản

xuất bình quân 1 ha Cao Su là giá trị sản phẩm sản xuất trong năm của 1ha
19
tính theo giá trị thị trường.
DT = Qi . Pi
Trong đó: DT là doanh thu thu được trên 1ha diện tích cây Cao Su (1000đ)
Qi là sản lượng mủ của 1ha Cao Su (kg)
Pi là giá bán 1kg mủ (1000 đ)
* Tổng chi phí sản xuất: Là toàn bộ những chi phí bằng tiền hoặc vật chất
của đơn vị bao gồm:
- Chi phí trực tiếp (DI): Là bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất bao
gồm những chi phí bằng tiền mặt của đơn vị.
- Chi phí khác bao gồm: Chi phí vật chất, công lao động, khấu hao tài sản
cố định, trả lãi tiền vay, nộp thuế và phí các loại.
* Thu nhập hỗn hợp: Là phần giá trị sản xuất còn lại sau khi đã trừ đi các
khoản (chi phí trực tiếp, chi phí tài chính, nộp thuế và phí)
GM = chi phí trực tiếp - chi phí tài chính - thuế - phí
* Lợi nhuận kinh tế: Là phần thu nhập hỗn hợp còn lại sau khi đã trừ đi
các khoản sau: Khấu hao, công lao động, chi phí vật chất.
EP = GM - chi phí lao động - khấu hao tài sản cố định - chi phí vật chất
Các chỉ tiêu hiệu quả như sau:
- Hiệu quả sử dụng chi phí trực tiếp:
GO/DI: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí trực tiếp bỏ ra trong
năm mang lại bao nhiêu đồng giá trị sản xuất trong năm.
GO/DI = Tổng giá trị sản xuất / chi phí trực tiếp
GM/DI: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí trực tiếp bỏ ra trong
năm mang lại bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.
GM/DI = Thu nhập hỗn hợp / chi phí trực tiếp
EP/DI: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí trực tiếp bỏ ra trong năm
mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận kinh tế.
EP/DI = Lợi nhuận kinh tế / chi phí trực tiếp

- Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất:
20
GO/V: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn đầu tư vào hoạt động sản
xuất Cao Su mang lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng hàng hóa trong năm (V
là tổng vốn của đơn vị)
GO/V = Tổng giá trị sản xuất / tổng vốn sản xuất
GM/V: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn đầu tư vào hoạt động sản
xuất Cao Su mang lại bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp trong năm, lợi nhuận
kinh tế trong năm.
GM/V = Thu nhập hỗn hợp / tổng vốn sản xuất
EP/V: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn đầu tư vào hoạt động sản
xuất Cao Su mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận kinh tế trong năm.
EP/V = Lợi nhuận kinh tế / tổng vốn sản xuất
21
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
CAO SU HÀ TĨNH
4.1.1. Cơ cấu tổ chức và tình hình chung
Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo của Miền Trung, đời sống của nhân dân dựa vào
nông nghiệp là chủ yếu. Diện tích tự nhiên khá lớn 6.019 km
2
, trong đó diện
tích đồi núi và đất chưa sử dụng khá lớn. Để thực hiện chương trình 327CT của
Thủ tướng chính phủ ngày 15/02/1992, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có
những quyết định về việc phát triển cây Cao Su trên địa bàn tỉnh.
Công ty Cao Su Hà Tĩnh được thành lập tiền thân là Nông trường Truông
Bát thuộc tỉnh Hà Tĩnh quản lý, sau này sát nhập thuộc Tập đoàn Cao Su Việt
Nam. Đến năm 2007 công ty có 6 nông trường, 2 xí nghiệp, 3 đơn vị trực
thuộc, tổng số lao động là: 1.005 người (tăng 16% so với năm 2006). Tình

hình việc làm của cán bộ công nhân viên được ổn định, các chế độ của chính
sách của người lao động được đảm bảo. Tổng quỷ lương thực hiện 17,16 tỷ
đồng, trong đó quỹ lương KTCB là 10,92 tỷ đồng, quỷ lương kinh doanh là
6,24 tỷ, tiền lương bình quân của công nhân là 1.200.000 đ/người/tháng.
Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch SXKD của công ty gặp không ít khó
khăn đó là năm 2007 chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bảo số 5 đã gãy đổ trên
825 ha Cao Su, gần 700 ha rừng tập trung thiệt hại trên 32 tỷ đồng, cuối năm
rét đậm rét hại kéo dài làm cho vườn cây Cao Su trồng mới từ tuổi 1 đến tuổi
4 bị bệnh nặng, như khô ngọn, khô cành, chết cháy Nhiều vườn cây bị hại
nặng nhất là vùng Hương Khê, công ty phải đầu tư tiền của và sức lao động
để khắc phục với khối lượng rất lớn, một số vườn cây có nguy cơ phải thanh
lý trồng lại do chết rét.
Về trồng mới mở rộng thêm diện tích cũng khó khăn do quỹ đất trong quy
hoạch không còn, việc bổ sung quy hoạch mới và thuê đất liên kết góp vốn,
góp đất với các doanh nghiệp không triển khai được. Bên cạnh đó giá cả vật
tư, nguyên liệu tăng cao làm ảnh hưởng đến suất đầu tư và tính chủ động thực
22
hiện kế hoạch của công ty. Tuy nhiên được sự quan tâm chỉ đạo của trực tiếp
của Tập đoàn, sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự phối hợp của chính quyền
các cấp, cùng sự nhiệt tình tâm huyết với cây Cao Su, có truyền thống trồng
rừng và sản xuất lâm nghiệp của cán bộ công nhân viên công ty. Vì vậy năm
2007 công ty Cao Su Hà Tĩnh cơ bản hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh được giao, sản lượng khai thác Cao Su đạt và vượt kế hoạch, các chỉ
tiêu khai hoang trồng mới, chỉ tiêu lâm nghiệp đều đạt, chăn nuôi được quan
tâm, một số dự án đầu tư quan trọng được triển khai, đời sống cán bộ công
nhân được cải thiện. Công ty đã sớm tập trung khắc phục hậu quả bảo lụt
thiên tai để đi vào ổn định sản xuất kinh doanh.
4.1.2. Tình hình sản xuất của công ty cao su Hà Tĩnh
Cùng với sự lớn mạnh của cao su Việt Nam, cao su của công ty cao su Hà
Tĩnh đã nổ lực trồng, chăm sóc và thu hoạch mủ nên diện tích và sản lượng

mủ ngày một tăng theo thời gian, nó được thể hiện qua bảng 4 sau:
Bảng 4: Diện tích cao su các năm của công ty cao su Hà Tĩnh
Năm
Tổng diện tích
(ha)
Cao su
KTCB (ha)
Cao su khai
thác (ha)
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
800
1.020
1.250
1.400
1.700
2.200
2.630
3.220
3.770
4.433

3.910
800
1.020
1.250
1.400
1.700
2.200
2.630
2.415
2.828
3.112
2.890
-
-
-
-
-
-
-
805
942
1.321
1.020
Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất của công ty năm 2008
23
Số liệu bảng 4 ta thấy, ban đầu với diện tích 800 ha công ty đã đầu tư vật
tư trang thiết bị vào việc trồng chăm sóc vườn cây sau 10 năm diện tích vườn
cây đã tăng lên 4.433 ha vào năm 2006. Trong các năm gây dựng vườn cây
thì cho đến năm 2004 (năm thứ 7) công ty mới có được những đơn vị mủ đầu
tiên đưa lại thu nhập cho toàn đơn vị và hứa hẹn nhiều tiềm năng cho toàn

công ty. Năm này có diện tích khai thác là 805 ha, trên tổng diện tích là 3.220
ha của công ty.
Đặc biệt sau cơn bão số 5 năm 2007 đã làm thiệt hại và xóa trắng nhiều
diện tích cao su của công ty. Diện tích giảm từ 4.433 ha xuống còn 3.910 ha.
Trong đó diện tích khai thác giảm từ 1.321 ha xuống còn 1.020 ha và cao su
KTCB giảm từ 3.112 ha xuống còn 2.890 ha đã và đang làm ảnh hưởng đến
thu nhập cho cán bộ công nhân viên công ty và làm tổn thất hàng tỷ đồng của
nhà nước.
Trồng cây cao su, giống là một vấn đề rất quan trọng. Nó quyết định năng
suất, sản lượng và sự tồn tại, phát triển của đơn vị sản xuất kinh doanh cao su.
Công ty đã sử dụng một số giống được thể hiện qua bảng 5 như sau:
Bảng 5: Diện tích các loại giống cao su năm 2007 của
công ty cao su Hà Tĩnh
Các loại giống Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích các loại giống
- RRIM 600
- PB 235
- GT 1
4.475
2.356
1.110
1.009
100
52,64
24,80
22,56
Nguồn: Số liệu điều tra báo cáo năm 2008
Số liệu bảng 5 cho thấy, công ty trồng 3 loại giống chủ yếu là RRIM 600,
PB 235 và GT1. Trong đó RRIM 600 chiếm diện tích chủ yếu là 2.356 ha
(chiếm 52,64%), trong khi đó PB 235 và GT 1 xấp xĩ 1.000 ha (chiếm

47,36%).
Điều này đã được kiểm nghiệm tại địa bàn nghiên cứu, thực tế nơi đây khá
phù hợp với những yêu cầu mà giống RRIM 600 cần đáp ứng, do vậy công ty
24
cũng đã và đang mở rộng loại giống này ngày càng nhiều để đưa lại số lượng
và chất lượng mủ tốt nhất có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng khó tính của thị
trường trong và đặc biệt là xuất khẩu.
Ngoài diện tích trồng cao su (4.475 ha) là chủ yếu, công ty còn có 1.229 ha
đất rừng kinh tế, rừng lâm nghiệp nhằm tăng nguồn thu cho đơn vị, trong thời
gian tới số diện tích này sẽ giảm xuống do chuyển đổi sang trồng cao su theo
kế hoạch đề ra của công ty.
* Kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2007
- Khai thác, chế biến và kinh doanh Cao Su: Diện tích Cao Su khai thác
1020 ha, đến tháng 10 giãm 301,5 ha do bảo số 5 làm gãy đổ. Sản lượng khai
thác 533 tấn, tiêu thụ 535 tấn, trong đó mủ chế biến RSS3 là 200 tấn, doanh
thu về Cao Su: 16,2 tỷ đồng, giá bán bình quân: 30,3 triệu đồng/tấn mủ khô,
lợi nhuận 2,2 tỷ đồng, nộp ngân sách 400 triệu đồng. Quy trình khai thác đảm
bảo, tay nghề công nhân được nâng lên, quản lý sản lượng và chất lượng được
quan tâm, đời sống công nhân lao động được cải thiện. Năm 2007 đã hình
thành và ra đời dây chuyền chế biến mủ từ nguyên liệu mủ nước, bước đầu đã
chế biến được 200 tấn đảm bảo chất lượng. Sản phẩm đã sản xuất đi
Xingapore, Hồng Kông, Trung Quốc và đã được khách hàng đánh giá cao so
với Cao Su trong khu vực.
- Khai hoang trồng mới: Thực hiện khai hoang 459 ha đạt 100% kế hoạch
đề ra, tái canh và trồng mới 459 ha trong đó tái canh 209 ha, chất lượng tái
canh trồng mới ngày càng được nâng lên, tỷ lệ sống trên 90%.
- Chăm sóc Cao Su KTCB: Tổng diện tích cao su là 3.909,99 ha (giảm
523,6 ha do bão số 5 làm gảy đổ), trong đó diện tích kéo dài 169,5 ha, các đều
chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật của Tập đoàn ban hành, ngoài ra công
ty còn có chủ trương hạ độ dốc, bón phân tăng cường trên diện tích vườn cây

kém chất lượng. Tập trung khắc phục hậu quả trên vườn cây cao su do bảo số
5 gây ra.
Tuy nhiên do bảo số 5 đã làm mật độ một số vườn cây giảm mật độ và độ
đồng đều kể cả vườn cây khai thác và vườn cây KTCB. Cuối năm và đầu quý
1/2008 rét đậm, rét hại đã làm nhiều vườn cây KTCB và trồng mới bị bệnh
25

×